Anna Karenina 12
Quận công phu nhân Tsecbaxcaia cho rằng không thể tổ chức lễ
cưới trước tuần chay được vì từ nay đến đó còn có năm tuần lễ, giỏi lắm cũng chỉ
may xong một nửa số quần áo cưới, nhưng bà đành nghe theo lý lẽ của Levin,
chàng nhất quyết rằng nếu đợi hết tuần chay thì muộn quá, vì một bà cô già của
lão quận công Trerbaxki ốm nặng, có thể chết bất cứ lúc nào và tang lễ ắt sẽ
làm ngày cưới càng chậm hơn. Do đó, bà quyết định chỉ cần may ngay một phần nhỏ
quần áo cưới và sẽ gửi số còn lại cho họ sau, bà bực mình với Levin vì không
bao giờ chàng có thể trả lời nghiêm chỉnh mỗi khi bà hỏi ý kiến. Cách thu xếp
như vậy lại càng tiện lợi vì ngay sau lễ cưới, đôi vợ chồng sẽ về quê ở và tại
đó thì không cần quá nhiều quần áo cưới. Levin vẫn luôn luôn ở trong trạng thái
mê cuồng như vậy, chàng thấy hình như bản thân mình và hạnh phúc hợp lại thành
mục đích duy nhất và chủ yếu của mọi sự vật trên đời, chàng không cần bận tâm đến
việc gì, mọi việc đều chu tất, và sẽ chu tất mà không cần chàng mó tay vào. Thậm
chí, chàng không có kế hoạch, mục đích nào hết, chàng phó mặc cho người khác,
biết rằng mọi cái rồi sẽ hoàn hảo cả. Ông anh Xergei Ivanovich cùng Stepan
Ackađich và phu nhân bảo cho chàng biết những việc phải làm. Người ta nêu cái
gì chàng cũng đồng ý tuốt. Ông anh vay tiền cho chàng, phu nhân khuyên cưới
xong nên rời Moskva, Stepan Ackađich mách nên ra nước ngoài. Chàng đồng ý hết.
"Các ông bà cứ tuỳ thích muốn làm gì thì làm. Tôi đang sung sướng và dù
các ông bà làm gì đi nữa thì hạnh phúc của tôi cũng không vì thế mà lớn hơn hoặc
giảm đi", chàng thầm nghĩ. Khi nói cho Kitty biết điều gợi ý của Stepan
Ackađich, chàng rất ngạc nhiên thấy nàng không đồng ý ra nước ngoài và thấy
nàng đã có ý định dứt khoát về cách tổ chức đời sống sau này của hại vợ chồng.
Nàng biết Levin có một công việc ưa thích ở nông thôn. Chẳng những nàng không hiểu
gì về công việc đó (chàng nhận thấy thế) mà còn không muốn hiểu làm gì. Mặc dầu
thế, nàng vẫn cho công việc của chồng có tầm quan trọng lớn. Cho nên, nàng hiểu
chỗ ở của hai người sẽ là nông thôn và không muốn ra nước ngoài vì họ sẽ không
sinh sống ở đó, mà muốn về nơi sẽ là nhà của hai vợ chồng. ý định dứt khoát đó
làm Levin ngạc nhiên. Nhưng vì thấy mọi cái đó đều không quan trọng, nên chàng
lập tức nhờ Stepan Ackađich về trang trại mình thu xếp thế nào tùy con mắt thẩm
mĩ của ông mà mọi người đều biết, làm như công việc chăm nom đó đương nhiên thuộc
về ông ta.
- Này, - Stepan Ackađich bảo Levin lúc ở trang trại của chàng trở về, - sau khi chuẩn bị mọi thứ để đón cặp vợ chồng trẻ, chú đã có giấy chứng nhận xưng tội chưa?
- Cha, để làm gì?
- Phải có thì mới cưới được.
- Ồ! ồ! - Levin kêu lên, - dễ thường chín năm nay tôi chưa xưng tội. Tôi cũng không hề nghĩ tới chuyện đó nữa.
- Thật là đẹp nhỉ! - Stepan Ackađich vừa cười vừa nói, - thế mà chính chú đã cho tôi là phần tử hư vô chủ nghĩa! Nhưng phải qua cái cầu đó mới được. Chú phải làm lễ xưng tội đi.
- Bao giờ thì làm lễ?
- Còn có bốn ngày nữa thôi.
Lần này nữa Stepan Ackađich lại phải nhúng tay vào. Và Levin bắt đầu làm lễ xưng tội. Đối với Levin, cũng như với tất cả những người không tin đạo nhưng vẫn tôn trọng tín ngưỡng kẻ khác, phải có mặt và tham dự các buổi lễ là điều rất khổ tâm. Giữa lúc tâm trạng hào hứng và xúc động, lại bắt buộc phải giả vờ như vậy, chàng thấy không chỉ khổ tâm mà còn quá sức chịu đựng. Đang lúc thành công, đang lúc hoan hỉ, chàng lại phải hoặc nói dối, hoặc nhạo báng chuyện thần thánh. Chàng cảm thấy không đủ sức làm cả việc nọ lẫn việc kia. Nhưng, mặc dầu chàng cố năn nỉ Stepan Ackađich xem có cách nào kiếm được tờ chứng nhận mà không phải xưng tội, ông anh đồng hao vẫn khăng khăng không lay chuyển.
- Hai ngày, đối với chú chẳng đáng kể và cũng không làm sao cả! Chú sẽ gặp một ông già nhỏ bé dễ thương và rất láu cá. Ông ta có thể nhổ của chú một cái răng lúc nào không biết.
Trong khi dự buổi lễ đầu tiên, Levin cố làm sống lại trong lòng kỷ niệm về thứ tình cảm tôn giáo mãnh liệt đã xúc động chàng hồi mười sáu mười bảy tuổi; nhưng chàng hiểu ngay làm thế chỉ phí công vô ích. Chàng cố coi cái đó như một thứ lễ nghi không có ý nghĩa gì cả, như cái tập quán đi thăm viếng vậy: nhưng chàng cảm thấy cũng chẳng kết quả gì hơn. Cũng giống như số đông người cùng thời, đối mặt với tôn giáo, Levin thấy rất hoang mang. Chàng không tin tôn giáo, nhưng đồng thời cũng không dám cả quyết rằng tất cả cái đó là giả dối. Chàng vừa không tin vào ý nghĩa việc mình làm, lại vừa không thể nhìn nó bằng con mắt dửng dưng, cho nên suốt thời gian đó, chàng luôn cảm thấy bực bội và hổ thẹn. Chàng phải làm những việc mình không hiểu gì cả và một tiếng nói nội tâm phê phán thái độ chàng là giả dối và đáng chê trách.
Trong buổi lễ, đôi lúc chàng lắng nghe những lời cầu nguyện, cố gán cho chúng một ý nghĩa không đến nỗi trái với tư tưởng của mình và khi cảm thấy không hiểu gì và không gạt bỏ được ý định phê phán, chàng liền gắng không nghe nữa và triền miên trong những ý nghĩ, nhận xét cùng những hồi ức giễu qua đầu óc rõ mồn một vào những lúc đứng chầu nhàn rỗi ở nhà thờ. Chàng dự lễ sớm, lễ chiều và cầu kinh tối. Hôm sau, chàng dậy sớm hơn thường lệ và nhịn ăn lót dạ, đến nhà thờ hồi tám giờ để cầu kinh sáng và xưng tội.
Ở nhà thờ chỉ có một người lính ăn xin, hai bà già và các phụ giáo sĩ.
Một người phụ lễ trẻ tuổi, lưng gồ lên hai cạnh rõ mồn một dưới chiếc áo chùng thâm mỏng, tới gặp chàng và ngay sau đó đến gần một cái bàn nhỏ kê cạnh tường, bắt đầu đọc kinh. Khi nghe y luôn miệng lắp đi lắp lại mấy tiếng: "Lạy Chúa, thương xót chúng tôi!" và đọc vội quá đâm nhịu, Levin cảm thấy tâm tình mình khép chặt như niêm phong kín, bất khả xâm phạm. Đứng sau người phụ lễ, chàng không nghe và cũng không tìm hiểu xem y đọc gì, chỉ tiếp tục suy nghĩ. "Bàn tay nàng xiết bao ý tình", chàng nghĩ, nhớ tới tối hôm trước. Hai người ngồi cạnh chiếc bàn kê ở góc nhà và không nói gì với nhau, như hầu hết những lần gần đây; nàng đặt tay lên bàn, hết xoè ra lại nắm vào đồng thời mỉm cười một mình về cái trò đó. Chàng nhớ là đã hôn bàn tay đó và xem những đường nét chằng chịt trong lòng bàn tay hồng hồng. "Lại vẫn lạy Chúa thương xót chúng tôi!", Levin thầm nghĩ và làm dấu, vừa cúi xuống vừa ngắm động tác mềm mại của lưng người phụ lễ cũng cúi xuống lúc đó. "Sau đó, nàng cầm tay mình và xem kỹ vân tay: Bàn tay anh thật kỳ diệu; nàng đã nói với mình như vậy". Chàng nhìn bàn tay mình, rồi nhìn bàn tay ngắn ngủn của người phụ lễ. "Phải, giờ thì sắp xong rồi. Ờ, hình như hắn ta lại bắt đầu đọc lại thì phải, chàng tự nhủ và lắng nghe lời cầu nguyện. Không, xong rồi. Hắn đang cúi rạp sát đất kia kìa, đúng là xong rồi".
Sau khi kín đáo giấu vào trong ống tay áo lót lông tờ giấy bạc ba rúp chàng dúi cho, người phụ lễ nói sẽ ghi tên cho chàng xưng tội và y mạnh dạn nện gót đôi ủng mới vang vang trên sàn đá hoa của gian nhà thờ trống rỗng, đi khuất vào sau bàn thờ Chúa. Lát sau, y thò đầu ra và làm hiệu cho Levin đi theo. ý nghĩ Levin bắt đầu xáo động trong đầu óc, nhưng chàng gắng xua đi. "Bằng cách này cách hay khác thì cũng sắp ổn thôi", chàng tự nhủ và đi về phía giảng đài. Chàng leo mấy bậc thềm và khi quay sang phải, liền thấy linh mục. Đó là một ông già bé nhỏ, râu thưa lốm đốm hoa râm, đôi mắt hiền từ, mệt mỏi. Đứng cạnh bàn giảng, ông đang giở quyển kinh. Ông khẽ cúi chào Levin và lập tức cất giọng đều đều cầu nguyện. Cầu xong, ông phủ phục sát đất và quay lại phía Levin.
- Đức Chúa Kirixitô vô hình chứng giám lễ xưng tội của con, - ông vừa nói vừa chỉ cho chàng chiếc thánh giá. - Con có tin vào tất cả những điều Giáo hội tông đồ răn dạy ta không? - ông vừa nói vừa ngoảnh đi chỗ khác, không nhìn vào mặt Levin nữa và chắp tay dưới chiếc khăn quàng làm lễ.
- Con đã và đang nghi ngờ hết thảy, - Levin trả lời, bằng một giọng chính chàng cũng thấy chối tai, rồi nín bặt. Linh mục chờ vài giây cho chàng nói thêm, rồi nhắm mắt lại, ông nói tiếp rất nhanh, nhấn mạnh vào âm tiết "ơ" như kiểu nói của người vùng Vladimia.
- Nghi ngờ là đặc tính của sự yếu đuối của con người, nhưng ta phải cầu xin Đức Chúa lòng lành vô cùng giữ vững đức tin cho ta. Con đã phạm những tội lỗi gì đặc biệt? - ông không ngừng lại, nói tiếp luôn, như không muốn để phí một phút.
- Tội lỗi chính của con là hoài nghi. Con nghi ngờ hết thảy và hầu như lúc nào cũng nghi ngờ.
- Nghi ngờ là đặc tính của sự yếu đuối của con người, - linh mục nhắc lại. - Con nghi ngờ cái gì là chính?
- Nghi ngờ hết thảy. Đôi lúc, con nghi ngờ cả sự tồn tại của Chúa, - Levin miễn cưỡng nói, hoảng lên vì câu nói sỗ sàng của mình. Nhưng lời Levin nói như không hề tác động đến linh mục.
- Làm sao lại có thể nghi ngờ sự tồn tại của Chúa được? - ông nói nhanh, thoáng mỉm cười. Levin lặng thinh.
- Làm sao con có thể nghi ngờ Đấng Sáng Thế được khi con hằng chiêm ngưỡng sự sáng tạo của Người? - linh mục nói tiếp giọng đều đều. - Ai đã trang điểm vòm trời bằng tinh tú? Ai đã phủ vẻ đẹp lên trái đất? Ai, nếu không phải là Đấng Sáng Thế? - cha nói và nhìn Levin, lục vấn. Levin cảm thấy nếu đi vào tranh luận triết học với linh mục thì quả không tiện, cho nên chàng chỉ trả lời trực tiếp vào câu hỏi.
- Con không biết, - chàng nói.
- Con không biết à? Thế thì làm sao con có thể nghi ngờ Chúa đã sáng tạo nên tất cả, - linh mục nói, vẻ ngạc nhiên pha lẫn vui thích.
- Con chẳng hiểu gì cả, - Levin nói, đỏ mặt cảm thấy câu trả lời thật ngớ ngẩn, nhưng cũng biết chả sao tránh khỏi ngớ ngẩn trong trường hợp như vậy.
- Con hãy cầu Chúa cứu giúp con. Ngay cả các Cha thánh thần cũng hằng nghi ngờ và hằng cầu Chúa giữ vững đức tin. Ma quỷ vốn đầy sức mạnh, ta phải chống lại nó, không thể khuất phục. Hãy cầu nguyện đi, cầu nguyện đi, - cha vội nói và nhắc đi nhắc lại. Linh mục nín lặng một lát, như suy nghĩ.
- Hình như con định kết hôn với con gái lão quận công Trerbaxki là bổn đạo của giáo phận và người con linh hồn của cha phải không? - cha mỉm cười hỏi thêm. - Đó là một cô gái kiều diễm.
- Vâng, - Levin trả lời, đỏ mặt thay cho cha.
"Việc gì ông ta phải đặt câu hỏi như vậy khi xưng tội?", chàng nghĩ. Như để trả lời ý nghĩ của chàng, linh mục nói:
- Con đang sửa soạn kết hôn và có thể sẽ được Chúa ban cho con đàn cháu đống. Làm sao con có thể dạy dỗ được con cái nếu không thắng nổi cám dỗ của ma quỷ đang muốn lôi kéo con vào vòng hoài nghi? - cha nói, giọng trách móc đầy vẻ nhân từ. - Nếu con yêu con cái như một người cha tốt thì con sẽ không chỉ mong cho chúng giàu có, sang trọng, danh giá, con còn muốn chúng được rỗi linh hồn và được giáo dục tinh thần dưới ánh sáng chân lí. Có phải không? Con sẽ trả lời đứa bé ngây thơ như thế nào khi nó hỏi: "Bố ơi, ai là người sinh ra tất cả những cái làm con vui thích trên đời này: đất đai, sông nước, mặt trời, hoa cỏ?". Con sẽ không thể trả lời nó là: "Bố không biết!". Con không thể không biết đến những điều mà Đức Chúa Trời vì lòng từ bi vô cùng đã chỉ ra cho con thấy. Hoặc nếu đứa bé hỏi: "Cái gì sẽ chờ đợi con sau khi chết?" Con sẽ nói thế nào, nếu không biết gì cả? Con sẽ trả lời nó ra sao? Con sẽ bỏ mặc nó cho sự mê hoặc của thế gian và ma quỷ chăng? Thế không được đâu! Ông nói rồi ngừng lại, nghiêng nghiêng đầu nhìn Levin bằng đôi mắt hiền từ.
Lần này, Levin không trả lời nữa, không phải vì muốn tránh tranh cãi, mà vì chưa ai hỏi chàng những câu như vậy. Khi nào đến lượt con cái hỏi như vậy, chàng cũng còn chán thời giờ suy nghĩ những câu trả lời thỏa đáng.
- Con đang bước vào một giai đoạn của cuộc đời mà con phải lựa chọn lấy đường đi và theo đúng đường đó, - linh mục nói tiếp. - Con hãy cầu Chúa cứu giúp và xá tội cho con, - ông kết luận. - Đức Chúa Jesu Chrits lòng lành vô cùng sẽ xá tội cho con… - và, đọc xong câu kinh xá tội, linh mục ban phước lành và cho chàng ra về.
Về tới nhà, Levin lấy làm sung sướng thấy cái chuyện phiền toái đó đã kết thúc mà chàng không buộc phải nói dối. Hơn nữa, chàng còn mơ hồ giữ lại cái cảm tưởng là những điều ông già bé nhỏ hồn hậu đó nói, không phải hoàn toàn ngớ ngẩn như lúc đầu chàng tưởng và trong đó cũng có một cái gì đáng suy nghĩ kĩ. "Tất nhiên không phải bây giờ, mà sau này kia", Levin thầm nghĩ. Giờ đây, Levin cảm thấy rõ hơn trước là tâm hồn chàng cũng có nhiều vùng tối tăm và vẩn đục, và, đối với tôn giáo, chàng cũng có thái độ giống hệt cái thái độ chàng đã nhận thấy và chê trách ở người khác, đặc biệt là ở ông bạn Xvyajxki. Tối hôm đó, Levin cùng vị hôn thê ở chơi nhà Đôly, chàng rất hoan hỉ, và, để giải thích cho Stepan Ackađich rõ, chàng ví tâm trạng phấn khởi đó với nỗi vui thích của một con chó được dạy nhảy vòng, cuối cùng, sau khi hiểu và làm được cái trò người ta đòi hỏi, nó mừng rỡ sủa khe khẽ rồi vẫy đuôi, nhảy tót lên bàn, lên thành cửa sổ.
- Này, - Stepan Ackađich bảo Levin lúc ở trang trại của chàng trở về, - sau khi chuẩn bị mọi thứ để đón cặp vợ chồng trẻ, chú đã có giấy chứng nhận xưng tội chưa?
- Cha, để làm gì?
- Phải có thì mới cưới được.
- Ồ! ồ! - Levin kêu lên, - dễ thường chín năm nay tôi chưa xưng tội. Tôi cũng không hề nghĩ tới chuyện đó nữa.
- Thật là đẹp nhỉ! - Stepan Ackađich vừa cười vừa nói, - thế mà chính chú đã cho tôi là phần tử hư vô chủ nghĩa! Nhưng phải qua cái cầu đó mới được. Chú phải làm lễ xưng tội đi.
- Bao giờ thì làm lễ?
- Còn có bốn ngày nữa thôi.
Lần này nữa Stepan Ackađich lại phải nhúng tay vào. Và Levin bắt đầu làm lễ xưng tội. Đối với Levin, cũng như với tất cả những người không tin đạo nhưng vẫn tôn trọng tín ngưỡng kẻ khác, phải có mặt và tham dự các buổi lễ là điều rất khổ tâm. Giữa lúc tâm trạng hào hứng và xúc động, lại bắt buộc phải giả vờ như vậy, chàng thấy không chỉ khổ tâm mà còn quá sức chịu đựng. Đang lúc thành công, đang lúc hoan hỉ, chàng lại phải hoặc nói dối, hoặc nhạo báng chuyện thần thánh. Chàng cảm thấy không đủ sức làm cả việc nọ lẫn việc kia. Nhưng, mặc dầu chàng cố năn nỉ Stepan Ackađich xem có cách nào kiếm được tờ chứng nhận mà không phải xưng tội, ông anh đồng hao vẫn khăng khăng không lay chuyển.
- Hai ngày, đối với chú chẳng đáng kể và cũng không làm sao cả! Chú sẽ gặp một ông già nhỏ bé dễ thương và rất láu cá. Ông ta có thể nhổ của chú một cái răng lúc nào không biết.
Trong khi dự buổi lễ đầu tiên, Levin cố làm sống lại trong lòng kỷ niệm về thứ tình cảm tôn giáo mãnh liệt đã xúc động chàng hồi mười sáu mười bảy tuổi; nhưng chàng hiểu ngay làm thế chỉ phí công vô ích. Chàng cố coi cái đó như một thứ lễ nghi không có ý nghĩa gì cả, như cái tập quán đi thăm viếng vậy: nhưng chàng cảm thấy cũng chẳng kết quả gì hơn. Cũng giống như số đông người cùng thời, đối mặt với tôn giáo, Levin thấy rất hoang mang. Chàng không tin tôn giáo, nhưng đồng thời cũng không dám cả quyết rằng tất cả cái đó là giả dối. Chàng vừa không tin vào ý nghĩa việc mình làm, lại vừa không thể nhìn nó bằng con mắt dửng dưng, cho nên suốt thời gian đó, chàng luôn cảm thấy bực bội và hổ thẹn. Chàng phải làm những việc mình không hiểu gì cả và một tiếng nói nội tâm phê phán thái độ chàng là giả dối và đáng chê trách.
Trong buổi lễ, đôi lúc chàng lắng nghe những lời cầu nguyện, cố gán cho chúng một ý nghĩa không đến nỗi trái với tư tưởng của mình và khi cảm thấy không hiểu gì và không gạt bỏ được ý định phê phán, chàng liền gắng không nghe nữa và triền miên trong những ý nghĩ, nhận xét cùng những hồi ức giễu qua đầu óc rõ mồn một vào những lúc đứng chầu nhàn rỗi ở nhà thờ. Chàng dự lễ sớm, lễ chiều và cầu kinh tối. Hôm sau, chàng dậy sớm hơn thường lệ và nhịn ăn lót dạ, đến nhà thờ hồi tám giờ để cầu kinh sáng và xưng tội.
Ở nhà thờ chỉ có một người lính ăn xin, hai bà già và các phụ giáo sĩ.
Một người phụ lễ trẻ tuổi, lưng gồ lên hai cạnh rõ mồn một dưới chiếc áo chùng thâm mỏng, tới gặp chàng và ngay sau đó đến gần một cái bàn nhỏ kê cạnh tường, bắt đầu đọc kinh. Khi nghe y luôn miệng lắp đi lắp lại mấy tiếng: "Lạy Chúa, thương xót chúng tôi!" và đọc vội quá đâm nhịu, Levin cảm thấy tâm tình mình khép chặt như niêm phong kín, bất khả xâm phạm. Đứng sau người phụ lễ, chàng không nghe và cũng không tìm hiểu xem y đọc gì, chỉ tiếp tục suy nghĩ. "Bàn tay nàng xiết bao ý tình", chàng nghĩ, nhớ tới tối hôm trước. Hai người ngồi cạnh chiếc bàn kê ở góc nhà và không nói gì với nhau, như hầu hết những lần gần đây; nàng đặt tay lên bàn, hết xoè ra lại nắm vào đồng thời mỉm cười một mình về cái trò đó. Chàng nhớ là đã hôn bàn tay đó và xem những đường nét chằng chịt trong lòng bàn tay hồng hồng. "Lại vẫn lạy Chúa thương xót chúng tôi!", Levin thầm nghĩ và làm dấu, vừa cúi xuống vừa ngắm động tác mềm mại của lưng người phụ lễ cũng cúi xuống lúc đó. "Sau đó, nàng cầm tay mình và xem kỹ vân tay: Bàn tay anh thật kỳ diệu; nàng đã nói với mình như vậy". Chàng nhìn bàn tay mình, rồi nhìn bàn tay ngắn ngủn của người phụ lễ. "Phải, giờ thì sắp xong rồi. Ờ, hình như hắn ta lại bắt đầu đọc lại thì phải, chàng tự nhủ và lắng nghe lời cầu nguyện. Không, xong rồi. Hắn đang cúi rạp sát đất kia kìa, đúng là xong rồi".
Sau khi kín đáo giấu vào trong ống tay áo lót lông tờ giấy bạc ba rúp chàng dúi cho, người phụ lễ nói sẽ ghi tên cho chàng xưng tội và y mạnh dạn nện gót đôi ủng mới vang vang trên sàn đá hoa của gian nhà thờ trống rỗng, đi khuất vào sau bàn thờ Chúa. Lát sau, y thò đầu ra và làm hiệu cho Levin đi theo. ý nghĩ Levin bắt đầu xáo động trong đầu óc, nhưng chàng gắng xua đi. "Bằng cách này cách hay khác thì cũng sắp ổn thôi", chàng tự nhủ và đi về phía giảng đài. Chàng leo mấy bậc thềm và khi quay sang phải, liền thấy linh mục. Đó là một ông già bé nhỏ, râu thưa lốm đốm hoa râm, đôi mắt hiền từ, mệt mỏi. Đứng cạnh bàn giảng, ông đang giở quyển kinh. Ông khẽ cúi chào Levin và lập tức cất giọng đều đều cầu nguyện. Cầu xong, ông phủ phục sát đất và quay lại phía Levin.
- Đức Chúa Kirixitô vô hình chứng giám lễ xưng tội của con, - ông vừa nói vừa chỉ cho chàng chiếc thánh giá. - Con có tin vào tất cả những điều Giáo hội tông đồ răn dạy ta không? - ông vừa nói vừa ngoảnh đi chỗ khác, không nhìn vào mặt Levin nữa và chắp tay dưới chiếc khăn quàng làm lễ.
- Con đã và đang nghi ngờ hết thảy, - Levin trả lời, bằng một giọng chính chàng cũng thấy chối tai, rồi nín bặt. Linh mục chờ vài giây cho chàng nói thêm, rồi nhắm mắt lại, ông nói tiếp rất nhanh, nhấn mạnh vào âm tiết "ơ" như kiểu nói của người vùng Vladimia.
- Nghi ngờ là đặc tính của sự yếu đuối của con người, nhưng ta phải cầu xin Đức Chúa lòng lành vô cùng giữ vững đức tin cho ta. Con đã phạm những tội lỗi gì đặc biệt? - ông không ngừng lại, nói tiếp luôn, như không muốn để phí một phút.
- Tội lỗi chính của con là hoài nghi. Con nghi ngờ hết thảy và hầu như lúc nào cũng nghi ngờ.
- Nghi ngờ là đặc tính của sự yếu đuối của con người, - linh mục nhắc lại. - Con nghi ngờ cái gì là chính?
- Nghi ngờ hết thảy. Đôi lúc, con nghi ngờ cả sự tồn tại của Chúa, - Levin miễn cưỡng nói, hoảng lên vì câu nói sỗ sàng của mình. Nhưng lời Levin nói như không hề tác động đến linh mục.
- Làm sao lại có thể nghi ngờ sự tồn tại của Chúa được? - ông nói nhanh, thoáng mỉm cười. Levin lặng thinh.
- Làm sao con có thể nghi ngờ Đấng Sáng Thế được khi con hằng chiêm ngưỡng sự sáng tạo của Người? - linh mục nói tiếp giọng đều đều. - Ai đã trang điểm vòm trời bằng tinh tú? Ai đã phủ vẻ đẹp lên trái đất? Ai, nếu không phải là Đấng Sáng Thế? - cha nói và nhìn Levin, lục vấn. Levin cảm thấy nếu đi vào tranh luận triết học với linh mục thì quả không tiện, cho nên chàng chỉ trả lời trực tiếp vào câu hỏi.
- Con không biết, - chàng nói.
- Con không biết à? Thế thì làm sao con có thể nghi ngờ Chúa đã sáng tạo nên tất cả, - linh mục nói, vẻ ngạc nhiên pha lẫn vui thích.
- Con chẳng hiểu gì cả, - Levin nói, đỏ mặt cảm thấy câu trả lời thật ngớ ngẩn, nhưng cũng biết chả sao tránh khỏi ngớ ngẩn trong trường hợp như vậy.
- Con hãy cầu Chúa cứu giúp con. Ngay cả các Cha thánh thần cũng hằng nghi ngờ và hằng cầu Chúa giữ vững đức tin. Ma quỷ vốn đầy sức mạnh, ta phải chống lại nó, không thể khuất phục. Hãy cầu nguyện đi, cầu nguyện đi, - cha vội nói và nhắc đi nhắc lại. Linh mục nín lặng một lát, như suy nghĩ.
- Hình như con định kết hôn với con gái lão quận công Trerbaxki là bổn đạo của giáo phận và người con linh hồn của cha phải không? - cha mỉm cười hỏi thêm. - Đó là một cô gái kiều diễm.
- Vâng, - Levin trả lời, đỏ mặt thay cho cha.
"Việc gì ông ta phải đặt câu hỏi như vậy khi xưng tội?", chàng nghĩ. Như để trả lời ý nghĩ của chàng, linh mục nói:
- Con đang sửa soạn kết hôn và có thể sẽ được Chúa ban cho con đàn cháu đống. Làm sao con có thể dạy dỗ được con cái nếu không thắng nổi cám dỗ của ma quỷ đang muốn lôi kéo con vào vòng hoài nghi? - cha nói, giọng trách móc đầy vẻ nhân từ. - Nếu con yêu con cái như một người cha tốt thì con sẽ không chỉ mong cho chúng giàu có, sang trọng, danh giá, con còn muốn chúng được rỗi linh hồn và được giáo dục tinh thần dưới ánh sáng chân lí. Có phải không? Con sẽ trả lời đứa bé ngây thơ như thế nào khi nó hỏi: "Bố ơi, ai là người sinh ra tất cả những cái làm con vui thích trên đời này: đất đai, sông nước, mặt trời, hoa cỏ?". Con sẽ không thể trả lời nó là: "Bố không biết!". Con không thể không biết đến những điều mà Đức Chúa Trời vì lòng từ bi vô cùng đã chỉ ra cho con thấy. Hoặc nếu đứa bé hỏi: "Cái gì sẽ chờ đợi con sau khi chết?" Con sẽ nói thế nào, nếu không biết gì cả? Con sẽ trả lời nó ra sao? Con sẽ bỏ mặc nó cho sự mê hoặc của thế gian và ma quỷ chăng? Thế không được đâu! Ông nói rồi ngừng lại, nghiêng nghiêng đầu nhìn Levin bằng đôi mắt hiền từ.
Lần này, Levin không trả lời nữa, không phải vì muốn tránh tranh cãi, mà vì chưa ai hỏi chàng những câu như vậy. Khi nào đến lượt con cái hỏi như vậy, chàng cũng còn chán thời giờ suy nghĩ những câu trả lời thỏa đáng.
- Con đang bước vào một giai đoạn của cuộc đời mà con phải lựa chọn lấy đường đi và theo đúng đường đó, - linh mục nói tiếp. - Con hãy cầu Chúa cứu giúp và xá tội cho con, - ông kết luận. - Đức Chúa Jesu Chrits lòng lành vô cùng sẽ xá tội cho con… - và, đọc xong câu kinh xá tội, linh mục ban phước lành và cho chàng ra về.
Về tới nhà, Levin lấy làm sung sướng thấy cái chuyện phiền toái đó đã kết thúc mà chàng không buộc phải nói dối. Hơn nữa, chàng còn mơ hồ giữ lại cái cảm tưởng là những điều ông già bé nhỏ hồn hậu đó nói, không phải hoàn toàn ngớ ngẩn như lúc đầu chàng tưởng và trong đó cũng có một cái gì đáng suy nghĩ kĩ. "Tất nhiên không phải bây giờ, mà sau này kia", Levin thầm nghĩ. Giờ đây, Levin cảm thấy rõ hơn trước là tâm hồn chàng cũng có nhiều vùng tối tăm và vẩn đục, và, đối với tôn giáo, chàng cũng có thái độ giống hệt cái thái độ chàng đã nhận thấy và chê trách ở người khác, đặc biệt là ở ông bạn Xvyajxki. Tối hôm đó, Levin cùng vị hôn thê ở chơi nhà Đôly, chàng rất hoan hỉ, và, để giải thích cho Stepan Ackađich rõ, chàng ví tâm trạng phấn khởi đó với nỗi vui thích của một con chó được dạy nhảy vòng, cuối cùng, sau khi hiểu và làm được cái trò người ta đòi hỏi, nó mừng rỡ sủa khe khẽ rồi vẫy đuôi, nhảy tót lên bàn, lên thành cửa sổ.
Quyển
5
Chương 2
Chương 2
Ngày hôm cưới, theo tục lệ (phu nhân và Đarya Alecxandrovna
đòi phải triệt để giữ đúng mọi tục lệ), Levin không gặp cô dâu và ăn trưa ở
khách sạn cùng ba gã chưa vợ tình cờ tụ tập ở buồng chàng: Xergei Ivanovich,
Katavaxov - một người bạn từ hồi cùng học Đại học, hiện làm giáo sư khoa học tự
nhiên, mà Levin bắt gặp ngoài phố và kéo về chỗ mình - và Tsiricov, phù rể, thẩm
phán hoà giải ở Moskva và là bạn săn gấu của chàng. Bữa ăn rất vui, Xergei
Ivanovich, đang lúc phởn, rất khoái tính tình độc đáo của Katavaxov. Katavaxov
thấy được coi trọng và có người hiểu mình, lại càng thao thao bất tuyệt.
Tsiricov cũng vui vẻ tiếp chuyện.
- Phải, - Katavaxov nói rề rà từng tiếng theo thói quen mắc phải khi dạy học, - anh bạn trẻ Konxtantin Dimitrievich của chúng ta trước kia là một thanh niên đầy khả năng. Đây là tôi nói đến người vắng mặt vì hiện nay gã trai đó không còn nữa. Khi rời trường Đại học, anh ta ham mê khoa học, anh ta quan tâm đến con người, còn bây giờ anh ta dùng một nửa khả năng để lừa dối mình và dùng nốt nửa kia để biện hộ cho ảo tưởng đó.
- Tôi chưa bao giờ gặp một kẻ thù địch hôn nhân nào kiên định như ông, - Xergei Ivanovich nói.
- Không phải, tôi chỉ là một… người tán thành phân công lao động. Những người không biết làm gì cả thì phải tái sản sinh nòi giống, còn người khác thì góp phần vào mở mang trí tuệ và xây dựng hạnh phúc cho đồng loại. Đó là quan điểm của tôi. Có vô số người muốn lẫn lộn hai thứ hoạt động đó, tôi không ở trong số đó.
- Khi nào được biết anh yêu ai thì tôi sẽ sung sướng biết mấy! - Levin nói. - Xin nhớ mời tôi đến dự đám cưới anh nhé.
- Tôi đã yêu rồi.
- Phải, yêu cá mực chứ gì. Anh biết không, - Levin quay sang nói với anh trai, Mikhail Xemionich viết một cuốn sách bàn về dinh dưỡng và…
- Thôi đi, đừng có rắc rối tơ! Tôi viết gì mặc tôi. Nhưng quả thực tôi có mê cá mực.
- Điều đó không ngăn anh yêu đàn bà.
- Cá mực không ngăn tôi yêu đàn bà, chính đàn bà mới ngăn tôi yêu cá mực.
- Tại sao vậy?
- Rồi anh sẽ thấy. Anh thích công việc đồng áng, săn bắn phải không, ấy đấy, rồi anh sẽ thấy!
- Hôm nay, Ackhip có đến thăm tôi. Ông ta bảo tôi ở Prunoie có vô số hươu và cả hai con gấu nữa, - Tsiricov nói.
- Các anh cứ đi săn, tôi không đi đâu.
- Thấy chưa?
- Xergei Ivanovich nói.
- Ngay từ giờ chú đã có thể vĩnh biệt cái thú săn gấu rồi đấy. Vợ chú sẽ cấm. Levin mỉm cười. Chàng khoái cái ý nghĩ là vợ sẽ cấm đi săn gấu đến nỗi sẵn sàng mãi mãi từ bỏ thú vui đó.
- Đi săn hai con gấu này mà không có anh thì thật đáng tiếc. Anh còn nhớ cái lần vừa rồi ở Khapilovo không? Chuyến săn này sẽ thú vị lắm đấy!
- Tsiricov nói. Levin không muốn giải thích cho anh ta vỡ lẽ rằng bất cứ nơi nào không có Kitty đều không thể có gì vui thú, vì thế nên chàng nín lặng.
- Thật không phải vô cớ mà người ta đặt ra tục lệ từ biệt cuộc đời trai chưa vợ, - Xergei Ivanovich nói.
- Dù hạnh phúc đến đâu, người ta vẫn luyến tiếc tự do.
- Anh cứ thú thực là muốn nhảy qua cửa sổ như chú rể của Gogol 1 đi!
- Tất nhiên, nhưng không bao giờ anh ta chịu thừa nhận đâu, - Katavaxov nói và cười phá lên.
- Nếu thế thì cửa sổ mở rồi đấy… Chúng ta đi ngay Tver thôi. Ta có thể tìm thấy con gấu cái trong hang. Ta sẽ đi chuyến tàu năm giờ, thật nhé? Còn ở đây, mặc họ xoay xở với nhau. - Tsiricov mỉm cười nói.
- Không, lạy Chúa chứng giám, - Levin mỉm cười nói, lòng tôi không hề luyến tiếc tự do chút nào.
- Nhưng bây giờ lòng anh đang rối như tơ vò nên còn thấy gì nữa, - Katavaxov nói. - Hãy chờ nó lắng xuống một chút, rồi anh sẽ thấy.
- Không, tôi thấy hình như ngoài tình cảm (chàng không muốn dùng chữ: tình yêu)… và hạnh phúc, đáng lẽ tôi phải cảm thấy luyến tiếc tự do mới đúng, dù chỉ một tí thôi… Trái lại, chính sự mất tự do đã đem lại cho tôi niềm vui sướng này!
- Đây là một trường hợp nguy kịch, - Katavaxov nói. - Chúng ta cạn chén chúc anh ta hồi phục hoặc chúc anh ta nhìn thấy, dù chỉ là một phần trăm, những mơ ước của anh ta được thực hiện. Thế cũng đã là một hạnh phúc chưa hề có trên đời này rồi.
Sau bữa ăn một lát, khách ra về để còn có thời giờ thay quần áo trước buổi hôn lễ.
Còn lại một mình và nhớ tới lời bọn chưa vợ, một lần nữa, Levin tự hỏi lòng mình có chút nào luyến tiếc tự do không.
Chàng mỉm cười tự đặt câu hỏi đó. "Tự do? Tại sao cần có tự do? Hạnh phúc đối với mình là yêu thương, ao ước, là không có tư tưởng và khát vọng nào ngoài tư tưởng, khát vọng của nàng, như thế nghĩa là thủ tiêu tự do… và đó là hạnh phúc!".
"Nhưng liệu mình có biết được những tư tưởng, khát vọng, tình cảm của nàng không?", một tiếng nói đột nhiên thầm thì với chàng. Nụ cười biến khỏi đôi môi và chàng triền miên mơ mộng sâu xa. Bỗng nhiên, một cảm giác kì lạ đến với chàng. Chàng thấy khiếp sợ, nghi ngờ… nghi ngờ hết thảy.
"Thế nhỡ nàng không yêu mình thì sao? Nhỡ nàng lấy mình chỉ để có chồng? Nhỡ chính nàng cũng không hiểu việc đang làm là thế nào? Chàng tự hỏi. Nàng có thể tỉnh ngộ, và mãi sau khi cưới mới hiểu nàng không yêu mình, không thể nào yêu mình được". Và những ý nghĩ xấu nhất về Kitty vụt đến trong đầu chàng. Chàng ghen với Vronxki cũng mãnh liệt như một năm trước đây, tựa hồ cái tối chàng gặp nàng với Vronxki mới xảy ra hôm qua. Chàng ngờ nàng đã không nói hết với chàng. Chàng đứng phắt dậy. "Không, không thể như thế được! Chàng tuyệt vọng tự nhủ. Ta sẽ tới nhà nàng; ta sẽ hỏi nàng, ta sẽ nói với nàng một lần nữa: Chúng ta đang tự do; cứ giữ nguyên thế này thôi có hơn không? Bất kể cái gì cũng còn hơn là đau khổ vĩnh viễn, còn hơn là hổ thẹn, bội bạc!". Đầy tuyệt vọng, đầy oán thù với toàn thể nhân loại, với bản thân mình, với Kitty, chàng ra khỏi khách sạn và đến nhà Trerbaxki. Chàng gặp nàng ở gian phòng trong cùng. Nàng ngồi trên một chiếc rương, đang cùng chị hầu phòng chọn những áo dài đủ màu bày la liệt trên sàn, và lưng ghế tựa.
- A! - nàng hớn hở vui sướng reo lên khi thấy chàng. - Mình đấy à, anh đấy à? (cho đến hôm nay, nàng vẫn gọi chàng khi là "mình", khi là "anh"). Em không ngờ anh đến đấy! Em đang chọn những áo thời thiếu nữ để phân phát.
- À! Tốt lắm! - chàng nói và nhìn chị hầu phòng, vẻ lầm lầm.
- Đuniasa, thôi chị đi ra, tôi sẽ gọi sau, - Kitty nói. - Mình làm sao thế? - nàng hỏi, quả quyết gọi chàng là "mình", lúc chị đầy tớ đã ra ngoài. Nhìn nét mặt kì lạ, u uất và nhớn nhác của chàng, nàng bỗng hốt hoảng.
- Kitty, anh rất đau khổ. Anh không chịu đựng được một mình nữa, - chàng nói giọng tuyệt vọng, vừa dừng lại trước mặt nàng vừa nhìn nàng bằng đôi mắt cầu khẩn. Chỉ nhìn nét mặt chân thực và đầy yêu thương của nàng, chàng đã thấy điều định nói ra sẽ không đưa đến kết quả gì, tuy vậy chàng vẫn cần được chính nàng xua tan nỗi lo sợ. - Anh đến để nói với em rằng hiện giờ vẫn chưa muộn quá đâu. Mọi cái vẫn còn cứu vãn được.
- Sao kia? Em không hiểu gì hết. Mình làm sao thế?
- Anh đã… điều này anh từng nói với em hàng trăm lần rồi và anh không thể gạt bỏ khỏi tâm trí được… Anh không xứng với em. Em không thể thuận tình lấy anh được: Hãy suy nghĩ đi. Em lầm rồi. Hãy suy nghĩ thật kĩ đi. Em không thể yêu anh được… Nếu như… thà em nói thật ra với anh còn hơn, - chàng nói và không nhìn nàng. - Anh sẽ đau khổ… Thiên hạ họ muốn nói gì thì nói… Bất kể cái gì cũng còn hơn là đau khổ… Bây giờ, trong khi hãy còn kịp…
- Em không hiểu gì cả, - nàng sợ hãi trả lời. - Mình muốn hối hôn à?
- Phải, nếu em không yêu anh.
- Mình phát điên rồi à! - nàng kêu lên, đỏ mặt tức giận.
Nhưng vẻ mặt Levin thiểu não đến nỗi nàng cố nén giận, và dọn đống áo xếp đầy trên ghế bành, nàng ngồi xuống sát cạnh chàng.
- Mình nghĩ những gì nào? Mình nói hết với em đi.
- Anh nghĩ em không thể yêu anh được. Tại sao em lại có thể yêu anh được chứ?
- Trời ơi, thế thì em biết làm thế nào bây giờ? - nàng nói và oà lên khóc.
- Ôi! Anh đã làm gì thế này? - chàng kêu lên và quỳ xuống trước mặt nàng hôn khắp hai bàn tay. Năm phút sau, khi phu nhân bước vào phòng thì hai người đã hoàn toàn làm lành với nhau. Kitty không những quả quyết nói là yêu chàng, mà khi chàng hỏi tại sao lại yêu, còn giải thích rõ nguyên do nữa. Nàng nói nàng yêu vì hoàn toàn hiểu chàng, vì biết chàng yêu thích những gì và tất cả những cái chàng yêu thích đều tốt cả. Và chàng thấy điều đó thật rõ như ban ngày. Khi phu nhân bước vào, họ đang ngồi cạnh nhau trên chiếc rương, cùng chọn áo và bàn cãi, vì Kitty muốn cho Đuniasa cái áo nâu nàng mặc hôm Levin đến cầu hôn, còn chàng nằng nặc đòi không được cho ai cái áo đó và bảo nàng cho Đuniasa cái áo xanh nhạt.
- Sao mà anh chả hiểu cái gì cả? Tóc nó nâu, cái áo đó không hợp… Em nghĩ cả rồi.
Khi phu nhân đã biết tại sao chàng đến đây, bà liền nửa đùa nửa thật nổi giận và đuổi Levin về thay quần áo, đừng có quấy rầy Kitty vì Saclơ chỉ lát nữa sẽ tới làm đầu cho nàng.
- Nó chẳng ăn uống gì cả, mỗi ngày một xấu đi, thế mà anh còn đến làm nó rối ruột vì những chuyện không đâu, - bà nói.
- Thôi con đi đi, đi đi. Levin, ngượng ngùng nhưng yên tâm, trở về khách sạn. Ông anh chàng, Đarya Alecxandrovna và Stepan Ackađich, tất cả đều đã lễ phục chỉnh tề, đang chờ để cầu phúc cho chàng với chiếc tượng thánh. Không còn thì giờ đâu mà bỏ phí. Đarya Alecxandrovna còn phải ghé qua nhà đón con trai đã được uốn tóc và chải sáp để cầm tượng thánh đi trước cô dâu. Sau đó, lại phải sai đánh xe đi đón phù rể, còn chiếc xe kia, sau khi đưa Xergei Ivanovich, sẽ quay trở lại khách sạn… Tóm lại, đủ mọi thứ lo. Có điều chắc chắn là không thể chậm trễ được nữa vì lúc đó đã sáu rưỡi rồi. Cuộc lễ cầu phúc thiếu trang nghiêm. Stepan Ackađich đứng cạnh vợ, điệu bộ hài hước, ông trang trọng cầm tượng thánh, và sau khi bảo Levin phủ phục sát đất, liền cầu phúc cho chàng với một nụ cười vừa hiền từ vừa giễu cợt và hôn chàng ba lần. Đarya Alecxandrovna cũng làm như vậy, bà đang vội đi và rối lên vì chuyện bố trí xe đi xe về.
- Bây giờ ta phải làm thế này: anh sẽ đi đón phù rể bằng xe của ta, còn Xergei Ivanovich sau khi đến nhà thờ, xin ông vui lòng cho xe của ông quay lại đây.
- Xin vâng, rất vui lòng.
- Còn tôi, tôi sẽ đến ngay, sau đó cùng với Koxtia. Hành lí gửi đi cả chưa?
- Stepan Ackađich hỏi.
- Rồi, - Levin trả lời và gọi Kuzma đến giúp chàng mặc quần áo.
Chú thích:
1. Trong truyện "Đám cưới" của Nicolai Gôgôn, chú rể đã nhảy qua cửa sổ và chạy trốn đúng lúc sắp ra nhà thờ.
- Phải, - Katavaxov nói rề rà từng tiếng theo thói quen mắc phải khi dạy học, - anh bạn trẻ Konxtantin Dimitrievich của chúng ta trước kia là một thanh niên đầy khả năng. Đây là tôi nói đến người vắng mặt vì hiện nay gã trai đó không còn nữa. Khi rời trường Đại học, anh ta ham mê khoa học, anh ta quan tâm đến con người, còn bây giờ anh ta dùng một nửa khả năng để lừa dối mình và dùng nốt nửa kia để biện hộ cho ảo tưởng đó.
- Tôi chưa bao giờ gặp một kẻ thù địch hôn nhân nào kiên định như ông, - Xergei Ivanovich nói.
- Không phải, tôi chỉ là một… người tán thành phân công lao động. Những người không biết làm gì cả thì phải tái sản sinh nòi giống, còn người khác thì góp phần vào mở mang trí tuệ và xây dựng hạnh phúc cho đồng loại. Đó là quan điểm của tôi. Có vô số người muốn lẫn lộn hai thứ hoạt động đó, tôi không ở trong số đó.
- Khi nào được biết anh yêu ai thì tôi sẽ sung sướng biết mấy! - Levin nói. - Xin nhớ mời tôi đến dự đám cưới anh nhé.
- Tôi đã yêu rồi.
- Phải, yêu cá mực chứ gì. Anh biết không, - Levin quay sang nói với anh trai, Mikhail Xemionich viết một cuốn sách bàn về dinh dưỡng và…
- Thôi đi, đừng có rắc rối tơ! Tôi viết gì mặc tôi. Nhưng quả thực tôi có mê cá mực.
- Điều đó không ngăn anh yêu đàn bà.
- Cá mực không ngăn tôi yêu đàn bà, chính đàn bà mới ngăn tôi yêu cá mực.
- Tại sao vậy?
- Rồi anh sẽ thấy. Anh thích công việc đồng áng, săn bắn phải không, ấy đấy, rồi anh sẽ thấy!
- Hôm nay, Ackhip có đến thăm tôi. Ông ta bảo tôi ở Prunoie có vô số hươu và cả hai con gấu nữa, - Tsiricov nói.
- Các anh cứ đi săn, tôi không đi đâu.
- Thấy chưa?
- Xergei Ivanovich nói.
- Ngay từ giờ chú đã có thể vĩnh biệt cái thú săn gấu rồi đấy. Vợ chú sẽ cấm. Levin mỉm cười. Chàng khoái cái ý nghĩ là vợ sẽ cấm đi săn gấu đến nỗi sẵn sàng mãi mãi từ bỏ thú vui đó.
- Đi săn hai con gấu này mà không có anh thì thật đáng tiếc. Anh còn nhớ cái lần vừa rồi ở Khapilovo không? Chuyến săn này sẽ thú vị lắm đấy!
- Tsiricov nói. Levin không muốn giải thích cho anh ta vỡ lẽ rằng bất cứ nơi nào không có Kitty đều không thể có gì vui thú, vì thế nên chàng nín lặng.
- Thật không phải vô cớ mà người ta đặt ra tục lệ từ biệt cuộc đời trai chưa vợ, - Xergei Ivanovich nói.
- Dù hạnh phúc đến đâu, người ta vẫn luyến tiếc tự do.
- Anh cứ thú thực là muốn nhảy qua cửa sổ như chú rể của Gogol 1 đi!
- Tất nhiên, nhưng không bao giờ anh ta chịu thừa nhận đâu, - Katavaxov nói và cười phá lên.
- Nếu thế thì cửa sổ mở rồi đấy… Chúng ta đi ngay Tver thôi. Ta có thể tìm thấy con gấu cái trong hang. Ta sẽ đi chuyến tàu năm giờ, thật nhé? Còn ở đây, mặc họ xoay xở với nhau. - Tsiricov mỉm cười nói.
- Không, lạy Chúa chứng giám, - Levin mỉm cười nói, lòng tôi không hề luyến tiếc tự do chút nào.
- Nhưng bây giờ lòng anh đang rối như tơ vò nên còn thấy gì nữa, - Katavaxov nói. - Hãy chờ nó lắng xuống một chút, rồi anh sẽ thấy.
- Không, tôi thấy hình như ngoài tình cảm (chàng không muốn dùng chữ: tình yêu)… và hạnh phúc, đáng lẽ tôi phải cảm thấy luyến tiếc tự do mới đúng, dù chỉ một tí thôi… Trái lại, chính sự mất tự do đã đem lại cho tôi niềm vui sướng này!
- Đây là một trường hợp nguy kịch, - Katavaxov nói. - Chúng ta cạn chén chúc anh ta hồi phục hoặc chúc anh ta nhìn thấy, dù chỉ là một phần trăm, những mơ ước của anh ta được thực hiện. Thế cũng đã là một hạnh phúc chưa hề có trên đời này rồi.
Sau bữa ăn một lát, khách ra về để còn có thời giờ thay quần áo trước buổi hôn lễ.
Còn lại một mình và nhớ tới lời bọn chưa vợ, một lần nữa, Levin tự hỏi lòng mình có chút nào luyến tiếc tự do không.
Chàng mỉm cười tự đặt câu hỏi đó. "Tự do? Tại sao cần có tự do? Hạnh phúc đối với mình là yêu thương, ao ước, là không có tư tưởng và khát vọng nào ngoài tư tưởng, khát vọng của nàng, như thế nghĩa là thủ tiêu tự do… và đó là hạnh phúc!".
"Nhưng liệu mình có biết được những tư tưởng, khát vọng, tình cảm của nàng không?", một tiếng nói đột nhiên thầm thì với chàng. Nụ cười biến khỏi đôi môi và chàng triền miên mơ mộng sâu xa. Bỗng nhiên, một cảm giác kì lạ đến với chàng. Chàng thấy khiếp sợ, nghi ngờ… nghi ngờ hết thảy.
"Thế nhỡ nàng không yêu mình thì sao? Nhỡ nàng lấy mình chỉ để có chồng? Nhỡ chính nàng cũng không hiểu việc đang làm là thế nào? Chàng tự hỏi. Nàng có thể tỉnh ngộ, và mãi sau khi cưới mới hiểu nàng không yêu mình, không thể nào yêu mình được". Và những ý nghĩ xấu nhất về Kitty vụt đến trong đầu chàng. Chàng ghen với Vronxki cũng mãnh liệt như một năm trước đây, tựa hồ cái tối chàng gặp nàng với Vronxki mới xảy ra hôm qua. Chàng ngờ nàng đã không nói hết với chàng. Chàng đứng phắt dậy. "Không, không thể như thế được! Chàng tuyệt vọng tự nhủ. Ta sẽ tới nhà nàng; ta sẽ hỏi nàng, ta sẽ nói với nàng một lần nữa: Chúng ta đang tự do; cứ giữ nguyên thế này thôi có hơn không? Bất kể cái gì cũng còn hơn là đau khổ vĩnh viễn, còn hơn là hổ thẹn, bội bạc!". Đầy tuyệt vọng, đầy oán thù với toàn thể nhân loại, với bản thân mình, với Kitty, chàng ra khỏi khách sạn và đến nhà Trerbaxki. Chàng gặp nàng ở gian phòng trong cùng. Nàng ngồi trên một chiếc rương, đang cùng chị hầu phòng chọn những áo dài đủ màu bày la liệt trên sàn, và lưng ghế tựa.
- A! - nàng hớn hở vui sướng reo lên khi thấy chàng. - Mình đấy à, anh đấy à? (cho đến hôm nay, nàng vẫn gọi chàng khi là "mình", khi là "anh"). Em không ngờ anh đến đấy! Em đang chọn những áo thời thiếu nữ để phân phát.
- À! Tốt lắm! - chàng nói và nhìn chị hầu phòng, vẻ lầm lầm.
- Đuniasa, thôi chị đi ra, tôi sẽ gọi sau, - Kitty nói. - Mình làm sao thế? - nàng hỏi, quả quyết gọi chàng là "mình", lúc chị đầy tớ đã ra ngoài. Nhìn nét mặt kì lạ, u uất và nhớn nhác của chàng, nàng bỗng hốt hoảng.
- Kitty, anh rất đau khổ. Anh không chịu đựng được một mình nữa, - chàng nói giọng tuyệt vọng, vừa dừng lại trước mặt nàng vừa nhìn nàng bằng đôi mắt cầu khẩn. Chỉ nhìn nét mặt chân thực và đầy yêu thương của nàng, chàng đã thấy điều định nói ra sẽ không đưa đến kết quả gì, tuy vậy chàng vẫn cần được chính nàng xua tan nỗi lo sợ. - Anh đến để nói với em rằng hiện giờ vẫn chưa muộn quá đâu. Mọi cái vẫn còn cứu vãn được.
- Sao kia? Em không hiểu gì hết. Mình làm sao thế?
- Anh đã… điều này anh từng nói với em hàng trăm lần rồi và anh không thể gạt bỏ khỏi tâm trí được… Anh không xứng với em. Em không thể thuận tình lấy anh được: Hãy suy nghĩ đi. Em lầm rồi. Hãy suy nghĩ thật kĩ đi. Em không thể yêu anh được… Nếu như… thà em nói thật ra với anh còn hơn, - chàng nói và không nhìn nàng. - Anh sẽ đau khổ… Thiên hạ họ muốn nói gì thì nói… Bất kể cái gì cũng còn hơn là đau khổ… Bây giờ, trong khi hãy còn kịp…
- Em không hiểu gì cả, - nàng sợ hãi trả lời. - Mình muốn hối hôn à?
- Phải, nếu em không yêu anh.
- Mình phát điên rồi à! - nàng kêu lên, đỏ mặt tức giận.
Nhưng vẻ mặt Levin thiểu não đến nỗi nàng cố nén giận, và dọn đống áo xếp đầy trên ghế bành, nàng ngồi xuống sát cạnh chàng.
- Mình nghĩ những gì nào? Mình nói hết với em đi.
- Anh nghĩ em không thể yêu anh được. Tại sao em lại có thể yêu anh được chứ?
- Trời ơi, thế thì em biết làm thế nào bây giờ? - nàng nói và oà lên khóc.
- Ôi! Anh đã làm gì thế này? - chàng kêu lên và quỳ xuống trước mặt nàng hôn khắp hai bàn tay. Năm phút sau, khi phu nhân bước vào phòng thì hai người đã hoàn toàn làm lành với nhau. Kitty không những quả quyết nói là yêu chàng, mà khi chàng hỏi tại sao lại yêu, còn giải thích rõ nguyên do nữa. Nàng nói nàng yêu vì hoàn toàn hiểu chàng, vì biết chàng yêu thích những gì và tất cả những cái chàng yêu thích đều tốt cả. Và chàng thấy điều đó thật rõ như ban ngày. Khi phu nhân bước vào, họ đang ngồi cạnh nhau trên chiếc rương, cùng chọn áo và bàn cãi, vì Kitty muốn cho Đuniasa cái áo nâu nàng mặc hôm Levin đến cầu hôn, còn chàng nằng nặc đòi không được cho ai cái áo đó và bảo nàng cho Đuniasa cái áo xanh nhạt.
- Sao mà anh chả hiểu cái gì cả? Tóc nó nâu, cái áo đó không hợp… Em nghĩ cả rồi.
Khi phu nhân đã biết tại sao chàng đến đây, bà liền nửa đùa nửa thật nổi giận và đuổi Levin về thay quần áo, đừng có quấy rầy Kitty vì Saclơ chỉ lát nữa sẽ tới làm đầu cho nàng.
- Nó chẳng ăn uống gì cả, mỗi ngày một xấu đi, thế mà anh còn đến làm nó rối ruột vì những chuyện không đâu, - bà nói.
- Thôi con đi đi, đi đi. Levin, ngượng ngùng nhưng yên tâm, trở về khách sạn. Ông anh chàng, Đarya Alecxandrovna và Stepan Ackađich, tất cả đều đã lễ phục chỉnh tề, đang chờ để cầu phúc cho chàng với chiếc tượng thánh. Không còn thì giờ đâu mà bỏ phí. Đarya Alecxandrovna còn phải ghé qua nhà đón con trai đã được uốn tóc và chải sáp để cầm tượng thánh đi trước cô dâu. Sau đó, lại phải sai đánh xe đi đón phù rể, còn chiếc xe kia, sau khi đưa Xergei Ivanovich, sẽ quay trở lại khách sạn… Tóm lại, đủ mọi thứ lo. Có điều chắc chắn là không thể chậm trễ được nữa vì lúc đó đã sáu rưỡi rồi. Cuộc lễ cầu phúc thiếu trang nghiêm. Stepan Ackađich đứng cạnh vợ, điệu bộ hài hước, ông trang trọng cầm tượng thánh, và sau khi bảo Levin phủ phục sát đất, liền cầu phúc cho chàng với một nụ cười vừa hiền từ vừa giễu cợt và hôn chàng ba lần. Đarya Alecxandrovna cũng làm như vậy, bà đang vội đi và rối lên vì chuyện bố trí xe đi xe về.
- Bây giờ ta phải làm thế này: anh sẽ đi đón phù rể bằng xe của ta, còn Xergei Ivanovich sau khi đến nhà thờ, xin ông vui lòng cho xe của ông quay lại đây.
- Xin vâng, rất vui lòng.
- Còn tôi, tôi sẽ đến ngay, sau đó cùng với Koxtia. Hành lí gửi đi cả chưa?
- Stepan Ackađich hỏi.
- Rồi, - Levin trả lời và gọi Kuzma đến giúp chàng mặc quần áo.
Chú thích:
1. Trong truyện "Đám cưới" của Nicolai Gôgôn, chú rể đã nhảy qua cửa sổ và chạy trốn đúng lúc sắp ra nhà thờ.
Quyển
5
Chương 3
Chương 3
Một đám đông, phần lớn gồm đàn bà, vây quanh nhà thờ sáng
trưng. Những người không vào được bên trong, xô đẩy chen chúc nhau ngoài cửa sổ,
vừa cãi cọ vừa thỉnh thoảng liếc nhìn vào trong qua song sắt.
Hơn hai chục cỗ xe đậu thẳng hàng dọc đường phố dưới sự trông coi của cảnh sát. Một sĩ quan cảnh sát, choáng lộn trong bộ đồng phục, đứng gần cửa ra vào, bất chấp cả trời lạnh. Luôn luôn có những cỗ xe ngựa mới đến và khi là những bà mình đầy hoa, vén gấu xiêm áo loà xoà lên, khi là những ông kính cẩn ngả mũ lưỡi trai hoặc mũ dạ, đi vào nhà thờ. Trong nhà thờ, hai chùm đèn treo cùng tất cả nến đặt trước những tượng thánh đều đã được thắp lên. Bàn thờ rực rỡ vàng trên nền đỏ, những nét chàm vàng trên tượng thánh, chất bạc của giá đèn và giá nến, gạch lát nền nhà, những tấm thảm, những lá cờ phía trên hội hát, bậc thềm lầu giảng, những sách giảng kinh đã cũ và đen nhẻm, những khăn quàng và áo thụng làm lễ, tất cả đều tràn ngập ánh sáng. Bên phải, trong đám đông những lễ phục và cà vạt trắng, những triều phục và lụa là, những nhung và đoạn, những mớ tóc và hoa chồng chất, những bả vai và cánh tay trần cùng găng tay dài: một tiếng xì xào nho nhỏ và sôi nổi truyền đi, vang lên một cách kì lạ dưới vòm mái cao. Mỗi lần cửa mở ra khẽ rít lên, tiếng xì xào lại ngừng bặt và mọi người đều quay về phía đó, hi vọng trông thấy cô dâu chú rể đi vào. Nhưng cửa mở ra hơn chục lần rồi, và mỗi lần, chỉ là một ông khách hoặc một bà khách đến muộn, đi sang bên phải nhập bọn với bạn hữu, hoặc một bà đứng xem đã đánh lừa hoặc phỉnh được viên sĩ quan cảnh sát xiêu lòng cho vào xem và rẽ sang trái lẩn vào đám đông. Họ hàng thân thuộc và kẻ hiếu kì đều trải qua mọi giai đoạn chờ đợi.
Đầu tiên, người ta đoán cô dâu chú rể chỉ lát nữa sẽ tới, nên không chút bận tâm về sự chậm trễ. Rồi họ bắt đầu liếc nhìn ra cửa mỗi lúc một nhiều hơn, tự hỏi hay là đã xảy ra việc gì. Cuối cùng, thấy sự chậm trễ đó trở nên rầy rà, họ hàng cùng bạn hữu bên làm ra vẻ không buồn nghĩ đến cô dâu chú rể nữa mà mải mê trò chuyện.
Cha chánh lễ như muốn nhắc mọi người biết thời giờ của ông là quý giá, sốt ruột cất tiếng cho làm rung cả kính cửa sổ. Hội hát đợi mãi chán chê, đành thử giọng hoặc xỉ mũi. Linh mục khi phái người phụ lễ, khi phái bõ nhà thờ, luôn luôn cho dò xem tin tức và mỗi lúc càng ló ra nhiều hơn ở cửa nách, mình vận áo chùng tím và thắt lưng thêu. Cuối cùng, một bà xem đồng hồ và nói: "Thật lạ quá đi mất!", và tất cả khách khứa đều lo lắng, bắt đầu lên tiếng tỏ vẻ ngạc nhiên và bực mình: Một phù rể chạy đi nghe ngóng tình hình. Trong khi đó, Kitty đã sửa soạn xong từ lâu, nàng mặc áo trắng, chít khăn voan dài và vòng hoa cam trên đầu, đứng trong phòng khách đã hơn nửa giờ cùng cô phù dâu và bà chị Lvova hoài công chờ đợi mà vẫn không thấy phù rể đến báo cho biết chú rể đã tới nhà thờ.
Trong lúc đó, Levin, mặc quần nhưng không có cả gilê lẫn áo ngoài đang đi đi lại lại trong phòng khách sạn, chốc chốc lại thò đầu ra cửa ngó dọc suốt dãy hành lang. Nhưng không thấy tăm hơi người chàng đang chờ đợi đâu cả. Levin đành quay vào phòng, và vung tay vặc với Stepan Ackađich đang bình thản hút thuốc.
- Đời thuở nào lại có ai lâm vào hoàn cảnh vô lí như thế này không! - chàng nói.
- Ừ, khỉ thật, - Stepan Ackađich mỉm cười an ủi, nói hoạ theo. - Nhưng chú cứ yên tâm, họ sẽ mang đến ngay thôi.
- Chắc gì đấy! Levin cố nén giận nói.
- Lại còn những cái áo gilê hở ngực khỉ gió này nữa! Thật không thể chịu được! - chàng nói và ngắm chiếc yếm sơ mi đã nhàu nát hết.
- Ngộ nhỡ hòm rương của tôi đã đưa lên xe lửa cả rồi thì sao! - chàng thất vọng thốt lên.
- Thì chú mặc áo của tôi vậy.
- Đáng lẽ tôi nên làm như thế từ nãy kia.
- Phải, nhưng mang tiếng lố bịch thì rầy đấy… Chờ một lát, rồi sẽ ổn thôi.
Đầu đuôi câu chuyện là thế này: khi Levin hỏi đến quần áo, Kuzma bèn mang áo ngoài, gilê và mọi thứ cần thiết đến.
- Còn sơ mi đâu! Levin quát hỏi.
- Sơ mi à, thì cậu đang mặc trên người đấy thôi. - Kuzma trả lời với một nụ cười thản nhiên. Kuzma không nghĩ tới việc dành ra một chiếc sơ mi sạch và sau khi được lệnh gói ghém mọi thứ gửi đến nhà Tsecbaxcaia mà ngay tối nay đôi vợ chồng trẻ mới cưới sẽ rời khỏi, hắn đã đóng gói tất cả, trừ bộ lễ phục. Chiếc sơ mi, mặc từ sáng đã nhầu nát và không thể đi đôi với gi lê hở ngực theo thời trang mới nhất. Nhà Tsecbaxcaia ở xa quá. Chàng đã sai đi mua một chiếc mới. Gã đầy tớ trở về tay không: tất cả các hiệu đều đóng cửa, hôm đó là chủ nhật. Lại sai đi tìm sơ mi của Stepan Ackađich: nhưng nó lại rộng quá và ngắn quá. Cùng bất đắc dĩ phải cho người đến nhà Tsecbaxcaia mở tung hành lí ra. Người ta đang chờ chú rể ở nhà thờ, còn chú rể thì như một con thú dữ nhốt trong cũi, loay hoay đi đi lại lại trong phòng, thỉnh thoảng lại ngóng nhìn ra hành lang, hãi hùng tự hỏi không biết lúc này Kitty đang tưởng tượng ra những gì, sau tất cả những chuyện lăng nhăng chàng đã nói với nàng. Cuối cùng, Kuzma, tên thủ phạm, thở không ra hơi chạy bổ vào buồng với chiếc sơ mi.
- Tôi đến nơi thì vừa vặn đúng lúc. Họ đang khuân hòm rương đi rồi, - Hắn nói.
Ba phút sau, không thèm nhìn đồng hồ để khơi khơi lại cơn bực mình, Levin ba chân bốn cẳng chạy vội ra hành lang.
- Chạy thì ăn thua gì, - Stepan Ackađich mỉm cười nói và đủng đỉnh theo sau. - Tôi đã bảo chú rồi sẽ ổn mà.
Hơn hai chục cỗ xe đậu thẳng hàng dọc đường phố dưới sự trông coi của cảnh sát. Một sĩ quan cảnh sát, choáng lộn trong bộ đồng phục, đứng gần cửa ra vào, bất chấp cả trời lạnh. Luôn luôn có những cỗ xe ngựa mới đến và khi là những bà mình đầy hoa, vén gấu xiêm áo loà xoà lên, khi là những ông kính cẩn ngả mũ lưỡi trai hoặc mũ dạ, đi vào nhà thờ. Trong nhà thờ, hai chùm đèn treo cùng tất cả nến đặt trước những tượng thánh đều đã được thắp lên. Bàn thờ rực rỡ vàng trên nền đỏ, những nét chàm vàng trên tượng thánh, chất bạc của giá đèn và giá nến, gạch lát nền nhà, những tấm thảm, những lá cờ phía trên hội hát, bậc thềm lầu giảng, những sách giảng kinh đã cũ và đen nhẻm, những khăn quàng và áo thụng làm lễ, tất cả đều tràn ngập ánh sáng. Bên phải, trong đám đông những lễ phục và cà vạt trắng, những triều phục và lụa là, những nhung và đoạn, những mớ tóc và hoa chồng chất, những bả vai và cánh tay trần cùng găng tay dài: một tiếng xì xào nho nhỏ và sôi nổi truyền đi, vang lên một cách kì lạ dưới vòm mái cao. Mỗi lần cửa mở ra khẽ rít lên, tiếng xì xào lại ngừng bặt và mọi người đều quay về phía đó, hi vọng trông thấy cô dâu chú rể đi vào. Nhưng cửa mở ra hơn chục lần rồi, và mỗi lần, chỉ là một ông khách hoặc một bà khách đến muộn, đi sang bên phải nhập bọn với bạn hữu, hoặc một bà đứng xem đã đánh lừa hoặc phỉnh được viên sĩ quan cảnh sát xiêu lòng cho vào xem và rẽ sang trái lẩn vào đám đông. Họ hàng thân thuộc và kẻ hiếu kì đều trải qua mọi giai đoạn chờ đợi.
Đầu tiên, người ta đoán cô dâu chú rể chỉ lát nữa sẽ tới, nên không chút bận tâm về sự chậm trễ. Rồi họ bắt đầu liếc nhìn ra cửa mỗi lúc một nhiều hơn, tự hỏi hay là đã xảy ra việc gì. Cuối cùng, thấy sự chậm trễ đó trở nên rầy rà, họ hàng cùng bạn hữu bên làm ra vẻ không buồn nghĩ đến cô dâu chú rể nữa mà mải mê trò chuyện.
Cha chánh lễ như muốn nhắc mọi người biết thời giờ của ông là quý giá, sốt ruột cất tiếng cho làm rung cả kính cửa sổ. Hội hát đợi mãi chán chê, đành thử giọng hoặc xỉ mũi. Linh mục khi phái người phụ lễ, khi phái bõ nhà thờ, luôn luôn cho dò xem tin tức và mỗi lúc càng ló ra nhiều hơn ở cửa nách, mình vận áo chùng tím và thắt lưng thêu. Cuối cùng, một bà xem đồng hồ và nói: "Thật lạ quá đi mất!", và tất cả khách khứa đều lo lắng, bắt đầu lên tiếng tỏ vẻ ngạc nhiên và bực mình: Một phù rể chạy đi nghe ngóng tình hình. Trong khi đó, Kitty đã sửa soạn xong từ lâu, nàng mặc áo trắng, chít khăn voan dài và vòng hoa cam trên đầu, đứng trong phòng khách đã hơn nửa giờ cùng cô phù dâu và bà chị Lvova hoài công chờ đợi mà vẫn không thấy phù rể đến báo cho biết chú rể đã tới nhà thờ.
Trong lúc đó, Levin, mặc quần nhưng không có cả gilê lẫn áo ngoài đang đi đi lại lại trong phòng khách sạn, chốc chốc lại thò đầu ra cửa ngó dọc suốt dãy hành lang. Nhưng không thấy tăm hơi người chàng đang chờ đợi đâu cả. Levin đành quay vào phòng, và vung tay vặc với Stepan Ackađich đang bình thản hút thuốc.
- Đời thuở nào lại có ai lâm vào hoàn cảnh vô lí như thế này không! - chàng nói.
- Ừ, khỉ thật, - Stepan Ackađich mỉm cười an ủi, nói hoạ theo. - Nhưng chú cứ yên tâm, họ sẽ mang đến ngay thôi.
- Chắc gì đấy! Levin cố nén giận nói.
- Lại còn những cái áo gilê hở ngực khỉ gió này nữa! Thật không thể chịu được! - chàng nói và ngắm chiếc yếm sơ mi đã nhàu nát hết.
- Ngộ nhỡ hòm rương của tôi đã đưa lên xe lửa cả rồi thì sao! - chàng thất vọng thốt lên.
- Thì chú mặc áo của tôi vậy.
- Đáng lẽ tôi nên làm như thế từ nãy kia.
- Phải, nhưng mang tiếng lố bịch thì rầy đấy… Chờ một lát, rồi sẽ ổn thôi.
Đầu đuôi câu chuyện là thế này: khi Levin hỏi đến quần áo, Kuzma bèn mang áo ngoài, gilê và mọi thứ cần thiết đến.
- Còn sơ mi đâu! Levin quát hỏi.
- Sơ mi à, thì cậu đang mặc trên người đấy thôi. - Kuzma trả lời với một nụ cười thản nhiên. Kuzma không nghĩ tới việc dành ra một chiếc sơ mi sạch và sau khi được lệnh gói ghém mọi thứ gửi đến nhà Tsecbaxcaia mà ngay tối nay đôi vợ chồng trẻ mới cưới sẽ rời khỏi, hắn đã đóng gói tất cả, trừ bộ lễ phục. Chiếc sơ mi, mặc từ sáng đã nhầu nát và không thể đi đôi với gi lê hở ngực theo thời trang mới nhất. Nhà Tsecbaxcaia ở xa quá. Chàng đã sai đi mua một chiếc mới. Gã đầy tớ trở về tay không: tất cả các hiệu đều đóng cửa, hôm đó là chủ nhật. Lại sai đi tìm sơ mi của Stepan Ackađich: nhưng nó lại rộng quá và ngắn quá. Cùng bất đắc dĩ phải cho người đến nhà Tsecbaxcaia mở tung hành lí ra. Người ta đang chờ chú rể ở nhà thờ, còn chú rể thì như một con thú dữ nhốt trong cũi, loay hoay đi đi lại lại trong phòng, thỉnh thoảng lại ngóng nhìn ra hành lang, hãi hùng tự hỏi không biết lúc này Kitty đang tưởng tượng ra những gì, sau tất cả những chuyện lăng nhăng chàng đã nói với nàng. Cuối cùng, Kuzma, tên thủ phạm, thở không ra hơi chạy bổ vào buồng với chiếc sơ mi.
- Tôi đến nơi thì vừa vặn đúng lúc. Họ đang khuân hòm rương đi rồi, - Hắn nói.
Ba phút sau, không thèm nhìn đồng hồ để khơi khơi lại cơn bực mình, Levin ba chân bốn cẳng chạy vội ra hành lang.
- Chạy thì ăn thua gì, - Stepan Ackađich mỉm cười nói và đủng đỉnh theo sau. - Tôi đã bảo chú rồi sẽ ổn mà.
Quyển
5
Chương 4
Chương 4
- Họ đến rồi - Chú rể kia kìa!
- Đâu, đâu?
- Người trẻ hơn ấy à?
- Còn cô dâu, khốn khổ, cô ta mất cả hồn cả vía rồi! - người ta bàn tán trong đám đông khi Levin đón cô dâu ở ngoài rồi cùng sánh đôi bước vào.
Stepan Ackađich kể cho vợ nghe nguyên nhân chậm trễ và các vị khách mỉm cười thì thầm truyền cái tin đó đi. Levin không nhận thấy gì và không nhận ra ai cả. Chàng không rời mắt khỏi cô dâu.
Ai nấy đều bảo mấy hôm nay nàng xấu đi nhiều và dưới vành hoa, nàng càng kém xinh hơn nhiều so với thường ngày. Nhưng Levin không cho là thế. Chàng ngắm mái tóc bồng phủ khăn voan dài trắng và hoa trắng, ngắm cổ áo chun cao che kín một cách trinh bạch hai bên cái cổ cao, mảnh, chỉ để hở một chút ở đằng trước, ngắm vóc người thon thả lạ thường, và chàng thấy nàng đẹp hơn bao giờ hết, không phải vì những hoa, voan, áo đặt may tại Pari đã tôn thêm chút gì cho sắc đẹp, mà vì, mặc dầu dưới cái lộng lẫy chải chuốt của y phục, khuôn mặt xinh tươi, cặp mắt, đôi môi vẫn giữ nguyên vẻ chân thực ngây thơ đặc biệt của nàng.
- Em đã tưởng anh định chạy trốn rồi kia đấy, - nàng mỉm cười bảo chàng.
- Chuyện xảy ra thật lố bịch đến nỗi anh xấu hổ không dám kể lại nữa! - chàng đỏ mặt trả lời và quay lại phía Xergei Ivanovich đang đến gần.
- Câu chuyện áo sơ mi của chú thật hay ho quá nhỉ! - Xergei Ivanovich mỉm cười, lắc đầu nói với chàng.
- Vâng, vâng. - Levin trả lời, không hiểu người ta bảo gì mình.
- Này Koxtia, có vấn đề quan trọng phải giải quyết ngay bây giờ đây, - Stepan Ackađich nói, vờ làm ra vẻ lo lắng - Vừa hay lúc này chú đã đủ tỉnh táo để đánh giá đầy đủ tầm quan trọng của nó. Người ta hỏi tôi là thắp nến mới hay nến đốt dở. Giá tiền chênh nhau là mười rúp, - ông tủm tỉm nói thêm. - Tôi quyết định rồi, nhưng sợ chú không đồng ý.
Levin hiểu đó là câu nói đùa nhưng không sao cười được.
- Thế nào? Mới hay là đốt dở rồi? Vấn đề là ở đó.
- Mới, mới!
- À! Tôi rất hài lòng! Thế là giải quyết xong vấn đề, - Stepan Ackađich mỉm cười nói. Trong những trường hợp như thế này, người ta đâm ra ngốc nghếch một cách lạ, - ông nói với Tsiricov trong lúc Levin quay lại cạnh cô dâu, sau khi ngơ ngác nhìn ông.
- Chú ý, Kitty, cô phải đặt chân lên thảm trước đấy nhé, - nữ bá tước Norxton theo kịp họ và dặn.
- Anh là bậy lắm đấy nhé! - bà quay lại bảo Levin.
- Cháu có sợ không? Maria Đimitrievna, - một bà cô già hỏi.
- Em có lạnh không? Mặt em tái đi. Khoan đã, cúi xuống tí! - bà Lvova nói và vòng đôi cánh tay nõn nà, mỉm cười sửa lại vành hoa cài đầu cho cô em. Đôly đến gần, muốn nói gì đó nhưng không thốt nên lời, oà khóc và ngay sau đó lại rấm rứt cười. Kitty cũng nhìn mọi người bằng con mắt ngơ ngác như Levin. Trong lúc đó, những người giúp lễ đã mặc xong áo lễ và linh mục, cùng thầy sáu đến đứng cạnh giá để sách lễ, kê trước tiền đường bàn thờ. Linh mục quay lại phía Levin và nói với chàng vài câu. Levin không hiểu gì cả.
- Anh nắm lấy tay cô dâu và dẫn tới trước giá để sách lễ, - người phù rể nhắc chàng.
Hồi lâu, Levin vẫn chưa hiểu người ta yêu cầu chàng phải làm gì. Mọi người nhiều lần đến nhắc và đã định thôi không thèm can thiệp nữa vì chàng luôn cầm nhầm tay, thì vừa may cuối cùng, chàng hiểu ra là phải cầm bàn tay phải cô dâu trong bàn tay phải của mình mà không hề thay đổi tư thế. Cuối cùng, sau khi chàng hoàn thành được cử chỉ theo yêu cầu, linh mục liền tiến lên vài bước và đứng lại trước bàn giảng kinh. Đám họ hàng và bè bạn đi theo chàng trong tiếng nói rì rầm và tiếng vạt xiêm kéo lê sột soạt. Có người cúi xuống sửa lại vạt xiêm cho cô dâu. Trong nhà thờ im lặng đến nỗi nghe thấy cả tiếng nến nhỏ giọt.
Linh mục, một ông già thấp bé đội mũ, tóc bạc rẽ đôi rủ thành hai mái sau tai, rút đôi bàn tay nhỏ bé nhăn nheo ra khỏi chiếc áo lễ dát bạc nặng trĩu, thân lưng có một cây thánh giá vàng và giở Kinh thánh đặt trên giá sách lễ.
Stepan Ackađich nhẹ nhàng bước đến gần linh mục ghé tai nói nhỏ mấy câu và đi xuống, sau khi nháy mắt với Levin. Linh mục châm hai cây bạch lạp tết hoa, cầm nghiêng trong tay trái, cho từ từ nhỏ xuống từng giọt và quay lại phía cô dâu chú rể. Đó chính là linh mục đã làm lễ xưng tội cho Levin. Ông nhìn đôi thanh niên bằng cặp mắt buồn rầu, mệt mỏi, thở dài, và rút bàn tay phải ra khỏi áo lễ, ban phước cho chú rể, rồi với một vẻ âu yếm nâng niu, chụm ngón tay lại bên trên cái đầu cúi xuống của Kitty. Sau đó, ông chìa đôi bạch lạp cho họ và cầm lấy bình hương, thong thả bước đi.
"Phải chăng đây là sự thực?", Levin thầm nghĩ và quay lại nhìn cô dâu. Chàng nhìn nghiêng một bên mặt nàng; thấy đôi môi và đôi hàng mi thoáng rung động, chàng biết nàng cảm thấy cái nhìn của chàng. Nàng không nhúc nhích, nhưng bằng vào thoáng lay động của cái cổ áo chun cao chờm lên tận đôi tai nhỏ hồng, chàng thấy rõ nàng đang nén một tiếng thở dài trong lồng ngực, và bàn tay nhỏ đi găng dài cầm nến bỗng run lên.
Thế là mọi nỗi khích động như: chuyện sơ mi, việc tới muộn, lời bàn tán của quan khách, nỗi bực mình của họ, hoàn cảnh lố bịch của mình, tất cả vụt tan biến và chàng vừa vui sướng vừa lo sợ.
Cha chánh lễ, một người đẹp trai mặc áo thụng dạ dát bạc, tóc quăn chải sang hai bên đầu, đĩnh đạc bước tới và, nhấc khăn quàng lễ lên bằng một cử chỉ quen thuộc, dừng lại trước mặt linh mục.
"Xin Chúa b-a-n p-h-ư-ớ-c l-à-n-h c-h-o c-h-ú-n-g t-ô-i!" Những tiếng trang trọng nối nhau từ từ vang lên, rung động bầu không khí. "Lạy Chúa chúng tôi, ơn Chúa bây giờ và đời đời chẳng cùng!".
Linh mục già vẫn đang tìm một đoạn nào đó trong sách lễ, cất giọng thánh thót và từ tốn cầu tiếp. Rồi hoà thanh bát ngát du dương của hội hát đứng khuất không ai trông thấy, bỗng nổi lên tràn ngập khắp nhà thờ, từ cửa sổ vọng tới vòm mái, lớn dần, rồi ngập ngừng và tắt dần. Người ta cầu nguyện, như thường vẫn cầu nguyện cho sự đời đời yên nghỉ trên thiên đàng, cho sự rỗi linh hồn, cho Thánh vụ viện, cho Hoàng đế; người ta cũng cầu nguyện cho cả Konxtantin và Ecaterina, những bầy tôi của Chúa đã kết hôn hôm nay. "Cầu Chúa ban cho họ sự thương yêu toàn vẹn, sự bằng yên và ơn cứu trợ của Người", cả nhà thờ như phả ra tiếng cầu nguyện của cha chánh lễ.
Levin lắng nghe những lời đó và lấy làm ngạc nhiên. "Cứ như họ đoán được đích thị mình đang cần sự cứu giúp vậy!", chàng tự nhủ, nghĩ tới những nghi hoặc và lo sợ mới đây. Mình biết những gì nào? Không có sự cứu giúp thì liệu mình có thể làm gì được trong cái công việc ghê gớm này? Chàng nghĩ thầm. Chính lúc này là lúc mình đang cần sự cứu giúp".
Khi thầy sáu cầu kinh xong, linh mục cầm quyển sách quay về phía đôi thanh niên:
"Lạy Chúa hằng có đời đời - linh mục đọc bằng một giọng thánh thót dịu dàng - Người đã kết liền những kẻ xa cách trong sự yêu mến bền vững, Người đã ban phước lành cho Ixaac và Reberca được phần thưởng Người đã hứa. Xin Người hãy ban phước lành cho tôi tớ Người là Konxtantin và Ecaterina, và giữ vững lòng tin của họ trên con đường lành. Bởi vì Chúa là nguồn của mọi sự yêu mến và thương xót và chúng tôi cả tiếng nguyện rằng: Sáng danh Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh thần bây giờ, và hằng có và đời đời chẳng cùng!". "Amen", hội hát vô hình lại dịu dàng hát nguyện theo.
"Chúa đã kết liên những kẻ xa cách trong sự yêu mến bền vững". "Những lời đó thật sâu sắc và đáp ứng đúng biết bao với điều ta cảm nghĩ trong những giây phút thế này! Levin thầm nghĩ. Không biết nàng có cảm thấy như mình không?". Và khi quay lại, chàng bắt gặp cái nhìn của nàng. Bằng vào ánh mắt đó, chàng đoán nàng cũng có cảm giác giống mình. Nhưng chàng đã lầm: nàng hầu như không hiểu gì và cũng không để ý đến lời cầu nguyện đó ngay cả lúc trao nhẫn cho nhau. Nàng không thể nghe và hiểu những lời đó: quá lớn lao là cái tình cảm duy nhất đang tràn ngập tâm hồn nàng mỗi lúc một mãnh liệt. Tình cảm đó là niềm vui trước sự hoàn tất mĩ mãn của cái điều xảy ra trong thâm tâm nàng từ tháng rưỡi trước đây và trải sáu tuần nay, nó đã làm nàng hết đau khổ lại sướng vui. Cái ngày mà trong phòng khách nhà nàng ở phố Arbat, nàng lặng lẽ trong chiếc áo dài nâu đến bên Levin và trao thân gửi phận cho chàng, ngay đó và giờ phút đó, trong tâm hồn nàng đã xảy ra sự đoạn tuyệt hoàn toàn với tất cả cuộc đời dĩ vãng, và một cuộc đời khác hoàn toàn mới mẻ và xa lạ đã bắt đầu, trong khi bề ngoài cuộc sống cũ vẫn tiếp tục. Sáu tuần lễ đó là giai đoạn sung sướng nhất và quằn quại nhất của đời nàng. Tất cả cuộc đời, tất cả ước muốn và hi vọng của nàng đều tập trung vào người đàn ông khó hiểu đó; và một tình cảm còn khó hiểu hơn thế khi thì thu hút lúc lại đẩy ra, ràng buộc nàng với anh ta, tuy nhiên nàng vẫn tiếp tục sống như cũ. Sống cuộc đời cũ, nàng đâm sợ chính bản thân, kinh sợ sự dửng dưng hoàn toàn đối với tất cả quá khứ của mình: đối với mọi vật, mọi thói quen, mọi người đã từng yêu nàng và đến nay vẫn còn yêu nàng, đối với bà mẹ âu sầu vì sự lạnh nhạt đó, với ông bố dịu dàng và âu yếm mà nàng yêu quý hơn mọi thứ trên đời. Khi thì nàng sợ hãi sự dửng dưng đó, lúc lại vui thích về cái điều khiến nàng có tâm trạng đó. Nàng không nghĩ ngợi hoặc mong muốn gì hơn ngoài cuộc sống với người đàn ông đó, nhưng cuộc đời mới vẫn chưa bắt đầu, thậm chí nàng cũng không sao hình dung rõ ràng nó ra thế nào. Chỉ còn cách chờ đợi… khiếp sợ và vui sướng trước cái mới mẻ, xa lạ. Giờ đây, trong giây lát nữa thôi, mọi sự phấp phỏng, mập mờ, hối hận đã vì từ bỏ cuộc sống cũ, tất cả sắp chấm dứt và cái mới mẻ sẽ bắt đầu. Cái mới đó không thể không khủng khiếp vì nó còn bất định; nhưng dù khủng khiếp hay không thì sự thay đổi cũng đã hoàn thành trong nàng từ sáu tuần lễ trước đây rồi; giờ phút này chỉ là sự thừa nhận cái đã xảy ra trong nội tâm nàng từ lâu rồi.
Linh mục trở lại gần giá sách lễ, loay hoay mãi mới rút được chiếc nhẫn con của Kitty và xỏ vào đốt đầu ngón tay đeo nhẫn của Levin. "Đầy tớ của Chúa là Konxtantin đã kết hợp với nữ tì của Chúa là Ecaterina". Rồi, sau khi xỏ chiếc nhẫn lớn hơn vào ngón tay nhỏ nhắn hồng hồng của Kitty, ngón tay mảnh dẻ đến đáng thương, linh mục nhắc lại những lời đó.
Cô dâu chú rể đã nhiều lần cố hiểu cho ra những việc phải làm, nhưng bận nào cũng nhầm lẫn và linh mục phải nói nhỏ nhắc họ sửa chữa. Cuối cùng, sau khi làm xong mọi việc phải làm và ban phước lành cho họ bằng đôi nhẫn, ông trả chiếc nhẫn lớn cho Kitty và chiếc nhẫn nhỏ cho Levin, họ lại nhầm lẫn và hai bận liền đổi nhẫn cho nhau mà vẫn không đạt kết quả mong muốn.
Đôly, Tsiricov và Stepan Ackađich bước ra khỏi đám quan khách để giúp họ. Đám đông hơi nhộn nhạo lên, có tiếng rì rầm và những nụ cười tủm tỉm, nhưng cô dâu chú rể vẫn giữ vẻ mặt xúc động và trang trọng: chẳng những thế, khi nhầm tay, hai người lại càng trang nghiêm và trầm mặc hơn, đến nỗi, lúc khẽ nhắc họ là người nào lại đeo nhẫn người nấy, nụ cười bất giác biến khỏi môi Stepan Ackađich. Ông thấy bất cứ vẻ giễu cợt nào đều có thể xúc phạm đến họ.
"Chúa tôi là nguồn mọi sự, đã dựng lên giống đực và giống cái, linh mục đọc kinh sau lễ trao nhẫn. Người đã làm cho kẻ nam có được kẻ nữ đỡ đầu và duy trì nòi giống đời đời. Người đã hứa và ban truyền chân lí cho tổ phụ chúng tôi, được Người chọn làm tôi tớ từ đời này sang đời khác, xin Người hãy đoái thương đầy tớ Người là Konxtantin và nữ tì Người là Ecaterina, chứng giám cho họ kết hợp làm một trong đức tin, trong sự hoà thuận, sự thật và sự thương yêu…".
Levin càng cảm thấy rõ tất cả những ý nghĩ về hôn nhân, mơ tưởng về tương lai của mình đều là chuyện trẻ con và ở đây, có một cái gì đó mà từ xưa tới nay chàng chưa hiểu và lúc này lại càng khó hiểu hơn bao giờ hết khi nó trở thành chuyện của chính mình; ngực chàng rộn lên nức nở và những giọt lệ không nén được trào lên khóe mắt.
- Đâu, đâu?
- Người trẻ hơn ấy à?
- Còn cô dâu, khốn khổ, cô ta mất cả hồn cả vía rồi! - người ta bàn tán trong đám đông khi Levin đón cô dâu ở ngoài rồi cùng sánh đôi bước vào.
Stepan Ackađich kể cho vợ nghe nguyên nhân chậm trễ và các vị khách mỉm cười thì thầm truyền cái tin đó đi. Levin không nhận thấy gì và không nhận ra ai cả. Chàng không rời mắt khỏi cô dâu.
Ai nấy đều bảo mấy hôm nay nàng xấu đi nhiều và dưới vành hoa, nàng càng kém xinh hơn nhiều so với thường ngày. Nhưng Levin không cho là thế. Chàng ngắm mái tóc bồng phủ khăn voan dài trắng và hoa trắng, ngắm cổ áo chun cao che kín một cách trinh bạch hai bên cái cổ cao, mảnh, chỉ để hở một chút ở đằng trước, ngắm vóc người thon thả lạ thường, và chàng thấy nàng đẹp hơn bao giờ hết, không phải vì những hoa, voan, áo đặt may tại Pari đã tôn thêm chút gì cho sắc đẹp, mà vì, mặc dầu dưới cái lộng lẫy chải chuốt của y phục, khuôn mặt xinh tươi, cặp mắt, đôi môi vẫn giữ nguyên vẻ chân thực ngây thơ đặc biệt của nàng.
- Em đã tưởng anh định chạy trốn rồi kia đấy, - nàng mỉm cười bảo chàng.
- Chuyện xảy ra thật lố bịch đến nỗi anh xấu hổ không dám kể lại nữa! - chàng đỏ mặt trả lời và quay lại phía Xergei Ivanovich đang đến gần.
- Câu chuyện áo sơ mi của chú thật hay ho quá nhỉ! - Xergei Ivanovich mỉm cười, lắc đầu nói với chàng.
- Vâng, vâng. - Levin trả lời, không hiểu người ta bảo gì mình.
- Này Koxtia, có vấn đề quan trọng phải giải quyết ngay bây giờ đây, - Stepan Ackađich nói, vờ làm ra vẻ lo lắng - Vừa hay lúc này chú đã đủ tỉnh táo để đánh giá đầy đủ tầm quan trọng của nó. Người ta hỏi tôi là thắp nến mới hay nến đốt dở. Giá tiền chênh nhau là mười rúp, - ông tủm tỉm nói thêm. - Tôi quyết định rồi, nhưng sợ chú không đồng ý.
Levin hiểu đó là câu nói đùa nhưng không sao cười được.
- Thế nào? Mới hay là đốt dở rồi? Vấn đề là ở đó.
- Mới, mới!
- À! Tôi rất hài lòng! Thế là giải quyết xong vấn đề, - Stepan Ackađich mỉm cười nói. Trong những trường hợp như thế này, người ta đâm ra ngốc nghếch một cách lạ, - ông nói với Tsiricov trong lúc Levin quay lại cạnh cô dâu, sau khi ngơ ngác nhìn ông.
- Chú ý, Kitty, cô phải đặt chân lên thảm trước đấy nhé, - nữ bá tước Norxton theo kịp họ và dặn.
- Anh là bậy lắm đấy nhé! - bà quay lại bảo Levin.
- Cháu có sợ không? Maria Đimitrievna, - một bà cô già hỏi.
- Em có lạnh không? Mặt em tái đi. Khoan đã, cúi xuống tí! - bà Lvova nói và vòng đôi cánh tay nõn nà, mỉm cười sửa lại vành hoa cài đầu cho cô em. Đôly đến gần, muốn nói gì đó nhưng không thốt nên lời, oà khóc và ngay sau đó lại rấm rứt cười. Kitty cũng nhìn mọi người bằng con mắt ngơ ngác như Levin. Trong lúc đó, những người giúp lễ đã mặc xong áo lễ và linh mục, cùng thầy sáu đến đứng cạnh giá để sách lễ, kê trước tiền đường bàn thờ. Linh mục quay lại phía Levin và nói với chàng vài câu. Levin không hiểu gì cả.
- Anh nắm lấy tay cô dâu và dẫn tới trước giá để sách lễ, - người phù rể nhắc chàng.
Hồi lâu, Levin vẫn chưa hiểu người ta yêu cầu chàng phải làm gì. Mọi người nhiều lần đến nhắc và đã định thôi không thèm can thiệp nữa vì chàng luôn cầm nhầm tay, thì vừa may cuối cùng, chàng hiểu ra là phải cầm bàn tay phải cô dâu trong bàn tay phải của mình mà không hề thay đổi tư thế. Cuối cùng, sau khi chàng hoàn thành được cử chỉ theo yêu cầu, linh mục liền tiến lên vài bước và đứng lại trước bàn giảng kinh. Đám họ hàng và bè bạn đi theo chàng trong tiếng nói rì rầm và tiếng vạt xiêm kéo lê sột soạt. Có người cúi xuống sửa lại vạt xiêm cho cô dâu. Trong nhà thờ im lặng đến nỗi nghe thấy cả tiếng nến nhỏ giọt.
Linh mục, một ông già thấp bé đội mũ, tóc bạc rẽ đôi rủ thành hai mái sau tai, rút đôi bàn tay nhỏ bé nhăn nheo ra khỏi chiếc áo lễ dát bạc nặng trĩu, thân lưng có một cây thánh giá vàng và giở Kinh thánh đặt trên giá sách lễ.
Stepan Ackađich nhẹ nhàng bước đến gần linh mục ghé tai nói nhỏ mấy câu và đi xuống, sau khi nháy mắt với Levin. Linh mục châm hai cây bạch lạp tết hoa, cầm nghiêng trong tay trái, cho từ từ nhỏ xuống từng giọt và quay lại phía cô dâu chú rể. Đó chính là linh mục đã làm lễ xưng tội cho Levin. Ông nhìn đôi thanh niên bằng cặp mắt buồn rầu, mệt mỏi, thở dài, và rút bàn tay phải ra khỏi áo lễ, ban phước cho chú rể, rồi với một vẻ âu yếm nâng niu, chụm ngón tay lại bên trên cái đầu cúi xuống của Kitty. Sau đó, ông chìa đôi bạch lạp cho họ và cầm lấy bình hương, thong thả bước đi.
"Phải chăng đây là sự thực?", Levin thầm nghĩ và quay lại nhìn cô dâu. Chàng nhìn nghiêng một bên mặt nàng; thấy đôi môi và đôi hàng mi thoáng rung động, chàng biết nàng cảm thấy cái nhìn của chàng. Nàng không nhúc nhích, nhưng bằng vào thoáng lay động của cái cổ áo chun cao chờm lên tận đôi tai nhỏ hồng, chàng thấy rõ nàng đang nén một tiếng thở dài trong lồng ngực, và bàn tay nhỏ đi găng dài cầm nến bỗng run lên.
Thế là mọi nỗi khích động như: chuyện sơ mi, việc tới muộn, lời bàn tán của quan khách, nỗi bực mình của họ, hoàn cảnh lố bịch của mình, tất cả vụt tan biến và chàng vừa vui sướng vừa lo sợ.
Cha chánh lễ, một người đẹp trai mặc áo thụng dạ dát bạc, tóc quăn chải sang hai bên đầu, đĩnh đạc bước tới và, nhấc khăn quàng lễ lên bằng một cử chỉ quen thuộc, dừng lại trước mặt linh mục.
"Xin Chúa b-a-n p-h-ư-ớ-c l-à-n-h c-h-o c-h-ú-n-g t-ô-i!" Những tiếng trang trọng nối nhau từ từ vang lên, rung động bầu không khí. "Lạy Chúa chúng tôi, ơn Chúa bây giờ và đời đời chẳng cùng!".
Linh mục già vẫn đang tìm một đoạn nào đó trong sách lễ, cất giọng thánh thót và từ tốn cầu tiếp. Rồi hoà thanh bát ngát du dương của hội hát đứng khuất không ai trông thấy, bỗng nổi lên tràn ngập khắp nhà thờ, từ cửa sổ vọng tới vòm mái, lớn dần, rồi ngập ngừng và tắt dần. Người ta cầu nguyện, như thường vẫn cầu nguyện cho sự đời đời yên nghỉ trên thiên đàng, cho sự rỗi linh hồn, cho Thánh vụ viện, cho Hoàng đế; người ta cũng cầu nguyện cho cả Konxtantin và Ecaterina, những bầy tôi của Chúa đã kết hôn hôm nay. "Cầu Chúa ban cho họ sự thương yêu toàn vẹn, sự bằng yên và ơn cứu trợ của Người", cả nhà thờ như phả ra tiếng cầu nguyện của cha chánh lễ.
Levin lắng nghe những lời đó và lấy làm ngạc nhiên. "Cứ như họ đoán được đích thị mình đang cần sự cứu giúp vậy!", chàng tự nhủ, nghĩ tới những nghi hoặc và lo sợ mới đây. Mình biết những gì nào? Không có sự cứu giúp thì liệu mình có thể làm gì được trong cái công việc ghê gớm này? Chàng nghĩ thầm. Chính lúc này là lúc mình đang cần sự cứu giúp".
Khi thầy sáu cầu kinh xong, linh mục cầm quyển sách quay về phía đôi thanh niên:
"Lạy Chúa hằng có đời đời - linh mục đọc bằng một giọng thánh thót dịu dàng - Người đã kết liền những kẻ xa cách trong sự yêu mến bền vững, Người đã ban phước lành cho Ixaac và Reberca được phần thưởng Người đã hứa. Xin Người hãy ban phước lành cho tôi tớ Người là Konxtantin và Ecaterina, và giữ vững lòng tin của họ trên con đường lành. Bởi vì Chúa là nguồn của mọi sự yêu mến và thương xót và chúng tôi cả tiếng nguyện rằng: Sáng danh Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh thần bây giờ, và hằng có và đời đời chẳng cùng!". "Amen", hội hát vô hình lại dịu dàng hát nguyện theo.
"Chúa đã kết liên những kẻ xa cách trong sự yêu mến bền vững". "Những lời đó thật sâu sắc và đáp ứng đúng biết bao với điều ta cảm nghĩ trong những giây phút thế này! Levin thầm nghĩ. Không biết nàng có cảm thấy như mình không?". Và khi quay lại, chàng bắt gặp cái nhìn của nàng. Bằng vào ánh mắt đó, chàng đoán nàng cũng có cảm giác giống mình. Nhưng chàng đã lầm: nàng hầu như không hiểu gì và cũng không để ý đến lời cầu nguyện đó ngay cả lúc trao nhẫn cho nhau. Nàng không thể nghe và hiểu những lời đó: quá lớn lao là cái tình cảm duy nhất đang tràn ngập tâm hồn nàng mỗi lúc một mãnh liệt. Tình cảm đó là niềm vui trước sự hoàn tất mĩ mãn của cái điều xảy ra trong thâm tâm nàng từ tháng rưỡi trước đây và trải sáu tuần nay, nó đã làm nàng hết đau khổ lại sướng vui. Cái ngày mà trong phòng khách nhà nàng ở phố Arbat, nàng lặng lẽ trong chiếc áo dài nâu đến bên Levin và trao thân gửi phận cho chàng, ngay đó và giờ phút đó, trong tâm hồn nàng đã xảy ra sự đoạn tuyệt hoàn toàn với tất cả cuộc đời dĩ vãng, và một cuộc đời khác hoàn toàn mới mẻ và xa lạ đã bắt đầu, trong khi bề ngoài cuộc sống cũ vẫn tiếp tục. Sáu tuần lễ đó là giai đoạn sung sướng nhất và quằn quại nhất của đời nàng. Tất cả cuộc đời, tất cả ước muốn và hi vọng của nàng đều tập trung vào người đàn ông khó hiểu đó; và một tình cảm còn khó hiểu hơn thế khi thì thu hút lúc lại đẩy ra, ràng buộc nàng với anh ta, tuy nhiên nàng vẫn tiếp tục sống như cũ. Sống cuộc đời cũ, nàng đâm sợ chính bản thân, kinh sợ sự dửng dưng hoàn toàn đối với tất cả quá khứ của mình: đối với mọi vật, mọi thói quen, mọi người đã từng yêu nàng và đến nay vẫn còn yêu nàng, đối với bà mẹ âu sầu vì sự lạnh nhạt đó, với ông bố dịu dàng và âu yếm mà nàng yêu quý hơn mọi thứ trên đời. Khi thì nàng sợ hãi sự dửng dưng đó, lúc lại vui thích về cái điều khiến nàng có tâm trạng đó. Nàng không nghĩ ngợi hoặc mong muốn gì hơn ngoài cuộc sống với người đàn ông đó, nhưng cuộc đời mới vẫn chưa bắt đầu, thậm chí nàng cũng không sao hình dung rõ ràng nó ra thế nào. Chỉ còn cách chờ đợi… khiếp sợ và vui sướng trước cái mới mẻ, xa lạ. Giờ đây, trong giây lát nữa thôi, mọi sự phấp phỏng, mập mờ, hối hận đã vì từ bỏ cuộc sống cũ, tất cả sắp chấm dứt và cái mới mẻ sẽ bắt đầu. Cái mới đó không thể không khủng khiếp vì nó còn bất định; nhưng dù khủng khiếp hay không thì sự thay đổi cũng đã hoàn thành trong nàng từ sáu tuần lễ trước đây rồi; giờ phút này chỉ là sự thừa nhận cái đã xảy ra trong nội tâm nàng từ lâu rồi.
Linh mục trở lại gần giá sách lễ, loay hoay mãi mới rút được chiếc nhẫn con của Kitty và xỏ vào đốt đầu ngón tay đeo nhẫn của Levin. "Đầy tớ của Chúa là Konxtantin đã kết hợp với nữ tì của Chúa là Ecaterina". Rồi, sau khi xỏ chiếc nhẫn lớn hơn vào ngón tay nhỏ nhắn hồng hồng của Kitty, ngón tay mảnh dẻ đến đáng thương, linh mục nhắc lại những lời đó.
Cô dâu chú rể đã nhiều lần cố hiểu cho ra những việc phải làm, nhưng bận nào cũng nhầm lẫn và linh mục phải nói nhỏ nhắc họ sửa chữa. Cuối cùng, sau khi làm xong mọi việc phải làm và ban phước lành cho họ bằng đôi nhẫn, ông trả chiếc nhẫn lớn cho Kitty và chiếc nhẫn nhỏ cho Levin, họ lại nhầm lẫn và hai bận liền đổi nhẫn cho nhau mà vẫn không đạt kết quả mong muốn.
Đôly, Tsiricov và Stepan Ackađich bước ra khỏi đám quan khách để giúp họ. Đám đông hơi nhộn nhạo lên, có tiếng rì rầm và những nụ cười tủm tỉm, nhưng cô dâu chú rể vẫn giữ vẻ mặt xúc động và trang trọng: chẳng những thế, khi nhầm tay, hai người lại càng trang nghiêm và trầm mặc hơn, đến nỗi, lúc khẽ nhắc họ là người nào lại đeo nhẫn người nấy, nụ cười bất giác biến khỏi môi Stepan Ackađich. Ông thấy bất cứ vẻ giễu cợt nào đều có thể xúc phạm đến họ.
"Chúa tôi là nguồn mọi sự, đã dựng lên giống đực và giống cái, linh mục đọc kinh sau lễ trao nhẫn. Người đã làm cho kẻ nam có được kẻ nữ đỡ đầu và duy trì nòi giống đời đời. Người đã hứa và ban truyền chân lí cho tổ phụ chúng tôi, được Người chọn làm tôi tớ từ đời này sang đời khác, xin Người hãy đoái thương đầy tớ Người là Konxtantin và nữ tì Người là Ecaterina, chứng giám cho họ kết hợp làm một trong đức tin, trong sự hoà thuận, sự thật và sự thương yêu…".
Levin càng cảm thấy rõ tất cả những ý nghĩ về hôn nhân, mơ tưởng về tương lai của mình đều là chuyện trẻ con và ở đây, có một cái gì đó mà từ xưa tới nay chàng chưa hiểu và lúc này lại càng khó hiểu hơn bao giờ hết khi nó trở thành chuyện của chính mình; ngực chàng rộn lên nức nở và những giọt lệ không nén được trào lên khóe mắt.
Quyển
5
Chương 5
Chương 5
Tất cả Moskva, họ hàng và bạn bè, đều dự đám cưới. Trong cuộc
lễ trao nhẫn tại nhà thờ, đèn nến sáng trưng giữa các bà, các cô điểm trang lộng
lẫy và các ông thắt cà vạt trắng, mặc lễ phục, những câu chuyện kín đáo vẫn rì
rầm tiếp tục, nhất là giữa các ông, vì các bà còn mải ngắm nghía mọi chi tiết
hôn lễ vốn bao giờ cũng hấp dẫn đối với phụ nữ.
Trong đám người thân đang vây quanh cô dâu, có hai bà chị: Đôly, chị cả, và Lvova phu nhân, điềm đạm và xinh đẹp, vừa ở nước ngoài về.
- Tại sao Mari lại mặc áo hoa cà trong lễ cưới như vậy? Trông như áo tang ấy, - Korxunxcaia phu nhân nói.
- Với nước da cô ta thì chỉ trông cậy vào cách đó thôi, Đrubetxcaia phu nhân trả lời.
- Nhưng tôi không hiểu sao họ lại cưới nhau vào buổi tối, thật sặc mùi lái buôn.
- Thế tuyệt hơn chứ. Tôi, tôi cũng cưới vào buổi tối. - Korxunxcaia phu nhân trả lời và thở dài hồi nhớ lại ngày hôm đó, bà mới xinh đẹp biết bao và ông chồng mới si tình một cách lố bịch làm sao. Mọi cái đều thay đổi hết rồi!
- Người ta nói ai đã làm phù rể hơn mười lần trong đời thì sẽ không lấy vợ nữa; tôi đã định dùng cách đó để bảo đảm khỏi phải kết hôn, nhưng cái chân phù rể đã bị người khác chiếm mất rồi, - bá tước Xiniavin nói với tiểu thư Tsecxkaia xinh đẹp đang thầm yêu ông. Tiểu thư chỉ mỉm cười không trả lời. Nàng nhìn Kitty và tự nhủ khi nào cùng bá tước Xiniavin ở vào trường hợp như thế này, nàng sẽ nhắc lại cho ông nghe câu nói đùa đó. Công tử Tsiricov nói với cô phù dâu già Nicolaieva là chàng sẽ đặt vòng hoa lên độn tóc Kitty để cầu hạnh phúc cho nàng.
- Ai lại quấn độn tóc như thế bao giờ, - bà Nicolaieva nói, vốn từ lâu đã quyết định là nếu lão già goá vợ mà bà đang mồi chài ưng lấy bà, cuộc hôn lễ sẽ hết sức giản dị.
- Tôi không thích cái trò hào nhoáng này. Xergei Ivanovich pha trò với Đarya Đimitrievna rằng sở dĩ tập quán đi du lịch sau khi cưới được phổ biến rộng rãi, vì những cặp vợ chồng mới cưới bao giờ cũng hơi xấu hổ về sự lựa chọn của mình.
- Em trai ông, anh ta hẳn có thể hãnh diện. Cô ấy đẹp lộng lẫy. Tôi chắc ông cũng thèm được như thế.
- Tôi đã qua cái thời đó rồi, Đarya Đimitrievna ạ, - ông trả lời, vẻ mặt đột nhiên nghiêm lại và buồn rầu. Stepan Ackađich nói cho bà em vợ biết câu chơi chữ về li hôn.
- Phải sửa lại vòng hoa cho cô ấy, - bà này không nghe ông và trả lời.
- Thật đáng tiếc, cô ta xấu đi nhiều thế, - nữ bá tước Norxton nói với Lvova phu nhân. - Dù sao anh ta cũng không bén gót cô ấy, phải không?
- Không, tôi thích anh ta lắm. Và không phải chỉ vì anh ta là em rể 1 tương lai của tôi đâu, - Lvova phu nhân trả lời. - Cử chỉ anh ta đàng hoàng lắm đấy chứ! Trong tình thế như thế này, thật khó mà giữ được cử chỉ đàng hoàng và khỏi bị lố bịch. Mà anh ta thì vừa không lố bịch vừa không điệu bộ gì cả, rõ ràng là anh ta xúc động.
- Hình như chị vẫn chờ đợi chuyện này phải không?
- Kể cũng gần đúng như vậy. Cô ấy trước sau vẫn yêu anh ta.
- Ô, hãy xem ai sẽ đặt chân lên thảm trước nào. Tôi đã báo cho Kitty rồi đấy.
- Cái đó không quan trọng, - Lvova phu nhân trả lời, - chúng tôi toàn là những người vợ phục tùng chồng cả, nề nếp gia đình là thế.
- Còn tôi, tôi đã cố tình đi trước Vaxili. Thế còn chị, Đôly?
Đôly đứng cạnh, nghe họ nói, nhưng không trả lời. Bà đang rất cảm động. Mắt bà rớm lệ, chắc bà không thể cất lời mà không oà khóc. Bà vui mừng cho Kitty và Levin; hồi tưởng lại đám cưới của mình, bà thỉnh thoảng lại nhìn Stepan Ackađich đang tươi cười rạng rỡ, bà quên hiện tại và chỉ nhớ tới mối tình đầu ngây thơ. Bà không chỉ nghĩ tới riêng mình, mà nghĩ tới tất cả những phụ nữ bà quen thân: bà hình dung họ trong giờ phút độc nhất và long trọng này, cũng như Kitty, họ đứng dưới vòng hoa, lòng tràn đầy tình yêu, hi vọng và lo sợ, khi đã đoạn tuyệt với quá khứ để đi vào một tương lai huyền bí. Trong số những cô dâu mới bà đang nhớ lại, có nàng Anna yêu kiều; bà vừa được tin về sự định li hôn của nàng. Bà từng mắt thấy chính nàng, cũng trong trắng như Kitty, phủ tấm voan trắng, vòng hoa cam đội đầu. Còn bây giờ thì sao? "Thật lạ lùng", bà nghĩ thầm.
Không phải chỉ riêng có chị em, bè bạn và họ hàng quan sát mọi chi tiết của buổi hôn lễ: những phụ nữ đứng xem, không quen thuộc, cũng cảm động, cố nín thở sợ bỏ sót bất cứ cử chỉ hoặc vẻ mặt nào của cặp vợ chồng mới cưới và hoạ hoằn họ mới miễn cưỡng trả lời những câu bông đùa hoặc nhận xét không đúng chỗ của bọn đàn ông thờ ơ mà nhiều lúc họ không thèm để ý nghe.
- Tại sao mắt cô dâu lại đỏ hoe thế nhỉ? Họ cưỡng ép cô ta lấy chồng chăng?
- Cưỡng ép à! Một người đẹp trai như thế kia! Chú rể là hoàng thân, phải không?
- Chị ruột cô dâu mặc xa tanh trắng đứng kia phải không? Này hãy nghe thầy sáu đang gào lên kia kìa: "Vợ phải sợ chồng!".
- Hội hát ở Truđov đến phải không?
- Không phải, ở toà thánh đến đấy.
- Tôi đã hỏi gã đày tớ. Hắn bảo chú rể sẽ đưa cô dâu về ngay trang trại của mình. Hình như chú rể giàu ghê lắm thì phải. Vì thế nên họ mới gả cô ta.
- Ồ! Thật là đẹp đôi.
- Maria Vaxilievna, thế mà bà lại bảo là người ta không mặc váy phồng nữa. Bà hãy thử nhìn cái bà mặc áo nâu cánh dán kia xem, ở dưới váy có bao nhiêu là thứ… bà thấy rõ chưa!
- Cô dâu sao mà đáng yêu thế, trang điểm cứ như con cừu non ấy! Muốn nói thế nào thì nói chứ bọn đàn bà chúng ta đều đáng thương cả. Đó là câu chuyện trao đổi giữa các bà đứng xem đã len vào được bên trong nhà thờ.
Chú thích:
1. Beau-frère (tiếng Pháp trong nguyên bản).
Trong đám người thân đang vây quanh cô dâu, có hai bà chị: Đôly, chị cả, và Lvova phu nhân, điềm đạm và xinh đẹp, vừa ở nước ngoài về.
- Tại sao Mari lại mặc áo hoa cà trong lễ cưới như vậy? Trông như áo tang ấy, - Korxunxcaia phu nhân nói.
- Với nước da cô ta thì chỉ trông cậy vào cách đó thôi, Đrubetxcaia phu nhân trả lời.
- Nhưng tôi không hiểu sao họ lại cưới nhau vào buổi tối, thật sặc mùi lái buôn.
- Thế tuyệt hơn chứ. Tôi, tôi cũng cưới vào buổi tối. - Korxunxcaia phu nhân trả lời và thở dài hồi nhớ lại ngày hôm đó, bà mới xinh đẹp biết bao và ông chồng mới si tình một cách lố bịch làm sao. Mọi cái đều thay đổi hết rồi!
- Người ta nói ai đã làm phù rể hơn mười lần trong đời thì sẽ không lấy vợ nữa; tôi đã định dùng cách đó để bảo đảm khỏi phải kết hôn, nhưng cái chân phù rể đã bị người khác chiếm mất rồi, - bá tước Xiniavin nói với tiểu thư Tsecxkaia xinh đẹp đang thầm yêu ông. Tiểu thư chỉ mỉm cười không trả lời. Nàng nhìn Kitty và tự nhủ khi nào cùng bá tước Xiniavin ở vào trường hợp như thế này, nàng sẽ nhắc lại cho ông nghe câu nói đùa đó. Công tử Tsiricov nói với cô phù dâu già Nicolaieva là chàng sẽ đặt vòng hoa lên độn tóc Kitty để cầu hạnh phúc cho nàng.
- Ai lại quấn độn tóc như thế bao giờ, - bà Nicolaieva nói, vốn từ lâu đã quyết định là nếu lão già goá vợ mà bà đang mồi chài ưng lấy bà, cuộc hôn lễ sẽ hết sức giản dị.
- Tôi không thích cái trò hào nhoáng này. Xergei Ivanovich pha trò với Đarya Đimitrievna rằng sở dĩ tập quán đi du lịch sau khi cưới được phổ biến rộng rãi, vì những cặp vợ chồng mới cưới bao giờ cũng hơi xấu hổ về sự lựa chọn của mình.
- Em trai ông, anh ta hẳn có thể hãnh diện. Cô ấy đẹp lộng lẫy. Tôi chắc ông cũng thèm được như thế.
- Tôi đã qua cái thời đó rồi, Đarya Đimitrievna ạ, - ông trả lời, vẻ mặt đột nhiên nghiêm lại và buồn rầu. Stepan Ackađich nói cho bà em vợ biết câu chơi chữ về li hôn.
- Phải sửa lại vòng hoa cho cô ấy, - bà này không nghe ông và trả lời.
- Thật đáng tiếc, cô ta xấu đi nhiều thế, - nữ bá tước Norxton nói với Lvova phu nhân. - Dù sao anh ta cũng không bén gót cô ấy, phải không?
- Không, tôi thích anh ta lắm. Và không phải chỉ vì anh ta là em rể 1 tương lai của tôi đâu, - Lvova phu nhân trả lời. - Cử chỉ anh ta đàng hoàng lắm đấy chứ! Trong tình thế như thế này, thật khó mà giữ được cử chỉ đàng hoàng và khỏi bị lố bịch. Mà anh ta thì vừa không lố bịch vừa không điệu bộ gì cả, rõ ràng là anh ta xúc động.
- Hình như chị vẫn chờ đợi chuyện này phải không?
- Kể cũng gần đúng như vậy. Cô ấy trước sau vẫn yêu anh ta.
- Ô, hãy xem ai sẽ đặt chân lên thảm trước nào. Tôi đã báo cho Kitty rồi đấy.
- Cái đó không quan trọng, - Lvova phu nhân trả lời, - chúng tôi toàn là những người vợ phục tùng chồng cả, nề nếp gia đình là thế.
- Còn tôi, tôi đã cố tình đi trước Vaxili. Thế còn chị, Đôly?
Đôly đứng cạnh, nghe họ nói, nhưng không trả lời. Bà đang rất cảm động. Mắt bà rớm lệ, chắc bà không thể cất lời mà không oà khóc. Bà vui mừng cho Kitty và Levin; hồi tưởng lại đám cưới của mình, bà thỉnh thoảng lại nhìn Stepan Ackađich đang tươi cười rạng rỡ, bà quên hiện tại và chỉ nhớ tới mối tình đầu ngây thơ. Bà không chỉ nghĩ tới riêng mình, mà nghĩ tới tất cả những phụ nữ bà quen thân: bà hình dung họ trong giờ phút độc nhất và long trọng này, cũng như Kitty, họ đứng dưới vòng hoa, lòng tràn đầy tình yêu, hi vọng và lo sợ, khi đã đoạn tuyệt với quá khứ để đi vào một tương lai huyền bí. Trong số những cô dâu mới bà đang nhớ lại, có nàng Anna yêu kiều; bà vừa được tin về sự định li hôn của nàng. Bà từng mắt thấy chính nàng, cũng trong trắng như Kitty, phủ tấm voan trắng, vòng hoa cam đội đầu. Còn bây giờ thì sao? "Thật lạ lùng", bà nghĩ thầm.
Không phải chỉ riêng có chị em, bè bạn và họ hàng quan sát mọi chi tiết của buổi hôn lễ: những phụ nữ đứng xem, không quen thuộc, cũng cảm động, cố nín thở sợ bỏ sót bất cứ cử chỉ hoặc vẻ mặt nào của cặp vợ chồng mới cưới và hoạ hoằn họ mới miễn cưỡng trả lời những câu bông đùa hoặc nhận xét không đúng chỗ của bọn đàn ông thờ ơ mà nhiều lúc họ không thèm để ý nghe.
- Tại sao mắt cô dâu lại đỏ hoe thế nhỉ? Họ cưỡng ép cô ta lấy chồng chăng?
- Cưỡng ép à! Một người đẹp trai như thế kia! Chú rể là hoàng thân, phải không?
- Chị ruột cô dâu mặc xa tanh trắng đứng kia phải không? Này hãy nghe thầy sáu đang gào lên kia kìa: "Vợ phải sợ chồng!".
- Hội hát ở Truđov đến phải không?
- Không phải, ở toà thánh đến đấy.
- Tôi đã hỏi gã đày tớ. Hắn bảo chú rể sẽ đưa cô dâu về ngay trang trại của mình. Hình như chú rể giàu ghê lắm thì phải. Vì thế nên họ mới gả cô ta.
- Ồ! Thật là đẹp đôi.
- Maria Vaxilievna, thế mà bà lại bảo là người ta không mặc váy phồng nữa. Bà hãy thử nhìn cái bà mặc áo nâu cánh dán kia xem, ở dưới váy có bao nhiêu là thứ… bà thấy rõ chưa!
- Cô dâu sao mà đáng yêu thế, trang điểm cứ như con cừu non ấy! Muốn nói thế nào thì nói chứ bọn đàn bà chúng ta đều đáng thương cả. Đó là câu chuyện trao đổi giữa các bà đứng xem đã len vào được bên trong nhà thờ.
Chú thích:
1. Beau-frère (tiếng Pháp trong nguyên bản).
Quyển
5
Chương 6
Chương 6
Sau lễ trao nhẫn, một người giúp lễ trải ra giữa nhà thờ, trước
chiếc giá sách lễ, một tấm lụa hồng, hội hát cất tiếng hát một bài ca vịnh với
lối trình diễn tinh tế, có giọng nam trầm và nam cao xen nhau, và linh mục quay
lại chỉ cho đôi vợ chồng mới cưới tấm lụa hồng trải trên mặt đất. Mặc dầu cả
hai đều nhiều lần nghe nói về điều mê tín cho rằng ai đặt chân lên thảm trước
thì người đó sẽ là chủ gia đình, cả Levin và Kitty đều không thể nhớ ra điều đó
khi họ đi mấy bước đó. Họ cũng không nghe thấy những điều người ta đang lớn tiếng
nhận xét quanh họ: người này cho là chính chàng đặt chân lên thảm trước, kẻ
khác lại bảo cả hai đều đặt chân lên cùng một lúc.
Sau những câu hỏi theo thủ tục về ý nguyện thành hôn của đôi thanh niên, để đảm bảo chắc chắn họ chưa hề hẹn ước với ai khác, và sau những câu trả lời mà chính họ nghe cũng thấy lạ tai, bắt đầu một nghi lễ mới. Kitty lắng nghe lời cầu nguyện và gắng tìm hiểu ý nghĩa nhưng không sao hiểu được. Một tình cảm đắc thắng và hoan lạc xâm chiếm tâm hồn nàng, mỗi lúc một mãnh liệt hơn theo diễn biến của hôn lễ và làm nàng không sao tập trung chú ý được.
Người ta cầu nguyện Đức Chúa Trời "ban cho cặp vợ chồng mới cưới sự trong sạch và đầy ơn phúc", và để cho họ "sung sướng khi nhìn thấy con cái". Người ta nhắc lại là Chúa đã dựng lên người đàn bà bởi xương sườn cụt Adam cho nên người đàn ông đã từ giã cha mẹ mà gắn bó với vợ và họ sẽ là "hai người trong cùng một xương thịt" và "đó là một đại phép bí tích"; người ta cầu nguyện Chúa ban phước lành cho họ như Người từng ban phước lành cho Ixaac và Reberca, Jodev, Moiz và Xefora và để cho họ được nhìn thấy cháu chắt. "Mọi điều đó rất tốt, Kitty nghe kinh và thầm nghĩ, nhất định là phải thế", và khuôn mặt nàng ngời lên một nụ cười rạng rỡ, nó bất giác lây sang tất cả những người đang nhìn nàng.
- Đặt hẳn vào đầu, - người ta nghe thấy tiếng linh mục nói khi ông chìa những vòng hoa lên trên đầu họ trong khi Tsiricov tay run bần bật trong chiếc găng ba khuy, đỡ lấy một vòng giơ lên đầu Kitty.
- Anh đặt đi, - nàng mỉm cười khẽ nói với anh trai.
Levin quay lại và sững sờ vì vẻ vui sướng rạng rỡ hiện trên nét mặt nàng; tình cảm đó bất giác truyền sang chàng. Chàng cũng cảm thấy thanh thản và vui vẻ như nàng.
Họ vui thích lắng nghe đọc Thánh thư, nghe cái giọng quyện đi của cha chánh lễ đọc đến điệp khúc cuối cùng mà tất cả cử toạ đang nóng lòng chờ đợi. Họ vui vẻ uống cốc rượu đỏ nóng pha nước và càng hoan hỉ hơn khi linh mục, vén áo chùng sang bên, nắm tay họ và dẫn đi vòng quanh giá sách lễ trong khi thầy sáu hát nguyện: "Tiên tri Ixaia, hãy hát ngợi Chúa". Trerbaxki và Tsiricov, đang đi theo đỡ những vòng hoa vướng cả chân vào vạt xiêm cô dâu, cũng mỉm cười, như thích thú điều gì, và khi tụt lại sau, lúc xô cả vào cô dâu chú rể những lần linh mục dừng lại. Tia lửa vui sướng Kitty nhóm lên đã lan khắp hàng quan khách. Levin có cảm giác cả linh mục lẫn thầy sáu cũng mỉm cười như chàng.
Sau khi nhấc vòng hoa khỏi đầu họ, linh mục đọc câu kinh cuối cùng và chúc mừng đôi vợ chồng mới. Levin nhìn Kitty: chưa bao giờ chàng thấy nàng đẹp như vậy. Vầng hào quang hạnh phúc mới nhen lồ lộ trên khuôn mặt đã tô điểm thêm cho nàng. Levin muốn nói vài câu nhưng không biết nghi lễ đã xong chưa. Linh mục đã gỡ cho chàng khỏi lúng túng. Ông mỉm cười hiền hậu và bảo chàng bằng một giọng dịu dàng:
- Hãy hôn vợ con đi, còn con, hãy hôn chồng con đi.
Và ông cầm lấy đôi nến trong tay hai người. Levin thận trọng hôn đôi môi tươi cười của Kitty, giơ cánh tay cho nàng khoác, và lòng cảm thấy họ đang nhích lại gần nhau một cách kì lạ, chàng bước ra khỏi nhà thờ. Chàng không tin, không thể tin đó là sự thật. Chỉ mãi khi hai cặp mắt ngỡ ngàng và rụt rè gặp nhau, chàng mới tin là thật vì thấy từ nay họ chỉ là một. Sau bữa ăn, cặp vợ chồng trẻ về quê ngay tối đó.
Sau những câu hỏi theo thủ tục về ý nguyện thành hôn của đôi thanh niên, để đảm bảo chắc chắn họ chưa hề hẹn ước với ai khác, và sau những câu trả lời mà chính họ nghe cũng thấy lạ tai, bắt đầu một nghi lễ mới. Kitty lắng nghe lời cầu nguyện và gắng tìm hiểu ý nghĩa nhưng không sao hiểu được. Một tình cảm đắc thắng và hoan lạc xâm chiếm tâm hồn nàng, mỗi lúc một mãnh liệt hơn theo diễn biến của hôn lễ và làm nàng không sao tập trung chú ý được.
Người ta cầu nguyện Đức Chúa Trời "ban cho cặp vợ chồng mới cưới sự trong sạch và đầy ơn phúc", và để cho họ "sung sướng khi nhìn thấy con cái". Người ta nhắc lại là Chúa đã dựng lên người đàn bà bởi xương sườn cụt Adam cho nên người đàn ông đã từ giã cha mẹ mà gắn bó với vợ và họ sẽ là "hai người trong cùng một xương thịt" và "đó là một đại phép bí tích"; người ta cầu nguyện Chúa ban phước lành cho họ như Người từng ban phước lành cho Ixaac và Reberca, Jodev, Moiz và Xefora và để cho họ được nhìn thấy cháu chắt. "Mọi điều đó rất tốt, Kitty nghe kinh và thầm nghĩ, nhất định là phải thế", và khuôn mặt nàng ngời lên một nụ cười rạng rỡ, nó bất giác lây sang tất cả những người đang nhìn nàng.
- Đặt hẳn vào đầu, - người ta nghe thấy tiếng linh mục nói khi ông chìa những vòng hoa lên trên đầu họ trong khi Tsiricov tay run bần bật trong chiếc găng ba khuy, đỡ lấy một vòng giơ lên đầu Kitty.
- Anh đặt đi, - nàng mỉm cười khẽ nói với anh trai.
Levin quay lại và sững sờ vì vẻ vui sướng rạng rỡ hiện trên nét mặt nàng; tình cảm đó bất giác truyền sang chàng. Chàng cũng cảm thấy thanh thản và vui vẻ như nàng.
Họ vui thích lắng nghe đọc Thánh thư, nghe cái giọng quyện đi của cha chánh lễ đọc đến điệp khúc cuối cùng mà tất cả cử toạ đang nóng lòng chờ đợi. Họ vui vẻ uống cốc rượu đỏ nóng pha nước và càng hoan hỉ hơn khi linh mục, vén áo chùng sang bên, nắm tay họ và dẫn đi vòng quanh giá sách lễ trong khi thầy sáu hát nguyện: "Tiên tri Ixaia, hãy hát ngợi Chúa". Trerbaxki và Tsiricov, đang đi theo đỡ những vòng hoa vướng cả chân vào vạt xiêm cô dâu, cũng mỉm cười, như thích thú điều gì, và khi tụt lại sau, lúc xô cả vào cô dâu chú rể những lần linh mục dừng lại. Tia lửa vui sướng Kitty nhóm lên đã lan khắp hàng quan khách. Levin có cảm giác cả linh mục lẫn thầy sáu cũng mỉm cười như chàng.
Sau khi nhấc vòng hoa khỏi đầu họ, linh mục đọc câu kinh cuối cùng và chúc mừng đôi vợ chồng mới. Levin nhìn Kitty: chưa bao giờ chàng thấy nàng đẹp như vậy. Vầng hào quang hạnh phúc mới nhen lồ lộ trên khuôn mặt đã tô điểm thêm cho nàng. Levin muốn nói vài câu nhưng không biết nghi lễ đã xong chưa. Linh mục đã gỡ cho chàng khỏi lúng túng. Ông mỉm cười hiền hậu và bảo chàng bằng một giọng dịu dàng:
- Hãy hôn vợ con đi, còn con, hãy hôn chồng con đi.
Và ông cầm lấy đôi nến trong tay hai người. Levin thận trọng hôn đôi môi tươi cười của Kitty, giơ cánh tay cho nàng khoác, và lòng cảm thấy họ đang nhích lại gần nhau một cách kì lạ, chàng bước ra khỏi nhà thờ. Chàng không tin, không thể tin đó là sự thật. Chỉ mãi khi hai cặp mắt ngỡ ngàng và rụt rè gặp nhau, chàng mới tin là thật vì thấy từ nay họ chỉ là một. Sau bữa ăn, cặp vợ chồng trẻ về quê ngay tối đó.
Quyển
5
Chương 7
Chương 7
Anna và Vronxki đi du lịch châu Âu từ ba tháng nay. Họ thăm
Vơnizơ, Rom, Naple và vừa tới một thành phố nhỏ nước Ý, họ định lưu lại đó ít
lâu. Một gã đầu bếp bệ vệ, mái tóc dày chải sáp rẽ đường ngôi suốt đến tận gáy,
mặc áo đuôi tôm và yếm sơ mi bằng vải nõn, bụng phệ, đầy dây chuyền, hai tay
đút túi quần, đang hấp háy mắt ra vẻ khinh khỉnh trả lời một ông đang hỏi. Nghe
tiếng chân trên thềm, hắn quay lại và thấy vị bá tước người Nga trọ ở phòng
sang trọng nhất khách sạn. Hắn liền cung kính rút tay ra khỏi túi, cúi chào và
thưa với bá tước là có thư gửi đến và viên quản lí cái biệt thự 1 họ đang điều
đình thuê, đã bằng lòng kí giao kèo.
- Ồ! Tốt lắm, - Vronxki nói.
- Phu nhân có nhà không?
- Phu nhân đi dạo chơi, nhưng vừa về xong, - gã đầu bếp trả lời.
Vronxki bỏ chiếc mũ mềm rộng vành ra rồi lấy khăn tay lau trán đẫm mồ hôi và mớ tóc dài chải lật ra đằng sau để che chỗ đầu hói. Chàng lơ đãng đưa mắt về phía vị khách đang đứng đó nhìn chàng và định đi.
- Ông khách đây là người Nga và muốn hỏi ngài, - gã đầu bếp nói.
Với cái cảm giác pha trộn cả bực bội vì không sao thoát khỏi người quen lẫn mong muốn tìm một thú tiêu khiển cho đời sống đơn điệu của mình, Vronxki một lần nữa quay lại nhìn ông khách và cùng một lúc cặp mắt cả hai người đều sáng ngời lên. - Golenichsev! - Vronxki!
Đúng là Golenichsev thực, một người bạn học của Vronxki ở trường Hoàng tộc thiếu sinh quân: hồi đó, ông ta gia nhập Đảng tự do rồi tốt nghiệp với một chức vụ dân sự và không chịu phục vụ trong quân đội. Từ khi ra trường, họ xa nhau và chỉ gặp nhau độc có một lần.
Trong lần gặp đó, Vronxki hiểu Golenichsev đã chọn một công cuộc hoạt động tự do với khát vọng cao quý khiến ông ta thật tình khinh bỉ địa vị của Vronxki. Cho nên Vronxki đã đối phó lại bằng thái độ lạnh lùng và kiêu kỳ, bộc lộ rất khéo như muốn nói: "anh có thể thích hay không thích lối sống của tôi, cái đó tôi hoàn toàn không đếm xỉa tới. Nếu anh muốn chúng ta tiếp tục giao thiệp với nhau thì cần phải tôn trọng tôi". Thái độ đó khiến Golenichsev coi khinh và dửng dưng. Cuộc gặp gỡ tưởng mãi mãi chia rẽ họ. Thế mà giờ đây khi nhận ra nhau, khuôn mặt họ sáng lên và họ buột miệng reo lên vui sướng.
Vronxki hẳn không thể ngờ mình lại vui thích đến thế khi gặp lại Golenichsev, nhưng có lẽ đó là vì chính bản thân chàng không nhận ra mình đang sống chán ngấy đến mức nào. Chàng quên bẵng cảm giác nặng nề của lần gặp gỡ cuối cùng và chìa tay bắt tay người bạn cũ với vẻ mặt cởi mở, vui sướng. Cũng vẻ vui mừng đó làm nở nang nét mặt mới đó còn băn khoăn của Golenichsev.
- Tôi rất sung sướng được gặp lại anh! - Vronxki nói và thân ái mỉm cười, để lộ hàm răng trắng đẹp.
- Tôi nghe nói có một người tên là Vronxki, nhưng không ngờ lại là anh. Tôi rất mừng.
- Vào đây đã. Anh làm gì ở đây?
- Tôi ở đây được hơn một năm rồi. Tôi làm việc.
- Ồ! - Vronxki niềm nở nói. Mời anh vào đây đã.
Và theo tập quán đặc biệt của người Nga, họ lại nói chuyện bằng tiếng Pháp để đầy tớ không hiểu được.
- Anh có biết Karenina không? Chúng tôi cùng đi du lịch với nhau. Tôi đến phòng bà ta ở đây, - chàng nói với bạn bằng tiếng Pháp, vừa chăm chú nhìn kĩ vẻ mặt Golenichsev.
- Ô, tôi không biết bà ta, - Golenichsev trả lời bằng một giọng hờ hững (tuyệt nhiên không phải ông không biết). - Anh tới đây lâu chưa? - ông hỏi thêm.
- Tôi ấy à? Được ba ngày rồi, - Vronxki trả lời, vẫn theo dõi vẻ mặt bạn. "Phải, đây là người có học có thể nhìn sự việc đúng đắn được, Vronxki tự nhủ, bằng lòng về cách Golenichsev chuyển đầu đề câu chuyện. Có thể giới thiệu anh ta với Anna, anh ta là người trải đời".
Trong ba tháng vừa qua sống với Anna ở nước ngoài, mỗi lần có thêm người quen mới, Vronxki luôn tự hỏi không biết họ nhìn nhận sự dan díu của chàng với Anna như thế nào và chàng thường thấy mọi người đều hiểu thích đáng cả. Nhưng nếu người ta hỏi chàng cũng như các người đó rằng cách hiểu đó là thế nào, cả chàng lẫn họ hẳn sẽ rất lúng túng.
Thực ra, những người hiểu sự việc "thích đáng" theo ý Vronxki, đều không hiểu gì cả, nhưng nói chung, họ đều xử sự như người lịch thiệp thường xử sự trước những vấn đề phức tạp và nan giải luôn vấp phải trên từng bước đi trong cuộc sống; họ giữ một thái độ dè dặt, kín đáo, tránh những lời bóng gió và câu hỏi khó chịu. Họ làm ra vẻ hiểu thấu đáo hoàn cảnh, thừa nhận và thậm chí còn tán thành nữa, nhưng đồng thời lại cho việc thanh minh là thừa và không hợp.
Vronxki đoán ngay Golenichsev thuộc loại người đó, nên chàng càng vui lòng gấp bội được gặp lại ông ta. Và quả thực, khi được đưa vào gặp Karenina, Golenichsev đối xử với nàng đúng như Vronxki mong muốn. Rất thoải mái, ông ta tránh nói đến những chuyện phiền toái.
Ông ta không quen Anna và sững sờ trước sắc đẹp của nàng, nhất là vì thấy nàng bằng lòng tiếp nhận hoàn cảnh một cách thật bình dị. Nàng đỏ mặt khi được Vronxki giới thiệu với Golenichsev và màu đỏ trẻ thơ ửng trên khuôn mặt đẹp và chân thật ấy làm ông càng vô cùng cảm mến. Nhưng ông thích nhất là thấy nàng gọi ngay Vronxki bằng Alecxei trước mặt ông như để tránh mọi hiểu lầm và nàng kể là hai người sẽ đến ở căn nhà vừa thuê xong mà ở đây họ gọi là palazzo. Thái độ giản dị và thẳng thắn đó đã chinh phục ông. Trước người đàn bà đầy nghị lực, hoà nhã và vui vẻ đó, Golenichsev, vốn quen cả Alecxei Alecxandrovitr lẫn Vronxki, cảm thấy mình đồng tình với nàng. Ông hình như hiểu được điều mà chính bản thân nàng không bao giờ hiểu nổi: là sau khi gieo tai hoạ cho chồng, sau khi bỏ chồng bỏ con và tự làm mất hết thanh danh, nàng vẫn có thể sung sướng, kiên nghị và vui vẻ được.
- Cái nhà đó có ghi trong quyển chỉ dẫn du lãm đấy, - Golenichsev nói, khi Vronxki nhắc đến tên biệt thự.
- Ở đó có một bức hoạ tuyệt đẹp của Tanhtore 2, phong cách rất mới.
- Này, trời đẹp lắm, hay ta đến đó xem qua lượt nữa? - Vronxki quay lại bảo Anna.
- Rất vui lòng, em đi đội mũ ngay bây giờ. Anh bảo trời nóng à? - nàng nói, dừng lại ở ngưỡng cửa và nhìn Vronxki, vẻ dò hỏi. Một lần nữa mặt nàng lại đỏ ửng lên.
Qua cái nhìn, Vronxki hiểu nàng không biết chàng muốn nàng cần có thái độ như thế nào với Golenichsev và nàng sợ mình đã không cư xử đúng ý chàng. Chàng trả lời bằng một cái nhìn âu yếm, đắm đuối.
- Không, không nóng lắm đâu, - chàng nói. Anna đoán là chàng đã vừa ý, nàng mỉm cười với chàng và nhanh nhẹn bước ra.
Hai người bạn nhìn nhau và nét mặt họ đều tỏ vẻ bối rối; Golenichsev rõ ràng là thích thú nhưng không tìm ra lời để nói lên sự thán phục của mình, còn Vronxki vừa muốn lại vừa sợ nghe ông nhắc tới Anna.
- Thế nào, - Vronxki nói, bắt sang chuyện khác, - thế ra anh ở đây à? Anh vẫn bận bịu với những chuyện đó đấy chứ? - chàng hỏi, sực nhớ có người bảo là Golenichsev đang viết lách gì đó.
- Phải, tôi đang viết phần hai của cuốn "Hai nguồn gốc", - Golenichsev nói, mặt đỏ lên vui thích vì câu hỏi đó, - hoặc nói đúng hơn là tôi chưa viết mà đang chuẩn bị viết, đang thu thập tài liệu. Phạm vi của nó sẽ rộng hơn nhiều và bao quát hầu hết mọi vấn đế. Ở nước Nga chúng ta, mọi người không muốn hiểu rằng chúng ta là những kẻ kế thừa của Bidăngxơ 3, - ông nói, bắt đầu chứng minh dài dòng sôi nổi.
Vronxki thoạt tiên thấy lúng túng, vì không hề biết tới phần đầu của cuốn "Hai nguồn gốc" mà tác giả nói tới như một tác phẩm nổi tiếng. Nhưng khi Golenichsev đã trình bày ý kiến và Vronxki theo dõi được rồi, tuy không biết gì về cuốn "Hai nguồn gốc", chàng cũng thấy thích thích nghe ông vì Golenichsev nói giỏi. Nhưng chàng lấy làm ngạc nhiên và phiền lòng trước sự khích động bực dọc của Golenichsev trong khi trình bày vấn đề mình quan tâm. Mắt long lên, ông tuôn ra dồn dập những câu trả lời bọn địch thủ tưởng tượng và nét mặt lộ vẻ xao xuyến và xúc phạm. Nhớ lại trước kia, Golenichsev là một đứa trẻ nhanh nhẹn, gầy yếu, đầy thiện ý và tình cảm cao quý, bao giờ cũng đứng đầu lớp, Vronxki không sao hiểu nổi nguyên nhân nỗi bực bội đó và không tán thành thái độ của bạn. Điều làm chàng bực mình nhất là Golenichsev, một nhân vật của giới thượng lưu, lại tự hạ mình xuống ngang hàng với loại văn sĩ quèn đã làm ông tức tối và ông còn nổi giận với bọn họ nữa. Thật có bõ công không chứ? Việc này làm Vronxki không vừa lòng, nhưng chàng cảm thấy Golenichsev đang bị dằn vặt và thương hại ông ta. Sự khổ não, gần như điên khùng, lộ rõ trên khuôn mặt sinh động và khá đẹp trong khi ông vẫn tiếp tục trình bày thao thao bất tuyệt ý kiến mình, không để ý đến Anna đang đi vào.
Khi Anna, mũ áo chỉnh tề, dừng lại bên, bàn tay đẹp thoăn thoắt xoay xoay chiếc dù, Vronxki nhẹ hẳn người, dứt khỏi cặp mắt bồn chồn của Golenichsev đang đăm đăm dán vào chàng để âu yếm nhìn người bạn tình kiều diễm ngời ngợi sức sống và hạnh phúc. Golenichsev cố trấn tĩnh và mấy phút đầu vẫn còn lầm lì và buồn rầu; nhưng Anna đang sẵn sàng niềm nở với mọi người (dạo này nói là những kẻ kế thừa chủ nghĩa quan liêu chuyên chế, những nghi lễ tôn giáo, bạo lực và đời sống xa hoa nàng thường như vậy) trong chốc lát đã làm ông tươi tỉnh lại bằng thái độ giản dị và vui vẻ của nàng.
Sau khi gợi nhiều chuyện linh tinh, nàng lái ông bàn tới hội hoạ mà ông nói rất giỏi và nàng chăm chú nghe. Họ đi bộ tới căn nhà mới thuê và dạo thăm xung quanh.
- Tôi thích nhất là Alecxei sẽ có một xưởng hoạ xinh đẹp, - Anna nói với Golenichsev trên đường về.
- Nhất định mình phải dùng căn buồng đó, - nàng nói với Vronxki bằng tiếng Nga và gọi chàng là mình vì hiểu trong cảnh cô độc của họ, Golenichsev sẽ trở thành một người bạn thân thiết và không cần giấu giếm ông ta.
- Anh cũng vẽ à? - Golenichsev quay phắt lại hỏi Vronxki.
- Vâng, trước kia tôi có vẽ và nay định thử vẽ lại xem sao, - Vronxki đỏ mặt nói.
- Anh ấy nhiều tài năng lắm đấy. - Anna mỉm cười hớn hở nói.
- Tất nhiên tôi nhận xét cũng chẳng tinh gì. Nhưng đó là ý kiến những người sành sỏi.
Chú thích:
1. Palazzo (tiếng ý trong nguyên bản).
2. Tintoret: hoạ sĩ Ý (1518-1594).
3. Bizance, tên cũ của Conxtantinople, tức Istambul hoặc Stamboul, thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ.
- Ồ! Tốt lắm, - Vronxki nói.
- Phu nhân có nhà không?
- Phu nhân đi dạo chơi, nhưng vừa về xong, - gã đầu bếp trả lời.
Vronxki bỏ chiếc mũ mềm rộng vành ra rồi lấy khăn tay lau trán đẫm mồ hôi và mớ tóc dài chải lật ra đằng sau để che chỗ đầu hói. Chàng lơ đãng đưa mắt về phía vị khách đang đứng đó nhìn chàng và định đi.
- Ông khách đây là người Nga và muốn hỏi ngài, - gã đầu bếp nói.
Với cái cảm giác pha trộn cả bực bội vì không sao thoát khỏi người quen lẫn mong muốn tìm một thú tiêu khiển cho đời sống đơn điệu của mình, Vronxki một lần nữa quay lại nhìn ông khách và cùng một lúc cặp mắt cả hai người đều sáng ngời lên. - Golenichsev! - Vronxki!
Đúng là Golenichsev thực, một người bạn học của Vronxki ở trường Hoàng tộc thiếu sinh quân: hồi đó, ông ta gia nhập Đảng tự do rồi tốt nghiệp với một chức vụ dân sự và không chịu phục vụ trong quân đội. Từ khi ra trường, họ xa nhau và chỉ gặp nhau độc có một lần.
Trong lần gặp đó, Vronxki hiểu Golenichsev đã chọn một công cuộc hoạt động tự do với khát vọng cao quý khiến ông ta thật tình khinh bỉ địa vị của Vronxki. Cho nên Vronxki đã đối phó lại bằng thái độ lạnh lùng và kiêu kỳ, bộc lộ rất khéo như muốn nói: "anh có thể thích hay không thích lối sống của tôi, cái đó tôi hoàn toàn không đếm xỉa tới. Nếu anh muốn chúng ta tiếp tục giao thiệp với nhau thì cần phải tôn trọng tôi". Thái độ đó khiến Golenichsev coi khinh và dửng dưng. Cuộc gặp gỡ tưởng mãi mãi chia rẽ họ. Thế mà giờ đây khi nhận ra nhau, khuôn mặt họ sáng lên và họ buột miệng reo lên vui sướng.
Vronxki hẳn không thể ngờ mình lại vui thích đến thế khi gặp lại Golenichsev, nhưng có lẽ đó là vì chính bản thân chàng không nhận ra mình đang sống chán ngấy đến mức nào. Chàng quên bẵng cảm giác nặng nề của lần gặp gỡ cuối cùng và chìa tay bắt tay người bạn cũ với vẻ mặt cởi mở, vui sướng. Cũng vẻ vui mừng đó làm nở nang nét mặt mới đó còn băn khoăn của Golenichsev.
- Tôi rất sung sướng được gặp lại anh! - Vronxki nói và thân ái mỉm cười, để lộ hàm răng trắng đẹp.
- Tôi nghe nói có một người tên là Vronxki, nhưng không ngờ lại là anh. Tôi rất mừng.
- Vào đây đã. Anh làm gì ở đây?
- Tôi ở đây được hơn một năm rồi. Tôi làm việc.
- Ồ! - Vronxki niềm nở nói. Mời anh vào đây đã.
Và theo tập quán đặc biệt của người Nga, họ lại nói chuyện bằng tiếng Pháp để đầy tớ không hiểu được.
- Anh có biết Karenina không? Chúng tôi cùng đi du lịch với nhau. Tôi đến phòng bà ta ở đây, - chàng nói với bạn bằng tiếng Pháp, vừa chăm chú nhìn kĩ vẻ mặt Golenichsev.
- Ô, tôi không biết bà ta, - Golenichsev trả lời bằng một giọng hờ hững (tuyệt nhiên không phải ông không biết). - Anh tới đây lâu chưa? - ông hỏi thêm.
- Tôi ấy à? Được ba ngày rồi, - Vronxki trả lời, vẫn theo dõi vẻ mặt bạn. "Phải, đây là người có học có thể nhìn sự việc đúng đắn được, Vronxki tự nhủ, bằng lòng về cách Golenichsev chuyển đầu đề câu chuyện. Có thể giới thiệu anh ta với Anna, anh ta là người trải đời".
Trong ba tháng vừa qua sống với Anna ở nước ngoài, mỗi lần có thêm người quen mới, Vronxki luôn tự hỏi không biết họ nhìn nhận sự dan díu của chàng với Anna như thế nào và chàng thường thấy mọi người đều hiểu thích đáng cả. Nhưng nếu người ta hỏi chàng cũng như các người đó rằng cách hiểu đó là thế nào, cả chàng lẫn họ hẳn sẽ rất lúng túng.
Thực ra, những người hiểu sự việc "thích đáng" theo ý Vronxki, đều không hiểu gì cả, nhưng nói chung, họ đều xử sự như người lịch thiệp thường xử sự trước những vấn đề phức tạp và nan giải luôn vấp phải trên từng bước đi trong cuộc sống; họ giữ một thái độ dè dặt, kín đáo, tránh những lời bóng gió và câu hỏi khó chịu. Họ làm ra vẻ hiểu thấu đáo hoàn cảnh, thừa nhận và thậm chí còn tán thành nữa, nhưng đồng thời lại cho việc thanh minh là thừa và không hợp.
Vronxki đoán ngay Golenichsev thuộc loại người đó, nên chàng càng vui lòng gấp bội được gặp lại ông ta. Và quả thực, khi được đưa vào gặp Karenina, Golenichsev đối xử với nàng đúng như Vronxki mong muốn. Rất thoải mái, ông ta tránh nói đến những chuyện phiền toái.
Ông ta không quen Anna và sững sờ trước sắc đẹp của nàng, nhất là vì thấy nàng bằng lòng tiếp nhận hoàn cảnh một cách thật bình dị. Nàng đỏ mặt khi được Vronxki giới thiệu với Golenichsev và màu đỏ trẻ thơ ửng trên khuôn mặt đẹp và chân thật ấy làm ông càng vô cùng cảm mến. Nhưng ông thích nhất là thấy nàng gọi ngay Vronxki bằng Alecxei trước mặt ông như để tránh mọi hiểu lầm và nàng kể là hai người sẽ đến ở căn nhà vừa thuê xong mà ở đây họ gọi là palazzo. Thái độ giản dị và thẳng thắn đó đã chinh phục ông. Trước người đàn bà đầy nghị lực, hoà nhã và vui vẻ đó, Golenichsev, vốn quen cả Alecxei Alecxandrovitr lẫn Vronxki, cảm thấy mình đồng tình với nàng. Ông hình như hiểu được điều mà chính bản thân nàng không bao giờ hiểu nổi: là sau khi gieo tai hoạ cho chồng, sau khi bỏ chồng bỏ con và tự làm mất hết thanh danh, nàng vẫn có thể sung sướng, kiên nghị và vui vẻ được.
- Cái nhà đó có ghi trong quyển chỉ dẫn du lãm đấy, - Golenichsev nói, khi Vronxki nhắc đến tên biệt thự.
- Ở đó có một bức hoạ tuyệt đẹp của Tanhtore 2, phong cách rất mới.
- Này, trời đẹp lắm, hay ta đến đó xem qua lượt nữa? - Vronxki quay lại bảo Anna.
- Rất vui lòng, em đi đội mũ ngay bây giờ. Anh bảo trời nóng à? - nàng nói, dừng lại ở ngưỡng cửa và nhìn Vronxki, vẻ dò hỏi. Một lần nữa mặt nàng lại đỏ ửng lên.
Qua cái nhìn, Vronxki hiểu nàng không biết chàng muốn nàng cần có thái độ như thế nào với Golenichsev và nàng sợ mình đã không cư xử đúng ý chàng. Chàng trả lời bằng một cái nhìn âu yếm, đắm đuối.
- Không, không nóng lắm đâu, - chàng nói. Anna đoán là chàng đã vừa ý, nàng mỉm cười với chàng và nhanh nhẹn bước ra.
Hai người bạn nhìn nhau và nét mặt họ đều tỏ vẻ bối rối; Golenichsev rõ ràng là thích thú nhưng không tìm ra lời để nói lên sự thán phục của mình, còn Vronxki vừa muốn lại vừa sợ nghe ông nhắc tới Anna.
- Thế nào, - Vronxki nói, bắt sang chuyện khác, - thế ra anh ở đây à? Anh vẫn bận bịu với những chuyện đó đấy chứ? - chàng hỏi, sực nhớ có người bảo là Golenichsev đang viết lách gì đó.
- Phải, tôi đang viết phần hai của cuốn "Hai nguồn gốc", - Golenichsev nói, mặt đỏ lên vui thích vì câu hỏi đó, - hoặc nói đúng hơn là tôi chưa viết mà đang chuẩn bị viết, đang thu thập tài liệu. Phạm vi của nó sẽ rộng hơn nhiều và bao quát hầu hết mọi vấn đế. Ở nước Nga chúng ta, mọi người không muốn hiểu rằng chúng ta là những kẻ kế thừa của Bidăngxơ 3, - ông nói, bắt đầu chứng minh dài dòng sôi nổi.
Vronxki thoạt tiên thấy lúng túng, vì không hề biết tới phần đầu của cuốn "Hai nguồn gốc" mà tác giả nói tới như một tác phẩm nổi tiếng. Nhưng khi Golenichsev đã trình bày ý kiến và Vronxki theo dõi được rồi, tuy không biết gì về cuốn "Hai nguồn gốc", chàng cũng thấy thích thích nghe ông vì Golenichsev nói giỏi. Nhưng chàng lấy làm ngạc nhiên và phiền lòng trước sự khích động bực dọc của Golenichsev trong khi trình bày vấn đề mình quan tâm. Mắt long lên, ông tuôn ra dồn dập những câu trả lời bọn địch thủ tưởng tượng và nét mặt lộ vẻ xao xuyến và xúc phạm. Nhớ lại trước kia, Golenichsev là một đứa trẻ nhanh nhẹn, gầy yếu, đầy thiện ý và tình cảm cao quý, bao giờ cũng đứng đầu lớp, Vronxki không sao hiểu nổi nguyên nhân nỗi bực bội đó và không tán thành thái độ của bạn. Điều làm chàng bực mình nhất là Golenichsev, một nhân vật của giới thượng lưu, lại tự hạ mình xuống ngang hàng với loại văn sĩ quèn đã làm ông tức tối và ông còn nổi giận với bọn họ nữa. Thật có bõ công không chứ? Việc này làm Vronxki không vừa lòng, nhưng chàng cảm thấy Golenichsev đang bị dằn vặt và thương hại ông ta. Sự khổ não, gần như điên khùng, lộ rõ trên khuôn mặt sinh động và khá đẹp trong khi ông vẫn tiếp tục trình bày thao thao bất tuyệt ý kiến mình, không để ý đến Anna đang đi vào.
Khi Anna, mũ áo chỉnh tề, dừng lại bên, bàn tay đẹp thoăn thoắt xoay xoay chiếc dù, Vronxki nhẹ hẳn người, dứt khỏi cặp mắt bồn chồn của Golenichsev đang đăm đăm dán vào chàng để âu yếm nhìn người bạn tình kiều diễm ngời ngợi sức sống và hạnh phúc. Golenichsev cố trấn tĩnh và mấy phút đầu vẫn còn lầm lì và buồn rầu; nhưng Anna đang sẵn sàng niềm nở với mọi người (dạo này nói là những kẻ kế thừa chủ nghĩa quan liêu chuyên chế, những nghi lễ tôn giáo, bạo lực và đời sống xa hoa nàng thường như vậy) trong chốc lát đã làm ông tươi tỉnh lại bằng thái độ giản dị và vui vẻ của nàng.
Sau khi gợi nhiều chuyện linh tinh, nàng lái ông bàn tới hội hoạ mà ông nói rất giỏi và nàng chăm chú nghe. Họ đi bộ tới căn nhà mới thuê và dạo thăm xung quanh.
- Tôi thích nhất là Alecxei sẽ có một xưởng hoạ xinh đẹp, - Anna nói với Golenichsev trên đường về.
- Nhất định mình phải dùng căn buồng đó, - nàng nói với Vronxki bằng tiếng Nga và gọi chàng là mình vì hiểu trong cảnh cô độc của họ, Golenichsev sẽ trở thành một người bạn thân thiết và không cần giấu giếm ông ta.
- Anh cũng vẽ à? - Golenichsev quay phắt lại hỏi Vronxki.
- Vâng, trước kia tôi có vẽ và nay định thử vẽ lại xem sao, - Vronxki đỏ mặt nói.
- Anh ấy nhiều tài năng lắm đấy. - Anna mỉm cười hớn hở nói.
- Tất nhiên tôi nhận xét cũng chẳng tinh gì. Nhưng đó là ý kiến những người sành sỏi.
Chú thích:
1. Palazzo (tiếng ý trong nguyên bản).
2. Tintoret: hoạ sĩ Ý (1518-1594).
3. Bizance, tên cũ của Conxtantinople, tức Istambul hoặc Stamboul, thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ.
Quyển
5
Chương 8
Chương 8
Trong giai đoạn đầu sau khi ở cữ và khỏi bệnh, Anna cảm thấy
sung sướng tột độ và tràn đầy niềm vui sống. Sự hồi tưởng nỗi bất hạnh của chồng
không hề đầu độc hạnh phúc của nàng. Một mặt, kỉ niệm đó quá khủng khiếp làm
nàng không muốn nghĩ tới nữa và mặt khác, nỗi bất hạnh của chồng đã đem lại cho
nàng một hạnh phúc quá lớn khiến nàng không thể cảm thấy hối hận chút nào. Nhớ
lại mọi việc xảy ra sau cơn bệnh như: việc làm lành, việc đoạn tuyệt với chồng,
tin Vronxki bị thương, việc chàng trở lại, việc chuẩn bị ly dị, việc bỏ nhà chồng
ra đi, phút từ biệt con trai, nàng thấy mọi cái đó hình như là một cơn ác mộng
mà chỉ sau khi ở nước ngoài một mình với Vronxki, nàng mới bừng tỉnh thoát ra
được. Nhớ đến nỗi khổ gây cho chồng, nàng có cảm giác gần như ghê tởm và tương
tự như cái cảm giác của một người sắp chết đuối đã gạt bỏ người bạn đang níu chặt
lấy mình. Người bạn đó đã chết đuối. Tất nhiên, đó là việc xấu, nhưng là lối
thoát duy nhất, và tốt hơn hết không nên gợi lại chi tiết khủng khiếp đó làm
gì.
Sự thanh thoát đến với nàng ngay từ phút đầu đoạn tuyệt và mỗi khi nhớ đến dĩ vãng, nàng lại nghĩ tới giây phút đó. Lúc đó nàng tự nhủ: "Việc mình làm khổ người đàn ông này là điều không tránh được, nhưng mình không hề lợi dụng nỗi bất hạnh của ông ta; chính mình, mình cũng đau khổ và còn tiếp tục đau khổ; mình đã mất những thứ mình yêu quý nhất đời: thanh danh người đàn bà đoan chính và con trai mình. Mình đã hành động sai lầm nên không muốn được hưởng hạnh phúc; mình từ chối ly dị và sẽ đau khổ vì ô nhục và phải xa lìa con trai". Nhưng dù có chân thành mong muốn chịu phần đau khổ đến đâu, Anna vẫn không đau khổ. Nàng không thấy hổ thẹn chút nào. Với sự tế nhị sẵn có của hai người, khi ở nước ngoài, họ tránh tất cả những cuộc gặp gỡ có thể đặt họ vào một nghịch cảnh và ở đâu cũng chỉ gặp những người giả tảng như hiểu rõ hoàn cảnh hơn cả bản thân họ. Cả việc phải xa cách đứa con trai yêu quý, lúc đầu cũng không làm nàng đau khổ. Đứa con gái nhỏ của Vronxki rất xinh, và từ khi Anna chỉ còn mình nó, nàng quyến luyến nó đến nỗi hoạ hoằn mới nghĩ đến con trai.
Cái nhu cầu sống được kích thích sau khi nàng bình phục, trở thành rất mãnh liệt, cùng những điều kiện sinh hoạt rất mới mẻ và rất hấp dẫn khiến Anna sung sướng đến mức không thể dung thứ được. Càng hiểu thêm Vronxki, nàng càng yêu chàng hơn. Nàng yêu vì bản thân chàng và cả vì tình yêu của chàng đối với nàng. Việc chiếm hữu hoàn toàn người đàn ông đó thường xuyên tạo cho nàng nguồn vui. Bao giờ nàng cũng khoan khoái khi có mặt chàng. Mọi nét cá tính của chàng, ngày càng trở nên thân thuộc, đều làm nàng ưa thích. Sự thay đổi trang phục (chàng bỏ không mặc quân phục nữa) làm nàng say mê như một thiếu nữ si tình. Trong tất cả những cái chàng nói, nghĩ và làm, nàng đều thấy dấu hiệu của độc đáo, quý phái và cao thượng. Sự say mê bồng bột của chính nàng đồng thời cũng luôn luôn làm nàng lo sợ: nàng tìm kiếm và không hề thấy ở chàng có cái gì không đáng khâm phục. Nàng không dám để lộ cho chàng thấy ý thức về sự kém cỏi của bản thân so với chàng. Nàng thấy hình như nếu biết điều đó, chàng sẽ mau chóng xa lánh nàng, mà nàng thì không biết ơn thái độ đối xử của chàng và không thể không tỏ ra biết đánh giá đúng thái độ đó. Không bao giờ chàng lộ chút hối tiếc về nỗi đã vì nàng mà hi sinh cả cái sự nghiệp chính trị trong đó, theo ý nàng, chàng có thể giữ vai trò hàng đầu do thiên hướng rõ rệt của chàng về mặt này. Chưa bao giờ chàng yêu say mê và kính trọng nàng đến như vậy và luôn lo lắng tránh cho nàng mọi khó chịu của hoàn cảnh. Con người đầy khí phách nam nhi đó không những không làm gì trái ý mà còn nhường nhịn nàng và hình như chỉ lo đoán trước mọi ý thích của nàng để chiều chuộng. Nàng không thể không cảm động trước việc đó, mặc dầu sự lo liệu và quan tâm thường xuyên đó, cái không khí chăm bẵm chàng bao bọc quanh người yêu đôi khi cũng làm phiền nàng.
Còn Vronxki, mặc dầu thực hiện được điều hằng ao ước bấy lâu, vẫn không thể hoàn toàn sung sướng. Chẳng bao lâu, chàng cảm thấy sự thực hiện điều mong muốn đó chỉ mang lại một hạt cát trong cái núi hạnh phúc chàng đã mơ tưởng. Chàng hiểu ra cái sai lầm muôn thuở mọi người thường mắc phải khi tin rằng hạnh phúc có nghĩa là thực hiện được điều mình mong ước. Trong thời kì đầu cuộc đời chung sống với nàng, sau khi từ chức, chàng thưởng thức cái thứ tự do chưa bao giờ được hưởng và lấy làm mãn nguyện, nhưng chỉ được một thời gian ngắn. Chẳng bao lâu, chàng cảm thấy nẩy ra trong thâm tâm cái dục vọng muốn có những dục vọng: sự buồn chán. Ngoài ý muốn của mình, chàng bám lấy những thói ngông phù phiếm nhất, những tưởng tìm thấy trong đó một khát vọng và một mục đích. Mỗi ngày, chàng phải sử dụng những mười sáu giờ và hai người lại đang ở nước ngoài, hoàn toàn tự do, thoát khỏi những điều kiện sinh hoạt trong giới hạn thượng lưu từng chiếm hết thời giờ của chàng hồi ở Petersburg. Thậm chí, chàng cũng không thể nghĩ tới những thú vui của cuộc sống trai chưa vợ xưa kia đã nếm trong các cuộc du lịch, và chỉ một lần làm thử (một bữa tiệc với các bạn thân) đã gây cho Anna một nỗi buồn tủi bất ngờ và quá mức so với việc đó. Vì hoàn cảnh già nhân ngãi non vợ chồng, nên chàng không thể giao du với cả người địa phương lẫn người Nga. Còn danh lam thắng cảnh, ngoài việc chàng đã xem cả rồi, thì với tư cách là người Nga và tri thức, chàng không coi chúng quan trọng đến mức lạ lùng như người Anh thường quen như vậy.
Như một con thú đói vồ tất cả những gì vừa tầm, với hi vọng vớ được miếng mồi, Vronxki bất giác lăn vào chính trị, hoặc đọc sách, hoặc hội hoạ.
Vì hồi nhỏ đã có năng khiếu hội hoạ và không biết tiêu tiền vào việc gì, chàng bắt đầu sưu tập một bộ tranh, chàng quyết định chọn môn hội hoạ, dành một phần thời gian cho việc đó và dồn vào đó cả cái mớ khát vọng chưa toại nguyện đang đòi hỏi được thoả mãn.
Chàng vốn có khiếu hiểu biết và bắt chước; chàng tưởng mình có điều kiện để trở thành nghệ sĩ và sau một thời gian tự hỏi nên lựa chọn loại hội hoạ nào: hội hoạ tôn giáo, lịch sử, phong tục hay tả thực, chàng bắt đầu làm việc. Chàng hiểu biết tất cả mọi thể loại và có thể tìm cảm hứng ở cả loại này lẫn loại kia, nhưng lại không ngờ người ta có thể hoàn toàn không hề biết tới các thể loại hội hoạ khác nhau mà vẫn có thể trực tiếp cảm hứng từ cái có sẵn trong tâm hồn, không cần quan tâm xem cái mình vẽ có thuộc một trường phái nổi tiếng hay không. Vì không biết điều đó và không cảm hứng ở chính cuộc đời thật, mà lại cảm hứng theo cuộc đời đã thể hiện qua nghệ thuật, nên chàng nhanh chóng và dễ dãi tìm thấy các đề tài và cũng nhanh chóng và dễ dãi đạt tới một thứ hội hoạ rất giống với loại chàng muốn bắt chước.
Trường phái Pháp uyển chuyển và gây ấn tượng, làm chàng ưa thích hơn cả, chàng bắt đầu vẽ một bức chân dung Anna mặc y phục ý, theo phong cách đó. Và cũng như tất cả những người đã xem bức tranh, chàng thấy nó rất đạt.
Sự thanh thoát đến với nàng ngay từ phút đầu đoạn tuyệt và mỗi khi nhớ đến dĩ vãng, nàng lại nghĩ tới giây phút đó. Lúc đó nàng tự nhủ: "Việc mình làm khổ người đàn ông này là điều không tránh được, nhưng mình không hề lợi dụng nỗi bất hạnh của ông ta; chính mình, mình cũng đau khổ và còn tiếp tục đau khổ; mình đã mất những thứ mình yêu quý nhất đời: thanh danh người đàn bà đoan chính và con trai mình. Mình đã hành động sai lầm nên không muốn được hưởng hạnh phúc; mình từ chối ly dị và sẽ đau khổ vì ô nhục và phải xa lìa con trai". Nhưng dù có chân thành mong muốn chịu phần đau khổ đến đâu, Anna vẫn không đau khổ. Nàng không thấy hổ thẹn chút nào. Với sự tế nhị sẵn có của hai người, khi ở nước ngoài, họ tránh tất cả những cuộc gặp gỡ có thể đặt họ vào một nghịch cảnh và ở đâu cũng chỉ gặp những người giả tảng như hiểu rõ hoàn cảnh hơn cả bản thân họ. Cả việc phải xa cách đứa con trai yêu quý, lúc đầu cũng không làm nàng đau khổ. Đứa con gái nhỏ của Vronxki rất xinh, và từ khi Anna chỉ còn mình nó, nàng quyến luyến nó đến nỗi hoạ hoằn mới nghĩ đến con trai.
Cái nhu cầu sống được kích thích sau khi nàng bình phục, trở thành rất mãnh liệt, cùng những điều kiện sinh hoạt rất mới mẻ và rất hấp dẫn khiến Anna sung sướng đến mức không thể dung thứ được. Càng hiểu thêm Vronxki, nàng càng yêu chàng hơn. Nàng yêu vì bản thân chàng và cả vì tình yêu của chàng đối với nàng. Việc chiếm hữu hoàn toàn người đàn ông đó thường xuyên tạo cho nàng nguồn vui. Bao giờ nàng cũng khoan khoái khi có mặt chàng. Mọi nét cá tính của chàng, ngày càng trở nên thân thuộc, đều làm nàng ưa thích. Sự thay đổi trang phục (chàng bỏ không mặc quân phục nữa) làm nàng say mê như một thiếu nữ si tình. Trong tất cả những cái chàng nói, nghĩ và làm, nàng đều thấy dấu hiệu của độc đáo, quý phái và cao thượng. Sự say mê bồng bột của chính nàng đồng thời cũng luôn luôn làm nàng lo sợ: nàng tìm kiếm và không hề thấy ở chàng có cái gì không đáng khâm phục. Nàng không dám để lộ cho chàng thấy ý thức về sự kém cỏi của bản thân so với chàng. Nàng thấy hình như nếu biết điều đó, chàng sẽ mau chóng xa lánh nàng, mà nàng thì không biết ơn thái độ đối xử của chàng và không thể không tỏ ra biết đánh giá đúng thái độ đó. Không bao giờ chàng lộ chút hối tiếc về nỗi đã vì nàng mà hi sinh cả cái sự nghiệp chính trị trong đó, theo ý nàng, chàng có thể giữ vai trò hàng đầu do thiên hướng rõ rệt của chàng về mặt này. Chưa bao giờ chàng yêu say mê và kính trọng nàng đến như vậy và luôn lo lắng tránh cho nàng mọi khó chịu của hoàn cảnh. Con người đầy khí phách nam nhi đó không những không làm gì trái ý mà còn nhường nhịn nàng và hình như chỉ lo đoán trước mọi ý thích của nàng để chiều chuộng. Nàng không thể không cảm động trước việc đó, mặc dầu sự lo liệu và quan tâm thường xuyên đó, cái không khí chăm bẵm chàng bao bọc quanh người yêu đôi khi cũng làm phiền nàng.
Còn Vronxki, mặc dầu thực hiện được điều hằng ao ước bấy lâu, vẫn không thể hoàn toàn sung sướng. Chẳng bao lâu, chàng cảm thấy sự thực hiện điều mong muốn đó chỉ mang lại một hạt cát trong cái núi hạnh phúc chàng đã mơ tưởng. Chàng hiểu ra cái sai lầm muôn thuở mọi người thường mắc phải khi tin rằng hạnh phúc có nghĩa là thực hiện được điều mình mong ước. Trong thời kì đầu cuộc đời chung sống với nàng, sau khi từ chức, chàng thưởng thức cái thứ tự do chưa bao giờ được hưởng và lấy làm mãn nguyện, nhưng chỉ được một thời gian ngắn. Chẳng bao lâu, chàng cảm thấy nẩy ra trong thâm tâm cái dục vọng muốn có những dục vọng: sự buồn chán. Ngoài ý muốn của mình, chàng bám lấy những thói ngông phù phiếm nhất, những tưởng tìm thấy trong đó một khát vọng và một mục đích. Mỗi ngày, chàng phải sử dụng những mười sáu giờ và hai người lại đang ở nước ngoài, hoàn toàn tự do, thoát khỏi những điều kiện sinh hoạt trong giới hạn thượng lưu từng chiếm hết thời giờ của chàng hồi ở Petersburg. Thậm chí, chàng cũng không thể nghĩ tới những thú vui của cuộc sống trai chưa vợ xưa kia đã nếm trong các cuộc du lịch, và chỉ một lần làm thử (một bữa tiệc với các bạn thân) đã gây cho Anna một nỗi buồn tủi bất ngờ và quá mức so với việc đó. Vì hoàn cảnh già nhân ngãi non vợ chồng, nên chàng không thể giao du với cả người địa phương lẫn người Nga. Còn danh lam thắng cảnh, ngoài việc chàng đã xem cả rồi, thì với tư cách là người Nga và tri thức, chàng không coi chúng quan trọng đến mức lạ lùng như người Anh thường quen như vậy.
Như một con thú đói vồ tất cả những gì vừa tầm, với hi vọng vớ được miếng mồi, Vronxki bất giác lăn vào chính trị, hoặc đọc sách, hoặc hội hoạ.
Vì hồi nhỏ đã có năng khiếu hội hoạ và không biết tiêu tiền vào việc gì, chàng bắt đầu sưu tập một bộ tranh, chàng quyết định chọn môn hội hoạ, dành một phần thời gian cho việc đó và dồn vào đó cả cái mớ khát vọng chưa toại nguyện đang đòi hỏi được thoả mãn.
Chàng vốn có khiếu hiểu biết và bắt chước; chàng tưởng mình có điều kiện để trở thành nghệ sĩ và sau một thời gian tự hỏi nên lựa chọn loại hội hoạ nào: hội hoạ tôn giáo, lịch sử, phong tục hay tả thực, chàng bắt đầu làm việc. Chàng hiểu biết tất cả mọi thể loại và có thể tìm cảm hứng ở cả loại này lẫn loại kia, nhưng lại không ngờ người ta có thể hoàn toàn không hề biết tới các thể loại hội hoạ khác nhau mà vẫn có thể trực tiếp cảm hứng từ cái có sẵn trong tâm hồn, không cần quan tâm xem cái mình vẽ có thuộc một trường phái nổi tiếng hay không. Vì không biết điều đó và không cảm hứng ở chính cuộc đời thật, mà lại cảm hứng theo cuộc đời đã thể hiện qua nghệ thuật, nên chàng nhanh chóng và dễ dãi tìm thấy các đề tài và cũng nhanh chóng và dễ dãi đạt tới một thứ hội hoạ rất giống với loại chàng muốn bắt chước.
Trường phái Pháp uyển chuyển và gây ấn tượng, làm chàng ưa thích hơn cả, chàng bắt đầu vẽ một bức chân dung Anna mặc y phục ý, theo phong cách đó. Và cũng như tất cả những người đã xem bức tranh, chàng thấy nó rất đạt.
Quyển
5
Chương 9
Chương 9
Tòa biệt thự, hoang phế cũ kỹ với trần nhà cao chạy đường chỉ,
với những bích hoạ, sàn đá khảm, những rèm gấm vàng dày trước cửa sổ cao, những
chậu hoa trên chân quỳ lan can và lò sưởi, những cửa ra vào chạm trổ và những
hành lang tối trang trí tranh ảnh, khi họ đến ở, nuôi dưỡng trong Vronxki một ảo
tưởng khoan khoái rằng mình không phải chỉ là một lãnh chúa Nga, một đại tá hồi
hưu, mà chính là một người có học thức say mê và bảo vệ nghệ thuật, một hoạ sĩ
khiêm tốn vì yêu một người đàn bà mà từ bỏ xã hội thượng lưu, từ bỏ mọi giao du
cùng tham vọng.
Vai trò Vronxki tự chọn cho mình sau khi đến ở biệt thự, làm chàng hoàn toàn mãn nguyện, và khi, do Golenichsev, giới thiệu chàng làm quen được với vài nhân vật lí thú, chàng đã yên tâm khoảng thời gian đầu. Nhờ một giáo sư người ý hướng dẫn, chàng tập vẽ, kí hoạ theo tự nhiên và nghiên cứu thời Trung cổ ý. Thời đại đó làm chàng say mê đến nỗi gần đây chàng đội mũ khoác áo choàng theo thời trang Trung cổ, rất hợp với chàng.
- Chúng ta sống mà chẳng biết gì quanh ta cả, - một buổi sáng Vronxki nói với Golenichsev, khi ông đến chơi. - Anh đã xem tranh của Mikhailov chưa? - chàng nói và đưa cho ông một tờ báo Nga vừa nhận được và chỉ cho xem bài báo nói về một hoạ sĩ Nga ở cùng thành phố vừa vẽ xong một bức tranh được bàn tán rất nhiều và đã có người đặt mua trước. Bài báo trách chính phủ và Viện hàn lâm đã không giúp đỡ gì nhà nghệ sĩ xuất sắc đó.
- Phải, tôi gặp ông ta rồi, - Golenichsev trả lời.
- Tất nhiên không phải ông ta bất tài, nhưng khuynh hướng của ông ta sai về căn bản. Vẫn là quan niệm về Chúa Cứu Thế và đời sống tôn giáo mà người ta thấy ở Ivanov, Xtraux và Renang 1.
- Bức tranh đó vẽ gì? - Anna hỏi.
- Chúa Cứu Thế trước mặt Pilat 2, Đấng Cứu Thế được vẽ theo mẫu người Do Thái, được thể hiện hoàn toàn theo chủ nghĩa tả thực của trường phái mới. Và vì vấn đề đã đưa ông tới một trong những luận đề ưa thích. Golenichsev nói tiếp:
- Tôi không hiểu sao họ lại có thể nhầm lẫn một cách kệch cỡm như vậy. Chúa Cứu Thế đã có khuôn mẫu được xác định dứt khoát trong nghệ thuật các bậc thầy xưa kia rồi. Nếu họ không định thể hiện Chúa mà là một nhà cách mạng hoặc hiền triết, thì cứ việc chọn Socrate, Franklin, Saclot Cordei 3 chứ đừng có chọn Jesu. Họ đã chọn nhân vật duy nhất mà nghệ thuật không nên đụng chạm tới, và sau đó…
- Có thực là ông Mikhailov đó nghèo túng đến thế không? - Vronxki hỏi, thầm nghĩ với tư cách là Mạnh thường quân Nga, chàng cần giúp người đó, bất kể tranh ông ta đẹp hay xấu.
- Cũng chưa chắc. Ông ta là một hoạ sĩ chân dung xuất sắc. Anh đã thấy bức chân dung bà Vaxintsicova của ông ta chưa? Nhưng hình như ông ta không muốn vẽ chân dung nữa; có lẽ vì thế mà túng quẫn. Tôi nói là…
- Liệu có thể nhờ ông ta vẽ chân dung Anna Arcadievna được không? - Vronxki hỏi.
- Tại sao lại vẽ chân dung em? Sau bức chân dung anh vẽ thì em không muốn bức nào khác nữa. Có vẽ chân dung Ani thì vẽ (nàng đặt tên con gái như vậy). Con nó kia kìa, - nàng nói thêm khi nhìn qua cửa sổ thấy chị vú nuôi xinh đẹp người ý đang cho đứa trẻ dạo chơi trong vườn và liền đó liếc trộm Vronxki. Người đàn bà đẹp đó mà Vronxki đã vẽ cái đầu vào tranh, là nỗi buồn phiền thầm kín duy nhất trong cuộc sống của Anna.
Vronxki thán phục nhan sắc và phong thái Trung cổ của chị ta và Anna, chính vì không dám thú nhận rằng mình sợ đâm ghen cả với vú nuôi, lại càng hết sức chăm sóc và nuông chiều chị ta cùng đứa con trai nhỏ của chị.
Vronxki cũng nhìn qua cửa sổ và, bắt gặp cái nhìn của Anna, liền quay ngay lại phía Golenichsev:
- Anh có quen ông Mikhailov đó không?
- Tôi đã gặp ông ta. Đó là một gã lập dị, không có chút giáo dục nào cả. Anh ạ, ông ta thuộc vào cái loại người man rợ mà ngày nay ta vẫn thường gặp thuộc các loại người tự do tư tưởng mà ngay từ đầu 4 đã tự nuôi dưỡng bằng những nguyên lí của chủ nghĩa vô thần, của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa phủ định. Ngày xưa, - Golenichsev nói tiếp, không để cho cả Anna lẫn Vronxki xen vào câu nào, - ngày xưa một người tự do tư tưởng là người được giáo dục trong sự tôn trọng tôn giáo, pháp luật, đạo đức, và do đấu tranh và lao động mà anh ta đạt tới tự do tư tưởng; nhưng ngày nay lại xuất hiện một kiểu người tự do tưởng tưởng mới, tự nhiên nẩy nòi ra từng bầy, thậm chí họ chưa hề nghe nói đến những quy tắc đạo đức và tôn giáo cùng uy quyền, tự mình tiến tới phủ nhận hết thảy, tóm lại, đó là bọn người man rợ. Ông ta thuộc loại đó. Nếu tôi nhớ đúng thì ông ta là con một viên thị vệ ở Moskva và không được học hành gì cả. Sau khi vào Hàn lâm viện Mỹ thuật và tiếng tăm lừng lẫy rồi, ông ta muốn học tập thêm vì ông ta đâu phải đồ ngốc. Và ông ta nhớ đến cái ông tưởng là nguồn gốc của văn hoá: các tạp chí. Ở thời buổi tốt đẹp xưa kia, một người muốn học tập, một người Pháp chẳng hạn, hẳn sẽ bắt đầu nghiên cứu tất cả những nhà kinh điển: các nhà thần học, bi kịch, sử học, triết học, anh cũng thừa biết cái khối lượng lao động trí óc to lớn chờ đợi họ là như vậy. Nhưng thời buổi này, ông ta chỉ việc nhảy vào đám sách báo tiêu cực, rất nhanh chóng hấp thụ ngay lấy một ít chất gạn lọc từ khoa học phủ định đó và thế là xong. Nếu là hai mươi năm trước đây, hẳn ông ta còn tìm thấy được trong thứ văn chương đó những dấu vết của sự đấu tranh chống uy quyền, chống lại những tập quán nghìn đời, qua đó ông ta có thể hiểu còn có cái gì khác nữa, nhưng ngày nay thậm chí người ta cũng không thèm tranh luận về những quan niệm thời trước, người ta chỉ nói gọn lỏn: không có gì cả; tiến hoá 5, tự nhiên đào thải, đấu tranh sinh tồn đã thay thế tất cả. Trong bài viết của tôi…
- Này, - Anna nói, từ nãy vẫn đưa mắt kín đáo trao đổi với Vronxki và hiểu là chàng không cần biết hoạ sĩ đó được đào tạo như thế nào mà chỉ bận tâm suy nghĩ đến việc giúp đỡ ông ta và đặt vẽ chân dung. - Này, - nàng nói, quả quyết cắt đứt những lời thao thao bất tuyệt của Golenichsev, - hay là ta đến nhà ông ta đi?
Golenichsev bình tĩnh lại và vui lòng nhận lời. Vì hoạ sĩ ở tận một khu phố xa nên họ phải thuê xe.
Một giờ sau, Anna, Golenichsev và Vronxki đi xe ngựa tới một căn nhà mới xấu xí ở một khu phố xa. Được vợ người gác cổng cho biết Mikhailov thường tiếp khách trong xưởng vẽ, nhưng ông ta hiện đang ở nhà cách đấy mấy bước, họ liền nhờ bà cầm danh thiếp đưa đến và xin phép được xem tranh.
Chú thích:
1. D.F. Strauss (1808-1874) nhà thần học người Đức, E. Renan (1823-1892) nhà văn và là nhà sử học người Pháp.
2. Ponce Pilate, quan cai trị xứ Suyđê cúa La-mã, người đã giao Chúa Jêxu cho các thẩm phán tôn giáo xử.
3. Socrate (470-339 trước Thiên chúa giáng sinh) nhà triết học Hy Lạp. B. Franklin (1706-1790) nhà chính trị và vật lý người Mỹ.
Charlotte Corday (1768-1793) người đã ám sát nhà cách mạng Pháp Marat.
4. D' emblée (tiếng Pháp trong nguyên bản).
5. Evolution (tiếng Pháp trong nguyên bản).
Vai trò Vronxki tự chọn cho mình sau khi đến ở biệt thự, làm chàng hoàn toàn mãn nguyện, và khi, do Golenichsev, giới thiệu chàng làm quen được với vài nhân vật lí thú, chàng đã yên tâm khoảng thời gian đầu. Nhờ một giáo sư người ý hướng dẫn, chàng tập vẽ, kí hoạ theo tự nhiên và nghiên cứu thời Trung cổ ý. Thời đại đó làm chàng say mê đến nỗi gần đây chàng đội mũ khoác áo choàng theo thời trang Trung cổ, rất hợp với chàng.
- Chúng ta sống mà chẳng biết gì quanh ta cả, - một buổi sáng Vronxki nói với Golenichsev, khi ông đến chơi. - Anh đã xem tranh của Mikhailov chưa? - chàng nói và đưa cho ông một tờ báo Nga vừa nhận được và chỉ cho xem bài báo nói về một hoạ sĩ Nga ở cùng thành phố vừa vẽ xong một bức tranh được bàn tán rất nhiều và đã có người đặt mua trước. Bài báo trách chính phủ và Viện hàn lâm đã không giúp đỡ gì nhà nghệ sĩ xuất sắc đó.
- Phải, tôi gặp ông ta rồi, - Golenichsev trả lời.
- Tất nhiên không phải ông ta bất tài, nhưng khuynh hướng của ông ta sai về căn bản. Vẫn là quan niệm về Chúa Cứu Thế và đời sống tôn giáo mà người ta thấy ở Ivanov, Xtraux và Renang 1.
- Bức tranh đó vẽ gì? - Anna hỏi.
- Chúa Cứu Thế trước mặt Pilat 2, Đấng Cứu Thế được vẽ theo mẫu người Do Thái, được thể hiện hoàn toàn theo chủ nghĩa tả thực của trường phái mới. Và vì vấn đề đã đưa ông tới một trong những luận đề ưa thích. Golenichsev nói tiếp:
- Tôi không hiểu sao họ lại có thể nhầm lẫn một cách kệch cỡm như vậy. Chúa Cứu Thế đã có khuôn mẫu được xác định dứt khoát trong nghệ thuật các bậc thầy xưa kia rồi. Nếu họ không định thể hiện Chúa mà là một nhà cách mạng hoặc hiền triết, thì cứ việc chọn Socrate, Franklin, Saclot Cordei 3 chứ đừng có chọn Jesu. Họ đã chọn nhân vật duy nhất mà nghệ thuật không nên đụng chạm tới, và sau đó…
- Có thực là ông Mikhailov đó nghèo túng đến thế không? - Vronxki hỏi, thầm nghĩ với tư cách là Mạnh thường quân Nga, chàng cần giúp người đó, bất kể tranh ông ta đẹp hay xấu.
- Cũng chưa chắc. Ông ta là một hoạ sĩ chân dung xuất sắc. Anh đã thấy bức chân dung bà Vaxintsicova của ông ta chưa? Nhưng hình như ông ta không muốn vẽ chân dung nữa; có lẽ vì thế mà túng quẫn. Tôi nói là…
- Liệu có thể nhờ ông ta vẽ chân dung Anna Arcadievna được không? - Vronxki hỏi.
- Tại sao lại vẽ chân dung em? Sau bức chân dung anh vẽ thì em không muốn bức nào khác nữa. Có vẽ chân dung Ani thì vẽ (nàng đặt tên con gái như vậy). Con nó kia kìa, - nàng nói thêm khi nhìn qua cửa sổ thấy chị vú nuôi xinh đẹp người ý đang cho đứa trẻ dạo chơi trong vườn và liền đó liếc trộm Vronxki. Người đàn bà đẹp đó mà Vronxki đã vẽ cái đầu vào tranh, là nỗi buồn phiền thầm kín duy nhất trong cuộc sống của Anna.
Vronxki thán phục nhan sắc và phong thái Trung cổ của chị ta và Anna, chính vì không dám thú nhận rằng mình sợ đâm ghen cả với vú nuôi, lại càng hết sức chăm sóc và nuông chiều chị ta cùng đứa con trai nhỏ của chị.
Vronxki cũng nhìn qua cửa sổ và, bắt gặp cái nhìn của Anna, liền quay ngay lại phía Golenichsev:
- Anh có quen ông Mikhailov đó không?
- Tôi đã gặp ông ta. Đó là một gã lập dị, không có chút giáo dục nào cả. Anh ạ, ông ta thuộc vào cái loại người man rợ mà ngày nay ta vẫn thường gặp thuộc các loại người tự do tư tưởng mà ngay từ đầu 4 đã tự nuôi dưỡng bằng những nguyên lí của chủ nghĩa vô thần, của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa phủ định. Ngày xưa, - Golenichsev nói tiếp, không để cho cả Anna lẫn Vronxki xen vào câu nào, - ngày xưa một người tự do tư tưởng là người được giáo dục trong sự tôn trọng tôn giáo, pháp luật, đạo đức, và do đấu tranh và lao động mà anh ta đạt tới tự do tư tưởng; nhưng ngày nay lại xuất hiện một kiểu người tự do tưởng tưởng mới, tự nhiên nẩy nòi ra từng bầy, thậm chí họ chưa hề nghe nói đến những quy tắc đạo đức và tôn giáo cùng uy quyền, tự mình tiến tới phủ nhận hết thảy, tóm lại, đó là bọn người man rợ. Ông ta thuộc loại đó. Nếu tôi nhớ đúng thì ông ta là con một viên thị vệ ở Moskva và không được học hành gì cả. Sau khi vào Hàn lâm viện Mỹ thuật và tiếng tăm lừng lẫy rồi, ông ta muốn học tập thêm vì ông ta đâu phải đồ ngốc. Và ông ta nhớ đến cái ông tưởng là nguồn gốc của văn hoá: các tạp chí. Ở thời buổi tốt đẹp xưa kia, một người muốn học tập, một người Pháp chẳng hạn, hẳn sẽ bắt đầu nghiên cứu tất cả những nhà kinh điển: các nhà thần học, bi kịch, sử học, triết học, anh cũng thừa biết cái khối lượng lao động trí óc to lớn chờ đợi họ là như vậy. Nhưng thời buổi này, ông ta chỉ việc nhảy vào đám sách báo tiêu cực, rất nhanh chóng hấp thụ ngay lấy một ít chất gạn lọc từ khoa học phủ định đó và thế là xong. Nếu là hai mươi năm trước đây, hẳn ông ta còn tìm thấy được trong thứ văn chương đó những dấu vết của sự đấu tranh chống uy quyền, chống lại những tập quán nghìn đời, qua đó ông ta có thể hiểu còn có cái gì khác nữa, nhưng ngày nay thậm chí người ta cũng không thèm tranh luận về những quan niệm thời trước, người ta chỉ nói gọn lỏn: không có gì cả; tiến hoá 5, tự nhiên đào thải, đấu tranh sinh tồn đã thay thế tất cả. Trong bài viết của tôi…
- Này, - Anna nói, từ nãy vẫn đưa mắt kín đáo trao đổi với Vronxki và hiểu là chàng không cần biết hoạ sĩ đó được đào tạo như thế nào mà chỉ bận tâm suy nghĩ đến việc giúp đỡ ông ta và đặt vẽ chân dung. - Này, - nàng nói, quả quyết cắt đứt những lời thao thao bất tuyệt của Golenichsev, - hay là ta đến nhà ông ta đi?
Golenichsev bình tĩnh lại và vui lòng nhận lời. Vì hoạ sĩ ở tận một khu phố xa nên họ phải thuê xe.
Một giờ sau, Anna, Golenichsev và Vronxki đi xe ngựa tới một căn nhà mới xấu xí ở một khu phố xa. Được vợ người gác cổng cho biết Mikhailov thường tiếp khách trong xưởng vẽ, nhưng ông ta hiện đang ở nhà cách đấy mấy bước, họ liền nhờ bà cầm danh thiếp đưa đến và xin phép được xem tranh.
Chú thích:
1. D.F. Strauss (1808-1874) nhà thần học người Đức, E. Renan (1823-1892) nhà văn và là nhà sử học người Pháp.
2. Ponce Pilate, quan cai trị xứ Suyđê cúa La-mã, người đã giao Chúa Jêxu cho các thẩm phán tôn giáo xử.
3. Socrate (470-339 trước Thiên chúa giáng sinh) nhà triết học Hy Lạp. B. Franklin (1706-1790) nhà chính trị và vật lý người Mỹ.
Charlotte Corday (1768-1793) người đã ám sát nhà cách mạng Pháp Marat.
4. D' emblée (tiếng Pháp trong nguyên bản).
5. Evolution (tiếng Pháp trong nguyên bản).
Quyển
5
Chương 10
Chương 10
Mikhailov đang làm việc như thường lệ thì nhận được danh thiếp
của bá tước Vronxki và của Golenichsev đưa tới. Buổi sáng, ông vẽ bức tranh lớn
ở xưởng hoạ. Về đến nhà, ông cáu với vợ đã không biết cách khất bà chủ đến đòi
tiền nhà.
- Tôi đã bảo mình hàng chục lần là không phân trần lôi thôi gì với họ cả. Mình vốn khá ngu ngốc rồi, nhưng khi bắt đầu phân trần bằng tiếng ý thì mình càng ngu ngốc gấp ba, - ông ta nói vậy sau hồi lâu cãi cọ.
- Này đừng có vặc với tôi, đó không phải lỗi tại tôi. Nếu như tôi có tiền…
- Trời ơi, để cho tôi yên thân! - Mikhailov quát lên, giọng nghẹn ngào nước mắt và bịt tai, chạy trốn sang phòng làm việc bên cạnh, khoá chặt cửa lại. "Sao mà nó ngu thế!" ông nghĩ thầm và ngồi vào bàn, mở kẹp giấy ra, hăm hở bắt tay ngay vào một bức hình vẽ dở.
Không bao giờ ông làm việc tốt hơn khi cuộc sống gặp khó khăn và đặc biệt khi cãi nhau với vợ. "Chao! Giá mà ta có thể ở tít một xó nào nhỉ!". Ông tự nhủ và tiếp tục làm việc. Ông vẽ một cái đầu đàn ông đang nổi cơn thịnh nộ. Bức hình hoạ phác xong rồi, nhưng ông không vừa ý. "Không, cái kia khá hơn… Nó đâu rồi nhỉ? ". Ông sang buồng vợ, mặt mày nhăn nhó, không buồn nhìn bà ta, và hỏi con gái lớn để đâu bức hình hoạ ông đã đưa cho vợ con xem. Bức vẽ đã tìm thấy nhưng bẩn hết và giây đầy vết mỡ sáp. Tuy nhiên, ông vẫn cầm lấy, đặt lên bàn, đứng lùi lại và nheo mắt ngắm nghía. Bỗng nhiên ông mỉm cười vàkhoát tay ra chiều mãn ý.
- Phải rồi, phải rồi! - ông tự nhủ; ông vớ ngay bút chì và vẽ như mê cuồng. Một vết mỡ sáp đã làm hình vẽ có một dáng mới.
Ông vẽ lại cái dáng mới đó và đột nhiên nhớ tới khuôn mặt cương nghị có cằm nhô ra của gã lái buôn thường bán xì gà cho ông và ông lấy khuôn mặt cùng cái cằm đó làm đề tài. Ông cười sung sướng. Bức phác hoạ đến nay mới chỉ xuất phát từ tưởng tượng và thiếu sức sống, bỗng trở nên sinh động, dứt khoát. Nó đã có hồn, rõ ràng phân minh. Còn có thể sửa lại hình vẽ cho hợp yêu cầu nhân vật, còn có thể và cần cho dạng đôi chân một cách khác, thay đổi hẳn dáng cánh tay trái, vẽ lật tóc ra sau. Trong khi sửa lại, ông không hề thay đổi nhân vật, chỉ tước bỏ những gì che lấp nhân vật. Có thể nói ông đã cởi bỏ những tấm màn che từng bộ phận nhân vật; mỗi nét bút mới góp phần làm cho bóng dáng nhân vật tăng thêm vẻ cương nghị mà vết mỡ sáp đột nhiên gợi ý. Ông đang thận trọng hoàn thành nốt bức hình thì danh thiếp đưa tới.
- Tôi ra ngay, ra ngay đây! Ông sang buồng vợ.
- Thôi, Xasa, đừng giận nữa! - ông dịu dàng và rụt rè mỉm cười bảo vợ. - Cả hai chúng ta đều có lỗi. Rồi anh sẽ thu xếp việc đó.
Và sau khi dàn hoà với vợ, ông khoác chiếc áo bành-tô màu lam sẫm cổ nhung, đội mũ và ra xưởng hoạ. Ông đã quên bức hình hoạ rồi. Giờ đây ông chỉ nghĩ tới các quý khách người Nga đi xe ngựa đến thăm. Trong thâm tâm, khi nghĩ về bức tranh hiện đang đặt trên giá vẽ, ông cho rằng chưa ai vẽ được một bức như vậy. Ông không nghĩ tranh mình đẹp hơn tất cả các tranh Rafael 1 đâu nhưng ông biết chưa ai thể hiện nổi điều đó, ông biết thế từ lâu, từ lúc bắt đầu vẽ; nhưng nhận xét của người khác dù sao cũng rất quan trọng và làm ông xúc động tận đáy lòng. Lời phê bình tầm thường nhất, chứng tỏ sự hiểu biết ít ỏi nhất đối với cái mà ông thể hiện trên tranh, cũng làm tâm hồn ông xao xuyến. Bao giờ ông cũng cho là những người bình phẩm có tầm hiểu biết sâu sắc hơn mình và bao giờ cũng chờ đợi họ phát hiện cho ông thấy một khía cạnh bất ngờ của tranh. Và thường thường, ông tưởng như chính sự nhận xét của khách xem đã phát hiện cho ông hiểu tranh mình.
Ông nhanh nhẹn bước tới cửa xưởng hoạ. Mặc dầu đang hồi hộp, ông vẫn sững sờ trước hình dáng Anna trong làn ánh sáng dìu dịu bao quanh. Lúc đó nàng đang đứng ở một chỗ tranh tối tranh sáng, vừa nói chuyện với Golenichsev vừa nhìn hoạ sĩ lại gần. Bất giác, ông vừa đi vừa chộp lấy, nuốt lấy cái ấn tượng đó, như đối với chiếc cằm gã lái buôn thuốc lá, và giấu kín trong một góc tâm trí để khi cần sẽ moi ra.
Các vị khách, tuy đã Được Golenichsev mô tả trước để khỏi ảo tưởng, vẫn thất vọng vì bề ngoài của hoạ sĩ. Với khổ người tầm thước, béo mập, dáng đi lon ton, với chiếc mũ nâu, áo khoác màu lam sẫm và quần hẹp ống (từ lâu người ta đã mặc quần rộng ống), sự phàm tục của bộ mặt bè bè cùng vẻ rụt rè hiện rõ trên đó lẫn với ý muốn giữ cho trịnh trọng, Mikhailov tạo ra một ấn tượng khó chịu.
- Xin mới các ngài vào, - ông nói, cố làm ra vẻ lạnh nhạt bước vào phòng chờ, rút trong túi ra chiếc chìa khoá và mở cửa.
Chú thích:
1. Raphael (1483-1520) danh hoạ người Ý.
- Tôi đã bảo mình hàng chục lần là không phân trần lôi thôi gì với họ cả. Mình vốn khá ngu ngốc rồi, nhưng khi bắt đầu phân trần bằng tiếng ý thì mình càng ngu ngốc gấp ba, - ông ta nói vậy sau hồi lâu cãi cọ.
- Này đừng có vặc với tôi, đó không phải lỗi tại tôi. Nếu như tôi có tiền…
- Trời ơi, để cho tôi yên thân! - Mikhailov quát lên, giọng nghẹn ngào nước mắt và bịt tai, chạy trốn sang phòng làm việc bên cạnh, khoá chặt cửa lại. "Sao mà nó ngu thế!" ông nghĩ thầm và ngồi vào bàn, mở kẹp giấy ra, hăm hở bắt tay ngay vào một bức hình vẽ dở.
Không bao giờ ông làm việc tốt hơn khi cuộc sống gặp khó khăn và đặc biệt khi cãi nhau với vợ. "Chao! Giá mà ta có thể ở tít một xó nào nhỉ!". Ông tự nhủ và tiếp tục làm việc. Ông vẽ một cái đầu đàn ông đang nổi cơn thịnh nộ. Bức hình hoạ phác xong rồi, nhưng ông không vừa ý. "Không, cái kia khá hơn… Nó đâu rồi nhỉ? ". Ông sang buồng vợ, mặt mày nhăn nhó, không buồn nhìn bà ta, và hỏi con gái lớn để đâu bức hình hoạ ông đã đưa cho vợ con xem. Bức vẽ đã tìm thấy nhưng bẩn hết và giây đầy vết mỡ sáp. Tuy nhiên, ông vẫn cầm lấy, đặt lên bàn, đứng lùi lại và nheo mắt ngắm nghía. Bỗng nhiên ông mỉm cười vàkhoát tay ra chiều mãn ý.
- Phải rồi, phải rồi! - ông tự nhủ; ông vớ ngay bút chì và vẽ như mê cuồng. Một vết mỡ sáp đã làm hình vẽ có một dáng mới.
Ông vẽ lại cái dáng mới đó và đột nhiên nhớ tới khuôn mặt cương nghị có cằm nhô ra của gã lái buôn thường bán xì gà cho ông và ông lấy khuôn mặt cùng cái cằm đó làm đề tài. Ông cười sung sướng. Bức phác hoạ đến nay mới chỉ xuất phát từ tưởng tượng và thiếu sức sống, bỗng trở nên sinh động, dứt khoát. Nó đã có hồn, rõ ràng phân minh. Còn có thể sửa lại hình vẽ cho hợp yêu cầu nhân vật, còn có thể và cần cho dạng đôi chân một cách khác, thay đổi hẳn dáng cánh tay trái, vẽ lật tóc ra sau. Trong khi sửa lại, ông không hề thay đổi nhân vật, chỉ tước bỏ những gì che lấp nhân vật. Có thể nói ông đã cởi bỏ những tấm màn che từng bộ phận nhân vật; mỗi nét bút mới góp phần làm cho bóng dáng nhân vật tăng thêm vẻ cương nghị mà vết mỡ sáp đột nhiên gợi ý. Ông đang thận trọng hoàn thành nốt bức hình thì danh thiếp đưa tới.
- Tôi ra ngay, ra ngay đây! Ông sang buồng vợ.
- Thôi, Xasa, đừng giận nữa! - ông dịu dàng và rụt rè mỉm cười bảo vợ. - Cả hai chúng ta đều có lỗi. Rồi anh sẽ thu xếp việc đó.
Và sau khi dàn hoà với vợ, ông khoác chiếc áo bành-tô màu lam sẫm cổ nhung, đội mũ và ra xưởng hoạ. Ông đã quên bức hình hoạ rồi. Giờ đây ông chỉ nghĩ tới các quý khách người Nga đi xe ngựa đến thăm. Trong thâm tâm, khi nghĩ về bức tranh hiện đang đặt trên giá vẽ, ông cho rằng chưa ai vẽ được một bức như vậy. Ông không nghĩ tranh mình đẹp hơn tất cả các tranh Rafael 1 đâu nhưng ông biết chưa ai thể hiện nổi điều đó, ông biết thế từ lâu, từ lúc bắt đầu vẽ; nhưng nhận xét của người khác dù sao cũng rất quan trọng và làm ông xúc động tận đáy lòng. Lời phê bình tầm thường nhất, chứng tỏ sự hiểu biết ít ỏi nhất đối với cái mà ông thể hiện trên tranh, cũng làm tâm hồn ông xao xuyến. Bao giờ ông cũng cho là những người bình phẩm có tầm hiểu biết sâu sắc hơn mình và bao giờ cũng chờ đợi họ phát hiện cho ông thấy một khía cạnh bất ngờ của tranh. Và thường thường, ông tưởng như chính sự nhận xét của khách xem đã phát hiện cho ông hiểu tranh mình.
Ông nhanh nhẹn bước tới cửa xưởng hoạ. Mặc dầu đang hồi hộp, ông vẫn sững sờ trước hình dáng Anna trong làn ánh sáng dìu dịu bao quanh. Lúc đó nàng đang đứng ở một chỗ tranh tối tranh sáng, vừa nói chuyện với Golenichsev vừa nhìn hoạ sĩ lại gần. Bất giác, ông vừa đi vừa chộp lấy, nuốt lấy cái ấn tượng đó, như đối với chiếc cằm gã lái buôn thuốc lá, và giấu kín trong một góc tâm trí để khi cần sẽ moi ra.
Các vị khách, tuy đã Được Golenichsev mô tả trước để khỏi ảo tưởng, vẫn thất vọng vì bề ngoài của hoạ sĩ. Với khổ người tầm thước, béo mập, dáng đi lon ton, với chiếc mũ nâu, áo khoác màu lam sẫm và quần hẹp ống (từ lâu người ta đã mặc quần rộng ống), sự phàm tục của bộ mặt bè bè cùng vẻ rụt rè hiện rõ trên đó lẫn với ý muốn giữ cho trịnh trọng, Mikhailov tạo ra một ấn tượng khó chịu.
- Xin mới các ngài vào, - ông nói, cố làm ra vẻ lạnh nhạt bước vào phòng chờ, rút trong túi ra chiếc chìa khoá và mở cửa.
Chú thích:
1. Raphael (1483-1520) danh hoạ người Ý.
Quyển
5
Chương 11
Chương 11
Vào đến xưởng hoạ, Mikhailov lại liếc nhìn các vị khách một lần
nữa và ghi thêm vào tâm trí vẻ mặt Vronxki, đặc biệt là đôi gò má. Trong khi
quan năng nghệ thuật làm việc không ngừng, thu thập chất liệu và lòng mỗi lúc một
thêm hồi hộp khi sắp tới giây phút người ta đánh giá tác phẩm của mình, ông vẫn
có ngay một nhận định về ba nhân vật đó, dựa vào những dấu hiệu thoáng qua. Ông
này (Golenichsev) là một người Nga ngụ ở đây. Mikhailov không nhớ tên, cũng không
nhớ đã gặp ông ta ở đâu và nói chuyện với nhau những gì. Ông chỉ còn nhớ mặt
ông ta, như ông thường nhớ tất cả những khuôn mặt từng gặp một lần, đồng thời
ông cũng nhớ là đã xếp nó, trong trí tưởng tượng vào loại nhiều vô kể những bộ
mặt nghèo sắc thái với một vẻ độc đáo giả tạo. Mớ tóc dài và cái trán lồ lộ làm
bộ mặt có tính cách hời hợt, nó chỉ biểu lộ một vẻ ấu trĩ tập trung trong khoảng
sống mũi hẹp ngăn đôi hai con mắt. Theo ý hoạ sĩ, Vronxki và Karenina ắt là những
người Nga giàu sang, không hiểu chút gì về nghệ thuật như tất cả bọn Nga giàu
có vẫn làm ra vẻ sành sỏi. "Chắc chắn họ đã đi xem khắp lượt các thứ hội
hoạ cổ và bây giờ đến thăm xưởng vẽ của các hoạ sĩ mới, của bọn Đức bịp bợm và
bọn Anh ngu xuẩn theo chủ nghĩa Tiền Raphael 1 ; họ đến mình chỉ để hoàn thành
nốt cuộc đi tua", ông thầm nghĩ. Ông đã biết cái thói của bọn mê hoạ (và
chính những tay thông minh nhất lại là bọn tệ nhất);họ thăm xưởng vẻ của các hoạ
sĩ mới, người ta càng thấy các bậc thầy xưa kia vẫn không sao bắt chước được.
Ông thấy trước mọi cái đó, đọc nó trên nét mặt họ, trong vẻ uể oải dửng dưng khi họ trò chuyện, ngắm xem những mô hình người cùng tượng bán thân và dạo chơi không chút e dè trong xưởng vẽ, chờ ông mở tranh cho xem. Nhưng mặc dầu mọi cái đó, trong khi giở phác thảo, cuốn rèm và cất vải phủ tranh, ông vẫn thấy xúc động mãnh liệt, càng mãnh liệt hơn vì ông thấy ưa thích Vronxki nhất là Anna, tuy vẫn thầm nhắc đi nhắc lại rằng tất cả cái bọn Nga giàu sang đó đều là đồ súc sinh và ngu ngốc.
- Đây, - ông vừa nói vừa né sang bên với dáng đi lon ton và chỉ cho họ xem bức tranh. - Đây là cảnh Chúa Cứu Thế đứng trước Pilate, Matiơ, chương XXVII, - ông nói, cảm thấy đôi môi bắt đầu run lên vì xúc động. Ông lánh ra và đứng sau họ.
Trong vài giây đồng hồ, các vị khách im lặng ngắm tranh, Mikhailov cũng nhìn nó bằng cặp mắt xa lạ, dửng dưng. Trong vài giây đó, ông chờ đợi một nhận định siêu việt và xác đáng ở các vị khách, mà trước đây một phút ông còn coi khinh đến thế. Ông đã quên tất cả những điều ông suy nghĩ về bức tranh trong ba năm trời vẽ ròng rã; ông quên tất cả giá trị hiển nhiên của nó đối với ông; cũng như họ, ông nhìn bức tranh bằng con mắt lạnh lùng và dửng dưng, và không thấy nó có ưu điểm nào. Ở tiền cảnh là bộ mặt quàu quạu của Pilate, bộ mặt bình thản của Jesu và đằng sau là bọn lính của Pilate cùng khuôn mặt thánh Tăng đang quan sát những việc xảy ra. Tất cả những khuôn mặt đó, kết quả của vô số lần tìm tòi, sửa chữa và sai sót, nảy sinh từ trong lòng ông với những tính cách riêng biệt, gây cho ông mọi nỗi vui sướng và day dứt, đã được sửa hàng ngàn lần để đúc lại tất cả những tranh Jesu của Titieng, Rafael, Ruyben. Cả bọn lính và Pilat cũng chỉ làm mẫu sao lại. Tất cả những cái đó đều nhạt nhẽo, nghèo nàn, cũ kĩ và thậm chí còn vẽ tồi, sặc sỡ và ẽo ợt nữa. Chắc họ sắp nói vài câu lịch sự khách sáo đây và khi chỉ còn một mình, hẳn họ sẽ rất có cớ để thương hại và nhạo báng ông.
Không khí trở nên quá nặng nề đối với ông (tuy nhiên, điều đó chỉ kéo dài có một phút). Để phá tan im lặng và tỏ ra mình không hề xúc động, ông gắng tự chủ quay lại phía Golenichsev.
- Hình như tôi đã được hân hạnh gặp ông rồi, - ông vừa nói vừa lo lắng đưa mắt hết nhìn Anna lại đến Vronxki để khỏi bỏ sót nét thay đổi nào trên mặt họ.
- Đúng thế! Chúng ta đã gặp nhau ở nhà Rôxi, ông còn nhớ cái tối hôm cô tiểu thư ý, nàng Rasen mới, ngâm thơ chứ, - Golenichsev ung dung trả lời, không chút luyến tiếc rời mắt khỏi bức tranh, quay sang nhìn hoạ sĩ.
Tuy nhiên, khi thấy Mikhailov đang chờ đợi một nhận xét về bức tranh, ông liền nói:
- So với lần tôi được xem gần đây thì bức tranh của ông đã tiến nhiều lắm. Hôm nay cũng như hôm đó, cái làm tôi chú ý nhất là bộ mặt Pilat. Ta thấy rõ con người trung thực và ưu tú đó, nhưng quan liêu đến tận xương tuỷ, không hề ý thức được việc mình làm. Nhưng tôi thấy hình như…
Bộ mặt linh hoạt của Mikhailov bỗng nhiên ngời sáng, đôi mắt long lanh. Ông muốn nói điều chi, nhưng bối rối, không thốt nên lời và vờ ho. Mặc dầu ông thấy sự hiểu biết nghệ thuật của Golenichsev rất tầm thường, mặc dầu điều nhận xét về bộ mặt Pilat thật vô nghĩa, mặc dầu lời bình phẩm đã bỏ qua điều chủ yếu khiến ông phật ý, Mikhailov vẫn lấy thế làm vui sướng. Chính ông cũng đã nghĩ về bộ mặt Pilat như lời Golenichsev nói. Dù đó chỉ là một trong muôn ngàn lời bình phẩm xác đáng có thể nêu ra đối với bức tranh, nhận xét của Golenichsev vẫn không vì thế mà kém phần quan trọng đối với ông. Ông bỗng thấy mến ông khách và đột nhiên từ chán nản trở nên phấn khởi. Lập tức, bức tranh sinh động hẳn lên trước mắt ông và mang theo vẻ phức tạp của tất cả những gì đang sống thật. Mikhailov một lần nữa định nói chính ông cũng hiểu Pilat theo cách đó, nhưng môi ông lại bắt đầu run bần bật và không sao thốt ra lời.
Vronxki và Anna thì bàn tán bằng cái giọng rì rầm thường thấy ở các triển lãm hội hoạ, một phần để khỏi làm mếch lòng nghệ sĩ, một phần để khói nói to những lời ngỡ ngẩn dễ buột miệng thốt ra khi bàn về nghệ thuật. Mikhailov ngỡ là chính họ cũng xúc động trước bức tranh. Ông bước đến gần hai người.
- Vẻ mặt Jêxe thật tuyệt! - Anna nói. Trong tất cả những cái nhìn thấy, vẻ mặt đó làm nàng chú ý nhiều nhất. Nàng cảm thấy đó là trung tâm bức tranh và cho rằng lời khen ngợi sẽ làm vui lòng hoạ sĩ. - Ta thấy rõ là Người thương hại cho Pilat.
Đó cũng lại là một trong vô số nhận xét xác đáng có thể nêu ra đối với bức tranh và đối với bộ mặt Jesu. Nàng đã nói là Người thương hại cho Pilat. Bộ mặt của Đấng Cứu Thế phải biểu lộ cả lòng nhân từ cũng như tình thương, vẻ bình thản siêu phàm, sự đón nhận cái chết và ý thức về sự hão huyền của lời nói. Hiển nhiên là Pilat có vẻ một viên quan lại, còn Jesu biểu lộ lòng thương hại vì một đằng là hiện thân của đời sống xác thịt, một đằng là hiện thân của đời sống tinh thần. Tất cả những điều đó xen lẫn với một mớ liên tưởng khác, vụt qua trí óc Mikhailov. Và một lần nữa khuôn mặt ông lại sáng ngời lên phấn khởi.
- Phải, hình ảnh đó thể hiện rất cừ, không khí tạo ra thật mênh mông! Có thể đi quanh một vòng được, - Golenichsev nói, bằng nhận xét đó tỏ ý không tán thành nội dung và cách quan niệm nhân vật.
- Bút pháp thật vững vàng kì lạ! - Vronxki nói. - Những hình dáng ở bối cảnh nổi bật hẳn lên! Đó mới là kỹ thuật, - chàng quay lại nói với Golenichsev, hàm ý muốn nhắc tới một cuộc nói với Golenichsev, hàm ý muốn nhắc tới một cuộc nói chuyện trong đó chàng thú nhận không hy vọng gì đạt được kỹ thuật đó.
- Vâng, vâng, thật là đặc sắc! - Golenichsev và Anna hoạ theo.
Mặc dầu Mikhailov đang ở trong tâm trạng khoan khoái, chữ "kĩ thuật" vẫn làm tim ông đau nhói. Ông tức giận nhìn Vronxki và cau mày. Ông vẫn thường nghe thấy chữ "kĩ thuật" đó và quả tình không hiểu nghĩa chữ đó như thế nào. Ông biết người ta dùng chữ đó để chỉ năng khiếu máy móc về vẽ màu và vẽ hình không dính dáng gì đến nội dung. Cũng như trong lời họ vừa tán tụng ông xong, ông nhận thấy người ta thường đối lập kỹ xảo với chân giá trị nội tại của một tác phẩm, làm như có thể vẽ đẹp những điều chưa được quan niệm thật đầy đủ. Ông biết rằng phải rất chú ý và khéo léo mới nhấc được từng tấm màn che mà không làm hỏng bản thân tác phẩm và nhấc được tất cả màn che ra khỏi tranh, nhưng nghệ thuật hội họa không dính dáng gì đến kỹ thuật. Nếu một đứa bé hoặc một bà nấu bếp nhìn thấy được cái ông nhìn thấy, hẳn họ cũng có thể ghi được những điều quan sát đó. Nhưng nhà kỹ thuật hội hoạ giàu kinh nghiệm và khéo léo nhất, nếu không tiên lượng thấy nội dung tác phẩm mà chỉ bằng vào năng khiếu máy móc đơn thuần, thì không thể vẽ được gì hết. Hơn nữa, nếu đã bàn về kỹ thuật, ông cảm thấy đúng ra không thể khen ngợi kỹ thuật của ông được. Trong mọi tác phẩm của mình, ông đều thấy những khuyết điểm đập vào mắt, do vụng về khi nhắc màn che ra: ông không thể sửa chữa mà không làm hỏng toàn bộ tác phẩm. Và trên tất cả hình dáng, nét mặt, ông thấy vẫn còn dấu vết sót lại của màn che chưa bóc hết và làm tổn hại đến toàn thể.
- Nếu ông cho phép được nhận xét, thì tóm lại, chỉ có thể nói là… - Golenichsev nói.
- Ồ! Tôi rất lấy làm vui lòng, xin ông cứ nói, - Mikhailov cười gượng, nói.
- Đó là trong tác phẩm ông, Đấng Cứu Thế là một Con người - Thần thánh chứ không phải Thần thánh nhân hóa. Vả lại, tôi biết đó là ý định của ông.
- Tôi không thể vẽ Đấng Cứu Thế khác với hình ảnh của Người trong tâm hồn tôi, - Mikhailov trả lời, vẻ lầm bầm.
- Vâng, nhưng trong trường hợp đó, nếu ông cho phép tôi được bày tỏ ý nghĩ… bức tranh của ông đẹp đến nỗi nhận xét của tôi không thể có ảnh hưởng gì và vả lại, đây cũng chỉ là một ý kiến hoàn toàn cá nhân mà thôi. ý kiến ông lại khác. Bản thân đề tài cũng khác. Nhưng ta hãy lấy Ivanov, làm thí dụ. Tôi cho rằng khi ông ta đã hạ Đấng Cứu Thế xuống hàng nhân vật lịch sử thì tốt hơn là ông ta hãy chọn một chủ đề mới hơn, chưa ai khai thác cả.
- Nhưng nếu đó lại là chủ đều cao cả nhất đối với nghệ thuật thì sao?
- Nếu chịu tìm tòi thì vẫn có thể thấy những chủ đề khác. Nhưng quả thật, nghệ thuật là chuyện không thể bàn cãi. Đứng trước bức tranh của Ivanov, một câu hỏi chung đặt ra cả cho những tín đồ lẫn người không tín ngưỡng: đây có phải là Chúa hay không phải Chúa?, và thế là sự nhất quán về ấn tượng bị phá vỡ.
- Tại sao lại như thế được? Tôi cho là câu hỏi đó không hề đặt ra với người có học, - Mikhailov nói.
Golenichsev không đồng ý và vẫn giữ ý kiến ban đầu của mình về sự nhất quán trong ấn tượng, cần thiết với nghệ thuật, làm Mikhailov đuối lý.
Mikhailov bị khích động mạnh nhưng không biết nói gì để bảo vệ quan điểm của mình.
Chú thích:
1. Pré-raphaélisme: một trường phái nghệ thuật hồi nửa cuối thế kỷ XIX cho rằng thời kỳ toàn thịnh của hội họa chỉ đến Raphael là chấm dứt.
Ông thấy trước mọi cái đó, đọc nó trên nét mặt họ, trong vẻ uể oải dửng dưng khi họ trò chuyện, ngắm xem những mô hình người cùng tượng bán thân và dạo chơi không chút e dè trong xưởng vẽ, chờ ông mở tranh cho xem. Nhưng mặc dầu mọi cái đó, trong khi giở phác thảo, cuốn rèm và cất vải phủ tranh, ông vẫn thấy xúc động mãnh liệt, càng mãnh liệt hơn vì ông thấy ưa thích Vronxki nhất là Anna, tuy vẫn thầm nhắc đi nhắc lại rằng tất cả cái bọn Nga giàu sang đó đều là đồ súc sinh và ngu ngốc.
- Đây, - ông vừa nói vừa né sang bên với dáng đi lon ton và chỉ cho họ xem bức tranh. - Đây là cảnh Chúa Cứu Thế đứng trước Pilate, Matiơ, chương XXVII, - ông nói, cảm thấy đôi môi bắt đầu run lên vì xúc động. Ông lánh ra và đứng sau họ.
Trong vài giây đồng hồ, các vị khách im lặng ngắm tranh, Mikhailov cũng nhìn nó bằng cặp mắt xa lạ, dửng dưng. Trong vài giây đó, ông chờ đợi một nhận định siêu việt và xác đáng ở các vị khách, mà trước đây một phút ông còn coi khinh đến thế. Ông đã quên tất cả những điều ông suy nghĩ về bức tranh trong ba năm trời vẽ ròng rã; ông quên tất cả giá trị hiển nhiên của nó đối với ông; cũng như họ, ông nhìn bức tranh bằng con mắt lạnh lùng và dửng dưng, và không thấy nó có ưu điểm nào. Ở tiền cảnh là bộ mặt quàu quạu của Pilate, bộ mặt bình thản của Jesu và đằng sau là bọn lính của Pilate cùng khuôn mặt thánh Tăng đang quan sát những việc xảy ra. Tất cả những khuôn mặt đó, kết quả của vô số lần tìm tòi, sửa chữa và sai sót, nảy sinh từ trong lòng ông với những tính cách riêng biệt, gây cho ông mọi nỗi vui sướng và day dứt, đã được sửa hàng ngàn lần để đúc lại tất cả những tranh Jesu của Titieng, Rafael, Ruyben. Cả bọn lính và Pilat cũng chỉ làm mẫu sao lại. Tất cả những cái đó đều nhạt nhẽo, nghèo nàn, cũ kĩ và thậm chí còn vẽ tồi, sặc sỡ và ẽo ợt nữa. Chắc họ sắp nói vài câu lịch sự khách sáo đây và khi chỉ còn một mình, hẳn họ sẽ rất có cớ để thương hại và nhạo báng ông.
Không khí trở nên quá nặng nề đối với ông (tuy nhiên, điều đó chỉ kéo dài có một phút). Để phá tan im lặng và tỏ ra mình không hề xúc động, ông gắng tự chủ quay lại phía Golenichsev.
- Hình như tôi đã được hân hạnh gặp ông rồi, - ông vừa nói vừa lo lắng đưa mắt hết nhìn Anna lại đến Vronxki để khỏi bỏ sót nét thay đổi nào trên mặt họ.
- Đúng thế! Chúng ta đã gặp nhau ở nhà Rôxi, ông còn nhớ cái tối hôm cô tiểu thư ý, nàng Rasen mới, ngâm thơ chứ, - Golenichsev ung dung trả lời, không chút luyến tiếc rời mắt khỏi bức tranh, quay sang nhìn hoạ sĩ.
Tuy nhiên, khi thấy Mikhailov đang chờ đợi một nhận xét về bức tranh, ông liền nói:
- So với lần tôi được xem gần đây thì bức tranh của ông đã tiến nhiều lắm. Hôm nay cũng như hôm đó, cái làm tôi chú ý nhất là bộ mặt Pilat. Ta thấy rõ con người trung thực và ưu tú đó, nhưng quan liêu đến tận xương tuỷ, không hề ý thức được việc mình làm. Nhưng tôi thấy hình như…
Bộ mặt linh hoạt của Mikhailov bỗng nhiên ngời sáng, đôi mắt long lanh. Ông muốn nói điều chi, nhưng bối rối, không thốt nên lời và vờ ho. Mặc dầu ông thấy sự hiểu biết nghệ thuật của Golenichsev rất tầm thường, mặc dầu điều nhận xét về bộ mặt Pilat thật vô nghĩa, mặc dầu lời bình phẩm đã bỏ qua điều chủ yếu khiến ông phật ý, Mikhailov vẫn lấy thế làm vui sướng. Chính ông cũng đã nghĩ về bộ mặt Pilat như lời Golenichsev nói. Dù đó chỉ là một trong muôn ngàn lời bình phẩm xác đáng có thể nêu ra đối với bức tranh, nhận xét của Golenichsev vẫn không vì thế mà kém phần quan trọng đối với ông. Ông bỗng thấy mến ông khách và đột nhiên từ chán nản trở nên phấn khởi. Lập tức, bức tranh sinh động hẳn lên trước mắt ông và mang theo vẻ phức tạp của tất cả những gì đang sống thật. Mikhailov một lần nữa định nói chính ông cũng hiểu Pilat theo cách đó, nhưng môi ông lại bắt đầu run bần bật và không sao thốt ra lời.
Vronxki và Anna thì bàn tán bằng cái giọng rì rầm thường thấy ở các triển lãm hội hoạ, một phần để khỏi làm mếch lòng nghệ sĩ, một phần để khói nói to những lời ngỡ ngẩn dễ buột miệng thốt ra khi bàn về nghệ thuật. Mikhailov ngỡ là chính họ cũng xúc động trước bức tranh. Ông bước đến gần hai người.
- Vẻ mặt Jêxe thật tuyệt! - Anna nói. Trong tất cả những cái nhìn thấy, vẻ mặt đó làm nàng chú ý nhiều nhất. Nàng cảm thấy đó là trung tâm bức tranh và cho rằng lời khen ngợi sẽ làm vui lòng hoạ sĩ. - Ta thấy rõ là Người thương hại cho Pilat.
Đó cũng lại là một trong vô số nhận xét xác đáng có thể nêu ra đối với bức tranh và đối với bộ mặt Jesu. Nàng đã nói là Người thương hại cho Pilat. Bộ mặt của Đấng Cứu Thế phải biểu lộ cả lòng nhân từ cũng như tình thương, vẻ bình thản siêu phàm, sự đón nhận cái chết và ý thức về sự hão huyền của lời nói. Hiển nhiên là Pilat có vẻ một viên quan lại, còn Jesu biểu lộ lòng thương hại vì một đằng là hiện thân của đời sống xác thịt, một đằng là hiện thân của đời sống tinh thần. Tất cả những điều đó xen lẫn với một mớ liên tưởng khác, vụt qua trí óc Mikhailov. Và một lần nữa khuôn mặt ông lại sáng ngời lên phấn khởi.
- Phải, hình ảnh đó thể hiện rất cừ, không khí tạo ra thật mênh mông! Có thể đi quanh một vòng được, - Golenichsev nói, bằng nhận xét đó tỏ ý không tán thành nội dung và cách quan niệm nhân vật.
- Bút pháp thật vững vàng kì lạ! - Vronxki nói. - Những hình dáng ở bối cảnh nổi bật hẳn lên! Đó mới là kỹ thuật, - chàng quay lại nói với Golenichsev, hàm ý muốn nhắc tới một cuộc nói với Golenichsev, hàm ý muốn nhắc tới một cuộc nói chuyện trong đó chàng thú nhận không hy vọng gì đạt được kỹ thuật đó.
- Vâng, vâng, thật là đặc sắc! - Golenichsev và Anna hoạ theo.
Mặc dầu Mikhailov đang ở trong tâm trạng khoan khoái, chữ "kĩ thuật" vẫn làm tim ông đau nhói. Ông tức giận nhìn Vronxki và cau mày. Ông vẫn thường nghe thấy chữ "kĩ thuật" đó và quả tình không hiểu nghĩa chữ đó như thế nào. Ông biết người ta dùng chữ đó để chỉ năng khiếu máy móc về vẽ màu và vẽ hình không dính dáng gì đến nội dung. Cũng như trong lời họ vừa tán tụng ông xong, ông nhận thấy người ta thường đối lập kỹ xảo với chân giá trị nội tại của một tác phẩm, làm như có thể vẽ đẹp những điều chưa được quan niệm thật đầy đủ. Ông biết rằng phải rất chú ý và khéo léo mới nhấc được từng tấm màn che mà không làm hỏng bản thân tác phẩm và nhấc được tất cả màn che ra khỏi tranh, nhưng nghệ thuật hội họa không dính dáng gì đến kỹ thuật. Nếu một đứa bé hoặc một bà nấu bếp nhìn thấy được cái ông nhìn thấy, hẳn họ cũng có thể ghi được những điều quan sát đó. Nhưng nhà kỹ thuật hội hoạ giàu kinh nghiệm và khéo léo nhất, nếu không tiên lượng thấy nội dung tác phẩm mà chỉ bằng vào năng khiếu máy móc đơn thuần, thì không thể vẽ được gì hết. Hơn nữa, nếu đã bàn về kỹ thuật, ông cảm thấy đúng ra không thể khen ngợi kỹ thuật của ông được. Trong mọi tác phẩm của mình, ông đều thấy những khuyết điểm đập vào mắt, do vụng về khi nhắc màn che ra: ông không thể sửa chữa mà không làm hỏng toàn bộ tác phẩm. Và trên tất cả hình dáng, nét mặt, ông thấy vẫn còn dấu vết sót lại của màn che chưa bóc hết và làm tổn hại đến toàn thể.
- Nếu ông cho phép được nhận xét, thì tóm lại, chỉ có thể nói là… - Golenichsev nói.
- Ồ! Tôi rất lấy làm vui lòng, xin ông cứ nói, - Mikhailov cười gượng, nói.
- Đó là trong tác phẩm ông, Đấng Cứu Thế là một Con người - Thần thánh chứ không phải Thần thánh nhân hóa. Vả lại, tôi biết đó là ý định của ông.
- Tôi không thể vẽ Đấng Cứu Thế khác với hình ảnh của Người trong tâm hồn tôi, - Mikhailov trả lời, vẻ lầm bầm.
- Vâng, nhưng trong trường hợp đó, nếu ông cho phép tôi được bày tỏ ý nghĩ… bức tranh của ông đẹp đến nỗi nhận xét của tôi không thể có ảnh hưởng gì và vả lại, đây cũng chỉ là một ý kiến hoàn toàn cá nhân mà thôi. ý kiến ông lại khác. Bản thân đề tài cũng khác. Nhưng ta hãy lấy Ivanov, làm thí dụ. Tôi cho rằng khi ông ta đã hạ Đấng Cứu Thế xuống hàng nhân vật lịch sử thì tốt hơn là ông ta hãy chọn một chủ đề mới hơn, chưa ai khai thác cả.
- Nhưng nếu đó lại là chủ đều cao cả nhất đối với nghệ thuật thì sao?
- Nếu chịu tìm tòi thì vẫn có thể thấy những chủ đề khác. Nhưng quả thật, nghệ thuật là chuyện không thể bàn cãi. Đứng trước bức tranh của Ivanov, một câu hỏi chung đặt ra cả cho những tín đồ lẫn người không tín ngưỡng: đây có phải là Chúa hay không phải Chúa?, và thế là sự nhất quán về ấn tượng bị phá vỡ.
- Tại sao lại như thế được? Tôi cho là câu hỏi đó không hề đặt ra với người có học, - Mikhailov nói.
Golenichsev không đồng ý và vẫn giữ ý kiến ban đầu của mình về sự nhất quán trong ấn tượng, cần thiết với nghệ thuật, làm Mikhailov đuối lý.
Mikhailov bị khích động mạnh nhưng không biết nói gì để bảo vệ quan điểm của mình.
Chú thích:
1. Pré-raphaélisme: một trường phái nghệ thuật hồi nửa cuối thế kỷ XIX cho rằng thời kỳ toàn thịnh của hội họa chỉ đến Raphael là chấm dứt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét