Mùa hè oi bức, thật thích hợp cho một chuyến lênh đênh trên
thuyền khám phá những trầm tích núi lửa nằm yên bình bên sóng hàng triệu năm ở
Bình Châu (Bình Sơn, Quảng Ngãi), cùng cơ hội thưởng thức hải sản tươi sống ngọt
lịm.
Thạch Ky Điếu Tẩu đẹp nên thơ vào buổi sáng - Ảnh: Đào Tiến Đạt
Gió biển mát lạnh, những triền đá nhấp nhô, con thuyền thong
thả lướt trên sóng để du khách thỏa sức ngắm nhìn những khối đá núi lửa với
muôn hình thù kỳ dị.
Sóng xô triền đá
Tháng 6, nắng đổ về miền Trung phả hơi nóng hầm hập, chúng tôi thuê một chiếc thuyền nhỏ lênh đênh khám phá những triền núi lửa từ cảng Sa Kỳ ra đến tận cảng Dung Quất.
Trong bình minh, chiếc thuyền rẽ sóng cách cảng Sa Kỳ chừng 4 hải lý đã chạm phải bãi đá lớn, một nửa chìm xuống nước, một phần nổi lên trên.
Thủy triều sấp ngửa, sóng vỗ mạnh vào đá tung nước lên cao và khi sóng ào ngược ra biển, những phiến đá lộ dài theo cứ như bất tận. Bãi đá này người dân địa phương gọi là bãi Bàn Than, khi thủy triều xuống, bãi đá trông cứ như một chiếc bàn lớn.
Chính giữa có một vũng nước rộng chừng 10 m2 trông như một hồ bơi. Anh lái tàu tên Khả nói giọng tiếu lâm rằng: “Giờ kiến trúc sư nhiều nhưng thua cái ông núi lửa hết, làm một cái bãi đá đẹp mơ màng”.
Đứng trên thảm đá giữa biển này, anh Khả chỉ tay về hướng cảng Sa Kỳ là ngọn hải đăng cũng nằm hàng trăm năm trên đá núi lửa. Rồi anh Khả bảo rằng còn nhiều nơi có đá núi lửa đẹp nữa mà chỉ có dân chài vùng này mới biết.
Ở vùng biển này, núi lửa là “sản vật” được thiên nhiên ban tặng. Đâu đâu cũng thấy nhưng mỗi nơi lại có một vẻ đẹp khác nhau.
Tuy nhiên thật kỳ lạ, dù chỉ cách trung tâm TP Quảng Ngãi chừng 25km nhưng vùng biển này gần như hoang sơ và ít tiếp đón du khách.
Rời khỏi bãi Bàn Than, theo một lối nhỏ chúng tôi đến với một bãi đá núi lửa lớn hơn đó là Thạch Ky Điếu Tẩu, bãi biển chỉ toàn đá với đá trải dài thật đẹp với những con nước miên man vỗ nhẹ.
Nơi đây được dân chài gọi với cái tên thân thuộc là Bàn Chân Khổng Lồ. Khi đứng xa nhìn về phía núi có thể hiểu được vì sao người dân nơi này gọi bãi đá với cái tên như vậy.
Chiếc thuyền tiếp tục nương theo sóng đi dọc triền núi, phía sau quả đồi ôm lấy biển là cuộc sống yên bình của người dân.
Nhưng khi đứng ngoài biển nhìn vào, chẳng thấy nhà cửa mà chỉ là một màu xanh ngắt rừng dương đổ dài xuống ghềnh đá.
Những ngư dân đi trên chiếc thúng chai nhỏ bé có gắn máy bám vào sát triền núi thả lưới mưu sinh. Họ rất thân thiện khi gặp chúng tôi, những chú cá vừa mắc lưới khiến “những đứa con thành thị” thích thú.
Ở vùng núi lửa Bình Châu vẻ đẹp không có sự lặp lại, có nơi đá tạo thành mái vòm cao vút, có nơi đá như một con dốc, nơi khác như bức tường thành, nơi nọ rộng lớn như một sân bóng, có cả những hang động nằm dưới nước khi thủy triều xuống lộ ra, nước lên thì biến mất.
Đi qua những khối macma khổng lồ, bến đáp của chúng tôi là bãi Ba Làng An, nơi trước đây người Pháp từng làm một khu nghỉ mát.
Dù là điểm du lịch hàng trăm năm nhưng thiên nhiên ở đây gần như không bị bàn tay con người tác động. Cây vẫn bám mình trên đá, xua đi cái nóng như nung của mùa hè. Quá trình phong hóa của gió, sóng và mưa sau hàng triệu năm cũng đã tạo thành những rãnh nhỏ khoét hõm từng thớ đá trông như một bức tranh trừu tượng. Chính trên nền đá ấy tạo thành những hồ nước tự nhiên mát lạnh.
Cảm giác khi trầm mình vào hồ xua đi cơn đau đầu dịu nhẹ sau khi ngồi trên thuyền ngắm vùng biển mà các chuyên gia hàng đầu của UNESCO đánh giá là một di sản địa chất núi lửa hiếm có trên thế giới.
Trải nghiệm di sản liền biển
Chúng tôi quyết định dừng đi thuyền khám phá biển và trở lên bờ thuê xe máy đi dọc những quả đồi. Những con đường mòn xẻ những cánh rừng dương lôi cuốn những ai thích phượt. Điều đặc biệt là cứ khoảng 1km lại có một lối rẽ ra biển.
Những nơi này thường là bãi đá rất lớn hoặc những phiến đá núi lửa dựng đứng. Khác với cảm giác ở trên thuyền, đứng trên bờ nhìn ra thấy một vùng thênh thang sóng nước và nghe những người dân làm rẫy kể về sự tích của những bãi đá này.
Câu chuyện kỳ thú từ xa xưa do chính người bản xứ kể sẽ làm thỏa mãn trí tò mò về một vùng biển được thiên nhiên ưu ái ban tặng.
Cảm giác đứng trên quả đồi nhìn xuống thấy bọt sóng vỡ tan và tiếng biển rì rào cùng tiếng chim hải âu kêu cứ như một thứ âm thanh lạ lẫm.
Rồi cũng từ đó mà đi bộ theo con dốc nhỏ xuống biển, nhìn trời đất, nghe tiếng gió ào ào trong rừng lẫn với tiếng sóng tạo thành một thứ âm thanh hoang sơ như vừa bước vào thời tiền sử. Anh bạn hướng dẫn viên tên Hậu đưa cho tôi một bản đồ đi khám phá núi lửa. Anh bảo rằng trong bản đồ còn có vùng phụ cận với các danh thắng sẵn sàng nghênh đón bất kỳ du khách khó tính nào: nghĩa địa tàu cổ, phố cổ Thu Xà, đỉnh Cà Đam, chứng tích Sơn Mỹ, núi Thiên Ấn... như một vệt tham quan tuyệt vời với những ai thích khám phá thiên nhiên và những điều kỳ thú. Quả thật những điểm đến này quá gần nhau, mỗi nơi lại chào đón bằng một vẻ đẹp không trùng lặp.
Thời gian gần đây, các công ty lữ hành đã đưa du khách đi một vệt du lịch tuyệt vời. Xuống phố cổ Thu Xà ăn don, khám phá những ngôi nhà trăm tuổi và những nghề truyền thống bao đời.
Rồi ghé đỉnh Thiên Ấn thăm mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng, viếng cảnh ngôi chùa Thiên Ấn. Thêm 7km nữa là đến chứng tích Sơn Mỹ lắng nghe câu chuyện bi thương nơi 504 thường dân vô tội bị thảm sát để mỗi chúng ta nhắc nhớ nhau sống hòa bình.
Du khách tiếp tục đến nghĩa địa tàu cổ nơi chứa hàng trăm xác tàu với hàng triệu cổ vật nghìn năm tuổi, đi qua ngôi làng Gành Cả được dựng lên ngay dưới thung lũng vây quanh là những “gã khổng lồ” bazan bao bọc.
Chính nơi này, chúng ta có thể ghé bất cứ ngôi nhà dân nào và nghe chuyện quần đảo Hoàng Sa được kể hấp dẫn từ chính những người cả đời gắn với sóng nước Hoàng Sa.
Rời khỏi vùng biển này khi chiều tà đổ xuống, ánh nắng mờ ánh lên khi chạm vào những phiến đá. Những người dân chài bắt đầu mang theo cây đinh ba quen thuộc tiến ra những ghềnh biển hành nghề lặn đêm. Họ cười nói vui vẻ và không ngần ngại rủ du khách lên thuyền đi lặn cùng họ.
Ông Nguyễn Minh Hồng, giám đốc Công ty CP Du lịch Quảng Ngãi, bảo rằng những điểm du lịch tuyệt vời nhưng trước giờ chẳng ai quan tâm nhiều, nên hiếm du khách được chiêm ngưỡng.
Thời gian gần đây, vệt du lịch này đang được nhiều công ty nhắm đến. Phía công ty cũng đang tập trung hướng dẫn viên, hình ảnh... giới thiệu đến du khách và họ gần như bị chinh phục trước sự hoàn mỹ của thiên nhiên chen trong những dấu tích cổ xưa ẩn hiện ở chốn hoang sơ này.
Sóng xô triền đá
Tháng 6, nắng đổ về miền Trung phả hơi nóng hầm hập, chúng tôi thuê một chiếc thuyền nhỏ lênh đênh khám phá những triền núi lửa từ cảng Sa Kỳ ra đến tận cảng Dung Quất.
Trong bình minh, chiếc thuyền rẽ sóng cách cảng Sa Kỳ chừng 4 hải lý đã chạm phải bãi đá lớn, một nửa chìm xuống nước, một phần nổi lên trên.
Thủy triều sấp ngửa, sóng vỗ mạnh vào đá tung nước lên cao và khi sóng ào ngược ra biển, những phiến đá lộ dài theo cứ như bất tận. Bãi đá này người dân địa phương gọi là bãi Bàn Than, khi thủy triều xuống, bãi đá trông cứ như một chiếc bàn lớn.
Chính giữa có một vũng nước rộng chừng 10 m2 trông như một hồ bơi. Anh lái tàu tên Khả nói giọng tiếu lâm rằng: “Giờ kiến trúc sư nhiều nhưng thua cái ông núi lửa hết, làm một cái bãi đá đẹp mơ màng”.
Đứng trên thảm đá giữa biển này, anh Khả chỉ tay về hướng cảng Sa Kỳ là ngọn hải đăng cũng nằm hàng trăm năm trên đá núi lửa. Rồi anh Khả bảo rằng còn nhiều nơi có đá núi lửa đẹp nữa mà chỉ có dân chài vùng này mới biết.
Ở vùng biển này, núi lửa là “sản vật” được thiên nhiên ban tặng. Đâu đâu cũng thấy nhưng mỗi nơi lại có một vẻ đẹp khác nhau.
Tuy nhiên thật kỳ lạ, dù chỉ cách trung tâm TP Quảng Ngãi chừng 25km nhưng vùng biển này gần như hoang sơ và ít tiếp đón du khách.
Rời khỏi bãi Bàn Than, theo một lối nhỏ chúng tôi đến với một bãi đá núi lửa lớn hơn đó là Thạch Ky Điếu Tẩu, bãi biển chỉ toàn đá với đá trải dài thật đẹp với những con nước miên man vỗ nhẹ.
Nơi đây được dân chài gọi với cái tên thân thuộc là Bàn Chân Khổng Lồ. Khi đứng xa nhìn về phía núi có thể hiểu được vì sao người dân nơi này gọi bãi đá với cái tên như vậy.
Chiếc thuyền tiếp tục nương theo sóng đi dọc triền núi, phía sau quả đồi ôm lấy biển là cuộc sống yên bình của người dân.
Nhưng khi đứng ngoài biển nhìn vào, chẳng thấy nhà cửa mà chỉ là một màu xanh ngắt rừng dương đổ dài xuống ghềnh đá.
Những ngư dân đi trên chiếc thúng chai nhỏ bé có gắn máy bám vào sát triền núi thả lưới mưu sinh. Họ rất thân thiện khi gặp chúng tôi, những chú cá vừa mắc lưới khiến “những đứa con thành thị” thích thú.
Ở vùng núi lửa Bình Châu vẻ đẹp không có sự lặp lại, có nơi đá tạo thành mái vòm cao vút, có nơi đá như một con dốc, nơi khác như bức tường thành, nơi nọ rộng lớn như một sân bóng, có cả những hang động nằm dưới nước khi thủy triều xuống lộ ra, nước lên thì biến mất.
Đi qua những khối macma khổng lồ, bến đáp của chúng tôi là bãi Ba Làng An, nơi trước đây người Pháp từng làm một khu nghỉ mát.
Dù là điểm du lịch hàng trăm năm nhưng thiên nhiên ở đây gần như không bị bàn tay con người tác động. Cây vẫn bám mình trên đá, xua đi cái nóng như nung của mùa hè. Quá trình phong hóa của gió, sóng và mưa sau hàng triệu năm cũng đã tạo thành những rãnh nhỏ khoét hõm từng thớ đá trông như một bức tranh trừu tượng. Chính trên nền đá ấy tạo thành những hồ nước tự nhiên mát lạnh.
Cảm giác khi trầm mình vào hồ xua đi cơn đau đầu dịu nhẹ sau khi ngồi trên thuyền ngắm vùng biển mà các chuyên gia hàng đầu của UNESCO đánh giá là một di sản địa chất núi lửa hiếm có trên thế giới.
Trải nghiệm di sản liền biển
Chúng tôi quyết định dừng đi thuyền khám phá biển và trở lên bờ thuê xe máy đi dọc những quả đồi. Những con đường mòn xẻ những cánh rừng dương lôi cuốn những ai thích phượt. Điều đặc biệt là cứ khoảng 1km lại có một lối rẽ ra biển.
Những nơi này thường là bãi đá rất lớn hoặc những phiến đá núi lửa dựng đứng. Khác với cảm giác ở trên thuyền, đứng trên bờ nhìn ra thấy một vùng thênh thang sóng nước và nghe những người dân làm rẫy kể về sự tích của những bãi đá này.
Câu chuyện kỳ thú từ xa xưa do chính người bản xứ kể sẽ làm thỏa mãn trí tò mò về một vùng biển được thiên nhiên ưu ái ban tặng.
Cảm giác đứng trên quả đồi nhìn xuống thấy bọt sóng vỡ tan và tiếng biển rì rào cùng tiếng chim hải âu kêu cứ như một thứ âm thanh lạ lẫm.
Rồi cũng từ đó mà đi bộ theo con dốc nhỏ xuống biển, nhìn trời đất, nghe tiếng gió ào ào trong rừng lẫn với tiếng sóng tạo thành một thứ âm thanh hoang sơ như vừa bước vào thời tiền sử. Anh bạn hướng dẫn viên tên Hậu đưa cho tôi một bản đồ đi khám phá núi lửa. Anh bảo rằng trong bản đồ còn có vùng phụ cận với các danh thắng sẵn sàng nghênh đón bất kỳ du khách khó tính nào: nghĩa địa tàu cổ, phố cổ Thu Xà, đỉnh Cà Đam, chứng tích Sơn Mỹ, núi Thiên Ấn... như một vệt tham quan tuyệt vời với những ai thích khám phá thiên nhiên và những điều kỳ thú. Quả thật những điểm đến này quá gần nhau, mỗi nơi lại chào đón bằng một vẻ đẹp không trùng lặp.
Thời gian gần đây, các công ty lữ hành đã đưa du khách đi một vệt du lịch tuyệt vời. Xuống phố cổ Thu Xà ăn don, khám phá những ngôi nhà trăm tuổi và những nghề truyền thống bao đời.
Rồi ghé đỉnh Thiên Ấn thăm mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng, viếng cảnh ngôi chùa Thiên Ấn. Thêm 7km nữa là đến chứng tích Sơn Mỹ lắng nghe câu chuyện bi thương nơi 504 thường dân vô tội bị thảm sát để mỗi chúng ta nhắc nhớ nhau sống hòa bình.
Du khách tiếp tục đến nghĩa địa tàu cổ nơi chứa hàng trăm xác tàu với hàng triệu cổ vật nghìn năm tuổi, đi qua ngôi làng Gành Cả được dựng lên ngay dưới thung lũng vây quanh là những “gã khổng lồ” bazan bao bọc.
Chính nơi này, chúng ta có thể ghé bất cứ ngôi nhà dân nào và nghe chuyện quần đảo Hoàng Sa được kể hấp dẫn từ chính những người cả đời gắn với sóng nước Hoàng Sa.
Rời khỏi vùng biển này khi chiều tà đổ xuống, ánh nắng mờ ánh lên khi chạm vào những phiến đá. Những người dân chài bắt đầu mang theo cây đinh ba quen thuộc tiến ra những ghềnh biển hành nghề lặn đêm. Họ cười nói vui vẻ và không ngần ngại rủ du khách lên thuyền đi lặn cùng họ.
Ông Nguyễn Minh Hồng, giám đốc Công ty CP Du lịch Quảng Ngãi, bảo rằng những điểm du lịch tuyệt vời nhưng trước giờ chẳng ai quan tâm nhiều, nên hiếm du khách được chiêm ngưỡng.
Thời gian gần đây, vệt du lịch này đang được nhiều công ty nhắm đến. Phía công ty cũng đang tập trung hướng dẫn viên, hình ảnh... giới thiệu đến du khách và họ gần như bị chinh phục trước sự hoàn mỹ của thiên nhiên chen trong những dấu tích cổ xưa ẩn hiện ở chốn hoang sơ này.
* Ông Nguyễn Đăng Vũ (giám đốc Sở VH-TT&DL Quảng
Ngãi):
Đánh thức tiềm năng du lịch Tiềm năng du lịch biển của Quảng Ngãi đang được đánh thức, du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng ngày một nhiều.
Các chuyên gia hiện đang hoàn tất thủ tục để công nhận Bình Châu - Lý Sơn và vùng phụ cận là công viên địa chất toàn cầu.
“Đây sẽ là đòn bẩy đưa du lịch danh thắng của Quảng Ngãi đến gần hơn với du khách” - ông Vũ nói. Để đa dạng thêm sản phẩm du lịch và khám phá hết vẻ đẹp của núi lửa ở dưới đáy biển, ngành du lịch Quảng Ngãi cũng đang tính toán đến dịch vụ lặn biển ngắm trầm tích núi lửa như Cổng Tò Vò, rặng núi đá, bình nguyên núi lửa san hô nằm dưới biển... mà các chuyên gia mới phát hiện.
Đánh thức tiềm năng du lịch Tiềm năng du lịch biển của Quảng Ngãi đang được đánh thức, du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng ngày một nhiều.
Các chuyên gia hiện đang hoàn tất thủ tục để công nhận Bình Châu - Lý Sơn và vùng phụ cận là công viên địa chất toàn cầu.
“Đây sẽ là đòn bẩy đưa du lịch danh thắng của Quảng Ngãi đến gần hơn với du khách” - ông Vũ nói. Để đa dạng thêm sản phẩm du lịch và khám phá hết vẻ đẹp của núi lửa ở dưới đáy biển, ngành du lịch Quảng Ngãi cũng đang tính toán đến dịch vụ lặn biển ngắm trầm tích núi lửa như Cổng Tò Vò, rặng núi đá, bình nguyên núi lửa san hô nằm dưới biển... mà các chuyên gia mới phát hiện.
Đến vùng biển này, du khách sẽ được nghe những câu chuyện
kể
về vùng đất từ chính người dân bản địa - Ảnh: T.Vân
Thư giãn và thưởng thức hải sản
Từ ngày các chuyên gia UNESCO giúp đỡ Việt Nam hoàn thành hồ sơ trở thành công viên địa chất toàn cầu, du khách ghé đến mũi Ba Làng An nhiều hơn.
Ông Thanh, một người dân sống ở đây, cho biết trước đây thi thoảng mới có vài du khách là người Quảng Ngãi đến nghỉ ngơi nhưng những năm qua du khách các nơi đã đổ về đây nhiều hơn.
Người dân đã có thêm nghề mới ngoài đánh bắt hải sản là dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi. Những con cá tươi rói vừa được ngư dân đánh bắt ngoài ghềnh, thêm vài trái khế và lá giang hái trên đồi là có một món ăn giải nhiệt hấp dẫn vào mùa hè, trước khi tiếp tục khám phá hệ thống núi lửa ở đây vào buổi chiều.
Từ ngày các chuyên gia UNESCO giúp đỡ Việt Nam hoàn thành hồ sơ trở thành công viên địa chất toàn cầu, du khách ghé đến mũi Ba Làng An nhiều hơn.
Ông Thanh, một người dân sống ở đây, cho biết trước đây thi thoảng mới có vài du khách là người Quảng Ngãi đến nghỉ ngơi nhưng những năm qua du khách các nơi đã đổ về đây nhiều hơn.
Người dân đã có thêm nghề mới ngoài đánh bắt hải sản là dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi. Những con cá tươi rói vừa được ngư dân đánh bắt ngoài ghềnh, thêm vài trái khế và lá giang hái trên đồi là có một món ăn giải nhiệt hấp dẫn vào mùa hè, trước khi tiếp tục khám phá hệ thống núi lửa ở đây vào buổi chiều.
THUẬT VÂN
Tuổi
trẻ online - 2/6/2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét