“Ngôn từ” - Lời giã biệt
văn học của Jean-Paul Sartre
Ngôn từ ra mắt độc giả vào cuối năm 1963, khi nhà văn
người Pháp Jean-Paul Sartre gần 60 tuổi nhìn lại mình đứa trẻ 12 tuổi. Sartre
nói rằng ông viết cuốn sách này, cuốn tự truyện nhỏ về tuổi thơ của mình để nói
lời giã biệt với văn học, và ông đã muốn lời giã biệt ấy phải "được viết bằng
một thứ văn đẹp". Ngôn từ đã chính thức ra mắt độc giả Việt Nam
trong buổi tọa đàm Văn học Pháp vào ngày 25/7 tại Trung tâm Văn hóa Pháp
L’Espace, 24 Tràng Tiền, Hà Nội.
Jean-Paul Sartre sinh ngày 21/6/1905 tại Paris, Pháp. Cha
ông là sĩ quan hải quân Pháp, đã qua đời năm ông mới lên 2 tuổi. Sớm mất
cha, bị bạn bè xa lánh, Sartre ngày càng ít nói và sống nội tâm. Ông
lao vào đọc rất nhiều sách và học viết văn từ nhỏ. Nhưng phải đến giữa
những năm 1930, Sartre bắt đầu chính thức sự nghiệp viết văn. Tiểu
thuyết Buồn nôn, xuất bản năm 1938 nổi tiếng vang xa ra ngoài nước
Pháp. Sau đó là liên tiếp các tác phẩm mang đậm dấu ấn của chủ
nghĩa hiện sinh, đưa Sartre lên thành một trong những nhà văn hàng đầu
thế giới.
Ngôn từ ra mắt độc giả cuối năm 1963, được in thành hai kỳ trong số tháng 10 và tháng 11 của tạp chí Les Temps modernes, sau đó được in thành sách vào đầu năm 1964. Ngay sau khi ra mắt Ngôn từ không lâu, Sartre được trao giải Nobel văn học, giải thưởng mà nhà văn đã từ chối bởi những sự tôn vinh sẽ làm hạn chế tư duy độc lập và khiến ông trở nên gò bó trong những sáng tác và nghiên cứu của mình. Và có lẽ nguyên nhân sâu sa còn bởi trong quan niệm của ông khi hình thành từ thời thơ ấu, trở đi trở lại nhiều lần trên những trang sách Ngôn từ, thì con người ta chỉ xứng đáng được vinh danh khi đã qua đời, cũng giống như một cuốn sách chỉ có thể được người đọc đánh giá khi đã gập lại trang cuối, và điều đó cũng có nghĩa là vinh quang đến cùng với sự chấm dứt: vinh quang đồng nghĩa với cái chết.
Ngôn từ chỉ khoảng hơn 200 trang, nội dung chủ yếu viết về 12 năm đầu đời của tác giả, từ năm 1905 đến 1917. Với ông, đó không phải là một tuổi thơ quá dữ dội, khi cái chết của cha “đã trao tự do cho cậu con trai”, những cơn sốt mê man của cậu bé Poulou lại giúp cho cậu "được lợi" hay cuộc đại chiến thế giới khốc liệt thì hầu như chẳng ảnh hưởng gì đến cuộc sống thường nhật của Poulou ngoài việc khiến cậu bé "buồn chán" vì không được tiếp tục xem những tạp chí truyện tranh yêu thích phát hành trước chiến tranh.
Ngôn từ ra mắt độc giả cuối năm 1963, được in thành hai kỳ trong số tháng 10 và tháng 11 của tạp chí Les Temps modernes, sau đó được in thành sách vào đầu năm 1964. Ngay sau khi ra mắt Ngôn từ không lâu, Sartre được trao giải Nobel văn học, giải thưởng mà nhà văn đã từ chối bởi những sự tôn vinh sẽ làm hạn chế tư duy độc lập và khiến ông trở nên gò bó trong những sáng tác và nghiên cứu của mình. Và có lẽ nguyên nhân sâu sa còn bởi trong quan niệm của ông khi hình thành từ thời thơ ấu, trở đi trở lại nhiều lần trên những trang sách Ngôn từ, thì con người ta chỉ xứng đáng được vinh danh khi đã qua đời, cũng giống như một cuốn sách chỉ có thể được người đọc đánh giá khi đã gập lại trang cuối, và điều đó cũng có nghĩa là vinh quang đến cùng với sự chấm dứt: vinh quang đồng nghĩa với cái chết.
Ngôn từ chỉ khoảng hơn 200 trang, nội dung chủ yếu viết về 12 năm đầu đời của tác giả, từ năm 1905 đến 1917. Với ông, đó không phải là một tuổi thơ quá dữ dội, khi cái chết của cha “đã trao tự do cho cậu con trai”, những cơn sốt mê man của cậu bé Poulou lại giúp cho cậu "được lợi" hay cuộc đại chiến thế giới khốc liệt thì hầu như chẳng ảnh hưởng gì đến cuộc sống thường nhật của Poulou ngoài việc khiến cậu bé "buồn chán" vì không được tiếp tục xem những tạp chí truyện tranh yêu thích phát hành trước chiến tranh.
Buổi tọa đàm thu hút đông đảo độc giả tham dự
Trong Ngôn từ, Sartre muốn giã biệt một thứ văn học nhất định, thứ
văn học mà ông cho là một bộ phận của văn hóa trưởng giả, viết bằng ngôn ngữ của
giới trưởng giả. Ông cho rằng “Nhà văn buộc phải đứng về phe đông đảo nhất, phe
của hai tỷ người nghèo đói…nếu không, y chỉ là người làm mướn cho giai cấp tư sản
và cũng bóc lột như giai cấp này”.
Ở phần cuối tác phẩm, ông đã gọi những hoạt động văn học trước đây của mình là “một căn bệnh điên rồ lâu dài, cay đắng và dịu ngọt” mà ông cho rằng mình đã may mắn chữa khỏi. “Tôi đề nghị mọi người hãy coi cuốn sách này đúng như nó là: một công việc giải ngộ" - Sartre đã khẳng định rõ ràng như vậy trong lời tựa ngắn ông viết cuối năm 1964 cho bản dịch tiếng Nga.
Ngôn từ không viết nhiều những hoài niệm, cả ngậm ngùi cay đắng lẫn cảm động ngọt ngào. Sartre mổ xẻ, phân tích, giải mã tuổi thơ của mình bằng con mắt sắc sảo, đầy trải nghiệm của một nhà văn đứng tuổi, đứng tách hẳn ra cậu bé đầy cá tính, ngông cuồng ngày xưa. Để cuối cùng ông đi tìm câu trả lời cho một câu hỏi lớn: Điều gì đã thúc đẩy ông đến với nghiệp văn chương?
Ở phần cuối tác phẩm, ông đã gọi những hoạt động văn học trước đây của mình là “một căn bệnh điên rồ lâu dài, cay đắng và dịu ngọt” mà ông cho rằng mình đã may mắn chữa khỏi. “Tôi đề nghị mọi người hãy coi cuốn sách này đúng như nó là: một công việc giải ngộ" - Sartre đã khẳng định rõ ràng như vậy trong lời tựa ngắn ông viết cuối năm 1964 cho bản dịch tiếng Nga.
Ngôn từ không viết nhiều những hoài niệm, cả ngậm ngùi cay đắng lẫn cảm động ngọt ngào. Sartre mổ xẻ, phân tích, giải mã tuổi thơ của mình bằng con mắt sắc sảo, đầy trải nghiệm của một nhà văn đứng tuổi, đứng tách hẳn ra cậu bé đầy cá tính, ngông cuồng ngày xưa. Để cuối cùng ông đi tìm câu trả lời cho một câu hỏi lớn: Điều gì đã thúc đẩy ông đến với nghiệp văn chương?
Tiến sĩ Phùng Ngọc Kiên, nhà phê bình
Phạm Xuân Nguyên là diễn
giả buổi tọa đàm
Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên cho rằng: “Với Ngôn từ, ngoài việc giúp
ta hiểu rõ thêm về cuộc đời của ông còn giúp ta hiểu được sự hình thành của một
nhà văn”. Với giọng điệu hài hước, chế nhạo xen lẫn suy tư triết học vừa logic
vừa phức tạp nhưng đầy cuốn hút, câu chuyện về tuổi thơ của Sartre giống một
tác phẩm châm biếm, một tiểu thuyết triết lý, hơn là một tự truyện.
Tiến sĩ Phùng Ngọc Kiên đánh giá cuốn sách là “một thứ văn chương uyên áo, mạch logic chặt chẽ, dí dỏm. Bởi sự va đập văn hóa nên tác phẩm của ông xuất hiện tại Việt Nam thời điểm này là thích hợp”.
Trong lịch sử hơn 100 năm của giải Nobel Văn chương, Jean-Paul Sartre là người đầu tiên khước từ giải thưởng danh giá. Cả cuộc đời mình, ông luôn giữ niềm tin vào xã hội chủ nghĩa, phản đối giai cấp tiểu tư sản, chống Mỹ, chống chủ nghĩa tư bản và đặc biệt, bài trừ chủ nghĩa đế quốc. Đến tận cuối đời, ông vẫn tiếp tục đấu tranh phản đối chiến tranh Algeria, phản đối tội ác của Mỹ ở Việt Nam, ủng hộ các thuyền nhân và người ly khai Xô Viết…
Tiến sĩ Phùng Ngọc Kiên đánh giá cuốn sách là “một thứ văn chương uyên áo, mạch logic chặt chẽ, dí dỏm. Bởi sự va đập văn hóa nên tác phẩm của ông xuất hiện tại Việt Nam thời điểm này là thích hợp”.
Trong lịch sử hơn 100 năm của giải Nobel Văn chương, Jean-Paul Sartre là người đầu tiên khước từ giải thưởng danh giá. Cả cuộc đời mình, ông luôn giữ niềm tin vào xã hội chủ nghĩa, phản đối giai cấp tiểu tư sản, chống Mỹ, chống chủ nghĩa tư bản và đặc biệt, bài trừ chủ nghĩa đế quốc. Đến tận cuối đời, ông vẫn tiếp tục đấu tranh phản đối chiến tranh Algeria, phản đối tội ác của Mỹ ở Việt Nam, ủng hộ các thuyền nhân và người ly khai Xô Viết…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét