Khi nói về âm nhạc, chúng ta đang nói tới phần nghe. Kỹ năng
nghe nhạc tưởng như rất hiển nhiên thì có cần phải học?
Cuốn sách Music:
Ways of Listening của Elliott Schwartz được viết vào năm
1982 đưa ra bảy kĩ năng thiết yếu của việc thẩm âm. Việc nghe nhạc cũng
là một loại tiếp nhận thông tin, vậy làm thế nào để tiếp nhận được thông tin đó
hiệu quả nhất? Thực tế thì âm nhạc không chỉ là về phần sáng tạo mà còn cả phần
“tiêu thụ”. “Tiêu thụ” ra sao để học được trọn vẹn nhất từ âm nhạc? Dưới đây là
tóm tắt nội dung sách và một vài ví dụ mình thêm vào để các bạn dễ hình dung.
1. Trau dồi sự nhạy cảm với âm nhạc. Chắc hẳn bạn còn nhớ những giai điệu bất hủ của tuổi thơ như tiếng nhạc nền game Mario https://www.youtube.com/watchv=47saQJx1AkA,
https://www.youtube.com/watch?v=PyTHXKPHuxo tiếng nhạc của xe đẩy bán kem Pado Pop (“Không có tiền, không có tiền, không có tiền là không có kem!”), tiếng tít tít của bàn phím chờ điện thoại, hoặc nhạc game Tetris. Thường thì âm thanh dùng để truyền tải một thông điệp nào đó, hãy thử liên hệ chúng với nhau để tìm ra một khuôn mẫu (Nghe tới tiếng nhạc thì nhớ tới kem Pado Pop, nghe tới nhạc ò í e thì nhớ tiếng chờ điện thoại v.v).
- Fun fact: Có hẳn một bài giải thích về sự “bắt tai” của nhạc game Mario nhé: https://www.youtube.com/watch?v=AkFcQP9J4go
1. Trau dồi sự nhạy cảm với âm nhạc. Chắc hẳn bạn còn nhớ những giai điệu bất hủ của tuổi thơ như tiếng nhạc nền game Mario https://www.youtube.com/watchv=47saQJx1AkA,
https://www.youtube.com/watch?v=PyTHXKPHuxo tiếng nhạc của xe đẩy bán kem Pado Pop (“Không có tiền, không có tiền, không có tiền là không có kem!”), tiếng tít tít của bàn phím chờ điện thoại, hoặc nhạc game Tetris. Thường thì âm thanh dùng để truyền tải một thông điệp nào đó, hãy thử liên hệ chúng với nhau để tìm ra một khuôn mẫu (Nghe tới tiếng nhạc thì nhớ tới kem Pado Pop, nghe tới nhạc ò í e thì nhớ tiếng chờ điện thoại v.v).
- Fun fact: Có hẳn một bài giải thích về sự “bắt tai” của nhạc game Mario nhé: https://www.youtube.com/watch?v=AkFcQP9J4go
Dù chưa tới mức được gọi là bài hát hoặc cần đến cả dàn nhạc
(như kiểu game Final Fantasy, etc.), nhạc game (trong các game đơn giản)
cũng được đầu tư tương đối kỹ lưỡng, có “đất” để biến tấu rất đa dạng và phần
chạy nốt kỹ thuật cũng khá phức tạp. Xem thử bản chuyển thể piano ragtime của nhạc
Tetris tại đây.
2. Thời gian là yếu tố chủ chốt trong thưởng thức âm nhạc.
Bạn hãy học cách mài giũa cảm nhận về thời lượng, sự vận động, các sự kiện diễn
ra trong một khoảng thời gian nào đó. Ví dụ, thời lượng 30s là dài hay là ngắn?
Để trả lời, bạn có thể so sánh 30 giây nhìn chằm chằm vào kim đồng hồ so với 30
giây xem một clip quảng cáo, có hành động, có kết cấu, có câu chuyện.
3. Phát triển trí nhớ âm nhạc. Một bản nhạc có thể ngược
dòng thời gian để đưa bạn trở lại với một trạng thái cảm xúc hoặc một sự kiện
nào đó trong cuộc đời. Liên tục sử dụng âm nhạc như một yếu tố gợi nhắc sẽ giúp
trí nhớ âm nhạc của bạn “tăng level” đáng kể.
4. Học hỏi “ngôn ngữ” của âm nhạc. Âm nhạc là một dạng
nghệ thuật phi ngôn ngữ, và thường thì khi khó diễn tả được các sự kiện, cảm
xúc, hoặc một số hiệu ứng, người ta dùng tới âm nhạc. Để có thể đọc hiểu, viết,
hoặc nói chuyện về âm nhạc, bạn cần làm giàu vốn từ vựng tương ứng.
5. Nâng cao mức độ tập trung âm nhạc, nhất là khi nghe
những bài nhạc dài. Nhà soạn nhạc và các nghệ sĩ trình diễn học được cách đẩy
cao trào và sử dụng các khuôn mẫu trong âm nhạc sao cho tương ứng với thời lượng
dài ngắn. Người nghe bởi vậy cũng cần học cách điều chỉnh sự tập trung
tùy theo từng trích đoạn. Khi nghe hòa nhạc, ban đầu bạn rất dễ tập trung trong
vài phút, nhưng sau đó rất khó để theo dõi tiếp nửa tiếng nhạc Beethoven hoặc
tiết mục opera Verdi dài 3 giờ đồng hồ. Hiểu được điều này, nhà soạn nhạc sử dụng
các “chỉ dẫn” âm nhạc trong suốt bản nhạc dài (có thể là đoạn trống nổi lên, đoạn
bass nhấn mạnh, đoạn rondo với sự tham gia của nhạc cụ khác v.v) để giúp người
nghe nếu có hơi lơ là cũng vẫn nắm được diễn biến của tác phẩm.
6. Duy trì cách nghe nhạc khách quan. Thay vì dự
đoán xem mình muốn nghe được gì, bạn nên tập trung vào thực chất của bản nhạc
ngay lúc đó. Ngay lúc bản nhạc mới bắt đầu, bạn phải sẵn sàng hòa nhịp với
“ngôn ngữ” âm nhạc đang được sử dụng. Mình lấy ví dụ một bài nhạc rất quen
thuộc là You are my sunshine. Bản chất của bài này ca
từ khá buồn. Thay vì mong chờ cách thể hiện rầu rĩ, thất vọng, nếu bạn chỉ
tập trung vào việc lắng nghe bản nhạc hiện tại, bạn sẽ nhận thấy rất nhiều
phong cách thể hiện: vui
tươi rộn ràng có, thư giãn nhẹ nhàng có, sáng sủa ấm áp có. Mỗi phong cách thể hiện tương ứng với một thể loại nhạc. Nếu “vốn liếng”
từ ngữ của bạn chưa mở rộng ra tới thể loại blues, bạn sẽ có thể gặp chút khó
khăn khi nghe phiên bản hơi hướm bí ẩn phiêu lưu này.
7. Đem những trải nghiệm cá nhân và kiến thức âm nhạc
vào trong quá trình nghe. Không chỉ tập trung vào âm nhạc và ngôn từ, những
hiểu biết khác của bạn về background như nhà soạn nhạc, lịch sử, hoàn cảnh ra đời
của bài hát cũng rất hữu ích trong quá trình thưởng thức.
Lời khuyên số 6 và 7 có vẻ hơi trái ngược nhau. Làm thế nào
mà bạn vừa phải tập trung vào âm nhạc hiện tại, vừa có thể đem những hiểu biết
đã có vào quá trình thưởng thức bài hát được?. Lý tưởng nhất là chúng ta nghe nhạc
với đầu óc (thực chất là đôi tai) cởi mở để đón nhận đúng bản chất của bài hát.
Những thứ khách quan như thế làm gì tồn tại! Mỗi người nghe đến với âm nhạc đều
mang theo những trải nghiệm, thành kiến, ký ức riêng. Một vài thứ có thể ngăn cản
họ tiếp nhận âm nhạc. Vì vậy để cải thiện kỹ năng nghe, bạn nên mở rộng hiểu biết
bằng cách tham khảo các bài review, phê bình, các sheet nhạc, các buổi biểu diễn,
ghi âm, v.v...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét