Thơ hay nhờ tứ và lời. Tứ cao sâu, lời đẹp. Tứ và lời họp sức làm nên hình tượng sâu vào lòng người. Ở đây tôi muốn nói đến sự giàu có về hình tượng có thể nói là chật chội trong nhạc Phạm Duy. Tôi xin tạm xếp thành ba nhóm như sau:
Hiện thực/ lãng mạn/ siêu thực. Sau đây là những ví dụ
thuộc nhóm:
1. Hiện thực/ lãng mạn.
Chàng nghệ sĩ đến nhà cô em chơi rồi bỏ quên cây đàn. Hôm sau chàng đến, thì:
Cây đàn nằm đó nhưng em đâu rồi
Bông hoa trên phím tươi cười
Người tiên tặng đóa hoa đời xinh xinh. (Cây Đàn Bỏ Quên)
Hình ảnh y như đã vẽ: cây đàn nằm đó với đóa hoa cài trên phím, nhưng không khí vắng phắc. Nàng tiên đã biến đi lúc nào. Còn đây là một hiện thực lãng mạn khác:
Một đoàn người đi hiên ngang trên đường gian nan
In hình qua mây núi xanh lơ bát ngát...
Kìa đoàn người đi say sưa qua đồng mênh mông
Người bàng hoàng đưa câu ca theo nhịp chân không
Có những lúc reo mừng với tiếng hát mơ màng
1. Hiện thực/ lãng mạn.
Chàng nghệ sĩ đến nhà cô em chơi rồi bỏ quên cây đàn. Hôm sau chàng đến, thì:
Cây đàn nằm đó nhưng em đâu rồi
Bông hoa trên phím tươi cười
Người tiên tặng đóa hoa đời xinh xinh. (Cây Đàn Bỏ Quên)
Hình ảnh y như đã vẽ: cây đàn nằm đó với đóa hoa cài trên phím, nhưng không khí vắng phắc. Nàng tiên đã biến đi lúc nào. Còn đây là một hiện thực lãng mạn khác:
Một đoàn người đi hiên ngang trên đường gian nan
In hình qua mây núi xanh lơ bát ngát...
Kìa đoàn người đi say sưa qua đồng mênh mông
Người bàng hoàng đưa câu ca theo nhịp chân không
Có những lúc reo mừng với tiếng hát mơ màng
(Đường Về Quê)
Rõ nét một bức tranh bộ đội hành quân qua rừng núi xuống đồng bằng, hai ven đường có nông dân làm lụng hò hát và có cô nàng tan chợ quang gánh về thôn.
Đây nữa:
Nhà sàn cao, tuy mái thô sơ
Người dừng chân bên suối nên thơ...
Đường mòn leo lên cheo leo
Vượt đồi non lên phiêu diêu
Đồng lúa chín gió cuốn theo chân đèo
Rõ nét một bức tranh bộ đội hành quân qua rừng núi xuống đồng bằng, hai ven đường có nông dân làm lụng hò hát và có cô nàng tan chợ quang gánh về thôn.
Đây nữa:
Nhà sàn cao, tuy mái thô sơ
Người dừng chân bên suối nên thơ...
Đường mòn leo lên cheo leo
Vượt đồi non lên phiêu diêu
Đồng lúa chín gió cuốn theo chân đèo
(Đường Lạng Sơn)
Vẫn là những bức tranh hiện thực:
Chiều về trên cánh đồng xanh
Có nàng gánh lúa cho anh ra đi diệt thù...
Chàng về nay đã cụt tay
Máu đào đã nhuốm trên thây bao nhiêu quân thù
Vẫn là những bức tranh hiện thực:
Chiều về trên cánh đồng xanh
Có nàng gánh lúa cho anh ra đi diệt thù...
Chàng về nay đã cụt tay
Máu đào đã nhuốm trên thây bao nhiêu quân thù
(Nhớ Người Thương Binh)...
Bên suối xanh lơ mọc lên những mái tranh xưa
Đây chốn biên khu lòng ta như nước sông Lô
Bên suối xanh lơ mọc lên những mái tranh xưa
Đây chốn biên khu lòng ta như nước sông Lô
(Tiếng Hát Trên Sông Lô)...
Người đi trên đống tro tàn
Thương em nhớ mẹ, hương vàng về đâu
Chiều khô nước mắt rưng sầu
Tan thân thiếu phụ nát đầu hài nhi.
Người đi trên đống tro tàn
Thương em nhớ mẹ, hương vàng về đâu
Chiều khô nước mắt rưng sầu
Tan thân thiếu phụ nát đầu hài nhi.
(Về Miền Trung)...
Rung rinh, rung rinh gáng lúa rung rinh
Cánh đồng (mà) xinh xinh (rằng) xinh
Lão bà tóc trắng kĩu kịt quang gánh
Môi trầu (mà) tươi đám cỏ xanh
Rung rinh, rung rinh gáng lúa rung rinh
Cánh đồng (mà) xinh xinh (rằng) xinh
Lão bà tóc trắng kĩu kịt quang gánh
Môi trầu (mà) tươi đám cỏ xanh
(Gánh Lúa)
Bằng ấy dấu chứng cũng đủ minh họa cho sự phong phú của hình tượng trong nhạc Phạm Duy. Ta có thể tìm thấy những ví dụ như vậy nằm khắp trong nhạc Phạm Duy. Có nhiều bài là những bức tranh toàn cảnh rất hoàn chỉnh.
2. Hiện thực/siêu thực
Bây giờ ta hãy sang nhóm thứ hai, tức là nhóm tranh vừa hiện thực vừa siêu thực. Thực ra chẳng có một khuôn thước nào được đặt ra để cho bài nào vào nhóm nào, nhưng vì các loại hình tượng mà tôi tìm thấy trong nhạc Phạm Duy rất phong phú cho nên tạm xếp loại để dễ nghiên cứu. Đứng trước nhiều bài, quả tình tôi không biết xếp vào nhóm nào. Ví dụ như bài Nợ Xương Máu vừa hiện thực lại vừa siêu thực.
Xác không đầu nào kia?
Cười lên tiếng máu xé tan canh trường
Nợ nần xương máu, ai đã trả xong?...
Lá rụng tơi bời
Đoàn quân tiến qua làng
Bằng ấy dấu chứng cũng đủ minh họa cho sự phong phú của hình tượng trong nhạc Phạm Duy. Ta có thể tìm thấy những ví dụ như vậy nằm khắp trong nhạc Phạm Duy. Có nhiều bài là những bức tranh toàn cảnh rất hoàn chỉnh.
2. Hiện thực/siêu thực
Bây giờ ta hãy sang nhóm thứ hai, tức là nhóm tranh vừa hiện thực vừa siêu thực. Thực ra chẳng có một khuôn thước nào được đặt ra để cho bài nào vào nhóm nào, nhưng vì các loại hình tượng mà tôi tìm thấy trong nhạc Phạm Duy rất phong phú cho nên tạm xếp loại để dễ nghiên cứu. Đứng trước nhiều bài, quả tình tôi không biết xếp vào nhóm nào. Ví dụ như bài Nợ Xương Máu vừa hiện thực lại vừa siêu thực.
Xác không đầu nào kia?
Cười lên tiếng máu xé tan canh trường
Nợ nần xương máu, ai đã trả xong?...
Lá rụng tơi bời
Đoàn quân tiến qua làng
(hiện thực)
Từng thanh kiếm đứt ngang
Từng lớp áo rách mướp
Từng cánh tay rụng rời
Qua làn mây trắng
Đoàn quân tiến về trời
Từng thanh kiếm đứt ngang
Từng lớp áo rách mướp
Từng cánh tay rụng rời
Qua làn mây trắng
Đoàn quân tiến về trời
(siêu thực)
Ầm rung tiếng sa trường
Như nhắn nhủ người trai mài kiếm dưới trăng
Ầm rung tiếng sa trường
Như nhắn nhủ người trai mài kiếm dưới trăng
(hiện thực)
Ý tưởng của bài rất chất quán: Cái xác không đầu, tượng trưng cho những người đã trả nợ máu xương xong, kêu gào mọi người phải trả món nợ ấy. Qua một cuộc chiến đấu khủng khiếp, cái xác không đầu cười: ''Nợ nần máu xương, ai nấy trả xong''
Để đạt được cái ý tưởng cao siêu ấy, tác giả đã phải dùng nhiều thủ pháp, từ hiện thực (3 câu đầu của đoạn đầu - 5 câu đầu của đoạn kết) rồi sang tượng trưng (cái xác không đầu) là hầu hết các câu khác (trừ câu áp chót) là hình và tượng siêu thực (Qua làn mây trắng, đoàn quân tiến về trời - Ai lang thang tiếng cười lên chới với...)
Ngay như người trai mài kiếm dưới trăng kia có vẻ hiện thực nhưng nghĩ cho cùng, cũng không hẳn như vậy. Nhưng vì đây là tác phẩm của sự tưởng tượng (đặt trên nền móng của một hiện thực) cho nên tôi xếp nó vào nhóm 2 cùng với những bài khác.
Còn bài sau đây thì tiêu biểu cho nhóm trừu tượng/ siêu thực
Chiều rơi trên đường vắng có ta rơi giữa chiều
Hồn ta theo vạt nắng, theo làn gió đìu hiu.
Lá vàng bay! Lá vàng bay
Như dĩ vãng gầy, tóc buông dài, bước ra khỏi tình phai
Lá vàng rơi, lá vàng rơi
Như chút hơi người giã ơn đời trên nẻo đường hấp hối
Hoàng hôn mở lối, rừng khô thở khói, trời như biển chói
Từng chiếc thuyền hồn lướt trôi
Neo đứt một lần cuối thôi,
Cho cánh buồm lộng gió vơi, gió đầy
Chiều ôm vòng tay, một bó thuyền say, thuyền lơ lửng mãi
Từng tiếng xào xạc lá bay
Là tiếng cội già khóc cây
Hay tiếng lòng mình khóc ai, giờ đây?...
Chiều chưa thôi trìu mến, lá chưa buông chết chìm
Hồn ta như vụt biến, bay vờn trong đời tiên.
Lá vàng êm! Lá vàng êm!
Như mũi kim mềm sẽ khâu kín khung cửa tình duyên
Lá vàng khô! Lá vàng khô!
Như nét môi già đã nhắn chờ lên nẻo đường băng giá
Chiều không chiều nữa và đêm lần lữa, chẳng thương chẳng nhớ
Để những lệ buồn cánh khô, rơi rớt từ một cõi mơ
Nghe đất gọi về tiếng ru hững hờ
Còn rơi rụng nữa, cành khô và lá, thành ngôi mộ úa
Chờ đến một trận mưa, cho rũa tình già xác xơ
Cho biến thành nhựa sống nuôi tình thơ
Chiều tan trên đường lối
Hồn ta như gò mối đang chờ phút đầu thai.
Ý tưởng của bài rất chất quán: Cái xác không đầu, tượng trưng cho những người đã trả nợ máu xương xong, kêu gào mọi người phải trả món nợ ấy. Qua một cuộc chiến đấu khủng khiếp, cái xác không đầu cười: ''Nợ nần máu xương, ai nấy trả xong''
Để đạt được cái ý tưởng cao siêu ấy, tác giả đã phải dùng nhiều thủ pháp, từ hiện thực (3 câu đầu của đoạn đầu - 5 câu đầu của đoạn kết) rồi sang tượng trưng (cái xác không đầu) là hầu hết các câu khác (trừ câu áp chót) là hình và tượng siêu thực (Qua làn mây trắng, đoàn quân tiến về trời - Ai lang thang tiếng cười lên chới với...)
Ngay như người trai mài kiếm dưới trăng kia có vẻ hiện thực nhưng nghĩ cho cùng, cũng không hẳn như vậy. Nhưng vì đây là tác phẩm của sự tưởng tượng (đặt trên nền móng của một hiện thực) cho nên tôi xếp nó vào nhóm 2 cùng với những bài khác.
Còn bài sau đây thì tiêu biểu cho nhóm trừu tượng/ siêu thực
Chiều rơi trên đường vắng có ta rơi giữa chiều
Hồn ta theo vạt nắng, theo làn gió đìu hiu.
Lá vàng bay! Lá vàng bay
Như dĩ vãng gầy, tóc buông dài, bước ra khỏi tình phai
Lá vàng rơi, lá vàng rơi
Như chút hơi người giã ơn đời trên nẻo đường hấp hối
Hoàng hôn mở lối, rừng khô thở khói, trời như biển chói
Từng chiếc thuyền hồn lướt trôi
Neo đứt một lần cuối thôi,
Cho cánh buồm lộng gió vơi, gió đầy
Chiều ôm vòng tay, một bó thuyền say, thuyền lơ lửng mãi
Từng tiếng xào xạc lá bay
Là tiếng cội già khóc cây
Hay tiếng lòng mình khóc ai, giờ đây?...
Chiều chưa thôi trìu mến, lá chưa buông chết chìm
Hồn ta như vụt biến, bay vờn trong đời tiên.
Lá vàng êm! Lá vàng êm!
Như mũi kim mềm sẽ khâu kín khung cửa tình duyên
Lá vàng khô! Lá vàng khô!
Như nét môi già đã nhắn chờ lên nẻo đường băng giá
Chiều không chiều nữa và đêm lần lữa, chẳng thương chẳng nhớ
Để những lệ buồn cánh khô, rơi rớt từ một cõi mơ
Nghe đất gọi về tiếng ru hững hờ
Còn rơi rụng nữa, cành khô và lá, thành ngôi mộ úa
Chờ đến một trận mưa, cho rũa tình già xác xơ
Cho biến thành nhựa sống nuôi tình thơ
Chiều tan trên đường lối
Hồn ta như gò mối đang chờ phút đầu thai.
(Đường Chiều Lá Rụng)
Nhà nghệ sĩ ngồi giữa chiều nhìn lá rụng và ngẫm nghĩ miên man. Rồi vẽ ra một buổi chiều khác trong tâm linh của mình. Nhưng dù trong sâu kín của tâm linh, chiều vẫn có lá vàng rơi, có rừng, có thuyền, như chiều giữa trời đất. Nghệ sĩ mượn cái chiều của trời đất để nói cái chiều trong lòng mình. Một bức tranh thiên nhiên qua cảm xúc và nghĩ ngợi của nghệ sĩ đã trở thành bức tranh nội tâm. Sở dĩ tôi gọi đó là bức tranh vì nó mang nhiều nét vẽ, cụ thể và phơi trải màu sắc lung linh. Nhưng bức tranh này không phải loại tranh như Đường Về Quê, Đường Lạng Sơn, Sông Lô, Về Miền Trung hoặc Gánh Lúa mà là một bức tranh trừu tượng, siêu thực.
Ta hãy nhặt ra một trong những hình tượng của nó. Họa sĩ đã từng vẽ những làn tóc trong các bài khác:
Tóc em dài dáng em hiền hòa... tóc xanh tơ = hiện thực.
Suối tóc bát ngát uốn quanh vai gầy = hiện thực và lãng mạn.
Bơi trong tóc em như chìm trong mộng nghìn xưa = lãng mạn.
Nhưng đến cái tóc trong bài Lá Rụng Đường Chiều thì họa sĩ đã bước hẳn sang siêu thực:
Lá vàng bay! Lá vàng bay
Như dĩ vãng gầy, tóc buông dài, bước ra khỏi tình phai.
Lá vàng bay vụt thành tóc buông dài vì dĩ vãng gầy (thành người) bước ra khỏi tình phai. Dù là người nhưng không phải là người, dù là tóc nhưng còn là cái gì khác, không chỉ là tóc. Nét họa rõ vô cùng nhưng cũng khó hiểu vô cùng. Tuy khó hiểu mà vẫn hiểu được và dễ rung động vì cái hình tượng con người tóc buông dài bước ra khỏi tình phai.
Cái dĩ vãng gầy là trừu tượng nhưng con người, tóc, bước ra hiện thực. Ta không thể nhìn rõ dĩ vãng nếu nó không mang những nét đó để rồi ngay sau đó ta chỉ còn nghe từng tiếng xào xạc lá bay (nhẹ, rời rạc) khác với Lá vàng bay! Lá vàng bay! (mạnh và nhiều) vì đó chỉ là tiếng khóc (không có hành động) của cội (già) khóc cây (non) hay tiếng lòng mình (cũng không có hành động) khóc ai. Tiếng ''bay'' lặp lại hai lần không êm rời như tiếng ''xào xạc bay''. Cái dấu than (!) ở đây là một năng lực cho hành động bay, và là số lượng cho những chiếc lá rơi, để rồi ngay sau đó, từng tiếng lá xào xạc thành hơi thở và tiếng khóc.
Trong một bài thơ bất hủ của Verlaine, mấy câu cuối cùng: Tôi đi lang thang đó đây, như chiếc lá chết (ghi tạm bằng trí nhớ). Với Verlaine, lá chết là hết. Nhưng chiếc lá vàng của Phạm Duy ''bay, rơi'' nhưng chưa chết sau khi rời cành:
Chiều chưa thôi trìu mến, lá chưa buông chết chìm
Hồn ta như vụt biến, bay vờn trong đời tiên
Chiếc lá vụt bay lộn trở lên tiên sống tiếp dù chỉ khoảnh khắc:
Lá vàng êm! Lá vàng êm!
Như mũi kim mềm sẽ khâu liền kín khung cửa tình duyên.
Lá vàng trở thành mũi kim mềm. Lá vàng tái sinh thành môi già nhăn với lệ buồn cánh khô:
Lá vàng khô! Lá vàng khô!
Như nét môi già đã nhăn chờ lên nẻo đường băng giá
Đường hấp hối trên kia nối theo đường băng giá ở đây là hành trình ''bay và rơi của chiếc lá vàng'' cũng là đường đi của một kiếp người, của mặt trời. Cái gì, ai, rồi cũng sẽ như lá rụng đường chiều. Nhưng dù lá và người có truân chuyên mưa nắng đến đâu, chúng vẫn ham sống, ở phút cuối chiều. Chiều không chiều nữa, và mặt trời cũng không muốn đi, và cả đêm cũng lần lữa (không muốn đến). Thời gian dừng lại ở biên giới cuối cùng này để nghe đất gọi về tiếng ru. Để rồi, lần cuối cùng cành khô và lá, rơi rụng thành ngôi mộ úa.
Mấy bài sau đây cũng có thể xếp vào nhóm tượng trưng/ siêu thực:
Một người ngồi bên kia sông im nghe nước chảy về đâu?
Một người ngồi đây trông hoa trôi theo nước chảy phương nào?
Trời thì mưa rơi mưa rơi không ngưng suối tuôn niềm đau.
Người thì hẹn nhau sang sông mong cho chóng tạnh mùa Ngâu
Cuộc đời làm cho đôi bên yêu nhau cách một biển sâu
Hẹn hò tàn Thu sang Xuân bên nhau biết thuở ban đầu
Dù tình không nguôi, đôi ta xin cho hứa vui về sau
Trời còn làm mưa rơi mưa rơi cách biệt dài lâu
Nước vẫn trôi mau mắt vẫn hoen mầu
Đành để hồn theo nước trôi không màu
Số kiếp hay sao? Không cho bắc cầu
Thì xin sông nước sẽ cho gần nhau
Một người bèn ra ven sông buông theo nước cuồn cuộn mau
Một người chìm sâu trong khi mưa Ngâu bỗng ngưng ngang đầu
Cuộc tình thương đau êm êm nước xuôi về đâu? Hẹn hò gặp nhau Thiên Thu cho phong phú đời sau
Nhà nghệ sĩ ngồi giữa chiều nhìn lá rụng và ngẫm nghĩ miên man. Rồi vẽ ra một buổi chiều khác trong tâm linh của mình. Nhưng dù trong sâu kín của tâm linh, chiều vẫn có lá vàng rơi, có rừng, có thuyền, như chiều giữa trời đất. Nghệ sĩ mượn cái chiều của trời đất để nói cái chiều trong lòng mình. Một bức tranh thiên nhiên qua cảm xúc và nghĩ ngợi của nghệ sĩ đã trở thành bức tranh nội tâm. Sở dĩ tôi gọi đó là bức tranh vì nó mang nhiều nét vẽ, cụ thể và phơi trải màu sắc lung linh. Nhưng bức tranh này không phải loại tranh như Đường Về Quê, Đường Lạng Sơn, Sông Lô, Về Miền Trung hoặc Gánh Lúa mà là một bức tranh trừu tượng, siêu thực.
Ta hãy nhặt ra một trong những hình tượng của nó. Họa sĩ đã từng vẽ những làn tóc trong các bài khác:
Tóc em dài dáng em hiền hòa... tóc xanh tơ = hiện thực.
Suối tóc bát ngát uốn quanh vai gầy = hiện thực và lãng mạn.
Bơi trong tóc em như chìm trong mộng nghìn xưa = lãng mạn.
Nhưng đến cái tóc trong bài Lá Rụng Đường Chiều thì họa sĩ đã bước hẳn sang siêu thực:
Lá vàng bay! Lá vàng bay
Như dĩ vãng gầy, tóc buông dài, bước ra khỏi tình phai.
Lá vàng bay vụt thành tóc buông dài vì dĩ vãng gầy (thành người) bước ra khỏi tình phai. Dù là người nhưng không phải là người, dù là tóc nhưng còn là cái gì khác, không chỉ là tóc. Nét họa rõ vô cùng nhưng cũng khó hiểu vô cùng. Tuy khó hiểu mà vẫn hiểu được và dễ rung động vì cái hình tượng con người tóc buông dài bước ra khỏi tình phai.
Cái dĩ vãng gầy là trừu tượng nhưng con người, tóc, bước ra hiện thực. Ta không thể nhìn rõ dĩ vãng nếu nó không mang những nét đó để rồi ngay sau đó ta chỉ còn nghe từng tiếng xào xạc lá bay (nhẹ, rời rạc) khác với Lá vàng bay! Lá vàng bay! (mạnh và nhiều) vì đó chỉ là tiếng khóc (không có hành động) của cội (già) khóc cây (non) hay tiếng lòng mình (cũng không có hành động) khóc ai. Tiếng ''bay'' lặp lại hai lần không êm rời như tiếng ''xào xạc bay''. Cái dấu than (!) ở đây là một năng lực cho hành động bay, và là số lượng cho những chiếc lá rơi, để rồi ngay sau đó, từng tiếng lá xào xạc thành hơi thở và tiếng khóc.
Trong một bài thơ bất hủ của Verlaine, mấy câu cuối cùng: Tôi đi lang thang đó đây, như chiếc lá chết (ghi tạm bằng trí nhớ). Với Verlaine, lá chết là hết. Nhưng chiếc lá vàng của Phạm Duy ''bay, rơi'' nhưng chưa chết sau khi rời cành:
Chiều chưa thôi trìu mến, lá chưa buông chết chìm
Hồn ta như vụt biến, bay vờn trong đời tiên
Chiếc lá vụt bay lộn trở lên tiên sống tiếp dù chỉ khoảnh khắc:
Lá vàng êm! Lá vàng êm!
Như mũi kim mềm sẽ khâu liền kín khung cửa tình duyên.
Lá vàng trở thành mũi kim mềm. Lá vàng tái sinh thành môi già nhăn với lệ buồn cánh khô:
Lá vàng khô! Lá vàng khô!
Như nét môi già đã nhăn chờ lên nẻo đường băng giá
Đường hấp hối trên kia nối theo đường băng giá ở đây là hành trình ''bay và rơi của chiếc lá vàng'' cũng là đường đi của một kiếp người, của mặt trời. Cái gì, ai, rồi cũng sẽ như lá rụng đường chiều. Nhưng dù lá và người có truân chuyên mưa nắng đến đâu, chúng vẫn ham sống, ở phút cuối chiều. Chiều không chiều nữa, và mặt trời cũng không muốn đi, và cả đêm cũng lần lữa (không muốn đến). Thời gian dừng lại ở biên giới cuối cùng này để nghe đất gọi về tiếng ru. Để rồi, lần cuối cùng cành khô và lá, rơi rụng thành ngôi mộ úa.
Mấy bài sau đây cũng có thể xếp vào nhóm tượng trưng/ siêu thực:
Một người ngồi bên kia sông im nghe nước chảy về đâu?
Một người ngồi đây trông hoa trôi theo nước chảy phương nào?
Trời thì mưa rơi mưa rơi không ngưng suối tuôn niềm đau.
Người thì hẹn nhau sang sông mong cho chóng tạnh mùa Ngâu
Cuộc đời làm cho đôi bên yêu nhau cách một biển sâu
Hẹn hò tàn Thu sang Xuân bên nhau biết thuở ban đầu
Dù tình không nguôi, đôi ta xin cho hứa vui về sau
Trời còn làm mưa rơi mưa rơi cách biệt dài lâu
Nước vẫn trôi mau mắt vẫn hoen mầu
Đành để hồn theo nước trôi không màu
Số kiếp hay sao? Không cho bắc cầu
Thì xin sông nước sẽ cho gần nhau
Một người bèn ra ven sông buông theo nước cuồn cuộn mau
Một người chìm sâu trong khi mưa Ngâu bỗng ngưng ngang đầu
Cuộc tình thương đau êm êm nước xuôi về đâu? Hẹn hò gặp nhau Thiên Thu cho phong phú đời sau
(Hẹn Hò)...
Mai có người chợt ngừng thăm mộ
Nơi chôn tôi là dưới rặng mai
Nơi đất lạnh ngàn đời tuyết phủ
Nên thân tôi nguyên vẹn hình hài
Nếu có người tò mò muốn gặp
Nơi tha ma mở nắp mồ lên
Sẽ thấy một người nằm thanh thản
Trông như chơn dung của Việt Nam
Thân tôi đây Bắc Việt là đầu
Nơi sinh óc của Rồng Tiên
Đây con tim Trung việt hồng hào
No say đây, Nam Việt ngủ yên
Mai có người chợt ngừng thăm mộ
Nơi chôn tôi là dưới rặng mai
Nơi đất lạnh ngàn đời tuyết phủ
Nên thân tôi nguyên vẹn hình hài
Nếu có người tò mò muốn gặp
Nơi tha ma mở nắp mồ lên
Sẽ thấy một người nằm thanh thản
Trông như chơn dung của Việt Nam
Thân tôi đây Bắc Việt là đầu
Nơi sinh óc của Rồng Tiên
Đây con tim Trung việt hồng hào
No say đây, Nam Việt ngủ yên
(Nguyên Vẹn Hình Hài)
Mặc dù nét đặc tả rất hiện thực, nhưng đây chính là một bức họa tượng trưng hay siêu thực. Chỉ với bút pháp tượng trưng hoặc siêu thực thì mới vẽ được bức tranh này.
Nhân đây tôi cũng xin kể lại một chi tiết trong vở kịch Đêm Thứ 12 của Shakespeare:
Mặc dù nét đặc tả rất hiện thực, nhưng đây chính là một bức họa tượng trưng hay siêu thực. Chỉ với bút pháp tượng trưng hoặc siêu thực thì mới vẽ được bức tranh này.
Nhân đây tôi cũng xin kể lại một chi tiết trong vở kịch Đêm Thứ 12 của Shakespeare:
"... Lão quản gia hình dáng thô kệch lại thầm yêu chủ của mình là Quận Chúa đẹp như tiên nga. Một hôm, người làm vườn nói gạt, bảo rằng Quận Chúa để ý tới cụ lắm! Và ''... kìa, Quận Chúa đang đi tới! ''Lão quản gia sướng quá, luýnh quýnh không biết làm gì, bèn ngồi phệt xuống thành hồ vốc nước lên rưới vào ngực (phía bên tim) và áp tay lên đó, miệng lặp bặp mắt đờ đẫn..."
|
Cái cử chỉ vốc nước rưới lên trái tim mình để dập ngọn lửa tình đang bốc trong
tim là hiện thực, tượng trưng hay siêu thực? Theo
tôi hàm xúc cả ba. Bây giờ hãy thử sang nhóm hoàn toàn siêu thực.
Tìm nhau trong hoa nở
Tìm nhau trong cơn gió
Tìm nhau trong đêm khô hay mưa lũ
Tìm nhau khi nắng đổ
Tìm nhau khi trăng tỏ
Tìm nhau như chim mộng tìm người mơ.
Tìm trong câu thơ cổ
Tìm qua tranh Tố Nữ
Tìm trên môi đương ca câu thương nhớ
Tìm sâu trong muôn thuở
Tìm sau lưng bốn mùa
Tìm nhau như Thiên Cổ tìm Ngàn Thu.
Gặp nhau trong hơi thở của cuộc đời, người ơi!
Gặp nhau, hãy nép hơi im trong hương mới
Gặp nhau trong Nhân Tình đầy Bác Ái, ơi người!
Gặp nhau trong kinh cầu một hồi chuông...
Tìm nhau trong bom lửa
Tìm nhau trong mưa bão
Tìm nhau trên kinh đô xây trong xương máu
Tìm nhau trong thống khổ
Tìm nghe câu than thở
Tìm nhau như góa phụ tìm mộ bia.
Tìm đâu môi em đỏ?
Tìm đâu mây trong mắt?
Tìm cho ra mái tóc ngây thơ đó.
Tìm xem trong kinh sử
Tìm tương lai sáng tỏ
Tìm nhau khi nhân loại được trùng tu.
Gặp nhau trong vinh dự của đời người, người ơi!
Gặp nhau dưới Đức Tin bao la phơi phới.
Gặp nhau trong cơ khổ của thế giới, ơi người!
Gặp nhau, đôi tâm hồn được nghỉ ngơi.
Tìm nhau trong hoa nở
Tìm nhau trong cơn gió
Tìm nhau trong đêm khô hay mưa lũ
Tìm nhau khi nắng đổ
Tìm nhau khi trăng tỏ
Tìm nhau như chim mộng tìm người mơ.
Tìm trong câu thơ cổ
Tìm qua tranh Tố Nữ
Tìm trên môi đương ca câu thương nhớ
Tìm sâu trong muôn thuở
Tìm sau lưng bốn mùa
Tìm nhau như Thiên Cổ tìm Ngàn Thu.
Gặp nhau trong hơi thở của cuộc đời, người ơi!
Gặp nhau, hãy nép hơi im trong hương mới
Gặp nhau trong Nhân Tình đầy Bác Ái, ơi người!
Gặp nhau trong kinh cầu một hồi chuông...
Tìm nhau trong bom lửa
Tìm nhau trong mưa bão
Tìm nhau trên kinh đô xây trong xương máu
Tìm nhau trong thống khổ
Tìm nghe câu than thở
Tìm nhau như góa phụ tìm mộ bia.
Tìm đâu môi em đỏ?
Tìm đâu mây trong mắt?
Tìm cho ra mái tóc ngây thơ đó.
Tìm xem trong kinh sử
Tìm tương lai sáng tỏ
Tìm nhau khi nhân loại được trùng tu.
Gặp nhau trong vinh dự của đời người, người ơi!
Gặp nhau dưới Đức Tin bao la phơi phới.
Gặp nhau trong cơ khổ của thế giới, ơi người!
Gặp nhau, đôi tâm hồn được nghỉ ngơi.
(Tìm Nhau)
Đây là một bức tranh siêu thực hoặc vị lai, mặc dù nó mang rất nhiều nét cụ thể như hoa nở, cơn gió, mưa lũ, nắng đổ, trăng tỏ, bom lửa, xương máu, mộ bia, môi đỏ v.v... nhưng trong trường hợp này, họa sĩ vẽ hoa nở, cơn gió, tranh Tố Nữ là vẽ cái linh hồn, nghĩa là cái không nhìn thấy mà chỉ cảm thấy của những vật đó, chứ không phải chính những vật đó. Cho nên sự tìm nhau này không phải là hai người mà chính là linh hồn của họ. Những câu này làm cho bức tranh càng rõ nét siêu thực hơn:
Tìm nhau như chim mộng tìm người mơ
Tìm trong câu thơ cổ
Tìm nhau như Thiên Cổ tìm Ngàn Thu.
Đây là một bức tranh siêu thực hoặc vị lai, mặc dù nó mang rất nhiều nét cụ thể như hoa nở, cơn gió, mưa lũ, nắng đổ, trăng tỏ, bom lửa, xương máu, mộ bia, môi đỏ v.v... nhưng trong trường hợp này, họa sĩ vẽ hoa nở, cơn gió, tranh Tố Nữ là vẽ cái linh hồn, nghĩa là cái không nhìn thấy mà chỉ cảm thấy của những vật đó, chứ không phải chính những vật đó. Cho nên sự tìm nhau này không phải là hai người mà chính là linh hồn của họ. Những câu này làm cho bức tranh càng rõ nét siêu thực hơn:
Tìm nhau như chim mộng tìm người mơ
Tìm trong câu thơ cổ
Tìm nhau như Thiên Cổ tìm Ngàn Thu.
Ngàn Xưa đi tìm Ngàn Sau! Hai cái
''Ngàn'' đó tìm nhau thì đời nào mới gặp được nhau? Chỉ một nét đó thôi cũng đủ
chứng minh bức tranh là siêu thực rồi. Nếu có thể lạm bàn thì
tôi xin thêm rằng trên cái không khí bàng bạc u minh đó, ''đôi môi em đỏ'' rực
lên như Đức Tin.
Một bài khác cũng thuộc nhóm này (xin phép để tiếng ''hự'' của nhạc qua một bên):
Người đi trong đêm tối, trong đêm thâu
Trong đêm vắng, trong đêm sâu
Trong đêm dầy, trong đêm dài Việt Nam
Người đi giương đôi mắt, khua đôi tay,
Đưa chân bước trên chông gai,
Trên đất gầy, trên vũng lầy bùn nhơ
Người đi không ai dắt, không ai đưa
Như đui mắt, đi bơ vơ
Đi trong vòng vây quanh của bầy ma
Bầy ma chuyên uống máu nơi dân đen
Moi tim óc bao thanh niên
Ăn linh hồn, ăn da thịt Việt Nam
Bầy ma giơ tay níu, giơ tay mua
Giơ tay đón, giơ tay đưa
Giơ tay dọa không cho người vượt qua
Bầy ma giơ tay kéo, giơ tay ôm
Lôi ta cúi, lôi ta khom
Như con vật cong lưng bò trong đêm...
Người đi trong đêm súng, trong đêm bom,
Trong đêm máu, trong đêm sương,
Trong đêm buồn, trong đêm hận thù vương
Người đi mang nước mắt, đeo khăn tang
Nhưng la hét, nhưng kêu vang
Trong ô nhục, trong muôn vàn hờn căm
Người đi trong kinh hãi, trong cô đơn
Nhưng đi tới, nhưng đi vươn
Đi ra ngoài, đi ra ngoài màn đêm
Bầy ma thêm hung dữ, thêm hung hăng
Thêm ngoan cố, thêm nhe răng
Thêm điên cuồng, thêm căm người hùng anh
Bầy ma giơ tay đánh, giơ tay phang,
Vung cây súng, vung thanh gươm
Không cho người, không cho người vùng lên
Bầy ma vung tay giết anh thanh niên
Trong đêm trắng, trong đêm đen
Trong đêm tàn, nhưng soi bật niềm Tin...
Thế nhưng người là NGƯ–I nên không chịu làm thú!
Thế nhưng người là NGƯ–I nên không sợ loài ma!
Người đi, đi đi lên! Người đi, đi đi lên!
Người đi tìm ánh sáng mặt trời
Thế nhưng người là NGƯ–I nên không chịu làm thú!
Thế nhưng người là NGƯ–I nên không sợ loài ma!
Người đi, đi đi lên! Người đi, đi đi lên!
Người đi tìm ánh sáng trời lên.
Một bài khác cũng thuộc nhóm này (xin phép để tiếng ''hự'' của nhạc qua một bên):
Người đi trong đêm tối, trong đêm thâu
Trong đêm vắng, trong đêm sâu
Trong đêm dầy, trong đêm dài Việt Nam
Người đi giương đôi mắt, khua đôi tay,
Đưa chân bước trên chông gai,
Trên đất gầy, trên vũng lầy bùn nhơ
Người đi không ai dắt, không ai đưa
Như đui mắt, đi bơ vơ
Đi trong vòng vây quanh của bầy ma
Bầy ma chuyên uống máu nơi dân đen
Moi tim óc bao thanh niên
Ăn linh hồn, ăn da thịt Việt Nam
Bầy ma giơ tay níu, giơ tay mua
Giơ tay đón, giơ tay đưa
Giơ tay dọa không cho người vượt qua
Bầy ma giơ tay kéo, giơ tay ôm
Lôi ta cúi, lôi ta khom
Như con vật cong lưng bò trong đêm...
Người đi trong đêm súng, trong đêm bom,
Trong đêm máu, trong đêm sương,
Trong đêm buồn, trong đêm hận thù vương
Người đi mang nước mắt, đeo khăn tang
Nhưng la hét, nhưng kêu vang
Trong ô nhục, trong muôn vàn hờn căm
Người đi trong kinh hãi, trong cô đơn
Nhưng đi tới, nhưng đi vươn
Đi ra ngoài, đi ra ngoài màn đêm
Bầy ma thêm hung dữ, thêm hung hăng
Thêm ngoan cố, thêm nhe răng
Thêm điên cuồng, thêm căm người hùng anh
Bầy ma giơ tay đánh, giơ tay phang,
Vung cây súng, vung thanh gươm
Không cho người, không cho người vùng lên
Bầy ma vung tay giết anh thanh niên
Trong đêm trắng, trong đêm đen
Trong đêm tàn, nhưng soi bật niềm Tin...
Thế nhưng người là NGƯ–I nên không chịu làm thú!
Thế nhưng người là NGƯ–I nên không sợ loài ma!
Người đi, đi đi lên! Người đi, đi đi lên!
Người đi tìm ánh sáng mặt trời
Thế nhưng người là NGƯ–I nên không chịu làm thú!
Thế nhưng người là NGƯ–I nên không sợ loài ma!
Người đi, đi đi lên! Người đi, đi đi lên!
Người đi tìm ánh sáng trời lên.
(Dạ Hành)
Đây là một bài thơ mà vần điệu và ngôn ngữ vô cùng trau chuốt. Và là một bức tranh bề dài bằng mười hoặc bằng trăm bề cao, một bức tranh dựng lên một cảnh hãi hùng của một đoàn người đi trong đêm tối, trong đêm dài Việt Nam. Hay nói đúng ra, đó chính là dân tộc Việt Nam đi trong quãng lịch sử đen tối nhất của mình. Trong đêm tối ấy là bầy ma chuyên môn uống máu nơi dân đen, moi tim óc bao thanh niên, ăn linh hồn ăn da thịt Việt Nam.
Bầy ma này lẫn lộn trong đoàn người đi, giở mọi thủ đoạn để bắt họ cúi khom như con vật cong lưng bò trong đêm. Đoàn người chẳng những đi trong đêm tối, đêm thâu, đêm dầy, đêm dài mà còn đi trong đêm súng đêm bom, trong đêm máu, trong đêm sương, trong kinh hãi, trong cô đơn.
Họa sĩ đã tạc nên đoàn người với vô số chi tiết sinh động. Người đi, nhưng đi như thế nào? Giương mắt, khua tay, chân bước trên chông gai, không ai dắt đưa nên dù giương mắt mà như đui, đi lạc lõng bơ vơ rồi còn bị lôi kéo nên phải cúi khom như con vật, mắt đầy nước mắt, đầu đeo khăn tang, uất ức, ô nhục, hờn căm nên phải kêu vang.
Nhưng dù bị dìm trong đêm như thú, người vẫn là người nên không chịu làm thú,nên không sợ loài ma, nên quyết đi tìm ánh sáng mặt trời. Bên cạnh con người vĩ đại, họa sĩ cũng vẽ rất rõ hành động và tâm tính của loài ma để làm nổi bật tính người. Bầy ma chuyên uống máu dân đen, ăn linh hồn, ăn da thịt Việt Nam, bầy ma giơ tay níu, giơ tay mua, giơ tay đón, giơ tay đưa (gạ gẫm) rồi giơ tay dọa, dọa không kết quả, phải giơ tay kéo, giơ ôm. Nhưng đoàn người cứ đi lên, không sợ. Bầy ma điên cuồng, nhe răng, thêm hung dữ, thêm căm thù người hùng anh. Chúng bèn giơ tay đánh giơ tay phang, vung cây súng quơ thanh gươm quyết giết người anh hùng.
Ta thấy sự khắc họa người và ma của họa sĩ rất sắc nét. Trắng và Đen đối chọi nhau chan chát, chứng tỏ sự xung đột rất dữ dội giữa Thiện và Ác. Và cuối cùng đêm tàn, ánh sáng mặt trời lên, như niềm tin mãnh liệt của con người bị ma biến thành thú mà không chịu làm thú. Đọc lời ca của bài nhạc này ta thấy một bức tranh tương tự như Địa Ngục (như thuở bé tôi thường trông thấy ở vách chùa). Nhưng ở địa ngục của nhà Phật thì con người đi đầu thai để được sống kiếp sống mới, còn con người trong địa ngục của Phạm Duy thì thoát khỏi đêm đen, đẩy lùi ma quỷ bằng vũ khí niềm tin. Trong đêm tàn, Phạm Duy cho soi bật niềm Tin.
Đây là một bài thơ mà vần điệu và ngôn ngữ vô cùng trau chuốt. Và là một bức tranh bề dài bằng mười hoặc bằng trăm bề cao, một bức tranh dựng lên một cảnh hãi hùng của một đoàn người đi trong đêm tối, trong đêm dài Việt Nam. Hay nói đúng ra, đó chính là dân tộc Việt Nam đi trong quãng lịch sử đen tối nhất của mình. Trong đêm tối ấy là bầy ma chuyên môn uống máu nơi dân đen, moi tim óc bao thanh niên, ăn linh hồn ăn da thịt Việt Nam.
Bầy ma này lẫn lộn trong đoàn người đi, giở mọi thủ đoạn để bắt họ cúi khom như con vật cong lưng bò trong đêm. Đoàn người chẳng những đi trong đêm tối, đêm thâu, đêm dầy, đêm dài mà còn đi trong đêm súng đêm bom, trong đêm máu, trong đêm sương, trong kinh hãi, trong cô đơn.
Họa sĩ đã tạc nên đoàn người với vô số chi tiết sinh động. Người đi, nhưng đi như thế nào? Giương mắt, khua tay, chân bước trên chông gai, không ai dắt đưa nên dù giương mắt mà như đui, đi lạc lõng bơ vơ rồi còn bị lôi kéo nên phải cúi khom như con vật, mắt đầy nước mắt, đầu đeo khăn tang, uất ức, ô nhục, hờn căm nên phải kêu vang.
Nhưng dù bị dìm trong đêm như thú, người vẫn là người nên không chịu làm thú,nên không sợ loài ma, nên quyết đi tìm ánh sáng mặt trời. Bên cạnh con người vĩ đại, họa sĩ cũng vẽ rất rõ hành động và tâm tính của loài ma để làm nổi bật tính người. Bầy ma chuyên uống máu dân đen, ăn linh hồn, ăn da thịt Việt Nam, bầy ma giơ tay níu, giơ tay mua, giơ tay đón, giơ tay đưa (gạ gẫm) rồi giơ tay dọa, dọa không kết quả, phải giơ tay kéo, giơ ôm. Nhưng đoàn người cứ đi lên, không sợ. Bầy ma điên cuồng, nhe răng, thêm hung dữ, thêm căm thù người hùng anh. Chúng bèn giơ tay đánh giơ tay phang, vung cây súng quơ thanh gươm quyết giết người anh hùng.
Ta thấy sự khắc họa người và ma của họa sĩ rất sắc nét. Trắng và Đen đối chọi nhau chan chát, chứng tỏ sự xung đột rất dữ dội giữa Thiện và Ác. Và cuối cùng đêm tàn, ánh sáng mặt trời lên, như niềm tin mãnh liệt của con người bị ma biến thành thú mà không chịu làm thú. Đọc lời ca của bài nhạc này ta thấy một bức tranh tương tự như Địa Ngục (như thuở bé tôi thường trông thấy ở vách chùa). Nhưng ở địa ngục của nhà Phật thì con người đi đầu thai để được sống kiếp sống mới, còn con người trong địa ngục của Phạm Duy thì thoát khỏi đêm đen, đẩy lùi ma quỷ bằng vũ khí niềm tin. Trong đêm tàn, Phạm Duy cho soi bật niềm Tin.
Xuân Vũ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét