Những
tài danh âm nhạc Việt Nam - 13
Trong lúc kinh tế khó khăn, để ra được một đầu sách đối với
người cầm bút không phải chuyện dễ. Việc Nhà xuất bản Văn học kết hợp Công ty
Vina Book phát hành cùng một lúc 13 cuốn sách của nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha - đó
là một thành công của người cầm bút.
Với nhạc sĩ, nhà báo Nguyễn Thụy Kha: viết như một “duyên,
nghiệp”, ngay từ ngày phục viên trở về với cuộc sống đời thường vào tháng
1/1990.
13 và… là sự kiện nghệ thuật và ra mắt bộ sách 13 cuốn, chân
dung, phê bình tiểu luận của nhà thơ, nhà nghiên cứu phê bình âm nhạc Nguyễn Thụy
Kha với tên gọi: Những tài danh âm nhạc Việt Nam.
Ông kể: "Ngày ấy, đất nước khó khăn, bản thân tôi khi phục
viên cũng chưa nghĩ ra nghề gì để kiếm sống. Lúc ấy, chỉ một điều duy nhất tôi
nghĩ là phải viết, vì có quá nhiều điều trong cuộc sống chất chứa trong lòng mà
tôi muốn viết. Tôi học được từ tinh thần của Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng “mỗi ngày
nên viết 2 trang” (Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng). Cũng thời điểm đó, tôi nhận được
lời mời cộng tác cho Tạp chí Sông Trà - Quảng Ngãi. Vì là số đầu tiên nên tôi
được Tòa soạn ủy nhiệm đến gặp ông Phạm Văn Đồng để nhận bức thư ông viết cho tạp
chí. Ông có nói với tôi rằng: "vì xã hội tiến bộ, chúng ta nên làm công
tác nghiên cứu". Và tôi đã làm báo để nuôi sống nghề nghiên cứu từ ấy".
Nhiều người gọi Nguyễn Thụy Kha là nhà báo (vì ông luôn
viết theo đơn đặt hàng của báo chí); Bạn văn chương gọi ông là nhà thơ, vì thơ
ông cũng đã xuất bản thơ. Giới nhạc gọi ông là nhạc sĩ, một người viết đa dạng ở
mọi thể loại, đề tài từ ca khúc đến Hợp xướng. Riêng tới tôi, Nguyễn Thụy Kha
là một ông anh đáng kính, bởi nhiều lẽ.
27 năm cầm bút, ông đã chắt chiu, gom nhặt cho mình và dâng tặng
cho đời những tác phẩm, công trình có giá trị. Cuốn sách đầu tiên Nguyễn
Thụy Kha viết là về nhạc sĩ Văn Cao, sau này có thêm các công trình khác về các
nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, Hoàng Việt, Nguyễn Thiện Đạo … mà với ông, cuốn
sách gần với cuộc sống hơn cả là cuốn sách phản ánh về cuộc đời của
một trí thức đi theo cách mạng của GS.TS, nhà sử học Nguyễn Văn Huyên.
Trong số 13 đầu sách, có nhiều chân dung được in chung trong
cuốn “Lời quê góp nhặt”, tập hợp nhiều tác phẩm nhưng được mở đầu bằng bài viết
về học giả Phan Khôi, rồi các tác giả Nhật Linh, Văn Chương…Tuy nhiên, không chỉ
viết chân dung, mà nhạc sĩ Thụy Kha còn có 3 công trình nghiên cứu về lịch sử
âm nhạc là: “Thuở bình minh Tân nhạc”, “Thế kỷ âm nhạc Việt Nam - Một thời đạn
bom”, “Thế kỷ âm nhạc Việt Nam - Một thời hòa bình”.
Không chỉ là những chân dung riêng về các nhà trí thức, nhà
văn, nhạc sĩ. Không chỉ là chân dung theo kiểu trích ngang mà đó là những chân
dung nghệ thuật của những nhạc sĩ, nghệ sĩ tài danh, bởi với ông, đó mới là điều
khác biệt làm nên bức chân dung chính xác nhất về họ. Dù là thể loại chân dung,
phê bình tiểu luận đòi hỏi phải chính xác về thông tin nhưng với những bài viết
của nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha hàm chứa đầy đủ lượng thông tin nhưng vẫn rất giàu
cảm xúc như chính tình cảm trong con người ông vậy.
Mỗi lần gặp gỡ nhân vật, mỗi bài viết là những câu chuyện được
nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha ghi lại đầy cảm xúc. Ông có một trí nhớ thật tuyệt vời
về những nhân vật, sự kiện để rồi khi chạm vào là mạch nguồn tuôn chảy. Với
ông: “Mỗi ngày tôi lại vắt kiệt mình lên giấy” (Hương Chạp) cũng là một
cách để luyện ngòi bút và cả tư duy logic trước mọi vấn đề. Vì thế, nhạc sĩ
Nguyễn Thụy Kha luôn nắm bắt, sử lý thông tin cũng như công việc một cách nhanh
nhất và tìm đến giải pháp tốt nhất có thể.
Một điểm thú vị về nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha cũng giống n
hư nhiều nhân sĩ trí thức khác là ông được “trời cho uống rượu”. Rượu như là nguồn cơn cảm hứng nghệ thuật trong ông, nên dường như càng uống, ông càng thăng hoa và bật sáng trong ngôn từ, trong sáng tạo. Ông bảo: “ Nhiều khi tôi cảm thấy bứt dứt khi chưa triển khai được một vấn đề gì đó, nhưng nhờ có ly rượu nó đã đẩy tôi đến những điều mà trước đó tôi chưa nghĩ ra”.
hư nhiều nhân sĩ trí thức khác là ông được “trời cho uống rượu”. Rượu như là nguồn cơn cảm hứng nghệ thuật trong ông, nên dường như càng uống, ông càng thăng hoa và bật sáng trong ngôn từ, trong sáng tạo. Ông bảo: “ Nhiều khi tôi cảm thấy bứt dứt khi chưa triển khai được một vấn đề gì đó, nhưng nhờ có ly rượu nó đã đẩy tôi đến những điều mà trước đó tôi chưa nghĩ ra”.
Song hành với 13 cuốn sách được phát hành, nhạc sĩ Nguyễn
Thụy Kha đã ra lẻ 14 đầu sách khác trong đó có các tập thơ, phát hành được 3
Album nhạc.
- Album: Miền yêu dấu
- Album: Tình ca cây cầu
- Hợp xướng: Nguyễn Thụy Kha (11 tác phẩm).
Lần đầu tiên, 13 đầu sách của một tác giả được Nhà xuất bản
Văn học và Công ty Vina Book lựa chọn phát hành không phải là ngẫu nhiên. Mỗi
cuốn sách là góc nhìn với những phát hiện, đối chứng, phân tích và bình luận của
nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha về một vấn đề, trong đó 9 cuốn được ông viết liên tục từ
năm 1990 đến 2015. 4 cuốn sách còn lại là tập hợp những bài báo được viết ra
trong suốt 27 năm qua.Điều đó cho thấy hàm lượng tri thức được tác giả chắt
chiu, góp nhặt, nghiên cứu, phân tích và tổng hợp trong mấy chục năm dòng, kể cả
trong những thời điểm cuộc sống kinh tế, gia đình chưa hẳn đã đủ đầy, nhưng với
ông đã mang cái nghiệp vào thân thì phải dấn thân đến cùng.
13 và… là để chỉ con số những cuốn sách của ông chưa dừng
lại ở đó. Ông đã xong phần đề cương cho nhiều công trình tiếp theo và đang
trong giai đoạn hoàn thiện. Ông cho biết: đã có “Tân nhạc thuở Trường Chinh”
nói về âm nhạc thời kỳ kháng chiến chống Pháp nên ông sẽ còn có Tân nhạc thời
chia cắt; Tân nhạc thời hậu chiến; Tân nhạc thời đổi mới. Tất cả đã hình thành
về cơ bản và đang trong quá trình hoàn thiện, còn với nhạc sĩ Phạm Duy thì đó
là những kỷ niệm đẹp, những câu chuyện dài mà ông sẽ còn tiếp tục kể từ những cảm
nhận của mình, nên tác phẩm sẽ mang những sắc màu khác. Tuy nhiên, theo tiết lộ
của nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha, cuốn sách này có đồ dài 500 trang, trong đó có phần
bình “Kiều ca” dài hơn 100 trang. Song song với bộ sách này là cuốn hồi ký văn
nghệ. Cuốn sách cũng đã được ông lên ý tưởng và sẽ được ông bắt tay thực hiện
ngay sau chuyến công tác từ Mỹ trở về.
Một đời chiêm nghiệm, nghiên cứu cho một công trình 13 cuốn
sách cho thấy khả năng lao động miệt mài, trí tuệ và sức sáng tạo của nhạc sĩ
Nguyễn Thụy Kha thật đáng trân trọng, góp phần vào sự phát triển của đất nước
trong lĩnh vực văn học nghệ thuật.
Nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha, bút danh Phương An, sinh ngày 7/10/1949,
tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng.
Nguyễn Thụy Kha tham gia hoạt động âm nhạc từ sớm, ông
nhập ngũ tháng 9/1971, vừa làm công tác của một kỹ sư thông tin, vừa tổ chức
các Đội tuyên truyền Văn hóa biểu diễn dọc Trường Sơn.
Nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha nhận được nhiều giải thưởng về âm nhạc
như: Giải ca khúc toàn quốc 1985; Giải thưởng Hội nhạc sĩ Việt Năm 2008 với hợp
xướng Quy Nhơn (thơ Văn Cao); Giải thưởng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam 2009 với hợp
xướng Trái tim Dung Quất (thơ Thanh Thảo); Tặng thưởng đặc biệt viết ca khúc
ngành Y năm 2009 với ca khúc Dạ khúc trắng (thơ Trần Sĩ Tuấn); Giải thưởng đặc
biệt xuất sắc Hội nhạc sĩ Việt Nam năm 2010 cùng với nhóm tác giả bộ sách 1000
năm âm nhạc – Thăng Long – Hà Nội; Giải nhất cùng nhóm tác giả Ca khúc Hà Nội
thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI; Giải nhì công trình tuyển chọn 1000 ca
khúc Thăng Long – Hà Nội; Giải ba hợp xướng Hải Phòng thuở ấy (thơ Văn Cao); Giải
nhì giải thưởng Hội nhạc sĩ Việt Nam năm 2011 với hợp xướng Sông Hồng hình Tổ
quốc (thơ Nguyễn Đăng Đức); Tặng thưởng đặc biệt cuộc thi sáng tác “Đây biển Việt
Nam” của báo Việt Nam Net với hợp xướng với tác phẩm Kỷ niệm Trường Sa (thơ
Dương Tự Trọng).
Trần Lệ Chiến
Nguồn: www.tamnhin.net.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét