Đọc lại truyện Kiều
Thi hào Nguyễn Du ra đời trong hậu bán thế kỷ 18. Tôi thường
tự hỏi có phải trong thời điểm ấy Thượng Đế đã "nổi hứng" rộng lượng
và công bình mà ban cho nhân loại những thiên tài văn chương xuất chúng chăng?
Như Goethe sinh năm 1749 tại Đức Quốc, Nguyễn Du sinh năm 1765 tại đất nước
chúng ta, Chateaubriand sinh năm 1768 tại Pháp Quốc, và Wordsworth sinh năm
1770 tại Anh Quốc. Goethe, đệ nhất văn hào dân tộc Đức, năm mới 25 tuổi
đã viết cuốn truyện tình bi đát mang tên DIE LEIDEN DES JUNGEN WERTHERS
(Những nỗi ưu sầu của chàng trai trẻ Werther) để nói về mối ưu sầu thực sự của
chính ông: Goethe đã gặp và yêu say đắm trong tuyệt vọng một phụ nữ đã đính hôn
với người khác. Câu chuyện lãng mạn và bi thảm ấy khiến ông lẫy lừng danh tiếng
khắp Âu Châu và cũng làm cho một vài giai nhân đa sầu đa cảm đang thất tình giống
người trong truyện nhảy xuống hồ tự tử mà trong tay còn nắm chặt cuốn tiểu thuyết
kia! Chateaubriand có thể được coi là nhà văn tiên khởi của trào lưu văn chương
lãng mạn nước Pháp qua cuốn tiểu thuyết ATALA, một câu chuyện vừa buồn vừa mãnh
liệt đam mê trong khung cảnh thiên nhiên rực rỡ của rừng núi Bắc Mỹ, một nơi mà
Chateaubriand chưa từng thăm viếng và chỉ được làm quen với các sắc dân da đỏ
qua sách vở. Và Wordsworth, đệ nhất thi nhân bên trời Anh Quốc, năm chưa
đến 30 tuổi đã cùng Coleridge xuất bản tập thơ LYRICAL BALLADS, mở đầu cho thời
đại thi ca lãng mạn trong văn học quốc gia ấy. Wordsworth say mê thiên nhiên và
có biệt tài dùng ngôn ngữ bình dị dễ hiểu để diễn tả những cảm xúc tràn bờ trước
vẻ đẹp của rừng, của núi, của giai nhân. Tôi nhớ mãi những câu thơ sau đây của
Wordsworth để tả một kiều nữ bí mật sống giữa thiên nhiên mang tên Lucy mà thi
nhân ví như một bông hoa đổng thảo:
A violet by a mossy stone
Half-hidden from the eye
Fair as a star, when only one
Is shining in the sky
Half-hidden from the eye
Fair as a star, when only one
Is shining in the sky
Thế còn Nguyễn Du của chúng ta
thì sao? Hãy nghe lời người ngoại quốc ca ngợi thi hào họ Nguyễn trước đã. Thi
sĩ lẫy lừng người Ấn Độ chuyên làm thơ bằng tiếng Anh mang tên Rabindranath
Tagore (giải Nobel văn chương 1913) khi viếng thăm Việt Nam năm 1929 đã coi
Nguyễn Du là vị thi sĩ đứng thứ 3 trong hàng ngũ những thi sĩ muôn thuở,
chỉ sau Lý Bạch và Victor Hugo (theo học giả Thái Văn Kiểm). Văn sĩ Pháp René
Crayssac đã dịch Truyện Kiều sang tiếng Pháp và cho rằng áng văn kiệt tác của
Nguyễn Du có thể so sánh mà không sợ kém các văn chương kiệt tác, vô luận ở thời
nào và ở xứ nào (theo học giả Đào Duy Anh). Như vậy thì thiên tài thi ca
họ Nguyễn của chúng ta khi đứng cạnh những đại danh văn chương của nhân loại
cũng ngang ngửa với họ, cũng đều "mười phân vẹn mười" cả, nhưng riêng
đối với tôi thì đọc thơ Nguyễn Du thích thú gấp bội phần đọc các tác phẩm của
các vị "ngoại quốc" kia, vì tôi là người cùng một ngôn ngữ và văn hóa
với Nguyễn Du.
Nguyễn Du (ND) sinh năm 1765 trong một danh gia vọng tộc. Cha là Hoàng Giáp Nguyễn Nghiễm, người Hà Tĩnh, làm Thủ Tướng triều Lê. Mẹ là Trần Thị Tần, người Bắc Ninh, kém chồng 32 tuổi. ND mồ côi cha năm 11 tuổi và mồ côi mẹ năm 13 tuổi. Anh cả là Tiến Sĩ Nguyễn Khản, Thượng Thư bộ Lại, anh thứ hai là Nguyễn Điều từng làm Trấn Thủ Sơn Tây. Năm 1783, lúc 18 tuổi, ND đậu Tam Trường (Tú Tài); cùng năm này, một người anh tên là Nguyễn Đề đậu thủ khoa kỳ thi Hương (Cử Nhân).
Tình hình chính trị lúc ấy thực bất ổn. Năm 1788 Lê Chiêu Thống cầu viện nhà Thanh; Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế ở Huế. Năm 1789 Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh. Năm 1802 Gia Long diệt Tây Sơn, bắt đầu triều Nguyễn; ND làm tri huyện Phù Dung (thuộc Hưng Yên ngày nay), mấy tháng sau thăng tri phủ Thường Tín (thuộc Hà Tây ngày nay). Năm 1809 ND làm cai bạ ở Quảng Bình. Năm 1813 ND thăng cần chánh điện học sĩ, chánh sứ sang nhà Thanh. Năm sau đi sứ về, thăng tham tri bộ Lễ. Năm 1820 Gia Long mất, Minh Mệnh nối ngôi. ND được cử chánh sứ sang Tàu báo tang và cầu phong, nhưng chưa kịp lên đường thì bị bệnh và qua đời, thọ 56 tuổi.
Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa biết rõ là khi nào ND viết Truyện Kiều (Đoạn Trường Tân Thanh) trước hay sau khi đi sứ sang Trung Quốc năm 1813. Theo Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim thì Truyện Kiều (TK) bắt nguồn từ một tiểu thuyết Tàu của tác giả Thanh Tâm Tài Nhân, văn chương tầm thường, về một người đàn bà tài sắc, có lòng trung, hiếu, tiết nghĩa, mà đời bị bèo giạt hoa trôi. ND bỏ bớt những chỗ rườm rà, thô lỗ, dơ bẩn. So với tiểu thuyết Tàu thì TK của ND thanh nhã và văn vẻ hơn nhiều. Hà Như Chi, khi so sánh TK với tiểu thuyết Tàu nguyên thủy, nhận định TK là một công trình nghệ thuật cân đối hoàn hảo, kết cấu chặt chẽ, tình ý đậm đà khéo léo, văn chương tươi đẹp, thắm đượm màu sắc Việt Nam và dẫy đầy thi vị.
Vẫn theo Hà Như Chi, một nàng Kiều tài hoa duyên dáng như thế lại là nạn nhân của một số mệnh vô cùng khắt khe đã đánh mạnh vào tâm hồn ND và thúc giục cụ viết nên TK để hả hê những mối cảm tình đối với một người đã được cụ xem như đồng hội đồng thuyền với mình: ND phải quên nhà Lê mà ra làm quan với nhà Nguyễn thì có khác chi, vì chữ "mệnh" oái oăm, nàng Kiều phải bỏ Kim Trọng mà chịu bước giang hồ?. Đúng là:
Nguyễn Du (ND) sinh năm 1765 trong một danh gia vọng tộc. Cha là Hoàng Giáp Nguyễn Nghiễm, người Hà Tĩnh, làm Thủ Tướng triều Lê. Mẹ là Trần Thị Tần, người Bắc Ninh, kém chồng 32 tuổi. ND mồ côi cha năm 11 tuổi và mồ côi mẹ năm 13 tuổi. Anh cả là Tiến Sĩ Nguyễn Khản, Thượng Thư bộ Lại, anh thứ hai là Nguyễn Điều từng làm Trấn Thủ Sơn Tây. Năm 1783, lúc 18 tuổi, ND đậu Tam Trường (Tú Tài); cùng năm này, một người anh tên là Nguyễn Đề đậu thủ khoa kỳ thi Hương (Cử Nhân).
Tình hình chính trị lúc ấy thực bất ổn. Năm 1788 Lê Chiêu Thống cầu viện nhà Thanh; Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế ở Huế. Năm 1789 Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh. Năm 1802 Gia Long diệt Tây Sơn, bắt đầu triều Nguyễn; ND làm tri huyện Phù Dung (thuộc Hưng Yên ngày nay), mấy tháng sau thăng tri phủ Thường Tín (thuộc Hà Tây ngày nay). Năm 1809 ND làm cai bạ ở Quảng Bình. Năm 1813 ND thăng cần chánh điện học sĩ, chánh sứ sang nhà Thanh. Năm sau đi sứ về, thăng tham tri bộ Lễ. Năm 1820 Gia Long mất, Minh Mệnh nối ngôi. ND được cử chánh sứ sang Tàu báo tang và cầu phong, nhưng chưa kịp lên đường thì bị bệnh và qua đời, thọ 56 tuổi.
Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa biết rõ là khi nào ND viết Truyện Kiều (Đoạn Trường Tân Thanh) trước hay sau khi đi sứ sang Trung Quốc năm 1813. Theo Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim thì Truyện Kiều (TK) bắt nguồn từ một tiểu thuyết Tàu của tác giả Thanh Tâm Tài Nhân, văn chương tầm thường, về một người đàn bà tài sắc, có lòng trung, hiếu, tiết nghĩa, mà đời bị bèo giạt hoa trôi. ND bỏ bớt những chỗ rườm rà, thô lỗ, dơ bẩn. So với tiểu thuyết Tàu thì TK của ND thanh nhã và văn vẻ hơn nhiều. Hà Như Chi, khi so sánh TK với tiểu thuyết Tàu nguyên thủy, nhận định TK là một công trình nghệ thuật cân đối hoàn hảo, kết cấu chặt chẽ, tình ý đậm đà khéo léo, văn chương tươi đẹp, thắm đượm màu sắc Việt Nam và dẫy đầy thi vị.
Vẫn theo Hà Như Chi, một nàng Kiều tài hoa duyên dáng như thế lại là nạn nhân của một số mệnh vô cùng khắt khe đã đánh mạnh vào tâm hồn ND và thúc giục cụ viết nên TK để hả hê những mối cảm tình đối với một người đã được cụ xem như đồng hội đồng thuyền với mình: ND phải quên nhà Lê mà ra làm quan với nhà Nguyễn thì có khác chi, vì chữ "mệnh" oái oăm, nàng Kiều phải bỏ Kim Trọng mà chịu bước giang hồ?. Đúng là:
Vui là vui gượng kẻo là,
Ai tri âm đó mặn mà với ai?
Ai tri âm đó mặn mà với ai?
Nội dung TK gồm 3.254 câu thơ lục-bát
có thể chia làm 3 phần:
(1) Thúy Kiều và Kim Trọng gặp gỡ và gắn bó với
nhau;
(2) Những nỗi khổ của Thúy Kiều trên bước đường luân lạc; và
(3) Kim Kiều
tái ngộ. TK còn là một tác phẩm chứng minh cho định luật "tài mệnh tương đố":
Kiều là kẻ tài hoa nên phải mệnh bạc. Trong phần kết, may thay, ND cũng cho
chúng ta tin tưởng rằng thiện tâm có thể cải hóa được số mệnh:
Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài
Những phân đoạn chính
trong TK như sau: Phần (1): (a) Xác định thuyết tài mệnh tương đố, (b)
Kiều gặp Kim Trọng, (c) Kiều và Kim Trọng thề thốt gắn bó. Phần (2): (a)
Gia biến nàng Kiều, (b) Mã Giám Sinh mua Kiều, (c) Kiều phó thác tâm sự cho em,
(d) Mắc tay Tú Bà, (e) Đi trốn với Sở Khanh, (f) Kiều tiếp khách trong lầu
xanh, (g) Kiều được Thúc Sinh chuộc ra, (h) Mắc tay Hoạn Thư, (i) Đi trốn, (j)
Giác Duyên sợ liên lụy, gửi Kiều cho Bạc Bà, (k) Bạc Bà lừa dối, Kiều lại bị
bán vào lầu xanh, (l) Được Từ Hải chuộc ra, (m) Kiều báo ân báo oán, (n) Mắc
mưu Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị giết, (o) Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường, (p) Giác
Duyên vớt Kiều. Phần (3): (a) Kim Trọng trở lại vườn Thúy, (b) Lấy Thúy
Vân, (c) Làm quan ở Lâm Tri, (d) Tìm Kiều ở Hàng Châu, (e) Giác Duyên đưa đến
gặp Kiều, (f) Kim Kiều xem nhau như bạn, (g) Kiều đánh đàn kết liễu đời bạc mệnh,
(h) Kết thúc: Thiện tâm sửa được số mệnh.
Chúng ta đã nghe người ngoại quốc ca tụng TK trên đây, và bây giờ chúng ta tìm hiểu xem các nhà phê bình văn chương người Việt nghĩ gì về tuyệt tác phẩm này của Nguyễn Du. Tôi xin đóng góp trong phần này này bằng cách tóm lược một số nhận định về giá trị TK của các nhà phê bình tên tuổi từ trước đến nay để chúng ta có một cái nhìn bao quát.
PHẠM QUỲNH: Sau khi cho rằng TK của ND hay hơn cả văn chương của Khuất Nguyên bên Tàu và văn chương của Racine và Bossuet bên Tây, Phạm Quỳnh trong ngày giỗ ND năm 1924 tại Hà Nội đã thề trước anh linh thi hào họ Nguyễn rằng "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn, còn non còn nước còn dài, chúng tôi là kẻ hậu sinh xin dầu lòng dốc chí cố gia công trau chuốt lấy tiếng quốc âm nhà, cho quốc hoa ngày một rực rỡ, quốc hồn ngày một tỉnh táo, quốc vận ngày một vẻ vang, ngõ hầu khỏi phụ cái chí hoài bão của tiên sinh, ngậm cười chín suối cũng còn thơm lây" (Tạp chí Nam Phong, tháng 8, 1924). Vì những lời này mà Phạm Quỳnh bị hai cụ nghè Ngô Đức Kế và Huỳnh Thúc Kháng xỉ vả thậm tệ (tôi sẽ nói tiếp về vụ này ở một đoạn sau).
NGUYỄN TƯỜNG TAM: Nhà văn thủ lãnh của Tự Lực Văn Đoàn viết trong Tạp chí Nam Phong năm 1924: "Cái làn sóng thơ Kiều hình như lai láng khắp cõi Nam. Trừ những câu ca dao ra, thật không có quyển truyện nào phổ thông trong đám dân gian bằng Truyện Kiều. Vì văn Kiều hay quá, nên những người nhà quê không có học thức cũng thích xem và thích ngâm nga. Nhưng nói đến cái hay của văn Kiều thì chưa biết thế nào mà kể được... Tôi xin nói quyết một lời rằng MONG ĐƯỢC MỘT QUYỂN TRUYỆN NÀO HAY HƠN TRUYỆN KIỀU LÀ MỘNG TƯỞNG. Cái trình độ thơ quốc ngữ đến như thế là tuyệt đích rồi." Nhận định về câu thơ thuộc loại "văn hữu dư ba" là câu "Lơ thơ tơ liễu buông mành," Nguyễn Tường Tam thấy ba chữ "lơ thơ tơ" nghe rất êm tai, hay về phần tưởng tượng ít mà hay về phần âm điệu êm ái nhiều hơn. Và câu "Nách tường bông liễu bay ngang trước mành" ông thấy rất hay về cảnh sắc. Ông cũng thấy trong TK nhiều chỗ cảnh và người có liên lạc, đúng như:
Chúng ta đã nghe người ngoại quốc ca tụng TK trên đây, và bây giờ chúng ta tìm hiểu xem các nhà phê bình văn chương người Việt nghĩ gì về tuyệt tác phẩm này của Nguyễn Du. Tôi xin đóng góp trong phần này này bằng cách tóm lược một số nhận định về giá trị TK của các nhà phê bình tên tuổi từ trước đến nay để chúng ta có một cái nhìn bao quát.
PHẠM QUỲNH: Sau khi cho rằng TK của ND hay hơn cả văn chương của Khuất Nguyên bên Tàu và văn chương của Racine và Bossuet bên Tây, Phạm Quỳnh trong ngày giỗ ND năm 1924 tại Hà Nội đã thề trước anh linh thi hào họ Nguyễn rằng "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn, còn non còn nước còn dài, chúng tôi là kẻ hậu sinh xin dầu lòng dốc chí cố gia công trau chuốt lấy tiếng quốc âm nhà, cho quốc hoa ngày một rực rỡ, quốc hồn ngày một tỉnh táo, quốc vận ngày một vẻ vang, ngõ hầu khỏi phụ cái chí hoài bão của tiên sinh, ngậm cười chín suối cũng còn thơm lây" (Tạp chí Nam Phong, tháng 8, 1924). Vì những lời này mà Phạm Quỳnh bị hai cụ nghè Ngô Đức Kế và Huỳnh Thúc Kháng xỉ vả thậm tệ (tôi sẽ nói tiếp về vụ này ở một đoạn sau).
NGUYỄN TƯỜNG TAM: Nhà văn thủ lãnh của Tự Lực Văn Đoàn viết trong Tạp chí Nam Phong năm 1924: "Cái làn sóng thơ Kiều hình như lai láng khắp cõi Nam. Trừ những câu ca dao ra, thật không có quyển truyện nào phổ thông trong đám dân gian bằng Truyện Kiều. Vì văn Kiều hay quá, nên những người nhà quê không có học thức cũng thích xem và thích ngâm nga. Nhưng nói đến cái hay của văn Kiều thì chưa biết thế nào mà kể được... Tôi xin nói quyết một lời rằng MONG ĐƯỢC MỘT QUYỂN TRUYỆN NÀO HAY HƠN TRUYỆN KIỀU LÀ MỘNG TƯỞNG. Cái trình độ thơ quốc ngữ đến như thế là tuyệt đích rồi." Nhận định về câu thơ thuộc loại "văn hữu dư ba" là câu "Lơ thơ tơ liễu buông mành," Nguyễn Tường Tam thấy ba chữ "lơ thơ tơ" nghe rất êm tai, hay về phần tưởng tượng ít mà hay về phần âm điệu êm ái nhiều hơn. Và câu "Nách tường bông liễu bay ngang trước mành" ông thấy rất hay về cảnh sắc. Ông cũng thấy trong TK nhiều chỗ cảnh và người có liên lạc, đúng như:
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ
Như lúc Thúc Sinh trở về với Kiều, trông ra cảnh vật cũng
hình như chia vui với mình:
Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng
Và khi Kiều và Kim gặp nhau lần đầu, lúc từ giã, cô Kiều còn trông theo, nhưng
nào thấy gì đâu, chỉ thấy:
Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha
Hai câu đệm ấy vào thật là tả rõ được cái buồn, cái nhớ của cô Kiều mà hình như
cảnh vật cũng âu sầu!
VŨ ĐÌNH LONG: Lấy âm nhạc làm ẩn dụ để lượng giá TK, phê bình gia Vũ Đình Long viết trong Tạp chí Nam Phong năm 1924 rằng "TK thực là một cây đàn tuyệt quý không phím không dây. Tác giả lấy đầu lưỡi mà nẩy lên tiếng, mỗi đoạn văn là một cung, mỗi câu văn là một điệu, mỗi chữ là một tay nỉ non thánh thót, réo rắt tiêu tao, đêm khuya canh tĩnh mà nghe người tốt giọng ngâm Kiều thì còn đàn nào hay bằng nữa... Cụ ND không phải là nhà thi sĩ, cụ chính là THẦN THƠ vậy!" Theo Vũ Đình Long, những câu Kiều nói với chàng Kim thật hay thật tình, như:
VŨ ĐÌNH LONG: Lấy âm nhạc làm ẩn dụ để lượng giá TK, phê bình gia Vũ Đình Long viết trong Tạp chí Nam Phong năm 1924 rằng "TK thực là một cây đàn tuyệt quý không phím không dây. Tác giả lấy đầu lưỡi mà nẩy lên tiếng, mỗi đoạn văn là một cung, mỗi câu văn là một điệu, mỗi chữ là một tay nỉ non thánh thót, réo rắt tiêu tao, đêm khuya canh tĩnh mà nghe người tốt giọng ngâm Kiều thì còn đàn nào hay bằng nữa... Cụ ND không phải là nhà thi sĩ, cụ chính là THẦN THƠ vậy!" Theo Vũ Đình Long, những câu Kiều nói với chàng Kim thật hay thật tình, như:
Chữ "rẽ" dùng có thần tình không? Ta thấy hình như nàng Kiều lấy tay
gạt chàng Kim ra vậy! Năm lần láy chữ "còn" trong hai câu thơ
sau đây là một tuyệt chiêu, như thể một lời thề nguyền vĩnh cửu:
Còn non, còn nước, còn dài
Còn về còn nhớ đến người hôm nay
Còn về còn nhớ đến người hôm nay
Tình nhân tương tư nhau là những cảnh não nùng mà ND tả rất khéo. Chàng Kim nỗi
lòng canh cánh luôn nghĩ đến người đẹp đã gặp trong ngày hội Đạp Thanh:
Sầu đong càng lắc càng đầy
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê!
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê!
Đêm không ngủ được, vẩn vơ ngọn đèn tàn:
Tuần trăng khuyết, đĩa dầu hao
Mặt mơ tưởng mặt, lòng ngao ngán lòng
Mặt mơ tưởng mặt, lòng ngao ngán lòng
Cậu đồ đã mang nặng gánh tương tư thì còn thiết gì đến sách, đến bút, đến đàn:
Phòng văn hơi giá như đồng
Trúc xe ngọn thỏ, tơ chùng phím loan
Trúc xe ngọn thỏ, tơ chùng phím loan
Ngồi nghe tiếng gió đập vào mành cũng nhớ đến ai; vì nhớ nhung mà trà mất
ngon, mùi hương kém ngát:
Mành tương phân phất gió đàn
Hương gây mùi nhớ trà khan giọng tình
Hương gây mùi nhớ trà khan giọng tình
LƯU TRỌNG LƯ: Để
"đáp lễ" lời cụ nghè Ngô Đức Kế cho rằng TK "chỉ là một thứ văn
chương ngâm vịnh chơi bời, để lúc thanh nhàn mà đọc đôi câu cho tiêu khiển, chứ
không phải là một thứ văn chương chính đại theo đường chính học, mà đem ra dạy
đời được đâu" (báo Hữu Thanh, tháng 9 năm 1924) và nhất là lời kết tội gay
gắt của cụ nghè Huỳnh Thúc Kháng rằng "Truyện Kiều là một thứ dâm thư, rõ
không ích mà có hại... Hiện xã hội ta ngày nay mà diễn ra những tuồng thương
phong, bại tục kia, cái giống độc con đĩ Kiều gieo vào trong cõi tư tưởng không
phải là ít..." (Báo Tiếng Dân, tháng 9 năm 1930), Lưu Trọng Lư viết trong
tuần báo Phụ Nữ Thời Đàm vào cuối năm 1933: "Ai muốn làm thánh hiền thì đi
đọc Ngũ Kinh, Tứ Thư. Hãy để Truyện Kiều lại cho bọn chúng tôi là hạng người trong
những phút mệt nhọc, buồn rầu, chán nản, cần phải ngâm nga những câu như:
Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha"
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha"
ĐÀO DUY ANH: Để kết luận tập
"Khảo Luận về Kim Vân Kiều" xuất bản năm 1943, học giả Đào Duy Anh khẳng
định: "Nguyễn Du đã gieo trong lòng ta một mối tin chắc chắn, một mối hy vọng
dồi dào với tiếng nói của ta". Cũng theo ông, ở thời Lê mạt, ta đã
thấy có những tác phẩm có giá trị như Cung Oán Ngâm Khúc, Chinh Phụ Ngâm, Phan
Trần Truyện, Hoa Tiên Ký... viết bằng quốc âm, nhưng lời văn điêu trác, hay
dùng điển cố, cho nên chỉ được các hạng thượng lưu trí thức thưởng lãm, mà
không phổ cập trong dân gian. Duy Truyện Kiều văn chương đủ tính nghiêm trang,
đường hoàng, điêu luyện, đủ khiến cho kẻ học thức phải khâm phục và yêu mến, mà
lại đủ cả tính giản dị, phổ thông để khiến cho bình dân hiểu được mà thưởng thức.
TRẦN TRỌNG KIM: Trong cuốn "Truyện Thúy Kiều" do Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim hiệu khảo xuất bản năm 1925, học giả Trần Trọng Kim viết: "ND khéo dùng lối hoạt họa, chọn cái hình dáng nào rõ thật nổi, rồi tìm một vài chữ thật đúng mà tả ra, hễ đọc qua là nhận ngay được chân tướng:
Kim Trọng:
TRẦN TRỌNG KIM: Trong cuốn "Truyện Thúy Kiều" do Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim hiệu khảo xuất bản năm 1925, học giả Trần Trọng Kim viết: "ND khéo dùng lối hoạt họa, chọn cái hình dáng nào rõ thật nổi, rồi tìm một vài chữ thật đúng mà tả ra, hễ đọc qua là nhận ngay được chân tướng:
Kim Trọng:
Phong tư tài mạo tuyệt vời
Vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa
Vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa
Mã Giám Sinh:
Quá niên trạc ngoại tứ tuần
Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao
Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao
Thoắt trông nhờn nhợt màu da
Ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao
Ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao
Sở Khanh:
Một chàng vừa trạc thanh xuân
Hình dong chải chuốt, áo khăn dịu dàng
Hình dong chải chuốt, áo khăn dịu dàng
Từ Hải:
Râu hùm hàm én mày ngài
Vai năm tấc rộng thân mười thước cao"
Vai năm tấc rộng thân mười thước cao"
HOÀI THANH: Theo bài viết
"Quyền Sống Của Con Người Trong Truyện Kiều" của nhà phê bình Hoài
Thanh năm 1949, nếu nói về mức độ "say" Truyện Kiều thì không ai bằng
ông nghè Chu Mạnh Trinh (một con người hào hoa phong nhã kiểu Kim Trọng). Nhà
thơ lãng mạn này không phải chỉ say văn chương Truyện Kiều mà lại còn say luôn
cả nàng Kiều như say một giai nhân có thực, đến nỗi đã nói đến những chuyện si
tình như thêu tên Kiều vào tay áo, mơ tưởng dựng một ngôi nhà vàng cho Kiều ở,
mượn cỏ thơm gọi hồn Kiều về, và thấy như Kiều về thật! Chuyện lạ đời này cũng
có thể hiểu được, vì theo Hoài Thanh, "ND có thể dạy cho ta biết
ghét, biết yêu. Ghét những cái bất lương trong xã hội. Yêu những cảnh sống đáng
yêu và nhân đó tránh cuộc sống tẻ nhạt, hiu hắt, cuộc sống của cỏ cây... Những
cử chỉ uể oải, những câu nói thiếu lòng tin, những cái nhìn hời hợt, những tâm
tư mệt nhọc hình như đương chờ đợi một cơn gió nào... TK ngay giờ đây vẫn còn
khả năng cải tử hoàn sinh, vẫn có thể gieo chất nồng say vào cuộc sống..."
NGUYỄN LỘC: Trong cuốn sách "Văn Học Việt Nam Nửa Cuối Thế Kỷ 18" xuất bản năm 1997 tại Hà Nội, nhà biên khảo Nguyễn Lộc có những nhận xét tinh tế về cách sử dụng ca dao, tục ngữ trong TK, mà tôi xin tóm lược trong những đoạn dưới đây:
Có thể nói trong TK có hàng mấy chục câu thơ ND trực tiếp rút ra từ ca dao. Rất có thể hai câu:
NGUYỄN LỘC: Trong cuốn sách "Văn Học Việt Nam Nửa Cuối Thế Kỷ 18" xuất bản năm 1997 tại Hà Nội, nhà biên khảo Nguyễn Lộc có những nhận xét tinh tế về cách sử dụng ca dao, tục ngữ trong TK, mà tôi xin tóm lược trong những đoạn dưới đây:
Có thể nói trong TK có hàng mấy chục câu thơ ND trực tiếp rút ra từ ca dao. Rất có thể hai câu:
Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường
Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường
là rút ra từ câu ca dao:
Tiễn đưa một chén rượu nồng
Vầng trăng xẻ nửa tơ lòng đứt đôi
Vầng trăng xẻ nửa tơ lòng đứt đôi
Ca dao trong TK được ND sử dụng như một thứ chất liệu nghệ thuật, chứ không như
những trích dẫn. Không có câu nào ND dùng lại nguyên vẹn, mà tất cả đều nhào nặn
lại cho phù hợp với phong cách chung của nhà thơ trong tác phẩm. TK có những
câu thơ không thấy dấu vết cụ thể của ca dao, mà ai cũng nhận ra ảnh hưởng của
ca dao, như:
Xót thay huyên cỗi xuân già
Tấm lòng thương nhớ biết là có nguôi
Chốc đà mười mấy năm trời
Còn ra khi đã da mồi tóc sương
Tấm lòng thương nhớ biết là có nguôi
Chốc đà mười mấy năm trời
Còn ra khi đã da mồi tóc sương
ND cũng dùng rất nhiều tục ngữ, như:
Ra tuồng mèo mả gà đồng
Ra tuồng lúng túng chẳng xong bề nào
Ra tuồng lúng túng chẳng xong bề nào
hoặc:
Ngôn ngữ TK vừa súc tích chính xác, đồng thời lại vừa giàu hình ảnh, giàu nhạc
điệu. ND có thể bằng một vài câu thơ khắc họa lên sắc nét chân dung ngoại hình
của một nhân vật, hay miêu tả một biến cố, một cảnh ngộ. Một học trò giỏi đi
thi bị rớt có thể tự an ủi bằng cách "lẩy" hai câu thơ súc tích, hợp
tình hợp cảnh của TK:
Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai một vần
Chữ tài liền với chữ tai một vần
Tả một chàng đẹp trai hào hoa phong nhã thì ta có thể mượn ngay hai câu ND tả
Kim Trọng:
Phong tư tài mạo tuyệt vời
Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa
Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa
Hai câu:
Gìn vàng giữ ngọc cho hay
Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời
Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời
thực tuyệt đẹp và chí tình để một chàng trai thiết tha căn dặn người yêu khi
giã từ. Và khi giấc mơ ấp ủ từ lâu nay mới thành sự thực, ta vội kêu lên:
Đến bây giờ mới thấy đây
Mà lòng đã chắc những ngày một hai
Mà lòng đã chắc những ngày một hai
Qua những nhận định kể trên của
các văn nhân lỗi lạc ngoại quốc và Việt Nam về tuyệt tác phẩm TRUYỆN KIỀU thì
thiên tài Nguyễn Du đã chứng minh một cách hùng hồn rằng tiếng Việt là một
ngôn ngữ tuyệt vời cho thi ca. Chúng ta còn chờ đợi gì nữa mà không đọc lại
Truyện Kiều thật kỹ càng để yêu thêm tiếng Việt của chúng ta?.
Đàm Trung Pháp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét