Nói tới truyện phải nói nhân vật. Rồi đến cốt truyện. Nhưng có những truyện không có truyện gì cả mà chỉ có vấn đề, nghĩa là tác giả định nói gì với độc giả qua câu truyện mình kể mà không cần nhân vật lắm. Trong nhạc của Phạm Duy, tôi nhận thấy cái chất truyện cũng rất phong phú. Truyện với Họa gần nhau hơn Thơ với Họa vì nói đến truyện là phải nói đến chi tiết. - Đây tôi chỉ xin bàn đến những bản nhạc có tính chất truyện đậm nhất, nghĩa là nó có nhân vật, có truyện và có vấn đề. Trên cơ sở này, ta có thể nói bài Cây Đàn Bỏ Quên là một truyện với nhân vật chính là người bỏ quên cây đàn. Nhân vật kế đó là ''em''. Cây đàn cũng có thể gọi là nhân vật được. Có hai nét kịch tính trong truyện này: Cây đàn nằm đó nhưng em đâu rồivà bông hoa trên phím tươi cười. Câu chuyện đơn giản nhưng nó mang cả một triết lý nho nhỏ xinh xinh như bông hoa kia. Em yêu tôi hay yêu đàn? Tất cả ba yếu tố cấu tạo truyện đều rất rõ. Nếu muốn viết nên một truyện ngắn bằng văn xuôi thì nhà văn chỉ cần lấy cốt truyện này mà phát triển nó lên.
Bài Chinh Phụ Ca tự nó đã là một truyện, tuy suông sẻ hơn bài Cây Đàn Bỏ Quên nhưng nhân vật cũng rất rõ nét và có thể chia ra ba phần giống như ba chương.
Bài Nhớ Người Thương Binh là một truyện mà trong đó hình dáng, tâm tính của nhân vật và bối cảnh có thể nói là đã hiện rõ như trong hai truyện trên. Tình huống của truyện từ thấp đến cao rồi trở lại bình thường. Chia tay, đi chiến đấu, bị thương rồi trở về sống cuộc đời ở hậu phương như crescendo rồi decrescendo trong nhạc. Chàng về, chàng về nay đã cụt tay là điểm cao trào, cũng là kịch tính của câu truyện. Toàn bộ khí hậu câu truyện và nội tâm nhân vật đều thay đổi với chi tiết này. Tự nó, bài Nhớ Người Thương Binh đã là một câu truyện, có nhân vật là vợ chồng anh thương binh, có bối cảnh đầm ấm đồng quê. Nó cũng là một nhạc kịch nhỏ.
Bài Cành Hoa Trắng là một truyện viết bằng thơ rất gẫy gọn, rất xúc tích. Truyện rằng ngày xửa ngày xưa ở đâu trên xứ của Ngọc Hoàng, có một nàng tiên tên là Giáng Hương (cái tên yêu kiều này chắc là của tác giả đặt cho nàng tiên chứ tôi chưa thấy nó trong các truyện Tầu hay truyện cổ tích). Không biết đó có phải là Hương Hương nàng ơi trong bài Tiếng Đàn Tôi, đã lạnh lùng rời tôi để lên cung tiên tìm hạnh phúc mới không? Nàng Giáng Hương đang độ xuân thì. Sống quạnh hiu cô độc trong cung vắng. Một đêm, ngồi nhìn trăng úa tàn, bỗng nghe máu thanh xuân nổi dậy, bèn bạo gan phá then vàng bước vào vườn hoang. Ở đấy lại gặp tình nhân cũ (chàng ta đuổi theo tìm nàng). Tiếng hát tiếng đàn năm xưa lại quyến rũ, khiến nàng quên cả đây là cung tiên, quên cả mình là tiên, nên đã cùng chàng yêu nhau. Rồi các tiên nữ bắt chước theo nàng, làm huyên náo Thiên Đường lạnh lẽo, nghĩa là làm cho Thiên Đường cao sang vương vãi đầy bụi trần. Do đó mà Ngọc Hoàng, hoặc vì muốn giữ nề nếp cổ điển của Thiên Đường, hoặc vì ghen tức với chàng trai trần tục kia (sao các nàng không yêu Trời mà lại yêu người trần tục?) nên đã đầy nàng Giáng Hương xuống trần thành bông hoa trắng. Để cho chàng trai kia ôm ấp giữa đêm mờ ngát hương, trên gác lẻ.
Từ đó nàng sống với chàng đến hết kiếp hoa. Mãn hạn bị đày, Ngọc Hoàng mở cửa Nhà Trời ngó xuống gọi nàng về, nhưng nàng không về, vì căn gác lẻ loi có chàng nghệ sĩ và tiếng hát tiếng đàn mới thật là Thiên Đường của nàng. Tôi xin phép tác giả thừa thắng xông lên, sau khi đọc truyện Cành Hoa Trắng bằng thơ, viết luôn một cốt truyện bằng văn xuôi như trên. Nhìn lại ở cuối bài hát (in trong tập NGÀN LỜI CA), tôi còn thấy có dòng chữ chú thích như sau: ''... Mùng 1 tháng 5 năm 1951, tôi từ Khu Tư (Thanh Hóa) vào thành. Tôi chỉ ở Hà Nội có đúng một tháng rồi toàn thể gia đình lên máy bay vào sinh sống ở Sài Gòn''. Câu chú thích này làm cho truyện nàng Giáng Hương thêm ý nghĩa.
Truyện Một Người Mang Tên Quốc là một truyện Phạm Duy viết bằng thơ. Nếu viết ra bằng văn xuôi thì có thể vượt cả truyện ngắn để thành truyện dài, hoặc trung thiên tiểu thuyết. Truyện (hay Chuyện) Hai Người Lính đi kế ngay sau đó là một tiểu thuyết nếu ta phát triển nó ra. Hai người lính trong bài ca đã là điển hình, vì họ hoạt động trong một cái không gian rộng lớn Việt Nam, với một mục đích cao siêu (!) là cùng diệt kẻ thù chung, nghĩa là tận diệt nhau, để gìn giữ Việt Nam. Một bi kịch rất hài hước, chua cay.
Bài Bà Mẹ Phù Sa cũng là một truyện bi hài bỏ lửng với câu kết: Tới đây là xong nửa truyện, không biết rồi ai sẽ cứu ai? Kết luận bằng một dấu hỏi to lớn. Hỏi và không trả lời để cho ai muốn tìm câu trả lời thì cứ tự tìm lấy. Sẽ thấm thía hơn. Sự thực thì đã có xảy ra ở chiến trường rồi. Người anh đi theo Cộng Sản, tập kết, trở về Nam gặp người em ruột, hai bên đều không biết nhau. Người em giết anh mình, lúc xét lấy giấy tờ đem về khoe với mẹ thì bà mẹ chết giấc vì nhận ra đó là ''thằng anh mày!'' mà lâu nay bà không nói ra. Bài Chuyện Hai Người Lính làm cho tôi hâm nóng lại ý định viết cái truyện kể trên mà tôi biết từ lâu, nhưng viết không nổi. Hoặc không muốn viết ra. Vì đó là câu truyện quá thương tâm. Không biết lý do nào làm cho tôi chưa viết được, tôi cũng không hiểu. Những bài nhạc sau đây đều mang tính cách truyện hoặc đã là truyện: Tóc Mai Sợi Vắn Sợi Dài, Úm Ba La Ba Ta Cùng Khỏi, Khỉ Đột, Nhìn Lồn, Thằng Bợm, Đưa Bé Đến Trường, Tuổi Thần Tiên, Người Việt Cao Quý, 1954 Cha Bỏ Quê, 1975 Con Bỏ Nước, Người Con Gái Việt Rời Xa Tổ Quốc, Lời Người Thiếu Phụ Việt Nam, Bầy Chim Bỏ Xứ, Bà Mẹ Gio Linh, v.v...
Nếu tìm thêm thì ta có thể lọc ra được một số truyện nữa, nhưng bấy nhiêu đây cũng đã chứng minh truyện trong nhạc Phạm Duy thật phong phú. Ngoài những bản nhạc có tính chất truyện hoặc đã là truyện rồi, tôi còn nhận thấy vô số những chi tiết và hình tượng rất là truyện. Và tôi lấy làm ngạc nhiên là Phạm Duy đã đưa chúng vào nhạc một cách rất tự nhiên, dễ dàng. Sau đây tôi chỉ xin nhặt ra một vài chi tiết rất ''truyện'' của Phạm Duy:
* Xác không đầu nào kia (Nợ Xương Máu)
* Chàng về nay đã cụt tay (Nhớ Người Thương Binh)
* Anh thương binh chống nạng cầy bừa (Ngày Trở Về)
* Bàn tay ngà vục bùn đen (Ở Bên Nhà Em Không Còn Đứng Đợi Chờ Anh) * Tiếng anh chiến sĩ say rượu cười vang (Tiếng Thời Gian)
* Ông già mím môi cầm lái (Hát Cho Người Vượt Biển)
* Áo ngắn đi dần, may áo mới luôn (Tuổi Thần Tiên)
* Con yểng nhát gan, thấy màu đỏ chót là toan giết mình và
* Đằm thắm, đôi bồ câu bú mớm (trong Tổ Khúc Bầy Chim Bỏ Xứ)
Tổ Khúc Bầy Chim Bỏ Xứ là một truyện có đầu có đuôi, thủy chung như nhất, có nhân vật đông đúc, có chính diện và phản diện. Đồng thời hình dáng, cá tánh, nội tâm nhân vật rất rõ. Cá tánh là nét đặc sắc của nhân vật làm cho nó sống và không lẫn lộn với các nhân vật khác cùng truyện hoặc của truyện khác. Sự nhân cách hóa loài chim là một trong những sáng tạo tột độ của Phạm Duy. Ta hãy nhìn lại các Chàng và Nàng Chim, khởi đầu là chàng họ Đỗ, tên Quyên. Chim là hồn Thục Đế ngày xưa.
Hồn hóa sinh ra thành con chim Quốc
Hồn hóa thân là họ Đỗ chim Quyên...
Rồi
Đỗ Vũ không ngừng kêu mất nước
Thổ máu tươi như đêm chim chết
Tái sinh thành lần nữa Đỗ Quyên.
Bấy nhiêu nét đó làm cho Đỗ Quyên phân biệt hẳn hoi với thiên hạ, không thể nào lẫn lộn với ai. Bên chàng Đỗ Quyên lại có cô Chim Thanh cũng đầy nét đặc sắc, cũng không thể lẫn lộn với ai.
Rằng chim hót tiếng chim Thanh
Chim ở nhà, chim không hót
Chim nhất định lặng thinh
Dẫu cho chim thèm khóc
Dẫu cho chim muốn cười
Chim gìn giữ tiếng chim Thanh
Rồi đến các chàng chim khác, mỗi chàng chỉ một nét phá, không chàng nào giống chàng nào:
* Con chích chòe chìm vào đêm sâu, vẫn cất tiếng hót gọi tôi rầu rầu (nghe hát thì còn rõ cá tính hơn)
* Con chào mào líu lưỡi ngọng câm
* Con hoàng khuyên lên giọng hát nao nao, giọng hót chim đau
* Chim khổ đau cấu cổ chết không hay
* Nhạn xanh hân hoan
* Én bay thấp, én bay cao
* Én hay nhạn, thương cho bạn tỉnh mê
* Bạn tình xa có nhớ gốc đa thì về
* Chèo bẻo rất hùng anh, hễ mà thấy quạ nó rình đánh ngay
* Chèo bẻo đánh chim đen
* Tình nghĩa là lứa chim Uyên (uyên ương)
* Lên tiên thì tìm cánh Hạc
* Tấu nhạc là Phượng xuống non
* Nắng lên non véo von, Kim Tước
* Tha thướt, Thiên Nga
* Sóng gió là Hải âu
* Yến hộc máu vì tin người
* Bìm Bịp, dựa nước nhoi ra
* Rẻ cùi tốt mã (mà) ăn giơ uống bẩn v.v... Ngoài ra, còn chim Hồng, Lạc, Tiên, Rồng, bay lên từ thời tiền sử mơ màng, nhưng chỉ cái tên của chúng thôi cũng đủ làm cho người ta nhớ mãi. Đây là một sự sáng tạo khác nữa của Phạm Duy. Cũng như, trong các loại chim, làm gì có con chim Thanh? Đó là do Phạm Duy tạo ra. Và đấy là con chim phi phàm.
Đến đây, tôi xin thêm một con chim khác, nó là linh hồn của bầy chim bỏ xứ. Con chim đó hát hoài không ngừng từ Lạng Sơn đến Cà Mau, từ trong nước ra ngoài nước, từ Á sang Âu, từ Mỹ sang Úc, không nơi nào có người Việt mà vắng tiếng hót của nó tới. Tiếng hót của nó trở thành tiếng ru lòng người ly tán, nhắc nhở ngày đêm cho người không quên tổ quốc, một con chim trong bầy chim bỏ xứ mang hồn Đỗ Quyên, một con chim không phải nêu tên nhưng ai cũng biết.
Miên man theo Bầy Chim Bỏ Xứ mà tôi suýt quên một truyện khác trong chương này. Thực ra tôi cố tình quên để dời nó lại ở cuối chương này. Đây một truyện bất hủ, truyện Bà Mẹ Gio Linh. Mẹ cư ngụ ngay sau khi nghe tiếng hát Sông Lô trên một nương chiều rồi vô tới quê nghèo Quảng Trị trên ngả đường về miền Trung có những đoàn người gánh lúa.
Ở Gio Linh thuộc tỉnh Quảng Trị vào năm 1948, có bà mẹ nghèo ngày đêm cuốc đất trồng khoai nuôi con đánh giặc Tây. Nhà mẹ thì Tây nó vừa đốt tro than hãy còn chưa nguội, nhưng không sao, mẹ vẫn khuyên bà con báo thù và nung chí người con trai độc nhất đang làm du kích. Đêm đêm nghe súng nổ xa xa mẹ câu nguyện cho con.
Bỗng một hôm bà mẹ đang tưới rau thì nghe bà con hàng xóm gào thét hung tin. Tây bắt được con mẹ và đem ra giữa chợ cắt đầu. Mẹ ném chiếc gàu, không nói một câu, vào nhà lấy chiếc khăn cầm tay, đi thẳng ra chợ nhặt lấy đầu con đem về. Đường làng lặng ngắt trong khủng khiếp như chết. Chỉ có tiếng chuông chùa gieo nặng. Chân rụng rời bước, bà mẹ nâng đầu con, nước mắt ràn rụa mẹ cố nuốt không cho tiếng khóc bật ra. Như hiểu lòng mẹ, môi người con trai cười, thắm như màu cờ, và mắt âu yếm nuối nhìn mẹ. Tuy đau đớn vô cùng, mẹ vẫn nén lòng, sống với đứa cháu mồ côi còn thơ dại và đầu đã chít khăn tang. Đêm đêm nghe tiếng súng, cháu giật mình nhưng trong cánh tay ru của bà, cháu lại ngủ say. Bộ đội ghé nhà thăm hỏi mẹ luôn. Nhiều hôm mẹ giỡ luống khoai đem nấu để đãi các con. Nhìn vẻ mặt rắn rỏi của các con qua làn khói nồi khoai vừa chín tới, mẹ như nguôi đi nỗi đau mất con, tuy lòng mẹ nhớ con không nguôi. Mẹ rót nước mời bộ đội và bảo: ''Các con uống nước đi rồi hăng hái đi giết giặc, báo thù cho em các con. Các con có dịp nào đi ngang đây nhớ tạt vào thăm mẹ''.
Phạm Duy đã viết một truyện với số chữ ít nhất để diễn đạt tình ý, hành động, nội tâm cảnh vật một cách cao nhất. Noi theo kỹ thuật diễn đạt cao, cho nên Bà Mẹ Gio Linh là tượng trưng cho hàng ngàn bà mẹ của làng quê Việt Nam trong thời kỳ chống xâm lăng, tiêu biểu lòng yêu nước và niềm ước mơ giải thoát quê hương khỏi sự tàn bạo của bất cứ lũ giặc xâm lăng nào.
Bài Chinh Phụ Ca tự nó đã là một truyện, tuy suông sẻ hơn bài Cây Đàn Bỏ Quên nhưng nhân vật cũng rất rõ nét và có thể chia ra ba phần giống như ba chương.
Bài Nhớ Người Thương Binh là một truyện mà trong đó hình dáng, tâm tính của nhân vật và bối cảnh có thể nói là đã hiện rõ như trong hai truyện trên. Tình huống của truyện từ thấp đến cao rồi trở lại bình thường. Chia tay, đi chiến đấu, bị thương rồi trở về sống cuộc đời ở hậu phương như crescendo rồi decrescendo trong nhạc. Chàng về, chàng về nay đã cụt tay là điểm cao trào, cũng là kịch tính của câu truyện. Toàn bộ khí hậu câu truyện và nội tâm nhân vật đều thay đổi với chi tiết này. Tự nó, bài Nhớ Người Thương Binh đã là một câu truyện, có nhân vật là vợ chồng anh thương binh, có bối cảnh đầm ấm đồng quê. Nó cũng là một nhạc kịch nhỏ.
Bài Cành Hoa Trắng là một truyện viết bằng thơ rất gẫy gọn, rất xúc tích. Truyện rằng ngày xửa ngày xưa ở đâu trên xứ của Ngọc Hoàng, có một nàng tiên tên là Giáng Hương (cái tên yêu kiều này chắc là của tác giả đặt cho nàng tiên chứ tôi chưa thấy nó trong các truyện Tầu hay truyện cổ tích). Không biết đó có phải là Hương Hương nàng ơi trong bài Tiếng Đàn Tôi, đã lạnh lùng rời tôi để lên cung tiên tìm hạnh phúc mới không? Nàng Giáng Hương đang độ xuân thì. Sống quạnh hiu cô độc trong cung vắng. Một đêm, ngồi nhìn trăng úa tàn, bỗng nghe máu thanh xuân nổi dậy, bèn bạo gan phá then vàng bước vào vườn hoang. Ở đấy lại gặp tình nhân cũ (chàng ta đuổi theo tìm nàng). Tiếng hát tiếng đàn năm xưa lại quyến rũ, khiến nàng quên cả đây là cung tiên, quên cả mình là tiên, nên đã cùng chàng yêu nhau. Rồi các tiên nữ bắt chước theo nàng, làm huyên náo Thiên Đường lạnh lẽo, nghĩa là làm cho Thiên Đường cao sang vương vãi đầy bụi trần. Do đó mà Ngọc Hoàng, hoặc vì muốn giữ nề nếp cổ điển của Thiên Đường, hoặc vì ghen tức với chàng trai trần tục kia (sao các nàng không yêu Trời mà lại yêu người trần tục?) nên đã đầy nàng Giáng Hương xuống trần thành bông hoa trắng. Để cho chàng trai kia ôm ấp giữa đêm mờ ngát hương, trên gác lẻ.
Từ đó nàng sống với chàng đến hết kiếp hoa. Mãn hạn bị đày, Ngọc Hoàng mở cửa Nhà Trời ngó xuống gọi nàng về, nhưng nàng không về, vì căn gác lẻ loi có chàng nghệ sĩ và tiếng hát tiếng đàn mới thật là Thiên Đường của nàng. Tôi xin phép tác giả thừa thắng xông lên, sau khi đọc truyện Cành Hoa Trắng bằng thơ, viết luôn một cốt truyện bằng văn xuôi như trên. Nhìn lại ở cuối bài hát (in trong tập NGÀN LỜI CA), tôi còn thấy có dòng chữ chú thích như sau: ''... Mùng 1 tháng 5 năm 1951, tôi từ Khu Tư (Thanh Hóa) vào thành. Tôi chỉ ở Hà Nội có đúng một tháng rồi toàn thể gia đình lên máy bay vào sinh sống ở Sài Gòn''. Câu chú thích này làm cho truyện nàng Giáng Hương thêm ý nghĩa.
Truyện Một Người Mang Tên Quốc là một truyện Phạm Duy viết bằng thơ. Nếu viết ra bằng văn xuôi thì có thể vượt cả truyện ngắn để thành truyện dài, hoặc trung thiên tiểu thuyết. Truyện (hay Chuyện) Hai Người Lính đi kế ngay sau đó là một tiểu thuyết nếu ta phát triển nó ra. Hai người lính trong bài ca đã là điển hình, vì họ hoạt động trong một cái không gian rộng lớn Việt Nam, với một mục đích cao siêu (!) là cùng diệt kẻ thù chung, nghĩa là tận diệt nhau, để gìn giữ Việt Nam. Một bi kịch rất hài hước, chua cay.
Bài Bà Mẹ Phù Sa cũng là một truyện bi hài bỏ lửng với câu kết: Tới đây là xong nửa truyện, không biết rồi ai sẽ cứu ai? Kết luận bằng một dấu hỏi to lớn. Hỏi và không trả lời để cho ai muốn tìm câu trả lời thì cứ tự tìm lấy. Sẽ thấm thía hơn. Sự thực thì đã có xảy ra ở chiến trường rồi. Người anh đi theo Cộng Sản, tập kết, trở về Nam gặp người em ruột, hai bên đều không biết nhau. Người em giết anh mình, lúc xét lấy giấy tờ đem về khoe với mẹ thì bà mẹ chết giấc vì nhận ra đó là ''thằng anh mày!'' mà lâu nay bà không nói ra. Bài Chuyện Hai Người Lính làm cho tôi hâm nóng lại ý định viết cái truyện kể trên mà tôi biết từ lâu, nhưng viết không nổi. Hoặc không muốn viết ra. Vì đó là câu truyện quá thương tâm. Không biết lý do nào làm cho tôi chưa viết được, tôi cũng không hiểu. Những bài nhạc sau đây đều mang tính cách truyện hoặc đã là truyện: Tóc Mai Sợi Vắn Sợi Dài, Úm Ba La Ba Ta Cùng Khỏi, Khỉ Đột, Nhìn Lồn, Thằng Bợm, Đưa Bé Đến Trường, Tuổi Thần Tiên, Người Việt Cao Quý, 1954 Cha Bỏ Quê, 1975 Con Bỏ Nước, Người Con Gái Việt Rời Xa Tổ Quốc, Lời Người Thiếu Phụ Việt Nam, Bầy Chim Bỏ Xứ, Bà Mẹ Gio Linh, v.v...
Nếu tìm thêm thì ta có thể lọc ra được một số truyện nữa, nhưng bấy nhiêu đây cũng đã chứng minh truyện trong nhạc Phạm Duy thật phong phú. Ngoài những bản nhạc có tính chất truyện hoặc đã là truyện rồi, tôi còn nhận thấy vô số những chi tiết và hình tượng rất là truyện. Và tôi lấy làm ngạc nhiên là Phạm Duy đã đưa chúng vào nhạc một cách rất tự nhiên, dễ dàng. Sau đây tôi chỉ xin nhặt ra một vài chi tiết rất ''truyện'' của Phạm Duy:
* Xác không đầu nào kia (Nợ Xương Máu)
* Chàng về nay đã cụt tay (Nhớ Người Thương Binh)
* Anh thương binh chống nạng cầy bừa (Ngày Trở Về)
* Bàn tay ngà vục bùn đen (Ở Bên Nhà Em Không Còn Đứng Đợi Chờ Anh) * Tiếng anh chiến sĩ say rượu cười vang (Tiếng Thời Gian)
* Ông già mím môi cầm lái (Hát Cho Người Vượt Biển)
* Áo ngắn đi dần, may áo mới luôn (Tuổi Thần Tiên)
* Con yểng nhát gan, thấy màu đỏ chót là toan giết mình và
* Đằm thắm, đôi bồ câu bú mớm (trong Tổ Khúc Bầy Chim Bỏ Xứ)
Tổ Khúc Bầy Chim Bỏ Xứ là một truyện có đầu có đuôi, thủy chung như nhất, có nhân vật đông đúc, có chính diện và phản diện. Đồng thời hình dáng, cá tánh, nội tâm nhân vật rất rõ. Cá tánh là nét đặc sắc của nhân vật làm cho nó sống và không lẫn lộn với các nhân vật khác cùng truyện hoặc của truyện khác. Sự nhân cách hóa loài chim là một trong những sáng tạo tột độ của Phạm Duy. Ta hãy nhìn lại các Chàng và Nàng Chim, khởi đầu là chàng họ Đỗ, tên Quyên. Chim là hồn Thục Đế ngày xưa.
Hồn hóa sinh ra thành con chim Quốc
Hồn hóa thân là họ Đỗ chim Quyên...
Rồi
Đỗ Vũ không ngừng kêu mất nước
Thổ máu tươi như đêm chim chết
Tái sinh thành lần nữa Đỗ Quyên.
Bấy nhiêu nét đó làm cho Đỗ Quyên phân biệt hẳn hoi với thiên hạ, không thể nào lẫn lộn với ai. Bên chàng Đỗ Quyên lại có cô Chim Thanh cũng đầy nét đặc sắc, cũng không thể lẫn lộn với ai.
Rằng chim hót tiếng chim Thanh
Chim ở nhà, chim không hót
Chim nhất định lặng thinh
Dẫu cho chim thèm khóc
Dẫu cho chim muốn cười
Chim gìn giữ tiếng chim Thanh
Rồi đến các chàng chim khác, mỗi chàng chỉ một nét phá, không chàng nào giống chàng nào:
* Con chích chòe chìm vào đêm sâu, vẫn cất tiếng hót gọi tôi rầu rầu (nghe hát thì còn rõ cá tính hơn)
* Con chào mào líu lưỡi ngọng câm
* Con hoàng khuyên lên giọng hát nao nao, giọng hót chim đau
* Chim khổ đau cấu cổ chết không hay
* Nhạn xanh hân hoan
* Én bay thấp, én bay cao
* Én hay nhạn, thương cho bạn tỉnh mê
* Bạn tình xa có nhớ gốc đa thì về
* Chèo bẻo rất hùng anh, hễ mà thấy quạ nó rình đánh ngay
* Chèo bẻo đánh chim đen
* Tình nghĩa là lứa chim Uyên (uyên ương)
* Lên tiên thì tìm cánh Hạc
* Tấu nhạc là Phượng xuống non
* Nắng lên non véo von, Kim Tước
* Tha thướt, Thiên Nga
* Sóng gió là Hải âu
* Yến hộc máu vì tin người
* Bìm Bịp, dựa nước nhoi ra
* Rẻ cùi tốt mã (mà) ăn giơ uống bẩn v.v... Ngoài ra, còn chim Hồng, Lạc, Tiên, Rồng, bay lên từ thời tiền sử mơ màng, nhưng chỉ cái tên của chúng thôi cũng đủ làm cho người ta nhớ mãi. Đây là một sự sáng tạo khác nữa của Phạm Duy. Cũng như, trong các loại chim, làm gì có con chim Thanh? Đó là do Phạm Duy tạo ra. Và đấy là con chim phi phàm.
Đến đây, tôi xin thêm một con chim khác, nó là linh hồn của bầy chim bỏ xứ. Con chim đó hát hoài không ngừng từ Lạng Sơn đến Cà Mau, từ trong nước ra ngoài nước, từ Á sang Âu, từ Mỹ sang Úc, không nơi nào có người Việt mà vắng tiếng hót của nó tới. Tiếng hót của nó trở thành tiếng ru lòng người ly tán, nhắc nhở ngày đêm cho người không quên tổ quốc, một con chim trong bầy chim bỏ xứ mang hồn Đỗ Quyên, một con chim không phải nêu tên nhưng ai cũng biết.
Miên man theo Bầy Chim Bỏ Xứ mà tôi suýt quên một truyện khác trong chương này. Thực ra tôi cố tình quên để dời nó lại ở cuối chương này. Đây một truyện bất hủ, truyện Bà Mẹ Gio Linh. Mẹ cư ngụ ngay sau khi nghe tiếng hát Sông Lô trên một nương chiều rồi vô tới quê nghèo Quảng Trị trên ngả đường về miền Trung có những đoàn người gánh lúa.
Ở Gio Linh thuộc tỉnh Quảng Trị vào năm 1948, có bà mẹ nghèo ngày đêm cuốc đất trồng khoai nuôi con đánh giặc Tây. Nhà mẹ thì Tây nó vừa đốt tro than hãy còn chưa nguội, nhưng không sao, mẹ vẫn khuyên bà con báo thù và nung chí người con trai độc nhất đang làm du kích. Đêm đêm nghe súng nổ xa xa mẹ câu nguyện cho con.
Bỗng một hôm bà mẹ đang tưới rau thì nghe bà con hàng xóm gào thét hung tin. Tây bắt được con mẹ và đem ra giữa chợ cắt đầu. Mẹ ném chiếc gàu, không nói một câu, vào nhà lấy chiếc khăn cầm tay, đi thẳng ra chợ nhặt lấy đầu con đem về. Đường làng lặng ngắt trong khủng khiếp như chết. Chỉ có tiếng chuông chùa gieo nặng. Chân rụng rời bước, bà mẹ nâng đầu con, nước mắt ràn rụa mẹ cố nuốt không cho tiếng khóc bật ra. Như hiểu lòng mẹ, môi người con trai cười, thắm như màu cờ, và mắt âu yếm nuối nhìn mẹ. Tuy đau đớn vô cùng, mẹ vẫn nén lòng, sống với đứa cháu mồ côi còn thơ dại và đầu đã chít khăn tang. Đêm đêm nghe tiếng súng, cháu giật mình nhưng trong cánh tay ru của bà, cháu lại ngủ say. Bộ đội ghé nhà thăm hỏi mẹ luôn. Nhiều hôm mẹ giỡ luống khoai đem nấu để đãi các con. Nhìn vẻ mặt rắn rỏi của các con qua làn khói nồi khoai vừa chín tới, mẹ như nguôi đi nỗi đau mất con, tuy lòng mẹ nhớ con không nguôi. Mẹ rót nước mời bộ đội và bảo: ''Các con uống nước đi rồi hăng hái đi giết giặc, báo thù cho em các con. Các con có dịp nào đi ngang đây nhớ tạt vào thăm mẹ''.
Phạm Duy đã viết một truyện với số chữ ít nhất để diễn đạt tình ý, hành động, nội tâm cảnh vật một cách cao nhất. Noi theo kỹ thuật diễn đạt cao, cho nên Bà Mẹ Gio Linh là tượng trưng cho hàng ngàn bà mẹ của làng quê Việt Nam trong thời kỳ chống xâm lăng, tiêu biểu lòng yêu nước và niềm ước mơ giải thoát quê hương khỏi sự tàn bạo của bất cứ lũ giặc xâm lăng nào.
Xuân Vũ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét