Thứ Bảy, 29 tháng 7, 2017

Những bản nhạc cổ điển vĩ đại

Những bản nhạc cổ điển vĩ đại
Bên cạnh những dòng nhạc được nhiều người ưa thích như nhạc nhẹ, nhạc tiền chiến, pop…v.v... thì nhạc cổ điển cũng chiếm vị trí đặc biệt trong lòng những công chúng yêu âm nhạc. Trong số vô vàn bản nhạc nổi tiếng của 100 tác giả được cho là các nhà soạn nhạc vĩ đại nhất, người ta chọn lọc được 40 bản khá phổ biến.
Em rất thích nghe nhạc cổ điển không lời và sưu tầm được một số bản nhạc, hy vọng trên đây cũng có các bác có cùng sở thích đóng góp cho bộ sưu tập thêm phong phú. Đầu tiên là bản:
Fur Elise
Ludwig van Beethoven (17 tháng 12 năm 1770 - 26 tháng 3 năm 1827) là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Phần lớn thời gian ông sống ở Wien, Áo. Ông là một hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Ông có thể được coi là người dọn đường (Wegbereiter) cho thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Beethoven được khắp nơi công nhận là một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại và ảnh hưởng tới rất nhiều những nhà soạn nhạc, nhạc sỹ, và khán giả về sau.
Trong số những tác phẩm lớn của ông phải kể đến các bản giao hưởng như Eroica (giao hưởng Anh hùng ca), Giao hưởng Định mệnh, số 9, The Pastoral (Giao hưởng đồng quê), các tác phẩm cho dương cầm như Für Elise và các sonata Thống thiết (Pathétique) và Ánh trăng (Moonlight)...
Trong những tác phẩm đó thì bản Für Elise hay còn được dịch sang tiếng Anh là "For Elise" và người Việt Nam vẫn hiểu nó dưới cái tên "Thư tình gửi Elise" là bản nhạc được biết đến nhiều nhất và được ưa thích nhất của các học sinh Piano.
Qua tìm hiểu bản nhạc, có một số ý kiến được đưa ra về cái tên Elise bí ẩn, nhưng đến tận bây giờ vẫn chưa có ý kiến chắc chắn nào về tên bản nhạc. Ngoài ra còn có một số ý kiến được biết rằng trong thời gian đó ông đang phải lòng 1 cô gái tên Therese Malfatti von Rohrenbach zu Dezza, nhưng mối tình đã không có kết quả và bản nhạc Für Elise được hiểu nôm na là Für Therese và sau này được nhiều người hiểu như một bức thư tình ông viết gửi người mình yêu
Tác phẩm này được viết khi căn bệnh về thính giác của ông khá trầm trọng. Cảm xúc trong âm nhạc mà ông viết ra dường như đã hiển hiện trong đầu giờ chỉ viêc diễn tả bằng những nốt nhạc mà thôi. Quả là một thiên tài vĩ đại, thứ nhạc mà ông viết ra nó mới thực sự là âm nhạc.
Moonlight sonata
Bản sonata viết cho đàn dương cầm số 14 op. 27 No. 2 ở cung Đô thăng thứ của Ludwig van Beethoven cũng được gọi là Bản Sonata Ánh trăng (tiếng anh: Moonlight sonate, tiếng Đức: Mondscheinsonate). Beethoven đã đặt tên cho nó là Sonata quasi una Fantasia.
Ludwig van Beethoven viết bản sonate này dành cho cô học sinh dương cầm 17 tuổi của ông Gräfin Giulietta Guicciardi (1784 -1856) vào năm 1801 và sau khi ông chết vài năm thì bản sonate được nhà phê bình âm nhạc Ludwig Rellstab đặt cho cái tên phổ biến như bây giờ, ông đã so sánh bài hát với ánh trăng trên hồ Lucerne.
Suốt cuộc đời của Beethoven, bản sonate ánh trăng là 1 bản nhạc viết cho đàn dương cầm nổi tiếng nhất của ông, giá trị của nó thể hiện bởi sự tự do trong sáng tác và những cảm xúc kì diệu đầy lãng mạn.
Romance de a'amour
Bản Romance này là một bản nhạc (hay một làn điệu) dân ca Tây Ban Nha không biết do ai sáng tác và từ bao giờ. Narciso Yepes là người đã có công chuyển soạn và chơi bản nhạc này cho nó trở nên nổi tiếng. Số là ông soạn và chơi bản này cho bộ phim “Les Jeux Interdits” (Trò Cấm - ND) cũng đặc biệt nổi tiếng của một đạo diễn người Pháp. “Les Jeux Interdits” được trình chiếu rộng rãi từ năm 1952. Từ đó trở đi, bản tình ca này đã trở thành một bản tình ca bất hủ cho những người học chơi âm nhạc cổ điển với cây guitar.
Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ (Turkish March)
Năm 1778, nhà soạn nhạc thiên tài Mozart viết lên bản giao hưởng "Turkish march" để ca ngợi tinh thần, lòng dũng cảm của những chiến binh Thổ Nhĩ Kỳ.
Giao hưởng số 40 (Mozart)
Giao hưởng số 40 cung Sol thứ (KV. 550) là tác phẩm của Wolfgang Amadeus Mozart được sáng tác năm 1788.
Ánh sáng rực rỡ của thời kỳ Cổ điển, việc sáng tác thách thức các nhạc sĩ thể hiện hiệu quả tối đa, chính là những tác phẩm giao hưởng. Một trong những viên ngọc ấy là bản symphony của Mozart, tác phẩm số 40 cung Sol thứ, K.550. Symphony này được viết vào mùa hè năm 1788, lúc Mozart ba mươi hai tuổi, chỉ trong vòng sáu tuần lễ, ông đã viết xong ba bản symphony. Và bản Symphony số 40 này đã là một trong những 3 tác phẩm viết về thể loại này nổi tiếng nhất, hoàn hảo nhất của ông
Ông bố trí nhạc cụ cho tác phẩm Symphony số 40 này với khối đàn dây tiêu biểu bao gồm violin, viola và cello, cộng thêm kép đôi contrabass (nghĩa là Đại Hồ cầm có nét nhạc giống với Hồ cầm, nhưng thấp hơn một quãng tám). Khối kèn gỗ sử dụng hai flute, hai kèn oboe và hai kèn bassoon.
Khối kèn đồng chỉ có hai french horn, và bộ gõ gồm hai bộ timpani. Không có trumpet hoặc trombone. (Mozart sử dụng kèn trombone trong các opera, nhưng không bao giờ dùng trong symphony). Cũng không có clarinet trong tổng phổ nguyên bản, về sau Mozart mới thêm vào.
Những symphony vào thời Mozart thông thường bao gồm những ba hoặc bốn chuyển hành. Chuyển hành thứ nhất, thường được ghi allegro, được trình tấu ở tốc độ nhanh, mãnh liệt và kịch tính. Chuyển hành này luôn luôn xuất hiện trong bản sonate, đôi khi có một đoạn intro ngắn.
Chuyển hành thứ nhì thường là một chuyển hành chậm, và có thể là đoạn diễn cảm trong thể loại sonata, thể loại rondo, hoặc thể loại chủ đề và biến tấu.
Chuyển hành thứ ba tiêu biểu là một minuet và trio, chơi trong tính cách duyên dáng theo nhịp ba. Đôi khi, chuyển hành này bị bỏ đi, để vào chuyển hành tiếp theo.
Chuyển hành kết thúc thông thường luôn có mặt trong thể loại sonate, nhưng cũng có thể được viết theo thể loại rondo hoặc thể loại chủ đề và biến tấu. Nó thường được chơi rất mãnh liệt, đôi khi có tính cách hài hước, và nhất là bằng một tốc độ nhanh.
Bài Serenade của Schubert, được biểu diễn bởi violin và piano.
Dạ khúc (Serenade) là một thể loại ca khúc để hát vào buổi tối, đặc biệt cho giọng nữ. Ở phương Tây thể loại ca khúc này gọi là "Serenade" và nó rất được nhiều nhạc sĩ ưa chuộng, sáng tác... cho nên Dạ khúc không chỉ riêng một tác phẩm riêng biệt của một nhạc sĩ nào cả. Nhiều nhạc sĩ đã sáng tác trên chủ đề này, nhưng có lẽ được biết đến và ưa chuộng nhiều nhất cho mãi đến ngày hôm nay vẫn là Serenade của nhạc sĩ thiên tài người Áo Franz Schubert.
Bài Dạ Khúc bất hủ mà Franz Schubert sáng tác là để tặng sinh nhật cho một thiếu nữ mà ông thầm yêu trộm nhớ. Ở châu Âu ngay từ thời trung cổ các chàng trai thường có lối tỏ tình bằng cách mượn âm nhạc, ban đêm đến đứng dưới cửa lầu "người đẹp" tự thể hiện bằng tiếng đàn và giọng hát của chính mình. Những bài nhạc lãng mạn này gọi là "serenade". Serenade thời Trung cổ và Phục hưng được biểu diễn không theo một hình thức đặc biệt nào, ngoại trừ nó được một người hát tự đệm bằng nhạc cụ có thể mang theo được (guitar, mandolin...).
Để làm cho nàng bất ngờ, Schubert nhờ một bạn thân là ca sỹ, trình bày ngay dưới cửa sổ nhà nàng. Tối đó, người ta bí mật khiêng cây đàn piano vào trong vườn, tất cả đã sẵn sàng cho buổi biểu diễn lãng mạn và độc đáo. Thế nhưng, Schubert lại quên không đến. Trớ trêu thay, cô gái lại đem lòng yêu chính chàng ca sĩ, chứ không dành trái tim cho Schubert.
Những lời nỉ non, thổn thức của ca từ quyện với một giai điệu lãng mạn, quyến rũ, bản Dạ khúc Schubert là một thông điệp tình yêu chuyển tải bẳng âm nhạc tuyệt vời, một bài lied hoàn hảo cho kẻ tỏ tình trong đêm.
Nhưng hơn thế, nhạc phẩm "Dạ khúc" của Schubert là một bức tranh toàn bích, sâu lắng... mang dáng dấp hơi thở không chỉ của thời đại ông mà của muôn mọi thời đại. Nhạc sỹ thiên tài đã nói lên tiếng lòng mình trong thời khắc đêm về, ngoài niềm khắc khoải thường tình về tình yêu đôi lứa, còn như thân phận con người nhỏ nhoi đầy bất trắc trước mênh mông vũ trụ. Bài nhạc có giai điệu rất đẹp, trữ tình, lai láng nhưng không trầm mặc, buồn nhưng vẫn phảng phất đâu đó niềm hy vọng và hoài bão hướng thiện (tác dụng bởi việc chuyển cung từ thứ sang trưởng ở đoạn kết). Schubert như nói lên tiếng lòng của muôn người, muôn thế hệ ...
The Blue Danube - Johann Strauss
Thời gian đó, ở thành Vienne, người ta nhảy waltz, một dòng xoáy âm nhạc thực sự làm cho 50.000 người phải xoay tròn như gió lốc trong các gian phòng lớn sáng rực. Kinh thành Vienne bị mê hoặc bởi dòng nhạc waltz của gia đình Strauss.
Johann Strauss, người con trai đầu, niềm vinh quang của cả gia đình là một nhà soạn nhạc kiệt xuất. Ông đã phát triển và làm cho nhạc Waltz phong phú lên rất nhiều. Chính nhờ ông mà người ta được thưởng thức bản ”The Blue Danube“ (Sông Đanuyp xanh) nổi tiếng nhất thành Vienne.
Một trăm năm sau khi ông qua đời (3/6/1899), thành phố Vienne quê hương của ông đã trọng thể tôn vinh nhạc sĩ bậc thầy mà điệu Waltz ”The Blue Danube” của ông đã trở thành bản quốc thiều không chính thức của nước Áo.
(Sông Danube - đoạn chảy qua thủ đô Budapest - Hungary)
Polonaise - Tình yêu và nỗi nhớ nhung xứ sở!
Đó là một cảm giác mênh mang và trống trải trong tâm hồn khi nhớ về Tổ quốc tươi đẹp đã vĩnh viễn mất đi mà không bao giờ có thể quay về nữa. Yêu thương, nhớ và nỗi buồn cứ như thế thấm vào tận sâu trong trái tim. Có thể cảm thấy mùi hương của tuyết lạnh xứ Ba Lan, cho đến tận khi tan ra chào màu xanh của mùa xuân tới.
  Alias đã nói:
Em cũng thích bản Polonaise nữa nhưng lâu quá không được nghe lại, nếu bác có bản này bác up lên giúp bác nhé. Cảm ơn bác!
Tặng bác Alias:
Polonaise - Tình yêu và nỗi nhớ nhung xứ sở!
Đó là một cảm giác mênh mang và trống trải trong tâm hồn khi nhớ về Tổ quốc tươi đẹp đã vĩnh viễn mất đi mà không bao giờ có thể quay về nữa. Yêu thương, nhớ và nỗi buồn cứ như thế thấm vào tận sâu trong trái tim. Có thể cảm thấy mùi hương của tuyết lạnh xứ Ba Lan, cho đến tận khi tan ra chào màu xanh của mùa xuân tới.
Tác phẩm: Polonaise Op.13 in A minor
Tác giả: Michał Kleofas Ogiński
Đã rất lâu rồi, ở đất nước Ba Lan xa xôi có một nhà soạn nhạc tài năng, yêu nước và đam mê hoạt động cách mạng. Đó là Michał Kleofas Ogiński (1765-1833). Cậu bé Ogiński sinh ra trong một gia đình quý tộc ở gần Warsaw, thủ đô của Ba Lan.
Lớn lên, Ogiński tham gia hoạt động chính trị, tham gia vào nghị viện để tiếp nối truyền thống gia đình. Mặc dù được học nhạc lý, được dạy chơi piano và violin từ nhỏ nhưng âm nhạc với Ogiński không phải là sự nghiệp suốt đời
Tuy không có một sự nghiệp âm nhạc đồ sộ, nhưng Ogiński đã góp nhiều công sức vào sự phát triển của nền âm nhạc Ba Lan thế kỷ 19. Các bản polonaise của ông tạo ảnh hưởng lớn đến những tác phẩm trong thời kỳ đầu sáng tác của Chopin.
Ogiński đã sáng tác rất nhiều polonaise cho cây đàn piano, chơi solo, hai tay, ba tay hay thậm chí bốn tay, những tác phẩm đã nổi tiếng trên khắp các thủ đô Châu Âu như Lwow, Warsaw, Berlin, Vienna, Dresden, Prague, Paris, hay London sương mù. Năm 1823, Ogiński viết bản Polonaise nổi tiếng nhất của ông – Polonaise số 13 cung La thứ. Pożegnanie Ojczyzny - Tạm biệt quê hương.
Polonaise là tên gọi của một vũ khúc cổ của người Ba Lan xuất phát từ thế kỉ 16. Những nhạc sĩ tên tuổi như Bach, Handel, Beethoven đều đã sáng tác các tác phẩm kinh điển thể loại polonaise. Những bản polonaise đầu tiên được chơi ở nhịp 3/4, với tốc độ vừa phải và sáng tác cho nhạc cụ.
Cuốn hút và chinh phục người nghe, điệu nhảy đã nhanh chóng được phổ biến rộng rãi ở châu Âu vào thế kỷ 18. Polonaise vang lên trong sáng tác của nhiều nhạc sĩ nổi tiếng thời kỳ bấy giờ như Couperin, Handel, J.S.Bach, W.F.Bach… và muộn hơn trong âm nhạc của L.v.Beethoven, F.Schubert, M.I.Glinca, P.I.Tchaikovsky…
Đó là một cảm giác mênh mang và trống trải trong tâm hồn khi nhớ về Tổ quốc tươi đẹp đã vĩnh viễn mất đi mà không bao giờ có thể quay về nữa. Yêu thương, nhớ và nỗi buồn cứ như thế thấm vào tận sâu trong trái tim. Có thể cảm thấy mùi hương của tuyết lạnh xứ Ba Lan, cho đến tận khi tan ra chào màu xanh của mùa xuân tới.
Đã rất lâu rồi, ở đất nước Ba Lan xa xôi có một nhà soạn nhạc tài năng, yêu nước và đam mê hoạt động cách mạng. Đó là Michał Kleofas Ogiński (1765-1833). Cậu bé Ogiński sinh ra trong một gia đình quý tộc ở gần Warsaw, thủ đô của Ba Lan.
Lớn lên, Ogiński tham gia hoạt động chính trị, tham gia vào nghị viện để tiếp nối truyền thống gia đình. Mặc dù được học nhạc lý, được dạy chơi piano và violin từ nhỏ nhưng âm nhạc với Ogiński không phải là sự nghiệp suốt đời
Tuy không có một sự nghiệp âm nhạc đồ sộ, nhưng Ogiński đã góp nhiều công sức vào sự phát triển của nền âm nhạc Ba Lan thế kỷ 19. Các bản polonaise của ông tạo ảnh hưởng lớn đến những tác phẩm trong thời kỳ đầu sáng tác của Chopin.
Ogiński đã sáng tác rất nhiều polonaise cho cây đàn piano, chơi solo, hai tay, ba tay hay thậm chí bốn tay, những tác phẩm đã nổi tiếng trên khắp các thủ đô Châu Âu như Lwow, Warsaw, Berlin, Vienna, Dresden, Prague, Paris, hay London sương mù. Năm 1823, Ogiński viết bản Polonaise nổi tiếng nhất của ông – Polonaise số 13 cung La thứ. Pożegnanie Ojczyzny - Tạm biệt quê hương.
Polonaise là tên gọi của một vũ khúc cổ của người Ba Lan xuất phát từ thế kỉ 16. Những nhạc sĩ tên tuổi như Bach, Handel, Beethoven đều đã sáng tác các tác phẩm kinh điển thể loại polonaise. Những bản polonaise đầu tiên được chơi ở nhịp 3/4, với tốc độ vừa phải và sáng tác cho nhạc cụ.
Cuốn hút và chinh phục người nghe, điệu nhảy đã nhanh chóng được phổ biến rộng rãi ở châu Âu vào thế kỷ 18. Polonaise vang lên trong sáng tác của nhiều nhạc sĩ nổi tiếng thời kỳ bấy giờ như Couperin, Handel, J.S.Bach, W.F.Bach… và muộn hơn trong âm nhạc của L.v.Beethoven, F.Schubert, M.I.Glinca, P.I.Tchaikovsky…
Những năm cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 khi Ogiński sinh ra và lớn lên, vương quốc Ba Lan luôn ở trong tình trạng bị những thế lực ngoại bang Nga, Phổ, Áo tranh giành, xâu xé và người Ba Lan mất Tổ quốc, mất tự do ngay trên đất nước mình. Ngay từ khi còn rất trẻ, Ogiński đã mong muốn dành phần lớn cuộc đời mình để tham gia tham gia các phong trào Cách mạng cũng như đấu tranh chính trị nhằm khôi phục lại chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc.
Sa hoàng đã hứa hẹn rất nhiều với Ogiński, nhưng rốt cục sau Đại hội Vienna (Áo) năm 1815, Ogiński đã nhận ra Sa hoàng phản bội lại lòng tin của ông và người dân Ba Lan không thể giành lại được Tổ quốc của mình.
Đó là một cảm giác mênh mang và trống trải trong tâm hồn khi nhớ về Tổ quốc tươi đẹp đã vĩnh viễn mất đi mà không bao giờ có thể quay về nữa. Yêu thương, nhớ và nỗi buồn cứ như thế thấm vào tận sâu trong trái tim ông. Có thể cảm thấy mùi hương của tuyết lạnh xứ Ba Lan, cho đến tận khi tan ra chào màu xanh của mùa xuân tới.
Tất cả vẻ đẹp dịu dàng mà đau nhói đó cứ vương vấn mãi trong những nốt nhạc, trong kí ức của nhà soạn nhạc. Người nghệ sĩ tâm hồn vốn lang bạt, nhưng tận sâu thẳm trong tim, nỗi buồn lớn nhất có lẽ là không có nơi để trở về.
Nỗi nhớ thương trong Polonaise khiến người nghe như cảm nhận được cả tuyết lạnh của xứ sở Ba Lan
Tác phẩm mở đầu bằng một điệu la thứ buồn với tiếng đàn violin da diết gặm nhấm tâm hồn của một trái tim yêu nước thiết tha, và khi nỗi đau lên đến đỉnh điểm thì nó được vỡ oà ở điệp khúc với một loạt tiết tấu mạnh mẽ.
Polonaise do dàn nhạc biểu diễn thì thường được bắt đầu với một giai điệu dịu dàng, do dàn dây thể hiện kết hợp với kèn gỗ, điểm xuyết những âm thanh trong trẻo của kẻng ba góc (triangle). Ở đoạn giữa của tác phẩm xuất hiện âm hình đặc trưng của polonaise làm sinh động cho bản nhạc.
Polonaise đã nhanh chóng lan tràn sang khắp các quốc gia Châu Âu bằng các bản copy tổng phổ, các bản thu âm và rất nhiều chuyển soạn. Cho đến nay, đã có hơn 20 tác phẩm chuyển soạn cho piano, cho dàn nhạc hay hòa nhạc thính phòng, cho viola, sáo flute solo, guitar solo, flute và cây đàn piano, 2 violin và bộ đàn mandolin, cello và piano, violin và piano... và rất nhiều tác phẩm thanh nhạc khác.
Người ta không thể tìm thấy bản viết tay của nhà soạn nhạc. Bản in đầu tiên xuất hiện vào năm 1931 (một năm trước khi Ogiński mất) cùng với một cảnh trong vở diễn Cuộc nổi dậy tháng 11 chống lại nước Nga sa hoàng cùng năm đó. Bản nhạc không khó chơi, đòi hỏi mức độ kỹ thuật trung bình nhưng lại rất khó để thể hiện đúng cảm xúc, khơi gợi được nhịp điệu và hơi thở của điệu nhảy polonaise
Ogiński luôn coi bản thân mình là trước hết là một nhà cách mạng, sau đó mới là một nhà soạn nhạc. Đấu tranh vì đất nước Ba Lan xinh đẹp là cuộc đời của ông. Âm nhạc là hơi thở và niềm vui của ông, Polonaise cung La thứ đã trở thành tác phẩm nổi tiếng và được yêu mến trên khắp những miền đất Slavơ cho đến tận ngày nay.
Bản nhạc: IN A PERSIAN MARKET (Phiên chợ Ba Tư)
Tác giả: Albert William Ketèlbey
“In a Persian market”, được sáng tác năm 1920, là một trong số những tác phẩm nổi tiếng nhất của Ketèlbey. Theo nhà phê bình Anh Ralph Hill, một người rất sành về âm nhạc Ba Tư, đây là tác phẩm về Ba Tư hay nhất được viết ra bên ngoài vùng đất này với một mối quan tâm lớn đến màu sắc phối khí.
Màu sắc phối khí phong phú là một đặc trưng lớn trong nhiều sáng tác của Ketèlbey. Có họa sĩ vẽ cover cho tác phẩm của ông đã hóm hỉnh mô tả chính nhà soạn nhạc như một phù thủy đang pha chế một hỗn hợp âm điệu trong một cái vạc lớn.
Ketèlbey đã pha màu và vẽ ra loạt 9 bức tranh liên hoàn miêu tả cảnh tượng một phiên chợ Ba Tư cổ xưa trong “In a Persian market”:
Cảnh 1: Những người đánh lạc đà đang tới chợ
Cảnh 2: Những kẻ hành khất đang cầu xin bố thí
Cảnh 3: Sự xuất hiện của nàng công chúa xinh đẹp
Cảnh 4: Những người làm trò tung hứng trong chợ
Cảnh 5: Những người làm trò dụ rắn trong chợ
Cảnh 6: Đức Kha-lip (vua Hồi giáo) đi qua chợ
Cảnh 7: Những kẻ hành khất lại lên tiếng cầu xin
Cảnh 8: Những người đánh lạc đà tiếp tục lên đường
Cảnh 9: Chợ trở nên vắng vẻ, hoang vu
Lắng nghe bản nhạc “In a Persian market”, chắc chắn bạn không thể không mỉm cười khi nhận ra mình đang lạc vào một thế giới cổ tích diệu kỳ.
Như thể bạn đang có mặt tại phiên chợ cổ xưa và tận mắt chứng kiến những cảnh tượng vô cùng sống động - những cảnh tượng mà có lẽ trước đây bạn đã từng hình dung khi nghe những câu chuyện cuốn hút mê hồn của nàng Scheherazade trong “Ngàn lẻ một đêm”.
(sưu tầm)
Romance de a'amour
Bản Romance này là một bản nhạc (hay một làn điệu) dân ca Tây Ba Nha không biết do ai sáng tác và từ bao giờ. Narciso Yepes là người đã có công chuyển soạn và chơi bản nhạc này cho nó trở nên nổi tiếng. Số là ông soạn và chơi bản này cho bộ phim “Les Jeux Interdits” (Trò Cấm - ND) cũng đặc biệt nổi tiếng của một đạo diễn người Pháp. “Les Jeux Interdits” được trình chiếu rộng rãi từ năm 1952. Từ đó trở đi, bản tình ca này đã trở thành một bản tình ca bất hủ cho những người học chơi âm nhạc cổ điển với cây guitar.
Nhạc thính phòng rất kén khán thính giả.
Mình rất thích bài nhạc này vì hồi nhỏ cũng mày mò học gãy classic nhưng chỉ mần được nửa bài thôi!.
Đây là bản hòa tấu:
Edvard Grieg, nhà soạn nhạc dân tộc Na Uy
TIỂU SỬ
Được sinh vào 15 tháng 7 năm 1843 ở Bergen, Na Uy. Grieg được nuôi lớn trong một gia đình âm nhạc. Mẹ ông, Gesine chính là người thầy piano đầu tiên của ông, bà bắt đầu dạy ông vào năm 6 tuổi. Vào mùa hè năm 1858, Grieg gặp nghệ sĩ violin nổi tiếng người Na Uy tên Ole Bull. Bull chú ý tài năng của cậu bé 15 tuổi và thuyết phục gia đình đưa cậu bé đến viện âm nhạc Leipzig để phát triển tài năng.
Grieg được vào viện âm nhạc, và ông học chuyên về piano, trong thời gian đó ông cũng được thưởng thức vô số buổi diễn ở Leipzig. Ông không thích kỷ luật của nhạc viện, tuy nhiên ông vẫn đạt điểm cao ở mọi môn trừ organ ra.
ÂM NHẠC
Grieg nổi danh là một nhà soạn nhạc dân tộc chủ nghĩa, ông lấy cảm hứng từ dân ca Na Uy. Những tác phẩm đầu tay gồm một giao hưởng (sau này ông bỏ nó đi) và một piano sonata. Ông còn viết 3 sonata cho violin và piano và một sonata cho cello. Ông viết nhiều tiều phẩm cho piano dựa trên giai điệu và vũ điệu Na Uy đến nổi nhiều người gọi ông là Chopin của miền Bắc.
Bản concerto cho piano là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông. Một trong những người chơi thành công nhất là Percy Greinger, ông vừa là nghệ sĩ piano vừa là nhà soạn nhạc, và ông cũng là một người bạn của Grieg. Greinger thường chơi bản piano concerto này trong suốt sự nghiệp biểu diễn của mình. Một phần của tác phẩm được soạn lại để làm biểu tượng cho một chương trình hài trên TV vào năm 1971 Morecambe and Wise Show, được biễu diễn bởi Andre Previn.
Những tác phẩm Lyric pieces cho piano cũng rất nổi tiếng, như là nhạc nền cho vở kịch Peer Gynt của Henrik Ibsen. Vào năm 1874 trong một lá thư gửi cho bạn mình là Frants Beyer, Grieg bày tỏ nổi buồn với bản nhạc nổi tiếng trong Peer Gynt của ông, In the Hall of the Mountain King. "I have also written something for the scene in the hall of the mountain King - something that I literally can't bear listening to because it absolutely reeks of cow-dung, exaggerated Norwegian nationalism, and trollish self-satisfaction! But I have a hunch that the irony will be discernible.”
Tổ khúc Holberg (Holberg Suite) nổi tiếng của Grieg đầu tiên được viết cho piano, sau này được soạn lại cho dàn dây (string orchestra) bởi chính tác giả.
Grieg viết nhiều bài hát, lời được ông lấy từ những bài thơ của Heinrich Heine, Johann Wolfgang von Goethe và nhiều người khác.
Edvard Greig qua đời vào mùa thu năm 1907 sau một thời gian ốm kéo dài. Đám tang của ông có hàng nghìn người hâm mộ tham dự. Mộ của Grieg và vợ ông được đặt tại một ngọn núi ở gần ngôi nhà của ông ở Troldhaugen.
Sưu tầm
Bác đã search youtube của Wilddaisy con, chơi khá tốt, đặc biệt là bản "A comme amour.mov".
Hãy thưởng thức tài nghệ của con gái thành viên Lavender nhé.
LẴNG QUẢ THÔNG VÀ KHÚC HÁT CỦA NÀNG SOLVEIG
Nếu bạn đã từng đọc thiên truyện nổi tiếng “Lẵng quả thông” của nhà văn Nga Konstantin Paustovsky, hẳn bạn không thể quên được nhân vật nhà soạn nhạc Edvard Grieg và bản nhạc tuyệt vời mà ông viết tặng Đanhi, cô con gái một người gác rừng, nhân dịp cô tròn 18 tuổi.
“Bản nhạc đã không còn ca hát. Nó đang kêu gọi. Nó kêu gọi con người hãy đi theo nó đến một xứ sở, nơi không đau khổ nào có thể làm nguội lạnh tình yêu, nơi không có ai giành giật hạnh phúc kẻ khác, nơi mặt trời sáng chói như vòng triều thiên trên đầu một nàng tiên trong cổ tích.”
(Trích “Lẵng quả thông”)
Có thể bạn đã thấy ghen tị với cô gái Đanhi may mắn ấy. Nhưng đó chỉ là một nhân vật hư cấu của Paustovsky trong khi chính bạn cũng có thể hưởng niềm hạnh phúc giống như Đanhi khi bạn được nghe âm nhạc của nhà soạn nhạc người Na Uy Edvard Grieg (1843 – 1907).
Hồi nhỏ bạn đã từng nghe “Khúc hát của nàng Solveig” nhưng không để ý đến tác giả của bản nhạc ư? Thế thì bạn cũng giống như Đanhi vì được làm quen với Grieg mà không hề hay biết: “Vậy ra đó chính là bác ấy. Chính cái ông già đã giúp cô bé Đanhi mang lẵng quả thông về đến tận nhà. Đó là Edvard Grieg, người làm ra phép lạ và nhạc sĩ vĩ đại.”
Solveig nguyên là một vai nữ chính trong vở kịch thơ Peer Gynt của nhà viết kịch nổi tiếng người Na Uy Henrik Ibsen. “Khúc hát của nàng Solveig” được vang lên trước đông đảo công chúng lần đầu tiên vào ngày 24/2/1876. Đó cũng chính là ngày công chúng Christiania (nay là Oslo), Na Uy háo hức đi xem buổi công diễn lần đầu vở kịch mà trước đó 9 năm đã bán rất chạy dưới dạng bản in ở Copenhagen, Đan Mạch.
Cảm giác khi đọc một vở kịch trên văn bản và khi xem vở kịch đó được diễn trên sân khấu thật khác biệt. Với Peer Gynt, sự khác biệt này lại càng rõ rệt vì phần nhạc nền viết cho vở kịch là do Edvard Grieg đảm nhiệm.
Bộ nhạc nền cho Peer Gynt gồm 23 tiết mục (cả khí nhạc và thanh nhạc)với tổng thời lượng xấp xỉ 90 phút. Tất nhiên phần lời của những tiết mục thanh nhạc là do Ibsen viết. Đó là những tiết mục âm nhạc tuyệt vời, đóng góp một phần không nhỏ vào thành công cho buổi diễn. Và từ sân khấu kịch nói Na Uy, Nhạc nền cho Peer Gynt đã có một đời sống riêng trên sân khấu hòa nhạc thế giới dưới hình thức tổ khúc (suite).
Tổ khúc là một bộ các tác phẩm khí nhạc được sắp xếp theo thứ tự nhằm để biểu diễn riêng một mạch. Đến thế kỉ 19, tổ khúc có thể là một bộ tuyển chọn cho dàn nhạc từ một tác phẩm lớn như ballet, opera hay nhạc nền cho kịch nói như trường hợp Peer Gynt.
Hai Tổ khúc “Peer Gynt” (số 1 Opus 46 và số 2 Opus 55), được Grieg rút ra từ phần nhạc nền cho Peer Gynt, đã trở nên nổi tiếng với vai trò là những tác phẩm hòa nhạc độc lập. Mỗi Tổ khúc “Peer Gynt” gồm có 4 khúc nhạc với tên gọi cụ thể. Khúc nhạc thứ tư của Tổ khúc Peer Gynt số 2 chính là bản nhạc “Khúc hát của nàng Solveig”.
“Khúc hát của nàng Solveig” trong phần nhạc nền Peer Gynt là bài hát cho giọng nữ do Grieg phổ lời thơ Ibsen (tương tự như tiết mục cuối cùng là “Bài hát ru của Solveig”). Đó là bài ca về lòng thủy chung, về niềm hi vọng đoàn tụ bất chấp sự nghiệt ngã của thời gian và khoảng cách. Nhưng trong Tổ khúc “Peer Gynt” số 2, giai điệu “Khúc hát của nàng Solveig” do violin đảm nhiệm thay cho giọng hát dù đôi khi phiên bản thanh nhạc cũng được sử dụng.
“Khúc hát của nàng Solveig” có lẽ là bản nhạc nổi tiếng nhất trong cả hai Tổ khúc "Peer Gynt". Nhưng bạn đừng dừng lại ở đó. Hãy tìm nghe trọn vẹn cả hai tổ khúc này và những kiệt tác khác của Edvard Grieg như Piano Concerto giọng La thứ, các Violin Sonata, Tổ khúc “Holberg”, tiểu phẩm cho dàn nhạc “Mùa xuân cuối cùng”...
Lúc ấy bạn sẽ hiểu vì sao âm nhạc của Edvard Grieg không chỉ được nhân dân Na Uy mà cả thế giới ngưỡng mộ. Bạn sẽ đồng tình với nhận xét của nhà soạn nhạc Nga Tchaikovsky: “Âm nhạc của Grieg giàu chất thương cảm đắm đuối, mang trong mình vẻ đẹp của thiên nhiên Na Uy, khi thì ảm đạm, khiêm nhường, khi thì hùng vĩ, tráng lệ, có một sức quyến rũ không tả xiết, luôn tìm thấy trong mỗi chúng ta một lời đáp đồng tình nồng nhiệt”.
Ngọc Anh (nhaccodien.info)
Mời các bạn thưởng thức Solveig Song qua giọng hát của ca sĩ trẻ Andre Rieu:
Piano Concerto No 21 in C, K. 467(W.A.Mozart)
"Canon in D Major" được viết vào khoảng năm 1680, ban đầu soạn riêng cho violin và bass, nhưng hiện nay thì nó đã được chơi ở nhiều thể loại khác nhau, nào là guitar điện, rồi thể hiện chỉ qua thanh nhạc bằng phong cách accappella, cho đến trình diễn bằng các nhạc cụ dân gian Trung Quốc…v.v… Dù chơi với nhạc cụ gì, phong cách nào, thì mỗi lần nghe “Canon”, chắc chắn bạn sẽ đều cảm thấy dễ chịu và thoải mái vô cùng.
Các bác có thể gặp Canon in D ở rất nhiều phim và các bài hát hiện đại ngày nay. Từ My sassy girl đến Công chúa bong bóng, Hòn đá cô đơn... và cả Canon in D rock nữa.
Bonus thêm bản Canon in D chơi bằng Guitar điện...
... và violin điện:
Fledermaus Op. 56 của Strauss, được thể hiện qua ngón đàn với kỹ thuật siêu việt của Lang Lang: tiếng piano mang âm hưởng cả một dàn nhạc giao hưởng.
So sánh với thần đồng Evgeny Kissin chơi Fledermaus: "sạch" hơn Lang Lang nhưng không quyến rũ bằng: 
Nghệ sĩ violin Ben Lee đã chơi bản "Flight of the Bumblebee" của nhà soạn nhạc Nikolai Rimsky-Korsakov trong vòng 58,515 giây, anh được coi là người chơi violin nhanh nhất thế giới.

Granados - Andaluza (Segovia 1959)

Theo http://viettennis.net/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Sợi thơ vút lên vỡ ráng chiều mộng mị

Sợi thơ vút lên vỡ ráng chiều mộng mị Đèo Prenn ngun ngút sắc trời// Hờ hững ngang chiều dải lụa nàng tiên rơi mùa hội trẩy/ Lả lướt theo ...