Văn là người!. Văn chương bởi con người, cho con người và vì
con người. Song văn chương không phải là con người bằng xương bằng thịt mà văn
chương là ý nghĩa, là hình ảnh về con người. tuy vậy văn chương không chỉ là
hình ảnh giống như chiếc bóng của con người đổ xuống mặt đường, đổ lên tường
vách, lên cuộc đời, mà văn là con người ở mức cao hơn, một con người đang phóng
về phía trước với dự phóng cao cả siêu việt của nó bằng một ý chí làm người mỗi
ngày một người hơn. Bởi vậy mà chữ Văn được xem xét như là đã vượt qua chặng
bán khai mọi rợ để đi vào ánh sáng minh huệ. Và khi con người đã tiến bộ về tâm
thức, tình bác ái và lối sống thì con người được xem như là đang bước vào con
đường nhân văn, nhân bản và nhân đạo. Đó là chữ VĂN, nghề VĂN trên bình diện phổ
quát, còn ở phương diện đặc thù: Văn là con người, nhưng con người của chữ
nghĩa và giáo dục và con người đó hành động vì chữ nghĩa và giáo dục.
Nhà văn là ai? Anh ta thiết yếu là con người của chữ nghĩa, bởi chữ nghĩa và cho chữ nghĩa. Tất yếu không có nhà văn mù chữ, nhà văn tuyệt đối vô học. Khi nói nhà văn của chữ nghĩa thì không có nghĩa là nhà văn chỉ làm cái việc:
Nghề xếp chữ ôi nghề con trẻ
Dăm câu vui đắp đổi mấy câu sầu
(Xuân Diệu)
Chữ nghĩa không phải món rêu rao làm hàng suông cho cuộc đời, hoặc đọc véo von để phỉnh nịnh đôi tai thích nghe vần điệu, âm thanh, hoặc kích động tâm trí thích giật gân kỳ quái của những tâm hồn nông nổi. Chữ nghĩa tự thân phải hướng đến nhiệm vụ đền trả những bó lượm ngôn từ, kiến thức mà nó gặt hái trên cánh đồng giáo dục bằng cách gieo trồng lại chính chữ nghĩa cho cánh đồng đó. Hơn nữa bổn phận của chữ nghĩa phải hướng đến chân lý, công lý, và đạo lý làm người.
Văn là người. Vậy chúng ta phải hướng đến con người nào? Con người tinh khiết trong suốt như pho tượng thánh pha lê? Hay con người trầm đục u mê trong lạc thú như động vật? Không! Chúng ta hướng đến một con người chẳng phải thần thánh cũng chẳng phải động vật, một con người ở giữa trần gian, một con người ở trên đất đứng giữa thế giới này, một con người nhân loại cao cả như Kant nói: “Con người vì thuộc về nhân loại, là một cứu cánh tự thân và không phải bị hạ xuống cấp phương tiện”.
Con người là “một cứu cánh tự thân” nghĩa là con người phải là mục đích nhắm tới chính mình, con người là cứu cánh tối hậu của mình, là chủ nhân ông tôn vinh mình lên xứng với nhân phẩm cao cả nhất như hình ảnh và trí tuệ của con người ở bên trên tất cả những tạo vật khác, và con người sẽ sống với nhau - với bạn đời của mình trong sự tin cậy, bình đẳng và nhân ái xứng đáng như thể cuộc sống là trọn vẹn cho con người và vì con người. Con người tận hiến cho chính con người, cho xã hội của con người chứ không phải là vật thí thân cho bất kể mục đích phi nhân bản - hoặc ngoài mục đích của con người. Lý tưởng cần đạt đến con người chính là con người, đó là lý tưởng về một nhân loại lương hảo, công chính, tự do, và bác ái.
Con người là cứu cánh của con người!
Con người là lý tưởng của con người!
Cứu cánh là gì? Lý tưởng là gì? Cùng đích điều đó có phải là tinh thần thăng tiến đưa thân xác con người vào dự phóng - vào giá trị của một tâm hồn khao khát thăng hoa tuyệt đối. Hegel đã chẳng từng nói: “Cứu cánh là cứu cánh của tinh thần”. Bởi thế khi nhắm đưa con người vào cứu cánh, sứ mệnh của văn chương có thoát khỏi bổn phận cứu vãn linh hồn mà Platon nhắc nhở: “Người ta hết lòng chăm sóc đến sự giàu có, danh vọng mà không để ý đến tư tưởng, sự cứu vãn linh hồn” (Apologie). Còn ngả đường nào khác hơn nữa? Văn chương còn định làm gì khác hơn là tham dự vào cuộc hành trình của tư tưởng và khích khởi linh hồn? Chúng ta hãy bám sát cái sứ mệnh chữ nghĩa của văn chương, thì thấy rằng: Chữ nghĩa chỉ là hình ảnh, là ý nghĩa cuộc đời, về cuộc đời, chứ không phải chính thực tại cuộc đời đang phập phồng thở thứ dưỡng khí của trần gian. Đời sống văn chương là đời sống ảo huyền hoặc của bút mực đang hành trình trên những trang giấy phi thực tại.
Nhưng văn chương là gì? Nó là hình ảnh, là biểu tượng, là quan niệm, vậy nó thiết yếu sát cánh với đời sống suy tưởng và đời sống tinh thần. Một cuốn sách không ăn được, nhưng nó là thức ăn để bổ dưỡng tinh thần. Tuy nhiên văn chương không phải là thứ mây ngũ sắc phiêu lãng bồng bềnh trôi trên tận tầng trời bỏ mặc trần gian lam lũ trong những thân xác nặng nề. Linh hồn là linh hồn khi nó thiết yếu sát cánh và cấu kết với thân xác, và trong dự phóng cao cả của mình, nó muốn đưa đưa người anh em thể xác cật ruột của nó về cứu rỗi nơi ngưỡng cửa mở vào trời. Đó là đời sống toàn diện của con người: linh hồn và thể xác. Đó cũng là lẽ sống toàn diện của văn chương: cứu rỗi linh hồn và thể xác cùng một trật. Nhưng trước hết chúng ta hãy cứu rỗi thân xác đã, bởi thân xác luôn bị dè bỉu, hạ thấp và quên lãng như một công dân thấp cổ bé họng hay ô uế của nước tâm hồn. Trong Kinh Cựu Ước, sách Cô-rinh-tô, Chúa Trời có phán: “Đối với bộ phận ta cho là ô nhục, ta phải săn sóc hơn cả. Như bộ phận nhục dục chẳng hạn, ta phải chăm nom như thể vinh hạnh nhất. Còn đối với bộ phận tự nhiên đã cao quý, thì ta không cần tôn trọng bằng”.
Thân xác phải được tôn trọng như một sáng tạo sáng láng kề cận cùng linh hồn. Vả lại trong vương quốc cứu cánh siêu việt cao vòi vọi của linh hồn, thân xác là nền móng, nó phải được coi sóc tận tình như một công dân chịu nhiều thiệt thòi nhất - đó cũng là bổn phận bình đẳng và biết ơn của linh hồn, thánh Bernard nói: “Cái thiêng liêng không đi trước cái súc vật, trái lại cái thiêng liêng chỉ đến sau, vì vậy trước khi mang hình ảnh người cõi trời, chúng ta phải bắt đầu mang hình ảnh người cõi thế.”
Một Đức Chúa Jê su chịu đóng đanh trên thập giá để chở mang bớt gánh nặng ô nhục của kiếp người đày đọa trần gian, và Ngài hứa trở lại trong ngày tận thế để cứu vớt những công dân của Ngài. Và nhân danh Đức Chúa Cha, Ngài đã tuyên xưng để an lòng kẻ dưới thế: “Nước trời không phải ở trần gian này nhưng bắt đầu từ trần gian này”. Một Đức Phật đã ngộ Niết bàn trở lại cõi phù sinh trầm luân bể khổ để cứu độ chúng sinh còn mê muội, với một nỗi niềm day dứt rằng: “Còn một chúng sinh nào chưa thành Phật, thì ta cũng chưa thành Phật”. Vậy nhà văn làm gì, tham dự vào cuộc đời để cứu rỗi cuộc đời? Văn chương vì mọi người và cho mọi người. Nhưng trước hết và mãi mãi là vậy, văn chương nhắm đến mọi người qua từng nhịp cầu tâm hồn, từng trái tim độc giả. Văn chương trước hết là một cuộc đối thoại với độc giả của một tâm hồn văn sĩ riêng biệt, nó là cuộc đối thoại chữ nghĩa nhân văn của trái tim phóng rọi và trái tim hấp thụ, và ngược lại là cuộc đối thoại của những tia sáng phản tỉnh- độc giả với tâm thức tiếp thu của nhà văn. Nhưng mà khởi đầu văn học cứu rỗi ai? Berger nói: “Văn chương bao giờ cũng là một nỗ lực giải phóng cá nhân”. Đây là nền tảng đầu tiên, và ít nhất nếu bạn muốn phản đối điều đó, thì bạn cũng nên chấp nhận nó như bước khởi đầu sáng tạo của bản ngã nhà văn.
Nhà văn là ai? Trước hết anh phải là anh đã, nghĩa là anh phải mang lấy bản ngã của mình như một tác giả có bản ngã riêng biệt, và từ bản ngã ấy anh mới hình thành lên tác phẩm với những nhân vật của mình. Cái bản ngã của anh để xác định rằng: tác phẩm là của anh, tư tưởng tác phẩm là của anh, bút pháp là của anh.
Nhà văn sáng tạo trước hết là bởi mình, qua mình, sau đó mới từ mình phóng rọi đến độc giả thị kiến của mình. Tác phẩm của nhà văn chỉ là một bức thư nhiều trang đời ấp ủ của tác giả gửi đến người tình: bạn đọc. Simenon nói: “Viết lách không phải là một nghề nghiệp mà là một khuynh hướng về bất hạnh. Tại sao vậy? ... Nếu một người có nhu cầu thúc bách phải trở thành nghệ sĩ bởi vì hắn cần tìm kiếm mình qua những nhân vật của hắn, qua tất cả các tác phẩm của hắn”
Nhà văn là bản ngã của mình, bởi lẽ nhà văn có bổn phận phải mang lấy danh tác giả của mình, nhà văn hứng lấy cuộc thăng trầm khốc liệt của thời gian, đón nhận vinh quang của giới bạn đọc, cũng như búa rìu từ tứ phía của công luận. Nhà văn mang lấy tên mình, anh không trốn nổi khỏi bản ngã của mình cũng như không thể nào biệt xứ khỏi thân phận văn chương của mình. Và khi nhà văn muốn cứu rỗi mình như cứu rỗi một bản ngã đầu tiên trên thế giới cũng là lẽ đương nhiên và chính đáng. Sartre đã trình bày cuộc cứu rỗi bản ngã bế tắc của mình như: “Về sau tôi đã trình bày vui vẻ rằng con người thật là bế tắc, tôi đây cũng bế tắc, nhưng tôi khác người ở chỗ tôi có sứ mệnh tuyên bố sự bế tắc ấy ra, nhờ đó sự bế tắc này được biến hình, trở thành khả thể thâm sâu nhất của tôi, bàn đạp cho vinh dự của tôi”.
Sự giải thoát bế tắc của nhà văn được xem như nỗ lực đầu tiên để biến cải và đào luyện chính mình trở thành một tiềm năng với khả thể thâm sâu nhất. Nhà văn mang trọng trách như một ngọn đèn muốn phóng rọi vào tinh thần nhân loại ánh sáng nhân văn tự bản ngã của mình, bởi thế việc đầu tiên của nhà văn là phải trải nghiệm thử thách và biết tự đào luyện mình trở thành một bản ngã ưu tú và riêng có, như vậy mới mong tỏa sáng hay tham dự vào cuộc dấn thân cứu rỗi con người một cách xứng đáng nhất. Bởi vậy, trước sáng tạo, trước sự tỏa rọi của tia chiếu sáng tạo cần đào luyện, cứu rỗi chính bản ngã sáng tạo của mình. Thích Minh Châu nói: “Chỉ có một cuộc cách mạng quan trọng và có ý nghĩa, đó là cuộc cách mạng nội tâm của cá thể sáng tạo. Cách mạng nội tâm là cuộc cách mạng của ý thức, của tư tưởng toàn diện con người” Sau cuộc cách mạng nội tâm bùng nổ, cá thể sáng tạo phải lên đường, lên đường thực hiện sứ mệnh của mình bởi một lẽ vô cùng hiển nhiên là mọi đời sống đều phải thực hiện cứu cánh của nó, và mọi năng lực đều nhắm tới sự giải thoát toàn diện con người khỏi đời sống gian truân còn hằn sâu dấu vết đọa đầy. Con người như một Odyssey dũng lược muốn chủ động bước vào cuộc hành trình gian nan trắc trở mong tìm về quê hương, chốn hạnh phúc của mình, chứ không chịu há miệng chờ sung đón đợi ân sủng cứu rỗi từ thiên thai Ô-lanh-pơ rót xuống, mà trước hết con người muốn tự cứu rỗi lấy mình bằng chính hành động của mình. Sartre đã nói: “Có Chúa hay không có Chúa, cũng vậy thôi, con người vẫn phải tự cứu rỗi lấy mình”.
Bạn có nghĩ rằng sẽ có một Thiên Chúa mặc áo cho bạn không? Có một Thiên Chúa bón mớm cho bạn không? Không! Thiên Chúa cho chúng ta hoa hồng, chúng ta hãy chịu khó chưng cất lấy nước hoa cho đời sống của mình. Có một châm ngôn là: “Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ, còn con người tạo dựng những quốc gia của mình”. Bạn thử nghĩ xem, nếu như có một Thiên Chúa toàn năng đi nữa, thì Thiên Chúa cũng không muốn cất khỏi vai con người gánh nặng phải tự đào luyện lấy mình, mà ngược lại Thiên Chúa còn đổ thêm xuống đầu con người những gian nan đầy thử thách, những nẻo đường chông gai, những nạn hồng thủy, những núi lửa, những động đất... để thử sức xem con người có ngã lòng? Không! Dù thế nào đi nữa, con người luôn phải xây lấy diện mạo của mình, xây lên đất đứng của mình, và xây nên lịch sử của mình. Đó là sự nghiệp của con người, một sự nghiệp bất khả từ thác trách nhiệm khi con người phải mang lấy sứ mệnh làm người. Song con người không chỉ thiết kế thế giới của mình bằng những thành phố, hệ thống dẫn nước, bến cảng, đường bộ, và đường sắt, mà nhiệm vụ tối cao hơn của con người là phải xây lên giá trị của tâm hồn sao cho nó xứng danh phẩm giá của con người. Bởi vậy khi xây dựng thế giới, cùng một trật hãy xây dựng linh hồn, cũng vậy khi khôi phục thế giới hãy khôi phục linh hồn. Gagnon nói một câu theo tinh thần Kinh Thánh: “Khôi phục cả thiên hạ mà đánh mất linh hồn nào có ích gì”.
Xây dựng giá trị linh hồn! Tái thiết giá trị linh hồn! Khôi phục giá trị linh hồn! Cứu chuộc linh hồn! Cứu rỗi linh hồn! Đó phải là cứu cánh cao cả của tất cả các cây bút nhân văn.
Bạn là nhà văn, bạn muốn làm gì hơn nữa? Cây bút của bạn có đào được kênh, có xây được móng, có lợp được mái hay không?
Không! Sứ mệnh của bạn là tham gia vào việc cứu rỗi và gìn giữ tâm hồn nhân loại. Và muốn làm được việc đó, trước hết bạn phải trở nên một ngọn đèn sáng láng đã. Tagore nói: “Không bao giờ một ngọn đèn đã tắt có thể thắp sáng một ngọn đèn khác” (Jamais une lampe eteinte n’a pu en allumer une autre).
Nhà văn là ai? Anh ta thiết yếu là con người của chữ nghĩa, bởi chữ nghĩa và cho chữ nghĩa. Tất yếu không có nhà văn mù chữ, nhà văn tuyệt đối vô học. Khi nói nhà văn của chữ nghĩa thì không có nghĩa là nhà văn chỉ làm cái việc:
Nghề xếp chữ ôi nghề con trẻ
Dăm câu vui đắp đổi mấy câu sầu
(Xuân Diệu)
Chữ nghĩa không phải món rêu rao làm hàng suông cho cuộc đời, hoặc đọc véo von để phỉnh nịnh đôi tai thích nghe vần điệu, âm thanh, hoặc kích động tâm trí thích giật gân kỳ quái của những tâm hồn nông nổi. Chữ nghĩa tự thân phải hướng đến nhiệm vụ đền trả những bó lượm ngôn từ, kiến thức mà nó gặt hái trên cánh đồng giáo dục bằng cách gieo trồng lại chính chữ nghĩa cho cánh đồng đó. Hơn nữa bổn phận của chữ nghĩa phải hướng đến chân lý, công lý, và đạo lý làm người.
Văn là người. Vậy chúng ta phải hướng đến con người nào? Con người tinh khiết trong suốt như pho tượng thánh pha lê? Hay con người trầm đục u mê trong lạc thú như động vật? Không! Chúng ta hướng đến một con người chẳng phải thần thánh cũng chẳng phải động vật, một con người ở giữa trần gian, một con người ở trên đất đứng giữa thế giới này, một con người nhân loại cao cả như Kant nói: “Con người vì thuộc về nhân loại, là một cứu cánh tự thân và không phải bị hạ xuống cấp phương tiện”.
Con người là “một cứu cánh tự thân” nghĩa là con người phải là mục đích nhắm tới chính mình, con người là cứu cánh tối hậu của mình, là chủ nhân ông tôn vinh mình lên xứng với nhân phẩm cao cả nhất như hình ảnh và trí tuệ của con người ở bên trên tất cả những tạo vật khác, và con người sẽ sống với nhau - với bạn đời của mình trong sự tin cậy, bình đẳng và nhân ái xứng đáng như thể cuộc sống là trọn vẹn cho con người và vì con người. Con người tận hiến cho chính con người, cho xã hội của con người chứ không phải là vật thí thân cho bất kể mục đích phi nhân bản - hoặc ngoài mục đích của con người. Lý tưởng cần đạt đến con người chính là con người, đó là lý tưởng về một nhân loại lương hảo, công chính, tự do, và bác ái.
Con người là cứu cánh của con người!
Con người là lý tưởng của con người!
Cứu cánh là gì? Lý tưởng là gì? Cùng đích điều đó có phải là tinh thần thăng tiến đưa thân xác con người vào dự phóng - vào giá trị của một tâm hồn khao khát thăng hoa tuyệt đối. Hegel đã chẳng từng nói: “Cứu cánh là cứu cánh của tinh thần”. Bởi thế khi nhắm đưa con người vào cứu cánh, sứ mệnh của văn chương có thoát khỏi bổn phận cứu vãn linh hồn mà Platon nhắc nhở: “Người ta hết lòng chăm sóc đến sự giàu có, danh vọng mà không để ý đến tư tưởng, sự cứu vãn linh hồn” (Apologie). Còn ngả đường nào khác hơn nữa? Văn chương còn định làm gì khác hơn là tham dự vào cuộc hành trình của tư tưởng và khích khởi linh hồn? Chúng ta hãy bám sát cái sứ mệnh chữ nghĩa của văn chương, thì thấy rằng: Chữ nghĩa chỉ là hình ảnh, là ý nghĩa cuộc đời, về cuộc đời, chứ không phải chính thực tại cuộc đời đang phập phồng thở thứ dưỡng khí của trần gian. Đời sống văn chương là đời sống ảo huyền hoặc của bút mực đang hành trình trên những trang giấy phi thực tại.
Nhưng văn chương là gì? Nó là hình ảnh, là biểu tượng, là quan niệm, vậy nó thiết yếu sát cánh với đời sống suy tưởng và đời sống tinh thần. Một cuốn sách không ăn được, nhưng nó là thức ăn để bổ dưỡng tinh thần. Tuy nhiên văn chương không phải là thứ mây ngũ sắc phiêu lãng bồng bềnh trôi trên tận tầng trời bỏ mặc trần gian lam lũ trong những thân xác nặng nề. Linh hồn là linh hồn khi nó thiết yếu sát cánh và cấu kết với thân xác, và trong dự phóng cao cả của mình, nó muốn đưa đưa người anh em thể xác cật ruột của nó về cứu rỗi nơi ngưỡng cửa mở vào trời. Đó là đời sống toàn diện của con người: linh hồn và thể xác. Đó cũng là lẽ sống toàn diện của văn chương: cứu rỗi linh hồn và thể xác cùng một trật. Nhưng trước hết chúng ta hãy cứu rỗi thân xác đã, bởi thân xác luôn bị dè bỉu, hạ thấp và quên lãng như một công dân thấp cổ bé họng hay ô uế của nước tâm hồn. Trong Kinh Cựu Ước, sách Cô-rinh-tô, Chúa Trời có phán: “Đối với bộ phận ta cho là ô nhục, ta phải săn sóc hơn cả. Như bộ phận nhục dục chẳng hạn, ta phải chăm nom như thể vinh hạnh nhất. Còn đối với bộ phận tự nhiên đã cao quý, thì ta không cần tôn trọng bằng”.
Thân xác phải được tôn trọng như một sáng tạo sáng láng kề cận cùng linh hồn. Vả lại trong vương quốc cứu cánh siêu việt cao vòi vọi của linh hồn, thân xác là nền móng, nó phải được coi sóc tận tình như một công dân chịu nhiều thiệt thòi nhất - đó cũng là bổn phận bình đẳng và biết ơn của linh hồn, thánh Bernard nói: “Cái thiêng liêng không đi trước cái súc vật, trái lại cái thiêng liêng chỉ đến sau, vì vậy trước khi mang hình ảnh người cõi trời, chúng ta phải bắt đầu mang hình ảnh người cõi thế.”
Một Đức Chúa Jê su chịu đóng đanh trên thập giá để chở mang bớt gánh nặng ô nhục của kiếp người đày đọa trần gian, và Ngài hứa trở lại trong ngày tận thế để cứu vớt những công dân của Ngài. Và nhân danh Đức Chúa Cha, Ngài đã tuyên xưng để an lòng kẻ dưới thế: “Nước trời không phải ở trần gian này nhưng bắt đầu từ trần gian này”. Một Đức Phật đã ngộ Niết bàn trở lại cõi phù sinh trầm luân bể khổ để cứu độ chúng sinh còn mê muội, với một nỗi niềm day dứt rằng: “Còn một chúng sinh nào chưa thành Phật, thì ta cũng chưa thành Phật”. Vậy nhà văn làm gì, tham dự vào cuộc đời để cứu rỗi cuộc đời? Văn chương vì mọi người và cho mọi người. Nhưng trước hết và mãi mãi là vậy, văn chương nhắm đến mọi người qua từng nhịp cầu tâm hồn, từng trái tim độc giả. Văn chương trước hết là một cuộc đối thoại với độc giả của một tâm hồn văn sĩ riêng biệt, nó là cuộc đối thoại chữ nghĩa nhân văn của trái tim phóng rọi và trái tim hấp thụ, và ngược lại là cuộc đối thoại của những tia sáng phản tỉnh- độc giả với tâm thức tiếp thu của nhà văn. Nhưng mà khởi đầu văn học cứu rỗi ai? Berger nói: “Văn chương bao giờ cũng là một nỗ lực giải phóng cá nhân”. Đây là nền tảng đầu tiên, và ít nhất nếu bạn muốn phản đối điều đó, thì bạn cũng nên chấp nhận nó như bước khởi đầu sáng tạo của bản ngã nhà văn.
Nhà văn là ai? Trước hết anh phải là anh đã, nghĩa là anh phải mang lấy bản ngã của mình như một tác giả có bản ngã riêng biệt, và từ bản ngã ấy anh mới hình thành lên tác phẩm với những nhân vật của mình. Cái bản ngã của anh để xác định rằng: tác phẩm là của anh, tư tưởng tác phẩm là của anh, bút pháp là của anh.
Nhà văn sáng tạo trước hết là bởi mình, qua mình, sau đó mới từ mình phóng rọi đến độc giả thị kiến của mình. Tác phẩm của nhà văn chỉ là một bức thư nhiều trang đời ấp ủ của tác giả gửi đến người tình: bạn đọc. Simenon nói: “Viết lách không phải là một nghề nghiệp mà là một khuynh hướng về bất hạnh. Tại sao vậy? ... Nếu một người có nhu cầu thúc bách phải trở thành nghệ sĩ bởi vì hắn cần tìm kiếm mình qua những nhân vật của hắn, qua tất cả các tác phẩm của hắn”
Nhà văn là bản ngã của mình, bởi lẽ nhà văn có bổn phận phải mang lấy danh tác giả của mình, nhà văn hứng lấy cuộc thăng trầm khốc liệt của thời gian, đón nhận vinh quang của giới bạn đọc, cũng như búa rìu từ tứ phía của công luận. Nhà văn mang lấy tên mình, anh không trốn nổi khỏi bản ngã của mình cũng như không thể nào biệt xứ khỏi thân phận văn chương của mình. Và khi nhà văn muốn cứu rỗi mình như cứu rỗi một bản ngã đầu tiên trên thế giới cũng là lẽ đương nhiên và chính đáng. Sartre đã trình bày cuộc cứu rỗi bản ngã bế tắc của mình như: “Về sau tôi đã trình bày vui vẻ rằng con người thật là bế tắc, tôi đây cũng bế tắc, nhưng tôi khác người ở chỗ tôi có sứ mệnh tuyên bố sự bế tắc ấy ra, nhờ đó sự bế tắc này được biến hình, trở thành khả thể thâm sâu nhất của tôi, bàn đạp cho vinh dự của tôi”.
Sự giải thoát bế tắc của nhà văn được xem như nỗ lực đầu tiên để biến cải và đào luyện chính mình trở thành một tiềm năng với khả thể thâm sâu nhất. Nhà văn mang trọng trách như một ngọn đèn muốn phóng rọi vào tinh thần nhân loại ánh sáng nhân văn tự bản ngã của mình, bởi thế việc đầu tiên của nhà văn là phải trải nghiệm thử thách và biết tự đào luyện mình trở thành một bản ngã ưu tú và riêng có, như vậy mới mong tỏa sáng hay tham dự vào cuộc dấn thân cứu rỗi con người một cách xứng đáng nhất. Bởi vậy, trước sáng tạo, trước sự tỏa rọi của tia chiếu sáng tạo cần đào luyện, cứu rỗi chính bản ngã sáng tạo của mình. Thích Minh Châu nói: “Chỉ có một cuộc cách mạng quan trọng và có ý nghĩa, đó là cuộc cách mạng nội tâm của cá thể sáng tạo. Cách mạng nội tâm là cuộc cách mạng của ý thức, của tư tưởng toàn diện con người” Sau cuộc cách mạng nội tâm bùng nổ, cá thể sáng tạo phải lên đường, lên đường thực hiện sứ mệnh của mình bởi một lẽ vô cùng hiển nhiên là mọi đời sống đều phải thực hiện cứu cánh của nó, và mọi năng lực đều nhắm tới sự giải thoát toàn diện con người khỏi đời sống gian truân còn hằn sâu dấu vết đọa đầy. Con người như một Odyssey dũng lược muốn chủ động bước vào cuộc hành trình gian nan trắc trở mong tìm về quê hương, chốn hạnh phúc của mình, chứ không chịu há miệng chờ sung đón đợi ân sủng cứu rỗi từ thiên thai Ô-lanh-pơ rót xuống, mà trước hết con người muốn tự cứu rỗi lấy mình bằng chính hành động của mình. Sartre đã nói: “Có Chúa hay không có Chúa, cũng vậy thôi, con người vẫn phải tự cứu rỗi lấy mình”.
Bạn có nghĩ rằng sẽ có một Thiên Chúa mặc áo cho bạn không? Có một Thiên Chúa bón mớm cho bạn không? Không! Thiên Chúa cho chúng ta hoa hồng, chúng ta hãy chịu khó chưng cất lấy nước hoa cho đời sống của mình. Có một châm ngôn là: “Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ, còn con người tạo dựng những quốc gia của mình”. Bạn thử nghĩ xem, nếu như có một Thiên Chúa toàn năng đi nữa, thì Thiên Chúa cũng không muốn cất khỏi vai con người gánh nặng phải tự đào luyện lấy mình, mà ngược lại Thiên Chúa còn đổ thêm xuống đầu con người những gian nan đầy thử thách, những nẻo đường chông gai, những nạn hồng thủy, những núi lửa, những động đất... để thử sức xem con người có ngã lòng? Không! Dù thế nào đi nữa, con người luôn phải xây lấy diện mạo của mình, xây lên đất đứng của mình, và xây nên lịch sử của mình. Đó là sự nghiệp của con người, một sự nghiệp bất khả từ thác trách nhiệm khi con người phải mang lấy sứ mệnh làm người. Song con người không chỉ thiết kế thế giới của mình bằng những thành phố, hệ thống dẫn nước, bến cảng, đường bộ, và đường sắt, mà nhiệm vụ tối cao hơn của con người là phải xây lên giá trị của tâm hồn sao cho nó xứng danh phẩm giá của con người. Bởi vậy khi xây dựng thế giới, cùng một trật hãy xây dựng linh hồn, cũng vậy khi khôi phục thế giới hãy khôi phục linh hồn. Gagnon nói một câu theo tinh thần Kinh Thánh: “Khôi phục cả thiên hạ mà đánh mất linh hồn nào có ích gì”.
Xây dựng giá trị linh hồn! Tái thiết giá trị linh hồn! Khôi phục giá trị linh hồn! Cứu chuộc linh hồn! Cứu rỗi linh hồn! Đó phải là cứu cánh cao cả của tất cả các cây bút nhân văn.
Bạn là nhà văn, bạn muốn làm gì hơn nữa? Cây bút của bạn có đào được kênh, có xây được móng, có lợp được mái hay không?
Không! Sứ mệnh của bạn là tham gia vào việc cứu rỗi và gìn giữ tâm hồn nhân loại. Và muốn làm được việc đó, trước hết bạn phải trở nên một ngọn đèn sáng láng đã. Tagore nói: “Không bao giờ một ngọn đèn đã tắt có thể thắp sáng một ngọn đèn khác” (Jamais une lampe eteinte n’a pu en allumer une autre).
Nguyễn Hoàng Đức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét