Đến chào "Thi nhân Việt Nam" cuối cùng
Một buổi chiều mùa đông, tôi men theo phố Thụy Khuê, tôi đến
một địa chỉ dễ thuộc và dễ nhớ, nhà số 1, ngõ 234, để tìm gặp nhà thơ Xuân Tâm.
Ngôi nhà cấp 4 của ông giản dị, cũ kỹ theo kiểu nông thôn trước đây. Đi qua cái
cổng nhỏ, giữa sân là một cây hồng xiêm cành lá khẳng khiu vào mùa rét mướt.
Nhà thơ Xuân Tâm nằm ở giường, thấy tôi bước vào, ông ngồi dậy và đến ngồi cạnh
chiếc bàn uống nước. Tôi mỉm cười kính cẩn chào ông, ông không đáp trả, cũng chẳng
cười, chỉ hơi gật đầu, đôi mắt ông mở to trên gương mặt đã xương xẩu và bị những
nét thời gian làm cho cũ kỹ. Nhà thơ Xuân Tâm tên thật là Phan Hạp. Ông sinh
năm 1916 tại làng Bảo An, Phủ Điện Bàn, Quang Nam. Thuở nhỏ, ông học trường quốc
học Huế, có bằng Thành chung và đã có thơ in ở từ tuổi thanh niên. Tập thơ đầu
tay của ông là “Lời tim non” được xuất bản năm 1941, gồm 35 bài...
Nhà thơ Xuân Tâm từng kể lại rằng, dạo ấy, khi ông đang làm
việc ở Đà Nẵng ông đã có nhiều thơ gửi thơ in trên các tạp chí Tân Văn, Sông
Hương và năm 1941 ông đã gửi tập bản thảo “Lời tim non” qua bưu điện tới một
nhà xuất bản ở Hà Nội. Sau khi xem tập thơ có chất lượng tốt, nhà xuất bản liền
gọi điện cho ông, hỏi ông in bao nhiêu tập? Ông đã bỏ tiền túi ra in 500 cuốn
đem bán ở Đà Nẵng, Hội An được một ít, còn một ít tặng bạn bè. Dạo đó, ông mới
bước vào tuổi 25, sau khi lấy vợ được một năm. Cũng sau khi ra tập sách này, ông
đã được hai nhà phê bình văn học Hoài Thanh - Hoài Chân để mắt tới. Sự tao ngộ
của Xuân Tâm và cuốn “Thi nhân Việt Nam” rất tình cờ, tình cờ như chính việc
ông đến với văn chương.
Trong cuốn “Thi nhân Việt Nam” Hoài Thanh - Hoài Chân nhận xét: “Mặc dầu cảnh Huế cơ hồ Xuân Tâm không nói đến, không khí sông Hương, núi Ngự vẫn mang mác trong thơ Xuân Tâm. Tìm kiếm Xuân Tâm hoài, tôi chỉ thấy một ít Xuân Diệu, một ít Huy Cận và rất nhiều Huế. Một Xuân Diệu không tha thiết, một Huy Cận không buồn mênh mông, một xứ Huế không có cái bâng khuâng của Phan Văn Dật, cái vẻ tài hoa của Nguyễn Đình Thư, cái dáng non yếu của Mộng Huyền, cái vẻ ngây thơ của Thu Hồng, cái ẩn ước của Thanh Tịnh. Huế ở đây trong sạch, đứng đắn và nhất là có chừng mực. Nhà văn sĩ Pháp Pujarniscle viết về Huế có câu: “Thành phố mỉm cười khi thương đau, thở than khi vui vẻ”. Quả có thế. Vui hay buồn ở Xuân Tâm đều có vẻ dịu dàng, vừa phải: “Đám cưới, người ta vui vẻ nhỉ/ Pháo tràng gieo đỏ, tiệc liên miên/ Riêng tôi đi tránh, buồn và nghĩ: - Cảnh ấy nào đâu phải cảnh tiên...”. Và khi vui: “Thấy chiều, hớn hở tôi ra đón/ Như đứa trẻ con thấy mẹ về/ Chiều buồn, chiều đẹp, chiều mơn trớn/ Chiếu ru êm ái khúc lòng tê...”. Trong “Thi nhân Việt Nam” cũng giới thiệu bài thơ “Nghỉ hè” của Xuân Tâm, bài thơ được ông sáng tác năm 20 tuổi, từng được giải nhất trong cuộc thi của báo Bạn Đường (năm 1941). Bài thơ đơn giản chỉ tả lại tâm trạng háo hức, vui sướng của chàng thanh niên Xuân Tâm thời ấy khi bước vào kỳ nghỉ hè, nhưng đằng sau câu chữ đã nói lên được những mơ ước xa xôi về một ngày mai đầy ánh sáng: “Sung sướng quá, giờ cuối cùng đã hết/ Đoàn trai non hớn hở rủ nhau về/ Chín mươi ngày nhảy nhót ở miền quê/ Ôi tất cả mùa xuân trong mùa hạ/ Một nét mặt, trăm tiếng cười rộn rã/ Lời trên môi chen chúc nối nghìn câu/ Chờ đêm nay, sáng sớm bước lên tàu/ Ăn chẳng được, lòng nôn nao khó ngủ/ Trong khoảnh khắc sách, bài là giấy cũ/ Nhớ làm chi. Thầy mẹ đợi, em trông/ Trên đường làng huyết phượng nở thành bông/ Và vườn rộng nhiều trái cây ngon ngọt/ Kiểm soát kỹ, có khi còn thiếu sót/ Rương chật rồi, khó nhốt cả niềm vui/ Tay bắt tay, hồng không chút bùi ngùi/ Các bạn hỡi, trời mai đầy ánh sáng.”. Sau này, hai bài thơ in trong “Thi nhân Việt Nam” là “Xa lạ” và “Nghỉ hè” đã được đưa vào sách giáo khoa trích giảng văn học trong nhà trường ở Miền Bắc một thời. Trong kháng chiến chống Pháp, Xuân Tâm làm Giám đốc Sở Ngân khố Liên khu Năm. Tập kết ra Bắc, ông được điều về công tác tại Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ kế hoạch - Đầu tư) cho đến khi nghỉ hưu (năm 1977).
Xuân Tâm là một thi sĩ đi ngang vào thơ, nên thời gian sau này, vì bận rộn với những công việc chính ở Ủy ban kế hoạch Nhà nước, ông không thể dành toàn tâm, toàn ý cho thi ca. Sau tập thứ nhất in năm 1941, mãi đến năm 1990, ông mới cho xuất bản tập thơ thứ 2 “Dòng thời gian”. Tập thơ là lời tâm sự chân tình của một người yêu thơ, vướng vào thơ như một định mệnh khó rời. Ông viết: “Thơ ở cùng tôi giữa đất trời/ Đừng theo mấy giớ chốn xa khơi/ Tôi trông thơ đến từng mai sáng/ Và nguyện yêu thơ đến trọn đời”. Khi về nghỉ hưu, nhà thơ Xuân Tâm không chỉ sáng tác thơ mà ông còn dịch thơ. Cuốn kịch thơ bi hài Lơ-xit của Pi-e Coóc-nây (Nhà viết kịch nổi tiếng của Pháp) mà ông dịch đã được Nhà xuất bản Văn học in năm 1999 với số lượng lớn 3.000 cuốn với lời giới thiệu của nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh. Trong cuốn kịch thơ, ngay ở trang đầu, đã có mấy câu thơ của dịch giả thay cho lời tựa: “Kính gửi hương hồn Piecor nây/ Người hơn tôi ba thế kỷ/ Nên ngày nay tôi mới dịch thơ Người/ Xin nhận nơi đây những lời tri kỷ/ Dịch thơ người, tôi dịch với thơ tôi...”. Chưa hết, trong cuốn sách ông còn giữ được, có một dòng chữ viết tay của Xuân Tâm: “Quyển sách này dành riêng cho hai ta”. “Hai ta” ở đây chính là ông và người vợ, người nữ sinh Đồng Khánh Huế đã khiến cho Xuân Tâm “ngẩn ngơ lòng” viết nên hai câu thơ đã đi vào đời sống văn học như hai câu ca dao tuyệt hay:
Học trò xứ Quảng ra thi
Gặp cô gái Huế bỏ đi không đành
có lẽ, hiếm có mối tình thi nhân nào đã ở lại trong văn học và người thơ vẫn ở lại với cuộc đời cho đến khi bóng của mối tình ấy đã trường tồn trong những câu thơ. Bây giờ hai câu “Học trò xứ Quảng ra thi/ Gặp cô gái Huế bỏ đi không đành” đã đi vào dân gian như một mối duyên kỳ ngộ của hai mảnh đất trai tài gái sắc. Khi tôi hỏi về mối tình của ông với cô nữ sinh Đồng Khánh, Nhà thơ Xuân Tâm kể lại rằng, đó là mối tình đầu tiên và cũng là mối tình duy nhất của đời ông. Những năm bốn mươi của thế kỷ trước ở Huế, chàng trai xứ Quảng là ông ra Huế và đắm say một cô nữ sinh bằng tuổi. Hình ảnh của tà áo tím mộng mơ đi vào thơ nhưng với ông còn hiện hữu ở cuộc đời. Nàng áo dài thướt tha mỗi lần ôm cặp hay đạp xe đi qua cầu Trường Tiền đã làm cho nhà thơ Xuân Tâm mê mẩn. Những vần thơ tặng người thơ cũng đã được viết lên trong tập “Lời tim non” và cũng không ai khác, chính người con gái ấy, đã là nguồn thi hứng vô tận cho cây bút Xuân Tâm cất cánh: “Tuổi thanh xuân em nữ sinh Đồng Khánh/ Anh học sinh Quốc Học thân thương/ Hai trường bên nhau chung một con đường/ Con đường hẹp để cho tình mở rộng” (Áo tím). Sau này, cô nữ sinh Đồng Khánh cũng đã theo chồng ra Bắc làm cô giáo, cô Phạm Thị Mua. Một thời, bà từng làm Hiệu trưởng trường Bưởi, nay là trường Chu Văn An.
Nhà thơ Tế Hanh, khi viết lời giới thiệu cho tập thơ “Dòng thời gian” đã viết đại ý rằng Xuân Tâm có cái may mắn là yêu và được yêu. Tình yêu giữa người học sinh trường Quốc Học và người nữ sinh Đồng Khánh, Huế trong khung cảnh sông Hương núi Ngự thật đẹp và đã trở thành tình bạn đời đến già. Cho nên nhà thơ khẳng định không thể có một mối tình khác thay thế được: “Thi sĩ không sao vá được tình/ Mỗi lời ân ái đóng hơn đinh/ Trong hồn trong thịt trong xương tủy/ Dưới sóng thời gian chẳng đổi hình” (Vá tình)
Hai người bạn đời, bạn thơ, bạn tâm giao ấy đã bước gần đến tuổi “bách niên giai lão”, họ đã có nhau hơn 70 năm trong đời và tình cảm của ông bà vẫn ấm áp như thuở nào. Giờ đây, ở tuổi 94, bà đã yếu đi nhiều và rất khó khăn trong việc đi lại nhưng dường như, trong ánh mắt, nụ cười bà vẫn đầy nghị lực, vì bà biết rằng, chỉ cách vài bước chân, là có người bạn đời, chàng thi sĩ ít nói, ít cười luôn ở cạnh bà cùng chia ngọt sẻ bùi những buồn vui, hạnh phúc!
Dường như không thể ngồi lâu, lại khó lục lại trí nhớ một cách nhanh chóng, sau câu chuyện đời, chuyện thơ kể cho tôi nghe, nhà thơ Xuân Tâm đã thấm mệt. Đôi mắt ông thỉnh thoảng tư lự đến lạ lùng, tuồng như, nếu tôi không hỏi chuyện, có lẽ ông đã mù mờ không nhận ra tôi đang có mặt ngay trước mặt ông. Cũng có thể, giữa những khoảng im lặng ấy, ông đang hồi ức lại thuở gặp gỡ của ông với các nhà thơ “Thi nhân Việt Nam”, cũng có thể, ông đang nhớ lại tà áo tím thuở nào trên cầu Trường Tiền. Cũng có thể, ông đang nhớ quê hương, ông bảo rằng, đã lâu rồi, vì sức khỏe không cho phép, ông đã không trở về thăm mảnh đất Điện Bàn, Quảng Nam yêu thương. Rồi lúc nhớ ra, ông chỉ vào bức ảnh của người con trai, nhà báo, liệt sĩ Phan Hoài Nam, phóng viên TTXVN đã hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ, để rồi mắt ông bỗng hoe hoe đỏ. Hai người con gái của ông người gần người xa, cũng phải lo cho gia đình, chỉ chạy qua chạy lại chăm mẹ cha chốc lát. Những sinh hoạt ăn uống hàng ngày của ông bà nhờ cả vào người giúp việc. Ở tuổi này, ông bà cũng chẳng có nhiều nhu cầu, may mắn là họ vẫn có nhau...
Tôi tạm biệt nhà thơ Xuân Tâm ra về lúc trời đã lấm chấm hoàng hôn. Những ánh nắng
cuối ngày sót lại làm không gian ban chiều tĩnh mịch và lạnh hơn trong tiết trời
mùa đông. Phía bên trái cổng nhà ông là Hồ Tây khiến cho gió lên càng buốt.
Nhưng có lẽ căn nhà ông, sẽ được che chắn bởi lòng hai con người thủy chung bên
nhau suốt hơn 70 năm trời, và những câu thơ ông làm tặng bà vẫn còn nồng nàn
tình ý:
“Ngày xuân muốn ngắm cành đào
Mai vàng giữa Huế thuở nào khó quên
Xuân xưa in bóng hình em
Xuân này con giữ êm đềm mùi hương
Cánh vàng nhỏ nhẹ vương vương
Nhớ sao giây phút yêu đương buổi đầu”.
Trong cuốn “Thi nhân Việt Nam” Hoài Thanh - Hoài Chân nhận xét: “Mặc dầu cảnh Huế cơ hồ Xuân Tâm không nói đến, không khí sông Hương, núi Ngự vẫn mang mác trong thơ Xuân Tâm. Tìm kiếm Xuân Tâm hoài, tôi chỉ thấy một ít Xuân Diệu, một ít Huy Cận và rất nhiều Huế. Một Xuân Diệu không tha thiết, một Huy Cận không buồn mênh mông, một xứ Huế không có cái bâng khuâng của Phan Văn Dật, cái vẻ tài hoa của Nguyễn Đình Thư, cái dáng non yếu của Mộng Huyền, cái vẻ ngây thơ của Thu Hồng, cái ẩn ước của Thanh Tịnh. Huế ở đây trong sạch, đứng đắn và nhất là có chừng mực. Nhà văn sĩ Pháp Pujarniscle viết về Huế có câu: “Thành phố mỉm cười khi thương đau, thở than khi vui vẻ”. Quả có thế. Vui hay buồn ở Xuân Tâm đều có vẻ dịu dàng, vừa phải: “Đám cưới, người ta vui vẻ nhỉ/ Pháo tràng gieo đỏ, tiệc liên miên/ Riêng tôi đi tránh, buồn và nghĩ: - Cảnh ấy nào đâu phải cảnh tiên...”. Và khi vui: “Thấy chiều, hớn hở tôi ra đón/ Như đứa trẻ con thấy mẹ về/ Chiều buồn, chiều đẹp, chiều mơn trớn/ Chiếu ru êm ái khúc lòng tê...”. Trong “Thi nhân Việt Nam” cũng giới thiệu bài thơ “Nghỉ hè” của Xuân Tâm, bài thơ được ông sáng tác năm 20 tuổi, từng được giải nhất trong cuộc thi của báo Bạn Đường (năm 1941). Bài thơ đơn giản chỉ tả lại tâm trạng háo hức, vui sướng của chàng thanh niên Xuân Tâm thời ấy khi bước vào kỳ nghỉ hè, nhưng đằng sau câu chữ đã nói lên được những mơ ước xa xôi về một ngày mai đầy ánh sáng: “Sung sướng quá, giờ cuối cùng đã hết/ Đoàn trai non hớn hở rủ nhau về/ Chín mươi ngày nhảy nhót ở miền quê/ Ôi tất cả mùa xuân trong mùa hạ/ Một nét mặt, trăm tiếng cười rộn rã/ Lời trên môi chen chúc nối nghìn câu/ Chờ đêm nay, sáng sớm bước lên tàu/ Ăn chẳng được, lòng nôn nao khó ngủ/ Trong khoảnh khắc sách, bài là giấy cũ/ Nhớ làm chi. Thầy mẹ đợi, em trông/ Trên đường làng huyết phượng nở thành bông/ Và vườn rộng nhiều trái cây ngon ngọt/ Kiểm soát kỹ, có khi còn thiếu sót/ Rương chật rồi, khó nhốt cả niềm vui/ Tay bắt tay, hồng không chút bùi ngùi/ Các bạn hỡi, trời mai đầy ánh sáng.”. Sau này, hai bài thơ in trong “Thi nhân Việt Nam” là “Xa lạ” và “Nghỉ hè” đã được đưa vào sách giáo khoa trích giảng văn học trong nhà trường ở Miền Bắc một thời. Trong kháng chiến chống Pháp, Xuân Tâm làm Giám đốc Sở Ngân khố Liên khu Năm. Tập kết ra Bắc, ông được điều về công tác tại Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ kế hoạch - Đầu tư) cho đến khi nghỉ hưu (năm 1977).
Xuân Tâm là một thi sĩ đi ngang vào thơ, nên thời gian sau này, vì bận rộn với những công việc chính ở Ủy ban kế hoạch Nhà nước, ông không thể dành toàn tâm, toàn ý cho thi ca. Sau tập thứ nhất in năm 1941, mãi đến năm 1990, ông mới cho xuất bản tập thơ thứ 2 “Dòng thời gian”. Tập thơ là lời tâm sự chân tình của một người yêu thơ, vướng vào thơ như một định mệnh khó rời. Ông viết: “Thơ ở cùng tôi giữa đất trời/ Đừng theo mấy giớ chốn xa khơi/ Tôi trông thơ đến từng mai sáng/ Và nguyện yêu thơ đến trọn đời”. Khi về nghỉ hưu, nhà thơ Xuân Tâm không chỉ sáng tác thơ mà ông còn dịch thơ. Cuốn kịch thơ bi hài Lơ-xit của Pi-e Coóc-nây (Nhà viết kịch nổi tiếng của Pháp) mà ông dịch đã được Nhà xuất bản Văn học in năm 1999 với số lượng lớn 3.000 cuốn với lời giới thiệu của nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh. Trong cuốn kịch thơ, ngay ở trang đầu, đã có mấy câu thơ của dịch giả thay cho lời tựa: “Kính gửi hương hồn Piecor nây/ Người hơn tôi ba thế kỷ/ Nên ngày nay tôi mới dịch thơ Người/ Xin nhận nơi đây những lời tri kỷ/ Dịch thơ người, tôi dịch với thơ tôi...”. Chưa hết, trong cuốn sách ông còn giữ được, có một dòng chữ viết tay của Xuân Tâm: “Quyển sách này dành riêng cho hai ta”. “Hai ta” ở đây chính là ông và người vợ, người nữ sinh Đồng Khánh Huế đã khiến cho Xuân Tâm “ngẩn ngơ lòng” viết nên hai câu thơ đã đi vào đời sống văn học như hai câu ca dao tuyệt hay:
Học trò xứ Quảng ra thi
Gặp cô gái Huế bỏ đi không đành
có lẽ, hiếm có mối tình thi nhân nào đã ở lại trong văn học và người thơ vẫn ở lại với cuộc đời cho đến khi bóng của mối tình ấy đã trường tồn trong những câu thơ. Bây giờ hai câu “Học trò xứ Quảng ra thi/ Gặp cô gái Huế bỏ đi không đành” đã đi vào dân gian như một mối duyên kỳ ngộ của hai mảnh đất trai tài gái sắc. Khi tôi hỏi về mối tình của ông với cô nữ sinh Đồng Khánh, Nhà thơ Xuân Tâm kể lại rằng, đó là mối tình đầu tiên và cũng là mối tình duy nhất của đời ông. Những năm bốn mươi của thế kỷ trước ở Huế, chàng trai xứ Quảng là ông ra Huế và đắm say một cô nữ sinh bằng tuổi. Hình ảnh của tà áo tím mộng mơ đi vào thơ nhưng với ông còn hiện hữu ở cuộc đời. Nàng áo dài thướt tha mỗi lần ôm cặp hay đạp xe đi qua cầu Trường Tiền đã làm cho nhà thơ Xuân Tâm mê mẩn. Những vần thơ tặng người thơ cũng đã được viết lên trong tập “Lời tim non” và cũng không ai khác, chính người con gái ấy, đã là nguồn thi hứng vô tận cho cây bút Xuân Tâm cất cánh: “Tuổi thanh xuân em nữ sinh Đồng Khánh/ Anh học sinh Quốc Học thân thương/ Hai trường bên nhau chung một con đường/ Con đường hẹp để cho tình mở rộng” (Áo tím). Sau này, cô nữ sinh Đồng Khánh cũng đã theo chồng ra Bắc làm cô giáo, cô Phạm Thị Mua. Một thời, bà từng làm Hiệu trưởng trường Bưởi, nay là trường Chu Văn An.
Nhà thơ Tế Hanh, khi viết lời giới thiệu cho tập thơ “Dòng thời gian” đã viết đại ý rằng Xuân Tâm có cái may mắn là yêu và được yêu. Tình yêu giữa người học sinh trường Quốc Học và người nữ sinh Đồng Khánh, Huế trong khung cảnh sông Hương núi Ngự thật đẹp và đã trở thành tình bạn đời đến già. Cho nên nhà thơ khẳng định không thể có một mối tình khác thay thế được: “Thi sĩ không sao vá được tình/ Mỗi lời ân ái đóng hơn đinh/ Trong hồn trong thịt trong xương tủy/ Dưới sóng thời gian chẳng đổi hình” (Vá tình)
Hai người bạn đời, bạn thơ, bạn tâm giao ấy đã bước gần đến tuổi “bách niên giai lão”, họ đã có nhau hơn 70 năm trong đời và tình cảm của ông bà vẫn ấm áp như thuở nào. Giờ đây, ở tuổi 94, bà đã yếu đi nhiều và rất khó khăn trong việc đi lại nhưng dường như, trong ánh mắt, nụ cười bà vẫn đầy nghị lực, vì bà biết rằng, chỉ cách vài bước chân, là có người bạn đời, chàng thi sĩ ít nói, ít cười luôn ở cạnh bà cùng chia ngọt sẻ bùi những buồn vui, hạnh phúc!
Dường như không thể ngồi lâu, lại khó lục lại trí nhớ một cách nhanh chóng, sau câu chuyện đời, chuyện thơ kể cho tôi nghe, nhà thơ Xuân Tâm đã thấm mệt. Đôi mắt ông thỉnh thoảng tư lự đến lạ lùng, tuồng như, nếu tôi không hỏi chuyện, có lẽ ông đã mù mờ không nhận ra tôi đang có mặt ngay trước mặt ông. Cũng có thể, giữa những khoảng im lặng ấy, ông đang hồi ức lại thuở gặp gỡ của ông với các nhà thơ “Thi nhân Việt Nam”, cũng có thể, ông đang nhớ lại tà áo tím thuở nào trên cầu Trường Tiền. Cũng có thể, ông đang nhớ quê hương, ông bảo rằng, đã lâu rồi, vì sức khỏe không cho phép, ông đã không trở về thăm mảnh đất Điện Bàn, Quảng Nam yêu thương. Rồi lúc nhớ ra, ông chỉ vào bức ảnh của người con trai, nhà báo, liệt sĩ Phan Hoài Nam, phóng viên TTXVN đã hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ, để rồi mắt ông bỗng hoe hoe đỏ. Hai người con gái của ông người gần người xa, cũng phải lo cho gia đình, chỉ chạy qua chạy lại chăm mẹ cha chốc lát. Những sinh hoạt ăn uống hàng ngày của ông bà nhờ cả vào người giúp việc. Ở tuổi này, ông bà cũng chẳng có nhiều nhu cầu, may mắn là họ vẫn có nhau...
“Ngày xuân muốn ngắm cành đào
Mai vàng giữa Huế thuở nào khó quên
Xuân xưa in bóng hình em
Xuân này con giữ êm đềm mùi hương
Cánh vàng nhỏ nhẹ vương vương
Nhớ sao giây phút yêu đương buổi đầu”.
Trần Hoàng Thiên Kim
Nguồn: Lethieunhon.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét