“Thấy dáng áo dài bay
trên đường phố…”
Thế là áo dài đã trở về từ năm trước… từ năm nay trong họp
hành, lễ hội, khi vui vẻ rong chơi. Lâu rồi quên và nghĩ là quên lãng.
Cái áo dài xa xưa ấy nào ai biết có từ năm tháng nào, thập
niên, thập kỳ nào. Chỉ biết nó như kiểu chuyện ngày xửa ngày xưa mà thôi. Như
trong nỗi nhớ của mình thì cụ này, bà này và mẹ này đã mặc. Nhớ được đến 4 đời.
Như trong sách vở mình đọc và học thì chẳng có thời gian. Có áo dài mớ bảy mớ
ba thấy trong tích chèo cổ. Thấy áo dài tứ thân, váy lĩnh trong tranh tố nữ. Thấy
trong những bức ảnh đen trắng lưu trữ từ thuở xa xa.
Kiểu áo dài nào cũng đẹp. Có cái đẹp theo thời. Có cái đẹp
mãi mãi. Cái áo dài tứ thân với váy lĩnh xưa đẹp duyên dáng, đỏng đảnh chỉ còn
đọng lại trong tranh dân gian, trong những vở chèo. Bây giờ mà mặc thì làm sao
hợp với xe đạp - xe máy, với công xưởng - công ty. Cài áo dài suông, cổ một
phân, quần suông, guốc mộc tiến lên một bước mới mẻ nhìn cũ cũ, nghiêm túc quá
dù khi mới xuất hiện nó là sang trọng. Chỉ khi ấy, khí có những dáng áo dài tân
thời thì áo dài mới thực sự được ưu chuộng, được mặc rộng rãi và ngày một đẹp.
Các bà, các mẹ, các cô và cả các cháu gái bé xinh cũng áo
dài. Mặc áo dài đã trở thành thói quen trong nếp sinh hoạt của phụ nữ. Cứ ra đường
lcà thay áo dài. Người đi bán hàng rong, nhất là gánh hàng hoa là đong đưa tà
áo dài nâu trong gió. Cứ có khách vào nhà là xỏ áo dài ra tiếp. Đi làm mặc áo
dài đã đành. Đi thăm bè bạn, đi cưới xin, ma chay càng mặc áo dài. Và Tết. Thay
áo dài để thắp hương để đón năm mới. Bà bà cháu dắt nhau áo dài đi chúc tết, đi
sang nhà hàng xóm chúc mừng. Đã là áo dài thì không thể một chiếc mà ít cũng
hai bà, nhiều thì cả tủ. Rồi giày cao gót, rồi ví đầm, rồi son phấn. Phụ nữ Hà
Thành thanh lịch. Phụ nữ Huế duyên dáng. Phụ nữ Sài Gòn kiêu sa… Mỗi nơi mỗi vẻ.
Áo dài tân thời may bằng lụa và may tay mũi kim mới nhỏ mới bền. Áo dài lụa
thanh nhã thêu hoa nhỏ nhắn dịu dàng. Xưa áo dài là kèm theo quần trắng mềm,
óng ả và kín đáo. Cô dâu những năm 7, 80 của thế kỷ XX vẫn áo dài trắng, cài
hoa trắng trên đầu trong lễ cưới.
Thế rồi, sau hòa bình năm 1954, áo dài cứ dần dần lui đi. Cái
thời bao cấp vải cung cấp theo phiếu khan hiếm, nhà có áo dài sửa thành áo ngắn.
Thế rồi chiến tranh, rồi sơ tán - ai nghĩ đến áo dài làm gì. Và thế là thành nếp,
thành thói quen mới. Người ta quên áo dài, người ta ngại mặc áo dài. Các cô dâu
từ đường phố đến đường làng đều mặc bồng bềnh váy cưới. Đua nhau dù giàu nghèo
cũng chỉ một lần phải váy cưới. Thế là tóc cũng uốn bồng bềnh. Áo dài chỉ hợp với
tóc thề buông xõa bờ vai, bay bay trước gió. Nét thanh lịch thay bằng nét gợi cảm.
Phụ nữ đi dự dám cưới không mặc áo dài nữa. Cứ có sao mặc vậy. Chỉ chọn bộ nào
tươm tươm hơn thôi.
Thế rồi váy, a dua nhau mặc váy. Váy dài, váy ngắn tùy theo sở
thích, vóc dáng và tuổi tác. Người mình hay vậy - cái gì cũng phong trào. Người
ta váy thì mình cũng váy. Người ta đi xe máy to thì mình cũng đi xe máy to đùng
dù người bé tí và ngồi chút mỏn yên. Chân ngắn mà. Nhiều đến mức thành “em ơi
Hà Nội váy”.
Thế rồi áo dài đã trở lại sau hàng chục năm. Áo dài bây giờ đẹp
lắm. Vải, lụa nhiều loại, nhiều màu sắc. Tha thướt lắm. Kể ngược lại - từ thôn
xã tới tỉnh thành cứ có cớ gì đó hội họp hay đi chơi chẳng cần đình đám to tát
gì cũng áo dài. Bây giờ lại sẵn điện thoại, ipad chụp được hình lên facebook vì
thế ai cũng muốn đẹp, muốn duyên. Kèm theo áo dài lại khăn mỏng uốn lượn theo
chiều gió,theo tay múa lượn. Đẹp. Đẹp lắm thế mà lâu nay bận rộn, lo toan phụ nữ
như quên đến mức mặc vào lại thấy ngượng.
Có một áo dài gọi tên là cải tiến hay cách tân gì đó xuất hiện. Áo ngắn, quần ống bó giống trang phục trên phim Ấn Độ tràn các kênh truyền hình. Kể cũng tiện khi đi chơi vì gọn gàng nhưng mà nhìn không quen mắt. Nó rộ lên rồi nó lắng xuống ngay. Có chị may chưa kịp mặc lại thôi không mặc nữa. Áo dài truyền thống mãi lên ngôi và mãi chiếm giữ trong trang phục yêu thích của chị em.
Có một áo dài gọi tên là cải tiến hay cách tân gì đó xuất hiện. Áo ngắn, quần ống bó giống trang phục trên phim Ấn Độ tràn các kênh truyền hình. Kể cũng tiện khi đi chơi vì gọn gàng nhưng mà nhìn không quen mắt. Nó rộ lên rồi nó lắng xuống ngay. Có chị may chưa kịp mặc lại thôi không mặc nữa. Áo dài truyền thống mãi lên ngôi và mãi chiếm giữ trong trang phục yêu thích của chị em.
Tết. Tết. Tết đẹp lên nhiều vì áo dài sẽ tung bay mọi nẻo đường.
Không thường dùng như xa xưa cụ mình, bà mình nhưng sẽ tung bay trong ngày lễ tết,
hoan hỉ cùng chị em trong ngày lễ tết.
Bùi Kim Anh
Theo http://vanhocquenha.vn/
Theo http://vanhocquenha.vn/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét