Anna Karenina 2
Chương 12
Quyển 1
Chương 10
Chương 10
Levin uống cạn cốc rượu và họ ngồi yên lặng một lúc.
- Mình phải nói với cậu một điều nữa. Cậu biết Vronxki chứ? - Xtepan Arcaditr hỏi Levin.
- Không. Tại sao cậu lại hỏi mình điều đó?
- Cho một chai nữa, - Xtepan Arcaditr bảo lão già Tacta đang rót rượu đầy cốc hai người, lão cứ lăng xăng bên cạnh họ, nhất là vào lúc người ta chẳng cần gì đến lão.
- Bởi vì đó là một trong những tình địch của cậu.
- Anh chàng Vronxki đó là ai vậy? - Levin nói, vẻ mặt trẻ con và phấn khởi mà giây phút trước đó Oblonxki rất ưa, bỗng trở nên cáu kỉnh.
- Vronxki là một trong những con trai của bá tước Xyrin Ivanovitr Vronxki và là một mẫu mực ưu tú trong đám thanh niên quyền quý ở Peterburg. Mình quen hắn ở Tve, hồi mình làm việc ở đó: hắn đến đấy để tuyển binh. Hắn rất giàu, điển trai, lại là sĩ quan cận vệ; hắn quen thuộc những kẻ có thế lực, tuy thế hắn vẫn là gã thanh niên trung thực và đáng yêu. Gọi là một thanh niên tốt cũng chưa đủ. ở đây, mình được biết thêm: hắn có học thức và thông minh; đó là một người có triển vọng.
Levin cau mày, chẳng nói chẳng rằng.
- Hắn tới đây sau khi cậu đi khỏi ít lâu, và hình như chết mê chết mệt vì Kitti. Cậu biết là bà mẹ...
- Xin lỗi mình không hiểu gì hết, - Levin nói, mặt sa sầm. Chàng chợt nhớ đến ông anh Nicolai và tự trách mình đã quên phắt anh.
- Khoan đã, - Xtepan Arcaditr mỉm cười nói và với tay về phía Levin. - Mình đã nói với cậu những điều mình biết và xin nhắc lại là trong vấn đề tế nhị này, theo chỗ mình nhận định, triển vọng vẫn nghiêng về phía cậu.
Levin ngửa người ra trên ghế tựa; mặt chàng tái nhợt.
- Nhưng mình khuyên cậu nên thu xếp chuyện ấy thật sớm đi, - Oblonxki nói tiếp, vừa rót đầy rượu vào cốc Levin.
- Không, cảm ơn, mình không thể uống được nữa, - Levin nói và đẩy cốc rượu ra. - Mình say mất... Này, thế còn cậu, chuyện cậu ra sao? - chàng nói tiếp, rõ ràng muốn chuyển sang chuyện khác.
- Một câu nữa thôi: dù sao đi nữa, mình cũng khuyên cậu nên sớm giải quyết vấn đề đi. Hôm nay thì đừng nói vội, - Xtepan Arcaditr nói.
Sáng mai, cậu hãy đến hỏi cưới theo đúng tục lệ và cầu Chúa che chở cho cậu...
- Trước đây, cậu muốn đến chỗ mình đi săn. Sang xuân, cậu tới nhé, - Levin nói.
Lúc này, trong thâm tâm, chàng thấy hối hận đã khơi mào câu chuyện này với Xtepan Arcaditr. Tình cảm sâu kín của chàng bị câu chuyện về mưu toan kình địch của viên sĩ quan thành Peterburg, bị những lời ủng hộ và khuyên nhủ của Xtepan Arcaditr làm ô uế.
Ông này mỉm cười. Ông hiểu những điều đang diễn ra trong tâm hồn Levin.
- Thế nào cũng có hôm mình đến, - ông nói. - Phải, người anh em ạ, đàn bà là cái trục làm xoay tít thò lò tất cả. Đối với mình cũng thế, mọi việc đều hỏng, hỏng bét. Và lần nào cũng chỉ vì đàn bà. Cậu hãy thành thật cho mình biết ý kiến của cậu, - ông nói tiếp, một tay rút điếu xì gà, và tay kia cầm chân cốc rượu sâm banh.
- Về vấn đề gì?
- Thế này nhé. Giả thử cậu đã có vợ, cậu yêu vợ, nhưng cậu lại để một người đàn bà khác quyến rũ.
- Xin lỗi, nhưng mình thật hoàn toàn không hiểu sao người ta có thể... cũng như giờ đây, mình vừa ra khỏi bàn ăn, lại đánh cắp bánh mì trắng khi đi qua hiệu bánh vậy.
Đôi mắt Xtepan Arcaditr càng sáng hơn thường lệ.
- Tại sao lại không thể như thế? Đôi khi bánh mì trắng thơm đến nỗi khó mà cưỡng lại sức cám dỗ.
Tuyệt diệu biết bao khi chiến thắng Những khát khao dung tục tầm thường; Ví như lòng dục khôn dập tắt, Thì vẫn nồng lạc thú dương gian! 1 Vừa ngâm nga, Xtepan Arcaditr vừa mỉm cười ranh mãnh. Cả Levin nữa, chàng cũng không nhịn cười được.
- Thôi không đùa nữa, - Oblonxki nói tiếp. - Cậu nên biết người đàn bà đó là một con người thuỳ mị, dịu dàng, đa cảm; cô ta nghèo nàn, cô quạnh và đã phải hy sinh tất cả. Giờ đây, việc đã lỡ rồi, có nên bỏ rơi người ta chăng? Cứ cho rằng cần phải đoạn tuyệt để khỏi tổn thương đến đời sống gia đình, nhưng ta có quyền thương xót, nghĩ đến tương lai nàng, làm dịu bớt cảnh ngộ nàng không?
- Mình xin lỗi cậu, nhưng cậu vốn biết đối với mình, đàn bà chia làm hai loại... hay thật ra không phải thế... nói đúng hơn là: có những người đàn bà và có... Mình chưa từng thấy những phụ nữ đồi trụy mà lại có sức quyến rũ; mụ người Pháp bự phấn với những búp tóc ngồi sau quầy kia, làm mình phát khiếp và tất cả phụ nữ trụy lạc làm mình sợ như thế.
- Còn đàn bà ngoại tình thì sao?
- À! Xin đủ! Chúa hẳn không bao giơ thốt ra tiếng đó nếu biết người đời sẽ lạm dụng nó như thế nào! Trong toàn bộ kinh Phúc âm, người ta chỉ nhớ có mỗi đoạn ấy thôi. Vả chăng, mình không nói điều mình nghĩ, mà nói điều mình cảm thấy. Mình cảm thấy ghê tởm những người đàn bà trụy lạc. Cậu sợ nhện, mình lại sợ giống sâu bọ đó. Chắc chắn là cậu không nghiên cứu loài nhện và cậu không biết thói quen của chúng: mình cũng vậy.
- Cậu nói thế thì dễ thôi: thật y như nhân vật của Dickens 2 lấy tay trái ném qua vai phải tất cả những vấn đề rắc rối. Nhưng phủ định một sự việc đâu phải là câu giải đáp. Làm thế nào? Cậu hãy nói cho mình nghe phải làm thế nào kia? Vợ anh già đi mà anh thì còn đầy sức sống. Chưa kịp ngoái lại đằng sau, anh đã cảm thấy không còn có thể yêu vợ với tấm tình chân thật, mặc dầu anh tôn trọng nàng đến đâu chăng nữa. Và đột nhiên tình yêu ập đến và thế là đi đứt, đi đứt, - Xtepan Arcaditr nói, giọng tuyệt vọng.
Levin cười nhạt.
- Phải, thế là mình đi đứt! - Oblonxki nói tiếp, - làm thế nào đây?
- Đừng có ăn trộm bánh mì trắng.
Xtepan Arcaditr phá lên cười.
- Ôi! Nhà đạo đức! Nhưng cậu nên hiểu: đây là hai người đàn bà:
một người cứ nằng nặc đòi quyền lợi của mình và những quyền lợi đó... là tình yêu mà anh không thể nào dâng cho cô ta được nữa, người kia thì hy sinh tất cả cho anh và không đòi hỏi gì hết. Làm thế nào? Nên có thái độ xử sự ra sao? Thật là một tấn bi kịch xé lòng.
- Nên cậu muốn mình phát biểu thành thật, thì xin thưa rằng mình không tin trong chuyện đó có gì là bi thảm cả. Và lý do là thế này. Theo mình, tình yêu... hai loại ái tình mà Platon 3 định nghĩa trong bài "Tiệc" 4 của ông, hẳn cậu còn nhớ, hai loại ái tình đó dùng làm đá thử vàng cho mọi người. Một số người chỉ hiểu được loại ái tình thứ nhất, một số khác hiểu được loại thứ hai. Và những kẻ nào chỉ hiểu được loại ái tình không theo kiểu Platon 5 thì không có quyền nói đến chuyện bi kịch. Thứ ái tình đó không thể gây ra bi kịch nào cả. "Rất cám ơn về cuộc tiêu khiển, xin đa tạ...", đấy tất cả tấn bi kịch là thế. Và đối với tình yêu đó, tất cả đều trong sáng và trinh bạch, bởi vì...
Đến đây, Levin chợt nhớ đến những lỗi lầm và cuộc đấu tranh nội tâm của mình. Và chàng kết luận hoàn toàn bất ngờ:
- Vả lại, có lẽ chính cậu nói đúng. Rất có thể... Mình không biết gì về chuyện đó cả, hoàn toàn không biết gì hết.
- Cậu ạ, - Xtepan Arcaditr nói, - cậu thật là con người thuần nhất.
Đó vừa là ưu điểm vừa là khuyết điểm. Bản thân cậu chính trực và cậu muốn tất cả cuộc đời cũng phải bao gồm những sự kiện không pha tạp, vậy mà sự đời đâu có như thế. Cậu khinh miệt công việc trị dân mang danh nghĩa là hoạt động xã hội, vì cậu muốn mỗi hành động bao giờ cũng phải phù hợp với một mục đích, điều đó cũng không hề có trên đời. Cậu còn muốn hoạt động của một con người phải hướng về một mục đích, tình yêu và cuộc sống vợ chồng phải hòa làm một... tuyệt không có thế đâu. Tất cả cái muôn màu muôn vẻ, tất cả cái huyền diệu, tất cả cái đẹp của cuộc đời đều do bóng tối và ánh sáng tạo nên.
Levin thở dài, không trả lời. Chàng nghĩ đến những lo lắng riêng và không nghe Oblonxki nói. Và đột nhiên cả hai đều cảm thấy tuy là bạn với nhau, tuy vừa mới cùng ăn, cùng uống với nhau - điều này lẽ ra phải khiến họ thêm gắn bó - vậy mà mỗi người chỉ nghĩ đến riêng mình và rất ít bận tâm đến người kia. Oblonxki đã nhiều lần nhận thấy sự xa cách như vậy sau một bữa ăn đáng lẽ phải làm người ta gần gũi nhau hơn, và ông biết rõ nên làm gì trong những trường hợp đó.
- Tính tiền! - ông nói to, và đi sang buồng bên; ở đây, gặp một viên sĩ quan cận vệ vốn là chỗ quen biết, ông liền bắt chuyện trao đổi về một cô đào hát và người bao cô ta. Cuộc đàm tiếu khiến Oblonxki nhẹ nhõm và thanh thản hẳn lên: nói chuyện với Levin, ông luôn luôn phải gắng vận dụng trí tuệ quá nhiều.
Khi lão Tacta trở lại, cầm tờ biên lai tính tiền lên tới trên hăm sáu rúp, không kể thù lao hầu bàn, Levin, giá như mọi khi, quê mùa như chàng, hẳn sẽ thất kinh lên dù chỉ phải trả mười bốn rúp, lần này lại chẳng mảy may để ý đến. Chàng thanh toán tiền và trở về nhà thay quần áo để đến nhà Serbatxki, nơi sẽ quyết định số phận chàng.
Chú thích:
1. Tiếng Đức trong nguyên bản.
Himmlish ist' s wenn ich bezwungen
Meine irdische Begier;
Aber doch wenn's nicht gelungen,
Halt ich auch recht hubsch Plaisir!
2. Charles Dickens (1812-1870) nhà văn lớn của Anh, có khuynh hướng hiện thực và xã hội, tác giả David Copperfield, Chuyện phiêu lưu của Pichuych, Olivo Tuyxt v.v...
3. Platon là nhà triết học cổ Hy Lạp (429-347 trước Công nguyên), học trò Socrate và thầy học của Aristote. Học thuyết của ông là biện chứng pháp, cuối cùng chuyển thành thuyết ý niệm, chủ trương rằng chân lý - đối tượng của khoa học - không phải nằm trong những hiện tượng riêng biệt và phù phiếm, mà ở trong ý niệm, cái điển hình trong sáng nhất của mỗi nhóm sinh vật, trên tất cả là ý niệm về điều thiện.
4. Banquet (tiếng Pháp trong nguyên bản). Đấy là một bài đối thoại của Platon trong đó ông để Socrate nói về tình yêu, ca ngợi cái đẹp của tâm hồn và cái đẹp hoàn hảo, vĩnh viễn. Trong bài này, Platon đã phác họa một chân dung Socrate tuyệt vời.
5. Tình yêu phàm tục, tiếng Pháp là non-platonique. Trong tiếng Pháp chữ Platonique (thuộc về Platon) đã được hiểu rộng ra là những cái gì lý tưởng.
- Mình phải nói với cậu một điều nữa. Cậu biết Vronxki chứ? - Xtepan Arcaditr hỏi Levin.
- Không. Tại sao cậu lại hỏi mình điều đó?
- Cho một chai nữa, - Xtepan Arcaditr bảo lão già Tacta đang rót rượu đầy cốc hai người, lão cứ lăng xăng bên cạnh họ, nhất là vào lúc người ta chẳng cần gì đến lão.
- Bởi vì đó là một trong những tình địch của cậu.
- Anh chàng Vronxki đó là ai vậy? - Levin nói, vẻ mặt trẻ con và phấn khởi mà giây phút trước đó Oblonxki rất ưa, bỗng trở nên cáu kỉnh.
- Vronxki là một trong những con trai của bá tước Xyrin Ivanovitr Vronxki và là một mẫu mực ưu tú trong đám thanh niên quyền quý ở Peterburg. Mình quen hắn ở Tve, hồi mình làm việc ở đó: hắn đến đấy để tuyển binh. Hắn rất giàu, điển trai, lại là sĩ quan cận vệ; hắn quen thuộc những kẻ có thế lực, tuy thế hắn vẫn là gã thanh niên trung thực và đáng yêu. Gọi là một thanh niên tốt cũng chưa đủ. ở đây, mình được biết thêm: hắn có học thức và thông minh; đó là một người có triển vọng.
Levin cau mày, chẳng nói chẳng rằng.
- Hắn tới đây sau khi cậu đi khỏi ít lâu, và hình như chết mê chết mệt vì Kitti. Cậu biết là bà mẹ...
- Xin lỗi mình không hiểu gì hết, - Levin nói, mặt sa sầm. Chàng chợt nhớ đến ông anh Nicolai và tự trách mình đã quên phắt anh.
- Khoan đã, - Xtepan Arcaditr mỉm cười nói và với tay về phía Levin. - Mình đã nói với cậu những điều mình biết và xin nhắc lại là trong vấn đề tế nhị này, theo chỗ mình nhận định, triển vọng vẫn nghiêng về phía cậu.
Levin ngửa người ra trên ghế tựa; mặt chàng tái nhợt.
- Nhưng mình khuyên cậu nên thu xếp chuyện ấy thật sớm đi, - Oblonxki nói tiếp, vừa rót đầy rượu vào cốc Levin.
- Không, cảm ơn, mình không thể uống được nữa, - Levin nói và đẩy cốc rượu ra. - Mình say mất... Này, thế còn cậu, chuyện cậu ra sao? - chàng nói tiếp, rõ ràng muốn chuyển sang chuyện khác.
- Một câu nữa thôi: dù sao đi nữa, mình cũng khuyên cậu nên sớm giải quyết vấn đề đi. Hôm nay thì đừng nói vội, - Xtepan Arcaditr nói.
Sáng mai, cậu hãy đến hỏi cưới theo đúng tục lệ và cầu Chúa che chở cho cậu...
- Trước đây, cậu muốn đến chỗ mình đi săn. Sang xuân, cậu tới nhé, - Levin nói.
Lúc này, trong thâm tâm, chàng thấy hối hận đã khơi mào câu chuyện này với Xtepan Arcaditr. Tình cảm sâu kín của chàng bị câu chuyện về mưu toan kình địch của viên sĩ quan thành Peterburg, bị những lời ủng hộ và khuyên nhủ của Xtepan Arcaditr làm ô uế.
Ông này mỉm cười. Ông hiểu những điều đang diễn ra trong tâm hồn Levin.
- Thế nào cũng có hôm mình đến, - ông nói. - Phải, người anh em ạ, đàn bà là cái trục làm xoay tít thò lò tất cả. Đối với mình cũng thế, mọi việc đều hỏng, hỏng bét. Và lần nào cũng chỉ vì đàn bà. Cậu hãy thành thật cho mình biết ý kiến của cậu, - ông nói tiếp, một tay rút điếu xì gà, và tay kia cầm chân cốc rượu sâm banh.
- Về vấn đề gì?
- Thế này nhé. Giả thử cậu đã có vợ, cậu yêu vợ, nhưng cậu lại để một người đàn bà khác quyến rũ.
- Xin lỗi, nhưng mình thật hoàn toàn không hiểu sao người ta có thể... cũng như giờ đây, mình vừa ra khỏi bàn ăn, lại đánh cắp bánh mì trắng khi đi qua hiệu bánh vậy.
Đôi mắt Xtepan Arcaditr càng sáng hơn thường lệ.
- Tại sao lại không thể như thế? Đôi khi bánh mì trắng thơm đến nỗi khó mà cưỡng lại sức cám dỗ.
Tuyệt diệu biết bao khi chiến thắng Những khát khao dung tục tầm thường; Ví như lòng dục khôn dập tắt, Thì vẫn nồng lạc thú dương gian! 1 Vừa ngâm nga, Xtepan Arcaditr vừa mỉm cười ranh mãnh. Cả Levin nữa, chàng cũng không nhịn cười được.
- Thôi không đùa nữa, - Oblonxki nói tiếp. - Cậu nên biết người đàn bà đó là một con người thuỳ mị, dịu dàng, đa cảm; cô ta nghèo nàn, cô quạnh và đã phải hy sinh tất cả. Giờ đây, việc đã lỡ rồi, có nên bỏ rơi người ta chăng? Cứ cho rằng cần phải đoạn tuyệt để khỏi tổn thương đến đời sống gia đình, nhưng ta có quyền thương xót, nghĩ đến tương lai nàng, làm dịu bớt cảnh ngộ nàng không?
- Mình xin lỗi cậu, nhưng cậu vốn biết đối với mình, đàn bà chia làm hai loại... hay thật ra không phải thế... nói đúng hơn là: có những người đàn bà và có... Mình chưa từng thấy những phụ nữ đồi trụy mà lại có sức quyến rũ; mụ người Pháp bự phấn với những búp tóc ngồi sau quầy kia, làm mình phát khiếp và tất cả phụ nữ trụy lạc làm mình sợ như thế.
- Còn đàn bà ngoại tình thì sao?
- À! Xin đủ! Chúa hẳn không bao giơ thốt ra tiếng đó nếu biết người đời sẽ lạm dụng nó như thế nào! Trong toàn bộ kinh Phúc âm, người ta chỉ nhớ có mỗi đoạn ấy thôi. Vả chăng, mình không nói điều mình nghĩ, mà nói điều mình cảm thấy. Mình cảm thấy ghê tởm những người đàn bà trụy lạc. Cậu sợ nhện, mình lại sợ giống sâu bọ đó. Chắc chắn là cậu không nghiên cứu loài nhện và cậu không biết thói quen của chúng: mình cũng vậy.
- Cậu nói thế thì dễ thôi: thật y như nhân vật của Dickens 2 lấy tay trái ném qua vai phải tất cả những vấn đề rắc rối. Nhưng phủ định một sự việc đâu phải là câu giải đáp. Làm thế nào? Cậu hãy nói cho mình nghe phải làm thế nào kia? Vợ anh già đi mà anh thì còn đầy sức sống. Chưa kịp ngoái lại đằng sau, anh đã cảm thấy không còn có thể yêu vợ với tấm tình chân thật, mặc dầu anh tôn trọng nàng đến đâu chăng nữa. Và đột nhiên tình yêu ập đến và thế là đi đứt, đi đứt, - Xtepan Arcaditr nói, giọng tuyệt vọng.
Levin cười nhạt.
- Phải, thế là mình đi đứt! - Oblonxki nói tiếp, - làm thế nào đây?
- Đừng có ăn trộm bánh mì trắng.
Xtepan Arcaditr phá lên cười.
- Ôi! Nhà đạo đức! Nhưng cậu nên hiểu: đây là hai người đàn bà:
một người cứ nằng nặc đòi quyền lợi của mình và những quyền lợi đó... là tình yêu mà anh không thể nào dâng cho cô ta được nữa, người kia thì hy sinh tất cả cho anh và không đòi hỏi gì hết. Làm thế nào? Nên có thái độ xử sự ra sao? Thật là một tấn bi kịch xé lòng.
- Nên cậu muốn mình phát biểu thành thật, thì xin thưa rằng mình không tin trong chuyện đó có gì là bi thảm cả. Và lý do là thế này. Theo mình, tình yêu... hai loại ái tình mà Platon 3 định nghĩa trong bài "Tiệc" 4 của ông, hẳn cậu còn nhớ, hai loại ái tình đó dùng làm đá thử vàng cho mọi người. Một số người chỉ hiểu được loại ái tình thứ nhất, một số khác hiểu được loại thứ hai. Và những kẻ nào chỉ hiểu được loại ái tình không theo kiểu Platon 5 thì không có quyền nói đến chuyện bi kịch. Thứ ái tình đó không thể gây ra bi kịch nào cả. "Rất cám ơn về cuộc tiêu khiển, xin đa tạ...", đấy tất cả tấn bi kịch là thế. Và đối với tình yêu đó, tất cả đều trong sáng và trinh bạch, bởi vì...
Đến đây, Levin chợt nhớ đến những lỗi lầm và cuộc đấu tranh nội tâm của mình. Và chàng kết luận hoàn toàn bất ngờ:
- Vả lại, có lẽ chính cậu nói đúng. Rất có thể... Mình không biết gì về chuyện đó cả, hoàn toàn không biết gì hết.
- Cậu ạ, - Xtepan Arcaditr nói, - cậu thật là con người thuần nhất.
Đó vừa là ưu điểm vừa là khuyết điểm. Bản thân cậu chính trực và cậu muốn tất cả cuộc đời cũng phải bao gồm những sự kiện không pha tạp, vậy mà sự đời đâu có như thế. Cậu khinh miệt công việc trị dân mang danh nghĩa là hoạt động xã hội, vì cậu muốn mỗi hành động bao giờ cũng phải phù hợp với một mục đích, điều đó cũng không hề có trên đời. Cậu còn muốn hoạt động của một con người phải hướng về một mục đích, tình yêu và cuộc sống vợ chồng phải hòa làm một... tuyệt không có thế đâu. Tất cả cái muôn màu muôn vẻ, tất cả cái huyền diệu, tất cả cái đẹp của cuộc đời đều do bóng tối và ánh sáng tạo nên.
Levin thở dài, không trả lời. Chàng nghĩ đến những lo lắng riêng và không nghe Oblonxki nói. Và đột nhiên cả hai đều cảm thấy tuy là bạn với nhau, tuy vừa mới cùng ăn, cùng uống với nhau - điều này lẽ ra phải khiến họ thêm gắn bó - vậy mà mỗi người chỉ nghĩ đến riêng mình và rất ít bận tâm đến người kia. Oblonxki đã nhiều lần nhận thấy sự xa cách như vậy sau một bữa ăn đáng lẽ phải làm người ta gần gũi nhau hơn, và ông biết rõ nên làm gì trong những trường hợp đó.
- Tính tiền! - ông nói to, và đi sang buồng bên; ở đây, gặp một viên sĩ quan cận vệ vốn là chỗ quen biết, ông liền bắt chuyện trao đổi về một cô đào hát và người bao cô ta. Cuộc đàm tiếu khiến Oblonxki nhẹ nhõm và thanh thản hẳn lên: nói chuyện với Levin, ông luôn luôn phải gắng vận dụng trí tuệ quá nhiều.
Khi lão Tacta trở lại, cầm tờ biên lai tính tiền lên tới trên hăm sáu rúp, không kể thù lao hầu bàn, Levin, giá như mọi khi, quê mùa như chàng, hẳn sẽ thất kinh lên dù chỉ phải trả mười bốn rúp, lần này lại chẳng mảy may để ý đến. Chàng thanh toán tiền và trở về nhà thay quần áo để đến nhà Serbatxki, nơi sẽ quyết định số phận chàng.
Chú thích:
1. Tiếng Đức trong nguyên bản.
Himmlish ist' s wenn ich bezwungen
Meine irdische Begier;
Aber doch wenn's nicht gelungen,
Halt ich auch recht hubsch Plaisir!
2. Charles Dickens (1812-1870) nhà văn lớn của Anh, có khuynh hướng hiện thực và xã hội, tác giả David Copperfield, Chuyện phiêu lưu của Pichuych, Olivo Tuyxt v.v...
3. Platon là nhà triết học cổ Hy Lạp (429-347 trước Công nguyên), học trò Socrate và thầy học của Aristote. Học thuyết của ông là biện chứng pháp, cuối cùng chuyển thành thuyết ý niệm, chủ trương rằng chân lý - đối tượng của khoa học - không phải nằm trong những hiện tượng riêng biệt và phù phiếm, mà ở trong ý niệm, cái điển hình trong sáng nhất của mỗi nhóm sinh vật, trên tất cả là ý niệm về điều thiện.
4. Banquet (tiếng Pháp trong nguyên bản). Đấy là một bài đối thoại của Platon trong đó ông để Socrate nói về tình yêu, ca ngợi cái đẹp của tâm hồn và cái đẹp hoàn hảo, vĩnh viễn. Trong bài này, Platon đã phác họa một chân dung Socrate tuyệt vời.
5. Tình yêu phàm tục, tiếng Pháp là non-platonique. Trong tiếng Pháp chữ Platonique (thuộc về Platon) đã được hiểu rộng ra là những cái gì lý tưởng.
Quyển 1
Chương 11
Chương 11
Tiểu thư Kitti Trerbaxcaia mới mười tám tuổi. Đây là mùa đông đầu tiên cô tiếp xúc với giới xó giao. Cô đó thành công trong giới thượng lưu hơn các chị; ngay cả mẹ cô cũng không ngờ tới điều đó.
Không những mọi chàng trai hay khiêu vũ trong các buổi dạ hội ở Moxcva đều phải lòng Kitti, mà ngay từ mùa đông đầu tiên, hai chàng phò mó thật sự đó ra mắt: Levin, và ngay sau khi chàng về quê, bá tước Vronxki.
Sự xuất hiện của Levin vào đầu mùa đông, việc chàng năng lui tới nhà Kitti và mối tình lộ liễu của chàng đối với cô là duyên cớ của những cuộc chuyện trò nghiêm túc đầu tiên giữa cha mẹ Kitti về vấn đề tương lai cô và của những cuộc cói lộn giữa quận công 1 và phu nhân, quận công đứng về phía Levin và nói ông không mong muốn gì hơn cho Kitti. Theo thói quen đặc biệt của các bà thường hay lật lại vấn đề, phu nhân cho rằng Kitti còn trẻ dại quá, rằng Levin tuyệt nhiên không tỏ vẻ gì là có ý định đứng đắn, rằng Kitti không yêu anh ta và đưa ra những lý lẽ khác nữa; nhưng bà không hề nói ra điều chủ yếu: bà hy vọng kiếm cho Kitti một tấm chồng danh giá hơn; bà không có thiện cảm với Levin và không hiểu nổi chàng. Cho nên khi Levin đột nhiên biến mất, phu nhân mừng lắm, nói với chồng đầy vẻ đắc thắng: "Mình xem, tôi nói có đúng không!". Và khi Vronxki bước vào cuộc, bà lại càng món nguyện và chôn chặt trong đầu cái ý nghĩ là không những việc cưới xin của Kitti sẽ tốt đẹp mà còn danh giá nữa.
Đối với bà mẹ, không thể có sự so sánh nào giữa Vronxki và Levin khả dĩ đứng vững được. Điều bà không bằng lòng ở Levin, là những ý kiến kỳ quái và quyết đoán của anh ta, sự vụng về của anh ta giữa đám thượng lưu mà bà cho là thói hợm hĩnh, và cuộc đời man rợ mà bà phỏng đoán anh ta đang sống ở nông thôn giữa đám gia súc và bọn nhà quê. Anh ta còn làm bà phật ý vì nỗi mặc dầu phải lòng con gái bà, nhưng trong sáu tuần liền lui tới nhà bà, anh ta vẫn ra vẻ chờ đợi, quan sát, kiểu như sợ ngỏ ý ra thì sẽ đem lại cho gia đình bà một vinh dự quá ư lớn lao vậy. Anh ta lại không biết rằng khi lui tới một nhà có con gái đén tuổi lấy chồng, thì phải cho ngoười ta biết ý đồ của mình chứ! Thế rồi anh ta lại đùng đùng bỏ đi chẳng nói nửa lời.
"May mà hắn cũng chẳng có vẻ gì quyến rũ cho lắm và Kitti cũng không mê hắn", bà mẹ nghĩ thầm.
Trái lại, Vronxki có thể thoả món mọi ước muốn của bà: rất giàu, thông minh, xuất thân gia đình quý phái, một sự nghiệp xán lạn ở triều đình và trong quân đội đang mở ra trước mặt, thêm vào đó, lại vô cùng tuấn tú, thật không thể mơ ước gì hơn thế nữa.
Vronxki công khai theo đuổi Kitti: chàng nhảy với cô trong các buổi khiêu vũ, đi lại nhà cô, ý đồ của chàng rõ như ban ngày. Tuy nhiên, suốt mùa đông, phu nhân đó trải qua bao nỗi lo lắng ghê gớm.
Bản thân bà lấy chồng từ ba mươi năm trước, do một bà dì làm mối. Khi chàng phò mó, mà ai nấy đều biết từ trước, đến xem mặt vợ chưa cưới đồng thời để trình diện, bà dì rất lo nhưng sau đó cho đôi bên biết là cuộc chạm ngõ đó gây ấn tượng tốt. Rồi đến ngày đó định, chàng rể đến xin cha mẹ vợ cho cưới và được chấp thuận. Mọi sự đều diễn ra rất trôi chảy, rất giản đơn. ít ra đó cũng là ý nghĩ của phu nhân. Nhưng đến khi lo cho các con gái, bà mới hiểu ra rằng cái công việc bề ngoài có vẻ rất giản đơn ấy, thật khó khăn nhường nào. Biết bao nỗi dằn vặt, suy nghĩ, biết bao món chi tiêu, biết bao cuộc cói cọ giữa hai ông bà về chuyện hôn nhân của hai cô lớn, Daria và Natalia!
Bây giờ là lúc cần xếp đặt cho cô thứ ba có nơi có chốn, bà lại sắp phải trải qua những nỗi lo âu, thấp thỏm như vậy và lại cói nhau với chồng kịch liệt hơn những lần lo cho các cô lớn! Cũng như mọi người làm bố, lóo quận công đặc biệt rất dễ động lòng về những gì có liên quan đến danh dự và trinh bạch của con gái; ông cưng các cô đến mức vô lý, nhất là cô con gái rượu Kitti và luôn luôn to tiếng với vợ, trách vợ làm hỏng con cái mình. Thời kỳ các cô lớn ở riêng, phu nhân đó quen với những chuyện đó, nhưng bây giờ bà cảm thấy tính dễ giận dỗi của chồng có cơ sở hơn. Bà thấy ít lâu nay trong xó hội có sự thay đổi lớn về tập tục và do đó bổn phận người làm mẹ lại càng khó khăn hơn. Bà thấy các cô gái cùng lứa tuổi Kitti thường lập những nhóm riêng biệt, theo học lớp này lớp nọ, đối xử với nam giới phóng túng, ra phố một mình bằng xe ngựa, một số lớn các cô không còn chào theo kiểu cúi rạp mình và nhất là, tất cả đều một mực đinh ninh trong dạ rằng việc kén chồng là việc của mình chứ không phải của cha mẹ.
"Bây giờ người ta lấy vợ lấy chồng không như ngày xưa nữa", tất cả các cô thiếu nữ và thậm chí cả người đứng tuổi đều nghĩ và nói thế.
Vậy thì người ta lấy nhau như thế nào? Không ai nói cho phu nhân biết điều đó cả. Cái phong tục Pháp cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy đó bị gạt bỏ rồi. Cái phong tục Anh để cho con gái hoàn toàn tự do cũng bị trả về nốt, coi như không thể thừa nhận trong xó hội Nga. Phong tục Nga cưới xin theo kiểu mối lái bị coi là bỉ ổi; mọi người đều chê cười phong tục ấy và phu nhân cũng phụ họa theo. Thế thì lấy chồng như thế nào, gả bán con cái mình ra sao? Chẳng ai biết gì cả. Tất cả những người được phu nhân bày tỏ nỗi lòng, đều trả lời: "Tôi xin bà, đó đến lúc phải bỏ những hủ tục đi! Bọn trẻ nó lấy nhau chứ có phải là bố mẹ chúng đâu, phải để cho chúng tự ý thu xếp lấy". Nhưng khi người ta không có con gái thì nói như vậy cũng dễ đấy! Phu nhân cứ nơm nớp lo, trong khi chơi bời với bọn thanh niên, nhỡ con gái bà lại phải lòng một gó không hề có ý định lấy vợ hoặc không xứng đáng làm chồng thì khốn. Và mặc cho người ta hoài công nói xa nói gần cho phu nhân hiểu là, ở thời này, thanh niên phải tự quyết định lấy đời mình, bà vẫn không tin, cũng như bà không thể tin rằng đồ chơi thích hợp nhất cho trẻ con lên năm lại là những khẩu súng lục lắp đạn sẵn, cho dù ở thời đại nào đi nữa. Và chính vì thế mà phu nhân càng lo cho Kitti hơn cho các cô kia.
Bây giờ bà sợ Vronxki chỉ tán tỉnh suông con gái mình thôi. Bà thấy rõ Kitti phải lòng anh ta, người vững tâm tự nhủ Vronxki là người trọng danh dự và sẽ không làm thế. Nhưng đồng thời bà cũng biết với lối tự do phóng khoáng đang ngự trị trong cách sống hiện nay, việc mê hoặc một cô thiếu nữ thật rất dễ dàng và thường thường bọn đàn ông vẫn coi đó là chuyện chẳng quan trọng. Tuần lễ trước, Kitti có kể lại cho mẹ nghe cuộc trò chuyện giữa cô và Vronxki trong khi nhảy mazuyếcka. Cuộc nói chuyện đó khiến phu nhân chắc dạ thêm một chút, nhưng bà vẫn không thực sự yên tâm. Vronxki nói với Kitti là hai anh em chàng đó quen phục tùng mẹ về mọi vấn đề nên họ không bao giờ quyết định một việc gì quan trọng mà không hỏi ý kiến mẹ. Chàng nói: "Và hôm nay, tôi chờ mẹ tôi từ Peterburg đến, như chờ một hạnh phúc rất đặc biệt".
Kitti nhắc lại lời chàng, cho đó chẳng có gì là đặc biệt quan trọng.
Nhưng mẹ cô lại hiểu cách khác. Bà biết rằng ngày một ngày hai bá tước phu nhân có thể đến, và chắc là phu nhân sẽ hài lòng về sự kén chọn của con trai. Nhưng bà vẫn ngạc nhiên về việc Vronxki không dám tự ý cầu hôn, sợ làm phật lòng mẹ. Tuy nhiên, bà hết sức mong muốn cuộc nhân duyên này và nhất là ao ước chấm dứt mọi lo lắng, cho nên bà sẵn sàng tin là thế. Mặc dầu phu nhân rất khổ tâm về nỗi bất hạnh của cô con gái cả Doli đang một hai định rời khỏi nhà chồng, những lo lắng cho số phận cô út vẫn thu hút toàn bộ tình cảm của bà.
Việc Levin đến Moxcva càng làm bà thêm lo ngại; bà sợ con gái mình một dạo đó có đôi chút tình ý với Levin, nay có thể vì quá trung thực mà từ chối Vronxki, cho nên sự có mặt của anh ta ở Moxcva lúc này sẽ khiến tình hình trở nên rắc rối và có thể trì hoón đoạn kết thúc đó gần kề.
- Anh ta đến đây lâu chưa? - bà hỏi con gái, khi hai mẹ con trở về nhà.
- Thưa mẹ, hôm nay ạ.
- Có một điều mẹ muốn nói với con... - phu nhân mào đầu và chỉ mới nhìn bộ mặt nghiêm nghị, kích động của mẹ, Kitti đó đoán được bà sắp nói chuyện gì. - Thưa mẹ, - cô nói, đỏ mặt và quay phắt về phía mẹ, - con xin mẹ, con xin mẹ, mẹ đừng nói gì cả. Con biết, con biết hết rồi.
Cô thông cảm với mong ước của mẹ, nhưng những động cơ của bà làm cô khổ tâm.
- Mẹ chỉ muốn nói với con là sau khi đó để cho một người hy vọng...
- Mẹ ơi, lạy Chúa, xin mẹ đừng nói gì cả! Con sợ nói chuyện đó lắm.
- Thôi được, - bà nói khi thấy Kitti rơm rớm nước mắt, - mẹ chỉ nói một câu thôi, con gái xinh đẹp của mẹ: con đó hứa là không giấu mẹ điều gì phải không? Có đúng thế không?
- Không bao giờ mẹ ạ, không bao giờ con giấu mẹ đâu... - Kitti trả lời, mặt đỏ bừng và nhìn thẳng vào mẹ. - Nhưng bây giờ con không có điều gì nói với mẹ cả... Ngay cả nếu con muốn... con cũng không biết nòi gì với mẹ và nói như thế nào... con không biết...
"Không, với đôi mắt kia, nó không thể nói dối được", bà mẹ nghĩ thầm, mỉm cười trước nỗi bối rối và hạnh phúc của con gái. Bà mỉm cười vì thấy những diễn biến trong tâm hồn con gái đang trở nên to lớn và quan trọng biết bao đối với cô bé tội nghiệp.
Chú thích:
1. Chữ KHязb trong tiếng Nga (cũng như chữ Irince trong tiếng Pháp và tiếng Anh) ngoài những nghĩa:
hoàng tử, hoàng thân... còn chỉ một tước phong trong chế độ Nga hoàng tương đương với công tước hoặc hơn một chút. Trong trường hợp Serbatxki, chúng tôi nghiêng về nghĩa này hơn, vì toàn bộ cuốn tiểu thuyết không có dấu hiệu gì chứng tỏ gia đình này có quan hệ hoàng tộc. Chúng tôi tạm dụng chữ quận công.
Quyển
1Không những mọi chàng trai hay khiêu vũ trong các buổi dạ hội ở Moxcva đều phải lòng Kitti, mà ngay từ mùa đông đầu tiên, hai chàng phò mó thật sự đó ra mắt: Levin, và ngay sau khi chàng về quê, bá tước Vronxki.
Sự xuất hiện của Levin vào đầu mùa đông, việc chàng năng lui tới nhà Kitti và mối tình lộ liễu của chàng đối với cô là duyên cớ của những cuộc chuyện trò nghiêm túc đầu tiên giữa cha mẹ Kitti về vấn đề tương lai cô và của những cuộc cói lộn giữa quận công 1 và phu nhân, quận công đứng về phía Levin và nói ông không mong muốn gì hơn cho Kitti. Theo thói quen đặc biệt của các bà thường hay lật lại vấn đề, phu nhân cho rằng Kitti còn trẻ dại quá, rằng Levin tuyệt nhiên không tỏ vẻ gì là có ý định đứng đắn, rằng Kitti không yêu anh ta và đưa ra những lý lẽ khác nữa; nhưng bà không hề nói ra điều chủ yếu: bà hy vọng kiếm cho Kitti một tấm chồng danh giá hơn; bà không có thiện cảm với Levin và không hiểu nổi chàng. Cho nên khi Levin đột nhiên biến mất, phu nhân mừng lắm, nói với chồng đầy vẻ đắc thắng: "Mình xem, tôi nói có đúng không!". Và khi Vronxki bước vào cuộc, bà lại càng món nguyện và chôn chặt trong đầu cái ý nghĩ là không những việc cưới xin của Kitti sẽ tốt đẹp mà còn danh giá nữa.
Đối với bà mẹ, không thể có sự so sánh nào giữa Vronxki và Levin khả dĩ đứng vững được. Điều bà không bằng lòng ở Levin, là những ý kiến kỳ quái và quyết đoán của anh ta, sự vụng về của anh ta giữa đám thượng lưu mà bà cho là thói hợm hĩnh, và cuộc đời man rợ mà bà phỏng đoán anh ta đang sống ở nông thôn giữa đám gia súc và bọn nhà quê. Anh ta còn làm bà phật ý vì nỗi mặc dầu phải lòng con gái bà, nhưng trong sáu tuần liền lui tới nhà bà, anh ta vẫn ra vẻ chờ đợi, quan sát, kiểu như sợ ngỏ ý ra thì sẽ đem lại cho gia đình bà một vinh dự quá ư lớn lao vậy. Anh ta lại không biết rằng khi lui tới một nhà có con gái đén tuổi lấy chồng, thì phải cho ngoười ta biết ý đồ của mình chứ! Thế rồi anh ta lại đùng đùng bỏ đi chẳng nói nửa lời.
"May mà hắn cũng chẳng có vẻ gì quyến rũ cho lắm và Kitti cũng không mê hắn", bà mẹ nghĩ thầm.
Trái lại, Vronxki có thể thoả món mọi ước muốn của bà: rất giàu, thông minh, xuất thân gia đình quý phái, một sự nghiệp xán lạn ở triều đình và trong quân đội đang mở ra trước mặt, thêm vào đó, lại vô cùng tuấn tú, thật không thể mơ ước gì hơn thế nữa.
Vronxki công khai theo đuổi Kitti: chàng nhảy với cô trong các buổi khiêu vũ, đi lại nhà cô, ý đồ của chàng rõ như ban ngày. Tuy nhiên, suốt mùa đông, phu nhân đó trải qua bao nỗi lo lắng ghê gớm.
Bản thân bà lấy chồng từ ba mươi năm trước, do một bà dì làm mối. Khi chàng phò mó, mà ai nấy đều biết từ trước, đến xem mặt vợ chưa cưới đồng thời để trình diện, bà dì rất lo nhưng sau đó cho đôi bên biết là cuộc chạm ngõ đó gây ấn tượng tốt. Rồi đến ngày đó định, chàng rể đến xin cha mẹ vợ cho cưới và được chấp thuận. Mọi sự đều diễn ra rất trôi chảy, rất giản đơn. ít ra đó cũng là ý nghĩ của phu nhân. Nhưng đến khi lo cho các con gái, bà mới hiểu ra rằng cái công việc bề ngoài có vẻ rất giản đơn ấy, thật khó khăn nhường nào. Biết bao nỗi dằn vặt, suy nghĩ, biết bao món chi tiêu, biết bao cuộc cói cọ giữa hai ông bà về chuyện hôn nhân của hai cô lớn, Daria và Natalia!
Bây giờ là lúc cần xếp đặt cho cô thứ ba có nơi có chốn, bà lại sắp phải trải qua những nỗi lo âu, thấp thỏm như vậy và lại cói nhau với chồng kịch liệt hơn những lần lo cho các cô lớn! Cũng như mọi người làm bố, lóo quận công đặc biệt rất dễ động lòng về những gì có liên quan đến danh dự và trinh bạch của con gái; ông cưng các cô đến mức vô lý, nhất là cô con gái rượu Kitti và luôn luôn to tiếng với vợ, trách vợ làm hỏng con cái mình. Thời kỳ các cô lớn ở riêng, phu nhân đó quen với những chuyện đó, nhưng bây giờ bà cảm thấy tính dễ giận dỗi của chồng có cơ sở hơn. Bà thấy ít lâu nay trong xó hội có sự thay đổi lớn về tập tục và do đó bổn phận người làm mẹ lại càng khó khăn hơn. Bà thấy các cô gái cùng lứa tuổi Kitti thường lập những nhóm riêng biệt, theo học lớp này lớp nọ, đối xử với nam giới phóng túng, ra phố một mình bằng xe ngựa, một số lớn các cô không còn chào theo kiểu cúi rạp mình và nhất là, tất cả đều một mực đinh ninh trong dạ rằng việc kén chồng là việc của mình chứ không phải của cha mẹ.
"Bây giờ người ta lấy vợ lấy chồng không như ngày xưa nữa", tất cả các cô thiếu nữ và thậm chí cả người đứng tuổi đều nghĩ và nói thế.
Vậy thì người ta lấy nhau như thế nào? Không ai nói cho phu nhân biết điều đó cả. Cái phong tục Pháp cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy đó bị gạt bỏ rồi. Cái phong tục Anh để cho con gái hoàn toàn tự do cũng bị trả về nốt, coi như không thể thừa nhận trong xó hội Nga. Phong tục Nga cưới xin theo kiểu mối lái bị coi là bỉ ổi; mọi người đều chê cười phong tục ấy và phu nhân cũng phụ họa theo. Thế thì lấy chồng như thế nào, gả bán con cái mình ra sao? Chẳng ai biết gì cả. Tất cả những người được phu nhân bày tỏ nỗi lòng, đều trả lời: "Tôi xin bà, đó đến lúc phải bỏ những hủ tục đi! Bọn trẻ nó lấy nhau chứ có phải là bố mẹ chúng đâu, phải để cho chúng tự ý thu xếp lấy". Nhưng khi người ta không có con gái thì nói như vậy cũng dễ đấy! Phu nhân cứ nơm nớp lo, trong khi chơi bời với bọn thanh niên, nhỡ con gái bà lại phải lòng một gó không hề có ý định lấy vợ hoặc không xứng đáng làm chồng thì khốn. Và mặc cho người ta hoài công nói xa nói gần cho phu nhân hiểu là, ở thời này, thanh niên phải tự quyết định lấy đời mình, bà vẫn không tin, cũng như bà không thể tin rằng đồ chơi thích hợp nhất cho trẻ con lên năm lại là những khẩu súng lục lắp đạn sẵn, cho dù ở thời đại nào đi nữa. Và chính vì thế mà phu nhân càng lo cho Kitti hơn cho các cô kia.
Bây giờ bà sợ Vronxki chỉ tán tỉnh suông con gái mình thôi. Bà thấy rõ Kitti phải lòng anh ta, người vững tâm tự nhủ Vronxki là người trọng danh dự và sẽ không làm thế. Nhưng đồng thời bà cũng biết với lối tự do phóng khoáng đang ngự trị trong cách sống hiện nay, việc mê hoặc một cô thiếu nữ thật rất dễ dàng và thường thường bọn đàn ông vẫn coi đó là chuyện chẳng quan trọng. Tuần lễ trước, Kitti có kể lại cho mẹ nghe cuộc trò chuyện giữa cô và Vronxki trong khi nhảy mazuyếcka. Cuộc nói chuyện đó khiến phu nhân chắc dạ thêm một chút, nhưng bà vẫn không thực sự yên tâm. Vronxki nói với Kitti là hai anh em chàng đó quen phục tùng mẹ về mọi vấn đề nên họ không bao giờ quyết định một việc gì quan trọng mà không hỏi ý kiến mẹ. Chàng nói: "Và hôm nay, tôi chờ mẹ tôi từ Peterburg đến, như chờ một hạnh phúc rất đặc biệt".
Kitti nhắc lại lời chàng, cho đó chẳng có gì là đặc biệt quan trọng.
Nhưng mẹ cô lại hiểu cách khác. Bà biết rằng ngày một ngày hai bá tước phu nhân có thể đến, và chắc là phu nhân sẽ hài lòng về sự kén chọn của con trai. Nhưng bà vẫn ngạc nhiên về việc Vronxki không dám tự ý cầu hôn, sợ làm phật lòng mẹ. Tuy nhiên, bà hết sức mong muốn cuộc nhân duyên này và nhất là ao ước chấm dứt mọi lo lắng, cho nên bà sẵn sàng tin là thế. Mặc dầu phu nhân rất khổ tâm về nỗi bất hạnh của cô con gái cả Doli đang một hai định rời khỏi nhà chồng, những lo lắng cho số phận cô út vẫn thu hút toàn bộ tình cảm của bà.
Việc Levin đến Moxcva càng làm bà thêm lo ngại; bà sợ con gái mình một dạo đó có đôi chút tình ý với Levin, nay có thể vì quá trung thực mà từ chối Vronxki, cho nên sự có mặt của anh ta ở Moxcva lúc này sẽ khiến tình hình trở nên rắc rối và có thể trì hoón đoạn kết thúc đó gần kề.
- Anh ta đến đây lâu chưa? - bà hỏi con gái, khi hai mẹ con trở về nhà.
- Thưa mẹ, hôm nay ạ.
- Có một điều mẹ muốn nói với con... - phu nhân mào đầu và chỉ mới nhìn bộ mặt nghiêm nghị, kích động của mẹ, Kitti đó đoán được bà sắp nói chuyện gì. - Thưa mẹ, - cô nói, đỏ mặt và quay phắt về phía mẹ, - con xin mẹ, con xin mẹ, mẹ đừng nói gì cả. Con biết, con biết hết rồi.
Cô thông cảm với mong ước của mẹ, nhưng những động cơ của bà làm cô khổ tâm.
- Mẹ chỉ muốn nói với con là sau khi đó để cho một người hy vọng...
- Mẹ ơi, lạy Chúa, xin mẹ đừng nói gì cả! Con sợ nói chuyện đó lắm.
- Thôi được, - bà nói khi thấy Kitti rơm rớm nước mắt, - mẹ chỉ nói một câu thôi, con gái xinh đẹp của mẹ: con đó hứa là không giấu mẹ điều gì phải không? Có đúng thế không?
- Không bao giờ mẹ ạ, không bao giờ con giấu mẹ đâu... - Kitti trả lời, mặt đỏ bừng và nhìn thẳng vào mẹ. - Nhưng bây giờ con không có điều gì nói với mẹ cả... Ngay cả nếu con muốn... con cũng không biết nòi gì với mẹ và nói như thế nào... con không biết...
"Không, với đôi mắt kia, nó không thể nói dối được", bà mẹ nghĩ thầm, mỉm cười trước nỗi bối rối và hạnh phúc của con gái. Bà mỉm cười vì thấy những diễn biến trong tâm hồn con gái đang trở nên to lớn và quan trọng biết bao đối với cô bé tội nghiệp.
Chú thích:
1. Chữ KHязb trong tiếng Nga (cũng như chữ Irince trong tiếng Pháp và tiếng Anh) ngoài những nghĩa:
hoàng tử, hoàng thân... còn chỉ một tước phong trong chế độ Nga hoàng tương đương với công tước hoặc hơn một chút. Trong trường hợp Serbatxki, chúng tôi nghiêng về nghĩa này hơn, vì toàn bộ cuốn tiểu thuyết không có dấu hiệu gì chứng tỏ gia đình này có quan hệ hoàng tộc. Chúng tôi tạm dụng chữ quận công.
Chương 12
Sau bữa ăn chiều, trong khi chờ đợi buổi tối, Kitti thấy có cảm
giác tương tự như cảm giác của một chàng trai trước giờ xuất trận. Trống ngực
cô đập thình thình và đầu óc cô không thể nghĩ đến chuyện gì dứt khoát. Cô cảm
thấy tối nay sẽ quyết định số phận mình khi hai chàng trai lần đầu gặp nhau. Và
cô luôn hình dung thấy họ, khi riêng từng người, khi cả hai một lúc. Ôn lại quá
khứ, cô thích thú và trìu mến ngẫm ngợi những kỷ niệm về quan hệ của mình với
Levin. Kỷ niệm về thời thơ ấu, về tình bạn giữa Levin với người anh mất sớm của
cô mang lại cho những quan hệ đó một vẻ đặc biệt huyền diệu và thơ mộng. Mối
tình của chàng, mà cô biết chắc, làm cô thinh thích và vui sướng. Cho nên nghĩ
đến Levin, lòng cô dịu xuống. Trái lại, cô luôn luôn cảm thấy thế nào ấy khi
nghĩ đến Vronxki, mặc dầu chàng là một trang phong lưu công tử trọn vẹn và rất
tự chủ; dường như có một cái gì giả tạo len vào, không phải trong con người
Vronxki (chàng rất giản dị và đáng yêu), mà trong cô, còn như ở bên Levin thì
cô lại thấy hoàn toàn giản dị, hoàn toàn trong trắng. Nhưng khi mơ đến tương
lai bên cạnh Vronxki, những viễn ảnh hạnh phúc sáng ngời mở ra trước mắt cô; với
Levin, tương lai dường như mù mịt.
Cô lên buồng để thay quần áo và sau khi soi gương, cô vui sướng thấy hôm nay mình rất đẹp và hoàn toàn tự chủ, điều đó rất cần thiết cho cô lúc này; cô cảm thấy tâm hồn thư thái và cử chỉ duyên dáng thoải mái.
Vào khoảng bảy rưỡi, cô vừa xuống phòng khách thì người hầu đã vào báo: "Ông Conxtantin Dimitrievitr Levin". Quận công phu nhân hãy còn ở trên buồng và lão quận công cũng chưa xuống. "Đến lúc rồi đây", Kitti nghĩ thầm và máu trong người dồn cả về tim. Cô soi vội vào gương và hoảng lên vì thấy mặt mình tái nhợt.
Lúc này, cô biết chắc là Levin định đến trước để gặp cô một mình và tỏ tình. Lần đầu tiên, vấn đề hiện ra trước mắt với khía cạnh khác hẳn. Cô chợt hiểu đây không phải chỉ là chuyện riêng của cô, chuyện hạnh phúc, chuyện tình cảm của cô, mà một lát nữa, cô sẽ phải làm tổn thương đến người đàn ông cô từng quý mến. Và làm tổn thương một cách tàn nhẫn nữa... Tại sao? Vì chàng thanh niên trung thực đó yêu cô. Nhưng biết làm sao, đó là chuyện không thể tránh được, thế tất phải như vậy.
"Lạy Chúa tôi! Chính mình sắp phải nói với anh ấy điều đó!". Cô nghĩ thầm. "Dù sao mình cũng không thể nói với anh ấy là mình không yêu! Nói vậy là không đúng... Mình sẽ nói gì với anh ấy đây?
Nói mình đã yêu nhưng khác chăng? Không, không thể được. Mình bỏ đi thôi".
Cô ra gần đến cửa thì chợt nghe thấy tiếng chân Levin. "Không, thế là không ngay thẳng. Mình chả việc gì mà sợ. Mình chả làm việc gì xấu cả.
Việc phải đến, ắt sẽ đến. Mình sẽ nói thật với anh ấy. Với anh ấy, có thể không đến nỗi khó nói lắm. Anh ấy đây rồi". Cô tự nhủ khi thấy chàng trai cao lớn, khỏe mạnh và rụt rè ấy, cặp mắt long lanh đăm đăm nhìn cô. Cô nhìn thẳng vào mặt chàng, như van xin tha lỗi, và bắt tay chàng.
- Hình như tôi đến quá sớm, - chàng nói và đảo mắt nhìn khắp phòng khách vắng ngắt. Khi thấy mọi sự đúng như dự định và không có gì ngăn trở cuộc tỏ tình nữa, mặt chàng đâm u ẩn.
- Ồ, không sớm đâu! - Kitti nói và ngồi xuống cạnh bàn.
- Chính vì tôi muốn gặp cô một mình, - Levin mở đầu, chàng vẫn đứng và tránh nhìn Kitti để khỏi nhụt mất can đảm.
- Mẹ em sắp xuống ngay bây giờ đấy. Hôm qua, mẹ em rất mệt.
Hôm qua...
Cô nói mà không biết môi mình đang thốt ra điều gì, mắt đăm đăm nhìn chàng, vẻ van xin, trìu mến.
Cặp mắt Levin dán vào Kitti: cô đỏ mặt và im bặt.
- Tôi có nói với cô là không biết tôi có ở lại đây lâu hay không... điều ấy còn tùy cô.
Kitti càng cúi gằm mặt xuống, không biết sẽ trả lời ra sao những điều Levin sắp nói với mình.
- Điều đó còn tuỳ ở cô, - chàng nhắc lại. - Tôi muốn nói với cô... tôi muốn nói với cô... Tôi đến đây để... Cô hãy là vợ tôi! - chàng kết luận, chính bản thân cũng không biết mình vừa nói gì; nhưng chàng cảm thấy điều đáng sợ nhất đã được nói ra; chàng dừng lại và nhìn Kitti.
Kitti như nghẹn thở, mắt cụp xuống không nhìn chàng. Cô cảm thấy một niềm vui mênh mông. Tâm hồn cô tràn ngập hạnh phúc. Cô không ngờ lời tỏ tình đó lại khiến cô xúc động mãnh liệt đến thế.
Nhưng nó chỉ kéo dài trong chốc lát. Cô nhớ đến Vronxki. Cô ngước cặp mắt trong sáng ngay thật nhìn Levin, thấy vẻ mặt tuyệt vọng của chàng và hấp tấp trả lời:
- Không thể được... anh tha thứ cho em.
Một phút trước thôi, Kitti gần gũi, cần thiết cho đời chàng biết mấy! Giờ đây, chàng cảm thấy cô vô cùng xa lạ.
- Hẳn nhiên là thế, không thể khác được, - chàng nói, không nhìn Kitti. Chàng cúi chào và định đi ra.
Cô lên buồng để thay quần áo và sau khi soi gương, cô vui sướng thấy hôm nay mình rất đẹp và hoàn toàn tự chủ, điều đó rất cần thiết cho cô lúc này; cô cảm thấy tâm hồn thư thái và cử chỉ duyên dáng thoải mái.
Vào khoảng bảy rưỡi, cô vừa xuống phòng khách thì người hầu đã vào báo: "Ông Conxtantin Dimitrievitr Levin". Quận công phu nhân hãy còn ở trên buồng và lão quận công cũng chưa xuống. "Đến lúc rồi đây", Kitti nghĩ thầm và máu trong người dồn cả về tim. Cô soi vội vào gương và hoảng lên vì thấy mặt mình tái nhợt.
Lúc này, cô biết chắc là Levin định đến trước để gặp cô một mình và tỏ tình. Lần đầu tiên, vấn đề hiện ra trước mắt với khía cạnh khác hẳn. Cô chợt hiểu đây không phải chỉ là chuyện riêng của cô, chuyện hạnh phúc, chuyện tình cảm của cô, mà một lát nữa, cô sẽ phải làm tổn thương đến người đàn ông cô từng quý mến. Và làm tổn thương một cách tàn nhẫn nữa... Tại sao? Vì chàng thanh niên trung thực đó yêu cô. Nhưng biết làm sao, đó là chuyện không thể tránh được, thế tất phải như vậy.
"Lạy Chúa tôi! Chính mình sắp phải nói với anh ấy điều đó!". Cô nghĩ thầm. "Dù sao mình cũng không thể nói với anh ấy là mình không yêu! Nói vậy là không đúng... Mình sẽ nói gì với anh ấy đây?
Nói mình đã yêu nhưng khác chăng? Không, không thể được. Mình bỏ đi thôi".
Cô ra gần đến cửa thì chợt nghe thấy tiếng chân Levin. "Không, thế là không ngay thẳng. Mình chả việc gì mà sợ. Mình chả làm việc gì xấu cả.
Việc phải đến, ắt sẽ đến. Mình sẽ nói thật với anh ấy. Với anh ấy, có thể không đến nỗi khó nói lắm. Anh ấy đây rồi". Cô tự nhủ khi thấy chàng trai cao lớn, khỏe mạnh và rụt rè ấy, cặp mắt long lanh đăm đăm nhìn cô. Cô nhìn thẳng vào mặt chàng, như van xin tha lỗi, và bắt tay chàng.
- Hình như tôi đến quá sớm, - chàng nói và đảo mắt nhìn khắp phòng khách vắng ngắt. Khi thấy mọi sự đúng như dự định và không có gì ngăn trở cuộc tỏ tình nữa, mặt chàng đâm u ẩn.
- Ồ, không sớm đâu! - Kitti nói và ngồi xuống cạnh bàn.
- Chính vì tôi muốn gặp cô một mình, - Levin mở đầu, chàng vẫn đứng và tránh nhìn Kitti để khỏi nhụt mất can đảm.
- Mẹ em sắp xuống ngay bây giờ đấy. Hôm qua, mẹ em rất mệt.
Hôm qua...
Cô nói mà không biết môi mình đang thốt ra điều gì, mắt đăm đăm nhìn chàng, vẻ van xin, trìu mến.
Cặp mắt Levin dán vào Kitti: cô đỏ mặt và im bặt.
- Tôi có nói với cô là không biết tôi có ở lại đây lâu hay không... điều ấy còn tùy cô.
Kitti càng cúi gằm mặt xuống, không biết sẽ trả lời ra sao những điều Levin sắp nói với mình.
- Điều đó còn tuỳ ở cô, - chàng nhắc lại. - Tôi muốn nói với cô... tôi muốn nói với cô... Tôi đến đây để... Cô hãy là vợ tôi! - chàng kết luận, chính bản thân cũng không biết mình vừa nói gì; nhưng chàng cảm thấy điều đáng sợ nhất đã được nói ra; chàng dừng lại và nhìn Kitti.
Kitti như nghẹn thở, mắt cụp xuống không nhìn chàng. Cô cảm thấy một niềm vui mênh mông. Tâm hồn cô tràn ngập hạnh phúc. Cô không ngờ lời tỏ tình đó lại khiến cô xúc động mãnh liệt đến thế.
Nhưng nó chỉ kéo dài trong chốc lát. Cô nhớ đến Vronxki. Cô ngước cặp mắt trong sáng ngay thật nhìn Levin, thấy vẻ mặt tuyệt vọng của chàng và hấp tấp trả lời:
- Không thể được... anh tha thứ cho em.
Một phút trước thôi, Kitti gần gũi, cần thiết cho đời chàng biết mấy! Giờ đây, chàng cảm thấy cô vô cùng xa lạ.
- Hẳn nhiên là thế, không thể khác được, - chàng nói, không nhìn Kitti. Chàng cúi chào và định đi ra.
Quyển
1
Chương 13
Chương 13
Nhưng đúng lúc ấy, phu nhân bước vào. Mặt bà lộ vẻ hãi hùng
khi thấy chỉ có hai người bàng hoàng đứng với nhau. Levin lặng lẽ cúi chào bà.
Kitti nín thinh, mắt nhìn xuống. "Đội ơn Chúa, nó từ chối rồi", bà mẹ
nghĩ thầm và mặt sáng lên nụ cười quen thuộc, nụ cười tiếp khách những tối thứ
năm. Bà ngồi xuống và bắt đầu hỏi Levin sống ở nông thôn ra sao. Chàng đành ngồi
lại, chờ khách đến đông để lẻn về khỏi lộ.
Năm phút sau, một bạn gái của Kitti, mới lấy chồng mùa đông năm ngoái, bước vào: nữ bá tước Norxton.
Đó là một thiếu phụ dễ khích động, người khô đét, da vàng bệch, mắt đen, vẻ ốm yếu. Bà ta mến Kitti và lòng ưu ái đó, giống như ở mọi người đàn bà có chồng yêu thích các thiếu nữ, thể hiện rõ trong ý muốn kiếm cho Kitti một người chồng phù hợp với lý tưởng về hạnh phúc của bà: bà ta muốn Kitti lấy Vronxki. Bà ta thường gặp Levin ở nhà Serbatxki hồi đầu mùa đông và bao giờ cũng ác cảm với chàng.
Mỗi khi gặp Levin, bà chỉ thích chế giễu chàng.
- Tôi thích thấy anh ta nhìn tôi bằng nửa con mắt hoặc cắt đứt câu chuyện vì thấy tôi ngu dốt quá, hoặc hạ cố nói chuyện với tôi. Tôi rất thích thấy anh ta hạ mình xuống! Tôi rất thú vị thấy anh ta không chịu được tôi, - bà nói.
Bà ta không nhầm: quả thật, Levin không thể chịu được bà, và điều chàng khinh miệt lại chính là những cái bà ta thường khoe khoang và dương dương tự đắc: tính dễ khích động, vẻ khinh khỉnh và dửng dưng lọc lõi của bà đối với tất cả những gì cục cằn và vật chất.
Giữa nữ bá tước Norxton và Levin, hình thành cái quan hệ thường gặp khá nhiều trong giới thượng lưu: quan hệ giữa hai người bề ngoài vẫn là bè bạn nhưng khinh nhau đến mức không thèm để ý, không thèm đả kích nhau nữa.
Nữ bá tước Norxton lập tức tấn công Levin.
- A, Conxtantin Dimitrievitr! Thế là ông lại trở về giữa thành Babilon 1 đồi trụy của chúng tôi rồi, - bà ta vừa chìa bàn tay gầy nhẳng và vàng bệnh cho chàng bắt, vừa nói, có ý ám chỉ câu của Levin vào một hôm đầu mùa đông: càng bảo Moxcva là một thứ Babilon. - Thế nào, phải chăng Babilon đã cải hóa hay chính ông đã hư hỏng vậy? - bà nói tiếp, và đưa mắt cười cợt nhìn Kitti.
- Thưa nữ bá tước, tôi rất lấy làm vui thích thấy bà còn nhớ kỹ câu tôi nói đến thế, - Levin đáp, chàng đã kịp trấn tĩnh và ngay từ đầu đã lấy lại cái giọng mát mẻ thường dùng để nói chuyện với nữ bá tước Norxton. - Hẳn nó đã gây ấn tượng mạnh mẽ đối với bà.
- À! Chứ sao nữa? Tôi đã ghi lại tất cả. Này Kitti, cô vẫn đi trượt băng đấy à?
Và bà liền quay sang nói chuyện với Kitti. Mặc dầu thấy rút lui sớm quá cũng không tiện, Levin vẫn ưng phạm điều khiếm nhã đó hơn là ngồi lại cả buổi tối cạnh Kitti; thỉnh thoảng cô lại liếc trộm chàng trong khi vẫn tránh cái nhìn của chàng. Chàng định đứng dậy, nhưng phu nhân thấy chàng lặng thinh, liền hỏi:
- Cậu có định ở lại Moxcva lâu không? Hình như cậu làm ở toà án hòa giải hội đồng tự trị địa phương phải không? Chắc cậu không ở lại lâu được nhỉ?
- Thưa phu nhân, không ạ, tôi không ở trong hội đồng nữa, Levin nói. - Tôi đến đây vài hôm thôi ạ.
"Hắn ta đang có chuyện gì đây", nữ bá tước Norxton nghĩ thầm, nhìn kỹ bộ mặt nghiêm nghị và khắc khổ của Levin, "hắn không lao vào những chuyện thuyết lý thường lệ. Nhưng mình sẽ có cách khiến hắn phải nói như mọi khi. Mình rất thích làm cho hắn đâm ra lố bịch trước mặt Kitti và mình sẽ làm được như vậy!" - Ông Conxtantin Dimitrievitr, bà nói với Levin, - ông là người am hiểu mọi chuyện sau, xin ông cắt nghĩa giùm tại sao ở tỉnh Kaluga chúng tôi, bọn mugich và vợ con chúng có bao nhiêu tiền là uống rượu sạch và không còn gì để nộp tô cho chúng tôi nữa? Thế nghĩa là thế nào? Ông thường vẫn khen ngợi bọn mugich ghê lắm kia mà...
Giữa lúc đó, một bà khác bước vào phòng và Levin đứng dậy.
- Thưa nữ bá tước, xin lỗi bà, tôi không rõ tình hình ra sao nên không thể trả lời được, - chàng nói và ngoảnh nhìn một sĩ quan theo sau bà vừa tới.
"Chắc đây là Vronxki", Levin nghĩ thầm và để chắc chắn hơn, chàng liếc nhìn Kitti. Cô đã kịp trông thấy Vronxki và lại đưa mắt về phía Levin. Chỉ một cái nhìn đó và đôi mắt cô gái long lanh cũng đủ cho Levin hiểu cô yêu người đàn ông đó, hiểu chắc chắn như cô đã lớn tiếng thú nhận với chàng vậy. Nhưng anh chàng này là người thế nào đây?
Bây giờ, nên hay không nên, Levin cũng không thể không ở lại, chàng cần biết kẻ được Kitti yêu là người thế nào.
Có những người khi gặp kẻ tình địch may mắn hơn mình, thì sẵn sàng phủ nhận tất cả những gì tốt đẹp, mà chỉ nhìn thấy cái xấu ở anh ta thôi; trái lại có những người trước hết muốn tìm cho ra ở kẻ tình địch tốt số những ưu điểm khiến anh ta thành công, và, lòng đau như xé, chỉ nhìn thấy mặt tốt của anh ta. Levin thuộc vào loại người này. Nhưng chàng chẳng phải mất công mới khám phá ra những gì quyến rũ ở Vronxki. Điều đó nổi bật trước mắt. Vronxki tóc nâu, người tầm thước, rất cân đối, khuôn mặt đẹp hồn hậu, vẻ rất bình tĩnh và tự tin. Trên khuôn mặt và toàn thân chàng, từ mớ tóc nâu cắt ngắn, chiếc cằm cạo nhẵn cho đến bộ đồng phục mới may rất chỉnh, tất cả đều vừa giản dị vừa sang trọng. Sau khi né ra nhường lối cho một bà cùng vào với mình, Vronxki tiến lại gần phu nhân rồi đến chỗ Kitti.
Khi đi về phía cô gái, cặp mắt đẹp của chàng ngời lên một ánh trìu mến và một nụ cười sung sướng thoáng nở, vừa nhũn nhặn vừa đắc thắng (theo cảm giác của Levin), chàng cúi chào Kitti và chìa bàn tay thon thả nhưng rộng cho cô bắt.
Sau khi chào mọi người và nói với mỗi người vài câu, chàng ngồi xuống, không nhìn Levin, trong khi Levin vẫn không rời mắt khỏi chàng.
- Cho phép tôi giới thiệu hai vị với nhau, - phu nhân vừa nói vừa chỉ Levin, - ông Conxtantin Dimitrievitr Levin, bá tước Alecxei Kirilôvich Vronxki.
Vronxki đứng dậy, nhìn thẳng vào mặt Levin, vẻ thân mật và bắt tay.
- Tôi đã tưởng là mùa đông vừa qua chúng ta được cùng ngồi ăn với nhau kia đấy, - chàng nói với Levin, mỉm cười giản dị và thành thật. - Nhưng đột nhiên ngài lại bỏ về nông thôn mất.
- Ông Conxtantin Dimitrievitr khinh miệt và ghét bỏ thành phố này cùng những người ở đấy, - nữ bá tước Norxton nói.
- Chắc những lời tôi nói đã có ấn tượng mạnh mẽ đối với bà, nên bà mới nhớ kỹ đến thế, - Levin nói, và chợt nhớ mình đã nói câu này một lần rồi, liền đỏ mặt.
Vronxki nhìn Levin và nữ bá tước Norxton rồi mỉm cười.
- Ngài vẫn sống ở nông thôn? Mùa đông, ở đó chắc buồn lắm?
- Khi bận công bận việc thì không thấy buồn, vả lại, tôi cũng chẳng bao giờ buồn vì chỉ rỗi có một mình, Levin trả lời, giọng cộc cằn.
- Tôi rất thích nông thôn, - Vronxki nói, như không để ý đến giọng Levin.
- Nhưng, thưa bá tước, chắc ông không thích ở nông thôn suốt đời chứ? - nữ bá tước Norxton nói.
- Tôi không biết, tôi chưa ở nông thôn lâu ngày bao giờ. Tôi đã từng có một cảm giác kỳ lạ, - Vronxki nói tiếp. - Chưa bao giờ tôi thấy nhớ nông thôn, nhớ miền nông thôn Nga với những người mugich đi giày vỏ cây, như cái hồi sau khi sống qua một mùa đông ở Nixo cùng mẹ tôi. Nixo, Xorento thì cũng chỉ có thể chịu được ít bữa thôi. Chính ở đó người ta mới thấy nhớ nước Nga mãnh liệt nhất. Thật y như là...
Chàng nói, lúc với Kitti, lúc với Levin, cặp mắt điềm đạm và hòa nhã, hết nhìn người này sang người kia; rõ ràng chàng đã nói ra những gì chợt đến trong đầu.
Nhận thấy nữ bá tước Norxton muốn nói điều gì, chàng dừng lại giữa câu và chăm chú lắng nghe bà ta.
Câu chuyện vẫn không ngớt đi phút nào, phu nhân không cần đưa ra hai đề mục lớn: món cổ học với những trường chuyên nghiệp và chế độ quân dịch, mà bà luôn dự trữ phòng khi thiếu đầu đề nói chuyện và nữ bá tước Norxton cũng không có dịp trêu chọc Levin.
Levin không thể tham gia vào cuộc nói chuyện chung, mặc dầu chàng rất muốn; lúc nào chàng cũng tự bảo: "Mình phải đi ngay mới được", nhưng vẫn ngồi lại, chờ đợi một cái gì.
Câu chuyện chuyển sang vấn đề bàn xoay và vong hồn, và nữ bá tước Norxton, vốn tin ở thuật gọi hồn, liền bắt đầu kể lại những điều kỳ diệu bà ta đã mục kích.
- A! Nữ bá tước, xin bà hãy vì Chúa, dẫn tôi đến nhà những người đó với! Tôi chưa bao giờ được thấy điều gì phi thường cả, mà tôi thì chỉ ước muốn có thế thôi, - Vronxki mỉm cười nói.
- Đồng ý, thứ bảy sau nhé, - nữ bá tước Norxton đáp. - Nhưng còn ông, Conxtantin Dimitrievitr, ông có tin thế không? - bà ta hỏi Levin.
- Tại sao bà lại hỏi tôi điều đó? Bà thừa biết là tôi sẽ trả lời như thế nào rồi.
- Nhưng tôi thích nghe ý kiến của ông kia.
- ý kiến tôi, - Levin trả lời, - chỉ đơn giản là chuyện những chiếc bàn xoay kia chứng tỏ cái xã hội gọi là học thức chẳng văn minh gì hơn những người mugich của chúng tôi cả. Họ tin ở chuyện mất vía, ở chuyện phù chú, bùa chài, còn chúng tôi...
- Vậy ông không tin thế ư?
- Thưa nữ bá tước, tôi không thể tin được.
- Nhưng nếu chính mắt tôi đã trông thấy thì sao?
- Các bà nông thôn cũng đã kể họ trông thấy thần Đômôvôi 2.
- Vậy ông cho là tôi bịa đặt chăng?
Và bà cười gượng.
- Không đâu, Masa ạ, anh Conxtantin Dimitrievitr chỉ nói anh ấy không tin chuyện gọi hồn, - Kitti xen vào, cô đỏ mặt ngượng thay cho Levin; chàng cảm thấy điều đó và nổi nóng định đáp lại; nhưng Vronxki, với nụ cười thân ái và cởi mở, liền xen vào cuộc tranh luận đang đe dọa chuyển thành mỉa mai chua chát.
- Ngài hoàn toàn không thừa nhận là có thể như thế ư? Vronxki hỏi. - Tại sao vậy? Chúng ta đã thừa nhận là có điện lực, mà về điều này chúng ta cũng chẳng hiểu gì hết... tại sao lại không thể có một sức mạnh mới chưa ai hiểu nổi, nó...
- Khi khám phá ra điện, - Levin sôi nổi ngắt lời Vronxki, - người ta mới chỉ nhận thấy một hiện tượng mà chưa biết rõ nguồn gốc và tác dụng; hàng thế kỷ sau, người ta mới nghĩ đến cách áp dụng nó. Trái lại, những kẻ gọi hồn bắt đầu bằng sai khiến những chiếc bàn chỉ ra hậu vận và gọi vong hồn, rồi sau đó mới nói đến một sức mạnh chưa ai hiểu nổi.
Như các lần trước, Vronxki chăm chú lắng nghe Levin, coi bộ rất quan tâm đến những ý kiến của chàng.
- Phải, nhưng bây giờ những kẻ gọi hồn nói: "Chúng tôi không hiểu sức mạnh đó ra sao, tuy nhiên nó vẫn tồn tại và đây, các vị hãy xem nó hoạt động trong những điều kiện như thế nào. Việc khám phá nội dung của nó, xin dành cho các nhà bác học". Không, tôi không rõ tại sao không thể có một sức mạnh mới, nếu...
- Tại vì, - Levin lại ngắt lời chàng lần nữa, - nói về điện lực, mỗi lần ngài lấy len xát vào miếng nhựa cây, ngài đều đạt được một hiện tượng nhất định, còn như cái trò gọi hồn, không phải bao giờ cũng có kết quả. Cái đó không thể là một hiện tượng tự nhiên được.
Hẳn Vronxki nghĩ câu chuyện đã trở nên quá trang nghiêm đối với một phòng khách, nên không trả lời gì; để lái sang chuyện khác, chàng vui vẻ mỉm cười và quay về phía các bà.
- Ta hãy thí nghiệm luôn xem, thưa nữ bá tước, - chàng nói tiếp. - Nhưng Levin lại muốn tiếp tục chứng minh nốt ý kiến của mình.
- Theo tôi, - chàng nói, - cái mưu toan của bọn gọi hồn định giải thích phép mầu bằng một sức mạnh mới, nhất định thất bại. Họ nói đến sức mạnh tinh thần mà lại muốn bắt nó trải qua thí nghiệm vật chất.
Tất cả đều chờ chàng nói hết, chàng chợt nhận ra điều đó.
- Thế mà, tôi lại cứ tưởng ông có thể làm một cô đồng cừ khôi kia đấy, - nữ bá tước Norxton nói, - ông quả có một cái gì thật sôi nổi.
Levin mở miệng toan trả miếng, nhưng đỏ mặt lên và không nói gì.
- Ta đem bàn ra thử gọi hồn luôn xem sao, - Vronxki nói. - Thưa phu nhân, bà cho phép?
Và chàng đứng dậy, đưa mắt tìm chiếc bàn tròn.
Kitti đứng dậy và bắt gặp cái nhìn của Levin khi đi qua trước mặt chàng. Cô hết lòng thương hại chàng và càng thương hơn vì chính cô là nguyên nhân nỗi đau đớn. "Nếu có thể xin anh tha thứ cho em, cái nhìn của cô nói vậy... em đang sung sướng biết bao!" "Tôi căm thù mọi người, cả cô, cả bản thân tôi nữa!". Cái nhìn của Levin trả lời vậy, và chàng định tìm mũ ra về. Nhưng số chàng chưa thể rời căn phòng này được. Trong khi người khác xúm lại ngồi quanh bàn tròn và chàng sắp sửa ra đi, thì lão quận công bước vào. Ông chào các bà và quay về phía Levin.
- A! - ông nói, giọng vui vẻ. - Cháu đến đây lâu chưa? Thế mà bác không biết là cháu ở đây nữa kia. Tôi rất vui mừng được gặp cậu.
Quận công lúc gọi Levin bằng cháu, lúc bằng cậu. Ông ôm hôn chàng và trong khi nói với chàng, ông không chú ý mảy may đến Vronxki lúc này đã đứng dậy và bình tĩnh chờ ông nhận ra sự có mặt của mình.
Kitti cảm thấy sau câu chuyện vừa xảy ra, thái độ thân ái của cha hẳn càng làm Levin khổ tâm. Cô cũng thấy cha cuối cùng đã lạnh lùng đáp lại lời chào của Vronxki và thấy Vronxki nhìn ông cụ vẻ vừa ngạc nhiên lại vừa buồn cười tựa hồ như tự hỏi: quái quỷ tại sao người ta lại có thể xử tệ với mình thế; Kitti đỏ mặt.
- Thưa quận công, xin bác trả lại Conxtantin Dimitrievitr cho chúng cháu, - nữ bá tước Norxton nói. - Chúng cháu đang định làm một thí nghiệm.
- Thí nghiệm gì thế? Xoay bàn à? Xin quý bà và quý ông thứ lỗi cho, nhưng theo ý tôi thì chơi trò chồn đèn 1 còn thú vị hơn, lão quận công vừa nói vừa nhìn Vronxki và đoán rằng chính chàng ta đã đầu têu ra cái trò này. - Trò chồn đèn ít ra cũng có một ý nghĩa nào đó.
Vronxki nhìn quận công một cách điềm đạm và ngỡ ngàng, rồi chàng thoáng mỉm cười và quay ngay sang nói chuyện với nữ bá tước Norxton về cuộc khiêu vũ lớn sẽ tổ chức vào tuần sau.
- Tôi hy vọng cô sẽ đến dự chứ? - chàng hỏi Kitti.
Khi lão quận công vừa rời chàng ra, Levin vội lẻn ra không để ai thấy, mang theo trong lòng hình ảnh cuối cùng của đêm tiếp tân đó:
Vẻ mặt tươi cười hớn hở của Kitti khi đáp lại câu hỏi của Vronxki.
Chú thích:
1. Một thành phố thời thượng cổ thành lập năm 2106 trước Công nguyên. Hiện nay vẫn còn di tích trên sông Ơfrat cách Bátđa (thủ đô Irắc) 160 cây số về phía Đông Nam. Nổi tiếng về những công trình kiến trúc mỹ lệ và sự xa hoa đàng điếm.
2. Tiếng Nga, là vị thần trong nhà, theo chuyện cổ dân gian Nga, giống như vua bếp của ta.
Năm phút sau, một bạn gái của Kitti, mới lấy chồng mùa đông năm ngoái, bước vào: nữ bá tước Norxton.
Đó là một thiếu phụ dễ khích động, người khô đét, da vàng bệch, mắt đen, vẻ ốm yếu. Bà ta mến Kitti và lòng ưu ái đó, giống như ở mọi người đàn bà có chồng yêu thích các thiếu nữ, thể hiện rõ trong ý muốn kiếm cho Kitti một người chồng phù hợp với lý tưởng về hạnh phúc của bà: bà ta muốn Kitti lấy Vronxki. Bà ta thường gặp Levin ở nhà Serbatxki hồi đầu mùa đông và bao giờ cũng ác cảm với chàng.
Mỗi khi gặp Levin, bà chỉ thích chế giễu chàng.
- Tôi thích thấy anh ta nhìn tôi bằng nửa con mắt hoặc cắt đứt câu chuyện vì thấy tôi ngu dốt quá, hoặc hạ cố nói chuyện với tôi. Tôi rất thích thấy anh ta hạ mình xuống! Tôi rất thú vị thấy anh ta không chịu được tôi, - bà nói.
Bà ta không nhầm: quả thật, Levin không thể chịu được bà, và điều chàng khinh miệt lại chính là những cái bà ta thường khoe khoang và dương dương tự đắc: tính dễ khích động, vẻ khinh khỉnh và dửng dưng lọc lõi của bà đối với tất cả những gì cục cằn và vật chất.
Giữa nữ bá tước Norxton và Levin, hình thành cái quan hệ thường gặp khá nhiều trong giới thượng lưu: quan hệ giữa hai người bề ngoài vẫn là bè bạn nhưng khinh nhau đến mức không thèm để ý, không thèm đả kích nhau nữa.
Nữ bá tước Norxton lập tức tấn công Levin.
- A, Conxtantin Dimitrievitr! Thế là ông lại trở về giữa thành Babilon 1 đồi trụy của chúng tôi rồi, - bà ta vừa chìa bàn tay gầy nhẳng và vàng bệnh cho chàng bắt, vừa nói, có ý ám chỉ câu của Levin vào một hôm đầu mùa đông: càng bảo Moxcva là một thứ Babilon. - Thế nào, phải chăng Babilon đã cải hóa hay chính ông đã hư hỏng vậy? - bà nói tiếp, và đưa mắt cười cợt nhìn Kitti.
- Thưa nữ bá tước, tôi rất lấy làm vui thích thấy bà còn nhớ kỹ câu tôi nói đến thế, - Levin đáp, chàng đã kịp trấn tĩnh và ngay từ đầu đã lấy lại cái giọng mát mẻ thường dùng để nói chuyện với nữ bá tước Norxton. - Hẳn nó đã gây ấn tượng mạnh mẽ đối với bà.
- À! Chứ sao nữa? Tôi đã ghi lại tất cả. Này Kitti, cô vẫn đi trượt băng đấy à?
Và bà liền quay sang nói chuyện với Kitti. Mặc dầu thấy rút lui sớm quá cũng không tiện, Levin vẫn ưng phạm điều khiếm nhã đó hơn là ngồi lại cả buổi tối cạnh Kitti; thỉnh thoảng cô lại liếc trộm chàng trong khi vẫn tránh cái nhìn của chàng. Chàng định đứng dậy, nhưng phu nhân thấy chàng lặng thinh, liền hỏi:
- Cậu có định ở lại Moxcva lâu không? Hình như cậu làm ở toà án hòa giải hội đồng tự trị địa phương phải không? Chắc cậu không ở lại lâu được nhỉ?
- Thưa phu nhân, không ạ, tôi không ở trong hội đồng nữa, Levin nói. - Tôi đến đây vài hôm thôi ạ.
"Hắn ta đang có chuyện gì đây", nữ bá tước Norxton nghĩ thầm, nhìn kỹ bộ mặt nghiêm nghị và khắc khổ của Levin, "hắn không lao vào những chuyện thuyết lý thường lệ. Nhưng mình sẽ có cách khiến hắn phải nói như mọi khi. Mình rất thích làm cho hắn đâm ra lố bịch trước mặt Kitti và mình sẽ làm được như vậy!" - Ông Conxtantin Dimitrievitr, bà nói với Levin, - ông là người am hiểu mọi chuyện sau, xin ông cắt nghĩa giùm tại sao ở tỉnh Kaluga chúng tôi, bọn mugich và vợ con chúng có bao nhiêu tiền là uống rượu sạch và không còn gì để nộp tô cho chúng tôi nữa? Thế nghĩa là thế nào? Ông thường vẫn khen ngợi bọn mugich ghê lắm kia mà...
Giữa lúc đó, một bà khác bước vào phòng và Levin đứng dậy.
- Thưa nữ bá tước, xin lỗi bà, tôi không rõ tình hình ra sao nên không thể trả lời được, - chàng nói và ngoảnh nhìn một sĩ quan theo sau bà vừa tới.
"Chắc đây là Vronxki", Levin nghĩ thầm và để chắc chắn hơn, chàng liếc nhìn Kitti. Cô đã kịp trông thấy Vronxki và lại đưa mắt về phía Levin. Chỉ một cái nhìn đó và đôi mắt cô gái long lanh cũng đủ cho Levin hiểu cô yêu người đàn ông đó, hiểu chắc chắn như cô đã lớn tiếng thú nhận với chàng vậy. Nhưng anh chàng này là người thế nào đây?
Bây giờ, nên hay không nên, Levin cũng không thể không ở lại, chàng cần biết kẻ được Kitti yêu là người thế nào.
Có những người khi gặp kẻ tình địch may mắn hơn mình, thì sẵn sàng phủ nhận tất cả những gì tốt đẹp, mà chỉ nhìn thấy cái xấu ở anh ta thôi; trái lại có những người trước hết muốn tìm cho ra ở kẻ tình địch tốt số những ưu điểm khiến anh ta thành công, và, lòng đau như xé, chỉ nhìn thấy mặt tốt của anh ta. Levin thuộc vào loại người này. Nhưng chàng chẳng phải mất công mới khám phá ra những gì quyến rũ ở Vronxki. Điều đó nổi bật trước mắt. Vronxki tóc nâu, người tầm thước, rất cân đối, khuôn mặt đẹp hồn hậu, vẻ rất bình tĩnh và tự tin. Trên khuôn mặt và toàn thân chàng, từ mớ tóc nâu cắt ngắn, chiếc cằm cạo nhẵn cho đến bộ đồng phục mới may rất chỉnh, tất cả đều vừa giản dị vừa sang trọng. Sau khi né ra nhường lối cho một bà cùng vào với mình, Vronxki tiến lại gần phu nhân rồi đến chỗ Kitti.
Khi đi về phía cô gái, cặp mắt đẹp của chàng ngời lên một ánh trìu mến và một nụ cười sung sướng thoáng nở, vừa nhũn nhặn vừa đắc thắng (theo cảm giác của Levin), chàng cúi chào Kitti và chìa bàn tay thon thả nhưng rộng cho cô bắt.
Sau khi chào mọi người và nói với mỗi người vài câu, chàng ngồi xuống, không nhìn Levin, trong khi Levin vẫn không rời mắt khỏi chàng.
- Cho phép tôi giới thiệu hai vị với nhau, - phu nhân vừa nói vừa chỉ Levin, - ông Conxtantin Dimitrievitr Levin, bá tước Alecxei Kirilôvich Vronxki.
Vronxki đứng dậy, nhìn thẳng vào mặt Levin, vẻ thân mật và bắt tay.
- Tôi đã tưởng là mùa đông vừa qua chúng ta được cùng ngồi ăn với nhau kia đấy, - chàng nói với Levin, mỉm cười giản dị và thành thật. - Nhưng đột nhiên ngài lại bỏ về nông thôn mất.
- Ông Conxtantin Dimitrievitr khinh miệt và ghét bỏ thành phố này cùng những người ở đấy, - nữ bá tước Norxton nói.
- Chắc những lời tôi nói đã có ấn tượng mạnh mẽ đối với bà, nên bà mới nhớ kỹ đến thế, - Levin nói, và chợt nhớ mình đã nói câu này một lần rồi, liền đỏ mặt.
Vronxki nhìn Levin và nữ bá tước Norxton rồi mỉm cười.
- Ngài vẫn sống ở nông thôn? Mùa đông, ở đó chắc buồn lắm?
- Khi bận công bận việc thì không thấy buồn, vả lại, tôi cũng chẳng bao giờ buồn vì chỉ rỗi có một mình, Levin trả lời, giọng cộc cằn.
- Tôi rất thích nông thôn, - Vronxki nói, như không để ý đến giọng Levin.
- Nhưng, thưa bá tước, chắc ông không thích ở nông thôn suốt đời chứ? - nữ bá tước Norxton nói.
- Tôi không biết, tôi chưa ở nông thôn lâu ngày bao giờ. Tôi đã từng có một cảm giác kỳ lạ, - Vronxki nói tiếp. - Chưa bao giờ tôi thấy nhớ nông thôn, nhớ miền nông thôn Nga với những người mugich đi giày vỏ cây, như cái hồi sau khi sống qua một mùa đông ở Nixo cùng mẹ tôi. Nixo, Xorento thì cũng chỉ có thể chịu được ít bữa thôi. Chính ở đó người ta mới thấy nhớ nước Nga mãnh liệt nhất. Thật y như là...
Chàng nói, lúc với Kitti, lúc với Levin, cặp mắt điềm đạm và hòa nhã, hết nhìn người này sang người kia; rõ ràng chàng đã nói ra những gì chợt đến trong đầu.
Nhận thấy nữ bá tước Norxton muốn nói điều gì, chàng dừng lại giữa câu và chăm chú lắng nghe bà ta.
Câu chuyện vẫn không ngớt đi phút nào, phu nhân không cần đưa ra hai đề mục lớn: món cổ học với những trường chuyên nghiệp và chế độ quân dịch, mà bà luôn dự trữ phòng khi thiếu đầu đề nói chuyện và nữ bá tước Norxton cũng không có dịp trêu chọc Levin.
Levin không thể tham gia vào cuộc nói chuyện chung, mặc dầu chàng rất muốn; lúc nào chàng cũng tự bảo: "Mình phải đi ngay mới được", nhưng vẫn ngồi lại, chờ đợi một cái gì.
Câu chuyện chuyển sang vấn đề bàn xoay và vong hồn, và nữ bá tước Norxton, vốn tin ở thuật gọi hồn, liền bắt đầu kể lại những điều kỳ diệu bà ta đã mục kích.
- A! Nữ bá tước, xin bà hãy vì Chúa, dẫn tôi đến nhà những người đó với! Tôi chưa bao giờ được thấy điều gì phi thường cả, mà tôi thì chỉ ước muốn có thế thôi, - Vronxki mỉm cười nói.
- Đồng ý, thứ bảy sau nhé, - nữ bá tước Norxton đáp. - Nhưng còn ông, Conxtantin Dimitrievitr, ông có tin thế không? - bà ta hỏi Levin.
- Tại sao bà lại hỏi tôi điều đó? Bà thừa biết là tôi sẽ trả lời như thế nào rồi.
- Nhưng tôi thích nghe ý kiến của ông kia.
- ý kiến tôi, - Levin trả lời, - chỉ đơn giản là chuyện những chiếc bàn xoay kia chứng tỏ cái xã hội gọi là học thức chẳng văn minh gì hơn những người mugich của chúng tôi cả. Họ tin ở chuyện mất vía, ở chuyện phù chú, bùa chài, còn chúng tôi...
- Vậy ông không tin thế ư?
- Thưa nữ bá tước, tôi không thể tin được.
- Nhưng nếu chính mắt tôi đã trông thấy thì sao?
- Các bà nông thôn cũng đã kể họ trông thấy thần Đômôvôi 2.
- Vậy ông cho là tôi bịa đặt chăng?
Và bà cười gượng.
- Không đâu, Masa ạ, anh Conxtantin Dimitrievitr chỉ nói anh ấy không tin chuyện gọi hồn, - Kitti xen vào, cô đỏ mặt ngượng thay cho Levin; chàng cảm thấy điều đó và nổi nóng định đáp lại; nhưng Vronxki, với nụ cười thân ái và cởi mở, liền xen vào cuộc tranh luận đang đe dọa chuyển thành mỉa mai chua chát.
- Ngài hoàn toàn không thừa nhận là có thể như thế ư? Vronxki hỏi. - Tại sao vậy? Chúng ta đã thừa nhận là có điện lực, mà về điều này chúng ta cũng chẳng hiểu gì hết... tại sao lại không thể có một sức mạnh mới chưa ai hiểu nổi, nó...
- Khi khám phá ra điện, - Levin sôi nổi ngắt lời Vronxki, - người ta mới chỉ nhận thấy một hiện tượng mà chưa biết rõ nguồn gốc và tác dụng; hàng thế kỷ sau, người ta mới nghĩ đến cách áp dụng nó. Trái lại, những kẻ gọi hồn bắt đầu bằng sai khiến những chiếc bàn chỉ ra hậu vận và gọi vong hồn, rồi sau đó mới nói đến một sức mạnh chưa ai hiểu nổi.
Như các lần trước, Vronxki chăm chú lắng nghe Levin, coi bộ rất quan tâm đến những ý kiến của chàng.
- Phải, nhưng bây giờ những kẻ gọi hồn nói: "Chúng tôi không hiểu sức mạnh đó ra sao, tuy nhiên nó vẫn tồn tại và đây, các vị hãy xem nó hoạt động trong những điều kiện như thế nào. Việc khám phá nội dung của nó, xin dành cho các nhà bác học". Không, tôi không rõ tại sao không thể có một sức mạnh mới, nếu...
- Tại vì, - Levin lại ngắt lời chàng lần nữa, - nói về điện lực, mỗi lần ngài lấy len xát vào miếng nhựa cây, ngài đều đạt được một hiện tượng nhất định, còn như cái trò gọi hồn, không phải bao giờ cũng có kết quả. Cái đó không thể là một hiện tượng tự nhiên được.
Hẳn Vronxki nghĩ câu chuyện đã trở nên quá trang nghiêm đối với một phòng khách, nên không trả lời gì; để lái sang chuyện khác, chàng vui vẻ mỉm cười và quay về phía các bà.
- Ta hãy thí nghiệm luôn xem, thưa nữ bá tước, - chàng nói tiếp. - Nhưng Levin lại muốn tiếp tục chứng minh nốt ý kiến của mình.
- Theo tôi, - chàng nói, - cái mưu toan của bọn gọi hồn định giải thích phép mầu bằng một sức mạnh mới, nhất định thất bại. Họ nói đến sức mạnh tinh thần mà lại muốn bắt nó trải qua thí nghiệm vật chất.
Tất cả đều chờ chàng nói hết, chàng chợt nhận ra điều đó.
- Thế mà, tôi lại cứ tưởng ông có thể làm một cô đồng cừ khôi kia đấy, - nữ bá tước Norxton nói, - ông quả có một cái gì thật sôi nổi.
Levin mở miệng toan trả miếng, nhưng đỏ mặt lên và không nói gì.
- Ta đem bàn ra thử gọi hồn luôn xem sao, - Vronxki nói. - Thưa phu nhân, bà cho phép?
Và chàng đứng dậy, đưa mắt tìm chiếc bàn tròn.
Kitti đứng dậy và bắt gặp cái nhìn của Levin khi đi qua trước mặt chàng. Cô hết lòng thương hại chàng và càng thương hơn vì chính cô là nguyên nhân nỗi đau đớn. "Nếu có thể xin anh tha thứ cho em, cái nhìn của cô nói vậy... em đang sung sướng biết bao!" "Tôi căm thù mọi người, cả cô, cả bản thân tôi nữa!". Cái nhìn của Levin trả lời vậy, và chàng định tìm mũ ra về. Nhưng số chàng chưa thể rời căn phòng này được. Trong khi người khác xúm lại ngồi quanh bàn tròn và chàng sắp sửa ra đi, thì lão quận công bước vào. Ông chào các bà và quay về phía Levin.
- A! - ông nói, giọng vui vẻ. - Cháu đến đây lâu chưa? Thế mà bác không biết là cháu ở đây nữa kia. Tôi rất vui mừng được gặp cậu.
Quận công lúc gọi Levin bằng cháu, lúc bằng cậu. Ông ôm hôn chàng và trong khi nói với chàng, ông không chú ý mảy may đến Vronxki lúc này đã đứng dậy và bình tĩnh chờ ông nhận ra sự có mặt của mình.
Kitti cảm thấy sau câu chuyện vừa xảy ra, thái độ thân ái của cha hẳn càng làm Levin khổ tâm. Cô cũng thấy cha cuối cùng đã lạnh lùng đáp lại lời chào của Vronxki và thấy Vronxki nhìn ông cụ vẻ vừa ngạc nhiên lại vừa buồn cười tựa hồ như tự hỏi: quái quỷ tại sao người ta lại có thể xử tệ với mình thế; Kitti đỏ mặt.
- Thưa quận công, xin bác trả lại Conxtantin Dimitrievitr cho chúng cháu, - nữ bá tước Norxton nói. - Chúng cháu đang định làm một thí nghiệm.
- Thí nghiệm gì thế? Xoay bàn à? Xin quý bà và quý ông thứ lỗi cho, nhưng theo ý tôi thì chơi trò chồn đèn 1 còn thú vị hơn, lão quận công vừa nói vừa nhìn Vronxki và đoán rằng chính chàng ta đã đầu têu ra cái trò này. - Trò chồn đèn ít ra cũng có một ý nghĩa nào đó.
Vronxki nhìn quận công một cách điềm đạm và ngỡ ngàng, rồi chàng thoáng mỉm cười và quay ngay sang nói chuyện với nữ bá tước Norxton về cuộc khiêu vũ lớn sẽ tổ chức vào tuần sau.
- Tôi hy vọng cô sẽ đến dự chứ? - chàng hỏi Kitti.
Khi lão quận công vừa rời chàng ra, Levin vội lẻn ra không để ai thấy, mang theo trong lòng hình ảnh cuối cùng của đêm tiếp tân đó:
Vẻ mặt tươi cười hớn hở của Kitti khi đáp lại câu hỏi của Vronxki.
Chú thích:
1. Một thành phố thời thượng cổ thành lập năm 2106 trước Công nguyên. Hiện nay vẫn còn di tích trên sông Ơfrat cách Bátđa (thủ đô Irắc) 160 cây số về phía Đông Nam. Nổi tiếng về những công trình kiến trúc mỹ lệ và sự xa hoa đàng điếm.
2. Tiếng Nga, là vị thần trong nhà, theo chuyện cổ dân gian Nga, giống như vua bếp của ta.
Quyển
1
Chương 14
Chương 14
Buổi tiếp tân kết thúc, Kitti kể lại với mẹ câu chuyện giữa
cô với Levin; tuy thương hai chàng, cô vẫn sung sướng khi nghĩ mình vừa được một
người cầu hôn. Cô tin chắc mình đã xử sự hợp lý. Nhưng nằm vào giường rồi, cô
trằn trọc mãi không ngủ được. Một hình ảnh không buông tha cô: hình ảnh khuôn mặt
Levin, lông mày nhíu lại, đứng nghe lão quận công nói và đăm đăm nhìn cô, nhìn
Vronxki bằng con mắt tối sầm và buồn bã. Cô thương chàng đến trào nước mắt.
Nhưng ngay lập tức, cô nghĩ tới người thay thế chàng. Cô nhớ lại rõ ràng bộ mặt
kiên nghị và trai tráng, vẻ tự tin rất hiên ngang, sự đôn hậu lộ rõ trong mọi cử
chỉ người ấy; cô nhớ đến mối tình mà người cô yêu đã đem lại và tâm hồn cô dạt
dào niềm vui; cô áp đầu trên mặt gối mỉm cười sung sướng. "Chuyện ấy làm
mình khổ tâm thật. Nhưng biết làm thế nào? Đâu có phải lỗi tại mình?", cô
nghĩ vậy, mặc dầu một tiếng nói trong lòng bảo ngược hẳn lại. Cô cũng không biết
mình hối hận vì đã quyến rũ Levin hay vì đã từ chối chàng nữa. Nhưng niềm vui
sướng của cô bị mối nghi ngờ làm gợn. "Lạy Chúa, xin Chúa hãy rủ lòng
thương con! Lạy Chúa, xin Chúa hãy rủ lòng thương con!", cô nhắc đi nhắc lại
trước khi ngủ thiếp đi.
Trong lúc ấy, ở dưới nhà, trong phòng nhỏ làm việc của lão quận công, đang diễn ra một trong những cảnh cãi cọ quá thường xuyên giữa cha mẹ Kitti về chuyện cô con gái rượu.
- Có chuyện gì à? Rồi bà sẽ biết! - quận công quát lớn, hai tay vung lên rồi khép ngay vạt áo ngủ lót da sóc lại. - Có chuyện là bà chẳng có chút tự tôn, cũng chẳng có chút phẩm cách nào hết; bà đã bôi nhọ và làm hỏng con gái bà vì cái lối lố bịch, tầm thường là đi kiếm chồng cho nó đấy!
- Nhưng mà lạy Chúa, tôi đã làm gì hở ông? - phu nhân nói như sắp khóc.
Sau khi nói chuyện với con gái, bà sung sướng và mãn nguyện vào chúc quận công ngủ ngon như thường lệ. Tuy không có ý định cho chồng biết việc Levin hỏi cưới và Kitti đã từ chối, bà vẫn nói xa xôi cho ông hiểu bà coi đám cưới của con gái với Vronxki là chắc chắn rồi và mọi việc sẽ quyết định ngay sau khi bà bá tước tới. Bà vừa nói tới đó, thì quận công nổi trận lôi đình và gay gắt trút lên đầu vợ những lời không êm tai lắm.
- Bà đã làm gì à? Để tôi nói cho bà biết: một là, bà đã quyến rũ một vị hôn phu: Moxcva sẽ bàn tán chuyện ấy và bàn tán là phải. Trong các buổi tiếp tân, bà nên mời tất cả mọi người, chứ đừng mời riêng cái bọn rắp ranh bắn sẻ theo ý bà chọn lựa. Cứ việc mời tất cả cái bọn nhãi nhép ấy (quận công vẫn gọi đám thanh niên ở Moxcva như vậy), thuê lấy một tên chuyên đập phá và cứ việc khiêu vũ đi, nhưng đừng có bố trí những cuộc gặp gỡ như tối hôm nay. Trông thấy thế tôi buồn nôn lắm! Và thế là bà đạt được mục đích rồi, bà làm con bé đâm mê loạn! Thằng Levin còn hơn cái thằng kia gấp nghìn lần. Những ngài chủ nhãi ở Peterburg này, người ta sản xuất ra chúng hàng loạt, thằng nào cũng giống thằng nào: toàn đồ vô tích sự hết. Và dù cho thằng này có là hoàng tử chính tông, con gái tôi cũng không cần!
- Nhưng tôi đã làm gì nào?
- Bà... - quận công thét lên giận giữ.
- Nếu nghe ông, - phu nhân ngắt lời chồng, - thì chả bao giờ ta lo được cho con gái thành gia thất. Thà về quê ở cho xong.
- Thế còn hơn!
- Nhưng ông hãy nghe tôi đã nào! Tuyệt nhiên tôi không hề chạy theo anh ta. Có một người trẻ và đẹp mê con gái mình, và tôi cảm thấy hình như con mình cũng...
- Phải, bà cảm thấy! Và ngộ nhỡ con mình mê thằng kia thật, ngộ nhỡ thằng cha chẳng tính đến chuyện lấy vợ hơn gì tôi bây giờ thì sao?... Ôi! Tôi muốn không có mắt cho xong!... "Ôi chao! Phép gọi hồn.
Ôi chao! Nixo! Ôi chao! Khiêu vũ!"... (và quận công, cứ sau mỗi tiếng, lại bắt chước vợ cúi chào một cái). Và thế là ta làm khổ con Kitti, nếu nó thật sự có ý định...
- Nhưng sao ông lại nghĩ như vậy chứ?
- Tôi không nghĩ gì cả, tôi biết; về những chuyện ấy, chúng tôi có mắt nhìn, còn đàn bà thì mù cả. Tôi thấy một người có ý định đứng đắn: đó là Levin, và tôi thấy một con công: đó là thằng cha hợm hĩnh chỉ nghĩ đến chuyện vui chơi thôi.
- Thôi đi, ông cứ nghĩ ra thế...
- Bà sẽ hối hận thôi, nhưng lúc đó muộn rồi, như với con Doli ấy.
- Thôi được, thôi được, không nói chuyện ấy nữa, - phu nhân ngắt lời chồng, chạnh nhớ đến chuyện Doli xấu số.
- Được! Chào bà!
Hai vợ chồng làm dấu thánh giá và hôn nhau, nhưng cảm thấy mỗi người vẫn giữ lập trường riêng, và chia tay.
Phu nhân mới đầu vẫn tin chắc buổi tiếp tân đã quyết định số phận Kitti và không nghi ngờ gì về ý định của Vronxki; nhưng lời chồng nói làm bà bối rối... Bà về phòng riêng, lòng đầy sợ hãi trước tương lai xa lạ, và cũng như Kitti, bà thầm nhắc đi nhắc lại lời cầu nguyện từ đáy lòng: "Lạy Chúa, xin Chúa hãy rủ lòng thương con.
Lạy Chúa, xin Chúa hãy rủ lòng thương con".
Chú thích:
1. Một trò chơi tập thể trong đó mọi người ngồi quanh chiếc bàn tròn, luồn cái vòng vào sợi dây dài và chuyển nó từ chỗ này qua chỗ khác, tượng trưng cho con chồn đèn đang lẩn trốn người săn. Một người làm người đi săn cố tìm cách bắt được cái vòng.
Trong lúc ấy, ở dưới nhà, trong phòng nhỏ làm việc của lão quận công, đang diễn ra một trong những cảnh cãi cọ quá thường xuyên giữa cha mẹ Kitti về chuyện cô con gái rượu.
- Có chuyện gì à? Rồi bà sẽ biết! - quận công quát lớn, hai tay vung lên rồi khép ngay vạt áo ngủ lót da sóc lại. - Có chuyện là bà chẳng có chút tự tôn, cũng chẳng có chút phẩm cách nào hết; bà đã bôi nhọ và làm hỏng con gái bà vì cái lối lố bịch, tầm thường là đi kiếm chồng cho nó đấy!
- Nhưng mà lạy Chúa, tôi đã làm gì hở ông? - phu nhân nói như sắp khóc.
Sau khi nói chuyện với con gái, bà sung sướng và mãn nguyện vào chúc quận công ngủ ngon như thường lệ. Tuy không có ý định cho chồng biết việc Levin hỏi cưới và Kitti đã từ chối, bà vẫn nói xa xôi cho ông hiểu bà coi đám cưới của con gái với Vronxki là chắc chắn rồi và mọi việc sẽ quyết định ngay sau khi bà bá tước tới. Bà vừa nói tới đó, thì quận công nổi trận lôi đình và gay gắt trút lên đầu vợ những lời không êm tai lắm.
- Bà đã làm gì à? Để tôi nói cho bà biết: một là, bà đã quyến rũ một vị hôn phu: Moxcva sẽ bàn tán chuyện ấy và bàn tán là phải. Trong các buổi tiếp tân, bà nên mời tất cả mọi người, chứ đừng mời riêng cái bọn rắp ranh bắn sẻ theo ý bà chọn lựa. Cứ việc mời tất cả cái bọn nhãi nhép ấy (quận công vẫn gọi đám thanh niên ở Moxcva như vậy), thuê lấy một tên chuyên đập phá và cứ việc khiêu vũ đi, nhưng đừng có bố trí những cuộc gặp gỡ như tối hôm nay. Trông thấy thế tôi buồn nôn lắm! Và thế là bà đạt được mục đích rồi, bà làm con bé đâm mê loạn! Thằng Levin còn hơn cái thằng kia gấp nghìn lần. Những ngài chủ nhãi ở Peterburg này, người ta sản xuất ra chúng hàng loạt, thằng nào cũng giống thằng nào: toàn đồ vô tích sự hết. Và dù cho thằng này có là hoàng tử chính tông, con gái tôi cũng không cần!
- Nhưng tôi đã làm gì nào?
- Bà... - quận công thét lên giận giữ.
- Nếu nghe ông, - phu nhân ngắt lời chồng, - thì chả bao giờ ta lo được cho con gái thành gia thất. Thà về quê ở cho xong.
- Thế còn hơn!
- Nhưng ông hãy nghe tôi đã nào! Tuyệt nhiên tôi không hề chạy theo anh ta. Có một người trẻ và đẹp mê con gái mình, và tôi cảm thấy hình như con mình cũng...
- Phải, bà cảm thấy! Và ngộ nhỡ con mình mê thằng kia thật, ngộ nhỡ thằng cha chẳng tính đến chuyện lấy vợ hơn gì tôi bây giờ thì sao?... Ôi! Tôi muốn không có mắt cho xong!... "Ôi chao! Phép gọi hồn.
Ôi chao! Nixo! Ôi chao! Khiêu vũ!"... (và quận công, cứ sau mỗi tiếng, lại bắt chước vợ cúi chào một cái). Và thế là ta làm khổ con Kitti, nếu nó thật sự có ý định...
- Nhưng sao ông lại nghĩ như vậy chứ?
- Tôi không nghĩ gì cả, tôi biết; về những chuyện ấy, chúng tôi có mắt nhìn, còn đàn bà thì mù cả. Tôi thấy một người có ý định đứng đắn: đó là Levin, và tôi thấy một con công: đó là thằng cha hợm hĩnh chỉ nghĩ đến chuyện vui chơi thôi.
- Thôi đi, ông cứ nghĩ ra thế...
- Bà sẽ hối hận thôi, nhưng lúc đó muộn rồi, như với con Doli ấy.
- Thôi được, thôi được, không nói chuyện ấy nữa, - phu nhân ngắt lời chồng, chạnh nhớ đến chuyện Doli xấu số.
- Được! Chào bà!
Hai vợ chồng làm dấu thánh giá và hôn nhau, nhưng cảm thấy mỗi người vẫn giữ lập trường riêng, và chia tay.
Phu nhân mới đầu vẫn tin chắc buổi tiếp tân đã quyết định số phận Kitti và không nghi ngờ gì về ý định của Vronxki; nhưng lời chồng nói làm bà bối rối... Bà về phòng riêng, lòng đầy sợ hãi trước tương lai xa lạ, và cũng như Kitti, bà thầm nhắc đi nhắc lại lời cầu nguyện từ đáy lòng: "Lạy Chúa, xin Chúa hãy rủ lòng thương con.
Lạy Chúa, xin Chúa hãy rủ lòng thương con".
Chú thích:
1. Một trò chơi tập thể trong đó mọi người ngồi quanh chiếc bàn tròn, luồn cái vòng vào sợi dây dài và chuyển nó từ chỗ này qua chỗ khác, tượng trưng cho con chồn đèn đang lẩn trốn người săn. Một người làm người đi săn cố tìm cách bắt được cái vòng.
Quyển
1
Chương 15
Chương 15
Vronxki chưa bao giờ trải qua đời sống gia đình. Mẹ chàng hồi
trẻ là người lừng lẫy trong giới thượng lưu; hồi chồng còn sống và nhất là sau
này, bà đã có nhiều chuyện trăng hoa ầm ĩ dư luận. Chàng chỉ hơi nhớ về ông bố,
chàng được dạy dỗ ở trường Hoàng tộc thiếu sinh quân.
Tốt nghiệp sĩ quan ở trường ra còn rất trẻ, chàng rơi luôn vào vết xe cũ của những sĩ quan giàu có ở Peterburg. Mặc dầu thỉnh thoảng vẫn giao thiệp với giới thượng lưu, chuyện yêu đương của chàng lại xảy ra ở chỗ khác.
Sau cuộc đời sa hoa và kệch cỡm tại Peterburg, chính ở Moxcva lần đầu tiên chàng cảm thấy cái thú được gần gũi một thiếu nữ thượng lưu, trong trắng và đáng yêu đã mê chàng. Thậm chí chàng không hề nghĩ có thể có gì đáng trách trong quan hệ của mình với Kitti. Đi khiêu vũ, chàng nhảy nhiều nhất với cô, chàng đi lại nhà bố mẹ cô, nói với cô những chuyện thường nói trong giới thượng lưu:
những chuyện ngớ ngẩn, nhưng đã được chàng hồn nhiên đưa vào một ý nghĩa đặc biệt dành cho cô. Mặc dầu không hề nói những điều cần giấu cho khỏi lọt vào tai mọi người, chàng vẫn cảm thấy cô càng ngày càng phụ thuộc vào mình; và càng thấy thế, chàng càng dễ chịu và càng trìu mến cô hơn. Chàng không biết lối xử sự với Kitti như thế đã được đặt tên rành rọt, đó là thủ đoạn quyến rũ gái mà không có ý định lấy làm vợ, một thủ đoạn thuộc loại những hành động xấu xa vốn quen thuộc với những gã trai thành đạt như chàng. Chàng tưởng mình đã khám phá ra một thú vui mới, và khoan khoái hưởng sự khám phá đó. Nếu được nghe những lời bố mẹ cô gái nói đêm hôm đó, nếu có thể đặt mình vào địa vị gia đình và hiểu Kitti sẽ khổ sở nếu chàng không lấy cô, chắc chàng sẽ ngạc nhiên và không tin là thật. Chàng không thể tin rằng cái điều làm cho chàng và nhất là cô ta vui thích đến thế, lại đáng quở trách. Chàng lại càng không tin mình cần lấy vợ.
Chưa bao giờ chàng nghĩ đến chuyện lấy vợ. Không những chàng không thích đời sống gia đình mà còn coi gia đình, đặc biệt là vai trò anh chồng, như một nhân tố xa lạ, đối địch và nhất là... lố bịch đối với giới chưa vợ hiện là môi trường sống của chàng. Nhưng, mặc dầu Vronxki không hề ngờ tới câu chuyện giữa đôi vợ chồng già Serbatxki, khi ở nhà họ ra, chàng vẫn cảm thấy mối liên hệ tinh thần, huyền bí giữa chàng với Kitti trong buổi tối đó đã khăng khít thêm đến mức chàng thấy cần phải bắt tay làm một cái gì. Nhưng liệu có thể làm gì và cần làm gì, điều đó chàng chưa biết. "Điều thú vị - chàng nghĩ bụng khi ở nhà Serbatxki ra về, đem theo, như thường lệ, một ấn tượng khoan khoái, trong trắng và tươi mát, một phần do cả buổi tối, chàng không hút thuốc, cùng với một niềm xúc động mới do mối tình cô gái biểu lộ với chàng - điều thú vị chính là ở chỗ cô nàng lẫn ta đều không nói gì hết, nhưng hai bên hiểu nhau qua những cái nhìn câm lặng và từng cách uốn giọng, thành thử hôm nay nàng đã thú nhận yêu mình rõ ràng hơn bao giờ hết. Thú nhận bằng cái vẻ duyên dáng, giản dị và nhất là tin cẩn làm sao! Bản thân mình cũng thấy tốt hơn, trong sạch hơn. Mình cảm thấy mình có một trái tim, trong tâm hồn có nhiều cái tốt đẹp. Ôi cặp mắt xinh đẹp đa cảm kia! Khi nàng nói: vâng, rất là..." "Thế rồi sao? Không sao hết, cái đó làm mình vui, cả nàng nữa".
Và chàng tự hỏi phải làm gì cho hết đêm nay.
Chàng nhớ lại một lượt những nơi có thể đến. "Đến câu lạc bộ chăng? Làm ván bài bêdigờ 1, uống sâm banh với Ignhatôp? Không.
Đến Lâu Đài Hoa 2 chăng? Đến đó thế nào cũng gặp Oblonxki với các thứ chuyện lắp đi lắp lại, cái thói ngồi lê mách lẻo 3? Không, chán ngấy đến mang tai rồi. Đó chính là lẽ tại sao mình yêu gia đình Serbatxki, họ làm cho mình tốt hơn lên. Mình về thôi".
Chàng về thẳng buồng mình ở khách sạn Duixo, gọi ăn đêm, thay quần áo, và vừa đặt đầu lên gối đã đánh một giấc li bì.
Chú thích:
1. Một loại bài chơi bằng cỗ xì: hai, ba hoặc bốn người chơi đều được cả.
2. Château des Fleurs (tiếng Pháp trong nguyên bản) 3 Cancan (tiếng Pháp trong nguyên bản).
Tốt nghiệp sĩ quan ở trường ra còn rất trẻ, chàng rơi luôn vào vết xe cũ của những sĩ quan giàu có ở Peterburg. Mặc dầu thỉnh thoảng vẫn giao thiệp với giới thượng lưu, chuyện yêu đương của chàng lại xảy ra ở chỗ khác.
Sau cuộc đời sa hoa và kệch cỡm tại Peterburg, chính ở Moxcva lần đầu tiên chàng cảm thấy cái thú được gần gũi một thiếu nữ thượng lưu, trong trắng và đáng yêu đã mê chàng. Thậm chí chàng không hề nghĩ có thể có gì đáng trách trong quan hệ của mình với Kitti. Đi khiêu vũ, chàng nhảy nhiều nhất với cô, chàng đi lại nhà bố mẹ cô, nói với cô những chuyện thường nói trong giới thượng lưu:
những chuyện ngớ ngẩn, nhưng đã được chàng hồn nhiên đưa vào một ý nghĩa đặc biệt dành cho cô. Mặc dầu không hề nói những điều cần giấu cho khỏi lọt vào tai mọi người, chàng vẫn cảm thấy cô càng ngày càng phụ thuộc vào mình; và càng thấy thế, chàng càng dễ chịu và càng trìu mến cô hơn. Chàng không biết lối xử sự với Kitti như thế đã được đặt tên rành rọt, đó là thủ đoạn quyến rũ gái mà không có ý định lấy làm vợ, một thủ đoạn thuộc loại những hành động xấu xa vốn quen thuộc với những gã trai thành đạt như chàng. Chàng tưởng mình đã khám phá ra một thú vui mới, và khoan khoái hưởng sự khám phá đó. Nếu được nghe những lời bố mẹ cô gái nói đêm hôm đó, nếu có thể đặt mình vào địa vị gia đình và hiểu Kitti sẽ khổ sở nếu chàng không lấy cô, chắc chàng sẽ ngạc nhiên và không tin là thật. Chàng không thể tin rằng cái điều làm cho chàng và nhất là cô ta vui thích đến thế, lại đáng quở trách. Chàng lại càng không tin mình cần lấy vợ.
Chưa bao giờ chàng nghĩ đến chuyện lấy vợ. Không những chàng không thích đời sống gia đình mà còn coi gia đình, đặc biệt là vai trò anh chồng, như một nhân tố xa lạ, đối địch và nhất là... lố bịch đối với giới chưa vợ hiện là môi trường sống của chàng. Nhưng, mặc dầu Vronxki không hề ngờ tới câu chuyện giữa đôi vợ chồng già Serbatxki, khi ở nhà họ ra, chàng vẫn cảm thấy mối liên hệ tinh thần, huyền bí giữa chàng với Kitti trong buổi tối đó đã khăng khít thêm đến mức chàng thấy cần phải bắt tay làm một cái gì. Nhưng liệu có thể làm gì và cần làm gì, điều đó chàng chưa biết. "Điều thú vị - chàng nghĩ bụng khi ở nhà Serbatxki ra về, đem theo, như thường lệ, một ấn tượng khoan khoái, trong trắng và tươi mát, một phần do cả buổi tối, chàng không hút thuốc, cùng với một niềm xúc động mới do mối tình cô gái biểu lộ với chàng - điều thú vị chính là ở chỗ cô nàng lẫn ta đều không nói gì hết, nhưng hai bên hiểu nhau qua những cái nhìn câm lặng và từng cách uốn giọng, thành thử hôm nay nàng đã thú nhận yêu mình rõ ràng hơn bao giờ hết. Thú nhận bằng cái vẻ duyên dáng, giản dị và nhất là tin cẩn làm sao! Bản thân mình cũng thấy tốt hơn, trong sạch hơn. Mình cảm thấy mình có một trái tim, trong tâm hồn có nhiều cái tốt đẹp. Ôi cặp mắt xinh đẹp đa cảm kia! Khi nàng nói: vâng, rất là..." "Thế rồi sao? Không sao hết, cái đó làm mình vui, cả nàng nữa".
Và chàng tự hỏi phải làm gì cho hết đêm nay.
Chàng nhớ lại một lượt những nơi có thể đến. "Đến câu lạc bộ chăng? Làm ván bài bêdigờ 1, uống sâm banh với Ignhatôp? Không.
Đến Lâu Đài Hoa 2 chăng? Đến đó thế nào cũng gặp Oblonxki với các thứ chuyện lắp đi lắp lại, cái thói ngồi lê mách lẻo 3? Không, chán ngấy đến mang tai rồi. Đó chính là lẽ tại sao mình yêu gia đình Serbatxki, họ làm cho mình tốt hơn lên. Mình về thôi".
Chàng về thẳng buồng mình ở khách sạn Duixo, gọi ăn đêm, thay quần áo, và vừa đặt đầu lên gối đã đánh một giấc li bì.
Chú thích:
1. Một loại bài chơi bằng cỗ xì: hai, ba hoặc bốn người chơi đều được cả.
2. Château des Fleurs (tiếng Pháp trong nguyên bản) 3 Cancan (tiếng Pháp trong nguyên bản).
Quyển
1
Chương 16
Chương 16
Sáng hôm sau, mười một giờ, Vronxki ra ga Peterburg đón mẹ:
người đầu tiên chàng nhìn thấy trên bậc cầu thang lớn là Oblonxki đến đón em gái cũng về chuyến tàu này.
- Này, Quan lớn đi đón ai thế? - Oblonxki reo lên.
- Đón mẹ tôi, - Vronxki trả lời và mỉm cười như mọi người mỗi khi gặp Oblonxki; chàng bắt tay và cùng ông lên cầu thang. - Hôm nay, mẹ tôi ở Peterburg tới.
- Tôi đã đợi anh đến tận hai giờ. ở nhà Serbatxki ra, anh đi đâu?
- Đi về, - Vronxki đáp. - Xin thú thực là tôi thấy buổi tối hôm qua thú vị đến nỗi chẳng còn muốn đi chơi đâu nữa.
"Xem tướng ngựa bằng vào dấu vết. Nhìn mắt người ắt biết đang yêu", Xtepan Arcaditr ngâm nga như đã ngâm với Levin hôm trước.
Vronxki ừ ào mỉm cười nhưng chuyển sang chuyện khác ngay.
- Còn anh, anh đi đón ai thế? - chàng hỏi.
- Tôi ấy à? Một giai nhân, - Oblonxki nói.
- Ái chà chà!
- Nhục thay kẻ có tà tâm 1. Cô Anna em gái tôi đấy!
- À! Carenin phu nhân ấy à? - Vronxki nói.
- Chắc anh quen cô ấy?
- Vâng, hình như thế! Hay là không cũng nên... Nói thật ra, tôi cũng không nhớ nữa, - Vronxki trả lời lơ đãng, cái tên Carenin như mơ hồ gợi lại cho chàng một cái gì gượng gạo và đáng ngán.
- Nhưng chắc anh biết ông em rể lỗi lạc của tôi là Alecxei Alecxandrovitr chứ? Mọi người đều biết ông ấy.
- Nghĩa là tôi cũng chỉ mới biết tiếng và mới được nhìn thấy ông ấy thôi. Tôi biết ông ta thông minh, có học thức, xuất sắc. Nhưng anh cũng rõ đấy, đó không phải... không thuộc loại của tôi 2, - Vronxki nói:
- Phải, ông ta là người rất lỗi lạc; hơi bảo thủ một chút nhưng là người tuyệt diệu, - Xtepan Arcaditr nhận xét, - một người tuyệt diệu.
- Mừng cho ông ta! - Vronxki mỉm cười nói. - Kìa! Bác đấy à! Lại đây, - Chàng nói với người đầu tớ già của mẹ đang đứng gần cửa ra vào.
Gần đây, mỗi khi gặp Oblonxki, ngoài cái dễ chịu giống như mọi người cảm thấy, Vronxki còn thấy đặc biệt vui thú vì chàng tưởng như điều đó khiến mình thêm gần gũi Kitti.
- Thế chủ nhật này, ta tổ chức bữa ăn tối chúc mừng nữ danh ca 3 chăng? - chàng nắm lấy cánh tay Oblonxki, mỉm cười nói.
- Tất nhiên rồi. Chính tôi sẽ đi thu tiền góp. à! Hôm qua anh đã làm quen với anh bạn Levin của tôi rồi chứ? - Xtepan Arcaditr hỏi.
- Vâng. Nhưng ông ấy bỏ đi vội quá.
- Một thanh niên dễ thương, - Oblonxki nói tiếp, - có phải không?
- Tôi không hiểu, - Vronxki trả lời, - tại sao tất cả những người Moxcva, tất nhiên trừ người mà tôi đang hầu chuyện đây, đều có vẻ quyết đoán thế nào ấy, - chàng nói tiếp giọng bông lơn. Họ mô phạm trịnh trọng, họ đùng đùng nổi giận, lúc nào cũng cứ như muốn lên lớp cho anh...
- Có phần đúng đấy, - Xtepan Arcaditr nói và cười vui vẻ.
- Tàu sắp đến chưa? - Vronxki hỏi một nhân viên nhà ga.
- Đang đến đây, - anh ta trả lời.
Cảm giác về đoàn tàu sắp tới ga mỗi lúc một rõ qua cảnh náo nhiệt không ngừng tăng thêm trên sân ke: phu khuân vác đi đi lại lại, cảnh binh và nhân viên nhà ga xuất hiện, người đón khách đi tàu kéo tới.
Thấp thoáng qua lớp sương mù, bóng những công nhân mặc áo choàng ngắn lót lông và đi ủng dạ mềm vượt qua đường sắt chằng chịt. Từ xa vọng đến tiếng xì xì của nồi hơi và tiếng một vật nặng nề đang chuyển động.
- Không phải đâu, - Xtepan Arcaditr nói, ông rất muốn cho Vronxki hiểu rõ những ý đồ của Levin. - Không, chắc anh chưa đánh giá đúng anh bạn Levin của tôi đấy thôi. Anh ta là một thanh niên rất dễ kích động, điều ấy khiến anh ta đôi lúc cũng khó chịu, tôi đồng ý là thế, nhưng quả là đáng yêu. Một con người bản chất thẳng thắn, trung thực biết bao, và một tấm lòng vàng đấy! Nhưng hôm qua, anh ta có những lý do đặc biệt, - Xtepan Arcaditr nói tiếp với một nụ cười đầy ý nghĩa, quên hẳn cái cảm tình chân thật hôm qua đối với Levin mà nay ông lại đem trao cho Vronxki. - Phải, anh ta có lý do để sung sướng hết sức hay khổ sở hết sức.
Vronxki dừng lại và hỏi thẳng:
- Anh muốn nói hôm qua anh ta đến hỏi cô em vợ anh chứ gì?
- Có lẽ, - Xtepan Arcaditr nói. - Tôi có cảm tưởng thế. Phải, nếu anh ta bỏ về sớm và vẫn còn bực bội, thì đúng vậy rồi... Anh ta yêu Kitti từ lâu lắm rồi và làm tôi thương hại.
- Thật ư?... Tôi cứ ngỡ cô ấy có thể hy vọng tìm được đám tốt hơn, - Vronxki nói, và dướn thẳng người lên, tiếp tục bước đi. Vả lại, tôi cũng không quen anh ta, - chàng nói thêm. - Phải, thế thì đau khổ thật! Vì vậy cho nên cánh đàn ông phần lớn đều thích đi lại với các cô Clara 4 hơn. Có thất bại cũng chỉ do không đủ tiền, đằng này... thì tổn thương đến cả phẩm giá. Nhưng tàu đến rồi kìa.
Quả vậy, tàu đã kéo còi từ xa. Vài phút sau, sân ga rung chuyển, chiếc đầu máy phì làn hơi nước bị giá rét đánh bạt xuống, chạy vào trong ga, "biên" 5 bánh xe giữa co vào doãi ra chầm chậm và đều đặn; anh thợ máy mặc áo bông, sương giá phủ đầy người, cúi chào; tiếp sau toa than, toa chở hàng, bên trong có một con chó sủa ủng ẳng, tiến lại gần làm cho sân ga càng rung chuyển mạnh, cuối cùng là những toa hành khách rùng rình trước khi đỗ lại.
Người soát vé nhanh nhẹn nhảy xuống thổi còi. Đằng sau bác ta, những hành khách nôn nóng bắt đầu lần lượt bước xuống: một sĩ quan cận vệ, cứng như cái que, đang nghiêm khắc nhìn quanh; một lái buôn nhỏ bé xách cái bị, vẻ bận rộn, nụ cười trên môi; một nông dân quàng túi chéo ngang vai.
Vronxki đứng bên Oblonxki, mải nhìn hết người đến vật, quên bẵng cả mẹ. Điều vừa được nghe kể về Kitti khiến chàng vừa vui vừa phấn khởi. Chàng bất giác ưỡn ngực ra, mắt sáng long lanh. Chàng có cảm giác mình vừa thắng trận.
- Nữ bá tước Vronxki ngồi toa này, - người soát vé bước lại gần, nói với Vronxki.
Câu nói làm chàng sực tỉnh và nhắc chàng nhớ đến mẹ và cuộc gặp gỡ sắp tới. Trong thâm tâm, chàng không kính trọng mẹ lắm và - điều này, chính chàng cũng không ý thức được rõ ràng lắm - chả yêu gì mẹ, nhưng thuận theo những tư tưởng trong xã hội chàng đang sống và sự giáo dưỡng chàng đã được hưởng, đối với mẹ, Vronxki chỉ có thể hình dung một thái độ kính cẩn và phục tùng tột độ, và lòng chàng càng ít yêu kính mẹ bao nhiêu thì bề ngoài càng phải tỏ ra kính cẩn và phục tùng bấy nhiêu.
Chú thích:
1. Honni soit qui mal y pense! (tiếng Pháp trong nguyên bản).
2. Not in my line (tiếng Anh trong nguyên bản).
3. Diva (tiếng ý trong nguyên bản).
4. ý nói: gái làng chơi.
5. Bielle: đòn sắt để chuyển một vận động thành vận động vòng tròn. Tiếng này đã Việt hóa trong ngôn ngữ kỹ thuật.
người đầu tiên chàng nhìn thấy trên bậc cầu thang lớn là Oblonxki đến đón em gái cũng về chuyến tàu này.
- Này, Quan lớn đi đón ai thế? - Oblonxki reo lên.
- Đón mẹ tôi, - Vronxki trả lời và mỉm cười như mọi người mỗi khi gặp Oblonxki; chàng bắt tay và cùng ông lên cầu thang. - Hôm nay, mẹ tôi ở Peterburg tới.
- Tôi đã đợi anh đến tận hai giờ. ở nhà Serbatxki ra, anh đi đâu?
- Đi về, - Vronxki đáp. - Xin thú thực là tôi thấy buổi tối hôm qua thú vị đến nỗi chẳng còn muốn đi chơi đâu nữa.
"Xem tướng ngựa bằng vào dấu vết. Nhìn mắt người ắt biết đang yêu", Xtepan Arcaditr ngâm nga như đã ngâm với Levin hôm trước.
Vronxki ừ ào mỉm cười nhưng chuyển sang chuyện khác ngay.
- Còn anh, anh đi đón ai thế? - chàng hỏi.
- Tôi ấy à? Một giai nhân, - Oblonxki nói.
- Ái chà chà!
- Nhục thay kẻ có tà tâm 1. Cô Anna em gái tôi đấy!
- À! Carenin phu nhân ấy à? - Vronxki nói.
- Chắc anh quen cô ấy?
- Vâng, hình như thế! Hay là không cũng nên... Nói thật ra, tôi cũng không nhớ nữa, - Vronxki trả lời lơ đãng, cái tên Carenin như mơ hồ gợi lại cho chàng một cái gì gượng gạo và đáng ngán.
- Nhưng chắc anh biết ông em rể lỗi lạc của tôi là Alecxei Alecxandrovitr chứ? Mọi người đều biết ông ấy.
- Nghĩa là tôi cũng chỉ mới biết tiếng và mới được nhìn thấy ông ấy thôi. Tôi biết ông ta thông minh, có học thức, xuất sắc. Nhưng anh cũng rõ đấy, đó không phải... không thuộc loại của tôi 2, - Vronxki nói:
- Phải, ông ta là người rất lỗi lạc; hơi bảo thủ một chút nhưng là người tuyệt diệu, - Xtepan Arcaditr nhận xét, - một người tuyệt diệu.
- Mừng cho ông ta! - Vronxki mỉm cười nói. - Kìa! Bác đấy à! Lại đây, - Chàng nói với người đầu tớ già của mẹ đang đứng gần cửa ra vào.
Gần đây, mỗi khi gặp Oblonxki, ngoài cái dễ chịu giống như mọi người cảm thấy, Vronxki còn thấy đặc biệt vui thú vì chàng tưởng như điều đó khiến mình thêm gần gũi Kitti.
- Thế chủ nhật này, ta tổ chức bữa ăn tối chúc mừng nữ danh ca 3 chăng? - chàng nắm lấy cánh tay Oblonxki, mỉm cười nói.
- Tất nhiên rồi. Chính tôi sẽ đi thu tiền góp. à! Hôm qua anh đã làm quen với anh bạn Levin của tôi rồi chứ? - Xtepan Arcaditr hỏi.
- Vâng. Nhưng ông ấy bỏ đi vội quá.
- Một thanh niên dễ thương, - Oblonxki nói tiếp, - có phải không?
- Tôi không hiểu, - Vronxki trả lời, - tại sao tất cả những người Moxcva, tất nhiên trừ người mà tôi đang hầu chuyện đây, đều có vẻ quyết đoán thế nào ấy, - chàng nói tiếp giọng bông lơn. Họ mô phạm trịnh trọng, họ đùng đùng nổi giận, lúc nào cũng cứ như muốn lên lớp cho anh...
- Có phần đúng đấy, - Xtepan Arcaditr nói và cười vui vẻ.
- Tàu sắp đến chưa? - Vronxki hỏi một nhân viên nhà ga.
- Đang đến đây, - anh ta trả lời.
Cảm giác về đoàn tàu sắp tới ga mỗi lúc một rõ qua cảnh náo nhiệt không ngừng tăng thêm trên sân ke: phu khuân vác đi đi lại lại, cảnh binh và nhân viên nhà ga xuất hiện, người đón khách đi tàu kéo tới.
Thấp thoáng qua lớp sương mù, bóng những công nhân mặc áo choàng ngắn lót lông và đi ủng dạ mềm vượt qua đường sắt chằng chịt. Từ xa vọng đến tiếng xì xì của nồi hơi và tiếng một vật nặng nề đang chuyển động.
- Không phải đâu, - Xtepan Arcaditr nói, ông rất muốn cho Vronxki hiểu rõ những ý đồ của Levin. - Không, chắc anh chưa đánh giá đúng anh bạn Levin của tôi đấy thôi. Anh ta là một thanh niên rất dễ kích động, điều ấy khiến anh ta đôi lúc cũng khó chịu, tôi đồng ý là thế, nhưng quả là đáng yêu. Một con người bản chất thẳng thắn, trung thực biết bao, và một tấm lòng vàng đấy! Nhưng hôm qua, anh ta có những lý do đặc biệt, - Xtepan Arcaditr nói tiếp với một nụ cười đầy ý nghĩa, quên hẳn cái cảm tình chân thật hôm qua đối với Levin mà nay ông lại đem trao cho Vronxki. - Phải, anh ta có lý do để sung sướng hết sức hay khổ sở hết sức.
Vronxki dừng lại và hỏi thẳng:
- Anh muốn nói hôm qua anh ta đến hỏi cô em vợ anh chứ gì?
- Có lẽ, - Xtepan Arcaditr nói. - Tôi có cảm tưởng thế. Phải, nếu anh ta bỏ về sớm và vẫn còn bực bội, thì đúng vậy rồi... Anh ta yêu Kitti từ lâu lắm rồi và làm tôi thương hại.
- Thật ư?... Tôi cứ ngỡ cô ấy có thể hy vọng tìm được đám tốt hơn, - Vronxki nói, và dướn thẳng người lên, tiếp tục bước đi. Vả lại, tôi cũng không quen anh ta, - chàng nói thêm. - Phải, thế thì đau khổ thật! Vì vậy cho nên cánh đàn ông phần lớn đều thích đi lại với các cô Clara 4 hơn. Có thất bại cũng chỉ do không đủ tiền, đằng này... thì tổn thương đến cả phẩm giá. Nhưng tàu đến rồi kìa.
Quả vậy, tàu đã kéo còi từ xa. Vài phút sau, sân ga rung chuyển, chiếc đầu máy phì làn hơi nước bị giá rét đánh bạt xuống, chạy vào trong ga, "biên" 5 bánh xe giữa co vào doãi ra chầm chậm và đều đặn; anh thợ máy mặc áo bông, sương giá phủ đầy người, cúi chào; tiếp sau toa than, toa chở hàng, bên trong có một con chó sủa ủng ẳng, tiến lại gần làm cho sân ga càng rung chuyển mạnh, cuối cùng là những toa hành khách rùng rình trước khi đỗ lại.
Người soát vé nhanh nhẹn nhảy xuống thổi còi. Đằng sau bác ta, những hành khách nôn nóng bắt đầu lần lượt bước xuống: một sĩ quan cận vệ, cứng như cái que, đang nghiêm khắc nhìn quanh; một lái buôn nhỏ bé xách cái bị, vẻ bận rộn, nụ cười trên môi; một nông dân quàng túi chéo ngang vai.
Vronxki đứng bên Oblonxki, mải nhìn hết người đến vật, quên bẵng cả mẹ. Điều vừa được nghe kể về Kitti khiến chàng vừa vui vừa phấn khởi. Chàng bất giác ưỡn ngực ra, mắt sáng long lanh. Chàng có cảm giác mình vừa thắng trận.
- Nữ bá tước Vronxki ngồi toa này, - người soát vé bước lại gần, nói với Vronxki.
Câu nói làm chàng sực tỉnh và nhắc chàng nhớ đến mẹ và cuộc gặp gỡ sắp tới. Trong thâm tâm, chàng không kính trọng mẹ lắm và - điều này, chính chàng cũng không ý thức được rõ ràng lắm - chả yêu gì mẹ, nhưng thuận theo những tư tưởng trong xã hội chàng đang sống và sự giáo dưỡng chàng đã được hưởng, đối với mẹ, Vronxki chỉ có thể hình dung một thái độ kính cẩn và phục tùng tột độ, và lòng chàng càng ít yêu kính mẹ bao nhiêu thì bề ngoài càng phải tỏ ra kính cẩn và phục tùng bấy nhiêu.
Chú thích:
1. Honni soit qui mal y pense! (tiếng Pháp trong nguyên bản).
2. Not in my line (tiếng Anh trong nguyên bản).
3. Diva (tiếng ý trong nguyên bản).
4. ý nói: gái làng chơi.
5. Bielle: đòn sắt để chuyển một vận động thành vận động vòng tròn. Tiếng này đã Việt hóa trong ngôn ngữ kỹ thuật.
Quyển
1
Chương 17
Chương 17
Vronxki theo nhưng soát vé vào trong toa; đến cửa buồng toa,
chàng dừng lại nhường lối cho một thiếu phụ bước ra.
Với bản năng của người trong giới xã giao, Vronxki chỉ cần liếc mắt qua cũng xếp được thiếu phụ này vào loại thượng lưu. Chàng xin lỗi rồi tiếp tục đi, nhưng tự nhiên lại ngoái nhìn nàng lần nữa, không phải vì sắc đẹp, cũng không phải vì vẻ thanh lịch và cái duyên thầm toả ra từ khắp toàn thân nàng, mà vì lúc đi ngang qua, chàng đã nhận thấy một vẻ dịu dàng và thuỳ mị lạ lùng trên bộ mặt yêu kiều ấy. Trong khi đó, nàng cũng quay đầu lại. Cặp mắt xám long lanh, như xẫm lại dưới bóng đôi hàng mi dày, dừng lại trên mặt chàng với vẻ chăm chú thân mật như đã nhận ra chàng, rồi lại nhìn ngay ra đám đông người qua lại, như muốn tìm ai. Qua cái nhìn ngắn ngủi, Vronxki nhận thấy vẻ sôi nổi ngấm ngầm phảng phất trên mặt nàng, lúc xuất hiện trong cặp mắt long lanh, khi ở nụ cười thoáng nở trên cặp môi tươi mát. Có thể nói toàn thân nàng trào lên một sức sống dào dạt, dù muốn hay không, vẫn bộc lộ qua ánh mắt hoặc miệng cười. Những lúc nàng cố tình giấu kín không để cái ánh lửa ấy ngời lên trong mắt thì nó lại xuất hiện trong nét cười kín đáo, ngoài ý muốn của nàng.
Vronxki bước vào toa. Mẹ chàng, một bà già khô đét, mắt đen, tóc loăn xoăn thành từng búp nhỏ, lim dim mắt ngắm con và cặp môi mỏng mỉm cười. Bà đứng dậy khỏi ghế, đưa túi xách cho chị hầu phòng và chia bàn tay xương xẩu cho con hôn, rồi lại hôn lên trán chàng.
- Con nhận được điện của mẹ chứ? Con khỏe chứ? Đội ơn Chúa!
- Mẹ đi đường có bình yên không? - con trai bà nói, vừa ngồi xuống cạnh vừa bất giác lắng nghe tiếng đàn bà đằng sau cánh cửa. Chàng biết đó là tiếng người thiếu phụ chàng vừa gặp khi bước lên tàu.
- Dù sao đi nữa, tôi cũng không đồng ý với ông, - thiếu phụ nói.
- Thưa bà, đó là quan điểm Peterburg đấy.
- Không, quan điểm phụ nữ, có thế thôi, - nàng đáp.
- Thế thì, cho phép tôi được hôn tay bà.
- Tạm biệt, ông Ivan Pet'rovitr. Ông nhìn giúp xem anh tôi có đây không, và bảo anh ấy lại đây hộ, - thiếu phụ đứng ở cửa buồng toa nói, rồi quay vào.
- Bà đã tìm thấy ông anh nhà chưa? - nữ bá tước Vrônxkaia hỏi nàng.
Lúc bấy giờ Vronxki mới hiểu ra đó là Carenin.
- Lệnh huynh có ở đây đấy, - chàng đứng dậy và nói. - Xin lỗi, tôi không nhận ra bà, chúng ta ít gặp nhau quá, nên bà ắt chẳng nhớ ra tôi.
- Ồ, có chứ, nhất định tôi phải nhận ra ông, vì trong suốt chuyến đi, cụ nhà và tôi toàn nói về ông, - nàng nói, và cuối cùng để lộ vẻ vui thích ra nụ cười. - Vẫn chưa thấy anh tôi tới.
- Con đi gọi ông ấy đi vậy, Aliosa. 1 - bá tước phu nhân nói.
Vronxki xuống sân ga và gọi to:
- Oblonxki! Đây kia mà!
Nhưng Carenin không đợi ông chạy đến: vừa thoáng thấy anh, nàng liền bước ngay xuống sân ga, dáng đi nhẹ nhàng và quả quyết.
Khi hai người vừa gặp nhau, nàng liền ôm lấy cổ anh, kéo mạnh về phía mình hôn rất thân thiết; dáng điệu nàng vừa duyên dáng vừa mạnh mẽ khiến Vronxki ngây người ra ngắm. Vronxki không rời mắt khỏi nàng, và mỉm cười bâng quơ. Nhưng chàng sực nhớ có mẹ đang đợi nên lại trèo lên tàu.
- Con người mới duyên dáng làm sao, phải không con? - bá tước phu nhân nói với Vronxki. - Ông chồng đã giao bà ta cho mẹ, và mẹ vui thích lắm, mẹ và bà ấy chuyện trò với nhau suốt cả chuyến đi.
Thế nào, còn con? Người ta nói... con đang xe mối tơ tình bất tuyệt phải không? Càng hay, con ạ, càng hay. 2 - Con không biết mẹ định nói bóng đến chuyện gì, mẹ ạ, - người con lạnh lùng đáp. - Ta xuống chứ mẹ?
Carenin trở vào toa để cáo từ bá tước phu nhân:
- Thôi, thưa bá tước phu nhân, cụ đã gặp lại con trai, còn tôi đã gặp anh trai tôi, - nàng vui vẻ nói. - Với lại, có bao nhiêu chuyện tôi đã nói cả rồi, không còn gì kể hầu cụ nữa.
- Tôi không tin thế đâu, - bá tước phu nhân cầm tay nàng nói, - tôi có thể đi vòng quanh thế giới với bà không biết chán, bà là một phụ nữ yêu kiều, ngồi bên bà, dù chuyện trò hoặc nín lặng, cũng đều thấy dễ chịu. Này, tôi xin bà, đừng nhớ cậu con trai nữa: thỉnh thoảng cũng phải tạm xa nhau chứ.
Carenin đứng lặng im, người rất thẳng, và đôi mắt mỉm cười.
- Bà Anna Arcadievna đây có một con trai, một chú bé lên tám, - bá tước phu nhân cắt nghĩa, - bà không xa con bao giờ và cứ băn khoăn vì phải để con ở nhà.
- Vâng, chúng tôi dành tất cả thì giờ để nói chuyện về con cái, cả bá tước phu nhân lẫn tôi, - Carenina nói, và nụ cười lại chiếu sáng khuôn mặt nàng: một nụ cười duyên dáng dành riêng cho Vronxki.
- Thế thì chắc bà nghe đến phát ngấy, - chàng nói, cũng đối đáp theo cách làm duyên nàng đã dùng với chàng. Nhưng rõ ràng nàng không muốn tiếp tục câu chuyện với giọng ấy và quay về phía bá tước phu nhân.
- Rất cám ơn cụ. Thậm chí, tôi không hề cảm thấy ngày hôm qua đã trôi đi nữa kia. Xin chào bá tước phu nhân.
- Xin từ biệt, bà bạn thân, - bá tước phu nhân đáp. - Cho phép tôi được hôn gương mặt xinh đẹp của bà. Tôi là bà già, tôi có thể nói không khách khí rằng bà đã chinh phục tôi rồi đấy.
Câu nói dù có nhàm đến đâu cũng khiến Carenina xúc động. Nàng đỏ mặt, hơi nghiêng mình, chìa mặt cho bá tước phu nhân hôn, rồi lại thẳng người lên, và vẫn với nét cười xao xuyến khi trên mắt, khi trên môi, nàng chìa tay cho Vronxki. Chàng xiết mạnh bàn tay nhỏ nhắn và vô cùng sung sướng cảm thấy bàn tay ấy nắm lấy tay mình rất chặt và quả quyết. Nàng thoăn thoắt bước ra nhẹ nhàng lạ lùng so với tấm thân đậm đà.
- Thật đáng yêu! - bá tước phu nhân nói.
Con trai bà cũng nghĩ y như vậy. Chàng đưa mắt nhìn theo cho đến khi cái bóng dáng uyển chuyển biến mất, nụ cười vẫn đọng lại trên môi. Qua cửa sổ, chàng thấy nàng lại gần anh, đặt tay lên cánh tay ông và bắt đầu nói chuyện sôi nổi: câu chuyện rõ ràng không liên quan mảy may đến chàng, đến Vronxki này, và chàng lấy làm buồn.
- Thế nào mẹ, mẹ khỏe thật chứ ạ? - chàng quay về phía mẹ, nhắc lại.
- Ừ, khá lắm! Alecxandr rất ngoan. Còn con Maria đẹp thêm ra nhiều. Cháu dễ thương lắm.
Rồi bà cụ bắt đầu nói đến chuyện bà quan tâm nhất: về chuyện rửa tội cho cháu trai, đã khiến bà phải đến Peterburg, và lòng tốt đặc biệt của hoàng đế đối với con cả bà.
- Lôrăng đây rồi, - Vronxki nhìn ra cửa sổ nói. - Ta đi thôi, thưa mẹ.
Người lão bộc theo hầu bá tước phu nhân đến báo mọi thứ đã sẵn sàng và phu nhân đứng dậy.
- Nào, ta đi thôi, đã vãn người rồi, - Vronxki nói.
Chị hầu phòng xách túi và bế con chó nhỏ; người lão bộc và anh phu khuân vác mang những hành lý khác. Vronxki đưa tay cho mẹ khoác; khi xuống khỏi toa tàu, một đám người nét mặt hốt hoảng bỗng chạy qua trước mặt họ. Viên trưởng ga đội mũ lưỡi trai màu đặc biệt cũng trong đám người này.
Rõ ràng vừa xảy ra chuyện gì bất thường. Hành khách đổ cả về phía cuối tàu.
- Cái gì?... Làm sao?... Đâu?... Anh ta lao người vào bánh xe à?...
Chẹt phải anh ta rồi à? - Đám người đi qua bàn tán nhốn nháo.
Xtepan Arcaditr khoác tay em gái cũng quay lại, nét mặt nhớn nhác. Để tránh đám đông, họ dừng lại bên cửa toa xe.
Các bà lại trèo lên toa còn Vronxki và Xtepan Arcaditr thì đi hỏi thêm chi tiết rành mạch hơn về sự việc đáng tiếc kia.
Một người gác đường tàu, vì say rượu hay do quần áo mũ tùm hum để chống rét, đã không nghe thấy tàu giật lùi nên bị kẹt chết.
Các bà được người lão bộc cho biết trước khi Vronxki và Oblonxki quay về. Hai người đã nhìn thấy cái xác mất cả nhân dạng. Oblonxki bị kích động ra mặt. Ông cau mày và như sắp khóc.
- Chao! Kinh khủng! Chao! Anna, nếu em cũng nhìn thấy anh ta!
Chao! Kinh khủng quá! - ông nhắc lại.
Vronxki nín lặng: bộ mặt đẹp của chàng nghiêm trang nhưng rất bình tĩnh.
- Thưa bá tước phu nhân, nếu cụ mà nhìn thấy cảnh đó! - Xtepan Arcaditr nói. - Vợ anh ta cũng đứng đó. Trông chị ấy thảm hại quá...
chị ta nhảy vào ôm lấy xác chồng. Hình như chỉ có mình anh ta làm để nuôi cả gia đình đông con. Đó mới là điều khủng khiếp!
- Không thể giúp được chị ta chút gì à? - Carenina nói, giọng cảm động.
Vronxki nhìn nàng và rời ngay khỏi toa tàu.
- Con trở lại ngay thôi, mẹ ạ, - chàng quay lại nói, lúc bước qua cửa.
Vài phút sau, khi chàng trở lại, đã thấy Xtepan Arcaditr nói chuyện với bá tước phu nhân về cô danh ca mới, còn bà cụ sốt ruột nhìn ra cửa, ngóng con.
- Bây giờ ta đi thôi, - Vronxki quay về, nói.
Tất cả cùng bước ra. Vronxki đi trước với mẹ. Đi sau là Carenina và anh trai. Ra đến cửa, viên trưởng ga đuổi kịp Vronxki.
- Ngài vừa đưa cho ông phó ga hai trăm rúp. Xin ngài vui lòng cho tôi được biết ngài định chuyển số tiền đó cho ai ạ?
- Cho người đàn bà goá, - Vronxki nhún vai đáp. - Tôi không hiểu sao ông lại hỏi tôi câu đó.
- Anh đã làm việc ấy ư? - Oblonxki hỏi to phía sau chàng và xiết chặt cánh tay em gái, nói tiếp: - thật hào hiệp! Hào hiệp biết bao! Quả là một thanh niên đáng yêu, phải không? Xin kính chào bá tước phu nhân.
Ông và em gái dừng lại để tìm chị hầu phòng của Carenina.
Khi họ ra khỏi ga, xe của gia đình Vronxki đã đi rồi. Những người vào ga tiếp tục nói đến chuyện vừa xảy ra.
- Thật là một cái chết khủng khiếp! - Một ông đi qua bên cạnh nói.
- Nghe bảo anh ta bị nghiến đứt làm hai mảnh.
- Trái lại, đấy là cái chết êm dịu nhất vì được chết ngay lập tức, - một người khác nhận xét.
- Tại sao lại không có biện pháp bảo đảm an toàn nhỉ? - một người thứ ba nói.
Carenina bước lên xe và ông anh ngạc nhiên thấy môi cô em run lên và khó khăn lắm nàng mới cầm nổi nước mắt.
- Cô làm sao thế, Anna? - ông hỏi, khi xe đã đi xa.
- Đó là điềm gở, - nàng nói.
- Bậy nào! - Xtepan Arcaditr nói. - Cô đã tới, đó là điều chủ yếu. Cô không thể biết anh hy vọng vào cô đến mức nào.
- Anh quen với Vronxki lâu chưa? - nàng hỏi.
- Lâu rồi. Cô biết không, chúng tôi đang hy vọng anh ta sẽ cưới Kitti đấy.
- Thế à? - Anna bình tĩnh nói. - Bây giờ ta bàn chuyện của anh đi, - nàng lắc đầu nói tiếp như muốn xua đuổi một ý nghĩ phiền toái và khó chịu. - Bàn về công việc của anh đi. Em đã nhận được thư anh, và em đến đây.
- Ừ, anh chỉ còn hy vọng vào cô nữa thôi, - Xtepan Arcaditr nói.
- Nào, kể hết cho em nghe đi.
Thế là Xtepan Arcaditr bắt đầu kể.
Về tới nhà, Oblonxki dắt em xuống xe, bắt tay và đến toà án.
Chú thích:
1. Tên gọi thân mật của Alecxei.
2. Vous filez le parfait amour? Tant mieux, mon cher, tant mieux (tiếng Pháp trong nguyên bản)
Với bản năng của người trong giới xã giao, Vronxki chỉ cần liếc mắt qua cũng xếp được thiếu phụ này vào loại thượng lưu. Chàng xin lỗi rồi tiếp tục đi, nhưng tự nhiên lại ngoái nhìn nàng lần nữa, không phải vì sắc đẹp, cũng không phải vì vẻ thanh lịch và cái duyên thầm toả ra từ khắp toàn thân nàng, mà vì lúc đi ngang qua, chàng đã nhận thấy một vẻ dịu dàng và thuỳ mị lạ lùng trên bộ mặt yêu kiều ấy. Trong khi đó, nàng cũng quay đầu lại. Cặp mắt xám long lanh, như xẫm lại dưới bóng đôi hàng mi dày, dừng lại trên mặt chàng với vẻ chăm chú thân mật như đã nhận ra chàng, rồi lại nhìn ngay ra đám đông người qua lại, như muốn tìm ai. Qua cái nhìn ngắn ngủi, Vronxki nhận thấy vẻ sôi nổi ngấm ngầm phảng phất trên mặt nàng, lúc xuất hiện trong cặp mắt long lanh, khi ở nụ cười thoáng nở trên cặp môi tươi mát. Có thể nói toàn thân nàng trào lên một sức sống dào dạt, dù muốn hay không, vẫn bộc lộ qua ánh mắt hoặc miệng cười. Những lúc nàng cố tình giấu kín không để cái ánh lửa ấy ngời lên trong mắt thì nó lại xuất hiện trong nét cười kín đáo, ngoài ý muốn của nàng.
Vronxki bước vào toa. Mẹ chàng, một bà già khô đét, mắt đen, tóc loăn xoăn thành từng búp nhỏ, lim dim mắt ngắm con và cặp môi mỏng mỉm cười. Bà đứng dậy khỏi ghế, đưa túi xách cho chị hầu phòng và chia bàn tay xương xẩu cho con hôn, rồi lại hôn lên trán chàng.
- Con nhận được điện của mẹ chứ? Con khỏe chứ? Đội ơn Chúa!
- Mẹ đi đường có bình yên không? - con trai bà nói, vừa ngồi xuống cạnh vừa bất giác lắng nghe tiếng đàn bà đằng sau cánh cửa. Chàng biết đó là tiếng người thiếu phụ chàng vừa gặp khi bước lên tàu.
- Dù sao đi nữa, tôi cũng không đồng ý với ông, - thiếu phụ nói.
- Thưa bà, đó là quan điểm Peterburg đấy.
- Không, quan điểm phụ nữ, có thế thôi, - nàng đáp.
- Thế thì, cho phép tôi được hôn tay bà.
- Tạm biệt, ông Ivan Pet'rovitr. Ông nhìn giúp xem anh tôi có đây không, và bảo anh ấy lại đây hộ, - thiếu phụ đứng ở cửa buồng toa nói, rồi quay vào.
- Bà đã tìm thấy ông anh nhà chưa? - nữ bá tước Vrônxkaia hỏi nàng.
Lúc bấy giờ Vronxki mới hiểu ra đó là Carenin.
- Lệnh huynh có ở đây đấy, - chàng đứng dậy và nói. - Xin lỗi, tôi không nhận ra bà, chúng ta ít gặp nhau quá, nên bà ắt chẳng nhớ ra tôi.
- Ồ, có chứ, nhất định tôi phải nhận ra ông, vì trong suốt chuyến đi, cụ nhà và tôi toàn nói về ông, - nàng nói, và cuối cùng để lộ vẻ vui thích ra nụ cười. - Vẫn chưa thấy anh tôi tới.
- Con đi gọi ông ấy đi vậy, Aliosa. 1 - bá tước phu nhân nói.
Vronxki xuống sân ga và gọi to:
- Oblonxki! Đây kia mà!
Nhưng Carenin không đợi ông chạy đến: vừa thoáng thấy anh, nàng liền bước ngay xuống sân ga, dáng đi nhẹ nhàng và quả quyết.
Khi hai người vừa gặp nhau, nàng liền ôm lấy cổ anh, kéo mạnh về phía mình hôn rất thân thiết; dáng điệu nàng vừa duyên dáng vừa mạnh mẽ khiến Vronxki ngây người ra ngắm. Vronxki không rời mắt khỏi nàng, và mỉm cười bâng quơ. Nhưng chàng sực nhớ có mẹ đang đợi nên lại trèo lên tàu.
- Con người mới duyên dáng làm sao, phải không con? - bá tước phu nhân nói với Vronxki. - Ông chồng đã giao bà ta cho mẹ, và mẹ vui thích lắm, mẹ và bà ấy chuyện trò với nhau suốt cả chuyến đi.
Thế nào, còn con? Người ta nói... con đang xe mối tơ tình bất tuyệt phải không? Càng hay, con ạ, càng hay. 2 - Con không biết mẹ định nói bóng đến chuyện gì, mẹ ạ, - người con lạnh lùng đáp. - Ta xuống chứ mẹ?
Carenin trở vào toa để cáo từ bá tước phu nhân:
- Thôi, thưa bá tước phu nhân, cụ đã gặp lại con trai, còn tôi đã gặp anh trai tôi, - nàng vui vẻ nói. - Với lại, có bao nhiêu chuyện tôi đã nói cả rồi, không còn gì kể hầu cụ nữa.
- Tôi không tin thế đâu, - bá tước phu nhân cầm tay nàng nói, - tôi có thể đi vòng quanh thế giới với bà không biết chán, bà là một phụ nữ yêu kiều, ngồi bên bà, dù chuyện trò hoặc nín lặng, cũng đều thấy dễ chịu. Này, tôi xin bà, đừng nhớ cậu con trai nữa: thỉnh thoảng cũng phải tạm xa nhau chứ.
Carenin đứng lặng im, người rất thẳng, và đôi mắt mỉm cười.
- Bà Anna Arcadievna đây có một con trai, một chú bé lên tám, - bá tước phu nhân cắt nghĩa, - bà không xa con bao giờ và cứ băn khoăn vì phải để con ở nhà.
- Vâng, chúng tôi dành tất cả thì giờ để nói chuyện về con cái, cả bá tước phu nhân lẫn tôi, - Carenina nói, và nụ cười lại chiếu sáng khuôn mặt nàng: một nụ cười duyên dáng dành riêng cho Vronxki.
- Thế thì chắc bà nghe đến phát ngấy, - chàng nói, cũng đối đáp theo cách làm duyên nàng đã dùng với chàng. Nhưng rõ ràng nàng không muốn tiếp tục câu chuyện với giọng ấy và quay về phía bá tước phu nhân.
- Rất cám ơn cụ. Thậm chí, tôi không hề cảm thấy ngày hôm qua đã trôi đi nữa kia. Xin chào bá tước phu nhân.
- Xin từ biệt, bà bạn thân, - bá tước phu nhân đáp. - Cho phép tôi được hôn gương mặt xinh đẹp của bà. Tôi là bà già, tôi có thể nói không khách khí rằng bà đã chinh phục tôi rồi đấy.
Câu nói dù có nhàm đến đâu cũng khiến Carenina xúc động. Nàng đỏ mặt, hơi nghiêng mình, chìa mặt cho bá tước phu nhân hôn, rồi lại thẳng người lên, và vẫn với nét cười xao xuyến khi trên mắt, khi trên môi, nàng chìa tay cho Vronxki. Chàng xiết mạnh bàn tay nhỏ nhắn và vô cùng sung sướng cảm thấy bàn tay ấy nắm lấy tay mình rất chặt và quả quyết. Nàng thoăn thoắt bước ra nhẹ nhàng lạ lùng so với tấm thân đậm đà.
- Thật đáng yêu! - bá tước phu nhân nói.
Con trai bà cũng nghĩ y như vậy. Chàng đưa mắt nhìn theo cho đến khi cái bóng dáng uyển chuyển biến mất, nụ cười vẫn đọng lại trên môi. Qua cửa sổ, chàng thấy nàng lại gần anh, đặt tay lên cánh tay ông và bắt đầu nói chuyện sôi nổi: câu chuyện rõ ràng không liên quan mảy may đến chàng, đến Vronxki này, và chàng lấy làm buồn.
- Thế nào mẹ, mẹ khỏe thật chứ ạ? - chàng quay về phía mẹ, nhắc lại.
- Ừ, khá lắm! Alecxandr rất ngoan. Còn con Maria đẹp thêm ra nhiều. Cháu dễ thương lắm.
Rồi bà cụ bắt đầu nói đến chuyện bà quan tâm nhất: về chuyện rửa tội cho cháu trai, đã khiến bà phải đến Peterburg, và lòng tốt đặc biệt của hoàng đế đối với con cả bà.
- Lôrăng đây rồi, - Vronxki nhìn ra cửa sổ nói. - Ta đi thôi, thưa mẹ.
Người lão bộc theo hầu bá tước phu nhân đến báo mọi thứ đã sẵn sàng và phu nhân đứng dậy.
- Nào, ta đi thôi, đã vãn người rồi, - Vronxki nói.
Chị hầu phòng xách túi và bế con chó nhỏ; người lão bộc và anh phu khuân vác mang những hành lý khác. Vronxki đưa tay cho mẹ khoác; khi xuống khỏi toa tàu, một đám người nét mặt hốt hoảng bỗng chạy qua trước mặt họ. Viên trưởng ga đội mũ lưỡi trai màu đặc biệt cũng trong đám người này.
Rõ ràng vừa xảy ra chuyện gì bất thường. Hành khách đổ cả về phía cuối tàu.
- Cái gì?... Làm sao?... Đâu?... Anh ta lao người vào bánh xe à?...
Chẹt phải anh ta rồi à? - Đám người đi qua bàn tán nhốn nháo.
Xtepan Arcaditr khoác tay em gái cũng quay lại, nét mặt nhớn nhác. Để tránh đám đông, họ dừng lại bên cửa toa xe.
Các bà lại trèo lên toa còn Vronxki và Xtepan Arcaditr thì đi hỏi thêm chi tiết rành mạch hơn về sự việc đáng tiếc kia.
Một người gác đường tàu, vì say rượu hay do quần áo mũ tùm hum để chống rét, đã không nghe thấy tàu giật lùi nên bị kẹt chết.
Các bà được người lão bộc cho biết trước khi Vronxki và Oblonxki quay về. Hai người đã nhìn thấy cái xác mất cả nhân dạng. Oblonxki bị kích động ra mặt. Ông cau mày và như sắp khóc.
- Chao! Kinh khủng! Chao! Anna, nếu em cũng nhìn thấy anh ta!
Chao! Kinh khủng quá! - ông nhắc lại.
Vronxki nín lặng: bộ mặt đẹp của chàng nghiêm trang nhưng rất bình tĩnh.
- Thưa bá tước phu nhân, nếu cụ mà nhìn thấy cảnh đó! - Xtepan Arcaditr nói. - Vợ anh ta cũng đứng đó. Trông chị ấy thảm hại quá...
chị ta nhảy vào ôm lấy xác chồng. Hình như chỉ có mình anh ta làm để nuôi cả gia đình đông con. Đó mới là điều khủng khiếp!
- Không thể giúp được chị ta chút gì à? - Carenina nói, giọng cảm động.
Vronxki nhìn nàng và rời ngay khỏi toa tàu.
- Con trở lại ngay thôi, mẹ ạ, - chàng quay lại nói, lúc bước qua cửa.
Vài phút sau, khi chàng trở lại, đã thấy Xtepan Arcaditr nói chuyện với bá tước phu nhân về cô danh ca mới, còn bà cụ sốt ruột nhìn ra cửa, ngóng con.
- Bây giờ ta đi thôi, - Vronxki quay về, nói.
Tất cả cùng bước ra. Vronxki đi trước với mẹ. Đi sau là Carenina và anh trai. Ra đến cửa, viên trưởng ga đuổi kịp Vronxki.
- Ngài vừa đưa cho ông phó ga hai trăm rúp. Xin ngài vui lòng cho tôi được biết ngài định chuyển số tiền đó cho ai ạ?
- Cho người đàn bà goá, - Vronxki nhún vai đáp. - Tôi không hiểu sao ông lại hỏi tôi câu đó.
- Anh đã làm việc ấy ư? - Oblonxki hỏi to phía sau chàng và xiết chặt cánh tay em gái, nói tiếp: - thật hào hiệp! Hào hiệp biết bao! Quả là một thanh niên đáng yêu, phải không? Xin kính chào bá tước phu nhân.
Ông và em gái dừng lại để tìm chị hầu phòng của Carenina.
Khi họ ra khỏi ga, xe của gia đình Vronxki đã đi rồi. Những người vào ga tiếp tục nói đến chuyện vừa xảy ra.
- Thật là một cái chết khủng khiếp! - Một ông đi qua bên cạnh nói.
- Nghe bảo anh ta bị nghiến đứt làm hai mảnh.
- Trái lại, đấy là cái chết êm dịu nhất vì được chết ngay lập tức, - một người khác nhận xét.
- Tại sao lại không có biện pháp bảo đảm an toàn nhỉ? - một người thứ ba nói.
Carenina bước lên xe và ông anh ngạc nhiên thấy môi cô em run lên và khó khăn lắm nàng mới cầm nổi nước mắt.
- Cô làm sao thế, Anna? - ông hỏi, khi xe đã đi xa.
- Đó là điềm gở, - nàng nói.
- Bậy nào! - Xtepan Arcaditr nói. - Cô đã tới, đó là điều chủ yếu. Cô không thể biết anh hy vọng vào cô đến mức nào.
- Anh quen với Vronxki lâu chưa? - nàng hỏi.
- Lâu rồi. Cô biết không, chúng tôi đang hy vọng anh ta sẽ cưới Kitti đấy.
- Thế à? - Anna bình tĩnh nói. - Bây giờ ta bàn chuyện của anh đi, - nàng lắc đầu nói tiếp như muốn xua đuổi một ý nghĩ phiền toái và khó chịu. - Bàn về công việc của anh đi. Em đã nhận được thư anh, và em đến đây.
- Ừ, anh chỉ còn hy vọng vào cô nữa thôi, - Xtepan Arcaditr nói.
- Nào, kể hết cho em nghe đi.
Thế là Xtepan Arcaditr bắt đầu kể.
Về tới nhà, Oblonxki dắt em xuống xe, bắt tay và đến toà án.
Chú thích:
1. Tên gọi thân mật của Alecxei.
2. Vous filez le parfait amour? Tant mieux, mon cher, tant mieux (tiếng Pháp trong nguyên bản)
Quyển
1
Chương 18
Chương 18
Khi Anna bước vào, Doli đang ngồi ở phòng khách nhỏ dạy một
chú bé má phính, tóc vàng, hiện đã giống bố như tạc, nhắc lại bài học tiếng
Pháp. Cú bé vặn vẹo người đọc bài, vừa ra sức rứt cái khuy sắp rời khỏi áo. Người
mẹ đã nhiều lần cấm con làm thế, nhưng bàn tay nhỏ bé bụ bẫm cứ trở đi trở lại
với cái khuy áo. Doli bèn rứt đứt khuy và đút vào túi.
- Để yên tay đấy, Grisa, - bà nói, rồi lại đan tiếp cái chăn len, một việc bà bắt đầu đã từ lâu và mỗi lúc có chuyện khổ tâm lại giở ra làm tiếp: bà đan một cách bực dọc, ngón tay đưa lên đưa xuống lặp chặp và đếm từng mũi. Mặc dầu hôm qua đã nhắn với chồng là mình chẳng bận tâm gì lắm đến chuyện em gái ông có đến hay không, bà vẫn sai người chuẩn bị mọi thứ để đón em chồng và hồi hộp chờ đợi.
Nỗi buồn chồng chất đè trĩu trong lòng Doli. Tuy nhiên bà vẫn nhớ cô Anna, em chồng bà, là vợ một nhân vật quan trọng và chính cô cũng là một phu nhân quyền quý 1ở Peterburg.
"Phải, nói cho cùng, Anna chẳng liên can gì đến việc này cả, Doli nghĩ. Mình chỉ thấy ở cô ấy những đức tính tốt đẹp nhất và bao giờ cô ấy cũng yêu mến mình, thân mật với mình". Thật ra, theo như bà hãy còn nhớ về ấn tượng cảm thấy khi ở gia đình Carenin tại Peterburg, nhà ấy đã làm bà khó chịu: có cái gì giả tạo trong đời sống gia đình của họ. "Tại sao mình lại không tiếp cô ấy chứ? Miễn là cô ta đừng có lên giọng an ủi mình!", Doli thầm nghĩ. "Những chuyện an ủi, khuyên răn tha thứ theo giáo lý, mình đã nhắc lại mọi thứ ấy đến hàng nghìn lần rồi, mà nó có giúp được gì cho mình đâu".
Suốt mấy ngày nay, Doli chỉ ngồi một mình với các con. Bà không muốn nhắc đến nỗi buồn của mình và với nỗi buồn ấy trong lòng, bà cũng không thể nói chuyện gì khác được. Bà biết bằng cách này hay cách khác, bà sẽ nói hết với Anna, và khi thì bà sung sướng nghĩ đến lúc có người để dốc bầu tâm sự, khi thì lại bực tức vì sẽ phải kể lể nỗi tủi nhục của mình với em chồng và phải nghe những lời khích lệ và an ủi có sẵn.
Bà nhìn chiếc đồng hồ quả lắc, đợi em chồng từng phút; nhưng như thói đời vẫn oái ăm thế, chính lúc khách tới bà lại lãng đi mất, và không nghe thấy tiếng chuông giật.
Khi có tiếng tà áo sột soạt và tiếng chân người bước nhẹ qua ngưỡng cửa, bà quay lại và bộ mặt mệt mỏi của bà lộ vẻ ngạc nhiên hơn là vui mừng. Bà đứng dậy và ôm lấy em chồng.
- Sao, cô đã tới rồi à? - bà nói và hôn cô em.
- Chị Doli, em rất sung sướng được gặp chị!
- Tôi cũng thế, - Doli nói với nụ cười nhợt nhạt, cố đoán qua vẻ mặt Anna xem nàng đã biết những gì về chuyện đó. "Cô ấy biết rồi, chắc chắn vậy", bà tự nhủ, khi thấy vẻ thương hại trên nét mặt Anna. - Lại đây, tôi đưa vào buồng của cô, - bà nói tiếp, cố hoãn cái phút phải phân trần muộn chừng nào hay chừng nấy.
- Grisa đấy à? Lạy Chúa, cháu tôi mau lớn quá! - Anna nói. Nàng ôm đứa bé, mắt không rời Doli, rồi dừng lại và đỏ mặt lên. - Không, chị cứ để em ở lại đây đã.
Nàng tháo khăn quàng và chiếc mũ vướng vào mái tóc đen loăn xoăn; nàng lắc lắc đầu gỡ tóc ra.
- Trông cô tràn đầy hạnh phúc và sức khỏe! - Doli nói như thèm muốn.
- Em đấy à?... Vâng, - Anna nói, - lạy Chúa, Tania đây à! Cùng tuổi với Xergei đây, - nàng nói tiếp và quay lại phía em bé gái vừa chạy ở ngoài vào. Nàng ôm nó vào lòng hôn. - Con bé mới tuyệt diệu làm sao, tuyệt diệu làm sao! Chị cho em gặp tất cả các cháu đi!
Nàng gọi tên các cháu: không những nàng nhớ tên mà còn nhớ đúng tuổi, tính nết, bệnh tật của từng đứa. Doli không thể dửng dưng trước điều đó.
- Ta đi gặp các cháu đi, - bà nói. - Tiếc quá, Vaxya lại đang ngủ.
Thăm bọn trẻ xong, hai chị em ngồi một mình ở phòng khách dùng cà phê. Anna tự pha lấy, rồi đẩy cái khay ra.
- Chị Doli ạ, anh ấy nói chuyện với em rồi, - nàng nói.
Doli nhìn Anna ra vẻ lạnh lùng. Lúc này bà đang chờ những câu thương hại giả vờ, nhưng Anna không nói câu nào như vậy.
- Chị Doli yêu dấu, - nàng nói, - em không muốn bênh anh ấy, mà cũng không an ủi chị, chỉ vô ích thôi. Nhưng em thương chị lắm, chị yêu dấu, em thương chị vô cùng.
Nước mắt nàng long lanh trên hàng mi rậm. Nàng đến ngồi sát bên chị dâu và đưa bàn tay nhỏ nhắn, rắn rỏi cầm lấy tay Doli. Doli không ngồi xích ra nhưng vẫn giữ nguyên vẻ mặt nghiêm nghị. Bà nói:
- Không ai có thể an ủi được tôi. Sau việc vừa xảy ra, mọi chuyện thế là hết; tôi mất hết rồi!
Và vừa mới nói như vậy, nét mặt bà bỗng dịu hẳn lại. Anna hôn bàn tay khô gầy của Doli và nói:
- Nhưng chị Doli ạ, làm thế nào, biết làm thế nào? Trong hoàn cảnh ghê sợ này, biết xử sự thế nào là tốt hơn cả? Đó là điều ta phải nghĩ tới.
- Hết cả rồi, không cần gì phải trở lại chuyện đó nữa, Doli nói.
Nhưng ác nghiệt nhất là tôi không thể bỏ anh ấy được: còn con cái, tôi không được tự do. Thế nhưng tôi không thể sống được với anh ấy nữa, nhìn thấy anh ấy cũng đủ là một hình phạt với tôi rồi.
- Chị Doli thân yêu, anh đã nói với em rồi, nhưng em muốn đến lượt chị cũng nói với em. Chị nói tất cả với em đi.
Doli nhìn cô em chồng vẻ dò hỏi. Vẻ quan tâm và yêu thương lộ rõ trên nét mặt Anna.
- Thôi được, - bà đột nhiên nói. - Nhưng tôi sẽ kể lại từ đầu. Cô cũng biết tôi đã lấy chồng như thế nào rồi đấy. Với lối giáo dục của mẹ tôi, không những tôi ngây thơ mà còn ngốc nghếch nữa. Tôi chả biết gì cả. Người ta vẫn nói là những ông chồng thường kể cho vợ nghe quá khứ của mình, nhưng Xtiva... - bà chữa lại, - nhưng Xtepan Arcaditr 2 thì chả nói gì với tôi hết. Hẳn cô không thể tin rằng cho mãi đến gần đây, tôi vẫn cứ đinh ninh mình là người đàn bà duy nhất mà anh ấy biết! Tôi cứ sống như thế trong tám năm. Cô nên hiểu, không những tôi không nghi ngờ anh ấy không chung thuỷ, mà tôi còn cho là không thể có thế được nữa kia... Và đùng một cái, cô tưởng tượng xem, vỡ lở ra những cái ghê tởm, những cái thối tha, với những ý nghĩ như thế!... Chắc cô sẽ hiểu tôi. Vẫn tin tưởng, vẫn đinh ninh với hạnh phúc của mình, thế mà đùng một cái... - Doli nói tiếp, ghìm tiếng thổn thức... - bắt được một lá thư... một lá thư anh ấy viết cho nhân tình, viết cho cô gia sư của các con tôi! Không, thật kinh khủng quá! (Bà rút vội khăn tay ra và che lên mặt). Bị quyến rũ thì còn hiểu được, - bà nói tiếp sau một lúc im lặng, nhưng lừa dối tôi quá đáng như thế, khôn khéo như thế. .. mà với ai kia chứ? Tiếp tục làm chồng tôi, và đồng thời... thật ghê tởm quá! Cô không hiểu được đâu...
- Ồ, có chứ! Em hiểu, em hiểu được, chị Doli thân yêu ạ! - Anna nắm chặt tay chị và nói.
- Và cô tưởng anh ấy hiểu đầy đủ cái hoàn cảnh đáng sợ của tôi à?
Không hiểu một chút nào hết! Anh ấy đang sung sướng và thoả mãn.
- Ồ không đâu! - Anna vội ngắt lời chị. - Anh ấy đáng thương lắm, anh ấy đang bị giày vò vì hối hận.
- Anh ấy mà biết hối hận à? - Doli ngắt lời và chăm chăm nhìn vào mặt cô em chồng.
- Vâng, em biết anh ấy lắm. Em không thể nhìn thấy anh ấy mà không thấy ái ngại. Cả chị lẫn em đều biết tính anh ấy. Anh ấy vốn là người tốt, nhưng tự kiêu, thế mà bây giờ anh cũng cảm thấy quá nhục nhã! Cái làm em cảm động nhất (đến đây, Anna đoán xem cái gì có thể làm Doli xúc động hơn cả), là có hai điều đang giày vò anh: một phần là hối hận với các con, và phần nữa, là đã làm chị phải đau đớn như thế này trong khi anh vẫn yêu chị... bởi vì anh vẫn yêu chị nhất đời, - Anna vội nói thêm, không cho Doli kịp cãi. - "Không, không, vợ tôi sẽ không tha thứ cho tôi", anh luôn miệng nhắc lại như thế.
Doli tư lự ngồi nghe mà không nhìn em chồng.
- Phải, tôi biết hoàn cảnh của anh ấy thật đáng sợ: kẻ có tội vẫn khổ hơn kẻ vô tội, khi người có tội thấy mọi tai họa đều do mình gây ra, - bà nói. - Nhưng tha thứ làm sao được nữa, sau cái chuyện với con kia? Bây giờ sống với anh ấy hẳn là cực hình đối với tôi, hơn nữa tôi vẫn yêu mối tình ngày xưa tôi đã trao cho anh ấy...
Tiếng nức nở ngắt lời bà.
Nhưng, như một việc cố tình, mỗi lúc nguôi nguôi, bà lại tiếp tục nhắc đến những điều đã làm mình bực bội.
- Con ấy nó vừa trẻ, vừa đẹp, - bà nói tiếp. - Anna, mà cô có biết sắc đẹp và tuổi trẻ của tôi đã bị ai lấy mất không. Bị anh ấy và các con anh ấy. Tôi hết thời rồi. Tôi đã hy sinh mọi thứ mình có và bây giờ, bên cạnh một đứa tươi xinh, tầm thường, anh ấy lại thấy vui thú hơn. Thể nào anh ả chả nói về tôi, hay là, tồi tệ hơn, có khi chả buồn nhắc đến tôi nữa... cô có hiểu không?
Một ánh căm hờn lại loé lên trong mắt bà.
- Thế rồi, sau những chuyện đó, anh ấy lại đến nói với tôi... Có thể tin anh ấy được không chứ? Không bao giờ. Không, hết cả rồi, hết cả những gì là nguồn an ủi của tôi, là sự đền bù cho những khổ cực, giày vò... Cô có tin thế không? Tôi vừa bắt cháu Grisa học; trước đó là niềm vui, bây giờ là cực hình. Tại sao tôi phải chuốc lấy những cái khổ đến thế? Tôi có con để làm gì? Điều đáng sợ là tâm hồn tôi bỗng nhiên bị đảo lộn hẳn, đáng lẽ là tình yêu, là âu yếm, tôi chỉ còn thấy thù anh ấy thôi, phải, căm thù. Tôi có thể giết chết anh ấy, và...
- Doli, chị thân mến, em hiểu chị lắm, nhưng chị đừng tự dằn vặt thế. Chị bị xúc phạm, kích động quá đến nỗi không nhìn sự việc cho đúng tầm quan trọng nữa rồi.
Doli bình tĩnh lại, và trong giây lát cả hai cùng im lặng.
- Làm thế nào đây? Cô nghĩ đi, cô Anna, và cứu tôi với. Tôi đã tính hết nhẽ và chẳng thấy lối thoát nào hết.
Anna không tìm ra cách giải quyết nào, nhưng lòng nàng giao cảm với từng lời, từng nét mặt chị dâu.
- Bây giờ em nói với chị thế này nhá, - nàng mở đầu: - em là em gái anh, em biết tâm tính anh, anh vốn có thể dễ quên hết, quên tất cả (nàng đưa tay lên qua trán), dễ bị quyến rũ hoàn toàn, mà cũng biết hối hận tự đáy lòng. Giờ đây, anh không hiểu tại sao anh lại có thể làm việc ấy.
- Có, có chứ! Anh ấy hiểu lắm, anh ấy làm có ý thức! - Doli ngắt lời.
- Nhưng tôi... cô quên tôi... không phải vì thế mà tôi bớt khổ tâm đâu!
- Khoan đã. Khi anh kể chuyện ấy với em, xin thú thật là em cũng chưa hiểu ra ngay tất cả sự khủng khiếp trong hoàn cảnh của chị. Em chỉ nhìn thấy anh và sự bất hòa trong gia đình anh chị thôi, em chỉ thương anh; nhưng bây giờ nói chuyện với chị, vì cùng là phụ nữ, em lại nhìn thấy chuyện khác: em thấy những đau khổ của chị, và em không đủ lời để nói em thương chị đến mức nào! Chị Doli, nàng tiên của em, em hoàn toàn hiểu thấu nỗi đau khổ của chị, nhưng có một điều em chưa biết là chị còn yêu anh ấy đến độ nào. Chính chị mới biết chị có đủ tình yêu để tha thứ cho anh không. Nếu còn có thể được, chị hãy tha thứ cho anh!
- Không... - Doli bắt đầu nói, nhưng Anna đã ngắt lời bằng cách hôn tay bà lần nữa.
- Em hiểu đời hơn chị, - nàng nói. - Em biết những người như Xtiva đã coi những chuyện này thế nào. Chị bảo rằng anh ấy đã nói với cô ta về chị. Tuyệt nhiên không có thế đâu. Những đàn ông đó phạm tội không chung thuỷ, người nhà họ và vợ họ vẫn là thánh đường đối với họ. Họ vẫn tiếp tục coi khinh loại đàn bà kia, đàn bà không làm hại được gia đình họ đâu. Họ vạch một ranh giới không thể vượt qua giữa loại đàn bà đó và gia đình họ. Em không hiểu được điều ấy, nhưng sự thật là như vậy.
- Phải, nhưng anh ấy, đã từng hôn hít con kia...
- Chị Doli, chị yêu dấu, hãy nghe em! Em đã thấy Xtiva hồi anh ấy mê chị. Em nhớ đã có thời kỳ anh đến ở nhà em, vừa khóc vừa nói chuyện với em về chị, và lúc ấy anh đặt chị lên một vị trí cao cả thơ mộng biết nhường nào, và em biết chị càng sống chung với anh, chị càng lớn lên trong con mắt anh. Bọn em đã từng chế giễu anh vì cứ sau mỗi câu, anh lại tiếp thêm: "Doli là người đàn bà kỳ diệu". Trước kia cũng như bây giờ, chị vẫn là vị thần của anh. Đây không phải chuyện trái tim anh bị cám dỗ đâu...
- Nhưng nếu sự cám dỗ đó lại tái diễn thì sao?
- Em tin là không thể thế đâu...
- Vào địa vị cô, cô có tha thứ không?
- Em không biết, em không thể nói được... Có, em có thể tha thứ được, - Anna tư lự nói, nàng hình dung trong đầu, nhận định, cân nhắc tình thế, và tiếp: - được, được, em làm được, em làm được, phải, em sẽ tha thứ. Có thể em sẽ không còn là em như trước nữa, nhưng em sẽ tha thứ như không hề có sự gì xảy ra, không có gì hết...
- Tất nhiên rồi, - Doli hấp tấp ngắt lời em, như kiểu bà phát biểu một ý nghĩ đã nhiều lần đến trong đầu, nếu không thế, đã chả gọi là tha thứ. - Đã tha thứ là phải tha thứ hoàn toàn. Thôi, đi, chị đưa lên phòng của cô, - bà nói và đứng dậy, trong khi cùng đi, bà ôm lấy em chồng. - Em yêu dấu, em tới đây làm chị hài lòng biết bao! Chị thấy dễ chịu hơn, dễ chịu hơn nhiều rồi.
Chú thích:
1. Grande dame (tiếng Pháp trong nguyên bản).
2. Xtiva là cách gọi thân mật. Doli quen miệng gọi thế, rồi chữa lại, dùng cách gọi trịnh trọng để tỏ ra thờ ơ đối với chồng.
- Để yên tay đấy, Grisa, - bà nói, rồi lại đan tiếp cái chăn len, một việc bà bắt đầu đã từ lâu và mỗi lúc có chuyện khổ tâm lại giở ra làm tiếp: bà đan một cách bực dọc, ngón tay đưa lên đưa xuống lặp chặp và đếm từng mũi. Mặc dầu hôm qua đã nhắn với chồng là mình chẳng bận tâm gì lắm đến chuyện em gái ông có đến hay không, bà vẫn sai người chuẩn bị mọi thứ để đón em chồng và hồi hộp chờ đợi.
Nỗi buồn chồng chất đè trĩu trong lòng Doli. Tuy nhiên bà vẫn nhớ cô Anna, em chồng bà, là vợ một nhân vật quan trọng và chính cô cũng là một phu nhân quyền quý 1ở Peterburg.
"Phải, nói cho cùng, Anna chẳng liên can gì đến việc này cả, Doli nghĩ. Mình chỉ thấy ở cô ấy những đức tính tốt đẹp nhất và bao giờ cô ấy cũng yêu mến mình, thân mật với mình". Thật ra, theo như bà hãy còn nhớ về ấn tượng cảm thấy khi ở gia đình Carenin tại Peterburg, nhà ấy đã làm bà khó chịu: có cái gì giả tạo trong đời sống gia đình của họ. "Tại sao mình lại không tiếp cô ấy chứ? Miễn là cô ta đừng có lên giọng an ủi mình!", Doli thầm nghĩ. "Những chuyện an ủi, khuyên răn tha thứ theo giáo lý, mình đã nhắc lại mọi thứ ấy đến hàng nghìn lần rồi, mà nó có giúp được gì cho mình đâu".
Suốt mấy ngày nay, Doli chỉ ngồi một mình với các con. Bà không muốn nhắc đến nỗi buồn của mình và với nỗi buồn ấy trong lòng, bà cũng không thể nói chuyện gì khác được. Bà biết bằng cách này hay cách khác, bà sẽ nói hết với Anna, và khi thì bà sung sướng nghĩ đến lúc có người để dốc bầu tâm sự, khi thì lại bực tức vì sẽ phải kể lể nỗi tủi nhục của mình với em chồng và phải nghe những lời khích lệ và an ủi có sẵn.
Bà nhìn chiếc đồng hồ quả lắc, đợi em chồng từng phút; nhưng như thói đời vẫn oái ăm thế, chính lúc khách tới bà lại lãng đi mất, và không nghe thấy tiếng chuông giật.
Khi có tiếng tà áo sột soạt và tiếng chân người bước nhẹ qua ngưỡng cửa, bà quay lại và bộ mặt mệt mỏi của bà lộ vẻ ngạc nhiên hơn là vui mừng. Bà đứng dậy và ôm lấy em chồng.
- Sao, cô đã tới rồi à? - bà nói và hôn cô em.
- Chị Doli, em rất sung sướng được gặp chị!
- Tôi cũng thế, - Doli nói với nụ cười nhợt nhạt, cố đoán qua vẻ mặt Anna xem nàng đã biết những gì về chuyện đó. "Cô ấy biết rồi, chắc chắn vậy", bà tự nhủ, khi thấy vẻ thương hại trên nét mặt Anna. - Lại đây, tôi đưa vào buồng của cô, - bà nói tiếp, cố hoãn cái phút phải phân trần muộn chừng nào hay chừng nấy.
- Grisa đấy à? Lạy Chúa, cháu tôi mau lớn quá! - Anna nói. Nàng ôm đứa bé, mắt không rời Doli, rồi dừng lại và đỏ mặt lên. - Không, chị cứ để em ở lại đây đã.
Nàng tháo khăn quàng và chiếc mũ vướng vào mái tóc đen loăn xoăn; nàng lắc lắc đầu gỡ tóc ra.
- Trông cô tràn đầy hạnh phúc và sức khỏe! - Doli nói như thèm muốn.
- Em đấy à?... Vâng, - Anna nói, - lạy Chúa, Tania đây à! Cùng tuổi với Xergei đây, - nàng nói tiếp và quay lại phía em bé gái vừa chạy ở ngoài vào. Nàng ôm nó vào lòng hôn. - Con bé mới tuyệt diệu làm sao, tuyệt diệu làm sao! Chị cho em gặp tất cả các cháu đi!
Nàng gọi tên các cháu: không những nàng nhớ tên mà còn nhớ đúng tuổi, tính nết, bệnh tật của từng đứa. Doli không thể dửng dưng trước điều đó.
- Ta đi gặp các cháu đi, - bà nói. - Tiếc quá, Vaxya lại đang ngủ.
Thăm bọn trẻ xong, hai chị em ngồi một mình ở phòng khách dùng cà phê. Anna tự pha lấy, rồi đẩy cái khay ra.
- Chị Doli ạ, anh ấy nói chuyện với em rồi, - nàng nói.
Doli nhìn Anna ra vẻ lạnh lùng. Lúc này bà đang chờ những câu thương hại giả vờ, nhưng Anna không nói câu nào như vậy.
- Chị Doli yêu dấu, - nàng nói, - em không muốn bênh anh ấy, mà cũng không an ủi chị, chỉ vô ích thôi. Nhưng em thương chị lắm, chị yêu dấu, em thương chị vô cùng.
Nước mắt nàng long lanh trên hàng mi rậm. Nàng đến ngồi sát bên chị dâu và đưa bàn tay nhỏ nhắn, rắn rỏi cầm lấy tay Doli. Doli không ngồi xích ra nhưng vẫn giữ nguyên vẻ mặt nghiêm nghị. Bà nói:
- Không ai có thể an ủi được tôi. Sau việc vừa xảy ra, mọi chuyện thế là hết; tôi mất hết rồi!
Và vừa mới nói như vậy, nét mặt bà bỗng dịu hẳn lại. Anna hôn bàn tay khô gầy của Doli và nói:
- Nhưng chị Doli ạ, làm thế nào, biết làm thế nào? Trong hoàn cảnh ghê sợ này, biết xử sự thế nào là tốt hơn cả? Đó là điều ta phải nghĩ tới.
- Hết cả rồi, không cần gì phải trở lại chuyện đó nữa, Doli nói.
Nhưng ác nghiệt nhất là tôi không thể bỏ anh ấy được: còn con cái, tôi không được tự do. Thế nhưng tôi không thể sống được với anh ấy nữa, nhìn thấy anh ấy cũng đủ là một hình phạt với tôi rồi.
- Chị Doli thân yêu, anh đã nói với em rồi, nhưng em muốn đến lượt chị cũng nói với em. Chị nói tất cả với em đi.
Doli nhìn cô em chồng vẻ dò hỏi. Vẻ quan tâm và yêu thương lộ rõ trên nét mặt Anna.
- Thôi được, - bà đột nhiên nói. - Nhưng tôi sẽ kể lại từ đầu. Cô cũng biết tôi đã lấy chồng như thế nào rồi đấy. Với lối giáo dục của mẹ tôi, không những tôi ngây thơ mà còn ngốc nghếch nữa. Tôi chả biết gì cả. Người ta vẫn nói là những ông chồng thường kể cho vợ nghe quá khứ của mình, nhưng Xtiva... - bà chữa lại, - nhưng Xtepan Arcaditr 2 thì chả nói gì với tôi hết. Hẳn cô không thể tin rằng cho mãi đến gần đây, tôi vẫn cứ đinh ninh mình là người đàn bà duy nhất mà anh ấy biết! Tôi cứ sống như thế trong tám năm. Cô nên hiểu, không những tôi không nghi ngờ anh ấy không chung thuỷ, mà tôi còn cho là không thể có thế được nữa kia... Và đùng một cái, cô tưởng tượng xem, vỡ lở ra những cái ghê tởm, những cái thối tha, với những ý nghĩ như thế!... Chắc cô sẽ hiểu tôi. Vẫn tin tưởng, vẫn đinh ninh với hạnh phúc của mình, thế mà đùng một cái... - Doli nói tiếp, ghìm tiếng thổn thức... - bắt được một lá thư... một lá thư anh ấy viết cho nhân tình, viết cho cô gia sư của các con tôi! Không, thật kinh khủng quá! (Bà rút vội khăn tay ra và che lên mặt). Bị quyến rũ thì còn hiểu được, - bà nói tiếp sau một lúc im lặng, nhưng lừa dối tôi quá đáng như thế, khôn khéo như thế. .. mà với ai kia chứ? Tiếp tục làm chồng tôi, và đồng thời... thật ghê tởm quá! Cô không hiểu được đâu...
- Ồ, có chứ! Em hiểu, em hiểu được, chị Doli thân yêu ạ! - Anna nắm chặt tay chị và nói.
- Và cô tưởng anh ấy hiểu đầy đủ cái hoàn cảnh đáng sợ của tôi à?
Không hiểu một chút nào hết! Anh ấy đang sung sướng và thoả mãn.
- Ồ không đâu! - Anna vội ngắt lời chị. - Anh ấy đáng thương lắm, anh ấy đang bị giày vò vì hối hận.
- Anh ấy mà biết hối hận à? - Doli ngắt lời và chăm chăm nhìn vào mặt cô em chồng.
- Vâng, em biết anh ấy lắm. Em không thể nhìn thấy anh ấy mà không thấy ái ngại. Cả chị lẫn em đều biết tính anh ấy. Anh ấy vốn là người tốt, nhưng tự kiêu, thế mà bây giờ anh cũng cảm thấy quá nhục nhã! Cái làm em cảm động nhất (đến đây, Anna đoán xem cái gì có thể làm Doli xúc động hơn cả), là có hai điều đang giày vò anh: một phần là hối hận với các con, và phần nữa, là đã làm chị phải đau đớn như thế này trong khi anh vẫn yêu chị... bởi vì anh vẫn yêu chị nhất đời, - Anna vội nói thêm, không cho Doli kịp cãi. - "Không, không, vợ tôi sẽ không tha thứ cho tôi", anh luôn miệng nhắc lại như thế.
Doli tư lự ngồi nghe mà không nhìn em chồng.
- Phải, tôi biết hoàn cảnh của anh ấy thật đáng sợ: kẻ có tội vẫn khổ hơn kẻ vô tội, khi người có tội thấy mọi tai họa đều do mình gây ra, - bà nói. - Nhưng tha thứ làm sao được nữa, sau cái chuyện với con kia? Bây giờ sống với anh ấy hẳn là cực hình đối với tôi, hơn nữa tôi vẫn yêu mối tình ngày xưa tôi đã trao cho anh ấy...
Tiếng nức nở ngắt lời bà.
Nhưng, như một việc cố tình, mỗi lúc nguôi nguôi, bà lại tiếp tục nhắc đến những điều đã làm mình bực bội.
- Con ấy nó vừa trẻ, vừa đẹp, - bà nói tiếp. - Anna, mà cô có biết sắc đẹp và tuổi trẻ của tôi đã bị ai lấy mất không. Bị anh ấy và các con anh ấy. Tôi hết thời rồi. Tôi đã hy sinh mọi thứ mình có và bây giờ, bên cạnh một đứa tươi xinh, tầm thường, anh ấy lại thấy vui thú hơn. Thể nào anh ả chả nói về tôi, hay là, tồi tệ hơn, có khi chả buồn nhắc đến tôi nữa... cô có hiểu không?
Một ánh căm hờn lại loé lên trong mắt bà.
- Thế rồi, sau những chuyện đó, anh ấy lại đến nói với tôi... Có thể tin anh ấy được không chứ? Không bao giờ. Không, hết cả rồi, hết cả những gì là nguồn an ủi của tôi, là sự đền bù cho những khổ cực, giày vò... Cô có tin thế không? Tôi vừa bắt cháu Grisa học; trước đó là niềm vui, bây giờ là cực hình. Tại sao tôi phải chuốc lấy những cái khổ đến thế? Tôi có con để làm gì? Điều đáng sợ là tâm hồn tôi bỗng nhiên bị đảo lộn hẳn, đáng lẽ là tình yêu, là âu yếm, tôi chỉ còn thấy thù anh ấy thôi, phải, căm thù. Tôi có thể giết chết anh ấy, và...
- Doli, chị thân mến, em hiểu chị lắm, nhưng chị đừng tự dằn vặt thế. Chị bị xúc phạm, kích động quá đến nỗi không nhìn sự việc cho đúng tầm quan trọng nữa rồi.
Doli bình tĩnh lại, và trong giây lát cả hai cùng im lặng.
- Làm thế nào đây? Cô nghĩ đi, cô Anna, và cứu tôi với. Tôi đã tính hết nhẽ và chẳng thấy lối thoát nào hết.
Anna không tìm ra cách giải quyết nào, nhưng lòng nàng giao cảm với từng lời, từng nét mặt chị dâu.
- Bây giờ em nói với chị thế này nhá, - nàng mở đầu: - em là em gái anh, em biết tâm tính anh, anh vốn có thể dễ quên hết, quên tất cả (nàng đưa tay lên qua trán), dễ bị quyến rũ hoàn toàn, mà cũng biết hối hận tự đáy lòng. Giờ đây, anh không hiểu tại sao anh lại có thể làm việc ấy.
- Có, có chứ! Anh ấy hiểu lắm, anh ấy làm có ý thức! - Doli ngắt lời.
- Nhưng tôi... cô quên tôi... không phải vì thế mà tôi bớt khổ tâm đâu!
- Khoan đã. Khi anh kể chuyện ấy với em, xin thú thật là em cũng chưa hiểu ra ngay tất cả sự khủng khiếp trong hoàn cảnh của chị. Em chỉ nhìn thấy anh và sự bất hòa trong gia đình anh chị thôi, em chỉ thương anh; nhưng bây giờ nói chuyện với chị, vì cùng là phụ nữ, em lại nhìn thấy chuyện khác: em thấy những đau khổ của chị, và em không đủ lời để nói em thương chị đến mức nào! Chị Doli, nàng tiên của em, em hoàn toàn hiểu thấu nỗi đau khổ của chị, nhưng có một điều em chưa biết là chị còn yêu anh ấy đến độ nào. Chính chị mới biết chị có đủ tình yêu để tha thứ cho anh không. Nếu còn có thể được, chị hãy tha thứ cho anh!
- Không... - Doli bắt đầu nói, nhưng Anna đã ngắt lời bằng cách hôn tay bà lần nữa.
- Em hiểu đời hơn chị, - nàng nói. - Em biết những người như Xtiva đã coi những chuyện này thế nào. Chị bảo rằng anh ấy đã nói với cô ta về chị. Tuyệt nhiên không có thế đâu. Những đàn ông đó phạm tội không chung thuỷ, người nhà họ và vợ họ vẫn là thánh đường đối với họ. Họ vẫn tiếp tục coi khinh loại đàn bà kia, đàn bà không làm hại được gia đình họ đâu. Họ vạch một ranh giới không thể vượt qua giữa loại đàn bà đó và gia đình họ. Em không hiểu được điều ấy, nhưng sự thật là như vậy.
- Phải, nhưng anh ấy, đã từng hôn hít con kia...
- Chị Doli, chị yêu dấu, hãy nghe em! Em đã thấy Xtiva hồi anh ấy mê chị. Em nhớ đã có thời kỳ anh đến ở nhà em, vừa khóc vừa nói chuyện với em về chị, và lúc ấy anh đặt chị lên một vị trí cao cả thơ mộng biết nhường nào, và em biết chị càng sống chung với anh, chị càng lớn lên trong con mắt anh. Bọn em đã từng chế giễu anh vì cứ sau mỗi câu, anh lại tiếp thêm: "Doli là người đàn bà kỳ diệu". Trước kia cũng như bây giờ, chị vẫn là vị thần của anh. Đây không phải chuyện trái tim anh bị cám dỗ đâu...
- Nhưng nếu sự cám dỗ đó lại tái diễn thì sao?
- Em tin là không thể thế đâu...
- Vào địa vị cô, cô có tha thứ không?
- Em không biết, em không thể nói được... Có, em có thể tha thứ được, - Anna tư lự nói, nàng hình dung trong đầu, nhận định, cân nhắc tình thế, và tiếp: - được, được, em làm được, em làm được, phải, em sẽ tha thứ. Có thể em sẽ không còn là em như trước nữa, nhưng em sẽ tha thứ như không hề có sự gì xảy ra, không có gì hết...
- Tất nhiên rồi, - Doli hấp tấp ngắt lời em, như kiểu bà phát biểu một ý nghĩ đã nhiều lần đến trong đầu, nếu không thế, đã chả gọi là tha thứ. - Đã tha thứ là phải tha thứ hoàn toàn. Thôi, đi, chị đưa lên phòng của cô, - bà nói và đứng dậy, trong khi cùng đi, bà ôm lấy em chồng. - Em yêu dấu, em tới đây làm chị hài lòng biết bao! Chị thấy dễ chịu hơn, dễ chịu hơn nhiều rồi.
Chú thích:
1. Grande dame (tiếng Pháp trong nguyên bản).
2. Xtiva là cách gọi thân mật. Doli quen miệng gọi thế, rồi chữa lại, dùng cách gọi trịnh trọng để tỏ ra thờ ơ đối với chồng.
Quyển
1
Chương 19
Chương 19
Anna ở nhà cả ngày, tức là ở nhà Oblonxki, và không tiếp ai cả
(có mấy người bạn thân biết nàng tới, đã đến thăm ngay hôm đó). Cả buổi sáng
nàng ngồi với Doli và lũ trẻ. Nàng chỉ gửi một mảnh giấy cho anh, nhắn thế nào
cũng phải về ăn trưa. "Anh về nhé, Chúa lòng lành vô cùng", nàng viết.
Oblonxki ăn chiều ở nhà; mọi người đều nói chuyện, và bà vợ khi nói với ông đã gọi bằng "anh", khác hẳn mấy lâu nay. Quan hệ giữa hai vợ chồng vẫn xa cách, nhưng chuyện ly tán không thành vấn đề nữa và Xtepan Arcaditr thoáng thấy trước là sẽ có thể giãi bày và chắp nối lại.
Sau bữa chiều, Kitti đến. Cô chỉ hơi quen Anna và cô đến nhà chị với đôi chút ngại ngùng, không biết vị phu nhân quyền quý ở Peterburg mà ai nấy đều đề cao lên tận mây xanh sẽ đón tiếp mình ra sao. Nhưng cô đã làm vừa lòng Anna Ackađich và nhận ngay ra điều ấy. Rõ ràng Anna đã xiêu lòng vì sắc đẹp và tuổi trẻ của Kitti, và Kitti, trước khi kịp định thần lại, đã thấy mình không những bị Anna thu phục mà còn đam mê nàng theo kiểu một thiếu nữ rất trẻ có thể mê một thiếu phụ có chồng và nhiều tuổi hơn mình. Nhìn Anna, người ta không hề nghĩ tới một phụ nữ thượng lưu hoặc một bà mẹ đã có con lên tám, nếu nàng không có cái vẻ nghiêm nghị và thỉnh thoảng man mác buồn, nó đập vào mắt Kitti và hấp dẫn cô; bằng vào dáng điệu mềm mại, nét mặt tươi tắn và hoạt bát, lộ ra khi ở nụ cười, khi khoé mắt, thì có thể nói đây là một thiếu nữ hai mươi. Cô gái cảm thấy Anna hoàn toàn giản dị và cởi mở, nhưng nàng vẫn mang trong người một thế giới khác một thế giới thượng đẳng đầy hứng thú thơ mộng và phức tạp mà cô không thể với tới. Khi Doli đã trở về phòng riêng sau bữa ăn, Anna liền đứng phắt dậy và lại gần ông anh đang châm xì gà hút.
- Anh Xtiva, - nàng nói, vui vẻ nháy mắt ra hiệu và liếc về phía cửa, - anh vào đi, và cầu Chúa cứu giúp anh!
Ông anh hiểu ý, vứt điếu xìgà và biến vào sau cánh cửa.
Khi Xtepan Arcaditr đi rồi, nàng trở lại ngồi chỗ đivăng ban nãy, giữa đám trẻ. Phải chăng bọn trẻ đã nhận thấy mẹ chúng yêu mến người cô, hay chính chúng cũng thấy ở nàng một vẻ yêu kiều đặc biệt? Hai đứa lớn từ trước bữa ăn đã bám chịt lấy người cô mới này, không muốn rời ra nữa. Và như thói thường, lũ em cũng bắt chước anh chị; giữa chúng với nhau, như đã thành một thứ trò chơi, xem thử đứa nào đứng gần cô nhất, sờ được vào người cô, cầm lấy bàn tay mềm mại của cô, hôn tay cô, nghịch chiếc nhẫn cưới của cô hay ít ra, thì cũng được chạm khẽ vào vạt áo cô.
- Nào các cháu, ta ngồi lại như lúc nãy đi, - Anna nói và ngồi xuống.
Và Grisa, mắt sáng lên kiêu hãnh và sung sướng, luồn đầu xuống dưới tay cô rồi ngả đầu vào áo cô.
- Bao giờ thì tới buổi khiêu vũ sau nhỉ? - nàng quay về phía Kitti hỏi.
- Đến tuần sau ạ; một cuộc khiêu vũ tuyệt diệu, một cuộc khiêu vũ vui suốt từ đầu đến cuối.
- Vậy ra có những cuộc khiêu vũ vui suốt từ đầu đến cuối ư? - Anna nói hơi mỉa mai.
- Vâng, kể cũng lạ, nhưng đúng là như vậy. Khiêu vũ ở nhà Bôbritsep bao giờ cũng vui, ở nhà Nikitin cũng thế. Còn như ở nhà Mekov thì bao giờ cũng chán. Chị không nhận thấy thế sao?
- Không, cô bạn tâm tình ạ, đối với tôi thì không có cuộc khiêu vũ nào là vui cả, - Anna nói, và Kitti bỗng nhìn thấy trong mắt nàng cái thế giới bí mật còn khép kín đối với cô. - Với tôi, chỉ có những cuộc khiêu vũ đỡ chán hơn thôi...
- Làm sao chị lại có thể buồn chán khi dự khiêu vũ nhỉ?
- Tại sao tôi, tôi lại không thể buồn chán ở những chốn đó? - Anna hỏi.
Kitti biết Anna đã đoán trước được câu trả lời của cô.
- Bởi vì bao giờ chị cũng là người đẹp nhất.
Anna vốn hay đỏ mặt, cho nên nàng đỏ mặt và nói:
- Thứ nhất điều ấy không đúng, và thứ hai, nếu thật thế thì cũng chẳng lợi gì cho tôi!
- Chị sẽ đến dự đêm khiêu vũ sắp tới chứ? - Kitti hỏi.
- Tôi nghĩ tôi không thể làm khác được. Đấy, cầm lấy, - nàng bảo Tania, nó rút chiếc nhẫn cưới tuột dễ dàng khỏi ngón tay trắng và thon dài của cô.
- Em sẽ rất vui sướng nếu chị cũng đến. Em thích được thấy chị ở buổi khiêu vũ quá!
- Nếu phải đến đấy, ít ra tôi cũng có thể tự an ủi là đã làm cô vui lòng. Grisa, đừng kéo tóc cô, cô xin cháu, tóc cô sổ tung ra rồi đây này, - nàng vừa nói vừa sửa lại món tóc bị thằng bé nghịch.
- Em hình dung thấy chị mặc áo hoa cà.
- Tại sao lại phải là màu hoa cà? - Anna mỉm cười hỏi. - Thôi đi đi, các cháu, đi đi. Các cháu có nghe thấy không? Cô Hal đang gọi các cháu uống trà đấy, - nàng nói, thả bọn trẻ ra cho chúng vào buồng ăn.
- Tôi biết vì sao cô mời tôi dự khiêu vũ rồi. Cô rất chờ đợi nó và muốn mọi người đều tham gia hôm đó.
- Tại sao chị lại biết? Vâng, đúng thế thật.
- Chao, đẹp đẽ thay tuổi các cô! - Anna tiếp. - Tôi nhớ đến màn sương mù xanh lơ, giống như thứ sương nhìn thấy trên các đỉnh núi ở Thụy Sĩ. Màn sương ấy bao phủ tất cả, vào cái thời kỳ hạnh phúc khi ta vừa ở tuổi thơ bước ra. .. Và từ thế giới mênh mông, sung sướng, vui tươi ấy, đường đi cứ ngày một hẹp dần... Người ta vừa vui mừng lại vừa lo sợ dấn bước vào con đường hẻm đó, mặc dầu nó hình như sáng trưng, diễm lệ... Có ai mà không đi qua con đường ấy?
Kitti mỉm cười không nói gì. "Làm sao chị ấy lại có thể đi qua con đường ấy? Mình muốn biết tất cả câu chuyện về chị ấy quá!", cô nghĩ thầm và nhớ lại hình dáng không lấy gì làm thơ mộng của Alecxei Alecxandrovitr, chồng Anna.
- Tôi biết chuyện rồi. Anh Xtiva có nói với tôi, và tôi hết lời mừng cô đấy, tôi ưa ông ta lắm. - Anna nói tiếp: - Tôi đã gặp Vronxki ở ngoài ga.
- A! Anh ấy cũng ra đấy à? - Kitti đỏ mặt hỏi. - Anh Xtiva đã nói với chị những gì?
- Anh ấy kể hết cho tôi rồi. Và tôi sẽ rất bằng lòng nếu... Tôi đi cùng chuyến tàu với mẹ Vronxki, - nàng nói tiếp, - và bà cụ không ngớt nói về con mình, con cưng của cụ đấy; tôi biết các bà mẹ đều thiên vị, nhưng mà...
- Bà cụ anh ấy nói với chị những gì?
- À, nhiều chuyện lắm! Con cưng của cụ mà, nhưng dù sao, người ta cũng thấy đấy là một con người có bản chất mã thượng... Thí dụ, bà cụ kể cho tôi biết anh ấy muốn bỏ lại cả gia tài cho ông anh; và hồi nhỏ, anh ấy đã làm một việc phi thường: cứu một người đàn bà khỏi chết đuối. Nói tóm lại, đấy là một vị anh hùng, - Anna mỉm cười nói và nhớ lại số tiền hai trăm rúp Vronxki đã cho ở ga.
Nhưng nàng không nhắc tới hai trăm rúp. Nhớ lại điều đó, nàng khó chịu. Nàng cảm thấy trong chuyện đó có cái gì liên quan đến mình, một cái gì đáng trách.
- Bà cụ khẩn khoản mời tôi đến chơi nhà, - Anna tiếp. - Tôi sẽ vui lòng được gặp lại và mai sẽ đến thăm cụ. Đội ơn Chúa, Xtiva ở khá lâu trong phòng Doli rồi, - Anna chuyển sang chuyện khác và đứng dậy. Kitti thấy như nàng có vẻ phật ý.
- Không, tao đến trước! Không, tao cơ! - Bọn trẻ kêu to; chúng uống trà xong và lại chạy đến với cô Anna.
- Tất cả các cháu cùng đến một lúc! - Anna nói, vừa cười vừa chạy ra đón. Nàng giang tay bế chúng và đặt tất cả bọn lau nhau vui tươi ríu rít ấy xuống đivăng.
Oblonxki ăn chiều ở nhà; mọi người đều nói chuyện, và bà vợ khi nói với ông đã gọi bằng "anh", khác hẳn mấy lâu nay. Quan hệ giữa hai vợ chồng vẫn xa cách, nhưng chuyện ly tán không thành vấn đề nữa và Xtepan Arcaditr thoáng thấy trước là sẽ có thể giãi bày và chắp nối lại.
Sau bữa chiều, Kitti đến. Cô chỉ hơi quen Anna và cô đến nhà chị với đôi chút ngại ngùng, không biết vị phu nhân quyền quý ở Peterburg mà ai nấy đều đề cao lên tận mây xanh sẽ đón tiếp mình ra sao. Nhưng cô đã làm vừa lòng Anna Ackađich và nhận ngay ra điều ấy. Rõ ràng Anna đã xiêu lòng vì sắc đẹp và tuổi trẻ của Kitti, và Kitti, trước khi kịp định thần lại, đã thấy mình không những bị Anna thu phục mà còn đam mê nàng theo kiểu một thiếu nữ rất trẻ có thể mê một thiếu phụ có chồng và nhiều tuổi hơn mình. Nhìn Anna, người ta không hề nghĩ tới một phụ nữ thượng lưu hoặc một bà mẹ đã có con lên tám, nếu nàng không có cái vẻ nghiêm nghị và thỉnh thoảng man mác buồn, nó đập vào mắt Kitti và hấp dẫn cô; bằng vào dáng điệu mềm mại, nét mặt tươi tắn và hoạt bát, lộ ra khi ở nụ cười, khi khoé mắt, thì có thể nói đây là một thiếu nữ hai mươi. Cô gái cảm thấy Anna hoàn toàn giản dị và cởi mở, nhưng nàng vẫn mang trong người một thế giới khác một thế giới thượng đẳng đầy hứng thú thơ mộng và phức tạp mà cô không thể với tới. Khi Doli đã trở về phòng riêng sau bữa ăn, Anna liền đứng phắt dậy và lại gần ông anh đang châm xì gà hút.
- Anh Xtiva, - nàng nói, vui vẻ nháy mắt ra hiệu và liếc về phía cửa, - anh vào đi, và cầu Chúa cứu giúp anh!
Ông anh hiểu ý, vứt điếu xìgà và biến vào sau cánh cửa.
Khi Xtepan Arcaditr đi rồi, nàng trở lại ngồi chỗ đivăng ban nãy, giữa đám trẻ. Phải chăng bọn trẻ đã nhận thấy mẹ chúng yêu mến người cô, hay chính chúng cũng thấy ở nàng một vẻ yêu kiều đặc biệt? Hai đứa lớn từ trước bữa ăn đã bám chịt lấy người cô mới này, không muốn rời ra nữa. Và như thói thường, lũ em cũng bắt chước anh chị; giữa chúng với nhau, như đã thành một thứ trò chơi, xem thử đứa nào đứng gần cô nhất, sờ được vào người cô, cầm lấy bàn tay mềm mại của cô, hôn tay cô, nghịch chiếc nhẫn cưới của cô hay ít ra, thì cũng được chạm khẽ vào vạt áo cô.
- Nào các cháu, ta ngồi lại như lúc nãy đi, - Anna nói và ngồi xuống.
Và Grisa, mắt sáng lên kiêu hãnh và sung sướng, luồn đầu xuống dưới tay cô rồi ngả đầu vào áo cô.
- Bao giờ thì tới buổi khiêu vũ sau nhỉ? - nàng quay về phía Kitti hỏi.
- Đến tuần sau ạ; một cuộc khiêu vũ tuyệt diệu, một cuộc khiêu vũ vui suốt từ đầu đến cuối.
- Vậy ra có những cuộc khiêu vũ vui suốt từ đầu đến cuối ư? - Anna nói hơi mỉa mai.
- Vâng, kể cũng lạ, nhưng đúng là như vậy. Khiêu vũ ở nhà Bôbritsep bao giờ cũng vui, ở nhà Nikitin cũng thế. Còn như ở nhà Mekov thì bao giờ cũng chán. Chị không nhận thấy thế sao?
- Không, cô bạn tâm tình ạ, đối với tôi thì không có cuộc khiêu vũ nào là vui cả, - Anna nói, và Kitti bỗng nhìn thấy trong mắt nàng cái thế giới bí mật còn khép kín đối với cô. - Với tôi, chỉ có những cuộc khiêu vũ đỡ chán hơn thôi...
- Làm sao chị lại có thể buồn chán khi dự khiêu vũ nhỉ?
- Tại sao tôi, tôi lại không thể buồn chán ở những chốn đó? - Anna hỏi.
Kitti biết Anna đã đoán trước được câu trả lời của cô.
- Bởi vì bao giờ chị cũng là người đẹp nhất.
Anna vốn hay đỏ mặt, cho nên nàng đỏ mặt và nói:
- Thứ nhất điều ấy không đúng, và thứ hai, nếu thật thế thì cũng chẳng lợi gì cho tôi!
- Chị sẽ đến dự đêm khiêu vũ sắp tới chứ? - Kitti hỏi.
- Tôi nghĩ tôi không thể làm khác được. Đấy, cầm lấy, - nàng bảo Tania, nó rút chiếc nhẫn cưới tuột dễ dàng khỏi ngón tay trắng và thon dài của cô.
- Em sẽ rất vui sướng nếu chị cũng đến. Em thích được thấy chị ở buổi khiêu vũ quá!
- Nếu phải đến đấy, ít ra tôi cũng có thể tự an ủi là đã làm cô vui lòng. Grisa, đừng kéo tóc cô, cô xin cháu, tóc cô sổ tung ra rồi đây này, - nàng vừa nói vừa sửa lại món tóc bị thằng bé nghịch.
- Em hình dung thấy chị mặc áo hoa cà.
- Tại sao lại phải là màu hoa cà? - Anna mỉm cười hỏi. - Thôi đi đi, các cháu, đi đi. Các cháu có nghe thấy không? Cô Hal đang gọi các cháu uống trà đấy, - nàng nói, thả bọn trẻ ra cho chúng vào buồng ăn.
- Tôi biết vì sao cô mời tôi dự khiêu vũ rồi. Cô rất chờ đợi nó và muốn mọi người đều tham gia hôm đó.
- Tại sao chị lại biết? Vâng, đúng thế thật.
- Chao, đẹp đẽ thay tuổi các cô! - Anna tiếp. - Tôi nhớ đến màn sương mù xanh lơ, giống như thứ sương nhìn thấy trên các đỉnh núi ở Thụy Sĩ. Màn sương ấy bao phủ tất cả, vào cái thời kỳ hạnh phúc khi ta vừa ở tuổi thơ bước ra. .. Và từ thế giới mênh mông, sung sướng, vui tươi ấy, đường đi cứ ngày một hẹp dần... Người ta vừa vui mừng lại vừa lo sợ dấn bước vào con đường hẻm đó, mặc dầu nó hình như sáng trưng, diễm lệ... Có ai mà không đi qua con đường ấy?
Kitti mỉm cười không nói gì. "Làm sao chị ấy lại có thể đi qua con đường ấy? Mình muốn biết tất cả câu chuyện về chị ấy quá!", cô nghĩ thầm và nhớ lại hình dáng không lấy gì làm thơ mộng của Alecxei Alecxandrovitr, chồng Anna.
- Tôi biết chuyện rồi. Anh Xtiva có nói với tôi, và tôi hết lời mừng cô đấy, tôi ưa ông ta lắm. - Anna nói tiếp: - Tôi đã gặp Vronxki ở ngoài ga.
- A! Anh ấy cũng ra đấy à? - Kitti đỏ mặt hỏi. - Anh Xtiva đã nói với chị những gì?
- Anh ấy kể hết cho tôi rồi. Và tôi sẽ rất bằng lòng nếu... Tôi đi cùng chuyến tàu với mẹ Vronxki, - nàng nói tiếp, - và bà cụ không ngớt nói về con mình, con cưng của cụ đấy; tôi biết các bà mẹ đều thiên vị, nhưng mà...
- Bà cụ anh ấy nói với chị những gì?
- À, nhiều chuyện lắm! Con cưng của cụ mà, nhưng dù sao, người ta cũng thấy đấy là một con người có bản chất mã thượng... Thí dụ, bà cụ kể cho tôi biết anh ấy muốn bỏ lại cả gia tài cho ông anh; và hồi nhỏ, anh ấy đã làm một việc phi thường: cứu một người đàn bà khỏi chết đuối. Nói tóm lại, đấy là một vị anh hùng, - Anna mỉm cười nói và nhớ lại số tiền hai trăm rúp Vronxki đã cho ở ga.
Nhưng nàng không nhắc tới hai trăm rúp. Nhớ lại điều đó, nàng khó chịu. Nàng cảm thấy trong chuyện đó có cái gì liên quan đến mình, một cái gì đáng trách.
- Bà cụ khẩn khoản mời tôi đến chơi nhà, - Anna tiếp. - Tôi sẽ vui lòng được gặp lại và mai sẽ đến thăm cụ. Đội ơn Chúa, Xtiva ở khá lâu trong phòng Doli rồi, - Anna chuyển sang chuyện khác và đứng dậy. Kitti thấy như nàng có vẻ phật ý.
- Không, tao đến trước! Không, tao cơ! - Bọn trẻ kêu to; chúng uống trà xong và lại chạy đến với cô Anna.
- Tất cả các cháu cùng đến một lúc! - Anna nói, vừa cười vừa chạy ra đón. Nàng giang tay bế chúng và đặt tất cả bọn lau nhau vui tươi ríu rít ấy xuống đivăng.
Quyển
1
Chương 20
Chương 20
Doli ở phòng riêng đi ra để dùng bữa trà người lớn. Không thấy
Xtepan Arcaditr xuất hiện. Chắc ông rời phòng vợ bằng cửa sau.
- Chị sợ cô ở trên gác thì lạnh, - Doli quay lại bảo Anna; - chị sẽ cho thu xếp để cô ở dưới này. Như thế chúng mình sẽ gần nhau hơn.
- Ồ! Thôi chị ạ, chị đừng bận tâm nhiều về em, - Anna đáp, nhìn chằm chặp vào mặt Doli, cố đoán thử xem hai vợ chồng làm lành với nhau chưa.
- Ở đây sáng sủa hơn, - bà chị dâu nói.
- Chị nhớ là ở đâu em cũng ngủ say như chuột đồng ấy.
- Hai chị em nói chuyện gì thế? - Xtepan Arcaditr ở phòng làm việc bước ra và hỏi vợ.
Nghe giọng ông, Kitti và Anna hiểu ngay họ dàn hòa với nhau rồi.
- Em muốn để Anna ở đây, nhưng thay màn cửa đi thì hơn. Không ai làm được, lại phải em thôi, - Doli trả lời chồng.
"Có trời biết họ đã hoàn toàn hòa thuận với nhau chưa", Anna nghĩ thầm khi thấy vẻ bình thản, lạnh lùng của Daria.
- Đừng có luôn luôn chuốc lấy việc vào mình thế Doli ạ, - Oblonxki nói. - Nếu em bằng lòng, anh sẽ làm việc ấy cho...
"Ừ, chắc họ làm lành với nhau rồi", Anna nghĩ thầm.
- Em thừa biết là anh sẽ làm ra sao rồi, - Doli nói: - anh sẽ sai Matvei những điều quái gở không biết mô tê nào mà lần, rồi anh bỏ đi, còn bác ta sẽ làm rối tinh rối mù lên..., - và nụ cười chế nhạo hé nở trên môi Doli.
"Họ hoàn toàn làm lành với nhau rồi, hoàn toàn rồi, lạy Chúa!" - Anna kết luận. Và, sung sướng nghĩ việc làm lành đó là nhờ ở mình, nàng tiến đến và ôm hôn Doli.
- Chưa chắc; tại sao em lại khinh Matvei và anh đến thế nhỉ? - Xtepan Arcaditr nói và quay lại phía vợ, trên môi thoáng một nụ cười.
Cả buổi tối, Doli vẫn như thường lệ, hơi có vẻ mỉa mai chồng, còn Xtepan Arcaditr thì vui vẻ và hài lòng, nhưng vừa đủ để khỏi có vẻ vừa được tha thứ đã vội quên hết lỗi lầm.
Khoảng chín rưỡi, câu chuyện quanh bàn trà nhà Oblonxki đêm ấy đang đặc biệt vui vẻ, bỗng bị phá rối vì một chuyện bất ngờ, bề ngoài tưởng rất bình thường nhưng ai nấy đều thấy kỳ lạ. Nhân nói đến chuyện bạn bè quen thuộc chung ở Peterburg, Anna đứng phắt dậy.
- Tôi có ảnh họ trong anbom đây, và nhân thể, xin mời xem ảnh cháu Xêriôja 1, - nàng nói với nụ cười kiêu hãnh của người mẹ.
Thường thường cứ đến mười giờ là nàng đến đắp chăn cho con và chúc chú bé ngủ ngon trước khi đi khiêu vũ, cho nên lúc này nỗi buồn vì phải xa con xâm chiếm nàng, và dù câu chuyện xoay quanh vấn đề gì, đầu óc nàng vẫn luôn luôn nghĩ tới Xerioja tóc búp của mình.
Nàng nẩy ra ý muốn được ngắm ảnh con và nói một chút về nó. Nắm lấy cái cớ đầu tiên, nàng liền đứng dậy và đi tìm cuốn anbum, bước chân rắn rỏi nhẹ nhàng. Cầu thang lên phòng nàng ăn thẳng vào phòng chờ lớn được sưởi ấm của tầng dưới.
Vừa lúc nàng ra khỏi phòng khách, có tiếng chuông kêu vang ngoài phòng chờ.
- Ai thế nhỉ? - Doli nói.
- Nếu là người đến đón em về thì còn sớm quá, mà nếu là khách đến chơi thì khuya rồi, - Kitti nhận xét.
- Chắc họ mang giấy tờ đến cho tôi, - Xtepan Arcaditr nói.
Khi Anna đi qua gần cầu thang, một người hối hả chạy lên báo có khách; người khách đứng đợi dưới ngọn đèn phòng chờ. Anna nhìn xuống, nhận ngay ra Vronxki và một cảm giác kỳ lạ, vui mừng pha lẫn sợ hãi, thốt nhiên làm cho lòng nàng xao xuyến. Vronxki đứng thẳng, không cởi áo ngoài, và móc ở túi ra vật gì. Lúc nàng đến giữa cầu thang, chàng đưa mắt nhìn lên, thấy nàng, và mặt chằng bỗng lộ vẻ bối rối, sợ sệt. Nàng khẽ cúi đầu chào và đi qua. Liền sau đó có tiếng nói oang oang của Xtepan Arcaditr mời bạn vào chơi và giọng nói bình tĩnh, dịu dàng và hơi tịt đi của Vronxki từ chối lời mời.
Khi Anna đem cuốn anbum trở vào, chàng không còn ở đấy nữa, và Xtepan Arcaditr cho biết là chàng đến hỏi về bữa ăn định tổ chức vào ngày kia mừng một vị tai mắt đi ngang qua đây.
- Anh chàng không bao giờ vào nhà cả: thật buồn cười! - Xtepan Arcaditr nói thêm.
Kitti đỏ mặt. Cô tưởng chỉ riêng mình đoán được tại sao chàng đến đây và tại sao lại không chịu vào nhà. "Chàng qua nhà mình và không thấy mình - cô thầm nghĩ - chàng bèn nghĩ mình ở đây; nhưng chàng không vào vì khuya rồi và có Anna ở đây".
Mọi người nhìn nhau không nói gì, và bắt đầu xem tập ảnh của Anna.
Nào có gì là phi thường hay kỳ lạ trong việc đi ngang qua nhà người bạn thân hồi chín giờ rưỡi để hỏi về chi tiết một bữa ăn đã dự định trước và từ chối không vào nhà; nhưng tất cả đều thấy đó là khác thường. Hơn ai hết, Anna càng băn khoăn và phật ý.
Chú thích:
1. Tên gọi thân mật của Xergei.
- Chị sợ cô ở trên gác thì lạnh, - Doli quay lại bảo Anna; - chị sẽ cho thu xếp để cô ở dưới này. Như thế chúng mình sẽ gần nhau hơn.
- Ồ! Thôi chị ạ, chị đừng bận tâm nhiều về em, - Anna đáp, nhìn chằm chặp vào mặt Doli, cố đoán thử xem hai vợ chồng làm lành với nhau chưa.
- Ở đây sáng sủa hơn, - bà chị dâu nói.
- Chị nhớ là ở đâu em cũng ngủ say như chuột đồng ấy.
- Hai chị em nói chuyện gì thế? - Xtepan Arcaditr ở phòng làm việc bước ra và hỏi vợ.
Nghe giọng ông, Kitti và Anna hiểu ngay họ dàn hòa với nhau rồi.
- Em muốn để Anna ở đây, nhưng thay màn cửa đi thì hơn. Không ai làm được, lại phải em thôi, - Doli trả lời chồng.
"Có trời biết họ đã hoàn toàn hòa thuận với nhau chưa", Anna nghĩ thầm khi thấy vẻ bình thản, lạnh lùng của Daria.
- Đừng có luôn luôn chuốc lấy việc vào mình thế Doli ạ, - Oblonxki nói. - Nếu em bằng lòng, anh sẽ làm việc ấy cho...
"Ừ, chắc họ làm lành với nhau rồi", Anna nghĩ thầm.
- Em thừa biết là anh sẽ làm ra sao rồi, - Doli nói: - anh sẽ sai Matvei những điều quái gở không biết mô tê nào mà lần, rồi anh bỏ đi, còn bác ta sẽ làm rối tinh rối mù lên..., - và nụ cười chế nhạo hé nở trên môi Doli.
"Họ hoàn toàn làm lành với nhau rồi, hoàn toàn rồi, lạy Chúa!" - Anna kết luận. Và, sung sướng nghĩ việc làm lành đó là nhờ ở mình, nàng tiến đến và ôm hôn Doli.
- Chưa chắc; tại sao em lại khinh Matvei và anh đến thế nhỉ? - Xtepan Arcaditr nói và quay lại phía vợ, trên môi thoáng một nụ cười.
Cả buổi tối, Doli vẫn như thường lệ, hơi có vẻ mỉa mai chồng, còn Xtepan Arcaditr thì vui vẻ và hài lòng, nhưng vừa đủ để khỏi có vẻ vừa được tha thứ đã vội quên hết lỗi lầm.
Khoảng chín rưỡi, câu chuyện quanh bàn trà nhà Oblonxki đêm ấy đang đặc biệt vui vẻ, bỗng bị phá rối vì một chuyện bất ngờ, bề ngoài tưởng rất bình thường nhưng ai nấy đều thấy kỳ lạ. Nhân nói đến chuyện bạn bè quen thuộc chung ở Peterburg, Anna đứng phắt dậy.
- Tôi có ảnh họ trong anbom đây, và nhân thể, xin mời xem ảnh cháu Xêriôja 1, - nàng nói với nụ cười kiêu hãnh của người mẹ.
Thường thường cứ đến mười giờ là nàng đến đắp chăn cho con và chúc chú bé ngủ ngon trước khi đi khiêu vũ, cho nên lúc này nỗi buồn vì phải xa con xâm chiếm nàng, và dù câu chuyện xoay quanh vấn đề gì, đầu óc nàng vẫn luôn luôn nghĩ tới Xerioja tóc búp của mình.
Nàng nẩy ra ý muốn được ngắm ảnh con và nói một chút về nó. Nắm lấy cái cớ đầu tiên, nàng liền đứng dậy và đi tìm cuốn anbum, bước chân rắn rỏi nhẹ nhàng. Cầu thang lên phòng nàng ăn thẳng vào phòng chờ lớn được sưởi ấm của tầng dưới.
Vừa lúc nàng ra khỏi phòng khách, có tiếng chuông kêu vang ngoài phòng chờ.
- Ai thế nhỉ? - Doli nói.
- Nếu là người đến đón em về thì còn sớm quá, mà nếu là khách đến chơi thì khuya rồi, - Kitti nhận xét.
- Chắc họ mang giấy tờ đến cho tôi, - Xtepan Arcaditr nói.
Khi Anna đi qua gần cầu thang, một người hối hả chạy lên báo có khách; người khách đứng đợi dưới ngọn đèn phòng chờ. Anna nhìn xuống, nhận ngay ra Vronxki và một cảm giác kỳ lạ, vui mừng pha lẫn sợ hãi, thốt nhiên làm cho lòng nàng xao xuyến. Vronxki đứng thẳng, không cởi áo ngoài, và móc ở túi ra vật gì. Lúc nàng đến giữa cầu thang, chàng đưa mắt nhìn lên, thấy nàng, và mặt chằng bỗng lộ vẻ bối rối, sợ sệt. Nàng khẽ cúi đầu chào và đi qua. Liền sau đó có tiếng nói oang oang của Xtepan Arcaditr mời bạn vào chơi và giọng nói bình tĩnh, dịu dàng và hơi tịt đi của Vronxki từ chối lời mời.
Khi Anna đem cuốn anbum trở vào, chàng không còn ở đấy nữa, và Xtepan Arcaditr cho biết là chàng đến hỏi về bữa ăn định tổ chức vào ngày kia mừng một vị tai mắt đi ngang qua đây.
- Anh chàng không bao giờ vào nhà cả: thật buồn cười! - Xtepan Arcaditr nói thêm.
Kitti đỏ mặt. Cô tưởng chỉ riêng mình đoán được tại sao chàng đến đây và tại sao lại không chịu vào nhà. "Chàng qua nhà mình và không thấy mình - cô thầm nghĩ - chàng bèn nghĩ mình ở đây; nhưng chàng không vào vì khuya rồi và có Anna ở đây".
Mọi người nhìn nhau không nói gì, và bắt đầu xem tập ảnh của Anna.
Nào có gì là phi thường hay kỳ lạ trong việc đi ngang qua nhà người bạn thân hồi chín giờ rưỡi để hỏi về chi tiết một bữa ăn đã dự định trước và từ chối không vào nhà; nhưng tất cả đều thấy đó là khác thường. Hơn ai hết, Anna càng băn khoăn và phật ý.
Chú thích:
1. Tên gọi thân mật của Xergei.
Quyển
1
Chương 21
Chương 21
Cuộc khiêu vũ vừa bắt đầu thì Kitti cùng mẹ bước lên cầu
thang lớn trang trí đầy hoa và tràn ngập ánh sáng, với những người hầu đeo tóc
giả rắc phấn, quần áo đỏ, đứng thành hàng rào danh dự. Từ các phòng khách vẳng
tới tiếng lào xào như tiếng tổ ong, và trong khi hai mẹ con liếc nhìn lần chót
để ngắm lại quần áo và đầu tóc trong tấm gương ở đầu cầu thang có chậu cảnh bao
quanh, thì tiếng nhạc cử điệu vanxơ đầu tiên nổi lên, nương theo âm thanh nhịp
nhàng thận trọng của những cây vĩ cầm trong dàn nhạc.
Một ông già thấp bé sực mùi nước hoa, mặc thường phục, đang tỉ mẩn chải mớ tóc bạc ở thái dương trước một tấm gương khác; ông ta gặp hai mẹ con ở cầu thang và vừa né ra vừa nhìn Kitti mà ông không quen, vẻ thán phục in rõ trên nét mặt. Một chàng trai trẻ mày râu nhẵn nhụi, thuộc vào loại thanh niên hào hoa mà lão quận công Serbatxki mệnh danh là nhãi nhép, mặc gi lê rộng cổ, vừa đi vừa nắn lại chiếc cravat trắng, nghiêng mình chào hai mẹ con Kitti, vượt lên trước, rồi lại quay lại mời Kitti nhảy điệu vũ đối diện. Cô đã dành điệu vũ đối diện thứ nhất cho Vronxki nên đành phải hứa với anh chàng trai trẻ bài thứ hai. Một sĩ quan đang cài cúc găng tay, đứng dẹp vào gần cửa, vừa ngắm Kitti trong bộ áo hồng vừa vuốt ria mép.
Mặc dầu quần áo, đầu tóc và mọi thứ chuẩn bị khác cho buổi dạ hội đã khiến Kitti phải vất vả và suy nghĩ nhiều, lúc bước vào dạ hội trong tấm áo dài tuyn cầu kỳ phủ ngoài lớp áo chẽn màu hồng, cô vẫn có vẻ thoải mái và giản dị, y như các thứ "nơ", đăng ten và đồ trang sức không hề đòi hỏi cô và bọn người hầu một chút bận tâm nào, y như cô đã sinh ra trong tấm áo tuyn ấy, trong mớ đăng ten ấy, với kiểu tóc búi cài bông hồng giữa hai chiếc lá nhỏ.
Trước lúc vào phòng khách, quận công phu nhân định sửa lại dải băng quanh mình cô con gái, nhưng khi Kitti từ chối một cách đáng yêu: cô cảm thấy tất cả những thứ mang trên người tăng vẻ đẹp cho cô một cách tự nhiên và duyên dáng rồi, không cần sửa sang gì hết.
Kitti đang ở vào những ngày sung sướng. Tấm áo dài không chút vướng víu, áo choàng vai đăng ten vẫn chỉnh tề, nơ còn mới nguyên; đôi giày hồng gót cao và cong không bó chặt mà ôm khít bàn chân xinh xắn một cách dễ chịu. Mớ tóc giả dày dặn màu hung cũng bám chặt như tóc thật trên mái đầu duyên dáng. Trên chiếc găng dài nịt sát cánh tay như đổ khuôn, ba chiếc khuy cài dễ dàng không hề làm nhăn nếp vải. Dải nhung đen đeo mặt dây chuyền vàng hình trái tim, tao nhã quàng quanh cổ. Dải nhung thật tuyệt diệu, và khi Kitti ngắm nó trên cổ, trong gương, cô thấy hình như nó biết nói. Những cái khác, thì còn có thể chưa hoàn hảo nhưng dải nhung này quả là một kỳ quan. Khi tới dạ hội, Kitti còn cười với nó lần nữa trong gương. Cô cảm thấy đôi vai và cánh tay trần của mình như bằng đá hoa lạnh (cảm giác cô thích hơn hết). Mắt cô long lanh và cặp môi tươi tắn bất giác mỉm cười: cô biết rõ là mình đẹp.
Vừa bước vào phòng khách và sắp nhập vào đám các bà trang điểm toàn hoa, hàng tuyn, dải băng và đăng ten đang đứng đợi bạn nhảy (không bao giờ Kitti nán lại lâu trong đám này) thì một "kỵ sĩ" bậc nhất đã mời cô nhảy vanxơ, đó là "kỵ sĩ" quan trọng nhất trong ngôi thứ các dạ hội, người đầu trò các đêm khiêu vũ, nhưng chủ trì các buổi lễ: Egôruska Korxunxki, một người đã có vợ, cao lớn và điển trai. Ông vừa rời nữ bá tước Bonin sau khi cùng nhảy với bà bài vanxơ đầu tiên. Đưa mắt nhìn thần dân của mình, nghĩa là mấy cặp đang nhảy, ông thấy Kitti, liền vội đến gặp cô với cái dáng đi uể oải đặc biệt của các bậc thầy vũ balê, nghiêng mình chào, và không cần hỏi xem cô có muốn nhảy không, đưa luôn tay ra quàng lấy tấm thân thanh tú. Cô quay lại tìm người gửi cái quạt, và bà chủ nhà mỉm cười cầm giúp cô.
- Cô đến đúng giờ thế là phải, đi muộn là cái lối gì kia chứ? - ông nói, vừa quàng lấy người cô.
Cô đặt cánh tay trái gập lại trên vai bạn nhảy, và đôi chân nhỏ đi giày hồng nhẹ nhàng lướt đúng nhịp trên mặt sàn trơn.
- Nhảy với cô như được nghỉ ngơi vậy, - ông vừa nói vừa đi thử mấy bước đầu còn chậm của điệu vanxơ, - thật tuyệt vời, nhẹ nhàng bao nhiêu, chính xác 1 bao nhiêu! - ông nhắc lại những lời đã nói với hầu hết bạn nhảy nữ.
Cô mỉm cười trước lời khen, và tiếp tục quan sát khắp gian phòng qua vai người bạn nhảy. Cô không phải người lần đầu đi dự khiêu vũ thường dễ thấy tất cả các bộ mặt quyện lại thành một cảm giác thần tiên duy nhất; cô cũng không phải là một thiếu nữ chán chường nhìn mọi nét mặt đều thấy quen thuộc đến phát ngấy. Cô ở giữa hai thái cực đó: cô bị kích thích, nhưng vẫn tự chủ trong chừng mực còn giữ được khả năng nhận xét. Cô nhận thấy tinh hoa của xã hội thượng lưu đang tập trung ở góc trái gian phòng khách. ở đó, có nàng Lidia xinh đẹp, vợ Korxunxki, mặc hở ngực quá lộ liễu; ở đó có bà chủ nhà; ở đó có Krivin với cái đầu hói bóng vẫn luôn luôn bám theo tinh hoa của giới thượng lưu. Bọn trai trẻ liếc nhìn vào góc này mà không dám lại gần. Cô nhận ra Xtiva trong nhóm, và một lát sau, lại thấy bộ mặt và cái bóng dáng uyển chuyển của Anna trong bộ đồ nhung đen.
Chàng cũng có mặt ở đấy. Kitti chưa gặp lại chàng kể từ buổi tối cô cự tuyệt Levin. Cặp mắt sắc sảo của cô nhận ngay ra chàng và còn thấy chàng đang nhìn mình nữa.
- Chúng ta cùng nhảy bài nữa nhé? Cô chưa mệt chứ? - Korxunxki hơi hổn hển, nói.
- Thôi ạ, cảm ơn ông.
- Tôi phải đưa cô về chỗ nào?
- Hình như Carenina ở kia... Ông đưa tôi lại chỗ bà ấy.
- Xin phục tùng.
Và Korxunxki vẫn nhảy nhưng bước chậm lại, đưa cô đến đám ở góc trái phòng khách; trên đường đi, ông nói: "Xin lỗi quý bà, xin lỗi, xin lỗi quý bà" 2, lách giữa cái biển đăng ten, "tuyn" và dải băng không hề đụng phải ai, rồi dừng cô bạn nhảy lại đột ngột đến nỗi hai bàn chân nhỏ của cô trong đôi tất mỏng dính lộ ra và cái váy đang xoè thành hình quạt, quấn vào đầu gối Krivin. Korxunxki chào, ưỡn ngực ra, và đưa tay dắt cô thiếu nữ đến cạnh Anna Arcadievna. Kitti mặt đỏ nhừ, gỡ váy ra khỏi Krivin, và bối rối nhìn lại đằng sau để tìm Anna.
Anna không mặc màu hoa cà như Kitti muốn; nàng mặc áo nhung đen cổ hở rất nhiều, để lộ đôi vai, bộ ngực tuyệt đẹp như tạc trên ngà voi cổ, và đôi cánh tay tròn với cổ tay nhỏ nhắn. áo nàng đính toàn ren Vơnidơ. Trên mớ tóc đen không chút cầu kỳ, gài dải hoa păngxê nhỏ; cũng một dải hoa như vậy chạy trên nền nhung đen chiếc thắt lưng, giữa hàng đăng ten trắng. Tóc nàng chải rất giản dị, chỉ trang điểm mấy búp nhỏ xoã xuống thái dương và gáy. Chuỗi hạt trai quấn quanh cổ nàng rắn chắc và tuyệt đẹp.
Kitti dạo này ngày nào cũng gặp Anna, cô đâm mê Anna và bao giờ cũng hình dung nàng mặc áo hoa cà. Nhưng bây giờ thấy nàng mặc đồ đen, cô mới cảm thấy mình chưa biết đánh giá hết sắc đẹp của nàng. Đột nhiên, cô thấy Anna dưới một vẻ hoàn toàn khác. Cô hiểu Anna không thể mặc màu hoa cà, sắc đẹp của nàng chính ở chỗ nó làm mờ nhạt, làm quên y phục đi; y phục là cái khung để nàng nổi bật lên, giản dị, tự nhiên, thanh lịch, đồng thời lại vui tươi, hồn nhiên.
Nàng vẫn đứng rất thẳng như thường lệ; khi Kitti lại gần nhóm, nàng đang nói chuyện với chủ nhân và hơi quay đầu về phía cô.
- Không, tôi sẽ không chỉ trích họ đâu, mặc dầu tôi không hiểu gì cả, - nàng nhún vai nói; và ngay sau đó, nàng quay về phía Kitti với nụ cười âu yếm che chở. Nàng lướt nhìn toàn bộ trang phục của Kitti bằng con mắt phụ nữ, khẽ gật đầu tỏ vẻ tán thành và cô thiếu nữ hiểu ngay.
- Cô đi vào đây bằng khiêu vũ, - nàng bảo Kitti.
- Đây là một trợ thủ quý báu của tôi, - Korxunxki nói và chào Anna Arcadievna mà phút trước, ông chưa trông thấy. - Tiểu thư góp phần làm cho cuộc khiêu vũ thêm đẹp, thêm vui. Anna Arcadievna, mời bà nhảy vanxơ, - ông nghiêng đầu mời.
- Các ngài biết nhau rồi chứ? - chủ nhân hỏi.
- Chúng ta quen biết tất cả mọi người! Vợ chồng tôi như con sói trắng vậy, - Korxunxki đáp.
- Ta nhảy vanxơ chứ, thưa bà Anna Arcadievna?
Vừa lúc đó, Vronxki bước lại gần.
- Nếu không thể khác được thì xin nhảy vậy, - nàng nói, không chú ý đến Vronxki vừa chào mình, và vội đặt tay lên vai Korxunxki.
"Tại sao chị ấy lại giận Vronxki?" - Kitti thầm nghĩ khi thấy Anna cố tình không chào lại Vronxki. Chàng đến bên Kitti, nhắc lại lời cô đã hứa nhảy điệu vũ đối diện đầu tiên, và tỏ ý tiếc là thời gian gần đây không được gặp cô. Kitti vừa thán phục nhìn Anna nhảy vừa lắng nghe Vronxki. Cô đợi chàng mời nhảy, nhưng không thấy gì. Cô ngạc nhiên nhìn Vronxki, chàng đỏ mặt, vội mời cô nhảy. Nhưng chàng vừa quàng lấy tấm thân thanh tú và dạo bước thứ nhất thì âm nhạc dừng lại. Kitti nhìn kỹ khuôn mặt chàng kề sát mặt cô. Bao nhiêu năm sau, con mắt đầy tình tứ cô nhìn chàng lúc này và không được chàng đáp lại, vẫn còn vò xé trái tim cô với một cảm giác hổ thẹn day dứt.
- Xin lỗi, xin lỗi! 3 Vanxơ, vanxơ! - Korxunxki thét to ở đầu phòng đằng kia; và vớ lấy người bạn nhảy đầu tiên vừa đi tới, ông lại tiếp tục nhảy.Chú thích:
1. Précision (tiếng Pháp trong nguyên bản).
2. "Pardon, Mesdames; pardon, pardon, Mesdames" (tiếng Pháp trong nguyên bản).
3. Pardon, pardon (tiếng Pháp trong nguyên bản).
Một ông già thấp bé sực mùi nước hoa, mặc thường phục, đang tỉ mẩn chải mớ tóc bạc ở thái dương trước một tấm gương khác; ông ta gặp hai mẹ con ở cầu thang và vừa né ra vừa nhìn Kitti mà ông không quen, vẻ thán phục in rõ trên nét mặt. Một chàng trai trẻ mày râu nhẵn nhụi, thuộc vào loại thanh niên hào hoa mà lão quận công Serbatxki mệnh danh là nhãi nhép, mặc gi lê rộng cổ, vừa đi vừa nắn lại chiếc cravat trắng, nghiêng mình chào hai mẹ con Kitti, vượt lên trước, rồi lại quay lại mời Kitti nhảy điệu vũ đối diện. Cô đã dành điệu vũ đối diện thứ nhất cho Vronxki nên đành phải hứa với anh chàng trai trẻ bài thứ hai. Một sĩ quan đang cài cúc găng tay, đứng dẹp vào gần cửa, vừa ngắm Kitti trong bộ áo hồng vừa vuốt ria mép.
Mặc dầu quần áo, đầu tóc và mọi thứ chuẩn bị khác cho buổi dạ hội đã khiến Kitti phải vất vả và suy nghĩ nhiều, lúc bước vào dạ hội trong tấm áo dài tuyn cầu kỳ phủ ngoài lớp áo chẽn màu hồng, cô vẫn có vẻ thoải mái và giản dị, y như các thứ "nơ", đăng ten và đồ trang sức không hề đòi hỏi cô và bọn người hầu một chút bận tâm nào, y như cô đã sinh ra trong tấm áo tuyn ấy, trong mớ đăng ten ấy, với kiểu tóc búi cài bông hồng giữa hai chiếc lá nhỏ.
Trước lúc vào phòng khách, quận công phu nhân định sửa lại dải băng quanh mình cô con gái, nhưng khi Kitti từ chối một cách đáng yêu: cô cảm thấy tất cả những thứ mang trên người tăng vẻ đẹp cho cô một cách tự nhiên và duyên dáng rồi, không cần sửa sang gì hết.
Kitti đang ở vào những ngày sung sướng. Tấm áo dài không chút vướng víu, áo choàng vai đăng ten vẫn chỉnh tề, nơ còn mới nguyên; đôi giày hồng gót cao và cong không bó chặt mà ôm khít bàn chân xinh xắn một cách dễ chịu. Mớ tóc giả dày dặn màu hung cũng bám chặt như tóc thật trên mái đầu duyên dáng. Trên chiếc găng dài nịt sát cánh tay như đổ khuôn, ba chiếc khuy cài dễ dàng không hề làm nhăn nếp vải. Dải nhung đen đeo mặt dây chuyền vàng hình trái tim, tao nhã quàng quanh cổ. Dải nhung thật tuyệt diệu, và khi Kitti ngắm nó trên cổ, trong gương, cô thấy hình như nó biết nói. Những cái khác, thì còn có thể chưa hoàn hảo nhưng dải nhung này quả là một kỳ quan. Khi tới dạ hội, Kitti còn cười với nó lần nữa trong gương. Cô cảm thấy đôi vai và cánh tay trần của mình như bằng đá hoa lạnh (cảm giác cô thích hơn hết). Mắt cô long lanh và cặp môi tươi tắn bất giác mỉm cười: cô biết rõ là mình đẹp.
Vừa bước vào phòng khách và sắp nhập vào đám các bà trang điểm toàn hoa, hàng tuyn, dải băng và đăng ten đang đứng đợi bạn nhảy (không bao giờ Kitti nán lại lâu trong đám này) thì một "kỵ sĩ" bậc nhất đã mời cô nhảy vanxơ, đó là "kỵ sĩ" quan trọng nhất trong ngôi thứ các dạ hội, người đầu trò các đêm khiêu vũ, nhưng chủ trì các buổi lễ: Egôruska Korxunxki, một người đã có vợ, cao lớn và điển trai. Ông vừa rời nữ bá tước Bonin sau khi cùng nhảy với bà bài vanxơ đầu tiên. Đưa mắt nhìn thần dân của mình, nghĩa là mấy cặp đang nhảy, ông thấy Kitti, liền vội đến gặp cô với cái dáng đi uể oải đặc biệt của các bậc thầy vũ balê, nghiêng mình chào, và không cần hỏi xem cô có muốn nhảy không, đưa luôn tay ra quàng lấy tấm thân thanh tú. Cô quay lại tìm người gửi cái quạt, và bà chủ nhà mỉm cười cầm giúp cô.
- Cô đến đúng giờ thế là phải, đi muộn là cái lối gì kia chứ? - ông nói, vừa quàng lấy người cô.
Cô đặt cánh tay trái gập lại trên vai bạn nhảy, và đôi chân nhỏ đi giày hồng nhẹ nhàng lướt đúng nhịp trên mặt sàn trơn.
- Nhảy với cô như được nghỉ ngơi vậy, - ông vừa nói vừa đi thử mấy bước đầu còn chậm của điệu vanxơ, - thật tuyệt vời, nhẹ nhàng bao nhiêu, chính xác 1 bao nhiêu! - ông nhắc lại những lời đã nói với hầu hết bạn nhảy nữ.
Cô mỉm cười trước lời khen, và tiếp tục quan sát khắp gian phòng qua vai người bạn nhảy. Cô không phải người lần đầu đi dự khiêu vũ thường dễ thấy tất cả các bộ mặt quyện lại thành một cảm giác thần tiên duy nhất; cô cũng không phải là một thiếu nữ chán chường nhìn mọi nét mặt đều thấy quen thuộc đến phát ngấy. Cô ở giữa hai thái cực đó: cô bị kích thích, nhưng vẫn tự chủ trong chừng mực còn giữ được khả năng nhận xét. Cô nhận thấy tinh hoa của xã hội thượng lưu đang tập trung ở góc trái gian phòng khách. ở đó, có nàng Lidia xinh đẹp, vợ Korxunxki, mặc hở ngực quá lộ liễu; ở đó có bà chủ nhà; ở đó có Krivin với cái đầu hói bóng vẫn luôn luôn bám theo tinh hoa của giới thượng lưu. Bọn trai trẻ liếc nhìn vào góc này mà không dám lại gần. Cô nhận ra Xtiva trong nhóm, và một lát sau, lại thấy bộ mặt và cái bóng dáng uyển chuyển của Anna trong bộ đồ nhung đen.
Chàng cũng có mặt ở đấy. Kitti chưa gặp lại chàng kể từ buổi tối cô cự tuyệt Levin. Cặp mắt sắc sảo của cô nhận ngay ra chàng và còn thấy chàng đang nhìn mình nữa.
- Chúng ta cùng nhảy bài nữa nhé? Cô chưa mệt chứ? - Korxunxki hơi hổn hển, nói.
- Thôi ạ, cảm ơn ông.
- Tôi phải đưa cô về chỗ nào?
- Hình như Carenina ở kia... Ông đưa tôi lại chỗ bà ấy.
- Xin phục tùng.
Và Korxunxki vẫn nhảy nhưng bước chậm lại, đưa cô đến đám ở góc trái phòng khách; trên đường đi, ông nói: "Xin lỗi quý bà, xin lỗi, xin lỗi quý bà" 2, lách giữa cái biển đăng ten, "tuyn" và dải băng không hề đụng phải ai, rồi dừng cô bạn nhảy lại đột ngột đến nỗi hai bàn chân nhỏ của cô trong đôi tất mỏng dính lộ ra và cái váy đang xoè thành hình quạt, quấn vào đầu gối Krivin. Korxunxki chào, ưỡn ngực ra, và đưa tay dắt cô thiếu nữ đến cạnh Anna Arcadievna. Kitti mặt đỏ nhừ, gỡ váy ra khỏi Krivin, và bối rối nhìn lại đằng sau để tìm Anna.
Anna không mặc màu hoa cà như Kitti muốn; nàng mặc áo nhung đen cổ hở rất nhiều, để lộ đôi vai, bộ ngực tuyệt đẹp như tạc trên ngà voi cổ, và đôi cánh tay tròn với cổ tay nhỏ nhắn. áo nàng đính toàn ren Vơnidơ. Trên mớ tóc đen không chút cầu kỳ, gài dải hoa păngxê nhỏ; cũng một dải hoa như vậy chạy trên nền nhung đen chiếc thắt lưng, giữa hàng đăng ten trắng. Tóc nàng chải rất giản dị, chỉ trang điểm mấy búp nhỏ xoã xuống thái dương và gáy. Chuỗi hạt trai quấn quanh cổ nàng rắn chắc và tuyệt đẹp.
Kitti dạo này ngày nào cũng gặp Anna, cô đâm mê Anna và bao giờ cũng hình dung nàng mặc áo hoa cà. Nhưng bây giờ thấy nàng mặc đồ đen, cô mới cảm thấy mình chưa biết đánh giá hết sắc đẹp của nàng. Đột nhiên, cô thấy Anna dưới một vẻ hoàn toàn khác. Cô hiểu Anna không thể mặc màu hoa cà, sắc đẹp của nàng chính ở chỗ nó làm mờ nhạt, làm quên y phục đi; y phục là cái khung để nàng nổi bật lên, giản dị, tự nhiên, thanh lịch, đồng thời lại vui tươi, hồn nhiên.
Nàng vẫn đứng rất thẳng như thường lệ; khi Kitti lại gần nhóm, nàng đang nói chuyện với chủ nhân và hơi quay đầu về phía cô.
- Không, tôi sẽ không chỉ trích họ đâu, mặc dầu tôi không hiểu gì cả, - nàng nhún vai nói; và ngay sau đó, nàng quay về phía Kitti với nụ cười âu yếm che chở. Nàng lướt nhìn toàn bộ trang phục của Kitti bằng con mắt phụ nữ, khẽ gật đầu tỏ vẻ tán thành và cô thiếu nữ hiểu ngay.
- Cô đi vào đây bằng khiêu vũ, - nàng bảo Kitti.
- Đây là một trợ thủ quý báu của tôi, - Korxunxki nói và chào Anna Arcadievna mà phút trước, ông chưa trông thấy. - Tiểu thư góp phần làm cho cuộc khiêu vũ thêm đẹp, thêm vui. Anna Arcadievna, mời bà nhảy vanxơ, - ông nghiêng đầu mời.
- Các ngài biết nhau rồi chứ? - chủ nhân hỏi.
- Chúng ta quen biết tất cả mọi người! Vợ chồng tôi như con sói trắng vậy, - Korxunxki đáp.
- Ta nhảy vanxơ chứ, thưa bà Anna Arcadievna?
Vừa lúc đó, Vronxki bước lại gần.
- Nếu không thể khác được thì xin nhảy vậy, - nàng nói, không chú ý đến Vronxki vừa chào mình, và vội đặt tay lên vai Korxunxki.
"Tại sao chị ấy lại giận Vronxki?" - Kitti thầm nghĩ khi thấy Anna cố tình không chào lại Vronxki. Chàng đến bên Kitti, nhắc lại lời cô đã hứa nhảy điệu vũ đối diện đầu tiên, và tỏ ý tiếc là thời gian gần đây không được gặp cô. Kitti vừa thán phục nhìn Anna nhảy vừa lắng nghe Vronxki. Cô đợi chàng mời nhảy, nhưng không thấy gì. Cô ngạc nhiên nhìn Vronxki, chàng đỏ mặt, vội mời cô nhảy. Nhưng chàng vừa quàng lấy tấm thân thanh tú và dạo bước thứ nhất thì âm nhạc dừng lại. Kitti nhìn kỹ khuôn mặt chàng kề sát mặt cô. Bao nhiêu năm sau, con mắt đầy tình tứ cô nhìn chàng lúc này và không được chàng đáp lại, vẫn còn vò xé trái tim cô với một cảm giác hổ thẹn day dứt.
- Xin lỗi, xin lỗi! 3 Vanxơ, vanxơ! - Korxunxki thét to ở đầu phòng đằng kia; và vớ lấy người bạn nhảy đầu tiên vừa đi tới, ông lại tiếp tục nhảy.Chú thích:
1. Précision (tiếng Pháp trong nguyên bản).
2. "Pardon, Mesdames; pardon, pardon, Mesdames" (tiếng Pháp trong nguyên bản).
3. Pardon, pardon (tiếng Pháp trong nguyên bản).
Quyển
1
Chương 22
Chương 22
Vronxki nhảy vài bước vanxơ với Kitti. Sau bài vanxơ, Kitti
đi tìm mẹ và chỉ kịp trao đổi vài câu với nữ bá tước Norxton thì Vronxki đó đến
tìm cô để nhảy điệu vũ đối diện đầu tiên. Trong khi nhảy, họ không nói chuyện
gì đặc biệt cả; họ nói nhát gừng, khi về chuyện nhà Korxunxki, cả chồng lẫn vợ,
mà chàng tả họ một cách khôi hài như những đứa bé đáng yêu bốn mươi tuổi, khi về
một nhà hát của giới thượng lưu đang xây dựng; có mỗi một lần câu chuyện dính
dáng đến cô là khi chàng hỏi Levin còn ở Moxcva không và nói thêm là chàng rất
thích anh ta. Nhưng Kitti cũng không đặt hy vọng gì nhiều lắm ở điệu vũ đối diện.
Lòng bồi hồi, cô đợi đến điệu mazuyêcka. Cô có cảm tưởng mọi việc sẽ được quyết
định trong lúc nhảy mazuyêcka. Cô không lo gì về chuyện chàng đó quên không mời
trước mình trong khi nhảy điệu đối diện. Cô chắc chắn sẽ được nhảy với chàng,
cũng như trong các buổi khiêu vũ trước, nên đó từ chối năm người mời nhảy, với
lý do đó hứa với người khác rồi.
Cho đến điệu vũ đối diện cuối cùng, cả cuộc dạ hội, đối với Kitti, như một giấc mơ tuyệt diệu, đầy hoa, âm thanh và chuyển động hoan lạc. Cô chỉ ngồi yên trên ghế khi nào thấy mình mệt quá và cần nghỉ một lát. Nhưng, khi nhảy điệu đối diện cuối cùng với một chàng trai chán phèo không sao từ chối được, cô bỗng thấy mình đối diện 1 với Anna và Vronxki. Từ lúc bắt đầu nhảy, cô chưa gặp lại Anna, và cô bỗng thấy nàng hoàn toàn đổi khác lần nữa. Cô nhận ra trên nét mặt nàng những dấu hiệu phấn khởi rất quen thuộc với cô: phấn khởi của thành công. Cô thấy Anna đang say sưa trước sự ngưỡng mộ nàng đó gây nên. Kitti đó từng trải qua thứ tình cảm đó, biết những triệu chứng của nó và nhìn thấy triệu chứng ấy trên nét mặt Anna: cô bắt gặp ở nàng cái ánh mắt chói ngời và lung linh, nụ cười sung sướng và đắc thắng trên đôi môi bất giác run rẩy, vẻ duyên dáng, chính xác và nhẹ nhàng trong mọi cử động.
"Ai vậy? Cô tự hỏi. Tất cả hay chỉ một người?". Và, mặc cho người bạn nhảy đáng thương hoài công tìm cách nối lại câu chuyện, và làm theo lời kêu gọi vui vẻ và hách dịch của Korxunxki bảo họ lúc thì nhảy thành vòng tròn rộng 2 lúc thì nhảy thành dóy dài 3, Kitti tiếp tục quan sát, và mỗi lúc một thấy se lòng. "Không, không phải sự ngưỡng mộ của đám đông đó làm chị ấy say sưa, mà là của một người thôi! Ai vậy? Có thể nào lại chính là Chàng?".
Mỗi lần chàng nói với Anna, mắt nàng lại sáng ngời lên và nụ cười rạng rỡ hé nở trên cặp môi đầy đặn. Nàng như gắng che giấu nỗi vui mừng, nhưng bất chấp ý nàng, nó vẫn nở bừng trên mặt. "Nhưng còn chàng?". Kitti nhìn chàng và bỗng hói hùng. Điều cô nhìn thấy trên mặt Anna phản chiếu lại trên mặt Vronxki, rõ ràng như trong gương.
Nào đâu là tư thế bình tĩnh và tự tin, cái vẻ bình thản và vô tư của chàng? Mỗi lần nói với nàng, chàng hơi cúi đầu xuống như kiểu muốn phủ phục, và trong mắt chỉ còn biểu lộ vẻ phục tùng và sợ sệt. Vẻ nhìn đó như muốn nói: "Tôi không muốn làm phật lòng bà, nhưng quả tôi chỉ muốn trốn đi, mà không biết trốn bằng cách nào". Mặt chàng có một vẻ khác thường cô chưa từng thấy bao giờ.
Họ trò chuyện về những người cùng quen biết, về những thứ không đâu, nhưng Kitti có cảm tưởng mỗi lời họ nói đang quyết định cả số phận họ lẫn số phận cô. Và lạ thay, dù thực ra họ chỉ bàn về cái thứ tiếng Pháp lố bịch của Ivan Ivanovitr, về đám cưới tầm thường của cô Eletxki, những câu chuyện đó vẫn có vẻ quan trọng đối với họ, và họ cũng cảm thấy điều ấy như Kitti. Cả cuộc khiêu vũ lẫn quan khách, tất thẩy đều như biến đi trước mắt Kitti. Một điều duy nhất:
nề nếp giáo dục nghiêm khắc theo gia phong đó duy trì được tinh thần cô, buộc cô phải làm những việc người khác đang yêu cầu, nghĩa là khiêu vũ, trả lời câu hỏi người khác, nói, và thậm chí cười nữa.
Nhưng đúng trước khi nhảy mazuyêcka, trong lúc người ta thu ghế lại và từng đôi một rời khỏi các phòng khách nhỏ để đến tập trung ở phòng lớn, Kitti bỗng sợ hói và thất vọng. Cô đó từ chối năm bạn nhảy, và giờ đây không ai mời cô cả! Cô cũng không hy vọng gì được mời nữa, chính bởi lẽ cô là ngôi sao sáng trong chốn xó giao nên không ai nghĩ cô lại thiếu bạn nhảy. Đáng lẽ viện cớ mệt xin phép mẹ ra về, thì cô lại không đủ can đảm nói vậy. Cô cảm thấy tuyệt vọng quá rồi!
Cô trốn vào phòng khách nhỏ và gieo mình xuống ghế bành. Chiếc váy mỏng, như một làn mây, quàng lấy tấm thân mảnh dẻ; cánh tay trần, mảnh mai và ẻo lả buông thõng trên nếp áo hồng; tay kia cầm quạt, cô quạt phần phật và bực dọc vào khuôn mặt nóng bừng. Cô có vẻ như một con bướm vừa mắc vào đám cỏ, đang sắp sửa bay lên và giương đôi cánh sặc sỡ; một nỗi thất vọng ghê gớm vò nát trái tim cô.
"Có lẽ mình nhầm chăng? Có lẽ không đúng thế chăng?". Và cô ôn lại tất cả những điều đó nhìn thấy.
- Kitti, có chuyện gì vậy? - nữ bá tước Norxton bước rất nhẹ lại gần cô và nói. - Tôi không hiểu đấy.
Môi dưới Kitti run lên; cô vội đứng dậy.
- Cô không nhảy mazuyêcka à?
- Không, không, - Kitti nói, giọng run run, nghẹn ngào nước mắt.
- Chàng vừa mời bà ta trước mặt tôi, - nữ bá tước Norxton nói, thừa biết Kitti hiểu mình định ám chỉ ai. - Bà ta bảo: "Tôi tưởng ông nhảy với tiểu thư Tsecbatxkaia".
- Thế thì việc gì đến tôi? - Kitti đáp.
Ngoài bản thân cô, không ai hiểu được hoàn cảnh éo le này, không ai biết vừa hôm qua cô cự tuyệt một người mà có lẽ cô đó yêu, chỉ vì tin vào người khác.
Nữ bá tước Norxton đi tìm Korxunxki mà bà đó hứa sẽ cùng nhảy điệu mazuyêcka và buộc ông mời Kitti.
Kitti ở trong cặp thứ nhất, và may mắn là cô không bắt buộc phải nói chuyện, vì Korxunxki còn bận chạy chỗ này chỗ khác để làm tròn phận sự. Vronxki và Anna gần như ở ngay trước mặt cô. Cặp mắt sắc của cô nhìn thấy họ lúc lùi xa, lúc sát lại gần khi họ lẫn vào các cặp khác. Càng nhìn, cô càng xác định rõ ràng nỗi bất hạnh của mình.
Đúng là họ tự cảm thấy như chỉ có hai người với nhau trong gian phòng đông nghịt này. Và trên nét mặt Vronxki, xưa nay vốn lạnh lùng và thản nhiên, một lần nữa cô lại thấy cái vẻ bối rối và qụy lụy đó khiến cô sửng sốt: vẻ mặt con chó thông minh biết mình phạm lỗi.
Anna mỉm cười... chàng mỉm cười lại. Nàng trở nên tư lự... chàng lấy lại bộ mặt nghiêm trang. Một sức mạnh phi thường như hút cặp mắt của Kitti dán vào mặt Anna. Trông nàng đầy sức quyến rũ, với tấm áo dài đen giản dị, đôi cánh tay tuyệt đẹp đeo đầy vòng, cái cổ rắn rỏi quấn chuỗi hạt trai, những búp tóc loà xoà, đôi chân nhỏ nhắn uyển chuyển duyên dáng, khuôn mặt đẹp tươi, tất cả ở nàng đều dễ yêu, nhưng nét kiều diễm ấy có một vẻ gì ghê sợ và tàn nhẫn.
Kitti càng thêm ngưỡng mộ duyên sắc của nàng, và chính vì vậy nỗi đau đớn của cô càng sâu sắc. Cô cảm thấy ró rời và điều đó lộ ra trên nét mặt. Khi Vronxki tình cờ đến sát cô trong một đội hình, chàng không nhận ngay ra được vì trông cô biến sắc quá.
- Dạ hội tuyệt thật! - chàng nói cho có chuyện.
- Vâng, - cô đáp.
Giữa điệu mazuyêcka, để lắp lại một đội hình phức tạp do Korxunxki vừa đặt ra, Anna phải ra đứng giữa vòng tròn và chọn lấy hai nam hai nữ trong đó có Kitti. Vừa tiến lại gần, Kitti vừa ngắm nàng một cách sợ hói. Anna lim dim mắt nhìn cô, mỉm cười và nắm tay cô. Nhưng thấy Kitti chỉ đáp lại bằng một vẻ tuyệt vọng ngỡ ngàng, nàng quay đi và bắt chuyện vui vẻ với bà kia.
"Phải, chị ta có sức quyến rũ kỳ lạ và ma quái", Kitti nghĩ thầm.
Anna không muốn ở lại ăn đêm, mặc dầu chủ nhân khẩn khoản mời.
- Xin bà đừng từ chối, bà Anna Arcadievna, - Korxunxki xen vào và luồn cánh tay trần của Anna vào cánh tay mình. - Tôi mới nghĩ ra được một điệu vũ. Một điệu tuyệt đẹp 4!
Và ông bước đi, cố kéo nàng theo. Chủ nhân mỉm cười tán thưởng.
- Không, tôi không thể ở lại được, - Anna mỉm cười đáp; nhưng mặc dầu thấy nàng cười, cả Korxunxki lẫn chủ nhân đều hiểu với giọng quả quyết ấy, nàng sẽ không ở lại. - Phải, trong cuộc dạ hội của các ngài ở Moxcva đây, tôi đó nhảy nhiều hơn cả một mùa đông ở Peterburg, - Anna nói và quay lại nhìn Vronxki đứng gần đó. - Tôi phải nghỉ ngơi trước khi lên đường.
- Ngày mai bà nhất định đi ư? - Vronxki hỏi.
- Vâng, tôi định thế, - Anna đáp, như ngạc nhiên vì câu hỏi táo bạo; nhưng ánh mắt lung linh và nụ cười của nàng như đốt cháy toàn thân chàng trong khi nàng nói câu ấy.
Anna Arcadievna không ở lại ăn đêm và ra về.
1. Visàvis (tiếng Pháp trong nguyên bản).
2. Grand rond, chaine (tiếng Pháp trong nguyên bản) 4 Unbijou (tiếng Pháp trong nguyên bản) nghĩa đen là một vật trang sức.
3. Grand rond, chaine (tiếng Pháp trong nguyên bản) 4 Unbijou (tiếng Pháp trong nguyên bản) nghĩa đen là một vật trang sức.
Cho đến điệu vũ đối diện cuối cùng, cả cuộc dạ hội, đối với Kitti, như một giấc mơ tuyệt diệu, đầy hoa, âm thanh và chuyển động hoan lạc. Cô chỉ ngồi yên trên ghế khi nào thấy mình mệt quá và cần nghỉ một lát. Nhưng, khi nhảy điệu đối diện cuối cùng với một chàng trai chán phèo không sao từ chối được, cô bỗng thấy mình đối diện 1 với Anna và Vronxki. Từ lúc bắt đầu nhảy, cô chưa gặp lại Anna, và cô bỗng thấy nàng hoàn toàn đổi khác lần nữa. Cô nhận ra trên nét mặt nàng những dấu hiệu phấn khởi rất quen thuộc với cô: phấn khởi của thành công. Cô thấy Anna đang say sưa trước sự ngưỡng mộ nàng đó gây nên. Kitti đó từng trải qua thứ tình cảm đó, biết những triệu chứng của nó và nhìn thấy triệu chứng ấy trên nét mặt Anna: cô bắt gặp ở nàng cái ánh mắt chói ngời và lung linh, nụ cười sung sướng và đắc thắng trên đôi môi bất giác run rẩy, vẻ duyên dáng, chính xác và nhẹ nhàng trong mọi cử động.
"Ai vậy? Cô tự hỏi. Tất cả hay chỉ một người?". Và, mặc cho người bạn nhảy đáng thương hoài công tìm cách nối lại câu chuyện, và làm theo lời kêu gọi vui vẻ và hách dịch của Korxunxki bảo họ lúc thì nhảy thành vòng tròn rộng 2 lúc thì nhảy thành dóy dài 3, Kitti tiếp tục quan sát, và mỗi lúc một thấy se lòng. "Không, không phải sự ngưỡng mộ của đám đông đó làm chị ấy say sưa, mà là của một người thôi! Ai vậy? Có thể nào lại chính là Chàng?".
Mỗi lần chàng nói với Anna, mắt nàng lại sáng ngời lên và nụ cười rạng rỡ hé nở trên cặp môi đầy đặn. Nàng như gắng che giấu nỗi vui mừng, nhưng bất chấp ý nàng, nó vẫn nở bừng trên mặt. "Nhưng còn chàng?". Kitti nhìn chàng và bỗng hói hùng. Điều cô nhìn thấy trên mặt Anna phản chiếu lại trên mặt Vronxki, rõ ràng như trong gương.
Nào đâu là tư thế bình tĩnh và tự tin, cái vẻ bình thản và vô tư của chàng? Mỗi lần nói với nàng, chàng hơi cúi đầu xuống như kiểu muốn phủ phục, và trong mắt chỉ còn biểu lộ vẻ phục tùng và sợ sệt. Vẻ nhìn đó như muốn nói: "Tôi không muốn làm phật lòng bà, nhưng quả tôi chỉ muốn trốn đi, mà không biết trốn bằng cách nào". Mặt chàng có một vẻ khác thường cô chưa từng thấy bao giờ.
Họ trò chuyện về những người cùng quen biết, về những thứ không đâu, nhưng Kitti có cảm tưởng mỗi lời họ nói đang quyết định cả số phận họ lẫn số phận cô. Và lạ thay, dù thực ra họ chỉ bàn về cái thứ tiếng Pháp lố bịch của Ivan Ivanovitr, về đám cưới tầm thường của cô Eletxki, những câu chuyện đó vẫn có vẻ quan trọng đối với họ, và họ cũng cảm thấy điều ấy như Kitti. Cả cuộc khiêu vũ lẫn quan khách, tất thẩy đều như biến đi trước mắt Kitti. Một điều duy nhất:
nề nếp giáo dục nghiêm khắc theo gia phong đó duy trì được tinh thần cô, buộc cô phải làm những việc người khác đang yêu cầu, nghĩa là khiêu vũ, trả lời câu hỏi người khác, nói, và thậm chí cười nữa.
Nhưng đúng trước khi nhảy mazuyêcka, trong lúc người ta thu ghế lại và từng đôi một rời khỏi các phòng khách nhỏ để đến tập trung ở phòng lớn, Kitti bỗng sợ hói và thất vọng. Cô đó từ chối năm bạn nhảy, và giờ đây không ai mời cô cả! Cô cũng không hy vọng gì được mời nữa, chính bởi lẽ cô là ngôi sao sáng trong chốn xó giao nên không ai nghĩ cô lại thiếu bạn nhảy. Đáng lẽ viện cớ mệt xin phép mẹ ra về, thì cô lại không đủ can đảm nói vậy. Cô cảm thấy tuyệt vọng quá rồi!
Cô trốn vào phòng khách nhỏ và gieo mình xuống ghế bành. Chiếc váy mỏng, như một làn mây, quàng lấy tấm thân mảnh dẻ; cánh tay trần, mảnh mai và ẻo lả buông thõng trên nếp áo hồng; tay kia cầm quạt, cô quạt phần phật và bực dọc vào khuôn mặt nóng bừng. Cô có vẻ như một con bướm vừa mắc vào đám cỏ, đang sắp sửa bay lên và giương đôi cánh sặc sỡ; một nỗi thất vọng ghê gớm vò nát trái tim cô.
"Có lẽ mình nhầm chăng? Có lẽ không đúng thế chăng?". Và cô ôn lại tất cả những điều đó nhìn thấy.
- Kitti, có chuyện gì vậy? - nữ bá tước Norxton bước rất nhẹ lại gần cô và nói. - Tôi không hiểu đấy.
Môi dưới Kitti run lên; cô vội đứng dậy.
- Cô không nhảy mazuyêcka à?
- Không, không, - Kitti nói, giọng run run, nghẹn ngào nước mắt.
- Chàng vừa mời bà ta trước mặt tôi, - nữ bá tước Norxton nói, thừa biết Kitti hiểu mình định ám chỉ ai. - Bà ta bảo: "Tôi tưởng ông nhảy với tiểu thư Tsecbatxkaia".
- Thế thì việc gì đến tôi? - Kitti đáp.
Ngoài bản thân cô, không ai hiểu được hoàn cảnh éo le này, không ai biết vừa hôm qua cô cự tuyệt một người mà có lẽ cô đó yêu, chỉ vì tin vào người khác.
Nữ bá tước Norxton đi tìm Korxunxki mà bà đó hứa sẽ cùng nhảy điệu mazuyêcka và buộc ông mời Kitti.
Kitti ở trong cặp thứ nhất, và may mắn là cô không bắt buộc phải nói chuyện, vì Korxunxki còn bận chạy chỗ này chỗ khác để làm tròn phận sự. Vronxki và Anna gần như ở ngay trước mặt cô. Cặp mắt sắc của cô nhìn thấy họ lúc lùi xa, lúc sát lại gần khi họ lẫn vào các cặp khác. Càng nhìn, cô càng xác định rõ ràng nỗi bất hạnh của mình.
Đúng là họ tự cảm thấy như chỉ có hai người với nhau trong gian phòng đông nghịt này. Và trên nét mặt Vronxki, xưa nay vốn lạnh lùng và thản nhiên, một lần nữa cô lại thấy cái vẻ bối rối và qụy lụy đó khiến cô sửng sốt: vẻ mặt con chó thông minh biết mình phạm lỗi.
Anna mỉm cười... chàng mỉm cười lại. Nàng trở nên tư lự... chàng lấy lại bộ mặt nghiêm trang. Một sức mạnh phi thường như hút cặp mắt của Kitti dán vào mặt Anna. Trông nàng đầy sức quyến rũ, với tấm áo dài đen giản dị, đôi cánh tay tuyệt đẹp đeo đầy vòng, cái cổ rắn rỏi quấn chuỗi hạt trai, những búp tóc loà xoà, đôi chân nhỏ nhắn uyển chuyển duyên dáng, khuôn mặt đẹp tươi, tất cả ở nàng đều dễ yêu, nhưng nét kiều diễm ấy có một vẻ gì ghê sợ và tàn nhẫn.
Kitti càng thêm ngưỡng mộ duyên sắc của nàng, và chính vì vậy nỗi đau đớn của cô càng sâu sắc. Cô cảm thấy ró rời và điều đó lộ ra trên nét mặt. Khi Vronxki tình cờ đến sát cô trong một đội hình, chàng không nhận ngay ra được vì trông cô biến sắc quá.
- Dạ hội tuyệt thật! - chàng nói cho có chuyện.
- Vâng, - cô đáp.
Giữa điệu mazuyêcka, để lắp lại một đội hình phức tạp do Korxunxki vừa đặt ra, Anna phải ra đứng giữa vòng tròn và chọn lấy hai nam hai nữ trong đó có Kitti. Vừa tiến lại gần, Kitti vừa ngắm nàng một cách sợ hói. Anna lim dim mắt nhìn cô, mỉm cười và nắm tay cô. Nhưng thấy Kitti chỉ đáp lại bằng một vẻ tuyệt vọng ngỡ ngàng, nàng quay đi và bắt chuyện vui vẻ với bà kia.
"Phải, chị ta có sức quyến rũ kỳ lạ và ma quái", Kitti nghĩ thầm.
Anna không muốn ở lại ăn đêm, mặc dầu chủ nhân khẩn khoản mời.
- Xin bà đừng từ chối, bà Anna Arcadievna, - Korxunxki xen vào và luồn cánh tay trần của Anna vào cánh tay mình. - Tôi mới nghĩ ra được một điệu vũ. Một điệu tuyệt đẹp 4!
Và ông bước đi, cố kéo nàng theo. Chủ nhân mỉm cười tán thưởng.
- Không, tôi không thể ở lại được, - Anna mỉm cười đáp; nhưng mặc dầu thấy nàng cười, cả Korxunxki lẫn chủ nhân đều hiểu với giọng quả quyết ấy, nàng sẽ không ở lại. - Phải, trong cuộc dạ hội của các ngài ở Moxcva đây, tôi đó nhảy nhiều hơn cả một mùa đông ở Peterburg, - Anna nói và quay lại nhìn Vronxki đứng gần đó. - Tôi phải nghỉ ngơi trước khi lên đường.
- Ngày mai bà nhất định đi ư? - Vronxki hỏi.
- Vâng, tôi định thế, - Anna đáp, như ngạc nhiên vì câu hỏi táo bạo; nhưng ánh mắt lung linh và nụ cười của nàng như đốt cháy toàn thân chàng trong khi nàng nói câu ấy.
Anna Arcadievna không ở lại ăn đêm và ra về.
1. Visàvis (tiếng Pháp trong nguyên bản).
2. Grand rond, chaine (tiếng Pháp trong nguyên bản) 4 Unbijou (tiếng Pháp trong nguyên bản) nghĩa đen là một vật trang sức.
3. Grand rond, chaine (tiếng Pháp trong nguyên bản) 4 Unbijou (tiếng Pháp trong nguyên bản) nghĩa đen là một vật trang sức.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét