”Ngắm khúc ca dao”
Ca dao có trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam được lưu
truyền từ đời này sang đời khác, và mỗi chúng ta thủa nhỏ ai cũng đã từng “ngấm”
những câu ca dao từ lời ru của mẹ, của bà, đến bây giờ những câu ca ấy vẫn ở
mãi trong ta. Tôi dùng từ “ngấm” ca dao khác với “ngắm” khúc ca dao của
Bùi Huyền Tương, đây cũng chính là tựa đề tập thơ gồm 50 bài mà anh chuẩn bị xuất
bản ra mắt với bạn đọc.
Thật ra, tôi cũng mới chơi thân với Bùi Huyền Tương cách đây
một năm, nhưng thơ anh tôi đã từng đọc trên một số báo, tạp chí. Chính vì “biết
thơ” trước khi “biết người”, dù chỉ mới gặp lần đầu nhưng tôi mạnh dạn cùng với
một nhà thơ hội viên khác giới thiệu anh vào Hội VHNT Quảng Ngãi. Khi được tin
kết nạp vào Hội, anh mừng lắm gọi điện chia vui và nói lời cảm ơn chân tình,
tôi trả lời: “Đó là trách nhiệm của người hội viên mà thôi!”.
Quê Bùi Huyền Tương ở vùng Đông huyện Sơn Tịnh, một vùng quê
nghèo đất cát bạc màu, chỉ có những loài cây cỏ chịu hạn mới mọc lên nổi dưới
trời nắng hanh hao, như anh tự giới thiệu: “Em biết đấy, đất quê mình toàn
cát/Dẫu mưa dầm cũng chẳng thấm đâu”. Ngôi nhà nhỏ nhưng chung quanh có nhiều
cây kiểng do anh trồng và chăm sóc, cũng như một số nhà giáo khác trước sân nhà
là chỗ “dạy thêm”. Anh phân bua: “Ngoài đồng lương cơ bản giáo viên, mình có
thêm nguồn thu nhập từ dạy thêm để nuôi hai đứa con đang ăn học ở trên thành phố
và trang trải cuộc sống gia đình, mình là dân gốc rạ nhưng đến nay không còn
làm ruộng nữa! Anh kể thêm: “Bố mẹ mình khi xưa nghèo lắm, chân lấm tay bùn
quanh năm thu hoạch mùa màng và chăn nuôi chẳng được là bao!?”. Rồi cha mẹ anh
mất sớm, người chị phải tảo tần nuôi em ăn học. Chính vì sự học, anh mới có được
ngày hôm nay là thầy giáo dạy toán, vừa viết báo và làm thơ. Do đó, ước nguyện
của anh là tập trung dạy bảo, đầu tư kiến thức cho các con. Nhìn những vật dụng
anh sắm sửa trong nhà, ta mới thấy anh chị thương con biết nhường nào: đàn
organ, máy vi tính nối mạng, cho con trọ học ở trên phố. Vợ anh cũng là giáo
viên cùng trường, một gia đình nhà giáo kiểu mẫu biết vượt qua khó khăn, phấn đấu
vươn lên trong cuộc sống.
Đầu tháng 8/2010, Bùi Huyền Tương có đưa tôi tập thơ “Ngắm
khúc ca dao” của anh với lời dặn dò: “Anh đọc và viết lời bạt giới thiệu tập
thơ của Tương!”. Tôi nghĩ khác, viết về Bùi Huyền Tương là viết từ chính con
người, gia đình của Tương và sau đó mới viết đến thơ của anh, những cảm xúc sâu
thẳm từ đáy lòng của Tương đã “toát” ra thơ rồi, bây giờ chúng ta là người đọc
chỉ còn “Ngắm khúc ca dao” trong tập thơ mà thôi!
Một tập thơ không dày về số lượng bài, chất lượng và nỗi niềm
anh trao gửi trong thơ thì mỗi người đọc có quyền tự cảm nhận riêng mình. Tập
thơ là tập hợp những bài thơ được chọn đăng trên các báo, tạp chí và một số bài
mới sáng tác chưa công bố. Khi đọc xong tập thơ, ta có thể hình dung những gì
mà Bùi Huyền Tương đã trải qua, chính cuộc sống là thước đo độ dày của sự trải
nghiệm và thơ anh đã “chín” trong từng câu chữ. Tôi xin trích một số khổ thơ,
câu thơ có thể là tiêu biểu đầy xúc cảm theo cảm nhận của riêng tôi:
Viết về Mẹ qua lời kể của Cha: “Trong mưa/vọng tiếng
chim kêu/Khàn hơi gọi Mẹ/tím chiều/ chiều buông” (Tiếng mưa), “Con lặng
thầm/gói khúc cao dao/đặt trong miền sâu thẳm/để chiều chiều/ngồi ngắm/mẹ ơi!…” (Ngắm
khúc ca dao). Hoài niệm về người Chị đã nuôi dạy đứa em thơ: “Góc vườn
chim vịt cứ kêu/rưng rưng… chị gắng dắt dìu chị ơi!” (Hoài niệm chị tôi).
Với người vợ yêu của mình: “Một nửa đời đi qua/anh và em vẫn thế/vẫn như
sông như bể/sóng mãi ru đôi bờ” (Một nửa), ta nghe anh tâm tình: “Hình
như…/ai đợi người yêu/bên sông lặng gió/liu riu lục bình/run run/nhặt khúc tự
tình/lơ thơ lau lách/ngỡ mình chim bao” (Nỗi chiều) hay: “Em đi
về phía đường quê/Câu thơ lục bát chợt về với tôi/Câu thơ chẳng vọng nên lời/mà
âm âm mãi/Mà ngời ngợi vươn” (Lục bát cho em). Anh thương con và dặn
dò: “Học nghe con, con của ba yêu/Thời gian trôi chẳng bao giờ trở lại” (Đưa
con đi học đường xa). Tự ru mình: “Thời gian lặng lẽ trôi qua/Liêu xiêu
bóng đổ la đà trăng treo/ Ngoái nhìn/ Thoắt/Đã trôi vèo/Ai gây vực thẳm dốc đèo
được chi?!” (Ru mình). Anh viết về quê hương đất nước cũng thật sâu đậm,
chan chứa nghĩa tình: “Thôi đừng hát nữa người ơi/Câu ca vọng tím góc trời
chớm đông/Mưa bên sông, gió bên sông/ Bên kia có thấu nỗi lòng bên nây!” (Nghe
khúc dân ca Đất Quảng). Theo những bước chân du khách, anh tìm đến: “Hà Nội
sương giăng/tiếng đàn rơi/xao xuyến/phía Hồ Tây, cứ gợn sóng ru tình” (Một
thoáng Hà Nội). Những câu thơ về xứ Huế mộng mơ cũng thật gợi: “Hoàng hôn
trải xuống dòng sông/Huế thơ soi bóng mây bồng bồng bềnh trôi/Còn tôi ở chốn xa
xôi/Chạm tay dòng nước để rồi đa mang” (Chạm dòng Hương Giang). Một lần
lên Tây nguyên vào tháng ba, anh tìm hoa cúc quì, mùa không có hoa cúc quỳ nở:
“Màu hoa xưa thầm lặng rơi rơi/Con đường nhỏ gập ghềnh sao quen quá/Tôi vẫn đi
qua bỗng dưng thành lạ/ Cúc Quỳ ơi nỗi nhớ cứ quay về” (Đi tìm hoa cúc
quì) hay: “Ơi! Gia lai/Sao tôi lại đến tháng ba?!/Khói đốt rẫy/Lênh
loang/Chiều tôi đến…” (Nỗi hẹn Gia Lai). Về thăm người bạn thơ ở làng Yên
Mô (Đức Lợi, Mộ Đức), anh tự sự: “Khúc sông xưa. Vẫn xưa/Vẳng đôi bờ ai gọi/Bóng
tre cong dấu hỏi/Cho lòng cứ rưng rưng” (Về Làng Yên). Viết về ngành giáo
dục, về ngôi trường thân yêu và những học trò nhỏ của mình: “Có một người/thầm
lặng đứng nhìn mưa/Cứ rơi chéo về phía cổng trường bao năm trước…” (Mùa
thu đứng trước cổng trường) và trái tim cô giáo cùng lớp học ca ba dạt dào
cảm xúc: “Em đang về/miền sâu thẳm – Trái tim/Của người mẹ dạt dào trên bục
giảng/ Có phép nào mang nặng nghĩa tình em” (Cô giáo trẻ và lớp học ca ba).
Những lúc rảnh rỗi, anh ngồi một mình độc ẩm chén rượu, tách trà trước hiên nhà và nhìn ra: “Nắng dát vàng chiều xuống cánh đồng xưa, Sương lãnh đãng và gió thu mỏng quá!Khói lênh loang trên đồng chiều cuốn rạ/ Xuôi về ta với nỗi nhớ nôn nao” (Miên man thu muộn). Từng đêm, từng đêm trắng với bao tâm sự, nỗi niềm tuôn chảy: “Ta đứng giữa đôi bờ hư thực/đếm thời gian hay đếm bước xưa về/Thềm xưa cũ cứ dập dềnh bến thức/bao đêm thâu rưng rức một nỗi niềm” (Lời ru tháng giêng), tri âm ta cùng ngồi lại: “Mang mang/sương khói bên trời/Trăm năm/còn lai/tình người/tri nhân” (Ngẫm). Một cuộc tình thơ tháng qua bây giờ chỉ là: “Tất cả đã xa rồi/nhắc làm chi/cho lòng thin thít nhớ/ngồi bên em/cũng xít xoa/một thuở…/biết tìm đâu/cổ tích của riêng mình?!” (Cùng em ngắm bóng trăng chiều).
Những lúc rảnh rỗi, anh ngồi một mình độc ẩm chén rượu, tách trà trước hiên nhà và nhìn ra: “Nắng dát vàng chiều xuống cánh đồng xưa, Sương lãnh đãng và gió thu mỏng quá!Khói lênh loang trên đồng chiều cuốn rạ/ Xuôi về ta với nỗi nhớ nôn nao” (Miên man thu muộn). Từng đêm, từng đêm trắng với bao tâm sự, nỗi niềm tuôn chảy: “Ta đứng giữa đôi bờ hư thực/đếm thời gian hay đếm bước xưa về/Thềm xưa cũ cứ dập dềnh bến thức/bao đêm thâu rưng rức một nỗi niềm” (Lời ru tháng giêng), tri âm ta cùng ngồi lại: “Mang mang/sương khói bên trời/Trăm năm/còn lai/tình người/tri nhân” (Ngẫm). Một cuộc tình thơ tháng qua bây giờ chỉ là: “Tất cả đã xa rồi/nhắc làm chi/cho lòng thin thít nhớ/ngồi bên em/cũng xít xoa/một thuở…/biết tìm đâu/cổ tích của riêng mình?!” (Cùng em ngắm bóng trăng chiều).
Thời gian không bao dừng lại, phải không Bùi Huyền Tương? Ai
cũng có một thời để nhớ, đễ thương, nhưng bóng thời gian đã phủ mờ tất cả, kỷ
niệm cũ bây giờ chỉ là hoài niệm, là nỗi nhớ khôn nguôi. Ngắm khúc ca dao để
mà “chợt khững” (chữ dùng trong thơ Bùi Huyền Tương) chứ không dừng lại
những cảm xúc! Thơ của thầy giáo Bùi Huyền Tương là vậy, giàu nhạc điệu, giản dị,
thân thương, tình cảm đến nao lòng và thăm thẳm khúc ca dao. Lời kết của tác giả
bài viết này bằng khổ thơ lục bát thật hay của Tương:
Bàng hoàng tay đỡ con tim
Vịn câu thề cũ đi tìm tình nhau
Thì thôi, ai cũng qua cầu
Đưa tay anh vuốt mái đầu…
Tóc xanh.
(Thẳm thẳm ca dao).
Chớm Thu - TT Sông Vệ, ngày 10/8/2010
Rất cảm ơn về bài viết của bạn, bài viết rất hay và ý nghĩa.
Trả lờiXóaNếu bạn có nhu cầu về chăn ga gối đệm liên hệ bên mình nhé
hộ CHĂN GA GỐI SÔNG HỒNG
*********************************************************************************************
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ ĐẦU TƯ MINH PHONG
ĐC: 113 Nguyễn Trãi, P. Thượng Đình, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội
Điện thoại: 024 6260 5064 - Hotline: 0981.212.212 - 1900.636.746
Website: www.thegioidemonline.com