Nhạc sĩ Văn Cao
và những bản trường ca: Nhạc tình
Nhạc sĩ Văn Cao (1923-1995) thường được xem là một trong ba
cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam.
So với hai cây đại thụ còn lại (nhạc sĩ Phạm Duy và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn) thì số lượng ca khúc của ông ít hơn hẳn. Nhạc sĩ Phạm Duy đóng góp cho nền Tân nhạc Việt Nam hơn 1.000 ca khúc (và lời Việt). Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thì để lại cho đời khoảng 600 tác phẩm. Trong khi đó, nhạc sĩ Văn Cao chỉ viết trên dưới 30 ca khúc, trong đó có bài “Tiến Quân Ca”, bài quốc ca của nước Việt Nam ta.
Văn Cao viết không nhiều, nhưng hầu hết những ca khúc của ông đều mang giá trị nghệ thuật cao, được giới chuyên môn đánh giá cao, và đã đi vào lòng biết bao nhiêu thế hệ người yêu nhạc Việt Nam.
So với hai cây đại thụ còn lại (nhạc sĩ Phạm Duy và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn) thì số lượng ca khúc của ông ít hơn hẳn. Nhạc sĩ Phạm Duy đóng góp cho nền Tân nhạc Việt Nam hơn 1.000 ca khúc (và lời Việt). Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thì để lại cho đời khoảng 600 tác phẩm. Trong khi đó, nhạc sĩ Văn Cao chỉ viết trên dưới 30 ca khúc, trong đó có bài “Tiến Quân Ca”, bài quốc ca của nước Việt Nam ta.
Văn Cao viết không nhiều, nhưng hầu hết những ca khúc của ông đều mang giá trị nghệ thuật cao, được giới chuyên môn đánh giá cao, và đã đi vào lòng biết bao nhiêu thế hệ người yêu nhạc Việt Nam.
Trong loạt bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau ôn lại những bản
Trường ca nổi tiếng của nhạc sĩ Văn Cao.
Thuật ngữ “Trường ca” trong văn học là một khái niệm gây ra nhiều cuộc tranh luận trong giới chuyên môn. Định nghĩa phổ biến nhất của “Trường ca” là một tác phẩm thơ có dung lượng lớn, và thể loại này đã xuất hiện từ thời cổ đại, với những tác phẩm lừng danh như Iliad (Homer), Odyssey (Homer), Sử thi Ramayana, Sử thi Mahabharata (Ấn Độ cổ đại) v.v…
Trong âm nhạc, thuật ngữ “Trường ca” dùng để chỉ những ca khúc hoặc tổ hợp khúc đồ sộ, có thời lượng dài hơn một ca khúc thông thường. Nếu như một ca khúc thông thường có cấu trúc gói gọn trong những phiên khúc, điệp khúc liên hệ chặt chẽ với nhau, có tính lặp lại, và có thể có một đoạn chuyển (mà chúng ta hay gọi là “coda”), thì Trường ca bao gồm nhiều phân đoạn nhạc khác nhau, có liên hệ với nhau về mặt nội dung, nhưng cũng có thể độc lập với nhau về mặt khúc thức. Có những bản Trường ca được trình bày gói gọn trong một một ca khúc (như những ca khúc mà chúng ta sẽ nhắc đến ngay sau đây), cũng có những bản Trường ca là tổ hợp của nhiều ca khúc, nhiều phân đoạn nhỏ, có thể tách ra để biểu diễn riêng biệt (như Trường ca Hòn Vọng Phu của nhạc sĩ Lê Thương, Hội Trùng Dương của nhạc sĩ Phạm Đình Chương, Con Đường Cái Quan của nhạc sĩ Phạm Duy v.v…).
Thuật ngữ “Trường ca” trong văn học là một khái niệm gây ra nhiều cuộc tranh luận trong giới chuyên môn. Định nghĩa phổ biến nhất của “Trường ca” là một tác phẩm thơ có dung lượng lớn, và thể loại này đã xuất hiện từ thời cổ đại, với những tác phẩm lừng danh như Iliad (Homer), Odyssey (Homer), Sử thi Ramayana, Sử thi Mahabharata (Ấn Độ cổ đại) v.v…
Trong âm nhạc, thuật ngữ “Trường ca” dùng để chỉ những ca khúc hoặc tổ hợp khúc đồ sộ, có thời lượng dài hơn một ca khúc thông thường. Nếu như một ca khúc thông thường có cấu trúc gói gọn trong những phiên khúc, điệp khúc liên hệ chặt chẽ với nhau, có tính lặp lại, và có thể có một đoạn chuyển (mà chúng ta hay gọi là “coda”), thì Trường ca bao gồm nhiều phân đoạn nhạc khác nhau, có liên hệ với nhau về mặt nội dung, nhưng cũng có thể độc lập với nhau về mặt khúc thức. Có những bản Trường ca được trình bày gói gọn trong một một ca khúc (như những ca khúc mà chúng ta sẽ nhắc đến ngay sau đây), cũng có những bản Trường ca là tổ hợp của nhiều ca khúc, nhiều phân đoạn nhỏ, có thể tách ra để biểu diễn riêng biệt (như Trường ca Hòn Vọng Phu của nhạc sĩ Lê Thương, Hội Trùng Dương của nhạc sĩ Phạm Đình Chương, Con Đường Cái Quan của nhạc sĩ Phạm Duy v.v…).
Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau nghe lại hai bản nhạc tình của
nhạc sĩ Văn Cao, đó là “Thiên Thai” và “Trương Chi”.
"THIÊN THAI" (1941): CÂU CHUYỆN CỔ TÍCH ẢO DIỆU VÀ TÌNH YÊU ĐẦY
ĐAM MÊ
Ca khúc “Thiên Thai” ra đời vào năm nhạc sĩ Văn Cao mới 18 tuổi,
là ca khúc “dài hơi” đầu tiên trong sự nghiệp sáng tác của ông, cũng là một bước tiến rất xa vượt qua những khuôn khổ
của một tác phẩm âm nhạc đương thời. Ca khúc này không có phiên khúc, điệp khúc rõ rệt, mà là một
chuỗi những đoạn nhạc liên tiếp nhau, có thể cùng hoặc khác nhau về nhạc tính và sắc thái, liên kết
chặt chẽ với nhau theo một mạch logic.
Văn bản ca khúc THIÊN THAI
(Nguồn: dongnhacxua.com)
(Nguồn: dongnhacxua.com)
Về nội dung, “Thiên Thai” kể lại tích hai chàng nho sinh Lưu
Thần và Nguyễn Triệu đời nhà Hán (khoảng 2000 năm về trước), nhân mùa tết Đoan ngọ (5 tháng 5 âm lịch) lên núi hái thuốc
chữa bệnh, vô tình lạc vào cõi tiên. Nơi đây họ gặp được hai vị tiên nữ, rồi hai cặp đôi đem lòng yêu
thương nhau và kết duyên vợ chồng. Chung sống được nửa năm thì hai chàng thấy nhớ quê nhà, muốn trở về
thăm. Mặc dù biết rằng một khi đã xuống trần gian thì không trở về cõi tiên được nữa, hai chàng vẫn
khăng khăng phải về.
Nhưng than ôi, về đến nơi thì đã bảy đời trôi qua, những người xưa đã qua đời từ lâu, và họ chẳng còn quen biết ai ở trần thế nữa. Họ tìm đường trở về cõi tiên thì các tiên nữ cũng đã biến mất.
Nhưng than ôi, về đến nơi thì đã bảy đời trôi qua, những người xưa đã qua đời từ lâu, và họ chẳng còn quen biết ai ở trần thế nữa. Họ tìm đường trở về cõi tiên thì các tiên nữ cũng đã biến mất.
“Thiên Thai” vận dụng tài tình chất liệu âm nhạc dân gian Việt
Nam, kết hợp hài hòa với những hòa thanh của âm nhạc phương Tây, và ca từ mang
phong vị Đường thi. “Thiên Thai” là một bức tranh tả cảnh và tả tình hết sức
lung linh và duyên dáng…
Phím tơ lưu luyến, mấy cung u huyền
Mấy cung trìu mến, như nước reo mạn thuyền […]
Âm ba thoáng rung cánh đào rơi
Nao nao bầu sương khói phủ quanh trời
Lênh đênh dưới hoa chiếc thuyền lan
Quê hương dần xa lấp núi ngàn
Bâng khuâng chèo khua nước Ngọc Tuyền
Ai hát trên bờ Đào Nguyên […]
Thiên Thai! Ánh trăng xanh mơ tan thành suối trần gian
Có một chút gì đó rất táo bạo ở ca khúc này, khi tác giả cố
tình đả động đến chuyện tình yêu và hoan lạc thể xác, bằng những ngôn từ
ai nghe cũng có thể hiểu, nhưng lại không mất thẩm mỹ hoặc gây phản cảm. Hai vị
tiên nữ, một khi gặp được ý trung nhân thì không ngần ngại phá giới để chìm đắm
trong “mê cuồng (ít nhất) một lần”. Thiết nghĩ, ranh giới giữa cõi trần và cõi
tiên chỉ mong manh đến vậy thôi nhỉ…
Thiên Tiên! Chúng em xin dâng hai chàng trái đào thơm […]
Ái ân thiên tiên em ngờ phút mê cuồng có một lần
Xét về cấu trúc, hơn 90 khuông nhạc trong ca khúc “Thiên
Thai” được sắp xếp theo tuần tự logic của chính câu chuyện cổ, và được chia ra
làm nhiều “cảnh”, với những câu chuyển đoạn độc đáo, và những đoạn mang nhạc
tính khác nhau, có đoạn thì chậm rãi khoan thai, có đoạn thì hồ hởi, tung tăng,
có đoạn thì dặt dìu, đê mê, có đoạn thì hồi tưởng, hụt hẫng. Độc đáo nhất trong
ca khúc này là sự vận dụng kết hợp ba loại ngũ cung: dân gian Việt Nam, dân
gian Trung Hoa và Tây Nguyên, nhưng tổng thể nghe vẫn hài hòa và sống động.
Nhạc sĩ Phạm Duy từng viết về “Thiên Thai” trong quyển Hồi Ký
của ông như sau:
“Nếu hình thức ca khúc trong Tân Nhạc Việt Nam cho tới năm
1944 này vẫn còn nằm trong khuôn khổ một đoản khúc được ước định trong một số
khuông nhạc nào đó, với một lối chuyển cung, chuyển điệu công thức nào đó… thì
“Thiên Thai” của Văn Cao đã vươn lên một thức rất lớn, chia ra nhiều đoạn, nhiều
cảnh, gồm tới con số chín mươi bốn khuông nhạc, chan chứa những giai điệu thần
tiên và những lời ca thần diệu.”
Và chính tác giả cũng đã có lần nói về “Thiên Thai” trong những
năm cuối đời:
“Tại sao tôi nói đến Thiên Thai là bởi vì một nơi một cõi nào
đó người ta coi như đất hứa mà cái đất hứa ấy thì không ai tìm được trên cái
cõi thế gian này, đi tìm mãi trong những cái hoài niệm của mình tuổi thanh niên
thì nhớ ra rằng có lần tìm ra được.”
Như vậy, Thiên Thai chính là khát vọng sống, khát vọng được
thăng hoa và vượt qua những khuôn mẫu khắt khe của cuộc sống.
Ngoài “Thiên Thai” của Văn Cao, âm nhạc Việt Nam còn có một
vài ca khúc nữa kể về tích Lưu - Nguyễn, trong đó phải kể đến “Tống Biệt” (nhạc:
Võ Đức Thu, thơ: Tản Đà) và “Tiếng Sáo Thiên Thai” (nhạc: Phạm Duy, thơ: Thế Lữ).
TRƯƠNG CHI (1943): TẤN BI KỊCH ĐẬM CHẤT NHÂN VĂN VÀ TÌNH YÊU
TUYỆT VỌNG
Vài năm sau khi “Thiên Thai” ra đời và làm mưa làm gió trong
làng nhạc Việt thời bấy giờ, chàng trai Văn Cao trong lứa tuổi đôi mươi lại cho
ra đời một “ca khúc dài hơi” khác, lần này thì lại là một tích truyện dân gian
Việt Nam, câu chuyện tình của chàng ngư phủ bất hạnh mang tên Trương Chi.
Văn bản ca khúc TRƯƠNG CHI
(Nguồn: vnguitar.net)
(Nguồn: vnguitar.net)
Trương Chi là một chàng trai xấu xí nhưng có một giọng hát
hay đến mê hoặc lòng người, chính giọng hát ấy đã quyến rũ nàng Mỵ Nương xinh đẹp
kiều diễm, khiến nàng đắm say và tương tư đến mức đổ bệnh. Nhưng than ôi, khi
được diện kiến dung nhan của người con trai ấy, nàng đã vỡ mộng và ra mặt lạnh
nhạt hắt hủi chàng, còn chàng Trương thì lại ngất ngây trước nhan sắc nghiêng
thành đổ nước của nàng, nên từ đấy đã ôm một mối tình đơn phương. Yêu trong tuyệt
vọng, và tủi phận nghèo hèn xấu xí, chàng trầm mình quyên sinh, hồn cốt biến
thành ngọc nơi tuyền đài. Một lần nọ, Mỵ Nương vô tình nâng chén ngọc và thấy
bóng người xưa nơi đáy chén.
Văn Cao đã kể lại câu chuyện tình đầy bi ai này, bằng một ca
khúc, vẫn là màu sắc âm nhạc dân gian Việt Nam và ca từ với phong vị Đường thi,
nhưng lần này là những âm điệu réo rắt hơn, những phân khúc giàu kịch tính hơn
“Thiên Thai”.
Văn Cao kể chuyện một cách từ tốn, trầm tư, nhưng lại đầy ray
rứt, mãnh liệt, giằng xé, như đang nói thay tâm sự u uất của những người bị xã
hội ruồng bỏ vì bề ngoài xấu xí hay thân phận tầm thường:
Một chiều xưa trăng nước chưa thành thơ
Trầm trầm không gian mới rung thành tơ
Vương vất heo may hoa yến mong chờ
Ôi, tiếng cầm ca thu tới bao giờ
Lòng chiều bơ vơ lúc thu vừa sang
Chập chùng đêm khuya thức ai phòng loan
Một cánh chim rơi trong khúc nhạc vàng
Đây đó từng song the hé đợi đàn
[…]
Anh Trương Chi, tiếng hát vọng ngàn xưa còn rung
Anh thương nhớ, oán trách cuộc từ ly não nùng […]
Ai qua bến giang đầu tha thiết
Nghe sông than mối tình Trương Chi
Dâng úa trăng khi về khuya
Bao tiếng ca ru mùa thu
Và đó cũng là tiếng ca về thân phận bi ai của người nghệ sĩ nghèo trong xã hội xưa cũ, mà có lẽ chính bản thân Văn Cao đã từng trải nghiệm
và đồng cảm. Nhiều người vẫn nghĩ rằng Văn Cao viết Trương Chi là viết cho
chính bản thân mình, cho những cô độc và những bất lực mà ông đã lặng lẽ gánh
chịu. Có một lần, ông đã thốt lên với ca sĩ Ánh Tuyết rằng: “Trương Chi chính
là tôi đấy!”, rồi cất tiếng cười khan. Nghe não nùng quá phải không các bạn!.
Câu chuyện Trương Chi là một thông điệp mang tính nhân văn
sâu sắc, ẩn sau cái khát vọng tìm đến chân thiện mỹ, vượt qua những định kiến về
ngoại hình và sự nghèo hèn trong cuộc đời trần trụi, là sự lên án thâm thúy đối
với những điều bất công đang tồn tại nhan nhản trong cuộc sống hằng ngày.
Bi kịch tình yêu của chàng Trương xấu số còn được tái hiện
qua các nhạc phẩm “Khối Tình Trương Chi” (Phạm Duy) và “Khúc Hát Phiêu Ly” (Phó
Đức Phương). Bạn đọc có thể tìm nghe những ca khúc trên để có thêm những góc
nhìn khác về câu chuyện tình đầy huyễn hoặc này.
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta vừa nhìn lại hai bản
nhạc tình mang hình thức Trường ca của nhạc sĩ Văn Cao. Lần tới, chúng ta sẽ tiếp
tục trở lại chủ đề Trường ca của Văn Cao, với thể loại hùng ca.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Ánh Tuyết (2013). Nhạc sĩ Văn Cao: “Trương Chi là tôi đấy”, https://tuoitre.vn/.
Bình Nguyên (2019). Nghe “Thiên Thai” của Văn Cao - Như
đi lạc vào một thế giới khác, https://nhacxua.vn/.
Hà Đình Nguyên (2018). Đường nào lên chốn thiên thai?, https://www.thesaigontimes.vn/
Lê Thị Thuyên, Nguyễn Văn Thuấn (2016). Hình tượng
Trương Chi trong ca khúc của Văn Cao, Phạm Duy, Phó Đức Phương, Luận văn,
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế.
Nguyễn Thụy Kha (2017). Văn Cao - “Ông hoàng âm nhạc”, https://nld.com.vn/
Phạm Duy (1989). Hồi ký - Thời thơ ấu - vào đời, https://phamduy.com/.
15/8/2019
Dật Hanh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét