Đèn không hắt bóng
Thực ra, sau này tôi tự hỏi? Tôi có sợ chết hay không?. Tôi
cũng chẳng biết nữa, tôi chỉ biết rằng trong thời gian trước và sau khi mổ, trước
mọi diễn biến tinh thần tôi vẫn thoải mái, lạc quan. Hình như tôi
rơi vào một ảo giác, tôi thấy mình tự hỏi mình: “Tôi sắp chết vậy phải làm thế
nào”? bất chợt tôi như nghe văng vẳng một bản nhạc của Phạm Duy [1]:
Tôi được đưa lên lầu 3, vào hành lang phòng mổ. Hành lang rộng
mênh mông, nơi một không gian cách ly lạnh lẽo, người ta đi qua lại thoăn thoắt
mà không nghe một tiếng động. Vật dụng bằng kim loại sáng bóng phù hợp với
nhiệt độ lạnh buốt ở khu vực phẫu thuật của Bệnh Viện.
Tôi nằm trên băng ca, người ta lặng lẽ đưa tôi vào
phòng mổ. Một thứ ánh sáng không làm dịu mắt mà cũng không làm lóa mắt, có 3
chóa đèn lớn chụm vào nhau tạo ra một hiệu ứng, người ta gọi là đèn không hắt
bóng. Bác sĩ và ê kíp mổ hỏi tôi theo thủ tục rồi bắt đầu rạch một đường trên bụng,
ông hỏi tôi “có đau không”?. Tôi trả lời “không đau” Khoảng 5 phút sau họ
đặt một ống hút để bơm dịch nhầy trong bàng quan cho thoát ra ngoài, rồi rửa sạch
lại. Diễn biến ca mổ trong vòng 15 phút. Sau đó tôi được đưa vào phòng hậu phẫu.
Thực ra, sau này tôi tự hỏi?. Tôi có sợ chết hay không?. Tôi
cũng chẳng biết nữa, tôi chỉ biết rằng trong thời gian trước và sau khi mổ, trước
mọi diễn biến tinh thần tôi vẫn thoải mái, lạc quan. Hình như tôi
rơi vào một ảo giác, tôi thấy mình tự hỏi mình: “Tôi sắp chết vậy phải làm thế
nào”? bất chợt tôi như nghe văng vẳng một bản nhạc của Phạm Duy [1]:
Rồi mai đây tôi sẽ chết trên đường về với cõi hết
Tôi sẽ đem theo với tôi những gì đây?
Rồi mai đây tôi hóa kiếp
Trong lòng còn bao luyến tiếc
Tôi sẽ đem theo với tôi những gì đây?
Những gì sẽ đem theo vào cõi chết
Phạm Duy - Khánh ly
Tôi cám ơn những ý tưởng trong ca từ mà chưa bao giờ
tôi thấy ý nghĩa như vậy. Trong cái giấc mơ hư ảo này, tôi chợt nhớ
lúc tuổi còn trẻ có đọc qua tập thơ “Người hành giả và khúc trường ca sanh tử”
[2], quả thực là không có chỗ bắt đầu và chỗ kết thúc trên cuộc hành trình vô tận
này. Người ta phải sinh tồn, đấu tranh và cuối cùng đi đến cái chết. Có gì bất
công trong cuộc đời hạn hẹp ngắn ngủi của đời người.
Ngay lúc đó tôi cảm thấy thú vị khi khám phá ra rằng tôi là một
thực thể nhỏ bé đang hòa lẫn vào vũ trụ bao la. Tôi muốn hòa nhập vào vũ trụ
này như một nốt nhạc hòa lẫn vào bản giao hưởng bất tận của khúc trường ca sinh
tử. Khi đi qua hành lang tôi muốn như loài chim bay lượn vào không gian tươi
mát đó. Quả thực lúc đó trời xanh bao la một màu xanh tràn đầy hy vọng.
Tôi cám ơn cuộc đời, tôi đã vứt bỏ lại tất cả nên tôi không còn sợ chết nữa.
Trong phim “Người chim” [3] diễn viên người Mỹ [4] nổi tiếng
vang dội nhờ một tình huống bất ngờ vào cảnh cuối của vở diễn, thay vì bắn vào
tình địch, ông ta lại bắn vào mình, may mắn là viên đạn chỉ sướt qua mũi của
ông, ông nằm bất tỉnh trên sàn diễn, trong khán phòng mọi người đều đứng lên vỗ
tay hoan hô ông ta.
Trong một trường đoạn cuối phim, con gái đến thăm ông ở một
khách sạn sang trọng, sau khi cha con bày tỏ tình cảm, cô con gái ôm bó hoa để
vào lòng cha rồi đi ra ngoài. Sau đó cô con gái trở lại phòng thì cha cô đã biến
mất, cô đến bên cửa sổ ngước nhìn lên không gian xanh thẳm, cô mỉm cười, mọi bế
tắt của cha cô giờ đây đã được giải tỏa một cách tốt đẹp.
Khi tôi viết những dòng này, một ý tưởng kỳ thú hiện lên
trong đầu tôi, tôi muốn đề cập đến một thứ gọi là Ngôn ngữ trắng [5], nếu tôi
thực hiện vào vai của diễn viên người Mỹ ấy. Thì tôi biểu cảm bằng Ngôn ngữ trắng.
Tôi mơ màng nghĩ mình là “Người chim” bay lượn trong không
gian vô tận, cuốn hút vào một cõi hư thực tuyệt vời trong một mối liên kết chặt
chẽ, tôi chính là thế giới hòa vào không gian mênh mông của thế giới này.
Ghi chú:
[1] Cố nhạc sĩ Phạm Duy và nhạc phẩm: Những gì sẽ đem theo vào cõi chết.
[2] Người hành giả và khúc trường ca sinh tử;
1974 - Tổ ấm, NXB Trẻ 1988. Tác giả: Ngô Nguyên Nghiễm.
[3] Người chim: Birdman hoặc (The
Unexpected Virtue of Ignorance)
[4] Diễn Viên: Michael Keaton.
[5] (Tác giả) Ngôn ngữ trắng: Lìa tâm, Ý, Ý thức (Ly tứ cú, Tuyệt bách phi).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét