Ký ức và tình yêu, quá khứ và những câu hỏi hồn nhiên, trong
trẻo, khát vọng sống và sự sẻ chia của tấm lòng người mẹ đã đẩy Xuân Quỳnh vào
cuộc hành trình đi tìm những câu trả lời để từ đó mở ra cho con trẻ những chân
trời mới lạ.
Xuân Quỳnh đã viết về quê hương:
Mỗi người có một quê
Ngày dại thơ để ở
Tuổi niên thiếu để yêu
Và lớn lên để nhớ...
Ngày dại thơ để ở
Tuổi niên thiếu để yêu
Và lớn lên để nhớ...
(Thành phố quê anh)
Xuân Quỳnh đã viết về những đứa con thân yêu của mình:
“Cháu Mi vẫn khỏe, em gửi cháu ở nhà trẻ Nguyễn Công Trứ...
Cháu ngoan và thương em, thương mẹ... Có hôm, em đưa cháu ra hiệu mua một cái
bánh kem bơ cho mình cháu ăn, còn em không ăn. Cháu hỏi: 'Sao mẹ không ăn?'. Em
bảo: 'Vì mẹ ăn tốn quá'. Thế là nó không bằng lòng, nhất định cứ xắn ra, chỉ ăn
một nửa, sau bảo mãi mới chịu ăn hết. Có lần em cho cháu cái kim đan để cháu
làm súng. Cháu hỏi: 'Mẹ mua mấy hào đôi kim đan?'. Em bảo: 'Ba hào'. Nó bảo:
'Lúc nào con có ba hào, con đưa mẹ để mẹ tiêu nhé' (Thư gửi chị gái Đông Mai - ngày
19/3/1976).
Ký ức và tình yêu, quá khứ và những câu hỏi hồn nhiên, trong
trẻo, khát vọng sống và sự sẻ chia của tấm lòng người mẹ đã đẩy Xuân Quỳnh vào
cuộc hành trình đi tìm những câu trả lời để từ đó mở ra cho con trẻ những chân
trời mới lạ. Xuân Quỳnh dành một quãng thơ của mình để ngân nga khúc nhạc yêu
thương, và trong đó, người đọc bắt gặp những cuộc trò chuyện tâm tình giữa con và mẹ,
giữa người hỏi - người đang “sở hữu” một tuổi thơ thánh thiện và người
trả lời - người đang nhìn ngày hôm qua bằng đôi mắt rất đỗi nhớ thương và
đang dang rộng vòng tay ấp ủ những bé thơ.
Xuân Quỳnh và con trai. Ảnh tư liệu.
|
Xuân Quỳnh đã chạm vào cõi thơ bằng bàn tay “đánh chắt chơi
chuyền thuở nhỏ - Hái rau dền rau dệt nấu canh - Tập vá may tết tóc cho mình -
Rồi áp mặt trên bàn tay khóc mẹ”. Bàn tay ấy, trái tim ấy luôn thổn thức vì
tình yêu. Và, cái con người “đam mê sống, đam mê yêu, đam mê trong thiên chức
làm vợ làm mẹ” ấy mê mải rong ruổi suốt cuộc hành trình của mình đi tìm những
câu trả lời, những đáp án thú vị cho những vì sao sáng long lanh
trong đôi mắt trẻ: Tại sao con gà sinh ra?, Sao trăng khuyết, trăng đầy?...
Có những bài thơ, ngay tựa đề, đã là câu hỏi. Người mẹ trẻ
gom góp từng câu hỏi hồn nhiên của con trẻ, gom góp từng sợi yêu thương lấp
lánh:
Mùa hè nắng ở nhà ta
Mùa đông nắng đi đâu mất?
Mùa đông nắng đi đâu mất?
Để rồi, chị ấp ủ những hạt giống, ươm mầm cho những lí giải rất
đỗi dễ thương:
Nắng ở xung quanh bình tích
Ủ nước chè tươi cho bà...
... Nắng vào quả cam, nắng ngọt
... Nắng lặn vào trong mùi thơmƯ
... Nắng thương chúng em giá rét
Nên nắng vào áo em đây...
Ủ nước chè tươi cho bà...
... Nắng vào quả cam, nắng ngọt
... Nắng lặn vào trong mùi thơmƯ
... Nắng thương chúng em giá rét
Nên nắng vào áo em đây...
Giọt nắng hiền lành trú ngụ đâu đây trong cuộc sống này. Vì nắng
đỏ hồng. Vì nắng ấm áp. Nắng ở trong thơ và trong lòng mẹ.
Với “Tại sao gà con sinh ra?”, người mẹ làm thơ Xuân Quỳnh
thao thiết, đau đáu về một niềm mong chờ hạnh phúc. Gà con sinh ra, vì sao nhỉ?
Vì “Thấy gà mẹ khổ quá - Cứ nằm liền ổ rơm - Thân xác xơ gày mòn - Không ăn mà
mãi thức”, nên “Thương mẹ đạp vỏ trứng - Thế là gà sinh ra”. Dòng chảy của yêu
thương vẫn rào rạt trong từng câu trả lời, nguyên khôi, thánh thiện.
Đi tìm câu trả lời trong yêu thương và thấy cuộc đời ngân lên
thành khúc hát, Xuân Quỳnh trả mình về trong tiếng gọi Mẹ của con
yêu:
Mẹ ơi mẹ có biết
Sao trăng khuyết, trăng gầy?
Sao trăng khuyết, trăng gầy?
(Muốn trăng luôn luôn tròn)
Và:
Má ơi, ai sinh cá
Ai làm ra cái kem
Đêm sao lại màu đen
Ban ngày sao màu trắng?
Ai làm ra cái kem
Đêm sao lại màu đen
Ban ngày sao màu trắng?
(Cắt nghĩa)
Hay:
Mẹ ơi, bông hoa kia
Là của ai hở mẹ
Cái màu xanh trên cửa
Kia nữa là của ai?
Là của ai hở mẹ
Cái màu xanh trên cửa
Kia nữa là của ai?
(Mẹ và con)
Những câu hỏi ấy như một niềm ám ảnh đối với Xuân Quỳnh - ám ảnh
tình yêu, ám ảnh khát vọng, ám ảnh nhớ thương... Cho nên chị cất giữ chúng
trong ngăn kéo yêu thương của mình, và không quên những hồi đáp đầy âu yếm:
Trăng khuyết là trăng gầy
Lúc buồn trăng khuyết thế
Trăng giống như là mẹ
Lúc con hư mẹ gầy.
Lúc buồn trăng khuyết thế
Trăng giống như là mẹ
Lúc con hư mẹ gầy.
(Muốn trăng luôn luôn tròn)
Câu trả lời gợi dẫn đến một phép so sánh bất ngờ: trăng được
ví như mẹ, người mẹ luôn hao gầy vì lo lắng cho con, luôn dõi theo từng bước
trưởng thành của con. Hình ảnh mẹ đổ bóng vào thơ, tự nhiên, dịu dàng như mặt
trăng cứ chảy hết từng giọt ánh sáng mát lành cho vầng kí ức tuổi thơ thêm trọn
vẹn.
Xuân Quỳnh luôn tìm tòi, khám phá, sáng tạo để thi vị hóa những
biến động trong cuộc sống, để mỗi câu trả lời là một nốt nhạc của tình yêu, nốt
nhạc ngân lên từ trái tim:
Ban ngày làm bằng nắng
Màu xanh làm bằng cây
Quả ớt làm bằng cay
Tiếng ồn sinh tàu điện
Gió trong con ốc biển
Ghé tai nghe mà xem...
A lại còn cái kem
Thì làm bằng mùa rét
Bông hoa làm bằng Tết
Tết làm cho hương thơm...
Màu xanh làm bằng cây
Quả ớt làm bằng cay
Tiếng ồn sinh tàu điện
Gió trong con ốc biển
Ghé tai nghe mà xem...
A lại còn cái kem
Thì làm bằng mùa rét
Bông hoa làm bằng Tết
Tết làm cho hương thơm...
Phép hoán vị hay nghịch đảo tạo nên nét tinh tế, ngộ nghĩnh
cho câu trả lời. Mọi vật xung quanh con đều có hồn, đều tạo nên nhau
như một lẽ tự nhiên. Còn con, con lại làm bằng yêu thương - Của cha và của
mẹ - Của bà và của ông - Của má nữa, biết không... Con là kết tinh, là
tình yêu hội tụ lại mà thành. Tình yêu ấy, yêu thương ấy là của cha mẹ, ông bà,
và hơn thế: Con làm bằng tất cả!
Xuân Quỳnh làm thơ, và kể chuyện cho con bằng thơ. Và, những lời
ru trên mặt đất dành cho con, cho khoảng trời tuổi thơ êm dịu cũng bằng
thơ. Bầu trời trong quả trứng là câu trả lời về những khát vọng bé bỏng,
về những tâm tình yêu thương; “Trời xanh của mỗi người” lại vẽ nên những hoài
niệm, những mong ngóng, những vết thương loang lổ sau chiến tranh, là những
khát khao khám phá, là hướng vọng tương lai; “Tuổi ngựa” đưa người đọc tí hon về
với cuộc phiêu lưu của tuổi, với đôi cánh muốn được bay xa, với đôi chân mang
theo nắng và gió của trăm miền nhưng đọng lại cuối cùng là con đường phía sau
lưng, nơi có Mẹ... Có những bài thơ là câu hỏi, có những bài thơ là sự “cắt
nghĩa”, là lời nhắn nhủ “Con chẳng biết được đâu”. Có những điệu nhạc chỉ dành
riêng cho một người (với những lời đề tặng: viết cho Tuấn Anh, tặng
Minh Vũ, tặng Quỳnh Thơ...), có những cung bậc lại là niềm ấp ủ cho biết
bao tuổi thơ ngày hôm qua và hôm nay nữa. Nhưng dù viết cho riêng ai chăng nữa,
trong Xuân Quỳnh là tất cả yêu thương:
Của con đấy con ơi
Đều của con tất cả
Cái màu xanh trên cửa
Cái bông hoa cuối vườn...
... Là của con cả đó
Cả mẹ cũng của con.
Đều của con tất cả
Cái màu xanh trên cửa
Cái bông hoa cuối vườn...
... Là của con cả đó
Cả mẹ cũng của con.
Để rồi, khi câu hỏi gợi chị về với sự nũng nịu được vỗ về: “Của
con sao nhiều thế?”, Xuân Quỳnh ngập tràn trong hạnh phúc yêu và được yêu:
Ừ của con nhiều quá
Nhưng mẹ lại nhiều hơn
Vì tất cả của con
Mà con là của mẹ.
Nhưng mẹ lại nhiều hơn
Vì tất cả của con
Mà con là của mẹ.
Bắt đầu với những câu hỏi, trọn vẹn yêu thương trong từng câu
trả lời, một cách giản dị, Xuân Quỳnh đem đến thế giới tuổi thơ một định nghĩa
về tình yêu. Tình yêu ấy được thắp bởi những dòng ánh sáng của ban mai, thanh
khiết như giọt sương trong trẻo, tình yêu ấy có trong từng sợi nắng ngọt, có ở
cả cái cựa mình lặng lẽ khi gà mẹ ấp iu ổ trứng... Một đời người quá ngắn ngủi
để hiến dâng mật ngọt cho thơ, nhưng với rất nhỏ bé những câu trả lời, Xuân Quỳnh
đã để lại trong cõi thi ca một hình ảnh Mẹ lấp lánh, thiết tha, một niềm thương
mà mỗi tuổi ấu thơ không bao giờ quên được.
Ngân Quỳnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét