Chú út lấy tay vuốt cổ lên xuống năm bảy lần. Mắt chú trợn trắng,
chú ra dấu cho thím út lấy dùm bình nước để góc chòi. Mới đầu thím đâu có hiểu,
sợ chú có chuyện gì, thím lấy tay đập lên lưng chú thình thình. Bực quá, chú lấy
hết hơi cùng lực kiệt kêu “nước”, vừa kêu vừa ra dấu túi bụi. Mà chữ “nước” đó
cũng không rành rọt, giống như nước sông đang chảy ngon lành tự nhiên gặp cù
lao chặn lại, lãng nhách. Chừng qua trận trời hành đó, chú dựa lưng vô gò mả thở
dốc. Thật ra chỉ là mắc nghẹn cơm thôi mà chú làm như ai bóp cổ hết hơi. Cũng
không trách chú được, cơm khô quá chừng khô. Giữa trưa tháng bảy nóng bốc khói mà
chú thím ngồi ăn cơm với cá sặc kho khô, không có miếng nước mắm chan vô, không
có miếng rau sống đi kèm. Có tô canh rau đắng mà trời hầm quá nên nó thiu mất rồi,
chua lét. Chú thím ngồi mỗi người độn một họng cơm mà nuốt không trôi, ráng quá
thành thử mới mắc nghẹn như vậy. Có bữa chú leo lên cây dừa gần đó hái một trái
rồi lấy nước chan vô cơm, sáng giờ thấy ong bay vo ve trên đó nên chú cũng nhát
giò. Làm lát tháng này cực vậy đó, ăn uống cầm hơi thôi chứ có bữa nào gọi là
no đâu. Vừa ăn vừa dòm trời, hễ thấy có mây chân là bỏ ăn, bỏ uống, bỏ hết mọi
thứ mà cứu lát. Mà cũng tại chú thím nghèo chứ người ta cũng cơm nước đàng
hoàng, thịt cá hẳn hoi. Mần chuyện nặng thì ăn không phải chỉ no mà còn phải
ngon mới có sức chứ. Chú thím đi làm thì ba đứa con ở nhà lo chuyện trong
ngoài. Hai đứa lớn dệt chiếu kiếm tiền đi chợ, đứa nhỏ lo nấu nướng đem cơm cho
ba má, lo canh ông trời tháng bảy trở chứng thất thường. Nhà chú út ai cũng
làm, làm cháy da đầu, làm dày da chân, làm suốt tháng quanh năm không ngơi nghỉ.
Vậy mà cũng nghèo. Người ta nói ai cũng có cái số, trời kêu ai nấy dạ. Ban đầu
chú đâu có tin, tới chừng làm cái gì cũng lỗ, chơi chỗ nào cũng xui thì chú mới
hay thiệt ra ổng đâu có nói chơi, ổng làm thiệt không hà, ai chết kệ. Chú cũng
biết mần ăn chứ, nhà không có đất làm ruộng thì chăn nuôi. Kỳ một cái là nuôi
con gì chết con nấy. Nuôi gà thì cúm, chết.
Nuôi dê thì bệnh, chết. Nuôi rắn thì tụi nó cắn nhau, chết. Nuôi ếch thì chim bói cá ngày tỉa một con, chết. Chú cứ tưởng chim bói cá là chỉ ăn cá thôi, tới chừng phát hiện bầy ếch giống ngày càng ít dần thì mới biết cái giống đó ăn tạp, ăn trên đầu trên cổ người ta. Bây giờ chú chỉ còn hai con trâu. Chú bắt trâu giống, nuôi tới nay cũng lớn sộn rồi. Ai thấy tưởng chú có của lắm. Mà nông dân bây giờ chứ đâu phải nông dân hồi xưa, giá một con trâu còn thua chiếc honda người ta nữa. Chú tính làm xong vụ này, bán lát khô sẽ có một mớ tiền. Trả nợ ngân hàng cho dứt là chú bắt thêm hai con nghé nữa, tháng bảy mưa dầm, cỏ mọc tứ tung, mướt rượt, xanh nè thì đâu thiếu thức ăn cho tụi nó. Nghĩ tới đó chú khoái quá chừng, bứt cọng cỏ xỉa răng cười mỉm chi mặc cho thím đang say ngủ dưới cái nón lá cũ mèm. Hai vợ chồng nếu một người ngủ thì một người phải một người thức coi chừng trời, canh ổng còn hơn đánh giặc hồi xưa, bởi ổng không có thương ai đâu, buồn buồn là mưa ngập lỗ mũi luôn chứ ở đó. Bỗng chú bật phắt dậy vì nghe đâu có có tiếng la, chú lật đật chạy ra khỏi chòi, nhìn về hướng mặt trời lặn rồi nhanh nhẹn đưa tay lên miệng làm thành cái loa, chú lại quay về hướng biển, nơi có biết bao nhiêu là ruộng lát. Ở dưới khuất cây cối nên người ta không thấy trời chuyển mưa. Chú la lên:
Nuôi dê thì bệnh, chết. Nuôi rắn thì tụi nó cắn nhau, chết. Nuôi ếch thì chim bói cá ngày tỉa một con, chết. Chú cứ tưởng chim bói cá là chỉ ăn cá thôi, tới chừng phát hiện bầy ếch giống ngày càng ít dần thì mới biết cái giống đó ăn tạp, ăn trên đầu trên cổ người ta. Bây giờ chú chỉ còn hai con trâu. Chú bắt trâu giống, nuôi tới nay cũng lớn sộn rồi. Ai thấy tưởng chú có của lắm. Mà nông dân bây giờ chứ đâu phải nông dân hồi xưa, giá một con trâu còn thua chiếc honda người ta nữa. Chú tính làm xong vụ này, bán lát khô sẽ có một mớ tiền. Trả nợ ngân hàng cho dứt là chú bắt thêm hai con nghé nữa, tháng bảy mưa dầm, cỏ mọc tứ tung, mướt rượt, xanh nè thì đâu thiếu thức ăn cho tụi nó. Nghĩ tới đó chú khoái quá chừng, bứt cọng cỏ xỉa răng cười mỉm chi mặc cho thím đang say ngủ dưới cái nón lá cũ mèm. Hai vợ chồng nếu một người ngủ thì một người phải một người thức coi chừng trời, canh ổng còn hơn đánh giặc hồi xưa, bởi ổng không có thương ai đâu, buồn buồn là mưa ngập lỗ mũi luôn chứ ở đó. Bỗng chú bật phắt dậy vì nghe đâu có có tiếng la, chú lật đật chạy ra khỏi chòi, nhìn về hướng mặt trời lặn rồi nhanh nhẹn đưa tay lên miệng làm thành cái loa, chú lại quay về hướng biển, nơi có biết bao nhiêu là ruộng lát. Ở dưới khuất cây cối nên người ta không thấy trời chuyển mưa. Chú la lên:
- Mưưaaa, mưưaaa….
Thím út đang ngủ trong chòi tung cái nón lá chạy, đầu đụng vô
gốc cột cái bưng. Không phải thím mơ sảng đâu, thím chỉ ngủ có tám phần thôi,
còn hai phần luôn thức để đợi cái tiếng “mưa” tháng bảy. Giống như mấy bà mẹ ru
con vậy, trời sập cũng không hay mà hễ đứa nhỏ cựa mình một cái là thức dậy ầu
ơ liền, lạ thiệt. Đâu phải chỉ một mình thím, từ mấy cái chòi lúp xúp như lều của
dân du mục Mông Cổ, hằng hà sa số người túa ra, ai cũng la làng “mưa” “mưa” như
chú út. Thấy trời chuyển không la cứu bồ thì mai mốt có gì người ta bỏ luôn, bỏ
như ông trời tháng này vậy đó. Ai không biết tưởng khu biền này hoang vu lắm bởi
giữa cái nắng cháy da, ngoài mấy đám lát mới cắt trống trơn, ngoài mấy đống bỏi
cao cao thì không còn ai nữa. Người ta vô chòi nằm, ngủ cũng có, chẻ lát cũng
có, kiếm gốc cây nào giăng võng nằm mở ra dô nghe cải lương cũng có. Vậy mà hễ
mưa là tung chạy cắm đầu. Trời chỉ cần đổi màu là khu này đổi hình đổi tiếng liền.
Cũng như người ta đang hối hả, chú thím mau chóng gom lát khô vô trước.
Lát khô cột thành búng nên gom mau hơn, phơi chừng hai nắng nữa là có thể chất vô bồ được. Thím út tay xách búng này, tay cầm búng nọ, gom thành một đống to đùng, vừa làm vừa dòm coi mây đi tới đâu. Bởi ông bà mình nói “mây xanh thì nắng mây trắng thì mưa” đâu có sai. Người ta mới nhìn lên trển làm thơ lục bát đó mà đã đen thui rồi. Chú út lưng đẫm mồ hôi, lòn hai tay xuống dưới đống lát, chú vặn mình hất chúng lên vai, chú chạy chứ không đi nữa. Người ta chỉ thấy hai chân chú chạy lúc thúc chứ có thấy người ngợm là gì đâu. Để mớ lát nằm lủ khủ lềnh khênh trong chòi, không kịp uống miếng nước bù lại cho mồ hôi đang tuôn chảy, chú tức tốc chạy ra ngoài cuốn lát tươi phụ thím. Lát tươi phơi đại trên đống bỏi lô nhô, đầu gác lên mấy cọng dừa nước khô cho dễ cuốn. Chú đưa hai chân rộng hơn vai, khom người xuống ngang gối, hai tay giang rộng hết cỡ rồi đồng loạt lùa mớ lát vào chính giữa. Chú lấy chân đạp mấy cọng lát còn lòng thòng, ngoai bó lát đang cầm trên tay thật chặt rồi quăng đó để làm tiếp. Mấy người chỉ có lát khô thì có thời gian đập phao nhưng cũng không kỹ lắm. Họ cầm búng lát thật chặt trên tay, giơ chân ra rồi cứ thế đập phành phạch. Âm thanh “bạch” “bạch” vang đi không ngừng, tưởng chừng gấp gáp hơn cả tiếng trống quân. Ai yếu thì đập xuống đất hoặc coi cái mả đá nào gần đó quất vô cũng được. Gió bắt đầu thổi, phao lát bay tứ tung, lá tràm rơi tá lả. Hàng chục con người thoăn thoắt làm việc mà không nhìn ra cảnh đẹp mê hồn đó, trên đầu họ mây phủ ngập cả rồi. Nó như một tảng đá đen khổng lồ từ từ đè xuống. Nhưng họ phải gánh thôi, gánh để mà sống dù dưới chân đầy sình lầy. Những con người ấy giơ tay chống cả bầu trời, quanh năm vất vả cả đời bần nông.
Lát khô cột thành búng nên gom mau hơn, phơi chừng hai nắng nữa là có thể chất vô bồ được. Thím út tay xách búng này, tay cầm búng nọ, gom thành một đống to đùng, vừa làm vừa dòm coi mây đi tới đâu. Bởi ông bà mình nói “mây xanh thì nắng mây trắng thì mưa” đâu có sai. Người ta mới nhìn lên trển làm thơ lục bát đó mà đã đen thui rồi. Chú út lưng đẫm mồ hôi, lòn hai tay xuống dưới đống lát, chú vặn mình hất chúng lên vai, chú chạy chứ không đi nữa. Người ta chỉ thấy hai chân chú chạy lúc thúc chứ có thấy người ngợm là gì đâu. Để mớ lát nằm lủ khủ lềnh khênh trong chòi, không kịp uống miếng nước bù lại cho mồ hôi đang tuôn chảy, chú tức tốc chạy ra ngoài cuốn lát tươi phụ thím. Lát tươi phơi đại trên đống bỏi lô nhô, đầu gác lên mấy cọng dừa nước khô cho dễ cuốn. Chú đưa hai chân rộng hơn vai, khom người xuống ngang gối, hai tay giang rộng hết cỡ rồi đồng loạt lùa mớ lát vào chính giữa. Chú lấy chân đạp mấy cọng lát còn lòng thòng, ngoai bó lát đang cầm trên tay thật chặt rồi quăng đó để làm tiếp. Mấy người chỉ có lát khô thì có thời gian đập phao nhưng cũng không kỹ lắm. Họ cầm búng lát thật chặt trên tay, giơ chân ra rồi cứ thế đập phành phạch. Âm thanh “bạch” “bạch” vang đi không ngừng, tưởng chừng gấp gáp hơn cả tiếng trống quân. Ai yếu thì đập xuống đất hoặc coi cái mả đá nào gần đó quất vô cũng được. Gió bắt đầu thổi, phao lát bay tứ tung, lá tràm rơi tá lả. Hàng chục con người thoăn thoắt làm việc mà không nhìn ra cảnh đẹp mê hồn đó, trên đầu họ mây phủ ngập cả rồi. Nó như một tảng đá đen khổng lồ từ từ đè xuống. Nhưng họ phải gánh thôi, gánh để mà sống dù dưới chân đầy sình lầy. Những con người ấy giơ tay chống cả bầu trời, quanh năm vất vả cả đời bần nông.
Rồi mưa cũng trút ầm ầm xuống. Mưa tháng bảy gãy cành trám.
Mưa phang vô lưng trần những hạt thật to, thật nặng, rát rạt. Vài người còn tất
tả ngoài cơn mưa dầm dề ấy, lát chưa gom xong mà, để tới ngày mai nó nở ra như
cọng bánh canh thì đem quăng luôn chứ xài xụng gì nữa. Chú thím út thì may mắn
hơn, cái chòi nhỏ xíu đầy những lát, chú thím chỉ còn một góc nhỏ để ngồi nhìn
cơn mưa trắng đồng. Mưa dày như tấm gương soi còn lấm tấm thủy tinh, rõ ràng đó
nhưng nhìn vô chưa thấy được mặt người. Chú mệt quá nằm thả ngửa trên đống lát
tươi nhưng rồi phải bật ngay dậy vì hơi nóng bốc lên dữ dội, nóng tới mức tưởng
chừng bỏ trứng gà vô chắc nó nở luôn. Chú lại qua bên đống lát khô, ngồi dựa
lưng vô đó chứ không dám nằm, sợ gãy hết. Bởi lát khô mới cuốn còn giòn rụm, nó
là minh chứng cho cái nắng cháy da vừa tắt.
Chú tính rồi, đống lát này cỡ mấy tấn chứ không phải chơi. Lát phơi khô để tại đám rồi lái vô tới chỗ cân. Năm nay trúng mùa, lát dài cả trăm neo, vắn cũng vài chục chứ ít đâu, vậy mà người ta ép giá quá. Bữa chú trả bốn ngàn rưỡi một ký mà họ không chịu, nói bốn ngàn là bốn ngàn, trả bốn ngàn hai cũng không được. Chịu thôi chứ biết sao, ở đây đâu phải có mình chú mần lát, người ta mà không mua thì vác về nhà dệt chiếu thấy bà nội.
Chú tính rồi, đống lát này cỡ mấy tấn chứ không phải chơi. Lát phơi khô để tại đám rồi lái vô tới chỗ cân. Năm nay trúng mùa, lát dài cả trăm neo, vắn cũng vài chục chứ ít đâu, vậy mà người ta ép giá quá. Bữa chú trả bốn ngàn rưỡi một ký mà họ không chịu, nói bốn ngàn là bốn ngàn, trả bốn ngàn hai cũng không được. Chịu thôi chứ biết sao, ở đây đâu phải có mình chú mần lát, người ta mà không mua thì vác về nhà dệt chiếu thấy bà nội.
Những cơn mưa to vào mùa này là bình thường. Ông trời ác đạn
chi cho lắm, tháng thì nắng cháy da, tháng thì mưa tơi tả. Hổm rày cứ mưa liên
tục, lát tươi màu xanh, không được phơi phóng, ủ riết thành màu đỏ hết rồi. Mấy
bữa nay trăng tròn, nước đã lớn mà còn kèm theo mưa nên càng dữ. Nước lé đé con
đê, lũ chuột bị ngập hang nên leo lên đọt dừa, đọt bần trốn hết. Cũng hên là
đám lát chú út nằm phía trong con đê này, chú có nhét bọng cẩn thận rồi nhưng
cũng còn hơi sợ. Bởi con đê mỏng lắm, chòi của chú lại nằm dưới đám lát, có gì
chắc chết luôn chứ sống gì nổi. Chú tính mai chiều mấy đứa con nghỉ học kêu tụi
nó ráp nhau vác lên gò cho an tâm. Chú còn một đám lát nhỏ dưới mé sông, chừng
vài chục neo, cắt rồi mà chưa đem lên. Nước nổi kiểu này cũng có cái hay. Giao
thím mớ lát trên này, chú xuống biền cắt ít dây mây. Chú cột mấy chục neo lát lại
thành một cái bè rồi cứ vậy men con rạch long lên đồng. Chú trồi lên hụp xuống
theo con nước, nhiều khi thấy cái cái đầu nhô lên hơi cao thôi. Nhờ nước lớn
nên kéo được tới chỗ luôn, khỏi phải vác cong xương sống như lúc trước. Có điều
người chú hôi quá chừng. Chưa biết con cú hôi như thế nào nhưng nói thiệt là đứng
gần chú không chịu nổi. Mà nghĩ lại, ít ai nhận được cái xấu của mình. Bởi vậy
thấy thím bịt mũi đứng xa xa, chú hỏi liền:
- Bà làm cái gì đó, lại lượm lát đỏ đi, để vài bữa nữa chắc bỏ
luôn.
Thím cũng không lại, đứng tại chỗ hỏi chú:
- Đi đâu mà hôi quá vậy trời?
- Đi long lát chứ đâu.
- Ông ngửi thử đi!
Tới giờ thì chú mới đưa tay lên ngửi, chú nhăn cái mặt còn
khó coi hơn người ta ăn me ván:
- Chắc hồi nãy kéo qua chỗ nhà ba Cội chứ gì. Ông nội đó đãi
lúa Thái Lan cho vịt ăn, hèn chi thúi quá.
- Sao không tránh chỗ khác, hôi quá chừng!
Chú út cởi áo quăng lên nóc chòi rồi ra hướng mé sông. Gió thổi
lồng lộng, chú thấy mát quá, đã quá, còn thím bịt mũi, phành bọc mủ bỏ cái áo của
chú vô. Nhưng chú mới đi tới bờ đê đã phải quay phắt lại vì tiếng la thất thanh
của ông năm Hùng:
- Út ơi út, hai con trâu mày xúc dây chạy ra lộ. Người ta chạy
xe bang trúng kìa.
- Trời ơi ở đâu anh năm?
- Chỗ quán bà hai á, mày chạy ra liền đi. Tao thấy có bà bầu
nữa. Lẹ đi!
Chú không nói không rằng, ở trần, chân đất, mình lấm tấm lúa
Thái Lan chạy ra lộ. Thím chạy theo, năm Hùng cũng chạy. Họ bỏ mặc cái chòi
xiêu xiêu một mình trong gió, bỏ mặc con nước đang lên vội vã kịp mưa rào.
Chú thím đi cả buổi chứ có ít ỏi gì. Hai con trâu toi vật lỗ
mũi bị chai, giựt dây rồi lủi ra lộ. Chú thím tức quá, sao không lủi xuống sông
chết cho rồi mà ra ngoải làm gì không biết. Trâu chết còn bán thịt được chứ con
người ta chết thì ai đâu đẻ kịp mà đền. Nghĩ sao xe đang chạy ngon lành, tụi nó
lủi ra, chiếc honda thì ngã lăn, bánh xe còn quay đều đều. Người chồng nằm úp mặt
vô bụi mắc cỡ, cũng hên là chỉ trầy sơ sơ. Còn người vợ mang bầu bảy tháng lăn
mấy vòng ngoài đường. Ai cũng tưởng đứa nhỏ trong bụng tiêu rồi. Hồi chú thím
ra tới là họ còn ở đó đợi xe cấp cứu, người ta bu đông lắm. Người vợ trẻ ngất xỉu,
người chồng ôm vô mình ngồi khóc, ai thấy cũng thương. Lúc đưa vợ lên xe, anh
ta chỉ vô mặt chú út:
- Vợ tao có chuyện gì thì tao cào nhà mày!
Không ai nói gì, chú thím cũng không nói gì. Lỗi của mình mà.
Với lại chú nghĩ chắc vợ người ta như vậy nên mới ăn nói hỗn hào thôi chứ vợ chồng
anh này chú biết, con ông hai Hùng ấp vịt chứ ai. Họ đi rồi, chú thím cũng kêu
xe ôm chở vô bệnh viện. Chú không kịp mặc cái áo, thím không kịp xổ cái quần.
Ông năm Hùng dắt hai con trâu cột vô cây tràm cách đó vài chục thước rồi cũng
chạy theo. Người ta khám, hồi sức cho người vợ. Lát sau chị tỉnh, mẹ con an
toàn. Không thể diễn tả niềm vui của mọi người lúc đó.
Anh chồng ôm vợ, ôm luôn cái bụng bầu hôn lấy hôn để. Thím út mừng rớt nước mắt, quơ tay vỗ vỗ lên lưng chú làm lúa Thái Lan rớt tùm lum nền gạch men của người ta. Họ không truy cứu làm vợ chồng chú mừng hết lớn, nhưng cũng lo lắm, lỡ có biến chứng gì thì sao. Bắt xe ôm về lại chỗ cũ, chú thím mỗi người dắt một con trâu, vừa đi chú vừa rủa:
Anh chồng ôm vợ, ôm luôn cái bụng bầu hôn lấy hôn để. Thím út mừng rớt nước mắt, quơ tay vỗ vỗ lên lưng chú làm lúa Thái Lan rớt tùm lum nền gạch men của người ta. Họ không truy cứu làm vợ chồng chú mừng hết lớn, nhưng cũng lo lắm, lỡ có biến chứng gì thì sao. Bắt xe ôm về lại chỗ cũ, chú thím mỗi người dắt một con trâu, vừa đi chú vừa rủa:
- Mấy con quỷ, chút xíu nữa là chết tao.
- Cũng hên là người ta không sao heng ông.
- Ừ, mai mốt bả nhớ cột vô gốc bần chứ đừng quấn cỏ như bữa
nay nữa nghen!
- Ừa, tui biết rồi.
Chú thím dắt tụi nó đi thẳng về hướng cái chòi, tắm rửa đã rồi
tính tiếp. Bỗng chú thấy đám lát của mình trắng xóa. Chú thất thần, hớt ha hớt
hải:
- Trời ơi, chết mẹ rồi!
Bỏ mặc hai con trâu vừa gặm cỏ vừa quẫy đuôi. Chú thím chạy
còn nhanh hơn hồi sáng nữa. Lúc đi đất còn khô queo, bỏi khô đạp lên còn kêu
răng rắc mà sao giờ nước ngập qua đầu gối. Đống lát trong chòi ướt mẹp hết rồi,
còn vài búng trên mặt là khô. Số lát ướt nở ra, to hơn cả hồi mới chẻ, bọt nổi
lên như cơm sôi. Thím út tiếc, lụm chúng quăng lên gò mả cho ráo. Chú không nói
gì, nhìn lên đọt bần, thẩn thờ, vô hồn vô phách. Gió ngoài sông thổi vào mát rượi,
vài ổ chuột mới làm xong lắc lư trên ngọn bần nghiêng ngả. Mấy con chuột mất
nhà nhưng chính nhà chúng làm vỡ đê, làm người ta mất của. Nước vẫn đang lớn
nhưng trời thì nắng lắm, nắng cháy da, những đống bỏi khô trên gò vẫn đang kêu
răng rắc…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét