Mùa xuân là mùa khởi đầu của năm mới, mang theo những khát vọng, ước mơ và hy vọng
của con người về một năm an lành, một tương lai tươi sáng. Chính bởi ý nghĩa
nhân văn tốt đẹp đó, nên mùa xuân xuất hiện rất nhiều trong văn học - nghệ thuật
từ trước đến nay. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin điểm qua một vài
điển tích, điển cố văn học có chữ xuân và một vài cụm từ có chữ xuân xuất hiện
nhiều trong các tác phẩm văn học khá phổ biến, quen thuộc với bạn đọc nước
nhà.
1. Thương xuân. Là khúc hát than vãn đời người chậm trễ sự hiểu biết. Sách Nam sử chép: Phạm Thận lúc mới 29 tuổi tóc đã bạc phơ, chẳng hiểu được thời vận, bèn đặt khúc hát “thương xuân” để tự than thân mình. Điển tích này được Nguyễn Gia Thiều dùng trong Cung oán ngâm khúc diễn tả nỗi hối hận của người cung nữ khi trót nhập cung để rồi phải sống trong cảnh hiu quạnh: Ai ngờ tiếng quyên kêu ra rả/ Điệu thương xuân khóc ả sương khuê.
2. Khúc xuân quy. Thường để chỉ mối tình ngắn ngủi, thoảng qua, không đi đến đâu. Cụm từ này lấy từ điển tích một đêm quan phủ Phong Lương cùng Sư Bật là nhạc sĩ đương thời đi tuần thú Tô Châu, gặp nàng Xuân Quy đang tắm dưới trăng. Ánh trăng rọi trên da thịt một màu trắng thuần khiết, gợi cảm vô cùng. Quan bèn xuống ngựa cởi bỏ hoàn toàn quan phục rồi xin mĩ nhân cho tắm. Hai người đùa vui cả đêm dưới trăng. Nào ngờ vì tắm đêm, gió lạnh, quan cảm hàn chết. Sư Bật thương quá bèn cảm tác bài Xuân Quy để ngợi ca mối tình chốc lát ấy.
3. Đồng Tước xuân thâm tỏa nhị Kiều. Tào Tháo cho xây đài Đồng Tước nguy nga tráng lệ, nói với binh sĩ rằng nếu bình định được Đông Ngô sẽ bắt hai nàng tiểu Kiều và đại Kiều, là hai người đẹp nổi tiếng của nước Ngô, về giam ở đài Đồng Tước để hưởng tuổi già. Đỗ Mục có bài Xích Bích hoài cổ nhắc đến đài Đồng Tước như sau: Chiết kích trầm sa thiết vị tiêu/ Tự tương ma tẩy nhận tiền triều/ Đông phong bất dữ Chu Lang tiện/ Đồng Tước xuân thâm tỏa nhị Kiều (Mũi kích gãy nằm trong cát, sắt chưa mòn hết. Tự tay mình mài giũa, đã nhận thấy dấu vết triều đại vừa qua. Gió đông ví không thuận tiện cho chàng Chu Du. Thì cảnh xuân thâm nghiêm của đài Đồng Tước đã khóa chặt hai nàng Kiều). Nguyễn Du cũng sử dụng điển tích này khi miêu tả Kiều gặp Kim Trọng: Trộm nghe thơm nức hương lân/ Một nền Đồng Tước khóa xuân hai Kiều.
4. Một tràng mộng xuân. Cụm từ này có ý nghĩa: vinh hoa phú quý ngắn ngủi, chóng hết như một giấc mộng đêm xuân vậy. Đó là cái hư huyễn của người đời. Ý nghĩa trên xuất phát từ điển tích Tô Đông Pha khi cáo quan về hưu dạo chơi nơi đồng ruộng, gặp mụ già đi bới rơm, hỏi rằng: “Ngài có phải đã từng làm chức Nội Hàn được vinh quý, nay còn có chút nào ở cõi mộng xuân ấy không?”. Nguyễn Gia Thiều cũng dùng điển tích này trong Cung oán ngâm khúc: Dẫu mà ai có nghìn vàng/ Đố ai mua được một tràng mộng xuân.
5. Xuân phong đắc ý. Vốn dùng để chỉ con đường thăng quan tiến chức hanh thông. Cụm từ này bắt nguồn từ điển tích Mạnh Giao đời Trung Đường sau hai lần thi hỏng đến lần thứ ba lúc đã 50 tuổi mới thi đỗ nên cao hứng làm bài thơ Đăng khoa hậu (Sau khi thi đỗ): Tích nhật ác xúc bất túc khoa/ Kim triêu phóng đãng tứ vô nhai/ Xuân phong đắc ý mã đề tật/ Nhất nhật khán tận Trường An hoa. (Ngày trước biết bao cay đắng không sao nói hết/ Sáng nay ưu phiền tan biến, tâm tư không còn gì câu thúc/ Ngọn gió xuân mát rượi, leo lên ngựa phóng đi/ Trong ngày đi xem tất cả các vườn hoa trong Trường An). Ngoài thành ngữ trên, điển tích này còn là nơi xuất phát của thành ngữ “cưỡi ngựa xem hoa”. Đáng chú ý là cụm từ “cưỡi ngựa xem hoa” ban đầu - dựa theo bài thơ trong điển tích này - mang ý nghĩa tốt đẹp chỉ tâm trạng phấn khởi nhưng sau biến nghĩa dùng để chỉ những người làm việc hời hợt, qua loa.
6. Xuân tiêu (Đêm xuân). Thường chỉ khung cảnh lãng mạn, vui vầy giữa người con trai và người con gái. Đường thi có câu: Xuân tiêu nhất khắc trị thiên kim (Một khắc đêm xuân xứng nghìn vàng). Nguyễn Gia Thiều cũng dùng chữ này để miêu tả niềm hạnh phúc của người cung nữ khi được mặt rồng sủng ái trong Cung oán ngâm khúc: Đóa hải đường thức ngủ xuân tiêu.
7. Xuân riêng. Dùng để chỉ nỗi tương tư nhớ mong của người con gái đối với người mình yêu. Kinh Thi, thiên Thiện nam có câu: Hữu nữ hoài xuân, cát sĩ dụ chi (Cô gái nhớ tình xuân, kẻ trai tài dỗ dành đó). Về sau, trai gái có tình yêu mến nhau gọi là “xuân riêng”. Con gái đến tuổi mười bảy, mười tám, biết được tình yêu của con trai thì gọi là “xuân ý”, “xuân tình”, “hoài xuân”, “tư xuân”. Chữ xuân riêng này cũng xuất hiện trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều: Chữ xuân riêng sớm trực trưa chầu. 8. Tam xuân, ba xuân (Cha mẹ). Từ tam xuân (ba xuân) thường được dùng với nghĩa chỉ cha mẹ. Bài Du tử ngâm của Mạnh Giao có câu: Thùy ngôn thốn thảo tâm, báo đắc tam xuân huy (Ai nói rằng cái lòng của tấc cỏ, mà báo đáp được ánh sáng của ba tháng mùa xuân). Đó là lời người đi chơi xa nhớ mẹ. Điển tích trên cũng được Nguyễn Du lấy lại trong Truyện Kiều qua hai câu thơ: Hạt mưa sá nghĩ phận hèn/ Liều đem tấc cỏ quyết đền ba xuân.
9. Xuân đình. Chỉ nơi hội họp vui chơi. Thơ Nhung Dục có câu: Hảo khứ xuân phong hồ thượng đình (Nên đi hóng gió xuân ở đình trên hồ). Từ trái nghĩa với xuân đình là cao đình, với ý nghĩa là nơi chia tay. Cổ thi có câu: Cao đình tương biệt xứ (Chỗ chia tay ở cao đình). Hai từ này cũng được Nguyễn Du lấy lại trong Truyện Kiều qua hai câu thơ: Tiễn đưa một chén quan hà/ Xuân đình thoắt đã đổi ra cao đình để miêu tả cảnh chia tay của Thúc Sinh với Thúy Kiều khi Thúc Sinh về với Hoạn Thư.
10. Xuân đường. Thường được hiểu với nghĩa là cha, bố. Trang Tử viết: Thượng cổ hữu đại xuân giả, bát thiên tuế vi xuân bát thiên tuế vi thu. (Đời thượng cổ có giống cây đại xuân, lấy tám nghìn năm làm một mùa xuân, tám nghìn năm làm một mùa thu). Người xưa mượn câu nói đó của Trang Tử gọi cha là xuân đường với mong muốn cha được trường thọ. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du cũng dùng từ này khi miêu tả đoạn Kim Trọng chia tay Thúy Kiều về quê hộ tang: Liêu dương cách trở sơn khê/ Xuân đường kíp gọi sinh về hộ tang.
11. Xuân y. Áo chầu triều của các quan và các phi, tần trong cung cấm. Đỗ Phủ viết: Triều hồi nhật nhật điểm xuân y (Mỗi ngày đi chầu về đem áo chầu đi thế (để mua rượu).
1. Thương xuân. Là khúc hát than vãn đời người chậm trễ sự hiểu biết. Sách Nam sử chép: Phạm Thận lúc mới 29 tuổi tóc đã bạc phơ, chẳng hiểu được thời vận, bèn đặt khúc hát “thương xuân” để tự than thân mình. Điển tích này được Nguyễn Gia Thiều dùng trong Cung oán ngâm khúc diễn tả nỗi hối hận của người cung nữ khi trót nhập cung để rồi phải sống trong cảnh hiu quạnh: Ai ngờ tiếng quyên kêu ra rả/ Điệu thương xuân khóc ả sương khuê.
2. Khúc xuân quy. Thường để chỉ mối tình ngắn ngủi, thoảng qua, không đi đến đâu. Cụm từ này lấy từ điển tích một đêm quan phủ Phong Lương cùng Sư Bật là nhạc sĩ đương thời đi tuần thú Tô Châu, gặp nàng Xuân Quy đang tắm dưới trăng. Ánh trăng rọi trên da thịt một màu trắng thuần khiết, gợi cảm vô cùng. Quan bèn xuống ngựa cởi bỏ hoàn toàn quan phục rồi xin mĩ nhân cho tắm. Hai người đùa vui cả đêm dưới trăng. Nào ngờ vì tắm đêm, gió lạnh, quan cảm hàn chết. Sư Bật thương quá bèn cảm tác bài Xuân Quy để ngợi ca mối tình chốc lát ấy.
3. Đồng Tước xuân thâm tỏa nhị Kiều. Tào Tháo cho xây đài Đồng Tước nguy nga tráng lệ, nói với binh sĩ rằng nếu bình định được Đông Ngô sẽ bắt hai nàng tiểu Kiều và đại Kiều, là hai người đẹp nổi tiếng của nước Ngô, về giam ở đài Đồng Tước để hưởng tuổi già. Đỗ Mục có bài Xích Bích hoài cổ nhắc đến đài Đồng Tước như sau: Chiết kích trầm sa thiết vị tiêu/ Tự tương ma tẩy nhận tiền triều/ Đông phong bất dữ Chu Lang tiện/ Đồng Tước xuân thâm tỏa nhị Kiều (Mũi kích gãy nằm trong cát, sắt chưa mòn hết. Tự tay mình mài giũa, đã nhận thấy dấu vết triều đại vừa qua. Gió đông ví không thuận tiện cho chàng Chu Du. Thì cảnh xuân thâm nghiêm của đài Đồng Tước đã khóa chặt hai nàng Kiều). Nguyễn Du cũng sử dụng điển tích này khi miêu tả Kiều gặp Kim Trọng: Trộm nghe thơm nức hương lân/ Một nền Đồng Tước khóa xuân hai Kiều.
4. Một tràng mộng xuân. Cụm từ này có ý nghĩa: vinh hoa phú quý ngắn ngủi, chóng hết như một giấc mộng đêm xuân vậy. Đó là cái hư huyễn của người đời. Ý nghĩa trên xuất phát từ điển tích Tô Đông Pha khi cáo quan về hưu dạo chơi nơi đồng ruộng, gặp mụ già đi bới rơm, hỏi rằng: “Ngài có phải đã từng làm chức Nội Hàn được vinh quý, nay còn có chút nào ở cõi mộng xuân ấy không?”. Nguyễn Gia Thiều cũng dùng điển tích này trong Cung oán ngâm khúc: Dẫu mà ai có nghìn vàng/ Đố ai mua được một tràng mộng xuân.
5. Xuân phong đắc ý. Vốn dùng để chỉ con đường thăng quan tiến chức hanh thông. Cụm từ này bắt nguồn từ điển tích Mạnh Giao đời Trung Đường sau hai lần thi hỏng đến lần thứ ba lúc đã 50 tuổi mới thi đỗ nên cao hứng làm bài thơ Đăng khoa hậu (Sau khi thi đỗ): Tích nhật ác xúc bất túc khoa/ Kim triêu phóng đãng tứ vô nhai/ Xuân phong đắc ý mã đề tật/ Nhất nhật khán tận Trường An hoa. (Ngày trước biết bao cay đắng không sao nói hết/ Sáng nay ưu phiền tan biến, tâm tư không còn gì câu thúc/ Ngọn gió xuân mát rượi, leo lên ngựa phóng đi/ Trong ngày đi xem tất cả các vườn hoa trong Trường An). Ngoài thành ngữ trên, điển tích này còn là nơi xuất phát của thành ngữ “cưỡi ngựa xem hoa”. Đáng chú ý là cụm từ “cưỡi ngựa xem hoa” ban đầu - dựa theo bài thơ trong điển tích này - mang ý nghĩa tốt đẹp chỉ tâm trạng phấn khởi nhưng sau biến nghĩa dùng để chỉ những người làm việc hời hợt, qua loa.
6. Xuân tiêu (Đêm xuân). Thường chỉ khung cảnh lãng mạn, vui vầy giữa người con trai và người con gái. Đường thi có câu: Xuân tiêu nhất khắc trị thiên kim (Một khắc đêm xuân xứng nghìn vàng). Nguyễn Gia Thiều cũng dùng chữ này để miêu tả niềm hạnh phúc của người cung nữ khi được mặt rồng sủng ái trong Cung oán ngâm khúc: Đóa hải đường thức ngủ xuân tiêu.
7. Xuân riêng. Dùng để chỉ nỗi tương tư nhớ mong của người con gái đối với người mình yêu. Kinh Thi, thiên Thiện nam có câu: Hữu nữ hoài xuân, cát sĩ dụ chi (Cô gái nhớ tình xuân, kẻ trai tài dỗ dành đó). Về sau, trai gái có tình yêu mến nhau gọi là “xuân riêng”. Con gái đến tuổi mười bảy, mười tám, biết được tình yêu của con trai thì gọi là “xuân ý”, “xuân tình”, “hoài xuân”, “tư xuân”. Chữ xuân riêng này cũng xuất hiện trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều: Chữ xuân riêng sớm trực trưa chầu. 8. Tam xuân, ba xuân (Cha mẹ). Từ tam xuân (ba xuân) thường được dùng với nghĩa chỉ cha mẹ. Bài Du tử ngâm của Mạnh Giao có câu: Thùy ngôn thốn thảo tâm, báo đắc tam xuân huy (Ai nói rằng cái lòng của tấc cỏ, mà báo đáp được ánh sáng của ba tháng mùa xuân). Đó là lời người đi chơi xa nhớ mẹ. Điển tích trên cũng được Nguyễn Du lấy lại trong Truyện Kiều qua hai câu thơ: Hạt mưa sá nghĩ phận hèn/ Liều đem tấc cỏ quyết đền ba xuân.
9. Xuân đình. Chỉ nơi hội họp vui chơi. Thơ Nhung Dục có câu: Hảo khứ xuân phong hồ thượng đình (Nên đi hóng gió xuân ở đình trên hồ). Từ trái nghĩa với xuân đình là cao đình, với ý nghĩa là nơi chia tay. Cổ thi có câu: Cao đình tương biệt xứ (Chỗ chia tay ở cao đình). Hai từ này cũng được Nguyễn Du lấy lại trong Truyện Kiều qua hai câu thơ: Tiễn đưa một chén quan hà/ Xuân đình thoắt đã đổi ra cao đình để miêu tả cảnh chia tay của Thúc Sinh với Thúy Kiều khi Thúc Sinh về với Hoạn Thư.
10. Xuân đường. Thường được hiểu với nghĩa là cha, bố. Trang Tử viết: Thượng cổ hữu đại xuân giả, bát thiên tuế vi xuân bát thiên tuế vi thu. (Đời thượng cổ có giống cây đại xuân, lấy tám nghìn năm làm một mùa xuân, tám nghìn năm làm một mùa thu). Người xưa mượn câu nói đó của Trang Tử gọi cha là xuân đường với mong muốn cha được trường thọ. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du cũng dùng từ này khi miêu tả đoạn Kim Trọng chia tay Thúy Kiều về quê hộ tang: Liêu dương cách trở sơn khê/ Xuân đường kíp gọi sinh về hộ tang.
11. Xuân y. Áo chầu triều của các quan và các phi, tần trong cung cấm. Đỗ Phủ viết: Triều hồi nhật nhật điểm xuân y (Mỗi ngày đi chầu về đem áo chầu đi thế (để mua rượu).
Nao dạ nhớ biên cương, mỗi tháng ngày qua,
ước mang xuân về sớm. Trĩu lòng thương hải đảo, từng thời khắc chuyển, mong gửi tết đến nhanh. Phan Chúc |
17/2/2018
Tâm Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét