Trẻ
Cây đàn sẽ cũ
Người sẽ già
Lời ca trẻ mãi
(Phan Thị Thanh Minh)
Với tựa đề mang tên Trẻ nữ sĩ tuổi tám mươi muốn gửi gắm thông điệp vào câu chữ qua thể thơ Haiku.
Trẻ lại được tác giả bắt đầu bằng công cụ đặc biệt cụ thể qua ngắt ý
Cây đàn sẽ cũ
Cây đàn vốn chỉ là một dụng cụ dùng trong âm nhạc, Chúng ta ai cũng ít nhiều gắn với những âm thanh được cất lên từ cây đàn. Khi vui, lúc buồn đều không thể không gắn bó với nốt thăng, nốt giáng hay quãng ngưng... Cây đàn hẳn nhiên là phải cũ theo thời gian trôi.
Và ngắt ý thứ hai của Trẻ lại là một đối tượng cụ thể
Người sẽ già
Ai cũng hiểu và ai cũng thấy sự thay đổi của thời gian hằn lên nét mặt mỗi người. Chẳng ai cưỡng lại được quy luật của tạo hoá sinh ra. Có sinh có tử huống chi là già...
Chỉ có điều thật khó định lượng ai già? Ai trẻ. Một nữ sĩ tuổi lục tuần ắt hẳn già hơn một thiếu phụ tuổi bốn mươi! Nhưng nếu đi bên cạnh tác giả của chúng ta cô lại trẻ hơn nữ sĩ hơn hai chục tuổi.
Mới hay cần và rất cần mỗi người nên nhớ nên biết mình là ai và mình đang đứng ở đâu? Mình sẽ về đâu?
Cuối cùng Trẻ được nữ sĩ kết bằng ngắt ý cuối cùng!
Lời ca trẻ mãi
Không còn từ sẽ trong ngắt ý này nữa,
Lời ca là bất biến nó hiện hữu mà vô hình quanh ta nhưng không biến đổi là điều mà nữ sĩ muốn gửi gắm vào câu chữ
Lời ca phải chăng chỉ là lời hát cất lên?
Lời ca phải chăng là câu thơ, là bản nhạc?
Lời ca phải chăng là sợi dây tình cảm gắn kết gia đình?
Lời ca phải chăng là tình yêu đôi lứa?
Lời ca phải chăng là nghĩa vợ tình chồng?
Lời ca phải chăng là hiếu để trong lòng mỗi người?
Hay lời ca là tất cả những tinh anh của tâm hồn?
Tôi đã tìm được hướng đi cho riêng mình để mai này có một Lời ca trẻ mãi!
Còn bạn?
Bài thơ được nữ sĩ Phan Thị Thanh Minh viết khi bước vào tuổi 80, Có lẽ những kinh nghiệm sống, những trải nhiệm trên dòng đời giúp bà thấu hiểu thông điệp của cuộc sống rồi gửi vào bài thơ ý tại ngôn ngoại mang tên Trẻ.
Giá trị vật chất không thể trường tồn mãi theo thời gian!
Vẻ đẹp nhan sắc bên ngoài rồi cũng tàn phai!
Chỉ có vẻ đẹp tâm hồn là còn lưu lại mãi!.
Cây đàn sẽ cũ
Người sẽ già
Lời ca trẻ mãi
(Phan Thị Thanh Minh)
Với tựa đề mang tên Trẻ nữ sĩ tuổi tám mươi muốn gửi gắm thông điệp vào câu chữ qua thể thơ Haiku.
Trẻ lại được tác giả bắt đầu bằng công cụ đặc biệt cụ thể qua ngắt ý
Cây đàn sẽ cũ
Cây đàn vốn chỉ là một dụng cụ dùng trong âm nhạc, Chúng ta ai cũng ít nhiều gắn với những âm thanh được cất lên từ cây đàn. Khi vui, lúc buồn đều không thể không gắn bó với nốt thăng, nốt giáng hay quãng ngưng... Cây đàn hẳn nhiên là phải cũ theo thời gian trôi.
Và ngắt ý thứ hai của Trẻ lại là một đối tượng cụ thể
Người sẽ già
Ai cũng hiểu và ai cũng thấy sự thay đổi của thời gian hằn lên nét mặt mỗi người. Chẳng ai cưỡng lại được quy luật của tạo hoá sinh ra. Có sinh có tử huống chi là già...
Chỉ có điều thật khó định lượng ai già? Ai trẻ. Một nữ sĩ tuổi lục tuần ắt hẳn già hơn một thiếu phụ tuổi bốn mươi! Nhưng nếu đi bên cạnh tác giả của chúng ta cô lại trẻ hơn nữ sĩ hơn hai chục tuổi.
Mới hay cần và rất cần mỗi người nên nhớ nên biết mình là ai và mình đang đứng ở đâu? Mình sẽ về đâu?
Cuối cùng Trẻ được nữ sĩ kết bằng ngắt ý cuối cùng!
Lời ca trẻ mãi
Không còn từ sẽ trong ngắt ý này nữa,
Lời ca là bất biến nó hiện hữu mà vô hình quanh ta nhưng không biến đổi là điều mà nữ sĩ muốn gửi gắm vào câu chữ
Lời ca phải chăng chỉ là lời hát cất lên?
Lời ca phải chăng là câu thơ, là bản nhạc?
Lời ca phải chăng là sợi dây tình cảm gắn kết gia đình?
Lời ca phải chăng là tình yêu đôi lứa?
Lời ca phải chăng là nghĩa vợ tình chồng?
Lời ca phải chăng là hiếu để trong lòng mỗi người?
Hay lời ca là tất cả những tinh anh của tâm hồn?
Tôi đã tìm được hướng đi cho riêng mình để mai này có một Lời ca trẻ mãi!
Còn bạn?
Bài thơ được nữ sĩ Phan Thị Thanh Minh viết khi bước vào tuổi 80, Có lẽ những kinh nghiệm sống, những trải nhiệm trên dòng đời giúp bà thấu hiểu thông điệp của cuộc sống rồi gửi vào bài thơ ý tại ngôn ngoại mang tên Trẻ.
Giá trị vật chất không thể trường tồn mãi theo thời gian!
Vẻ đẹp nhan sắc bên ngoài rồi cũng tàn phai!
Chỉ có vẻ đẹp tâm hồn là còn lưu lại mãi!.
Tuy Hòa 21/2/2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét