Quyển
5
Chương 12
Chương 12
Anna và Vronxki hồi lâu đã đưa mắt nhìn nhau, khó chịu vì những
lời huênh hoang của ông bạn, cuối cùng Vronxki không đợi chủ nhân mời, đi sang
căn phòng nhỏ ngay cạnh xưởng vẽ.
- Ôi! Đẹp quá, thật tuyệt vời! Thật thú vị! - cả hai đồng thanh nói. "Cái gì mà làm họ thích thú đến thế?", Mikhailov thầm nghĩ. Ông đã quên bẵng bức tranh đó, vẽ từ ba năm trước. Ông đã quên tất cả những đau khổ và vui sướng do bức tranh đem lại trong mấy tháng ròng rã làm việc ngày đêm. Ông cũng quên là mình thường quên bẵng những tác phẩm đã hoàn thành. Ông không buồn nhìn đến những bức đó nữa và sở dĩ còn treo đấy, chỉ là để chờ một người Anh hỏi mua.
- Ồ, có gì đâu, đấy chỉ là một phác hoạ cũ thôi, ông nói.
- Đẹp quá! - Golenichsev cũng hoạ theo, có vẻ thích thú bức tranh.
Hai chú bé đang câu cá dưới bóng cây kim tước. Đứa lớn vừa quăng dây câu xuống và thận trọng gỡ chiếc phao vướng vào bụi cây; nó như đang để hết tâm trí vào việc đó; đứa nhỏ chống tay nằm trên bãi cỏ, mái tóc vàng rối bù, đang ngắm nhìn mặt nước bằng đôi mắt xanh tư lự. Nó nghĩ gì vậy?
Sự hứng thú do bức tranh gây ra lại làm bừng dậy trong lòng Mikhailov mối xúc động xưa kia; nhưng ông sợ cái tình cảm phù phiếm đối với dĩ vãng đó, cho nên, mặc dầu lời khen ngợi làm ông vui thích, ông vẫn muốn lưu ý các vị khách đến một bức thứ ba.
Vronxki hỏi ông có bán bức kia không. Việc đả động đến tiền nong giữa lúc trong lòng đang xúc động, làm Mikhailov khó chịu.
- Tranh bày là để bán đấy, - ông cau mày trả lời, vẻ ủ ê.
Khách đi rồi, Mikhailov ngồi xuống trước bức tranh Đấng Cứu thế và Pilat, ôn lại trong trí óc những điều khách đã nói hoặc ít nhất đã ám chỉ. Thật lạ lùng: khi họ còn ở đây và khi ông thầm đặt mình vào quan điểm của họ, cái điều lúc đó đối với ông trọng yếu là thế, giờ đây bỗng nhiên mất hết ý nghĩa. Ông lại bắt đầu ngắm tranh với con mắt nghệ sĩ chân chính và lại vững tin rằng tác phẩm của mình thật hoàn hảo và do đó, thật quan trọng - cái niềm tin cần thiết cho ông để duy trì tình trạng căng thẳng vượt lên mọi hứng thú khác và thiếu nó thì không thể làm việc được.
Cái chân thu ngắn lại của Đấng Cứu thế tuy nhiên còn sai sót. Ông cầm bảng bôi màu và bắt tay vào làm việc. Trong khi chữa lại cái chân, ông không rời mắt khỏi hình dáng thánh Jăng ở bối cảnh mà thậm chí các vị khách không hề để ý tới nhưng ông thì ông biết nó hết sức hoản hảo. Sửa xong cái chân, ông định sửa luôn hình đó, nhưng cảm thấy quá xúc động. Cả những lúc quá dửng dưng lẫn khi cảm kích và dễ rung động trước mọi vật, ông đều bất lực mà chỉ có thể làm việc trong trạng thái trung gian giữa lạnh lùng và phấn khởi. Lúc này, ông đang quá cảm động. Ông muốn che bức tranh đi, nhưng dừng lại, một tay cầm màn che, ngắm nghía hồi lâu hình dáng thánh Jăng với một nụ cười ngây ngất. Cuối cùng, như luyến tiếc không nỡ dứt ra, ông buông màn che xuống và quay về nhà, mệt mỏi nhưng sung sướng.
Trên đường về, Vronxki, Anna và Golenichsev hết sức vui vẻ và hoạt bát. Họ nói đến Mikhailov và tranh của ông ta. Trong câu chuyện, họ luôn nhắc đến chữ "tài năng" mà họ dùng để chỉ một thứ năng khiếu bẩm sinh, gần như thuộc về thể xác, độc lập với tâm hồn và trí tuệ, cũng như để gọi tên tất cả những gì người nghệ sĩ cảm thụ: chữ đó cần cho họ để xác định điều muốn nói mặc dầu họ không hiểu gì về điều đó cả. Họ nói: Không thể phủ nhận tài năng ông ta, nhưng vì thiếu giáo dục nên tài năng đó không phát triển được, đó là nỗi bất hạnh chung cho tất cả nghệ sĩ Nga của ta. Nhưng bức tranh hai chú bé đã khắc sâu vào kí ức họ và suýt nữa họ còn định quay lại xem lần nữa.
- Thật là đẹp! Rất thành công mà lại rất giản dị! Chính ông ta cũng không thấy hết nó đẹp đến thế nào! Không thể để lỡ dịp này, tôi phải mua ngay thôi! - Vronxki nói.
- Ôi! Đẹp quá, thật tuyệt vời! Thật thú vị! - cả hai đồng thanh nói. "Cái gì mà làm họ thích thú đến thế?", Mikhailov thầm nghĩ. Ông đã quên bẵng bức tranh đó, vẽ từ ba năm trước. Ông đã quên tất cả những đau khổ và vui sướng do bức tranh đem lại trong mấy tháng ròng rã làm việc ngày đêm. Ông cũng quên là mình thường quên bẵng những tác phẩm đã hoàn thành. Ông không buồn nhìn đến những bức đó nữa và sở dĩ còn treo đấy, chỉ là để chờ một người Anh hỏi mua.
- Ồ, có gì đâu, đấy chỉ là một phác hoạ cũ thôi, ông nói.
- Đẹp quá! - Golenichsev cũng hoạ theo, có vẻ thích thú bức tranh.
Hai chú bé đang câu cá dưới bóng cây kim tước. Đứa lớn vừa quăng dây câu xuống và thận trọng gỡ chiếc phao vướng vào bụi cây; nó như đang để hết tâm trí vào việc đó; đứa nhỏ chống tay nằm trên bãi cỏ, mái tóc vàng rối bù, đang ngắm nhìn mặt nước bằng đôi mắt xanh tư lự. Nó nghĩ gì vậy?
Sự hứng thú do bức tranh gây ra lại làm bừng dậy trong lòng Mikhailov mối xúc động xưa kia; nhưng ông sợ cái tình cảm phù phiếm đối với dĩ vãng đó, cho nên, mặc dầu lời khen ngợi làm ông vui thích, ông vẫn muốn lưu ý các vị khách đến một bức thứ ba.
Vronxki hỏi ông có bán bức kia không. Việc đả động đến tiền nong giữa lúc trong lòng đang xúc động, làm Mikhailov khó chịu.
- Tranh bày là để bán đấy, - ông cau mày trả lời, vẻ ủ ê.
Khách đi rồi, Mikhailov ngồi xuống trước bức tranh Đấng Cứu thế và Pilat, ôn lại trong trí óc những điều khách đã nói hoặc ít nhất đã ám chỉ. Thật lạ lùng: khi họ còn ở đây và khi ông thầm đặt mình vào quan điểm của họ, cái điều lúc đó đối với ông trọng yếu là thế, giờ đây bỗng nhiên mất hết ý nghĩa. Ông lại bắt đầu ngắm tranh với con mắt nghệ sĩ chân chính và lại vững tin rằng tác phẩm của mình thật hoàn hảo và do đó, thật quan trọng - cái niềm tin cần thiết cho ông để duy trì tình trạng căng thẳng vượt lên mọi hứng thú khác và thiếu nó thì không thể làm việc được.
Cái chân thu ngắn lại của Đấng Cứu thế tuy nhiên còn sai sót. Ông cầm bảng bôi màu và bắt tay vào làm việc. Trong khi chữa lại cái chân, ông không rời mắt khỏi hình dáng thánh Jăng ở bối cảnh mà thậm chí các vị khách không hề để ý tới nhưng ông thì ông biết nó hết sức hoản hảo. Sửa xong cái chân, ông định sửa luôn hình đó, nhưng cảm thấy quá xúc động. Cả những lúc quá dửng dưng lẫn khi cảm kích và dễ rung động trước mọi vật, ông đều bất lực mà chỉ có thể làm việc trong trạng thái trung gian giữa lạnh lùng và phấn khởi. Lúc này, ông đang quá cảm động. Ông muốn che bức tranh đi, nhưng dừng lại, một tay cầm màn che, ngắm nghía hồi lâu hình dáng thánh Jăng với một nụ cười ngây ngất. Cuối cùng, như luyến tiếc không nỡ dứt ra, ông buông màn che xuống và quay về nhà, mệt mỏi nhưng sung sướng.
Trên đường về, Vronxki, Anna và Golenichsev hết sức vui vẻ và hoạt bát. Họ nói đến Mikhailov và tranh của ông ta. Trong câu chuyện, họ luôn nhắc đến chữ "tài năng" mà họ dùng để chỉ một thứ năng khiếu bẩm sinh, gần như thuộc về thể xác, độc lập với tâm hồn và trí tuệ, cũng như để gọi tên tất cả những gì người nghệ sĩ cảm thụ: chữ đó cần cho họ để xác định điều muốn nói mặc dầu họ không hiểu gì về điều đó cả. Họ nói: Không thể phủ nhận tài năng ông ta, nhưng vì thiếu giáo dục nên tài năng đó không phát triển được, đó là nỗi bất hạnh chung cho tất cả nghệ sĩ Nga của ta. Nhưng bức tranh hai chú bé đã khắc sâu vào kí ức họ và suýt nữa họ còn định quay lại xem lần nữa.
- Thật là đẹp! Rất thành công mà lại rất giản dị! Chính ông ta cũng không thấy hết nó đẹp đến thế nào! Không thể để lỡ dịp này, tôi phải mua ngay thôi! - Vronxki nói.
Quyển
5
Chương 13
Chương 13
Mikhailovna bán bức tranh cho Vronxki và nhận lời vẽ chân
dung Anna. Đúng ngày hẹn, ông đến và bắt đầu làm việc.
Ngay từ buổi vẽ thứ năm, bức chân dung đã làm mọi người và nhất là Vronxki phải kinh ngạc vì không những nó giống mà còn đẹp lạ lùng. Kì lạ thay, Mikhailov đã nắm được tất cả đặc điểm vẻ đẹp của người mẫu. "Phải hiểu nàng và yêu nàng như mình mới có thể khám phá được vẻ duyên dáng tuyệt vời đó, nó là một phản ánh của tâm hồn nàng", Vronxki thầm nghĩ. Nhưng thực ra, chính bức chân dung đã chỉ cho chàng thấy vẻ duyên dáng tuyệt vời đó, phản ánh tâm hồn Anna. Nhưng cái vẻ đó xác thực đến nỗi những người khác, cũng như chàng, đều tưởng đã biết từ lâu rồi.
- Tôi hì hục bao lâu nay mà không đi đến đâu cả, - Vronxki nhắc đến bức chân dung chàng vẽ, - còn ông ta chỉ cần nhìn qua một cái là thể hiện được ngay. Thế mới thật sự là kĩ thuật.
- Cái đó rồi sẽ đạt được thôi, - Golenichsev nói để khuyến khích Vronxki, ông cho rằng chàng có tài năng và nhất là có trình độ văn hoá giúp chàng nâng cao quan điểm nghệ thuật. Golenichsev càng tin chắc như vậy, vì ông đang cần Vronxki đồng tình và khen ngợi công việc của chính mình, và theo ông, việc khen ngợi và ủng hộ phải có đi có lại.
Khi ở nhà người khác, và đặc biệt là trong biệt thự 1 của Vronxki, Mikhailov là một người khác hẳn khi ở xưởng vẽ. Ông tỏ ra lễ độ một cách gườm gườm như sợ gần gũi thân mật với những người mà ông không coi trọng. Ông gọi Vronxki là "Quan lớn", và bất kể lời mời mọc của Anna và Vronxki, không bao giờ ông ở lại ăn uống hoặc đến thăm ngoài những buổi Anna ngồi làm mẫu vẽ. Anna đặc biệt ân cần và biết ơn ông về bức chân dung, Vronxki lại càng lịch thiệp hơn đối với ông và rõ ràng muốn biết ý kiến của nghệ sĩ về bức tranh của mình. Golenichsev không bỏ lỡ dịp nào để nhồi vào đầu óc ông ta những ý kiến lành mạnh về nghệ thuật. Nhưng Mikhailov đều lạnh lùng với mọi người. Xem cách nhìn, Anna cảm thấy ông thích ngắm nàng; nhưng ông tránh không chuyện trò. Khi Vronxki nói với ông về bức tranh của mình, ông một mực làm thinh và vẫn giữ nguyên vẻ trầm lặng cố tình đó khi bức tranh được đưa ra cho ông xem; và rõ ràng ông chán ngấy những câu chuyện của Golenichsev nhưng không hề cãi lại.
Tóm lại, khi hiểu kỹ Mikhailov hơn, họ đâm phật ý vì thái độ dè dặt và không thân thiện, gần như thù địch của ông. Họ lấy làm bằng lòng khi các buổi vẽ kết thúc: họ đã có một bức chân dung đẹp và Mikhailov thôi không đến nữa… Golenichsev là người đầu tiên nói đến cái ý kiến mà mọi người đều đồng tình, tức là Mikhailov ghen ghét với Vronxki, có thế thôi.
- Ta không dùng chữ ganh tị, vì ông ta có tài năng: nhưng ông ta tức tối vì một người giàu có, địa vị cao sang, lại là bá tước nữa (anh chị cũng biết bọn họ ghét tất cả cái đó) không phải vất vả quá đáng mà cũng làm được, nếu không hơn, thì cũng bằng ông ta, trong khi ông ta phải bỏ cả cuộc đời vào việc đó. Cái chính là trình độ văn hoá, mà ông ta lại không có văn hoá.
Vronxki bênh vực Mikhailov, nhưng trong thâm tâm, chàng cũng đồng ý, vì theo chàng, một người ở tầng lớp thấp hèn hơn thì tất phải ghen ghét.
Hai bức chân dung Anna, bức của chàng và bức của nghệ sĩ, đáng lẽ phải chỉ cho Vronxki thấy sự cách biệt giữa chàng và Mikhailov, nhưng chàng không nhìn thấy. Tuy nhiên, sau Mikhailov, chàng thôi không vẽ tiếp chân dung Anna nữa, viện cớ nay nó thành ra thừa rồi. Chàng vẽ tiếp bức tranh lấy đề tài ở thời Trung cổ. Cũng như Golenichsev, và nhất là Anna, chàng thấy bức này rất đẹp vì so với những bức của Mikhailov, nó giống những tác phẩm lớn thuở xưa hơn rất nhiều.
Về phía Mikhailov, mặc dầu rất thích được vẽ chân dung Anna, ông còn hài lòng hơn cả họ khi các buổi vẽ chấm dứt, khi không còn phải nghe những lời bình luận của Golenichsev về nghệ thuật và có thể quên đi cái trò vẽ vời của Vronxki. Ông biết không thể cấm Vronxki tiêu khiển, ông biết Vronxki cũng như tất cả những kẻ mê hoạ khác đều có quyền vẽ gì tuỳ thích, nhưng ông vẫn lấy thế làm khó chịu. Ta không thể ngăn cấm một người nặn một con búp bê lớn bằng sáp và ôm ấp hôn hít nó. Nhưng nếu người đó lại ôm con búp bê đến ngồi trước một cặp tình nhân mà vuốt ve nó như anh chàng si tình vuốt ve người yêu, thì thật khó chịu cho chàng si tình kia. Mikhailov cũng có cảm giác khổ tâm như vậy khi phải xem tranh Vronxki: ông thấy nó thật lố bịch, đáng bực, thảm hại và chướng mắt.
Vronxki ham mê hội hoạ và thời Trung cổ không được bao lâu. Chàng cũng tạm đủ ý thức thẩm mĩ để dừng lại không vẽ nốt bức tranh nữa. Thế là nó bị dở dang. Vronxki mơ hồ cảm thấy rằng những chỗ kém của mình lúc đầu còn chưa rõ rệt, sẽ càng hiển nhiên, nếu vẽ tiếp. Chàng cũng giống Golenichsev, ông này cảm thấy mình không có gì đáng nói ra, bèn tiêu thời giờ để tự lừa dối bằng cách thầm nhủ là tư tưởng mình chưa đạt tới trình độ chín muồi đầy đủ và còn phải bồi dưỡng đến nơi đến chốn, đồng thời thu thập tài liệu. Nhưng điều đó làm Golenichsev tức tối và đau khổ, còn Golenichsev thì không thể tự lừa dối, tự giày vò mình và nhất là không thể vì thế mà cay cú được. Với tính quả quyết sẵn có, chàng liền ngừng không vẽ nữa, chẳng cần giải thích, hoặc thanh minh gì cả.
Nhưng thiếu sự bận bịu đó (Anna ngạc nhiên về sự tỉnh ngộ của chàng), cuộc sống của chàng và nàng hình như vô vị trong cái thành phố Ý này; chàng thấy cái biệt thự 2 đột nhiên trở nên bẩn thỉu và điêu tàn; những vết bẩn ở màn cửa, những kẽ nứt sàn nhà, những gờ tường rạn lở bỗng có vẻ nhớp nhúa; quanh đi quẩn lại vẫn chỉ có độc Golenichsev và vị giáo sư người ý cùng nhà du lịch người Đức làm bạn, tất cả đều chán ngấy không chịu được: phải thay đổi cuộc sống thôi. Họ quyết định trở lại nước Nga, về ở nông thôn.
Tại Petersburg, Vronxki dự định sẽ chia gia tài với anh, còn Anna thì muốn đến thăm con trai. Họ sẽ ở một trang trại lớn của Vronxki đến hết mùa hè.
Chú thích:
1. Palazzo (tiếng Ý trong nguyên bản).
2. Palazzo (tiếng Ý trong nguyên bản)
Ngay từ buổi vẽ thứ năm, bức chân dung đã làm mọi người và nhất là Vronxki phải kinh ngạc vì không những nó giống mà còn đẹp lạ lùng. Kì lạ thay, Mikhailov đã nắm được tất cả đặc điểm vẻ đẹp của người mẫu. "Phải hiểu nàng và yêu nàng như mình mới có thể khám phá được vẻ duyên dáng tuyệt vời đó, nó là một phản ánh của tâm hồn nàng", Vronxki thầm nghĩ. Nhưng thực ra, chính bức chân dung đã chỉ cho chàng thấy vẻ duyên dáng tuyệt vời đó, phản ánh tâm hồn Anna. Nhưng cái vẻ đó xác thực đến nỗi những người khác, cũng như chàng, đều tưởng đã biết từ lâu rồi.
- Tôi hì hục bao lâu nay mà không đi đến đâu cả, - Vronxki nhắc đến bức chân dung chàng vẽ, - còn ông ta chỉ cần nhìn qua một cái là thể hiện được ngay. Thế mới thật sự là kĩ thuật.
- Cái đó rồi sẽ đạt được thôi, - Golenichsev nói để khuyến khích Vronxki, ông cho rằng chàng có tài năng và nhất là có trình độ văn hoá giúp chàng nâng cao quan điểm nghệ thuật. Golenichsev càng tin chắc như vậy, vì ông đang cần Vronxki đồng tình và khen ngợi công việc của chính mình, và theo ông, việc khen ngợi và ủng hộ phải có đi có lại.
Khi ở nhà người khác, và đặc biệt là trong biệt thự 1 của Vronxki, Mikhailov là một người khác hẳn khi ở xưởng vẽ. Ông tỏ ra lễ độ một cách gườm gườm như sợ gần gũi thân mật với những người mà ông không coi trọng. Ông gọi Vronxki là "Quan lớn", và bất kể lời mời mọc của Anna và Vronxki, không bao giờ ông ở lại ăn uống hoặc đến thăm ngoài những buổi Anna ngồi làm mẫu vẽ. Anna đặc biệt ân cần và biết ơn ông về bức chân dung, Vronxki lại càng lịch thiệp hơn đối với ông và rõ ràng muốn biết ý kiến của nghệ sĩ về bức tranh của mình. Golenichsev không bỏ lỡ dịp nào để nhồi vào đầu óc ông ta những ý kiến lành mạnh về nghệ thuật. Nhưng Mikhailov đều lạnh lùng với mọi người. Xem cách nhìn, Anna cảm thấy ông thích ngắm nàng; nhưng ông tránh không chuyện trò. Khi Vronxki nói với ông về bức tranh của mình, ông một mực làm thinh và vẫn giữ nguyên vẻ trầm lặng cố tình đó khi bức tranh được đưa ra cho ông xem; và rõ ràng ông chán ngấy những câu chuyện của Golenichsev nhưng không hề cãi lại.
Tóm lại, khi hiểu kỹ Mikhailov hơn, họ đâm phật ý vì thái độ dè dặt và không thân thiện, gần như thù địch của ông. Họ lấy làm bằng lòng khi các buổi vẽ kết thúc: họ đã có một bức chân dung đẹp và Mikhailov thôi không đến nữa… Golenichsev là người đầu tiên nói đến cái ý kiến mà mọi người đều đồng tình, tức là Mikhailov ghen ghét với Vronxki, có thế thôi.
- Ta không dùng chữ ganh tị, vì ông ta có tài năng: nhưng ông ta tức tối vì một người giàu có, địa vị cao sang, lại là bá tước nữa (anh chị cũng biết bọn họ ghét tất cả cái đó) không phải vất vả quá đáng mà cũng làm được, nếu không hơn, thì cũng bằng ông ta, trong khi ông ta phải bỏ cả cuộc đời vào việc đó. Cái chính là trình độ văn hoá, mà ông ta lại không có văn hoá.
Vronxki bênh vực Mikhailov, nhưng trong thâm tâm, chàng cũng đồng ý, vì theo chàng, một người ở tầng lớp thấp hèn hơn thì tất phải ghen ghét.
Hai bức chân dung Anna, bức của chàng và bức của nghệ sĩ, đáng lẽ phải chỉ cho Vronxki thấy sự cách biệt giữa chàng và Mikhailov, nhưng chàng không nhìn thấy. Tuy nhiên, sau Mikhailov, chàng thôi không vẽ tiếp chân dung Anna nữa, viện cớ nay nó thành ra thừa rồi. Chàng vẽ tiếp bức tranh lấy đề tài ở thời Trung cổ. Cũng như Golenichsev, và nhất là Anna, chàng thấy bức này rất đẹp vì so với những bức của Mikhailov, nó giống những tác phẩm lớn thuở xưa hơn rất nhiều.
Về phía Mikhailov, mặc dầu rất thích được vẽ chân dung Anna, ông còn hài lòng hơn cả họ khi các buổi vẽ chấm dứt, khi không còn phải nghe những lời bình luận của Golenichsev về nghệ thuật và có thể quên đi cái trò vẽ vời của Vronxki. Ông biết không thể cấm Vronxki tiêu khiển, ông biết Vronxki cũng như tất cả những kẻ mê hoạ khác đều có quyền vẽ gì tuỳ thích, nhưng ông vẫn lấy thế làm khó chịu. Ta không thể ngăn cấm một người nặn một con búp bê lớn bằng sáp và ôm ấp hôn hít nó. Nhưng nếu người đó lại ôm con búp bê đến ngồi trước một cặp tình nhân mà vuốt ve nó như anh chàng si tình vuốt ve người yêu, thì thật khó chịu cho chàng si tình kia. Mikhailov cũng có cảm giác khổ tâm như vậy khi phải xem tranh Vronxki: ông thấy nó thật lố bịch, đáng bực, thảm hại và chướng mắt.
Vronxki ham mê hội hoạ và thời Trung cổ không được bao lâu. Chàng cũng tạm đủ ý thức thẩm mĩ để dừng lại không vẽ nốt bức tranh nữa. Thế là nó bị dở dang. Vronxki mơ hồ cảm thấy rằng những chỗ kém của mình lúc đầu còn chưa rõ rệt, sẽ càng hiển nhiên, nếu vẽ tiếp. Chàng cũng giống Golenichsev, ông này cảm thấy mình không có gì đáng nói ra, bèn tiêu thời giờ để tự lừa dối bằng cách thầm nhủ là tư tưởng mình chưa đạt tới trình độ chín muồi đầy đủ và còn phải bồi dưỡng đến nơi đến chốn, đồng thời thu thập tài liệu. Nhưng điều đó làm Golenichsev tức tối và đau khổ, còn Golenichsev thì không thể tự lừa dối, tự giày vò mình và nhất là không thể vì thế mà cay cú được. Với tính quả quyết sẵn có, chàng liền ngừng không vẽ nữa, chẳng cần giải thích, hoặc thanh minh gì cả.
Nhưng thiếu sự bận bịu đó (Anna ngạc nhiên về sự tỉnh ngộ của chàng), cuộc sống của chàng và nàng hình như vô vị trong cái thành phố Ý này; chàng thấy cái biệt thự 2 đột nhiên trở nên bẩn thỉu và điêu tàn; những vết bẩn ở màn cửa, những kẽ nứt sàn nhà, những gờ tường rạn lở bỗng có vẻ nhớp nhúa; quanh đi quẩn lại vẫn chỉ có độc Golenichsev và vị giáo sư người ý cùng nhà du lịch người Đức làm bạn, tất cả đều chán ngấy không chịu được: phải thay đổi cuộc sống thôi. Họ quyết định trở lại nước Nga, về ở nông thôn.
Tại Petersburg, Vronxki dự định sẽ chia gia tài với anh, còn Anna thì muốn đến thăm con trai. Họ sẽ ở một trang trại lớn của Vronxki đến hết mùa hè.
Chú thích:
1. Palazzo (tiếng Ý trong nguyên bản).
2. Palazzo (tiếng Ý trong nguyên bản)
Quyển
5
Chương 14
Chương 14
Levin cưới vợ đã được gần ba tháng. Chàng sung sướng nhưng
hoàn toàn không như chàng tưởng. Luôn luôn, chàng gặp những vỡ mộng, nhưng cũng
gặp cả những niềm vui bất ngờ. Chàng sung sướng, nhưng khi đi vào cuộc đời vợ
chồng, mỗi bước chàng lại thấy hoàn toàn không phải như đã tưởng tượng. Chàng cảm
thấy cái điều người ta cảm thấy lúc ngồi vào một con thuyền sau khi ngắm nó
trôi dễ dàng và vô sự trên mặt hồ. Chàng thấy không phải chỉ cần ngồi yên không
làm tròng trành là đủ: mà còn phải giữ đúng phương hướng không rời mắt một
phút, nghĩ tới làn nước đang ở dưới chân và phải chèo, và việc này thật đau đớn
cho những bàn tay thiếu kinh nghiệm. Ngắm thuyền đi là việc dễ dàng, chèo lái
có lẽ cũng mê ly thật, nhưng rất gay go.
Khi còn sống độc thân, trong thâm tâm chàng chỉ việc mỉm cười khinh khi trước cảnh sinh hoạt vợ chồng của kẻ khác, trước những lo lắng tủn mủn, cãi cọ, ghen tuông của họ. Chàng tin chắc trong đời sống gia đình của chàng, không những không thể xảy ra việc gì tương tự mà ngay đến hình thức bên ngoài cũng sẽ khác hẳn. Nào ngờ cuộc sống của chàng với vợ không những không có chút gì mới lạ mà trái lại, chỉ gồm toàn những cái lặt vặt mà xưa kia chàng rất khinh bỉ và giờ đây, ngược với ý muốn chàng, chúng có tầm quan trọng khác thường, không sao chối cãi được. Và Levin thấy giải quyết những việc lặt vặt đó thật không dễ dàng như đã tưởng lúc đầu. Mặc dầu tự cho mình có ý niệm rất đúng đắn về hôn nhân, cũng như mọi người khác, chàng hy vọng sẽ tìm thấy trong đó toàn là hoan lạc tình yêu mà không có chút trở ngại và tiểu tiết tầm thường nào. Chàng nghĩ mình phải tiếp tục công việc và nghỉ ngơi trong hạnh phúc ái ân bên nàng. Nàng hẳn bằng lòng vì được yêu. Nhưng cũng như mọi đàn ông khác, chàng đã quên là chính nàng cũng có nhiệ vụ phải làm tròn. Chàng ngạc nhiên thấy nàng Kitty thơ mộng và xinh tươi, ngay từ ngày đầu cuộc sống vợ chồng, đã nghĩ tới khăn bàn, đồ đặc, chăn nệm, bếp nước, bàn ăn v.v… Ngay lúc đính hôn, chàng đã ngạc nhiên về thái độ dứt khoát của nàng khi từ chối không đi du lịch nước ngoài mà quyết định về nông thôn, như thể nàng hiểu rõ cái gì phù hợp với họ và ngoài tình yêu nàng có thể nghĩ tới việc khác nữa. Việc đó đã làm chàng tự ái và giờ đây, chàng vẫn bực mình vì những lo lắng tủn mủn của nàng. Nhưng chàng thấy nàng không thể làm khác được. Và, tuy không hiểu tại sao nàng lại làm thế, tuy cười nàng, chàng vẫn không thể không khâm phục Kitty, bởi vì chàng yêu nàng. Chàng cười khi thấy nàng bày biện đồ đạc đem từ Moskva về, thay đổi đồ đạc trong buồng họ, treo màn cửa, sửa soạn những buồng dành cho bạn bè, cho Đôly, sai bảo chị hầu phòng mới và ông bếp già, bàn cãi với Agafia Mikhailovna và không để bà ta trông nom việc trữ thực phẩm nữa. Chàng thấy ông bếp già thán phục vẻ kiều diễm của nàng và mỉm cười khi nghe những lời sai bảo kỳ quặc không sao thực hiện được; chàng thấy Agafia Mikhailovna lắc đầu âu yếm và tư lự trước cách sắp đặt mới của cô chủ trẻ; chàng thấy Kitty đặc biệt dễ thương khi dở khóc dở cười đến mách là Masa vẫn coi nàng như một cô thiếu nữ và ai nấy đều coi thường nàng cả. Chàng thấy mọi cái đó đều đáng yêu nhưng kỳ quái và chàng nghĩ giá đừng thế thì tốt hơn.
Chàng không mảy may đoán được sự thay đổi nàng đang trải qua; lúc còn ở nhà cha mẹ, nếu nàng thèm ăn cải bắp nấu rượu kvat hoặc thèm ăn kẹo, cũng có khi không được, nhưng bây giờ nàng tự do muốn gọi ăn món gì tùy thích, tự do mua hàng núi kẹo, bánh ngọt, tha hồ tiêu bao nhiêu tiền cũng được.
Giờ đây, nàng vui thích mơ tưởng đến lúc Đôly và các cháu về chơi: nàng sẽ làm cho mỗi đứa một cái bánh ưa thích và Đôly sẽ khen chỗ ở mới của nàng. Chính nàng cũng không biết tại sao những việc vặt nội trợ hấp dẫn nàng không sao cưỡng nổi. Linh cảm thấy mùa xuân sắp tới và biết sẽ còn cả những ngày xấu trời, nàng cố sức xây dựng tổ ấm và đồng thời vừa vội vã xây dựng cho nhanh vừa học tập cách thức xây dựng.
Những bận bịu tủn mủn của Kitty, vốn rất trái ngược với lí tưởng về hạnh phúc cao cả mà Levin mơ ước, là một trong những thất vọng của chàng; và cũng chính những công việc dễ thương đó, mà chàng không hiểu nổi ý nghĩa nhưng không thể không yêu thích, lại là một trong những hoan hỉ mới.
Những xích mích cũng vừa là vỡ mộng vừa là hoan hỉ. Chưa bao giờ Levin lại tưởng tượng ngoài âu yếm, kính trọng và ân ái ra, còn có thể có quan hệ khác giữa chàng và vợ, thế mà ngay từ ngay đầu họ đã cãi nhau rồi. Nàng bảo chàng không yêu nàng, chàng chỉ yêu bản thân chàng thôi và vung tay thất vọng oà lên khóc.
Vụ xích mích đầu tiên xảy ra sau lần Levin đi thăm một ấp mới; chàng về muộn nửa giờ vì bị lạc trong khi muốn đi đường tắt. Trên đường về, chàng chỉ nghĩ đến nàng, đến tình yêu và hạnh phúc; càng đến gần nhà, niềm yêu càng bừng bừng cháy. Chàng chạy vội lên buồng với một tình cảm mãnh liệt hơn cả lần đến nhà Trerbaxki cầu hôn. ấy thế mà nàng đón chàng với bộ mặt sa sầm chưa từng thấy. Chàng định ôm hôn; nàng đẩy chàng ra.
- Em làm sao thế?
- Anh đi vui thú thế… - nàng cất lời, muốn tỏ vẻ lạnh lùng chua chát.
Nhưng vừa mở miệng, sự ghen tuông vô lí giày vò nàng suốt nửa giờ ngồi trên khung cửa sổ chờ chồng, liền bật ra thành lời trách móc. Mãi đến lúc đó, chàng mới hiểu được cái điều mới chỉ mang máng thấy, sau lễ cưới, khi họ cùng bước ra khỏi nhà thờ. Chàng hiểu không những nàng chỉ gần gũi, mà còn hoà quyện vào chàng đến nỗi không còn biết đâu là ranh giới giữa hai người. Nay chàng hiểu rõ điều đó qua cái cảm giác phân thân đau đớn chàng đang trải qua lúc này. Đầu tiên, chàng phật ý, nhưng đồng thời cảm thấy không thể phật ý với nàng được, vì nàng đã hợp làm một với bản thân chàng. Trong phút đầu, chàng có cảm giác giống như người bị đánh rất mạnh ở đằng sau, tức giận quay lại định trả đòn thì nhận ra chính mình đã vô ý tự làm đau mình, không còn tức ai được nữa và đành chịu đau.
Về sau, không lần nào chàng cảm thấy điều đó mãnh liệt như thế nữa, nhưng trong lần đầu tiên đó, hồi lâu chàng mới bình tĩnh lại được. Một tình cảm tự nhiên ra lệnh cho chàng phải thanh minh và chỉ rõ là nàng lầm; nhưng làm thế chỉ khiến nàng tức thêm và sự xích mích, nguyên nhân của mọi tai vạ, càng tăng thôi. Một tình cảm quen thuộc xui chàng không nên nhận lỗi và đổ cho nàng: một tình cảm khác mạnh mẽ hơn, xui chàng nên dàn xếp xích mích cho thật nhanh, đừng để nó có thời gian phát triển trầm trọng hơn. Phải cam chịu lời kết tội như vậy, quả thật bực mình, nhưng thanh minh mà làm khổ nàng thì càng tệ hại hơn. Như người đang đau, khi nửa thức nửa ngủ, chàng muốn dứt bỏ chỗ đau đi, nhưng bừng tỉnh lại mới nhận thấy chỗ đau lại chính là bản thân mình. Chỉ có cách gắng kiên nhẫn chịu đau và chàng đã làm như vậy.
Họ làm lành với nhau. Nhận thấy mình có lỗi nhưng không muốn nói ra, nàng dịu dàng hơn với chàng và hạnh phúc càng tăng gấp bội. Nhưng cái đó không ngăn cãi cọ khỏi tái diễn, mà thậm chí còn xảy ra luôn, với những lý do thật bất ngờ và vụn vặt nhất. Thường thường nguyên do cãi cọ là vì người nọ vẫn chưa hiểu cái gì là quan trọng đối với người kia và vì suốt thời gian đầu, cả hai thường luôn cáu kỉnh. Khi người này vui vẻ và người kia cáu kỉnh thì vẫn giữ được hòa thuận, nhưng khi cả hai đều cáu thì cãi cọ lại xảy ra với những lý do rất lặt vặt và không sao hiểu được, đến nỗi về sau họ hoàn toàn không nhớ đã cãi nhau về chuyện gì. Đành rằng khi cả hai đều vui vẻ thì niềm yêu đời càng tăng gấp bội. Nhưng dù sao, thời kỳ đầu đó cũng khiến họ khổ tâm.
Suốt thời gian đó, có sự căng thẳng giữa hai người, hình như mỗi người đều co kéo về phía mình sợi dây đã ràng buộc họ với nhau. Nói chung, tuần trăng mật này - theo truyền thống, Levin đặt rất nhiều hy vọng vào đó - chẳng những không phải là tuần trăng mật, mà trong ký ức cả hai người, còn là thời kỳ đau khổ, nhục nhằn nhất đời họ. Sau đó, họ cố gạt bỏ khỏi ký ức những sự việc xấu hổ và lố lăng của cái thời kỳ không lành mạnh trong đó, họa hoằn họ mới ở trạng thái bình thường.
Mãi tới tháng thứ ba chung sống, sau khi đến ở Moskva một tháng rồi quay về, cuộc sống của họ mới bớt va chạm.
Khi còn sống độc thân, trong thâm tâm chàng chỉ việc mỉm cười khinh khi trước cảnh sinh hoạt vợ chồng của kẻ khác, trước những lo lắng tủn mủn, cãi cọ, ghen tuông của họ. Chàng tin chắc trong đời sống gia đình của chàng, không những không thể xảy ra việc gì tương tự mà ngay đến hình thức bên ngoài cũng sẽ khác hẳn. Nào ngờ cuộc sống của chàng với vợ không những không có chút gì mới lạ mà trái lại, chỉ gồm toàn những cái lặt vặt mà xưa kia chàng rất khinh bỉ và giờ đây, ngược với ý muốn chàng, chúng có tầm quan trọng khác thường, không sao chối cãi được. Và Levin thấy giải quyết những việc lặt vặt đó thật không dễ dàng như đã tưởng lúc đầu. Mặc dầu tự cho mình có ý niệm rất đúng đắn về hôn nhân, cũng như mọi người khác, chàng hy vọng sẽ tìm thấy trong đó toàn là hoan lạc tình yêu mà không có chút trở ngại và tiểu tiết tầm thường nào. Chàng nghĩ mình phải tiếp tục công việc và nghỉ ngơi trong hạnh phúc ái ân bên nàng. Nàng hẳn bằng lòng vì được yêu. Nhưng cũng như mọi đàn ông khác, chàng đã quên là chính nàng cũng có nhiệ vụ phải làm tròn. Chàng ngạc nhiên thấy nàng Kitty thơ mộng và xinh tươi, ngay từ ngày đầu cuộc sống vợ chồng, đã nghĩ tới khăn bàn, đồ đặc, chăn nệm, bếp nước, bàn ăn v.v… Ngay lúc đính hôn, chàng đã ngạc nhiên về thái độ dứt khoát của nàng khi từ chối không đi du lịch nước ngoài mà quyết định về nông thôn, như thể nàng hiểu rõ cái gì phù hợp với họ và ngoài tình yêu nàng có thể nghĩ tới việc khác nữa. Việc đó đã làm chàng tự ái và giờ đây, chàng vẫn bực mình vì những lo lắng tủn mủn của nàng. Nhưng chàng thấy nàng không thể làm khác được. Và, tuy không hiểu tại sao nàng lại làm thế, tuy cười nàng, chàng vẫn không thể không khâm phục Kitty, bởi vì chàng yêu nàng. Chàng cười khi thấy nàng bày biện đồ đạc đem từ Moskva về, thay đổi đồ đạc trong buồng họ, treo màn cửa, sửa soạn những buồng dành cho bạn bè, cho Đôly, sai bảo chị hầu phòng mới và ông bếp già, bàn cãi với Agafia Mikhailovna và không để bà ta trông nom việc trữ thực phẩm nữa. Chàng thấy ông bếp già thán phục vẻ kiều diễm của nàng và mỉm cười khi nghe những lời sai bảo kỳ quặc không sao thực hiện được; chàng thấy Agafia Mikhailovna lắc đầu âu yếm và tư lự trước cách sắp đặt mới của cô chủ trẻ; chàng thấy Kitty đặc biệt dễ thương khi dở khóc dở cười đến mách là Masa vẫn coi nàng như một cô thiếu nữ và ai nấy đều coi thường nàng cả. Chàng thấy mọi cái đó đều đáng yêu nhưng kỳ quái và chàng nghĩ giá đừng thế thì tốt hơn.
Chàng không mảy may đoán được sự thay đổi nàng đang trải qua; lúc còn ở nhà cha mẹ, nếu nàng thèm ăn cải bắp nấu rượu kvat hoặc thèm ăn kẹo, cũng có khi không được, nhưng bây giờ nàng tự do muốn gọi ăn món gì tùy thích, tự do mua hàng núi kẹo, bánh ngọt, tha hồ tiêu bao nhiêu tiền cũng được.
Giờ đây, nàng vui thích mơ tưởng đến lúc Đôly và các cháu về chơi: nàng sẽ làm cho mỗi đứa một cái bánh ưa thích và Đôly sẽ khen chỗ ở mới của nàng. Chính nàng cũng không biết tại sao những việc vặt nội trợ hấp dẫn nàng không sao cưỡng nổi. Linh cảm thấy mùa xuân sắp tới và biết sẽ còn cả những ngày xấu trời, nàng cố sức xây dựng tổ ấm và đồng thời vừa vội vã xây dựng cho nhanh vừa học tập cách thức xây dựng.
Những bận bịu tủn mủn của Kitty, vốn rất trái ngược với lí tưởng về hạnh phúc cao cả mà Levin mơ ước, là một trong những thất vọng của chàng; và cũng chính những công việc dễ thương đó, mà chàng không hiểu nổi ý nghĩa nhưng không thể không yêu thích, lại là một trong những hoan hỉ mới.
Những xích mích cũng vừa là vỡ mộng vừa là hoan hỉ. Chưa bao giờ Levin lại tưởng tượng ngoài âu yếm, kính trọng và ân ái ra, còn có thể có quan hệ khác giữa chàng và vợ, thế mà ngay từ ngay đầu họ đã cãi nhau rồi. Nàng bảo chàng không yêu nàng, chàng chỉ yêu bản thân chàng thôi và vung tay thất vọng oà lên khóc.
Vụ xích mích đầu tiên xảy ra sau lần Levin đi thăm một ấp mới; chàng về muộn nửa giờ vì bị lạc trong khi muốn đi đường tắt. Trên đường về, chàng chỉ nghĩ đến nàng, đến tình yêu và hạnh phúc; càng đến gần nhà, niềm yêu càng bừng bừng cháy. Chàng chạy vội lên buồng với một tình cảm mãnh liệt hơn cả lần đến nhà Trerbaxki cầu hôn. ấy thế mà nàng đón chàng với bộ mặt sa sầm chưa từng thấy. Chàng định ôm hôn; nàng đẩy chàng ra.
- Em làm sao thế?
- Anh đi vui thú thế… - nàng cất lời, muốn tỏ vẻ lạnh lùng chua chát.
Nhưng vừa mở miệng, sự ghen tuông vô lí giày vò nàng suốt nửa giờ ngồi trên khung cửa sổ chờ chồng, liền bật ra thành lời trách móc. Mãi đến lúc đó, chàng mới hiểu được cái điều mới chỉ mang máng thấy, sau lễ cưới, khi họ cùng bước ra khỏi nhà thờ. Chàng hiểu không những nàng chỉ gần gũi, mà còn hoà quyện vào chàng đến nỗi không còn biết đâu là ranh giới giữa hai người. Nay chàng hiểu rõ điều đó qua cái cảm giác phân thân đau đớn chàng đang trải qua lúc này. Đầu tiên, chàng phật ý, nhưng đồng thời cảm thấy không thể phật ý với nàng được, vì nàng đã hợp làm một với bản thân chàng. Trong phút đầu, chàng có cảm giác giống như người bị đánh rất mạnh ở đằng sau, tức giận quay lại định trả đòn thì nhận ra chính mình đã vô ý tự làm đau mình, không còn tức ai được nữa và đành chịu đau.
Về sau, không lần nào chàng cảm thấy điều đó mãnh liệt như thế nữa, nhưng trong lần đầu tiên đó, hồi lâu chàng mới bình tĩnh lại được. Một tình cảm tự nhiên ra lệnh cho chàng phải thanh minh và chỉ rõ là nàng lầm; nhưng làm thế chỉ khiến nàng tức thêm và sự xích mích, nguyên nhân của mọi tai vạ, càng tăng thôi. Một tình cảm quen thuộc xui chàng không nên nhận lỗi và đổ cho nàng: một tình cảm khác mạnh mẽ hơn, xui chàng nên dàn xếp xích mích cho thật nhanh, đừng để nó có thời gian phát triển trầm trọng hơn. Phải cam chịu lời kết tội như vậy, quả thật bực mình, nhưng thanh minh mà làm khổ nàng thì càng tệ hại hơn. Như người đang đau, khi nửa thức nửa ngủ, chàng muốn dứt bỏ chỗ đau đi, nhưng bừng tỉnh lại mới nhận thấy chỗ đau lại chính là bản thân mình. Chỉ có cách gắng kiên nhẫn chịu đau và chàng đã làm như vậy.
Họ làm lành với nhau. Nhận thấy mình có lỗi nhưng không muốn nói ra, nàng dịu dàng hơn với chàng và hạnh phúc càng tăng gấp bội. Nhưng cái đó không ngăn cãi cọ khỏi tái diễn, mà thậm chí còn xảy ra luôn, với những lý do thật bất ngờ và vụn vặt nhất. Thường thường nguyên do cãi cọ là vì người nọ vẫn chưa hiểu cái gì là quan trọng đối với người kia và vì suốt thời gian đầu, cả hai thường luôn cáu kỉnh. Khi người này vui vẻ và người kia cáu kỉnh thì vẫn giữ được hòa thuận, nhưng khi cả hai đều cáu thì cãi cọ lại xảy ra với những lý do rất lặt vặt và không sao hiểu được, đến nỗi về sau họ hoàn toàn không nhớ đã cãi nhau về chuyện gì. Đành rằng khi cả hai đều vui vẻ thì niềm yêu đời càng tăng gấp bội. Nhưng dù sao, thời kỳ đầu đó cũng khiến họ khổ tâm.
Suốt thời gian đó, có sự căng thẳng giữa hai người, hình như mỗi người đều co kéo về phía mình sợi dây đã ràng buộc họ với nhau. Nói chung, tuần trăng mật này - theo truyền thống, Levin đặt rất nhiều hy vọng vào đó - chẳng những không phải là tuần trăng mật, mà trong ký ức cả hai người, còn là thời kỳ đau khổ, nhục nhằn nhất đời họ. Sau đó, họ cố gạt bỏ khỏi ký ức những sự việc xấu hổ và lố lăng của cái thời kỳ không lành mạnh trong đó, họa hoằn họ mới ở trạng thái bình thường.
Mãi tới tháng thứ ba chung sống, sau khi đến ở Moskva một tháng rồi quay về, cuộc sống của họ mới bớt va chạm.
Quyển
5
Chương 15
Chương 15
Họ vừa ở Moskva về và sung sướng vì chỉ có hai người với
nhau. Chàng ngồi viết ở bàn giấy. Kitty mặc chiếc áo dài màu hoa cà sẫm mà chồng
rất thích, vì đã được mặc trong những ngày đầu sau khi cưới, nàng ngồi với tấm
thêu kiểu Anh 1. trên đi văng, vẫn chiếc đi văng cũ kĩ bằng da trước đây thường
kê ở buồng giấy ông nội và cha Levin. Chàng suy nghĩ và viết, sung sướng cảm thấy
có nàng ngay bên cạnh. Chàng không phải rời bỏ cả trại ấp lẫn cuốn sách trong
đó chàng sẽ trình bày những nguyên lý cơ bản của nền tân kinh tế nông thôn;
nhưng cũng như xưa kia đã từng thấy công việc đó thật vô nghĩa so với bóng tối
bao phủ đời mình, giờ đây chàng lại thấy chúng có vẻ nhỏ mọn và phù phiếm so với
ánh sáng rực rỡ đang tràn ngập cuộc sống của chàng. Chàng vẫn tiếp tục công việc
nhưng giờ đây lại cảm thấy trọng tâm chú ý đã di chuyển và do đó, chàng nhìn lại
hoạt động của mình một cách khác, sáng suốt hơn. Xưa kia, hoạt động đó là cách
giải thoát duy nhất đối với chàng. Bây giờ chàng cần đến nó để cho cuộc sống khỏi
rực rỡ một cách quá đơn điệu. Cầm tập bản thảo và xemlại những điều đã viết,
chàng vui thích thấy công việc đáng tiếp tục làm nốt. Đây là một công trình
nghiên cứu mới mẻ và có ích. Chàng thấy một số lớn ý kiến cũ là thừa và quá trớn,
nhưng trái lại nhiều thiếu sót đã được bổ sung khi chàng xem xét lại toàn bộ vấn
đề.
Giờ đây chàng viết một chương mới về nguyên nhân tình trạng bấp bênh của nền nông nghiệp ở Nga. Chàng chứng minh sự bần cùng của nước Nga không những do phân phối bất công tài sản và chỉ đạo sai lầm, mà còn do cả việc du nhập nền văn minh nước ngoài vào một cách trái khoáy, đặc biệt là hệ thống đường giao thông, đường xe lửa, dẫn tới tập trung đông dân ở thành phố, phát triển đời sống xa hoa và do đó, dẫn tới phát triển công nghiệp, tín dụng và người bạn đồng hành của nó là đầu cơ, làm tổn hại đến nông nghiệp. Theo chàng, trong điều kiện tài nguyên của nước nhà phát triển bình thường, tất cả những sự việc ấy chỉ có thể xảy ra khi công sức bỏ vào việc canh tác đã kha khá, khi tình hình nông nghiệp đã được chấn chỉnh đúng mức bằng những biện pháp triệt để và những điều kiện rành mạch; tài nguyên đất nước phải tăng tiến đều đặn và nhất là sao cho các ngành khác không đi trước nông nghiệp; phù hợp với tình hình đã biết, nông nghiệp phải thích ứng với điều đó, và đường giao thông, trong điều kiện sử dụng bất hợp lý đường xe lửa - vốn được xây dựng không phải theo nhu cầu kinh tế mà theo sự cần thiết chính trị, do đó đâm quá sớm - đáng lý đem lại sự hỗ trợ mà nông nghiệp chờ đợi, thì lại đi trước nó và khiến cho sự phát triển của công nghiệp và tín dụng ngăn chặn nó; vì vậy, giống như sự phát triển phiến diện và quá sớm của một cơ quan trong một động vật, làm hại đến sự phát triển toàn diện của sinh vật đó, sự phát triển tài nguyên ở Nga cũng bị gây tổn thất bởi tín dụng, đường giao thông, việc đẩy mạnh hoạt động công nghiệp; những điều rõ ràng là cần thiết và hợp thời ở châu Âu, nhưng lại gây hại, nguy hiểm cho vấn đề chủ yếu trước mắt là cơ cấu nông nghiệp 2.
Trong khi chàng viết, Kitty nghĩ tới thái độ chú ý khác thường của chồng đối với cậu ấm Tsarcki đã tán tỉnh nàng khá lộ liễu trước hôm họ ra về. "Chàng ghen, nàng thầm nghĩ. Lạy Chúa! Chàng thật đáng yêu mà cũng thật ngốc nghếch. Chàng ghen! Nếu chàng biết mọi người khác đối với mình chẳng qua cũng chỉ như anh bếp Piotr thôi, nàng thầm nghĩ và nhìn cái gáy và cổ đỏ ửng của chồng với một ý thức sở hữu vốn xa lạ với bản chất nàng. Ngắt quãng công việc của chàng kể cũng tội (song chàng còn khối thời giờ), nhưng mình cần nhìn mặt chàng; không biết chàng có cảm thấy mình đang nhìn không. Mình muốn chàng phải quay lại cơ… Mình muốn thế, nào!", và nàng mở to mắt, hy vọng bằng cách đó, làm cái nhìn tăng thêm hiệu lực.
- Phải, những cái đó hút kiệt hết nhựa và gây nên phồn vinh giả tạo, - chàng lẩm bẩm và ngừng bút, cảm thấy nàng đang nhìn mình; chàng mỉm cười quay lại.
- Có gì thế em? - chàng mỉm cười hỏi và đứng dậy.
"Chàng đã quay lại thật", nàng thầm nghĩ.
- Không có gì cả, em chỉ muốn anh quay lại thôi, - nàng nhìn chàng nói và thử đoán xem chàng có bực mình vì bị quấy rầy không.
- Cả hai chúng ta sống thế này thật sung sướng: hay ít ra cũng có một người sung sướng là anh, - chàng nói, bước lại gần nàng, mặt rạng rỡ hạnh phúc.
- Cả em nữa! Em không còn muốn đi đâu cả, nhất là đi Moskva!
- Em đang nghĩ gì thế?
- Em ấy à? Em nghĩ là… Không, không, anh viết đi, đừng để đãng trí đi mất, - nàng dẩu môi nói.
- Em còn phải cắt tất cả các lỗ nhỏ này, anh thấy không? Nàng cầm kéo và cắt vải.
- Không, nói cho anh biết em đang nghĩ gì, - chàng nói và ngồi xuống cạnh nàng, theo dõi chiếc kéo con cắt lượn tròn.
- À phải! Em nghĩ đến Moskva, đến cái gáy anh.
- Sao anh sung sướng đến thế này nhỉ? Điều đó trái với tự nhiên. Thật tốt đẹp quá mức bình thường, - chàng nói và hôn tay nàng.
- Em thì trái lại, càng tốt đẹp bao nhiêu, em càng thấy đó là tất nhiên.
- Em có một món tóc con tuột ra, - chàng nói và thận trọng xoay đầu nàng lại.
- Đây này.
- Thôi mặc nó, ta còn đang bận việc quan trọng. Nhưng việc quan trọng đã bị bỏ dở và họ đột nhiên rời nhau như hai kẻ gian khi Kuzma vào mời ra dùng trà.
- Họ ở tỉnh về chưa? - Levin hỏi.
- Vừa mới về đấy ạ. Họ đang soạn thư.
- Nhanh lên anh, - nàng bảo chồng và ra khỏi buồng giấy, nếu không, em đọc thư trước một mình không chờ anh đâu. Sau đó ta sẽ chơi đàn tay đôi.
Còn lại một mình, Levin xếp vở vào chiếc cặp giấy thấm mới do vợ mua cho, rồi rửa tay ở cái bồn rửa đầy đủ phụ tùng sang trọng cũng mới có từ khi Kitty về đây. Chàng mỉm cười với những ý nghĩ của mình và lắc đầu ra vẻ không tán thành; một cảm giác gần như hối hận giày vò chàng. Trong cuộc sống của chàng hiện nay, có một cái gì mềm yếu (những "khoái lạc của Capoue 3."chàng thầm nghĩ) làm chàng xấu hổ. "Sống thế này không tốt. Thế là ngót ba tháng nay mình gần như không làm gì cả. Hôm nay, có thể gọi là lần đầu tiên mình lại bắt tay vào việc, thế mà vừa khởi đầu đã lại bỏ dở. Thậm chí gần như bỏ bễ cả công việc thường xuyên: mình không trông nom gì đến trại ấp cả. Khi thì tiếc phải xa nàng, khi lại thấy nàng buồn không nỡ đi. Thế mà mình lại nghĩ cuộc đời trước khi kết hôn là không đáng kể, nó chỉ thực sự bắt đầu từ sau này! Thế mà sắp ba tháng rồi, và chưa bao giờ mình sống nhàn rỗi như thế này. Không, không thể được, phải bắt đầu thôi. Đã đành, đó không phải là lỗi tại nàng. Không thể trách cứ nàng điều gì. Đáng lẽ mình phải cứng rắn hơn, phải tìm cách bảo vệ tính độc lập của mình tốt hơn. Tất nhiên, đó không phải lỗi tại nàng", chàng thầm nhủ.
Nhưng một người bất mãn mà lại không trách móc kẻ khác và nhất là không trách móc người thân về điều mình bất mãn thì thật khó. Cho nên, Levin lờ mờ nghĩ đó không phải lỗi tại nàng (nàng không thể có lỗi gì), mà tại việc giáo dục nàng quá hời hợt và phù phiếm ("cái gã Tsarcki xấu xa đó, mình hiểu nàng muốn chặn đứng hắn lại nhưng không biết làm thế nào"). "Phải, ngoài nhà cửa, quần áo và tấm thêu kiểu Anh 4 ra, nàng không quan tâm đến việc gì nghiêm túc. Cả công việc của mình, cả trại ấp, nông dân, cả âm nhạc, mặc dầu nàng chơi nhạc rất nhiều, cả đọc sách, cũng đều không làm nàng bận tâm. Nàng không làm gì cả và hoàn toàn mãn nguyện". Nhận xét như vậy, Levin quả không hiểu rằng Kitty đang chuẩn bị cho một giai đoạn hoạt động sắp tới, trong đó nàng phải vừa làm vợ, làm chủ nhà, vừa làm mẹ, làm người nuôi dạy con. Chàng không hiểu rằng nàng đã linh cảm trước việc đó và trong khi chuẩn bị cho nhiệm vụ ghê gớm đó, nàng tự cho phép mình hưởng vài phút vô tư lự và hạnh phúc, đồng thời vui vẻ xây dựng tổ ấm tương lai.
Chú thích:
1. Broderie anglaise (tiếng Pháp trong nguyên bản).
2. Cả đoạn này, bản Pháp văn của Sylvie Luneau - và do đó bản dịch của chúng tôi in lần thứ nhất - bỏ sót. Lần này chúng tôi đối chiếu nguyên bản bổ sung thêm.
3. Capoue: một thành phố của Ý. Ngạn ngữ: "Nằm ngủ trong những khoái lạc của Capu" có nghĩa là chơi bời làm mất thời giờ quý báu.
4. Broderie anglaise (tiếng Pháp trong nguyên bản).
Giờ đây chàng viết một chương mới về nguyên nhân tình trạng bấp bênh của nền nông nghiệp ở Nga. Chàng chứng minh sự bần cùng của nước Nga không những do phân phối bất công tài sản và chỉ đạo sai lầm, mà còn do cả việc du nhập nền văn minh nước ngoài vào một cách trái khoáy, đặc biệt là hệ thống đường giao thông, đường xe lửa, dẫn tới tập trung đông dân ở thành phố, phát triển đời sống xa hoa và do đó, dẫn tới phát triển công nghiệp, tín dụng và người bạn đồng hành của nó là đầu cơ, làm tổn hại đến nông nghiệp. Theo chàng, trong điều kiện tài nguyên của nước nhà phát triển bình thường, tất cả những sự việc ấy chỉ có thể xảy ra khi công sức bỏ vào việc canh tác đã kha khá, khi tình hình nông nghiệp đã được chấn chỉnh đúng mức bằng những biện pháp triệt để và những điều kiện rành mạch; tài nguyên đất nước phải tăng tiến đều đặn và nhất là sao cho các ngành khác không đi trước nông nghiệp; phù hợp với tình hình đã biết, nông nghiệp phải thích ứng với điều đó, và đường giao thông, trong điều kiện sử dụng bất hợp lý đường xe lửa - vốn được xây dựng không phải theo nhu cầu kinh tế mà theo sự cần thiết chính trị, do đó đâm quá sớm - đáng lý đem lại sự hỗ trợ mà nông nghiệp chờ đợi, thì lại đi trước nó và khiến cho sự phát triển của công nghiệp và tín dụng ngăn chặn nó; vì vậy, giống như sự phát triển phiến diện và quá sớm của một cơ quan trong một động vật, làm hại đến sự phát triển toàn diện của sinh vật đó, sự phát triển tài nguyên ở Nga cũng bị gây tổn thất bởi tín dụng, đường giao thông, việc đẩy mạnh hoạt động công nghiệp; những điều rõ ràng là cần thiết và hợp thời ở châu Âu, nhưng lại gây hại, nguy hiểm cho vấn đề chủ yếu trước mắt là cơ cấu nông nghiệp 2.
Trong khi chàng viết, Kitty nghĩ tới thái độ chú ý khác thường của chồng đối với cậu ấm Tsarcki đã tán tỉnh nàng khá lộ liễu trước hôm họ ra về. "Chàng ghen, nàng thầm nghĩ. Lạy Chúa! Chàng thật đáng yêu mà cũng thật ngốc nghếch. Chàng ghen! Nếu chàng biết mọi người khác đối với mình chẳng qua cũng chỉ như anh bếp Piotr thôi, nàng thầm nghĩ và nhìn cái gáy và cổ đỏ ửng của chồng với một ý thức sở hữu vốn xa lạ với bản chất nàng. Ngắt quãng công việc của chàng kể cũng tội (song chàng còn khối thời giờ), nhưng mình cần nhìn mặt chàng; không biết chàng có cảm thấy mình đang nhìn không. Mình muốn chàng phải quay lại cơ… Mình muốn thế, nào!", và nàng mở to mắt, hy vọng bằng cách đó, làm cái nhìn tăng thêm hiệu lực.
- Phải, những cái đó hút kiệt hết nhựa và gây nên phồn vinh giả tạo, - chàng lẩm bẩm và ngừng bút, cảm thấy nàng đang nhìn mình; chàng mỉm cười quay lại.
- Có gì thế em? - chàng mỉm cười hỏi và đứng dậy.
"Chàng đã quay lại thật", nàng thầm nghĩ.
- Không có gì cả, em chỉ muốn anh quay lại thôi, - nàng nhìn chàng nói và thử đoán xem chàng có bực mình vì bị quấy rầy không.
- Cả hai chúng ta sống thế này thật sung sướng: hay ít ra cũng có một người sung sướng là anh, - chàng nói, bước lại gần nàng, mặt rạng rỡ hạnh phúc.
- Cả em nữa! Em không còn muốn đi đâu cả, nhất là đi Moskva!
- Em đang nghĩ gì thế?
- Em ấy à? Em nghĩ là… Không, không, anh viết đi, đừng để đãng trí đi mất, - nàng dẩu môi nói.
- Em còn phải cắt tất cả các lỗ nhỏ này, anh thấy không? Nàng cầm kéo và cắt vải.
- Không, nói cho anh biết em đang nghĩ gì, - chàng nói và ngồi xuống cạnh nàng, theo dõi chiếc kéo con cắt lượn tròn.
- À phải! Em nghĩ đến Moskva, đến cái gáy anh.
- Sao anh sung sướng đến thế này nhỉ? Điều đó trái với tự nhiên. Thật tốt đẹp quá mức bình thường, - chàng nói và hôn tay nàng.
- Em thì trái lại, càng tốt đẹp bao nhiêu, em càng thấy đó là tất nhiên.
- Em có một món tóc con tuột ra, - chàng nói và thận trọng xoay đầu nàng lại.
- Đây này.
- Thôi mặc nó, ta còn đang bận việc quan trọng. Nhưng việc quan trọng đã bị bỏ dở và họ đột nhiên rời nhau như hai kẻ gian khi Kuzma vào mời ra dùng trà.
- Họ ở tỉnh về chưa? - Levin hỏi.
- Vừa mới về đấy ạ. Họ đang soạn thư.
- Nhanh lên anh, - nàng bảo chồng và ra khỏi buồng giấy, nếu không, em đọc thư trước một mình không chờ anh đâu. Sau đó ta sẽ chơi đàn tay đôi.
Còn lại một mình, Levin xếp vở vào chiếc cặp giấy thấm mới do vợ mua cho, rồi rửa tay ở cái bồn rửa đầy đủ phụ tùng sang trọng cũng mới có từ khi Kitty về đây. Chàng mỉm cười với những ý nghĩ của mình và lắc đầu ra vẻ không tán thành; một cảm giác gần như hối hận giày vò chàng. Trong cuộc sống của chàng hiện nay, có một cái gì mềm yếu (những "khoái lạc của Capoue 3."chàng thầm nghĩ) làm chàng xấu hổ. "Sống thế này không tốt. Thế là ngót ba tháng nay mình gần như không làm gì cả. Hôm nay, có thể gọi là lần đầu tiên mình lại bắt tay vào việc, thế mà vừa khởi đầu đã lại bỏ dở. Thậm chí gần như bỏ bễ cả công việc thường xuyên: mình không trông nom gì đến trại ấp cả. Khi thì tiếc phải xa nàng, khi lại thấy nàng buồn không nỡ đi. Thế mà mình lại nghĩ cuộc đời trước khi kết hôn là không đáng kể, nó chỉ thực sự bắt đầu từ sau này! Thế mà sắp ba tháng rồi, và chưa bao giờ mình sống nhàn rỗi như thế này. Không, không thể được, phải bắt đầu thôi. Đã đành, đó không phải là lỗi tại nàng. Không thể trách cứ nàng điều gì. Đáng lẽ mình phải cứng rắn hơn, phải tìm cách bảo vệ tính độc lập của mình tốt hơn. Tất nhiên, đó không phải lỗi tại nàng", chàng thầm nhủ.
Nhưng một người bất mãn mà lại không trách móc kẻ khác và nhất là không trách móc người thân về điều mình bất mãn thì thật khó. Cho nên, Levin lờ mờ nghĩ đó không phải lỗi tại nàng (nàng không thể có lỗi gì), mà tại việc giáo dục nàng quá hời hợt và phù phiếm ("cái gã Tsarcki xấu xa đó, mình hiểu nàng muốn chặn đứng hắn lại nhưng không biết làm thế nào"). "Phải, ngoài nhà cửa, quần áo và tấm thêu kiểu Anh 4 ra, nàng không quan tâm đến việc gì nghiêm túc. Cả công việc của mình, cả trại ấp, nông dân, cả âm nhạc, mặc dầu nàng chơi nhạc rất nhiều, cả đọc sách, cũng đều không làm nàng bận tâm. Nàng không làm gì cả và hoàn toàn mãn nguyện". Nhận xét như vậy, Levin quả không hiểu rằng Kitty đang chuẩn bị cho một giai đoạn hoạt động sắp tới, trong đó nàng phải vừa làm vợ, làm chủ nhà, vừa làm mẹ, làm người nuôi dạy con. Chàng không hiểu rằng nàng đã linh cảm trước việc đó và trong khi chuẩn bị cho nhiệm vụ ghê gớm đó, nàng tự cho phép mình hưởng vài phút vô tư lự và hạnh phúc, đồng thời vui vẻ xây dựng tổ ấm tương lai.
Chú thích:
1. Broderie anglaise (tiếng Pháp trong nguyên bản).
2. Cả đoạn này, bản Pháp văn của Sylvie Luneau - và do đó bản dịch của chúng tôi in lần thứ nhất - bỏ sót. Lần này chúng tôi đối chiếu nguyên bản bổ sung thêm.
3. Capoue: một thành phố của Ý. Ngạn ngữ: "Nằm ngủ trong những khoái lạc của Capu" có nghĩa là chơi bời làm mất thời giờ quý báu.
4. Broderie anglaise (tiếng Pháp trong nguyên bản).
Quyển
5
Chương 16
Chương 16
Levin lên gác và thấy vợ đang ngồi đó, cạnh ấm đun trà và bộ ấm
chén mới tinh. Nàng bảo vú già Agafia Mikhailovna cầm ly trà ngồi xuống cạnh
bàn tròn, rồi đọc thư của Đôly: hai chị em vẫn đều đặn viết thư cho nhau.
- Cậu thấy chưa, mợ đã bảo tôi ngồi cạnh mợ đấy, - Agafia Mikhailovna mỉm cười thân ái với Levin.
Trong câu đó, Levin đọc thấy sự cởi nút tấn kịch xảy ra hồi gần đây giữa Agafia Mikhailovna và Kitty. Chàng thấy mặc dầu nàng đã giành hết quyền cầm cân nảy mực làm bà vú già buồn phiền, Kitty chiến thắng vẫn biết cách làm người ta yêu mến mình.
- Em đã bóc lá thư này gửi cho anh, - Kitty nói và đưa chàng một bức thư chữ viết sai chính tả.
- Em chắc của cái bà đó, của anh trai anh… Em chưa đọc đâu. Còn em, em nhận được một thư của ba mẹ và một của chị Đôly. Anh thử tượng tượng xem, Đôly đã dẫn Grisa và Tania đi dự một cuộc khiêu vũ trẻ con ở nhà Xarmatxki! Tania mặc giả nữ hầu tước.
Nhưng Levin không nghe nàng nói: chàng đỏ mặt cầm lấy thư của Maria Nicolaievna, người tình cũ của anh trai, và đọc. Đây là bức thứ hai bà ta gửi đến. Trong bức thứ nhất, Maria Nicolaievna kể là anh chàng đã đuổi bà ta mặc dầu bà vô tội, và với một giọng thực thà tội nghiệp, bà viết thêm mặc dầu túng quẫn, bà không yêu cầu gì mà chỉ đau đớn nghĩ tới Nicolai Dimitrievitr vốn ốm yếu như thế, rồi đến chết dần chết mòn mất thôi và xin Levin trông nom đến ông ta. Hôm nay, bà viết là đã gặp Nicolai Dimitrievtr, đã trở lại ăn ở với nhau tại Moskva, rồi về một thành phố nhỏ; ở đó ông ta xin được việc làm tại một công sở. Tại đây, ông cãi lộn với cấp trên, rồi lại trở về Moskva, nhưng dọc đường, bị ốm nặng đến nỗi bà lo khó lòng qua khỏi.
- Anh ấy luôn nhắc đến chú và anh ấy hết cả tiền rồi, - bà ta nói.
- Này, Đôly nhắc đến anh đấy, - Kitty mỉm cười nói, nhưng bỗng dừng lại khi nhận thấy vẻ mặt thất sắc của chồng.
- Anh làm sao thế? Có việc gì xảy ra thế hở anh?
- Bà ấy viết thư bảo là anh Nicolai sắp chết. Anh phải đến với anh ấy.
Mặt Kitty đột nhiên biến sắc. Tania mặc giả nữ hầu tước và Đôly đã biến khỏi đầu óc nàng.
- Bao giờ? - nàng hỏi.
- Ngày mai.
- Em có thể đi với anh được không?
- Ồ, Kitty, sao em lại nghĩ thế? - chàng nói, giọng trách móc.
- Sao em lại nghĩ thế à? - nàng trả lời, tự ái vì thấy đề nghị của mình được tiếp nhận một cách bực bội và miễn cưỡng như vậy.
- Tại sao em lại không đi được? Em sẽ không làm phiền gì anh cả. Em…
- Anh phải đi vì anh ruột anh sắp chết, - Levin nói.
- Còn em thì vì sao…
- Vì sao à? Vì cùng một lí do như anh đấy.
"Ngay cả lúc nghiêm trọng như thế này, cô ta cũng chỉ lo ở nhà một mình buồn", Levin thầm nghĩ. Và việc nàng viện cớ tạ sự trong hoàn cảnh nghiêm trọng như vậy, làm chàng tức giận.
- Không thể được, - chàng nghiêm khắc nói.
Agafia Mikhailovna thấy họ lại sắp cãi nhau, lặng lẽ đặt chén xuống và đi ra. Kitty thậm chí không để ý đến điều đó. Cái giọng của chồng khi nói mấy tiếng cuối cùng càng xúc phạm nàng vì rõ ràng chàng không tin lời nàng nói.
- Còn em, em nói là nếu anh đi thì nhất định em cùng đi, nàng hấp tấp nói, giọng giận dữ.
- Tại sao lại không thể được? Tại sao anh lại nói là không thể được?
- Bởi vì có trời mà biết được chúng ta sẽ đi đứng như thế nào, đường sá thì xấu, ăn ngủ thì ở hàng, quán… Em sẽ làm anh vướng víu, - Levin nói, cố giữ điềm tĩnh.
- Không vướng víu chút nào hết. Em không cần gì cả! Anh có thể đi tới đâu thì em cũng có thể tới đó được…
- Chỉ riêng việc có người đàn bà đó mà em không thể giao thiệp, cũng đủ là một lí do khiến em không nên đi.
- Em không biết và không muốn biết gì cả. Em chỉ biết anh ruột chồng em sắp chết, chồng em phải đến với ông ta, và em sẽ đi theo chồng để…- Kitty! Đừng có nóng nảy. Mà phải suy nghĩ. Hoàn cảnh rất nghiêm trọng cho nên anh thật khổ tâm thấy em để xen vào đó tình cảm uỷ mị phải ở nhà một mình. Nếu em buồn thì đến Moskva ở vậy.
- Ra thế đấy, anh luôn luôn gán cho em những tư tưởng hèn hạ và tầm thường, - nàng nói, ứa nước mắt tức giận.
- Hoàn toàn không phải chuyện uỷ mị. Em thấy bổn phận em là phải gần chồng trong cơn hoạn nạn, nhưng anh lại cố tình làm khổ em, anh cố tình làm ra không hiểu…
- Ôi! Thật kinh khủng, phải nô lệ đến mức thế này! - Levin kêu lên và đứng dậy, không thể nén giận lâu hơn nữa. Nhưng đồng thời chàng cảm thấy đó là một đòn tự giáng vào đầu mình.
- Thế thì tại sao anh lấy vợ? Nếu không anh đã tự do. Tại sao anh lại lấy vợ, nếu anh hối hận vì việc ấy? - nàng nói. Nàng vùng đứng lên và chạy vụt sang phòng khách.
Khi chàng đến bên thì nàng đang khóc nức nở.
Chàng bắt đầu nói, muốn tìm những câu nếu không đủ sức thuyết phục thì ít nhất cũng làm cho nàng nguôi giận. Nhưng nàng không nghe chàng nói và không chịu chấp nhận gì cả. Chàng cúi xuống cầm tay nàng nhưng nàng giằng ra. Chàng hôn tay, hôn tóc, lại hôn tay lần nữa… nàng vẫn im lặng. Nhưng khi chàng đưa hai tay ấp lấy mặt nàng và gọi "Kitty!", đột nhiên nàng trở lại bình tĩnh, sụt sịt chút nữa rồi xiêu dần, làm lành với chàng.
Họ quyết định ngày hôm sau cùng đi. Levin bảo vợ là chàng đã tin nàng chỉ muốn theo chồng để giúp đỡ, và thừa nhận rằng sự có mặt của Maria Nicolaievna bên cạnh anh chàng, không có gì bất tiện cả; nhưng trong thâm tâm, chàng ra đi, bất mãn với cả vợ lẫn bản thân mình. Chàng không bằng lòng vợ vì nàng không chịu để chàng đi khi cần phải đi (chàng ngạc nhiên nghĩ, mới cách đây ít lâu, chàng còn chưa dám tin rằng nàng có thể yêu mình, thế mà bây giờ, chàng lại khổ sở vì nàng quá yêu!); chàng không bằng lòng mình vì đã thiếu kiên quyết. Nhưng điều làm chàng lo ngại nhất là việc Kitty sẽ phải tiếp xúc với người đàn bà cùng sống với ông anh và chàng sợ hãi khi nghĩ đến tất cả những va chạm có thể xảy ra. Chỉ cần nghĩ đến việc vợ mình, Kitty của chàng, sẽ ở cùng buồng với một gái điếm, chàng cũng đủ rùng mình kinh sợ và ghê tởm.
- Cậu thấy chưa, mợ đã bảo tôi ngồi cạnh mợ đấy, - Agafia Mikhailovna mỉm cười thân ái với Levin.
Trong câu đó, Levin đọc thấy sự cởi nút tấn kịch xảy ra hồi gần đây giữa Agafia Mikhailovna và Kitty. Chàng thấy mặc dầu nàng đã giành hết quyền cầm cân nảy mực làm bà vú già buồn phiền, Kitty chiến thắng vẫn biết cách làm người ta yêu mến mình.
- Em đã bóc lá thư này gửi cho anh, - Kitty nói và đưa chàng một bức thư chữ viết sai chính tả.
- Em chắc của cái bà đó, của anh trai anh… Em chưa đọc đâu. Còn em, em nhận được một thư của ba mẹ và một của chị Đôly. Anh thử tượng tượng xem, Đôly đã dẫn Grisa và Tania đi dự một cuộc khiêu vũ trẻ con ở nhà Xarmatxki! Tania mặc giả nữ hầu tước.
Nhưng Levin không nghe nàng nói: chàng đỏ mặt cầm lấy thư của Maria Nicolaievna, người tình cũ của anh trai, và đọc. Đây là bức thứ hai bà ta gửi đến. Trong bức thứ nhất, Maria Nicolaievna kể là anh chàng đã đuổi bà ta mặc dầu bà vô tội, và với một giọng thực thà tội nghiệp, bà viết thêm mặc dầu túng quẫn, bà không yêu cầu gì mà chỉ đau đớn nghĩ tới Nicolai Dimitrievitr vốn ốm yếu như thế, rồi đến chết dần chết mòn mất thôi và xin Levin trông nom đến ông ta. Hôm nay, bà viết là đã gặp Nicolai Dimitrievtr, đã trở lại ăn ở với nhau tại Moskva, rồi về một thành phố nhỏ; ở đó ông ta xin được việc làm tại một công sở. Tại đây, ông cãi lộn với cấp trên, rồi lại trở về Moskva, nhưng dọc đường, bị ốm nặng đến nỗi bà lo khó lòng qua khỏi.
- Anh ấy luôn nhắc đến chú và anh ấy hết cả tiền rồi, - bà ta nói.
- Này, Đôly nhắc đến anh đấy, - Kitty mỉm cười nói, nhưng bỗng dừng lại khi nhận thấy vẻ mặt thất sắc của chồng.
- Anh làm sao thế? Có việc gì xảy ra thế hở anh?
- Bà ấy viết thư bảo là anh Nicolai sắp chết. Anh phải đến với anh ấy.
Mặt Kitty đột nhiên biến sắc. Tania mặc giả nữ hầu tước và Đôly đã biến khỏi đầu óc nàng.
- Bao giờ? - nàng hỏi.
- Ngày mai.
- Em có thể đi với anh được không?
- Ồ, Kitty, sao em lại nghĩ thế? - chàng nói, giọng trách móc.
- Sao em lại nghĩ thế à? - nàng trả lời, tự ái vì thấy đề nghị của mình được tiếp nhận một cách bực bội và miễn cưỡng như vậy.
- Tại sao em lại không đi được? Em sẽ không làm phiền gì anh cả. Em…
- Anh phải đi vì anh ruột anh sắp chết, - Levin nói.
- Còn em thì vì sao…
- Vì sao à? Vì cùng một lí do như anh đấy.
"Ngay cả lúc nghiêm trọng như thế này, cô ta cũng chỉ lo ở nhà một mình buồn", Levin thầm nghĩ. Và việc nàng viện cớ tạ sự trong hoàn cảnh nghiêm trọng như vậy, làm chàng tức giận.
- Không thể được, - chàng nghiêm khắc nói.
Agafia Mikhailovna thấy họ lại sắp cãi nhau, lặng lẽ đặt chén xuống và đi ra. Kitty thậm chí không để ý đến điều đó. Cái giọng của chồng khi nói mấy tiếng cuối cùng càng xúc phạm nàng vì rõ ràng chàng không tin lời nàng nói.
- Còn em, em nói là nếu anh đi thì nhất định em cùng đi, nàng hấp tấp nói, giọng giận dữ.
- Tại sao lại không thể được? Tại sao anh lại nói là không thể được?
- Bởi vì có trời mà biết được chúng ta sẽ đi đứng như thế nào, đường sá thì xấu, ăn ngủ thì ở hàng, quán… Em sẽ làm anh vướng víu, - Levin nói, cố giữ điềm tĩnh.
- Không vướng víu chút nào hết. Em không cần gì cả! Anh có thể đi tới đâu thì em cũng có thể tới đó được…
- Chỉ riêng việc có người đàn bà đó mà em không thể giao thiệp, cũng đủ là một lí do khiến em không nên đi.
- Em không biết và không muốn biết gì cả. Em chỉ biết anh ruột chồng em sắp chết, chồng em phải đến với ông ta, và em sẽ đi theo chồng để…- Kitty! Đừng có nóng nảy. Mà phải suy nghĩ. Hoàn cảnh rất nghiêm trọng cho nên anh thật khổ tâm thấy em để xen vào đó tình cảm uỷ mị phải ở nhà một mình. Nếu em buồn thì đến Moskva ở vậy.
- Ra thế đấy, anh luôn luôn gán cho em những tư tưởng hèn hạ và tầm thường, - nàng nói, ứa nước mắt tức giận.
- Hoàn toàn không phải chuyện uỷ mị. Em thấy bổn phận em là phải gần chồng trong cơn hoạn nạn, nhưng anh lại cố tình làm khổ em, anh cố tình làm ra không hiểu…
- Ôi! Thật kinh khủng, phải nô lệ đến mức thế này! - Levin kêu lên và đứng dậy, không thể nén giận lâu hơn nữa. Nhưng đồng thời chàng cảm thấy đó là một đòn tự giáng vào đầu mình.
- Thế thì tại sao anh lấy vợ? Nếu không anh đã tự do. Tại sao anh lại lấy vợ, nếu anh hối hận vì việc ấy? - nàng nói. Nàng vùng đứng lên và chạy vụt sang phòng khách.
Khi chàng đến bên thì nàng đang khóc nức nở.
Chàng bắt đầu nói, muốn tìm những câu nếu không đủ sức thuyết phục thì ít nhất cũng làm cho nàng nguôi giận. Nhưng nàng không nghe chàng nói và không chịu chấp nhận gì cả. Chàng cúi xuống cầm tay nàng nhưng nàng giằng ra. Chàng hôn tay, hôn tóc, lại hôn tay lần nữa… nàng vẫn im lặng. Nhưng khi chàng đưa hai tay ấp lấy mặt nàng và gọi "Kitty!", đột nhiên nàng trở lại bình tĩnh, sụt sịt chút nữa rồi xiêu dần, làm lành với chàng.
Họ quyết định ngày hôm sau cùng đi. Levin bảo vợ là chàng đã tin nàng chỉ muốn theo chồng để giúp đỡ, và thừa nhận rằng sự có mặt của Maria Nicolaievna bên cạnh anh chàng, không có gì bất tiện cả; nhưng trong thâm tâm, chàng ra đi, bất mãn với cả vợ lẫn bản thân mình. Chàng không bằng lòng vợ vì nàng không chịu để chàng đi khi cần phải đi (chàng ngạc nhiên nghĩ, mới cách đây ít lâu, chàng còn chưa dám tin rằng nàng có thể yêu mình, thế mà bây giờ, chàng lại khổ sở vì nàng quá yêu!); chàng không bằng lòng mình vì đã thiếu kiên quyết. Nhưng điều làm chàng lo ngại nhất là việc Kitty sẽ phải tiếp xúc với người đàn bà cùng sống với ông anh và chàng sợ hãi khi nghĩ đến tất cả những va chạm có thể xảy ra. Chỉ cần nghĩ đến việc vợ mình, Kitty của chàng, sẽ ở cùng buồng với một gái điếm, chàng cũng đủ rùng mình kinh sợ và ghê tởm.
Quyển
5
Chương 17
Chương 17
Khách sạn thị trấn nơi Nicolai Levin đang nằm chờ chết là một
trong những khách sạn tỉnh lẻ mà thiết bị gồm mọi cải tiến mới mẻ, với tham vọng
sạch sẽ, tiện nghi và thanh lịch nữa, nhưng lại bị khách hàng rất nhanh chóng
biến thành quán rượu bẩn thỉu mà cầu kì, và sự cầu kì đó còn làm nó tồi tệ gấp
mười những khách sạn cổ lỗ đành phận bẩn sẵn. Khách sạn này đã đến cái nước đó
rồi: nào chú lính giữ chân gác cửa, mặc đồng phục bẩn thỉu đang hút thuốc lá
trong phòng chờ, nào cầu thang bằng gang chạm trổ buồn tẻ và tối tăm, nào anh bồi
lôi thôi lếch thếch trong chiếc áo đuôi tôm nhọ nhem, nào buồng ăn công cộng với
những bó hoa giả bằng sáp bụi bặm bầy trênb àn, nào cáu ghét, bẩn thỉu cùng với
cái kiểu cách hợm hĩnh đang thịnh hành kể từ khi phát triển đường xe lửa, tất cả
gây cho Levin, vừa mới sống cuộc đời vợ chồng trẻ, một cảm giác thật nặng nề,
nhất là ấn tượng giả dối đó lại không phù hợp chút nào với cái đang chờ họ.
Cũng như trong mọi trường hợp tương tự, khi người ta hỏi họ muốn thuê loại buồng giá bao nhiêu thì y như rằng không còn buồng tốt nào chưa có khách: cái thì một ông thanh tra đường sắt thuê, cái thì một luật sư ở Moskva trọ, cái thứ ba lại xếp cho quận chúa Axtafieva từ nông thôn ra. Người ta chỉ dành cho họ độc một gian buồng bẩn thỉu, và hứa đến tối sẽ thu xếp một buồng không bên cạnh. Levin bực mình vì thấy dự đoán đã thành sự thực: vừa chân ướt chân ráo đến nơi đã phải lo cho vợ, trong khi đang thắt lòng thắt ruột nghĩ tới anh và đáng ra cần chạy ngay đến đó. Chàng liền dắt Kitty vào căn buồng dành cho họ.
- Anh cứ đi đi, đi đi! Nàng nói và len lét nhìn chàng, vẻ phạm tội.
Chàng lẳng lặng đi ra và đụng ngay phải Maria Nicolaievna, bà biết chàng đến nhưng chưa dám vào gặp. Bà ta vẫn y như hồi chàng gặp ở Moskva: cũng vẫn chiếc áo dài len, để hở cánh tay và hở cổ, vẫn khuôn mặt rỗ, đần độn, hiền lành và hơi xị ra.
- Thế nào? Anh ấy ra sao?
- Yếu lắm. Anh ấy nằm liệt giường không đi đâu được. Anh ấy nóng lòng chờ chú. Anh ấy… chú… chú đi với thím ấy à?
Levin chưa kịp hiểu ra điều gì làm bà ta lúng túng thì bà đã vội phân trần ngay.
- Tôi đi ngay đây, tôi sẽ vào bếp, - bà ta nói. - Anh ấy sẽ hài lòng. Anh ấy biết thím đấy, anh ấy nhớ đã gặp thím ở nước ngoài.
Levin hiểu bà ta nói về vợ mình và không biết trả lời ra sao.
- Thôi, ta đi thôi! - chàng nói.
Nhưng chàng vừa bước đi một bước thì cánh cửa buồng đã mở và Kitty hiện ra. Levin đỏ mặt vừa ngượng vừa bực vì thấy nàng đã dồn cả hai vợ chồng vào một tình thế éo le; nhưng Maria Nicolaievna còn đỏ mặt hơn. Bà ta co dúm người lại, nước mắt vòng quanh, hai tay cầm hai đầu khăn vuông vặn vẹo trong ngón tay đỏ dừ, không biết ăn nói xử sự ra sao.
Trong chớp mắt, Levin thấy vẻ tò mò hau háu trong cái nhìn Kitty hướng về người đàn bà gớm ghiếc đó mà nàng không hiểu nổi; nhưng vẻ đó chỉ loé lên như một tia chớp.
- Thế nào, anh ấy ra sao? - nàng vừa hỏi vừa quay về phía chồng rồi về phía người đàn bà.
- Ta không nên đứng ở hành lang mà nói chuyện! - Levin nói, vừa cáu kỉnh nhìn một ông chật chưỡng đi qua hành lang lúc đó.
- Thế thì mời chị vào đây, - Kitty bảo Maria Nicolaievna lúc này đã trấn tĩnh lại; - hay là cứ đi đi thôi, - nàng nói thêm, khi nhìn thấy nét mặt hoảng hốt của chồng; - rồi cho tìm em nhé, - và nàng trở vào buồng. Levin đi đến chỗ ông anh.
Chàng hoàn toàn không hình dung trước được cảnh tượng đang chờ chàng. Chàng nghĩ sẽ gặp ông anh ở trong trạng thái khoái hoạt thường thấy ở người lao, chàng vẫn nghe nói vậy, trạng thái đó từng làm chàng rất ngạc nhiên trong lần anh chàng đến thăm dạo mùa thu. Chàng chắc trước lúc lâm chung sẽ có triệu chứng rõ rệt hơn, như yếu mệt, gầy còm hơn, nhưng dù sao anh chàng có lẽ cũng vẫn gần như trong tình trạng cũ. Chàng dự đoán mình sẽ thương tiếc vì mất người anh yêu quý và sẽ lại cảm thấy nỗi khiếp hãi trước cái chết mà trước kia chàng đã trải qua, nhưng nay ở mức độ mãnh liệt hơn. Và chàng chuẩn bị chờ cái đó; nhưng điều chàng thấy lại khác hẳn.
Trong căn buồng nhỏ nhớp nháp, ván ghép tường quét sơn đầy vết đờm bẩn, cùng tấm vách mỏng mảnh không ngăn được tiếng trò chuyện lọt sang, trong bầu không khí hôi hám vì rác rưởi, trên chiếc giường kê xa tường, một thân hình đắp chăn nằm thườn thượt. Đặt trên mặt chăn là một bàn tay rộng như cái cào, không hiểu sao lại dính liền với một ống suốt dài, khúc đầu khúc giữa đều mảnh như nhau. Cái đầu nằm nghiêng trên gối. Levin nhìn thấy mớ tóc thưa thớt, dính chặt vào hai thái dương bết mồ hôi, và vầng trán cao gần như trong suốt.
"Lẽ nào cái thây ma này lại là anh Nicolai của mình?". Levin thầm nghĩ. Nhưng chàng lại gần, trông rõ mặt và không thể nghi ngờ gì được nữa. Mặc dầu mặt ông ta hốc hác đến phát sợ, Levin chỉ cần nhìn vào đôi mắt tinh nhanh ngước lên nhìn người đang đi tới, trông thấy đôi môi thoáng mấp máy dưới cặp ria mép đẫm mồ hôi, là đủ hiểu rõ sự thật ghê rợn: thây ma này đúng là anh ruột chàng.
Đôi mắt long lanh nghiêm khắc nhìn chàng đầy oán trách. Và cái nhìn đó lập tức xác lập những quan hệ sinh động giữa hai người sống. Levin nhìn thấy sự oán trách biểu lộ trong cặp mắt đăm đăm nhìn chàng và hổ thẹn vì hạnh phúc của mình.
Nicolai mỉm cười khi Konxtantin nắm tay ông. Một nụ cười yếu ớt, gần như không thấy được trong khi đôi mắt vẫn nghiêm khắc.
- Chú không ngờ anh đến nông nỗi này phải không? - ông khó nhọc nói.
- Có… không, - Levin lúng búng nói. - Tại sao anh không báo cho tôi biết sớm hơn, từ dạo tôi cưới vợ ấy? Tôi đã cho tìm anh khắp nơi.
Phải trò chuyện, tránh nín lặng, mà chàng thì không biết nói gì, nhất là ông anh không trả lời mà chỉ ngước mắt nhìn chàng: rõ ràng ông đang gắng hiểu cho ra ý nghĩa từng câu. Levin báo cho anh biết vợ chàng cùng đến. Nicôlai tỏ vẻ hài lòng, nhưng nói ông e làm nàng sợ hãi. Một phút im lặng. Đột nhiên, Nicolai cựa quậy và bắt đầu nói. Qua vẻ mặt, Levin tưởng ông sắp kể với chàng một việc gì rất quan trọng, nhưng Nicolai chỉ nói về tình hình sức khỏe của mình. Ông than phiền về thầy thuốc, tiếc rằng thiếu mặt một danh y ở Moskva và Levin hiểu là ông hãy còn hy vọng.
Lợi dụng giây phút im lặng đầu tiên, Levin đứng dậy muốn thoát khỏi cảm giác bức bối, dù chỉ một lát thôi, và nói là phải đi đón vợ lại.
- Được, Để tôi bảo họ quét dọn đây một tí. Tôi chắc là bẩn và hôi hám lắm phải không. Masa, vào thu dọn đi, - người bệnh khó nhọc nói. - Và khi nào xong rồi thì đi ra, - ông nói thêm với Maria Nicolaievna và nhìn em trai, vẻ dò hỏi.
Levin không trả lời. Khi ra đến hành lang, chàng dừng lại. Chàng đã nói là đi đón vợ, nhưng bây giờ, nhận thức ra cái cảm giác vừa trải qua, trái lại, chàng quyết định sẽ cố khuyên nàng không nên đến chỗ người ốm, "Tại sao nàng phải chịu đựng như mình?" - chàng thầm nghĩ.
- Thế nào, anh ấy ra sao?- Kitty hỏi, vẻ mặt sợ hãi.
- Ồ! Thật là khủng khiếp, khủng khiếp! Tại sao em lại đến đây nhỉ? - Levin nói.
Kitty nín lặng vài giây, ngắm chồng, vẻ rụt rè và khổ sở. Rồi nàng bước đến gần và níu cả hai tay vào cánh tay chồng.
- Koxtia, cứ dẫn em đến chỗ anh ấy, như thế đỡ khổ tâm cho cả hai ta. Cứ dẫn em đến, em van mình, và để mặc em với anh chị ấy, - nàng nói.
- Mình nên hiểu, điều khổ tâm cho em hơn cả là thấy mình mà không được thấy anh ấy, còn nếu ở đó, có lẽ em cũng giúp ích được. Mình nhận lời đi, em van mình, - nàng nói bằng một giọng cầu khẩn, làm như hạnh phúc của nàng tuỳ thuộc vào đó.
Levin đành bằng lòng và sau khi trấn tĩnh, chàng liền cùng Kitty quay lại chỗ ông anh; chàng hoàn toàn quên bẵng Maria Nicolaievna.
Dáng đi nhẹ nhàng, bộ mặt can đảm và thương cảm luôn luôn hướng nhìn về phía chồng, Kitty bước vào buồng người ốm, thong thả quay lại, khe khẽ đóng cửa. Rồi nàng nhanh nhẹn và lặng lẽ bước đến gần giường người ốm, tìm một chỗ ngồi thuận hướng để ông khỏi phải quay đầu lại, cầm bàn tay to lớn trong bàn tay trẻ trung, tươi mát của mình, khe khẽ bóp chặt và với cái tài đặc biệt của phụ nữ là tỏ ra thương cảm mà không làm phật lòng, nàng nói chuyện với ông, vẻ hồ hởi dịu dàng.
- Chúng ta đã gặp nhau ở Xođen, nhưng dạo ấy chưa quen nhau. Chắc anh không ngờ em sẽ trở thành em dâu anh.
- Chắc thím không nhận ra tôi phải không? - ông nói. Khuôn mặt ông sáng lên một nụ cười từ lúc nàng bước vào.
- Ồ! Có chứ. Anh báo cho chúng em biết tin như thế là phải lắm! Koxtia đang lo lắng, ngày nào anh ấy cũng nói với em về anh. Nhưng người ốm phấn khởi không được lâu.
Nàng chưa kịp dứt lời, mặt ông đã lại nghiêm trang, lộ rõ vẻ trách móc và ghen tị của người sắp chết với người sống.
- Em e anh ở đây không được tốt lắm, - nàng nói, tránh cái nhìn đăm đăm của ông và đưa mắt nhìn quanh phòng. - Phải hỏi chủ khách sạn lấy một buồng khác để chúng ta có thể gần nhau, - nàng bảo chồng.
Cũng như trong mọi trường hợp tương tự, khi người ta hỏi họ muốn thuê loại buồng giá bao nhiêu thì y như rằng không còn buồng tốt nào chưa có khách: cái thì một ông thanh tra đường sắt thuê, cái thì một luật sư ở Moskva trọ, cái thứ ba lại xếp cho quận chúa Axtafieva từ nông thôn ra. Người ta chỉ dành cho họ độc một gian buồng bẩn thỉu, và hứa đến tối sẽ thu xếp một buồng không bên cạnh. Levin bực mình vì thấy dự đoán đã thành sự thực: vừa chân ướt chân ráo đến nơi đã phải lo cho vợ, trong khi đang thắt lòng thắt ruột nghĩ tới anh và đáng ra cần chạy ngay đến đó. Chàng liền dắt Kitty vào căn buồng dành cho họ.
- Anh cứ đi đi, đi đi! Nàng nói và len lét nhìn chàng, vẻ phạm tội.
Chàng lẳng lặng đi ra và đụng ngay phải Maria Nicolaievna, bà biết chàng đến nhưng chưa dám vào gặp. Bà ta vẫn y như hồi chàng gặp ở Moskva: cũng vẫn chiếc áo dài len, để hở cánh tay và hở cổ, vẫn khuôn mặt rỗ, đần độn, hiền lành và hơi xị ra.
- Thế nào? Anh ấy ra sao?
- Yếu lắm. Anh ấy nằm liệt giường không đi đâu được. Anh ấy nóng lòng chờ chú. Anh ấy… chú… chú đi với thím ấy à?
Levin chưa kịp hiểu ra điều gì làm bà ta lúng túng thì bà đã vội phân trần ngay.
- Tôi đi ngay đây, tôi sẽ vào bếp, - bà ta nói. - Anh ấy sẽ hài lòng. Anh ấy biết thím đấy, anh ấy nhớ đã gặp thím ở nước ngoài.
Levin hiểu bà ta nói về vợ mình và không biết trả lời ra sao.
- Thôi, ta đi thôi! - chàng nói.
Nhưng chàng vừa bước đi một bước thì cánh cửa buồng đã mở và Kitty hiện ra. Levin đỏ mặt vừa ngượng vừa bực vì thấy nàng đã dồn cả hai vợ chồng vào một tình thế éo le; nhưng Maria Nicolaievna còn đỏ mặt hơn. Bà ta co dúm người lại, nước mắt vòng quanh, hai tay cầm hai đầu khăn vuông vặn vẹo trong ngón tay đỏ dừ, không biết ăn nói xử sự ra sao.
Trong chớp mắt, Levin thấy vẻ tò mò hau háu trong cái nhìn Kitty hướng về người đàn bà gớm ghiếc đó mà nàng không hiểu nổi; nhưng vẻ đó chỉ loé lên như một tia chớp.
- Thế nào, anh ấy ra sao? - nàng vừa hỏi vừa quay về phía chồng rồi về phía người đàn bà.
- Ta không nên đứng ở hành lang mà nói chuyện! - Levin nói, vừa cáu kỉnh nhìn một ông chật chưỡng đi qua hành lang lúc đó.
- Thế thì mời chị vào đây, - Kitty bảo Maria Nicolaievna lúc này đã trấn tĩnh lại; - hay là cứ đi đi thôi, - nàng nói thêm, khi nhìn thấy nét mặt hoảng hốt của chồng; - rồi cho tìm em nhé, - và nàng trở vào buồng. Levin đi đến chỗ ông anh.
Chàng hoàn toàn không hình dung trước được cảnh tượng đang chờ chàng. Chàng nghĩ sẽ gặp ông anh ở trong trạng thái khoái hoạt thường thấy ở người lao, chàng vẫn nghe nói vậy, trạng thái đó từng làm chàng rất ngạc nhiên trong lần anh chàng đến thăm dạo mùa thu. Chàng chắc trước lúc lâm chung sẽ có triệu chứng rõ rệt hơn, như yếu mệt, gầy còm hơn, nhưng dù sao anh chàng có lẽ cũng vẫn gần như trong tình trạng cũ. Chàng dự đoán mình sẽ thương tiếc vì mất người anh yêu quý và sẽ lại cảm thấy nỗi khiếp hãi trước cái chết mà trước kia chàng đã trải qua, nhưng nay ở mức độ mãnh liệt hơn. Và chàng chuẩn bị chờ cái đó; nhưng điều chàng thấy lại khác hẳn.
Trong căn buồng nhỏ nhớp nháp, ván ghép tường quét sơn đầy vết đờm bẩn, cùng tấm vách mỏng mảnh không ngăn được tiếng trò chuyện lọt sang, trong bầu không khí hôi hám vì rác rưởi, trên chiếc giường kê xa tường, một thân hình đắp chăn nằm thườn thượt. Đặt trên mặt chăn là một bàn tay rộng như cái cào, không hiểu sao lại dính liền với một ống suốt dài, khúc đầu khúc giữa đều mảnh như nhau. Cái đầu nằm nghiêng trên gối. Levin nhìn thấy mớ tóc thưa thớt, dính chặt vào hai thái dương bết mồ hôi, và vầng trán cao gần như trong suốt.
"Lẽ nào cái thây ma này lại là anh Nicolai của mình?". Levin thầm nghĩ. Nhưng chàng lại gần, trông rõ mặt và không thể nghi ngờ gì được nữa. Mặc dầu mặt ông ta hốc hác đến phát sợ, Levin chỉ cần nhìn vào đôi mắt tinh nhanh ngước lên nhìn người đang đi tới, trông thấy đôi môi thoáng mấp máy dưới cặp ria mép đẫm mồ hôi, là đủ hiểu rõ sự thật ghê rợn: thây ma này đúng là anh ruột chàng.
Đôi mắt long lanh nghiêm khắc nhìn chàng đầy oán trách. Và cái nhìn đó lập tức xác lập những quan hệ sinh động giữa hai người sống. Levin nhìn thấy sự oán trách biểu lộ trong cặp mắt đăm đăm nhìn chàng và hổ thẹn vì hạnh phúc của mình.
Nicolai mỉm cười khi Konxtantin nắm tay ông. Một nụ cười yếu ớt, gần như không thấy được trong khi đôi mắt vẫn nghiêm khắc.
- Chú không ngờ anh đến nông nỗi này phải không? - ông khó nhọc nói.
- Có… không, - Levin lúng búng nói. - Tại sao anh không báo cho tôi biết sớm hơn, từ dạo tôi cưới vợ ấy? Tôi đã cho tìm anh khắp nơi.
Phải trò chuyện, tránh nín lặng, mà chàng thì không biết nói gì, nhất là ông anh không trả lời mà chỉ ngước mắt nhìn chàng: rõ ràng ông đang gắng hiểu cho ra ý nghĩa từng câu. Levin báo cho anh biết vợ chàng cùng đến. Nicôlai tỏ vẻ hài lòng, nhưng nói ông e làm nàng sợ hãi. Một phút im lặng. Đột nhiên, Nicolai cựa quậy và bắt đầu nói. Qua vẻ mặt, Levin tưởng ông sắp kể với chàng một việc gì rất quan trọng, nhưng Nicolai chỉ nói về tình hình sức khỏe của mình. Ông than phiền về thầy thuốc, tiếc rằng thiếu mặt một danh y ở Moskva và Levin hiểu là ông hãy còn hy vọng.
Lợi dụng giây phút im lặng đầu tiên, Levin đứng dậy muốn thoát khỏi cảm giác bức bối, dù chỉ một lát thôi, và nói là phải đi đón vợ lại.
- Được, Để tôi bảo họ quét dọn đây một tí. Tôi chắc là bẩn và hôi hám lắm phải không. Masa, vào thu dọn đi, - người bệnh khó nhọc nói. - Và khi nào xong rồi thì đi ra, - ông nói thêm với Maria Nicolaievna và nhìn em trai, vẻ dò hỏi.
Levin không trả lời. Khi ra đến hành lang, chàng dừng lại. Chàng đã nói là đi đón vợ, nhưng bây giờ, nhận thức ra cái cảm giác vừa trải qua, trái lại, chàng quyết định sẽ cố khuyên nàng không nên đến chỗ người ốm, "Tại sao nàng phải chịu đựng như mình?" - chàng thầm nghĩ.
- Thế nào, anh ấy ra sao?- Kitty hỏi, vẻ mặt sợ hãi.
- Ồ! Thật là khủng khiếp, khủng khiếp! Tại sao em lại đến đây nhỉ? - Levin nói.
Kitty nín lặng vài giây, ngắm chồng, vẻ rụt rè và khổ sở. Rồi nàng bước đến gần và níu cả hai tay vào cánh tay chồng.
- Koxtia, cứ dẫn em đến chỗ anh ấy, như thế đỡ khổ tâm cho cả hai ta. Cứ dẫn em đến, em van mình, và để mặc em với anh chị ấy, - nàng nói.
- Mình nên hiểu, điều khổ tâm cho em hơn cả là thấy mình mà không được thấy anh ấy, còn nếu ở đó, có lẽ em cũng giúp ích được. Mình nhận lời đi, em van mình, - nàng nói bằng một giọng cầu khẩn, làm như hạnh phúc của nàng tuỳ thuộc vào đó.
Levin đành bằng lòng và sau khi trấn tĩnh, chàng liền cùng Kitty quay lại chỗ ông anh; chàng hoàn toàn quên bẵng Maria Nicolaievna.
Dáng đi nhẹ nhàng, bộ mặt can đảm và thương cảm luôn luôn hướng nhìn về phía chồng, Kitty bước vào buồng người ốm, thong thả quay lại, khe khẽ đóng cửa. Rồi nàng nhanh nhẹn và lặng lẽ bước đến gần giường người ốm, tìm một chỗ ngồi thuận hướng để ông khỏi phải quay đầu lại, cầm bàn tay to lớn trong bàn tay trẻ trung, tươi mát của mình, khe khẽ bóp chặt và với cái tài đặc biệt của phụ nữ là tỏ ra thương cảm mà không làm phật lòng, nàng nói chuyện với ông, vẻ hồ hởi dịu dàng.
- Chúng ta đã gặp nhau ở Xođen, nhưng dạo ấy chưa quen nhau. Chắc anh không ngờ em sẽ trở thành em dâu anh.
- Chắc thím không nhận ra tôi phải không? - ông nói. Khuôn mặt ông sáng lên một nụ cười từ lúc nàng bước vào.
- Ồ! Có chứ. Anh báo cho chúng em biết tin như thế là phải lắm! Koxtia đang lo lắng, ngày nào anh ấy cũng nói với em về anh. Nhưng người ốm phấn khởi không được lâu.
Nàng chưa kịp dứt lời, mặt ông đã lại nghiêm trang, lộ rõ vẻ trách móc và ghen tị của người sắp chết với người sống.
- Em e anh ở đây không được tốt lắm, - nàng nói, tránh cái nhìn đăm đăm của ông và đưa mắt nhìn quanh phòng. - Phải hỏi chủ khách sạn lấy một buồng khác để chúng ta có thể gần nhau, - nàng bảo chồng.
Quyển
5
Chương 18
Chương 18
Levin không thể điềm nhiên nhìn anh trai, không thể tự nhiên
và bình tĩnh trước mặt ông được. Khi bước vào buồng người ốm, cả mắt lẫn sự chú
ý của chàng bất giác nhoà hẳn đi, không nhìn thấy và phân biệt được chi tiết
tình cảnh ông anh. Chàng chỉ ngửi thấy một mùi tởm lợm, nhìn thấy sự bẩn thỉu,
bừa bãi, nghe thấy tiếng rên và cảm thấy bó tay không sao cứu vãn nổi tình cảnh
khủng khiếp đó. Chàng cũng không hề nghĩ đến chuyện phân tích những chi tiết của
tình cảnh đó, chuyện tự hỏi xem cái thân hình đắp chăn kia đang nằm như thế
nào, đôi cẳng chân gầy giơ xương, cái thân, cái lưng được đặt như thế nào và liệu
có thể tìm một tư thế nào tốt hơn không, làm một cái gì đó để người ốm nếu
không dễ chịu hơn thì cũng bớt đau đớn. Một cảm giác ớn lạnh chạy suốt sống
lưng khi chàng nghĩ đến tất cả những chi tiết đó. Chàng tin chắc không còn cách
nào để kéo dài đời sống hoặc giảm bớt đau đớn cho ông. Nhưng ý thức về sự bất lực
hoàn toàn làm chàng đau khổ và bực tức. Do đó, chàng càng khó chịu. Phải ở
trong buồng người ốm thật là một cực hình, nhưng tránh không vào lại càng tệ
hơn, cho nên chàng kiếm đủ mọi cớ linh tinh để luôn luôn đi ra đi vào, không đủ
can đảm ở lại một mình.
Nhưng Kitty lại suy nghĩ, cảm giác và hành động hoàn toàn khác hẳn. Nhìn thấy người ốm, nàng đã chạnh lòng thương. Nhưng tình thương không làm nảy nở trong tâm hồn phụ nữ của nàng cảm giác ghê sợ và kinh tởm như ở Levin mà chỉ khiến nàng thấy cần phải hành động, phải biết đầy đủ, tỉ mỉ về tình hình người ốm và tìm cách săn sóc. Và vì không lúc nào nàng nghi ngờ nhiệm vụ mình là phải săn sóc người ốm, cho nên nàng cũng không hề nghi ngờ khả năng làm được việc đó; cho nên nàng lập tức bắt tay vào việc. Nàng chú ý ngay tới những chi tiết mà chồng chỉ nghĩ tới cũng đủ khiếp sợ rồi. Nàng cho đi mời thầy thuốc, cho mang thuốc đến, sai cô hầu phòng cùng Maria Nicolaievna quét dọn, lau chùi, tự mình giặt giũ quần áo, sửa sang lại giường người ốm, cho mang tới mang lui mọi thứ đồ dùng. Nàng đã mấy lần quay về buồng mình, không hề bận tâm tới những người gặp ngang đường, đem đến nào vải lót giường, áo gối, nào khăn lau tay, áo sơ mi.
Gã bồi đang hầu bàn cho bữa trưa của các kĩ sư ở phòng ăn công cộng nghe nàng gọi, đã mấy lần phải chạy đến, nét mặt hầm hầm tức giận, nhưng không thể trốn tránh những việc nàng sai bảo, vì nàng nói rất khẩn thiết hoà nhã đến nỗi không nỡ nào từ chối. Levin không tán thành mọi cái đó. Chàng không tin người ốm có thể do đó mà thuyên giảm chút nào. Và nhất là chàng còn lo ông anh sẽ nổi giận nữa. Nhưng, mặc dầu ra vẻ thờ ơ với những việc đó, người ốm vẫn không nổi giận; ông chỉ tỏ vẻ bối rối và hình như cũng để ý tới sự chăm sóc của nàng đối với mình. Levin được Kitty phái đi mời bác sĩ và ở đó trở về, lúc mở cửa bước vào, chàng thấy mọi người đang thay quần áo cho người ốm. Chiếc lưng dài trắng phơi trần với đôi xương bả vai to tướng, bộ xương sườn và xương sống nhô ra, và Maria Nicolaievna cùng tên bồi đang lúng túng với đôi tay áo sơ mi, không sao xỏ đôi cánh tay dài cứng đơ của người ốm vào được. Kitty nhanh nhẹn đóng cửa ra vào đằng sau Levin và không nhìn về phía đó; nhưng người ốm bắt đầu rên vì nàng vội tới ngay chỗ ông.
- Nhanh lên! - nàng nói.
- Đừng lại gần, - người ốm cáu kỉnh bảo nàng.
- Để tôi mặc lấy…
- Mình bảo gì? - Nicolaievna hỏi.
Nhưng Kitty đã nghe thấy và hiểu ông ta xấu hổ vì phải cởi trần trước mặt nàng.
- Em không nhìn đâu, không nhìn đâu! - nàng nói và cầm tay anh chồng xỏ vào áo. - Maria Nicolaievna, chị giúp anh ấy ở phía bên kia, - nàng nói thêm.
- Mình giúp em đi lấy cái lọ con ở trong xắc, - nàng bảo chồng, - mình biết chứ, ở cái túi con bên cạnh ấy; mình mang nó lại đây, trong lúc đó bọn em sẽ thu dọn xong cái phòng này.
Khi chàng cầm chiếc lọ con trở lại, Levin thấy người ốm đã nằm xuống. Chung quanh chàng, tất cả đã hoàn toàn thay đổi. Mùi nồng nặc nhường chỗ cho mùi dấm thơm mà Kitty đang bặm môi, phồng đôi má đỏ hồng thổi vào cái ống con phun ra. Bụi bặm đã quét sạch, thảm trải ngay cạnh giường. Trên bàn bày gọn gàng chai lọ, một chồng quần áo và tấm thêu kiểu Anh 1 của Kitty. Một lọ thuốc nước, cây nến và gói thuốc bột đặt trên một cái bàn khác kê cạnh giường người ốm. Còn người ốm đã rửa ráy và chải đầu, mình mặc sơ mi sạch, nằm nghỉ trong tấm mền sạch sẽ, đầu gối lên chồng gối cao; cái cổ gầy nghẹo ngọ thò ra khỏi cổ áo trắng và một tia hi vọng mới hiện lên trong đôi mắt dán chặt vào Kitty.
Levin gặp bác sĩ ở ngoài câu lạc bộ và dẫn đến, đây không phải người vẫn chữa cho Nicolai Levin và thường làm ông bực mình. Bác sĩ chẩn đoán bệnh cho người ốm, lắc đầu, kê đơn rồi căn dặn kĩ lưỡng, trước tiên là cách thức dùng thuốc và sau đó chế độ ăn uống kiêng khem thế nào. Ông ta khuyên nên ăn trứng sống hoặc trứng lòng đào và uống nước suối với sữa nóng tới một nhiệt độ nhất định. Bác sĩ đi rồi, người ốm nói vài lời với em trai, Levin chỉ nghe ra mấy tiếng cuối: "Katya của chú" 2, nhưng qua cặp mắt ông nhìn vợ chàng, Levin biết ông khen ngợi nàng. Rồi ông kêu Katya đến, vẫn gọi nàng bằng cái tên đó.
- Tôi khá hơn nhiều lắm rồi, - ông nói.
- Giá có thím thì có lẽ tôi đã khỏi bệnh từ lâu rồi. Tôi dễ chịu lắm! - ông cầm tay nàng và đưa lên môi nhưng hình như sợ làm nàng khó chịu, ông ghìm ngay lại, đặt xuống và chỉ vuốt ve thôi. Kitty nắm chặt bàn tay đó vào hai tay mình.
- Bây giờ, thím trở người cho tôi nằm nghiêng bên trái rồi thím đi ngủ đi, - ông nói. Chỉ có mình Kitty hiểu rõ lời ông. Nàng hiểu rõ vì luôn luôn tự hỏi ông đang cần gì.
- Về phía bên kia, - nàng nói với chồng, - bao giờ anh ấy cũng nằm ngủ nghiêng về phía bên kia; mình hãy trở người cho anh ấy một mình, đừng gọi bồi, thêm phiền ra. Em thì không đủ sức. Thế còn chị? - Nàng hỏi Maria Nicolaievna.
- Tôi sợ lắm, - bà ta trả lời.
Mặc dầu Levin rất khiếp sợ phải ôm trong tay thân hình ghê rợn đó, phải sờ vào những bộ phận cơ thể dưới cái chăn đó mà chàng không muốn biết tới, chàng vẫn làm theo ý vợ. Với vẻ mặt quả quyết, quen thuộc đối với nàng, chàng ôm ngang người ông anh, nhưng mặc dầu rất khoẻ, chàng vẫn kinh ngạc vì sức nặng kì lạ của những chân tay kiệt lực đó. Trong khi chàng trở người cho anh và cảm thấy một cánh tay gầy giơ xương quàng lấy cổ thì Kitty nhanh nhẹn lật gối, phủi bụi và vuốt gọn mớ tóc thưa của Nicolai đã lại dính bết vào hai bên thái dương.
Người ốm nắm lấy tay em trai. Levin cảm thấy ông định làm gì đó với bàn tay mình và đang kéo nó. Chàng để mặt ông làm, trong lòng thổn thức. Cuối cùng, ông đưa tay chàng lên môi hôn. Levin nức nở khóc rung cả người, ra khỏi phòng không nói nên lời.
Chú thích:
1. Broderie anglaise (tiếng Pháp trong nguyên bản).
2. Tên gọi thân mật của Ekaterina (tức Kitty).
Nhưng Kitty lại suy nghĩ, cảm giác và hành động hoàn toàn khác hẳn. Nhìn thấy người ốm, nàng đã chạnh lòng thương. Nhưng tình thương không làm nảy nở trong tâm hồn phụ nữ của nàng cảm giác ghê sợ và kinh tởm như ở Levin mà chỉ khiến nàng thấy cần phải hành động, phải biết đầy đủ, tỉ mỉ về tình hình người ốm và tìm cách săn sóc. Và vì không lúc nào nàng nghi ngờ nhiệm vụ mình là phải săn sóc người ốm, cho nên nàng cũng không hề nghi ngờ khả năng làm được việc đó; cho nên nàng lập tức bắt tay vào việc. Nàng chú ý ngay tới những chi tiết mà chồng chỉ nghĩ tới cũng đủ khiếp sợ rồi. Nàng cho đi mời thầy thuốc, cho mang thuốc đến, sai cô hầu phòng cùng Maria Nicolaievna quét dọn, lau chùi, tự mình giặt giũ quần áo, sửa sang lại giường người ốm, cho mang tới mang lui mọi thứ đồ dùng. Nàng đã mấy lần quay về buồng mình, không hề bận tâm tới những người gặp ngang đường, đem đến nào vải lót giường, áo gối, nào khăn lau tay, áo sơ mi.
Gã bồi đang hầu bàn cho bữa trưa của các kĩ sư ở phòng ăn công cộng nghe nàng gọi, đã mấy lần phải chạy đến, nét mặt hầm hầm tức giận, nhưng không thể trốn tránh những việc nàng sai bảo, vì nàng nói rất khẩn thiết hoà nhã đến nỗi không nỡ nào từ chối. Levin không tán thành mọi cái đó. Chàng không tin người ốm có thể do đó mà thuyên giảm chút nào. Và nhất là chàng còn lo ông anh sẽ nổi giận nữa. Nhưng, mặc dầu ra vẻ thờ ơ với những việc đó, người ốm vẫn không nổi giận; ông chỉ tỏ vẻ bối rối và hình như cũng để ý tới sự chăm sóc của nàng đối với mình. Levin được Kitty phái đi mời bác sĩ và ở đó trở về, lúc mở cửa bước vào, chàng thấy mọi người đang thay quần áo cho người ốm. Chiếc lưng dài trắng phơi trần với đôi xương bả vai to tướng, bộ xương sườn và xương sống nhô ra, và Maria Nicolaievna cùng tên bồi đang lúng túng với đôi tay áo sơ mi, không sao xỏ đôi cánh tay dài cứng đơ của người ốm vào được. Kitty nhanh nhẹn đóng cửa ra vào đằng sau Levin và không nhìn về phía đó; nhưng người ốm bắt đầu rên vì nàng vội tới ngay chỗ ông.
- Nhanh lên! - nàng nói.
- Đừng lại gần, - người ốm cáu kỉnh bảo nàng.
- Để tôi mặc lấy…
- Mình bảo gì? - Nicolaievna hỏi.
Nhưng Kitty đã nghe thấy và hiểu ông ta xấu hổ vì phải cởi trần trước mặt nàng.
- Em không nhìn đâu, không nhìn đâu! - nàng nói và cầm tay anh chồng xỏ vào áo. - Maria Nicolaievna, chị giúp anh ấy ở phía bên kia, - nàng nói thêm.
- Mình giúp em đi lấy cái lọ con ở trong xắc, - nàng bảo chồng, - mình biết chứ, ở cái túi con bên cạnh ấy; mình mang nó lại đây, trong lúc đó bọn em sẽ thu dọn xong cái phòng này.
Khi chàng cầm chiếc lọ con trở lại, Levin thấy người ốm đã nằm xuống. Chung quanh chàng, tất cả đã hoàn toàn thay đổi. Mùi nồng nặc nhường chỗ cho mùi dấm thơm mà Kitty đang bặm môi, phồng đôi má đỏ hồng thổi vào cái ống con phun ra. Bụi bặm đã quét sạch, thảm trải ngay cạnh giường. Trên bàn bày gọn gàng chai lọ, một chồng quần áo và tấm thêu kiểu Anh 1 của Kitty. Một lọ thuốc nước, cây nến và gói thuốc bột đặt trên một cái bàn khác kê cạnh giường người ốm. Còn người ốm đã rửa ráy và chải đầu, mình mặc sơ mi sạch, nằm nghỉ trong tấm mền sạch sẽ, đầu gối lên chồng gối cao; cái cổ gầy nghẹo ngọ thò ra khỏi cổ áo trắng và một tia hi vọng mới hiện lên trong đôi mắt dán chặt vào Kitty.
Levin gặp bác sĩ ở ngoài câu lạc bộ và dẫn đến, đây không phải người vẫn chữa cho Nicolai Levin và thường làm ông bực mình. Bác sĩ chẩn đoán bệnh cho người ốm, lắc đầu, kê đơn rồi căn dặn kĩ lưỡng, trước tiên là cách thức dùng thuốc và sau đó chế độ ăn uống kiêng khem thế nào. Ông ta khuyên nên ăn trứng sống hoặc trứng lòng đào và uống nước suối với sữa nóng tới một nhiệt độ nhất định. Bác sĩ đi rồi, người ốm nói vài lời với em trai, Levin chỉ nghe ra mấy tiếng cuối: "Katya của chú" 2, nhưng qua cặp mắt ông nhìn vợ chàng, Levin biết ông khen ngợi nàng. Rồi ông kêu Katya đến, vẫn gọi nàng bằng cái tên đó.
- Tôi khá hơn nhiều lắm rồi, - ông nói.
- Giá có thím thì có lẽ tôi đã khỏi bệnh từ lâu rồi. Tôi dễ chịu lắm! - ông cầm tay nàng và đưa lên môi nhưng hình như sợ làm nàng khó chịu, ông ghìm ngay lại, đặt xuống và chỉ vuốt ve thôi. Kitty nắm chặt bàn tay đó vào hai tay mình.
- Bây giờ, thím trở người cho tôi nằm nghiêng bên trái rồi thím đi ngủ đi, - ông nói. Chỉ có mình Kitty hiểu rõ lời ông. Nàng hiểu rõ vì luôn luôn tự hỏi ông đang cần gì.
- Về phía bên kia, - nàng nói với chồng, - bao giờ anh ấy cũng nằm ngủ nghiêng về phía bên kia; mình hãy trở người cho anh ấy một mình, đừng gọi bồi, thêm phiền ra. Em thì không đủ sức. Thế còn chị? - Nàng hỏi Maria Nicolaievna.
- Tôi sợ lắm, - bà ta trả lời.
Mặc dầu Levin rất khiếp sợ phải ôm trong tay thân hình ghê rợn đó, phải sờ vào những bộ phận cơ thể dưới cái chăn đó mà chàng không muốn biết tới, chàng vẫn làm theo ý vợ. Với vẻ mặt quả quyết, quen thuộc đối với nàng, chàng ôm ngang người ông anh, nhưng mặc dầu rất khoẻ, chàng vẫn kinh ngạc vì sức nặng kì lạ của những chân tay kiệt lực đó. Trong khi chàng trở người cho anh và cảm thấy một cánh tay gầy giơ xương quàng lấy cổ thì Kitty nhanh nhẹn lật gối, phủi bụi và vuốt gọn mớ tóc thưa của Nicolai đã lại dính bết vào hai bên thái dương.
Người ốm nắm lấy tay em trai. Levin cảm thấy ông định làm gì đó với bàn tay mình và đang kéo nó. Chàng để mặt ông làm, trong lòng thổn thức. Cuối cùng, ông đưa tay chàng lên môi hôn. Levin nức nở khóc rung cả người, ra khỏi phòng không nói nên lời.
Chú thích:
1. Broderie anglaise (tiếng Pháp trong nguyên bản).
2. Tên gọi thân mật của Ekaterina (tức Kitty).
Quyển
5
Chương 19
Chương 19
"Người đã vạch cho trẻ nhỏ biết những điều Người giấu
các nhà hiền triết và các bậc trí nhân", Levin thầm nghĩ khi trò chuyện với
vợ tối đó.
Sở dĩ Levin nghĩ tới câu đó trong kinh Phúc âm, không phải vì chàng tự cho mình là hiền triết. Chàng không tự cho mình là hiền triết, nhưng không thể không biết mình thông minh hơn vợ và Agafia Mikhailovna, mặt khác, chàng cũng hiểu khi nghĩ đến cái chết, chàng đã nghĩ với tất cả sức lực tâm hồn. Chàng lại biết, vì đã đọc những suy nghĩ của họ về vấn đề đó, rất nhiều vĩ nhân cũng từng nghĩ đến cái chết nhưng không khám phá được lấy một phần trăm những điều vợ chàng và Agafia Mikhailovna hiểu về nó. Agafia Mikhailovna và Katya - như ông anh Nicolai thường gọi và Levin bây giờ cũng thích gọi thế - hai người đàn bà rất khác nhau lại hoàn toàn giống nhau về phương diện này. Không chút nghi ngờ, họ hiểu thế nào là sự sống và thế nào là cái chết, và mặc dầu không trả lời được những vấn đề đặt ra với Levin và cũng không hiểu nổi những vấn đề ấy, họ vẫn không hề ngờ vực ý nghĩa của hiện tượng đó và cùng chung một quan điểm với hàng triệu người khác. Họ tỏ ra hiểu biết sâu sắc về ý nghĩa cái chết: không một phút do dự, họ biết cách cư xử với kẻ hấp hối và không hề ghê sợ. Levin và rất nhiều người khác, mặc dầu có khả năng suy nghĩ khá nhiều về cái chết, rõ ràng vẫn không hiểu tại sao mình lại sợ cái chết và hoàn toàn không biết làm gì khi có người hấp hối. Nếu lúc này Levin ở một mình với ông anh Nicolai, hẳn chàng sẽ khiếp sợ ngắm ông ta, sẽ chờ đợi với một nỗi khiếp sợ còn lớn hơn thế nữa và không biết làm gì khác.
Hơn nữa, chàng cũng không biết nói gì, xử sự thế nào, đi đứng ra sao. Nói chuyện bâng quơ thì xấu hổ; nói đến cái chết, đến chuyện buồn, thì không nên. Im lặng cũng không được. "Nếu mình nhìn anh ấy, anh ấy sẽ tưởng mình nghiên cứu anh ấy, mình sợ hãi; nếu không nhìn, anh ấy lại tưởng mình nghĩ tới việc khác; nếu đi rón rén trên đầu ngón chân, anh ấy sẽ bực tức, mà đi lại ầm ĩ thì không dám". Kitty rõ ràng không nghĩ và cũng không có thời giờ nghĩ tới bản thân nàng; nàng nghĩ tới người ốm vì biết những điều cần làm và thu xếp rất chu tất. Nàng kể cho ông nghe chuyện mình, chuyện đám cưới, nàng mỉm cười, đầy vẻ thương xót, hết sức săn sóc ông, kể cho ông nghe những trường hợp khỏi bệnh, và mọi việc đều trôi chảy; như thế, tức là nàng có biết. Và những hoạt động của nàng, cũng như của Agafia Mikhailovna, không phải là bản năng, thú vật, không suy xét, vì ngoài những săn sóc về thể xác, làm dịu đau đớn, cả Agafia Mikhailovna lẫn Kitty đều đòi hỏi phải mang lại cho kẻ hấp hối một cái gì còn quan trọng hơn cả sự săn sóc và không liên quan gì với đời sống thể xác. Agafia Mikhailovna khi nhắc tới một ông già vừa mới chết có nói: "Đội ơn Chúa, ông lão đã chịu lễ ban thánh thể, được làm phép rửa tội, cầu Chúa cho mỗi người đều được chết như thế!". Katya cũng vậy, ngoài mọi lo lắng về quần áo, thuốc men, bông băng, ngay từ hôm đầu đã thuyết phục được người ốm về sự cần thiết phải chịu lễ ban thánh thể và chịu phép lâm chung rửa tội.
Buổi tối, khi Levin quay về buồng riêng, chàng cứ ngồi yên, đầu cúi gằm, không biết làm gì. Chàng không thể ăn tối, sửa soạn chỗ ngủ, suy nghĩ về những việc sẽ phải làm, chàng cũng không dám nói chuyện với vợ: chàng cảm thấy ân hận. Kitty trái lại, càng hoạt bát hơn ngày thường. Nàng sai dọn ăn tối, tự mình tháo hành lí, giúp việc trải giường và không quên rắc bột sát trùng lên giường. Ở nàng toát ra cái sôi nổi, cái khả năng nhận xét nhanh nhạy thường thấy ở những trang nam nhi trước khi xung trận, trước cuộc đấu tranh, trong nguy hiểm hoặc vào những phút quyết định đời mình, những phút mà người đàn ông dứt khoát trổ hết tài trí và tỏ rằng quá khứ không uổng phí vô ích mà chỉ là chuẩn bị cho giây phút hiện tại.
Chưa đến nửa đêm mà mọi cái đã đâu vào đấy; đồ đạc bày biện theo sở thích riêng và gian buồng trở nên giống căn nhà họ: giường đã trải xong, bàn chải, lược gương bày trên bàn, khăn mặt treo lên.
Levin thấy không thể ăn, ngủ, thậm chí cả trò chuyện nữa và cảm thấy mỗi cử chỉ của mình đều luống cuống. Còn nàng thì vẫn xếp bàn chải, nhưng mọi việc nàng làm đều không có chút gì là chướng cả. Tuy nhiên, cả hai đều không ăn gì và khuya rồi vẫn chưa chợp mắt, thậm chí cũng không định đi nằm nữa.
- Em rất hài lòng đã thuyết phục Được anh ấy đồng ý chịu lễ rửa tội ngày mai, - nàng nói, và mình khoác áo choàng ngồi xuống trước tấm gương dùng khi đi đường, chải mái tóc mềm và thơm bằng chiếc lược xinh xắn.
- Em chưa bao giờ được xem làm lễ rửa tội, nhưng mẹ nói người ta còn cầu kinh để chữa bệnh nữa.
- Chắc em không tin anh ấy có thể khỏi được chứ, - Levin nói, mắt nhìn đường ngôi hẹp đằng sau mái đầu tròn nhỏ luôn luôn biến mất mỗi lần nàng đưa lược chải về đằng trước.
- Em đã hỏi bác sĩ: ông ta bảo anh ấy không sống nổi quá ba ngày nữa đâu. Nhưng chắc gì họ biết đích xác? Dù sao em cũng rất hài lòng đã thuyết phục được anh ấy, - nàng nói, khẽ liếc nhìn chàng qua mớ tóc. - Mọi việc đều có thể xảy ra, - nàng nói thêm với cái vẻ đặc biệt, hơi láu lỉnh thường thấy trên mặt nàng mỗi khi bàn đến tôn giáo.
Kể từ sau lần giãi bày tâm sự hồi sắp cưới, cả hai đều không bao giờ nhắc đến vấn đề đó nữa, nhưng nàng vẫn làm tròn công việc bổn đạo với lòng tin bình thản là đã làm tròn phận sự. Mặc dầu chàng đã nói rõ quan niệm ngược lại của mình, nàng vẫn đinh ninh rằng nếu chàng không ngoan đạo hơn thì cũng bằng mình và tất cả những lời chàng nói về việc đó chỉ là một cách bông lơn của đàn ông, như khi chàng nói về tấm thêu kiểu Anh 1. "Những người đứng đắn thì mạng lại những lỗ rách, còn em, em lại mua vui bằng cách khoét nó ra" v.v…
- Phải, cái chị Maria Nicolaievna, chị ta không biết cách thu xếp những loại việc đó, - Levin nói. - Còn… anh phải thú nhận là anh rất hài lòng về việc em đã cùng đến đây. Em trong trắng đến nỗi… - chàng cầm tay nàng nhưng không hôn (hẳn chàng thấy hôn tay khi có người sắp chết kề bên là bất tiện) nắm chặt lấy và nhìn vào đôi mắt sáng long lanh của nàng với một vẻ phạm lỗi.
- Nếu chỉ có mình anh đến thì thật kinh khủng quá nàng nói và giơ hai cánh tay lên che đôi má đỏ bừng, vì vui sướng, cuốn tròn bím tóc trên gáy và lấy trâm cài lại.
- Phải, - nàng nói tiếp, - chị ấy không biết… Còn em, may quá, em đã học được rất nhiều ở Xođen.
- Ở đó có người ốm nặng như thế này không?
- Còn nặng hơn nữa kia.
- Điều kinh khủng nhất là anh không thể không nhớ lại hình ảnh anh ấy hồi còn trẻ… Em không thể tin trước kia anh ấy là một thanh niên đáng yêu như thế nào… nhưng hồi đó, anh chưa hiểu rõ anh ấy.
- Có chứ, em tin, rất tin thế. Đáng lẽ chúng mình thân với anh ấy từ trước mới phải, - nàng nói và bỗng lo sợ vì những lời thốt ra; nàng quay lại chồng và rưng rưng nước mắt.
- Phải, lẽ ra nên thế từ trước mới đúng, - chàng buồn rầu nói.
- Anh ấy chính thuộc loại người mà ta nói là sinh ra không hợp thời thế này.
- Chúng ta còn phải vất vả nhiều ngày nữa đấy, đi ngủ thôi, - Kitty nói, sau khi xem giờ ở chiếc đồng hồ nhỏ xíu.
CÁI CHẾT
Hôm sau, bệnh nhân chịu lễ ban thánh thể và chịu phép lâm chung rửa tội. Trong buổi lễ, Nicolai Levin đã sôi nổi cầu nguyện. Đôi mắt ông mở to chăm chú nhìn bức tượng thánh đặt trên bàn đánh bài phủ tấm khăn nhuộm màu, lộ rõ một niềm hi vọng thiết tha đến nỗi Levin phát hoảng. Chàng biết những lời cầu nguyện những hi vọng đó sẽ càng làm nặng nề thêm việc xa lìa cuộc sống mà ông xiết bao yêu quý. Levin hiểu rõ anh trai và quá trình tư tưởng của ông; chàng biết việc ông không tin đạo tuyệt nhiên không xuất phát từ chỗ ông cho rằng sống không tín ngưỡng vẫn dễ dàng hơn, mà do những giải thích theo khoa học đương thời về những hiện tượng trên thế gian, từng bước một, đã đánh bạt tín ngưỡng của ông, cho nên chàng hiểu sự khôi phục tín ngưỡng hiện nay của anh hoàn toàn không phải là kết quả bình thường của vận động trí tuệ mà là một nhượng bộ tạm thời, vụ lợi, với hi vọng phi lí là sẽ khỏi bệnh. Levin cũng biết Kitty đã củng cố hi vọng đó bằng những chuyện khỏi bệnh thần kì. Chàng biết mọi việc đó, và rất đỗi khổ tâm khi trông thấy cái nhìn cầu khẩn, tràn đầy hi vọng cùng bàn tay gầy đét khó nhọc giơ lên vầng trán xương xẩu để làm dấu thánh giá, đôi vai xo ro, bộ ngực lép kẹp thở khò khè đã đến lúc không đủ sức chứa cuộc sống mà người bệnh cầu xin. Trong khi làm lễ, Levin đã làm cái mà chàng, vốn không tin đạo, từng làm hàng nghìn lần rồi. Chàng nói với Chúa: "Nếu quả Người có thực, hãy làm cho người này khỏi bệnh, và thế là Người đã cứu cả hai chúng tôi".
Sau lễ rửa tội, người bệnh bỗng nhiên cảm thấy khoẻ khoắn hơn nhiều. Cả một giờ sau đó, ông không ho lần nào; ông mỉm cười, vừa hôn tay Kitty, vừa rơm rớm nước mắt cảm ơn nàng, và cho biết ông thấy dễ chịu, không đau chỗ nào nữa, thấy trở lại khỏe mạnh và thèm ăn. Ông còn ngồi nhổm dậy một mình khi xúp mang tới và đòi ăn thịt băm viên. Tuy hết mọi hy vọng, và mặc dầu chỉ nhìn vẻ mặt người ốm cũng biết chắc không thể khỏi được, Levin và cả Kitty đều sống giờ phút đó với tâm trạng phấn khởi sung sướng, xen lẫn nỗi lo bị nhầm lẫn.
- Anh ấy có khá hơn không? - Có, khá hơn nhiều lắm. - Thật kỳ lạ! - Chẳng có gì kỳ lạ hết! Quả là anh ấy có khoẻ hơn thật, họ thì thầm và mỉm cười với nhau.
Ảo tưởng đó không kéo dài được bao lâu. Người bệnh ngủ yên giấc, nhưng nửa giờ sau, cơn ho đánh thức ông dậy. Và đột nhiên, mọi hi vọng biến mất ở bàn thân ông ta cũng như ở mọi người xung quanh. Thực tế cơn bệnh đã phá tan mọi hy vọng.
Không buồn đả động tới điều trước đây nửa giờ ông còn tin tưởng, dường như chỉ nhớ tới cũng đủ hổ thẹn, ông đòi hít thuốc i ốt. Levin đưa cho ông chiếc lọ con bọc một mảnh giấy châm thủng lỗ chỗ. Ông vẫn nhìn chàng bằng cặp mắt hy vọng mãnh liệt như khi chịu lễ lâm chung rửa tội, tựa hồ đang chờ đợi sự chứng thực cho lời nói thầy thuốc bảo đảm việc hít thuốc i ốt sẽ đưa đến hiệu quả thần kì.
- Kitty có đấy không? - ông hỏi, giọng khàn khàn, liếc nhìn chung quanh, trong khi Levin miễn cưỡng nhắc lại cho ông nghe những lời thầy thuốc. - Không à, nếu thế tôi có thể nói được… chính vì thím ấy mà tôi đóng kịch đó thôi. Thím ấy tốt quá, nhưng còn tôi với chú, ta không thể hi vọng hão được. Tôi chỉ tin có cái này thôi, - ông nói, nắm chặt chiếc lọ trong bàn tay xương xẩu, và hối hả hít thuốc.
Đến tám giờ tối, Levin đang cùng vợ ngồi uống trà ở buồng riêng thì Maria Nicolaievna thở hổn hển chạy bổ vào.
- Anh ấy đang hấp hối! - bà ta lắp bắp nói. - Tôi e chết đến nơi mất.
Cả hai người chạy đến buồng ông ta. Ông ngồi trên giường tì một bên khuỷu tay, lưng gù xuống, đầu cúi gằm.
- Anh thấy thế nào? - Levin thì thầm hỏi sau một lát im lặng.
- Tôi thấy tôi đang đi đây, - Nicolai nói, gắng gượng nhưng rành rọt lạ thường, chậm rãi lẩy từng chữ ra khỏi lồng ngực. Ông không ngửng đầu mà chỉ ngước mắt nhìn lên nhưng không tới nổi mặt em trai.
- Katya, thím ra đi! - ông lại nói thêm.
Levin đứng phắt dậy, và giọng nghiêm nghị, khẽ bảo vợ đi ra.
- Tôi sắp đi thôi, - ông nhắc lại.
- Tại sao anh lại tin như vậy? - Levin nói cho có chuyện.
- Vì tôi sắp đi đây, - ông nhắc lại như ưa thích câu đó. - Thế là hết.
Maria Nicolaievna đến gần.
- Mình nằm xuống dễ chịu hơn, - bà ta nói.
- Tôi cũng sắp sửa nằm thôi, - ông nói, giọng dịu dàng, rồi lại nói thêm, vẻ nhạo báng, tức giận, - sắp chết thôi. Nhưng cho tôi nằm xuống cũng được, tuỳ các người.
Levin đặt anh nằm ngửa, ngồi xuống cạnh và nín thở, ngắm nghía khuôn mặt ông ta. Kẻ hấp hối nhằm mắt lại, những thớ thịt ở trán đôi lúc lại động đậy như đang căng hết trí não suy nghĩ sâu xa. Levin bất giác cũng nghĩ tới điều đang diễn biến trong ông lúc này, nhưng mặc dầu đã gắng hết sức theo dõi, chàng chỉ cần nhìn vẻ mặt bình thản và nghiêm nghị cùng những thớ thịt đang giần giật trên đôi lông mày kẻ hấp hối, cũng đủ biết ông ta đã khám phá mỗi lúc một rõ ràng cái điều còn mờ mịt đối với Levin.
- Phải, phải, ra thế đấy, người hấp hối thong thả nói dóng một - Khoan đã, - ông ta lại nín lặng. - Thế đấy, - ông đột nhiên nói, giọng quả quyết như thể mọi đều đã giải quyết xong. - Ôi! Lạy Chúa tôi! - ông kêu lên và thở dài đánh thượt.
Maria Nicolaievna sờ chân ông.
Sở dĩ Levin nghĩ tới câu đó trong kinh Phúc âm, không phải vì chàng tự cho mình là hiền triết. Chàng không tự cho mình là hiền triết, nhưng không thể không biết mình thông minh hơn vợ và Agafia Mikhailovna, mặt khác, chàng cũng hiểu khi nghĩ đến cái chết, chàng đã nghĩ với tất cả sức lực tâm hồn. Chàng lại biết, vì đã đọc những suy nghĩ của họ về vấn đề đó, rất nhiều vĩ nhân cũng từng nghĩ đến cái chết nhưng không khám phá được lấy một phần trăm những điều vợ chàng và Agafia Mikhailovna hiểu về nó. Agafia Mikhailovna và Katya - như ông anh Nicolai thường gọi và Levin bây giờ cũng thích gọi thế - hai người đàn bà rất khác nhau lại hoàn toàn giống nhau về phương diện này. Không chút nghi ngờ, họ hiểu thế nào là sự sống và thế nào là cái chết, và mặc dầu không trả lời được những vấn đề đặt ra với Levin và cũng không hiểu nổi những vấn đề ấy, họ vẫn không hề ngờ vực ý nghĩa của hiện tượng đó và cùng chung một quan điểm với hàng triệu người khác. Họ tỏ ra hiểu biết sâu sắc về ý nghĩa cái chết: không một phút do dự, họ biết cách cư xử với kẻ hấp hối và không hề ghê sợ. Levin và rất nhiều người khác, mặc dầu có khả năng suy nghĩ khá nhiều về cái chết, rõ ràng vẫn không hiểu tại sao mình lại sợ cái chết và hoàn toàn không biết làm gì khi có người hấp hối. Nếu lúc này Levin ở một mình với ông anh Nicolai, hẳn chàng sẽ khiếp sợ ngắm ông ta, sẽ chờ đợi với một nỗi khiếp sợ còn lớn hơn thế nữa và không biết làm gì khác.
Hơn nữa, chàng cũng không biết nói gì, xử sự thế nào, đi đứng ra sao. Nói chuyện bâng quơ thì xấu hổ; nói đến cái chết, đến chuyện buồn, thì không nên. Im lặng cũng không được. "Nếu mình nhìn anh ấy, anh ấy sẽ tưởng mình nghiên cứu anh ấy, mình sợ hãi; nếu không nhìn, anh ấy lại tưởng mình nghĩ tới việc khác; nếu đi rón rén trên đầu ngón chân, anh ấy sẽ bực tức, mà đi lại ầm ĩ thì không dám". Kitty rõ ràng không nghĩ và cũng không có thời giờ nghĩ tới bản thân nàng; nàng nghĩ tới người ốm vì biết những điều cần làm và thu xếp rất chu tất. Nàng kể cho ông nghe chuyện mình, chuyện đám cưới, nàng mỉm cười, đầy vẻ thương xót, hết sức săn sóc ông, kể cho ông nghe những trường hợp khỏi bệnh, và mọi việc đều trôi chảy; như thế, tức là nàng có biết. Và những hoạt động của nàng, cũng như của Agafia Mikhailovna, không phải là bản năng, thú vật, không suy xét, vì ngoài những săn sóc về thể xác, làm dịu đau đớn, cả Agafia Mikhailovna lẫn Kitty đều đòi hỏi phải mang lại cho kẻ hấp hối một cái gì còn quan trọng hơn cả sự săn sóc và không liên quan gì với đời sống thể xác. Agafia Mikhailovna khi nhắc tới một ông già vừa mới chết có nói: "Đội ơn Chúa, ông lão đã chịu lễ ban thánh thể, được làm phép rửa tội, cầu Chúa cho mỗi người đều được chết như thế!". Katya cũng vậy, ngoài mọi lo lắng về quần áo, thuốc men, bông băng, ngay từ hôm đầu đã thuyết phục được người ốm về sự cần thiết phải chịu lễ ban thánh thể và chịu phép lâm chung rửa tội.
Buổi tối, khi Levin quay về buồng riêng, chàng cứ ngồi yên, đầu cúi gằm, không biết làm gì. Chàng không thể ăn tối, sửa soạn chỗ ngủ, suy nghĩ về những việc sẽ phải làm, chàng cũng không dám nói chuyện với vợ: chàng cảm thấy ân hận. Kitty trái lại, càng hoạt bát hơn ngày thường. Nàng sai dọn ăn tối, tự mình tháo hành lí, giúp việc trải giường và không quên rắc bột sát trùng lên giường. Ở nàng toát ra cái sôi nổi, cái khả năng nhận xét nhanh nhạy thường thấy ở những trang nam nhi trước khi xung trận, trước cuộc đấu tranh, trong nguy hiểm hoặc vào những phút quyết định đời mình, những phút mà người đàn ông dứt khoát trổ hết tài trí và tỏ rằng quá khứ không uổng phí vô ích mà chỉ là chuẩn bị cho giây phút hiện tại.
Chưa đến nửa đêm mà mọi cái đã đâu vào đấy; đồ đạc bày biện theo sở thích riêng và gian buồng trở nên giống căn nhà họ: giường đã trải xong, bàn chải, lược gương bày trên bàn, khăn mặt treo lên.
Levin thấy không thể ăn, ngủ, thậm chí cả trò chuyện nữa và cảm thấy mỗi cử chỉ của mình đều luống cuống. Còn nàng thì vẫn xếp bàn chải, nhưng mọi việc nàng làm đều không có chút gì là chướng cả. Tuy nhiên, cả hai đều không ăn gì và khuya rồi vẫn chưa chợp mắt, thậm chí cũng không định đi nằm nữa.
- Em rất hài lòng đã thuyết phục Được anh ấy đồng ý chịu lễ rửa tội ngày mai, - nàng nói, và mình khoác áo choàng ngồi xuống trước tấm gương dùng khi đi đường, chải mái tóc mềm và thơm bằng chiếc lược xinh xắn.
- Em chưa bao giờ được xem làm lễ rửa tội, nhưng mẹ nói người ta còn cầu kinh để chữa bệnh nữa.
- Chắc em không tin anh ấy có thể khỏi được chứ, - Levin nói, mắt nhìn đường ngôi hẹp đằng sau mái đầu tròn nhỏ luôn luôn biến mất mỗi lần nàng đưa lược chải về đằng trước.
- Em đã hỏi bác sĩ: ông ta bảo anh ấy không sống nổi quá ba ngày nữa đâu. Nhưng chắc gì họ biết đích xác? Dù sao em cũng rất hài lòng đã thuyết phục được anh ấy, - nàng nói, khẽ liếc nhìn chàng qua mớ tóc. - Mọi việc đều có thể xảy ra, - nàng nói thêm với cái vẻ đặc biệt, hơi láu lỉnh thường thấy trên mặt nàng mỗi khi bàn đến tôn giáo.
Kể từ sau lần giãi bày tâm sự hồi sắp cưới, cả hai đều không bao giờ nhắc đến vấn đề đó nữa, nhưng nàng vẫn làm tròn công việc bổn đạo với lòng tin bình thản là đã làm tròn phận sự. Mặc dầu chàng đã nói rõ quan niệm ngược lại của mình, nàng vẫn đinh ninh rằng nếu chàng không ngoan đạo hơn thì cũng bằng mình và tất cả những lời chàng nói về việc đó chỉ là một cách bông lơn của đàn ông, như khi chàng nói về tấm thêu kiểu Anh 1. "Những người đứng đắn thì mạng lại những lỗ rách, còn em, em lại mua vui bằng cách khoét nó ra" v.v…
- Phải, cái chị Maria Nicolaievna, chị ta không biết cách thu xếp những loại việc đó, - Levin nói. - Còn… anh phải thú nhận là anh rất hài lòng về việc em đã cùng đến đây. Em trong trắng đến nỗi… - chàng cầm tay nàng nhưng không hôn (hẳn chàng thấy hôn tay khi có người sắp chết kề bên là bất tiện) nắm chặt lấy và nhìn vào đôi mắt sáng long lanh của nàng với một vẻ phạm lỗi.
- Nếu chỉ có mình anh đến thì thật kinh khủng quá nàng nói và giơ hai cánh tay lên che đôi má đỏ bừng, vì vui sướng, cuốn tròn bím tóc trên gáy và lấy trâm cài lại.
- Phải, - nàng nói tiếp, - chị ấy không biết… Còn em, may quá, em đã học được rất nhiều ở Xođen.
- Ở đó có người ốm nặng như thế này không?
- Còn nặng hơn nữa kia.
- Điều kinh khủng nhất là anh không thể không nhớ lại hình ảnh anh ấy hồi còn trẻ… Em không thể tin trước kia anh ấy là một thanh niên đáng yêu như thế nào… nhưng hồi đó, anh chưa hiểu rõ anh ấy.
- Có chứ, em tin, rất tin thế. Đáng lẽ chúng mình thân với anh ấy từ trước mới phải, - nàng nói và bỗng lo sợ vì những lời thốt ra; nàng quay lại chồng và rưng rưng nước mắt.
- Phải, lẽ ra nên thế từ trước mới đúng, - chàng buồn rầu nói.
- Anh ấy chính thuộc loại người mà ta nói là sinh ra không hợp thời thế này.
- Chúng ta còn phải vất vả nhiều ngày nữa đấy, đi ngủ thôi, - Kitty nói, sau khi xem giờ ở chiếc đồng hồ nhỏ xíu.
CÁI CHẾT
Hôm sau, bệnh nhân chịu lễ ban thánh thể và chịu phép lâm chung rửa tội. Trong buổi lễ, Nicolai Levin đã sôi nổi cầu nguyện. Đôi mắt ông mở to chăm chú nhìn bức tượng thánh đặt trên bàn đánh bài phủ tấm khăn nhuộm màu, lộ rõ một niềm hi vọng thiết tha đến nỗi Levin phát hoảng. Chàng biết những lời cầu nguyện những hi vọng đó sẽ càng làm nặng nề thêm việc xa lìa cuộc sống mà ông xiết bao yêu quý. Levin hiểu rõ anh trai và quá trình tư tưởng của ông; chàng biết việc ông không tin đạo tuyệt nhiên không xuất phát từ chỗ ông cho rằng sống không tín ngưỡng vẫn dễ dàng hơn, mà do những giải thích theo khoa học đương thời về những hiện tượng trên thế gian, từng bước một, đã đánh bạt tín ngưỡng của ông, cho nên chàng hiểu sự khôi phục tín ngưỡng hiện nay của anh hoàn toàn không phải là kết quả bình thường của vận động trí tuệ mà là một nhượng bộ tạm thời, vụ lợi, với hi vọng phi lí là sẽ khỏi bệnh. Levin cũng biết Kitty đã củng cố hi vọng đó bằng những chuyện khỏi bệnh thần kì. Chàng biết mọi việc đó, và rất đỗi khổ tâm khi trông thấy cái nhìn cầu khẩn, tràn đầy hi vọng cùng bàn tay gầy đét khó nhọc giơ lên vầng trán xương xẩu để làm dấu thánh giá, đôi vai xo ro, bộ ngực lép kẹp thở khò khè đã đến lúc không đủ sức chứa cuộc sống mà người bệnh cầu xin. Trong khi làm lễ, Levin đã làm cái mà chàng, vốn không tin đạo, từng làm hàng nghìn lần rồi. Chàng nói với Chúa: "Nếu quả Người có thực, hãy làm cho người này khỏi bệnh, và thế là Người đã cứu cả hai chúng tôi".
Sau lễ rửa tội, người bệnh bỗng nhiên cảm thấy khoẻ khoắn hơn nhiều. Cả một giờ sau đó, ông không ho lần nào; ông mỉm cười, vừa hôn tay Kitty, vừa rơm rớm nước mắt cảm ơn nàng, và cho biết ông thấy dễ chịu, không đau chỗ nào nữa, thấy trở lại khỏe mạnh và thèm ăn. Ông còn ngồi nhổm dậy một mình khi xúp mang tới và đòi ăn thịt băm viên. Tuy hết mọi hy vọng, và mặc dầu chỉ nhìn vẻ mặt người ốm cũng biết chắc không thể khỏi được, Levin và cả Kitty đều sống giờ phút đó với tâm trạng phấn khởi sung sướng, xen lẫn nỗi lo bị nhầm lẫn.
- Anh ấy có khá hơn không? - Có, khá hơn nhiều lắm. - Thật kỳ lạ! - Chẳng có gì kỳ lạ hết! Quả là anh ấy có khoẻ hơn thật, họ thì thầm và mỉm cười với nhau.
Ảo tưởng đó không kéo dài được bao lâu. Người bệnh ngủ yên giấc, nhưng nửa giờ sau, cơn ho đánh thức ông dậy. Và đột nhiên, mọi hi vọng biến mất ở bàn thân ông ta cũng như ở mọi người xung quanh. Thực tế cơn bệnh đã phá tan mọi hy vọng.
Không buồn đả động tới điều trước đây nửa giờ ông còn tin tưởng, dường như chỉ nhớ tới cũng đủ hổ thẹn, ông đòi hít thuốc i ốt. Levin đưa cho ông chiếc lọ con bọc một mảnh giấy châm thủng lỗ chỗ. Ông vẫn nhìn chàng bằng cặp mắt hy vọng mãnh liệt như khi chịu lễ lâm chung rửa tội, tựa hồ đang chờ đợi sự chứng thực cho lời nói thầy thuốc bảo đảm việc hít thuốc i ốt sẽ đưa đến hiệu quả thần kì.
- Kitty có đấy không? - ông hỏi, giọng khàn khàn, liếc nhìn chung quanh, trong khi Levin miễn cưỡng nhắc lại cho ông nghe những lời thầy thuốc. - Không à, nếu thế tôi có thể nói được… chính vì thím ấy mà tôi đóng kịch đó thôi. Thím ấy tốt quá, nhưng còn tôi với chú, ta không thể hi vọng hão được. Tôi chỉ tin có cái này thôi, - ông nói, nắm chặt chiếc lọ trong bàn tay xương xẩu, và hối hả hít thuốc.
Đến tám giờ tối, Levin đang cùng vợ ngồi uống trà ở buồng riêng thì Maria Nicolaievna thở hổn hển chạy bổ vào.
- Anh ấy đang hấp hối! - bà ta lắp bắp nói. - Tôi e chết đến nơi mất.
Cả hai người chạy đến buồng ông ta. Ông ngồi trên giường tì một bên khuỷu tay, lưng gù xuống, đầu cúi gằm.
- Anh thấy thế nào? - Levin thì thầm hỏi sau một lát im lặng.
- Tôi thấy tôi đang đi đây, - Nicolai nói, gắng gượng nhưng rành rọt lạ thường, chậm rãi lẩy từng chữ ra khỏi lồng ngực. Ông không ngửng đầu mà chỉ ngước mắt nhìn lên nhưng không tới nổi mặt em trai.
- Katya, thím ra đi! - ông lại nói thêm.
Levin đứng phắt dậy, và giọng nghiêm nghị, khẽ bảo vợ đi ra.
- Tôi sắp đi thôi, - ông nhắc lại.
- Tại sao anh lại tin như vậy? - Levin nói cho có chuyện.
- Vì tôi sắp đi đây, - ông nhắc lại như ưa thích câu đó. - Thế là hết.
Maria Nicolaievna đến gần.
- Mình nằm xuống dễ chịu hơn, - bà ta nói.
- Tôi cũng sắp sửa nằm thôi, - ông nói, giọng dịu dàng, rồi lại nói thêm, vẻ nhạo báng, tức giận, - sắp chết thôi. Nhưng cho tôi nằm xuống cũng được, tuỳ các người.
Levin đặt anh nằm ngửa, ngồi xuống cạnh và nín thở, ngắm nghía khuôn mặt ông ta. Kẻ hấp hối nhằm mắt lại, những thớ thịt ở trán đôi lúc lại động đậy như đang căng hết trí não suy nghĩ sâu xa. Levin bất giác cũng nghĩ tới điều đang diễn biến trong ông lúc này, nhưng mặc dầu đã gắng hết sức theo dõi, chàng chỉ cần nhìn vẻ mặt bình thản và nghiêm nghị cùng những thớ thịt đang giần giật trên đôi lông mày kẻ hấp hối, cũng đủ biết ông ta đã khám phá mỗi lúc một rõ ràng cái điều còn mờ mịt đối với Levin.
- Phải, phải, ra thế đấy, người hấp hối thong thả nói dóng một - Khoan đã, - ông ta lại nín lặng. - Thế đấy, - ông đột nhiên nói, giọng quả quyết như thể mọi đều đã giải quyết xong. - Ôi! Lạy Chúa tôi! - ông kêu lên và thở dài đánh thượt.
Maria Nicolaievna sờ chân ông.
Quyển
5
Chương 20
Chương 20
Kể từ khi Alecxei Alecxandrovich, qua câu chuyện trao đổi với
Betxy và Stepan Ackađich, suy luận ra rằng người ta chỉ yêu cầu ông để mặc cho
vợ được yên thân, đừng làm phiền nàng bằng sự có mặt của mình, và chính nàng
cũng muốn như vậy, ông hoang mang đến nỗi không thể quyết định được điều gì, tự
mình cũng không hiểu giờ đây mình muốn gì, và trong khi phó thác số phận vào
tay những người rất vui thích được can thiệp vào việc của ông, ông đã ưng thuận
mọi sự. Mãi tới khi Anna bỏ nhà ra đi và cô gia sư người Anh cho đến hỏi là sẽ
cùng ăn với ông hay ăn riêng, ông mới hiểu rõ ràng hoàn cảnh mình và hoảng sợ.
Điều khổ tâm nhất là ông hoàn toàn không thể dung hoà được dĩ vãng với hiện tại. Phải đâu là cái dĩ vãng, cái thời kỳ còn sống hạnh phúc với vợ, làm ông bối rối. Ông đã đau đớn cam chịu bước quá độ từ dĩ vãng đó đến lúc biết vợ bội bạc. Tình trạng đó thật nặng nề nhưng có thể hiểu được. Giá sau khi thú nhận đã bội bạc, vợ ông bỏ đi ngay thì có lẽ ông sẽ ô nhục, đau khổ, nhưng sẽ không lâm vào tình thế khó hiểu và hầu như không lối thoát hiện nay. Giờ đây, ông không thể vá víu cái dĩ vãng mới đây, tình âu yếm, thương yêu đối với người vợ ốm và đứa trẻ không phải con ông, vào với hiện tại, nói cách khác là với cái tình cảnh cô đơn, ô danh, lố bịch, vô tích sự và bị mọi người khinh bỉ mà ông đang lâm vào, coi như phần thưởng cho mọi tình cảm tốt đẹp nói trên. Hai ngày sau khi vợ bỏ đi, Alecxei Alecxandrovich tiếp những người đến cầu cạnh, đi họp và ăn trưa ở phòng ăn như thường lệ. Cũng không tự cắt nghĩa tại sao mình làm như vậy, trong hai hôm đó, ông dốc toàn tâm toàn ý vào mục tiêu duy nhất: tỏ vẻ bình tĩnh và thậm chí dửng dưng nữa. Khi sai thu dọn đồ đạc và phòng của Anna Arcadievna, ông đã cố gắng phi thường để tỏ vẻ coi những biến cố vừa xảy ra chẳng có gì là bất ngờ và cũng chẳng khác gì những sự việc bình thường. Ông đã đạt mục đích: không ai ngờ ông tuyệt vọng cả. Nhưng ngày thứ ba sau hôm Anna bỏ đi, khi Kornây đem tới hóa đơn của cửa hàng y phục nữ mà Anna quên không thanh toán và cho biết gã bán hàng đang đợi ở ngoài, Alecxei Alecxandrovich bèn cho gọi hắn vào.
- Thưa quan lớn, xin ngài thứ lỗi cho tôi đã mạo muội làm phiền ngài. Nếu phải gửi hoá đơn này cho bà lớn, thì xin quan lớn làm ơn cho biết địa chỉ bà nhà.
Alecxei Alecxandrovich ra vẻ suy nghĩ, rồi đột nhiên quay mặt đi và ngồi xuống trước bàn giấy. Hai tay ôm đầu, ông ngồi mãi như thế; ông định nói mấy lần, song lại thôi.
Hiểu rõ nỗi lòng chủ, Kornây bảo gã bán hàng hôm khác trở lại. Còn lại một mình, Alecxei Alecxandrovich cảm thấy không đủ sức đảm đương vai kịch nữa. Ông cho tháo ngựa khỏi xe đang chờ, đóng cửa không tiếp khách và cũng không ra khỏi phòng để ăn trưa nữa.
Ông thấy không còn chịu đựng nổi sự công kích tứ bề của vẻ khinh mạn và tàn nhẫn mà ông nhìn thấy rất rõ trên các bộ mặt của gã bán hàng, của Kornây, của tất cả mọi người ông gặp, trong hai ngày đó, không trừ một ai. Ông cảm thấy không thể tránh được sự ghét bỏ của mọi người vì nó trút xuống đầu ông không phải vì ông xấu xa (nếu vậy ông có thể cố gắng tốt hơn), mà vì ông khổ sở ghê gớm. Ông biết họ tàn nhẫn chính vì cõi lòng ông đang tan nát. Ông cảm thấy mọi người sẽ xâu xé ông như đàn chó cắn xé một con chó đầy mình thương tích và đang rống lên đau đớn. Ông biết phương pháp duy nhất để thoát khỏi bọn họ là giấu kín vết thương đi và chính ông đã theo bản năng thử làm như vậy trong hai ngày đầu, nhưng bay giờ, ông thẩy rõ mình không còn đủ sức.
Nỗi tuyệt vọng càng tăng vì ông biết rõ mình hoàn toàn cô độc trong đau buồn. Ông không có ai ở Petersburg hoặc bất cứ nơi nào để tâm sự mọi nỗi niềm và khiến họ thương xót, ông không phải với tư cách một quan chức cao cấp hoặc một thành viên xã hội, mà giản dị với tư cách một người đau khổ.
Alecxei Alecxandrovich mồ côi từ thuở nhỏ. Ông có hai anh em. Ông không nhớ bố ra sao. Còn mẹ thì chết hồi ông mới mười tuổi. Tài sản để lại cũng ít ỏi. Ông chú Karenin, một quan chức trọng yếu, ngày xưa là triều thần sủng ái của tiên đế, đã nhận nuôi nấng dạy dỗ hai anh em.
Sau khi tốt nghiệp trung học và Đại học vào loại ưu, Alecxei Alecxandrovich, dưới sự che chở của chú, đã hiển hách bước vào con đường công danh sự nghiệp và chuyên tâm hiến mình vào đó. Cả ở trung học và Đại học, cả sau này nữa, ông không hề kết bạn với ai. Người anh đối với ông là thân nhất, nhưng ông ta làm việc ở Bộ ngoại giao, phần lớn thời gian đều sống ở nước ngoài và chết ở đó ít lâu sau khi Alecxei Alecxandrovich lấy vợ.
Hồi ông còn làm tỉnh trưởng, bà cô của Anna, một mệnh phụ rất giàu, đã tạo cơ hội thuận lợi cho viên quan còn trẻ này (so với phẩm hàm) gặp gỡ chuyện trò với cháu gái và đặt ông vào tình thế chỉ còn cách cầu hôn hoặc bỏ thành phố mà đi.
Alecxei Alecxandrovich đã lưỡng lự khá lâu. Ông có đầy đủ lí lẽ để tán thành cũng như phản đối cuộc hôn nhân đó, mặt khác ông không đủ cương quyết làm trái với nguyên tắc của mình: "Khi còn nghi ngờ, hãy dè chừng". Nhưng bà cô Anna nhờ người đánh tiếng cho biết là ông đã làm tổn hại đến thanh danh cô gái và nhiệm vụ người đàn ông trọng danh dự buộc ông phải cầu hôn. Ông đànhưng thuận và trao tất cả yêu thương có thể có cho vị hôn thê, sau trở thành vợ.
Mối tình gắn bó ông với Anna loại trừ trong tâm hồn ông những nhu cầu cuối cùng về quan hệ thân ái với người xung quanh. Và giờ đây, trong tất cả những người thường đi lại, ông không có ai thân thiết. Ông có vô số chỗ "giao du", nhưng không có bạn tri âm.
Alecxei Alecxandrovich quen rất nhiều người có thể mời đến ăn uống, thăm dò ý kiến về công việc hoặc có thể giúp đỡ một người cầu cạnh, có thể cùng họ tự do chỉ trích hành động của các nhân vật khác hoặc chính phủ, nhưng quan hệ của ông với những người đó chỉ hạn chế trong một phạm vi chật hẹp, không vượt ra khỏi khuôn khổ lề thói cố định.
Ông có một người bạn cùng học ở Đại học, và sau đi lại thân thiết hơn, có thể thổ lộ nỗi buồn phiền được, nhưng ông này lại làm đốc học ở một học khu xa xôi. Những người thân thuộc duy nhất ở Petersburg là chánh văn phòng và thầy thuốc của ông.
Mikhain Vaxilievich Xliudin, chánh văn phòng của ông, là người đứng đắn, giản dị, thông minh và tốt bụng, Alecxei Alecxandrovich rất có cảm tình với ông ta, nhưng năm năm làm việc hành chính đã dựng lên giữa họ một hàng rào ngăn cách mọi thổ lộ tâm tình.
Sau khi ký xong công văn giấy tờ, Alecxei Alecxandrovich thường nín lặng hồi lâu, thỉnh thoảng lại nhìn Mikhain Vaxilievich và đã nhiều lần thử gợi chuyện mà không được. Ông đã sắp sẵn câu mào đầu "ông có nghe thấy người ta xì xào gì về nỗi bất hạnh của tôi không?", nhưng cuối cùng lại nói như thường lệ: "Thế nhé, ông chuẩn bị công việc này cho tôi", và cho ông ta lui.
Người kia là bác sĩ cũng có thiện cảm với ông, nhưng từ lâu, giữa họ đã có một thoả thuận ngầm, là cả hai đều rất bận và luôn luôn vội vã.
Còn những chỗ quen biết thuộc phái nữ, kể cả bà bạn thân nhất là nữ bá tước Lidia Ivanovna, Alecxei Alecxandrovich chả hơi đâu mà nghĩ tới. Ông thấy ghê tởm và khiếp sợ tất cả các bà, đơn giản chỉ vì họ là phụ nữ.
Điều khổ tâm nhất là ông hoàn toàn không thể dung hoà được dĩ vãng với hiện tại. Phải đâu là cái dĩ vãng, cái thời kỳ còn sống hạnh phúc với vợ, làm ông bối rối. Ông đã đau đớn cam chịu bước quá độ từ dĩ vãng đó đến lúc biết vợ bội bạc. Tình trạng đó thật nặng nề nhưng có thể hiểu được. Giá sau khi thú nhận đã bội bạc, vợ ông bỏ đi ngay thì có lẽ ông sẽ ô nhục, đau khổ, nhưng sẽ không lâm vào tình thế khó hiểu và hầu như không lối thoát hiện nay. Giờ đây, ông không thể vá víu cái dĩ vãng mới đây, tình âu yếm, thương yêu đối với người vợ ốm và đứa trẻ không phải con ông, vào với hiện tại, nói cách khác là với cái tình cảnh cô đơn, ô danh, lố bịch, vô tích sự và bị mọi người khinh bỉ mà ông đang lâm vào, coi như phần thưởng cho mọi tình cảm tốt đẹp nói trên. Hai ngày sau khi vợ bỏ đi, Alecxei Alecxandrovich tiếp những người đến cầu cạnh, đi họp và ăn trưa ở phòng ăn như thường lệ. Cũng không tự cắt nghĩa tại sao mình làm như vậy, trong hai hôm đó, ông dốc toàn tâm toàn ý vào mục tiêu duy nhất: tỏ vẻ bình tĩnh và thậm chí dửng dưng nữa. Khi sai thu dọn đồ đạc và phòng của Anna Arcadievna, ông đã cố gắng phi thường để tỏ vẻ coi những biến cố vừa xảy ra chẳng có gì là bất ngờ và cũng chẳng khác gì những sự việc bình thường. Ông đã đạt mục đích: không ai ngờ ông tuyệt vọng cả. Nhưng ngày thứ ba sau hôm Anna bỏ đi, khi Kornây đem tới hóa đơn của cửa hàng y phục nữ mà Anna quên không thanh toán và cho biết gã bán hàng đang đợi ở ngoài, Alecxei Alecxandrovich bèn cho gọi hắn vào.
- Thưa quan lớn, xin ngài thứ lỗi cho tôi đã mạo muội làm phiền ngài. Nếu phải gửi hoá đơn này cho bà lớn, thì xin quan lớn làm ơn cho biết địa chỉ bà nhà.
Alecxei Alecxandrovich ra vẻ suy nghĩ, rồi đột nhiên quay mặt đi và ngồi xuống trước bàn giấy. Hai tay ôm đầu, ông ngồi mãi như thế; ông định nói mấy lần, song lại thôi.
Hiểu rõ nỗi lòng chủ, Kornây bảo gã bán hàng hôm khác trở lại. Còn lại một mình, Alecxei Alecxandrovich cảm thấy không đủ sức đảm đương vai kịch nữa. Ông cho tháo ngựa khỏi xe đang chờ, đóng cửa không tiếp khách và cũng không ra khỏi phòng để ăn trưa nữa.
Ông thấy không còn chịu đựng nổi sự công kích tứ bề của vẻ khinh mạn và tàn nhẫn mà ông nhìn thấy rất rõ trên các bộ mặt của gã bán hàng, của Kornây, của tất cả mọi người ông gặp, trong hai ngày đó, không trừ một ai. Ông cảm thấy không thể tránh được sự ghét bỏ của mọi người vì nó trút xuống đầu ông không phải vì ông xấu xa (nếu vậy ông có thể cố gắng tốt hơn), mà vì ông khổ sở ghê gớm. Ông biết họ tàn nhẫn chính vì cõi lòng ông đang tan nát. Ông cảm thấy mọi người sẽ xâu xé ông như đàn chó cắn xé một con chó đầy mình thương tích và đang rống lên đau đớn. Ông biết phương pháp duy nhất để thoát khỏi bọn họ là giấu kín vết thương đi và chính ông đã theo bản năng thử làm như vậy trong hai ngày đầu, nhưng bay giờ, ông thẩy rõ mình không còn đủ sức.
Nỗi tuyệt vọng càng tăng vì ông biết rõ mình hoàn toàn cô độc trong đau buồn. Ông không có ai ở Petersburg hoặc bất cứ nơi nào để tâm sự mọi nỗi niềm và khiến họ thương xót, ông không phải với tư cách một quan chức cao cấp hoặc một thành viên xã hội, mà giản dị với tư cách một người đau khổ.
Alecxei Alecxandrovich mồ côi từ thuở nhỏ. Ông có hai anh em. Ông không nhớ bố ra sao. Còn mẹ thì chết hồi ông mới mười tuổi. Tài sản để lại cũng ít ỏi. Ông chú Karenin, một quan chức trọng yếu, ngày xưa là triều thần sủng ái của tiên đế, đã nhận nuôi nấng dạy dỗ hai anh em.
Sau khi tốt nghiệp trung học và Đại học vào loại ưu, Alecxei Alecxandrovich, dưới sự che chở của chú, đã hiển hách bước vào con đường công danh sự nghiệp và chuyên tâm hiến mình vào đó. Cả ở trung học và Đại học, cả sau này nữa, ông không hề kết bạn với ai. Người anh đối với ông là thân nhất, nhưng ông ta làm việc ở Bộ ngoại giao, phần lớn thời gian đều sống ở nước ngoài và chết ở đó ít lâu sau khi Alecxei Alecxandrovich lấy vợ.
Hồi ông còn làm tỉnh trưởng, bà cô của Anna, một mệnh phụ rất giàu, đã tạo cơ hội thuận lợi cho viên quan còn trẻ này (so với phẩm hàm) gặp gỡ chuyện trò với cháu gái và đặt ông vào tình thế chỉ còn cách cầu hôn hoặc bỏ thành phố mà đi.
Alecxei Alecxandrovich đã lưỡng lự khá lâu. Ông có đầy đủ lí lẽ để tán thành cũng như phản đối cuộc hôn nhân đó, mặt khác ông không đủ cương quyết làm trái với nguyên tắc của mình: "Khi còn nghi ngờ, hãy dè chừng". Nhưng bà cô Anna nhờ người đánh tiếng cho biết là ông đã làm tổn hại đến thanh danh cô gái và nhiệm vụ người đàn ông trọng danh dự buộc ông phải cầu hôn. Ông đànhưng thuận và trao tất cả yêu thương có thể có cho vị hôn thê, sau trở thành vợ.
Mối tình gắn bó ông với Anna loại trừ trong tâm hồn ông những nhu cầu cuối cùng về quan hệ thân ái với người xung quanh. Và giờ đây, trong tất cả những người thường đi lại, ông không có ai thân thiết. Ông có vô số chỗ "giao du", nhưng không có bạn tri âm.
Alecxei Alecxandrovich quen rất nhiều người có thể mời đến ăn uống, thăm dò ý kiến về công việc hoặc có thể giúp đỡ một người cầu cạnh, có thể cùng họ tự do chỉ trích hành động của các nhân vật khác hoặc chính phủ, nhưng quan hệ của ông với những người đó chỉ hạn chế trong một phạm vi chật hẹp, không vượt ra khỏi khuôn khổ lề thói cố định.
Ông có một người bạn cùng học ở Đại học, và sau đi lại thân thiết hơn, có thể thổ lộ nỗi buồn phiền được, nhưng ông này lại làm đốc học ở một học khu xa xôi. Những người thân thuộc duy nhất ở Petersburg là chánh văn phòng và thầy thuốc của ông.
Mikhain Vaxilievich Xliudin, chánh văn phòng của ông, là người đứng đắn, giản dị, thông minh và tốt bụng, Alecxei Alecxandrovich rất có cảm tình với ông ta, nhưng năm năm làm việc hành chính đã dựng lên giữa họ một hàng rào ngăn cách mọi thổ lộ tâm tình.
Sau khi ký xong công văn giấy tờ, Alecxei Alecxandrovich thường nín lặng hồi lâu, thỉnh thoảng lại nhìn Mikhain Vaxilievich và đã nhiều lần thử gợi chuyện mà không được. Ông đã sắp sẵn câu mào đầu "ông có nghe thấy người ta xì xào gì về nỗi bất hạnh của tôi không?", nhưng cuối cùng lại nói như thường lệ: "Thế nhé, ông chuẩn bị công việc này cho tôi", và cho ông ta lui.
Người kia là bác sĩ cũng có thiện cảm với ông, nhưng từ lâu, giữa họ đã có một thoả thuận ngầm, là cả hai đều rất bận và luôn luôn vội vã.
Còn những chỗ quen biết thuộc phái nữ, kể cả bà bạn thân nhất là nữ bá tước Lidia Ivanovna, Alecxei Alecxandrovich chả hơi đâu mà nghĩ tới. Ông thấy ghê tởm và khiếp sợ tất cả các bà, đơn giản chỉ vì họ là phụ nữ.
Quyển
5
Chương 21
Chương 21
Alecxei Alecxandrovich quên bẵng nữ bá tước Lidia Ivanovna
nhưng bà lại không quên ông. Ngay giữa lúc ông đang cô đơn thất vọng, bà đến
chơi và đi thẳng vào phòng làm việc của ông, không để người nhà báo trước. Bà
thấy ông đang ngồi bàn giấy, hai tay ôm đầu.
- Tôi đã vi phạm lệnh không tiếp ai 1, - bà nhanh nhẹn bước vào, hổn hển vì đi vội và xúc động. - Alecxei Alecxandrovich, ông bạn của tôi, tôi biết hết cả rồi, - bà nói, đưa cả hai tay xiết chặt tay Karenin và nhìn ông bằng cặp mắt đẹp tư lự.
Alecxei Alecxandrovich cau mày đứng dậy, rút tay và kéo ghế mời bà ngồi.
- Nữ bá tước, xin mời bà ngồi. Tôi không tiếp khách vì đang mệt, - ông nói và đôi môi run run.
- Ông bạn của tôi ơi! - nữ bá tước Lidia Ivanovna nhắc lại, cặp mắt không rời khỏi ông, và đột nhiên đôi lông mày giương lên thành hình tam giác trên trán khiến cho khuôn mặt vàng bủng càng xấu hơn. Nhưng Alecxei Alecxandrovich cảm thấy bà thương hại ông và sắp khóc đến nơi, nên cũng xúc động: ông cầm bàn tay mũm mĩm của bà đưa lên miệng hôn.
- Ông bạn của tôi ơi! - bà nói, giọng nghẹn ngào cảm động, - ông không nên đắm mình trong sầu não. Nỗi bất hạnh to lớn thật, nhưng ông phải tìm lấy nguồn an ủi.
- Lòng dạ tan nát, tôi đứt từng khúc ruột, tôi không còn là con người nữa! - Alecxei Alecxandrovich nói, buông tay bà nhưng vẫn đăm đăm nhìn đôi mắt bà đẫm lệ. - Hoàn cảnh tôi đáng sợ ở chỗ không tìm đâu ra một chỗ dựa, kể cả ở bản thân mình.
- Ông sẽ tìm thấy chỗ dựa đó, đừng tìm kiếm ở tôi, mặc dầu tôi xin ông hãy tin vào tình bạn của tôi, - bà thở dài nói. - Chỗ dựa của ta là tình thường yêu, tình thương yêu mà Chúa đã ban cho ta. Gánh nặng của Người là nhẹ nhõm, - bà nói với cái nhìn cuồng nhiệt mà Alecxei Alecxandrovich biết rất rõ. - Người sẽ nâng đỡ cứu giúp ông.
Mặc dầu lời nói tỏ ra uỷ mị trước tình cảm cao thượng của bà và phơi bày cái khuynh hướng thần bí mới đang lan rộng ở Petersburg và bị Alecxei Alecxandrovich phản đối, ông vẫn vui thích được nghe câu đó lúc này.
- Tôi vốn yếu đuối, tôi đâm hoang mang. Tôi đã không tiên đoán được điều gì và nay tôi không hiểu gì hết.
- Ông bạn của tôi ơi! - nữ bá tước Lidia Ivanovna lại thốt lên.
- Tôi không than khóc cho tổn thất đã phải chịu, - Alecxei Alecxandrovich nói tiếp.- Nhưng tôi không khỏi hổ thẹn về hoàn cảnh hiện tại của mình. Thật xấu xa, nhưng không biết làm thế nào, không biết làm thế nào cả.
- Không phải bản thân ông đã có cử chỉ tha thứ cao quý mà mọi người cũng như tôi đều khâm phục, mà chính là Đấng đang ngự trong lòng ông đấy, - nữ bá tước Lidia Ivanovna nói, ngước mắt nhìn lên trời vẻ ngây ngất, - do đó, ông không nên lấy thế làm hổ thẹn.
Alecxei Alecxandrovich cau mày và gập ngón tay lại, bắt đầu bẻ khục từng khớp.
- Bà cần biết mọi chi tiết, - ông nói, giọng nhỏ nhẻ. - Sức người có hạn, nữ bá tước ạ, và tôi cũng tới giới hạn của tôi rồi. Suốt ngày nay, tôi phải lo liệu những chuyện gia sự phát sinh (ông nhấn mạnh vào chữ "phát sinh") từ cái hoàn cảnh mới, một thân một mình này. Nào đầy tớ, nào gia sư, nào tính toán tiền nong… Tất cả những cái ti tiện đó hành hạ, day dứt tôi từng tí một, tôi không đủ sức chịu đựng. Chiều qua, trong bữa ăn… tôi đã suýt bỏ bàn đứng dậy. Tôi không chịu đựng nổi cái nhìn của con trai tôi. Nó không hỏi mọi điều đó nghĩa là thế nào, mà như muốn cầu khẩn và tôi không đương nổi cái nhìn của nó. Nó len lét nhìn tôi, nhưng đó chưa phải là điều tệ hại nhất.
Alecxei Alecxandrovich muốn nhắc đến cái hoá đơn người ta đưa cho ông nhưng giọng run lên, và ông ngừng bặt. Ông không thể nghĩ tới cái hoá đơn giấy xanh về một chiếc mũ và những dải băng mà không thương hại cho chính mình.
- Ông bạn của tôi ơi, tôi hiểu mà! - nữ bá tước Lidia Ivanovna nói. - Tôi hiểu hết. Không phải tôi sẽ tìm thấy sự giúp đỡ và an ủi ở bản thân tôi đâu, nhưng dù sao tôi cũng xin đến đây để giúp ông, nếu tôi làm được việc đó. Nếu tôi có thể đỡ cho ông những lo lắng ti tiện và nhục nhằn đó… tôi thấy ở đây cần có bàn tay đàn bà. Ông có tin cậy tôi không?
Alecxei Alecxandrovich nắm chặt bàn tay bà ta không nói gì, tỏ vẻ biết ơn.
- Cả hai chúng ta sẽ cùng chăm nom Xergei. Tôi cũng không hiểu gì về công việc thực tế cả. Nhưng tôi sẽ bắt tay vào làm, tôi sẽ là quản gia cho ông. Đừng có cảm ơn tôi. Không phải tự tôi làm cái đó đâu.
- Tôi không thể không cảm ơn bà.
- Nhưng, ông bạn của tôi ơi, ông đừng có mắc vào cái tâm trạng mà ông từng nói với tôi: hổ thẹn về điều cao quý nhất trong một con người Cơ đốc giáo: "Kẻ nào tự hạ mình là nâng mình lên". Cho nên ông đừng cảm ơn tôi, mà phải cảm ơn Chúa và cầu xin Người cứu giúp. Chỉ có ở Người, chúng ta mới tìm thấy sự bằng yên, an ủi, rỗi linh hồn và tình thương yêu, - bà nói và ngước nhìn lên trời, bắt đầu cầu nguyện. Alecxei Alecxandrovich biết vậy vì thấy bà im lặng.
Alecxei Alecxandrovich đã lắng nghe bà và những lời lẽ đó, trước kia nếu không chướng tai thì cũng là thừa, lúc này lại có vẻ tự nhiên và hởi lòng hởi dạ.
Alecxei Alecxandrovich không ưa kiểu sùng mộ mới đó. Ông là người tin đạo và quan tâm đến tôn giáo, trước nhất về phương diện chính trị; về nguyên tắc ông thấy khó chịu với những giáo lí mới dung dưỡng, những cách giải thích mới, do đó mở cửa cho tha hồ tranh luận và phân tích. Xưa kia, ông từng tỏ ra lạnh nhạt và đối địch với cái giáo lí mới này và với nữ bá tước Lidia Ivanovna vốn say mê cái đó: ông không bao giờ tranh luận mà chỉ một mực né tránh sự khiêu khích của bà ta bằng thái độ im lặng. Hôm nay là lần đầu, ông vui thích nghe bà nói, trong thâm tâm cũng không phản đối gì cả.
- Tôi rất, rất cảm tạ hành vi và lời nói của bà, - ông nói khi bà cầu nguyện xong.
Nữ bá tước Lidia Ivanovna lại xiết chặt tay ông bạn thân một lần nữa.
- Bây giờ, tôi sẽ bắt tay vào việc, - bà mỉm cười nói sau một phút im lặng và lau những ngấn nước mắt trên mặt. - Tôi đi tìm cháu Xergei đây. Tôi sẽ chỉ gặp ông trong trường hợp cấp bách nhất. - Bà đứng dậy và đi ra.
Nữ bá tước Lidia Ivanovna sang buồng Xergei và ở đó, tưới đẫm nước mắt lên đôi má đứa bé khiến nó thất đảm, bà bảo bố nó là một vị thánh và mẹ nó chết rồi.
Nữ bá tước Lidia Ivanovna giữ đúng lời hứa. Bà thực sự đảm đương công việc nội trợ cho Alecxei Alecxandrovich. Nhưng bà không quá lời khi tự nhận là không biết gì về đời sống thực tế. Mọi lời sai bảo không sao thực hiện nổi của bà đều cần phải sửa đổi và Kornây, gã hầu phòng của Alecxei Alecxandrovich đã hứng lấy việc đó. Việc cai quản nhà cửa dần dà chuyển sang tay hắn; trong khi mặc quần áo cho chủ, hắn điềm đạm và thận trọng tường trình những việc cần làm. Nhưng dù sao sự giúp đỡ của Lidia Ivanovna cũng rất có hiệu quả; lòng quý mến và kính trọng của bà là một nâng đỡ tinh thần cho Alecxei Alecxandrovich và đặc biệt bà gần như đã cải giáo được ông, đó là nguồn an ủi lớn cho bà; ít ra, từ một kẻ tín ngưỡng hững hờ và lạnh nhạt, bà đã làm ông trở thành một tín đồ nhiệt thành của cách diễn giải mới về giáo lí Cơ đốc đang thịnh hành ở Petersburg thời kì gần đây. Alecxei Alecxandrovich đã dễ dàng thừa nhận cách diễn giải đó. Giống như Lidia Ivanovna và những người cùng quan điểm, Alecxei Alecxandrovich hoàn toàn không có chút tưởng tượng nào sâu sắc, không có cái khả năng tinh thần có thể khiến những ý niệm tưởng tượng trở nên thực đến nỗi đòi hỏi phải phù hợp với những ý niệm khác và với thực tế. Ông chẳng thấy có gì không chấp nhận được và phi lý trong ý niệm cho rằng cái chết, vốn có thực đối với những kẻ vô tín ngưỡng, lại không hề tồn tại đối với ông; rằng với lòng tín ngưỡng trọn vẹn mà duy chỉ có ông mới tự đánh giá được, linh hồn ông đã gột sạch mọi tội lỗi, và ngay từ cõi đời này, ông đinh ninh mình đã siêu thoát.
Thực tình, đôi lúc ông cũng cảm thấy cái giáo lý đó là nông nổi và mỏng manh, ông cũng biết khi mình tha thứ một cách hồn nhiên không nghĩ đó là do sức mạnh bề trên sai khiến, ông thấy hạnh phúc hơn bây giờ, khi suốt ngày lúc nào cũng phải đinh ninh rằng Chúa Cứu Thế ngự trong linh hồn mình, rằng khi kí giấy tờ công văn, ông đã làm tròn ý Chúa; nhưng đối với Alecxei Alecxandrovich, nghĩ như vậy là cần thiết; trong nỗi nhục nhằn hiện tại, ông rất cần đến sự cao cả đó - dù là do mình bày đặt ra - để có thể khinh bỉ lại tất cả những kẻ khinh bỉ mình và ông bám chắc lấy cái phao cấp cứu tưởng tượng đó.
Chú thích:
1. J' ai forcé la consigne (tiếng Pháp trong nguyên bản).
- Tôi đã vi phạm lệnh không tiếp ai 1, - bà nhanh nhẹn bước vào, hổn hển vì đi vội và xúc động. - Alecxei Alecxandrovich, ông bạn của tôi, tôi biết hết cả rồi, - bà nói, đưa cả hai tay xiết chặt tay Karenin và nhìn ông bằng cặp mắt đẹp tư lự.
Alecxei Alecxandrovich cau mày đứng dậy, rút tay và kéo ghế mời bà ngồi.
- Nữ bá tước, xin mời bà ngồi. Tôi không tiếp khách vì đang mệt, - ông nói và đôi môi run run.
- Ông bạn của tôi ơi! - nữ bá tước Lidia Ivanovna nhắc lại, cặp mắt không rời khỏi ông, và đột nhiên đôi lông mày giương lên thành hình tam giác trên trán khiến cho khuôn mặt vàng bủng càng xấu hơn. Nhưng Alecxei Alecxandrovich cảm thấy bà thương hại ông và sắp khóc đến nơi, nên cũng xúc động: ông cầm bàn tay mũm mĩm của bà đưa lên miệng hôn.
- Ông bạn của tôi ơi! - bà nói, giọng nghẹn ngào cảm động, - ông không nên đắm mình trong sầu não. Nỗi bất hạnh to lớn thật, nhưng ông phải tìm lấy nguồn an ủi.
- Lòng dạ tan nát, tôi đứt từng khúc ruột, tôi không còn là con người nữa! - Alecxei Alecxandrovich nói, buông tay bà nhưng vẫn đăm đăm nhìn đôi mắt bà đẫm lệ. - Hoàn cảnh tôi đáng sợ ở chỗ không tìm đâu ra một chỗ dựa, kể cả ở bản thân mình.
- Ông sẽ tìm thấy chỗ dựa đó, đừng tìm kiếm ở tôi, mặc dầu tôi xin ông hãy tin vào tình bạn của tôi, - bà thở dài nói. - Chỗ dựa của ta là tình thường yêu, tình thương yêu mà Chúa đã ban cho ta. Gánh nặng của Người là nhẹ nhõm, - bà nói với cái nhìn cuồng nhiệt mà Alecxei Alecxandrovich biết rất rõ. - Người sẽ nâng đỡ cứu giúp ông.
Mặc dầu lời nói tỏ ra uỷ mị trước tình cảm cao thượng của bà và phơi bày cái khuynh hướng thần bí mới đang lan rộng ở Petersburg và bị Alecxei Alecxandrovich phản đối, ông vẫn vui thích được nghe câu đó lúc này.
- Tôi vốn yếu đuối, tôi đâm hoang mang. Tôi đã không tiên đoán được điều gì và nay tôi không hiểu gì hết.
- Ông bạn của tôi ơi! - nữ bá tước Lidia Ivanovna lại thốt lên.
- Tôi không than khóc cho tổn thất đã phải chịu, - Alecxei Alecxandrovich nói tiếp.- Nhưng tôi không khỏi hổ thẹn về hoàn cảnh hiện tại của mình. Thật xấu xa, nhưng không biết làm thế nào, không biết làm thế nào cả.
- Không phải bản thân ông đã có cử chỉ tha thứ cao quý mà mọi người cũng như tôi đều khâm phục, mà chính là Đấng đang ngự trong lòng ông đấy, - nữ bá tước Lidia Ivanovna nói, ngước mắt nhìn lên trời vẻ ngây ngất, - do đó, ông không nên lấy thế làm hổ thẹn.
Alecxei Alecxandrovich cau mày và gập ngón tay lại, bắt đầu bẻ khục từng khớp.
- Bà cần biết mọi chi tiết, - ông nói, giọng nhỏ nhẻ. - Sức người có hạn, nữ bá tước ạ, và tôi cũng tới giới hạn của tôi rồi. Suốt ngày nay, tôi phải lo liệu những chuyện gia sự phát sinh (ông nhấn mạnh vào chữ "phát sinh") từ cái hoàn cảnh mới, một thân một mình này. Nào đầy tớ, nào gia sư, nào tính toán tiền nong… Tất cả những cái ti tiện đó hành hạ, day dứt tôi từng tí một, tôi không đủ sức chịu đựng. Chiều qua, trong bữa ăn… tôi đã suýt bỏ bàn đứng dậy. Tôi không chịu đựng nổi cái nhìn của con trai tôi. Nó không hỏi mọi điều đó nghĩa là thế nào, mà như muốn cầu khẩn và tôi không đương nổi cái nhìn của nó. Nó len lét nhìn tôi, nhưng đó chưa phải là điều tệ hại nhất.
Alecxei Alecxandrovich muốn nhắc đến cái hoá đơn người ta đưa cho ông nhưng giọng run lên, và ông ngừng bặt. Ông không thể nghĩ tới cái hoá đơn giấy xanh về một chiếc mũ và những dải băng mà không thương hại cho chính mình.
- Ông bạn của tôi ơi, tôi hiểu mà! - nữ bá tước Lidia Ivanovna nói. - Tôi hiểu hết. Không phải tôi sẽ tìm thấy sự giúp đỡ và an ủi ở bản thân tôi đâu, nhưng dù sao tôi cũng xin đến đây để giúp ông, nếu tôi làm được việc đó. Nếu tôi có thể đỡ cho ông những lo lắng ti tiện và nhục nhằn đó… tôi thấy ở đây cần có bàn tay đàn bà. Ông có tin cậy tôi không?
Alecxei Alecxandrovich nắm chặt bàn tay bà ta không nói gì, tỏ vẻ biết ơn.
- Cả hai chúng ta sẽ cùng chăm nom Xergei. Tôi cũng không hiểu gì về công việc thực tế cả. Nhưng tôi sẽ bắt tay vào làm, tôi sẽ là quản gia cho ông. Đừng có cảm ơn tôi. Không phải tự tôi làm cái đó đâu.
- Tôi không thể không cảm ơn bà.
- Nhưng, ông bạn của tôi ơi, ông đừng có mắc vào cái tâm trạng mà ông từng nói với tôi: hổ thẹn về điều cao quý nhất trong một con người Cơ đốc giáo: "Kẻ nào tự hạ mình là nâng mình lên". Cho nên ông đừng cảm ơn tôi, mà phải cảm ơn Chúa và cầu xin Người cứu giúp. Chỉ có ở Người, chúng ta mới tìm thấy sự bằng yên, an ủi, rỗi linh hồn và tình thương yêu, - bà nói và ngước nhìn lên trời, bắt đầu cầu nguyện. Alecxei Alecxandrovich biết vậy vì thấy bà im lặng.
Alecxei Alecxandrovich đã lắng nghe bà và những lời lẽ đó, trước kia nếu không chướng tai thì cũng là thừa, lúc này lại có vẻ tự nhiên và hởi lòng hởi dạ.
Alecxei Alecxandrovich không ưa kiểu sùng mộ mới đó. Ông là người tin đạo và quan tâm đến tôn giáo, trước nhất về phương diện chính trị; về nguyên tắc ông thấy khó chịu với những giáo lí mới dung dưỡng, những cách giải thích mới, do đó mở cửa cho tha hồ tranh luận và phân tích. Xưa kia, ông từng tỏ ra lạnh nhạt và đối địch với cái giáo lí mới này và với nữ bá tước Lidia Ivanovna vốn say mê cái đó: ông không bao giờ tranh luận mà chỉ một mực né tránh sự khiêu khích của bà ta bằng thái độ im lặng. Hôm nay là lần đầu, ông vui thích nghe bà nói, trong thâm tâm cũng không phản đối gì cả.
- Tôi rất, rất cảm tạ hành vi và lời nói của bà, - ông nói khi bà cầu nguyện xong.
Nữ bá tước Lidia Ivanovna lại xiết chặt tay ông bạn thân một lần nữa.
- Bây giờ, tôi sẽ bắt tay vào việc, - bà mỉm cười nói sau một phút im lặng và lau những ngấn nước mắt trên mặt. - Tôi đi tìm cháu Xergei đây. Tôi sẽ chỉ gặp ông trong trường hợp cấp bách nhất. - Bà đứng dậy và đi ra.
Nữ bá tước Lidia Ivanovna sang buồng Xergei và ở đó, tưới đẫm nước mắt lên đôi má đứa bé khiến nó thất đảm, bà bảo bố nó là một vị thánh và mẹ nó chết rồi.
Nữ bá tước Lidia Ivanovna giữ đúng lời hứa. Bà thực sự đảm đương công việc nội trợ cho Alecxei Alecxandrovich. Nhưng bà không quá lời khi tự nhận là không biết gì về đời sống thực tế. Mọi lời sai bảo không sao thực hiện nổi của bà đều cần phải sửa đổi và Kornây, gã hầu phòng của Alecxei Alecxandrovich đã hứng lấy việc đó. Việc cai quản nhà cửa dần dà chuyển sang tay hắn; trong khi mặc quần áo cho chủ, hắn điềm đạm và thận trọng tường trình những việc cần làm. Nhưng dù sao sự giúp đỡ của Lidia Ivanovna cũng rất có hiệu quả; lòng quý mến và kính trọng của bà là một nâng đỡ tinh thần cho Alecxei Alecxandrovich và đặc biệt bà gần như đã cải giáo được ông, đó là nguồn an ủi lớn cho bà; ít ra, từ một kẻ tín ngưỡng hững hờ và lạnh nhạt, bà đã làm ông trở thành một tín đồ nhiệt thành của cách diễn giải mới về giáo lí Cơ đốc đang thịnh hành ở Petersburg thời kì gần đây. Alecxei Alecxandrovich đã dễ dàng thừa nhận cách diễn giải đó. Giống như Lidia Ivanovna và những người cùng quan điểm, Alecxei Alecxandrovich hoàn toàn không có chút tưởng tượng nào sâu sắc, không có cái khả năng tinh thần có thể khiến những ý niệm tưởng tượng trở nên thực đến nỗi đòi hỏi phải phù hợp với những ý niệm khác và với thực tế. Ông chẳng thấy có gì không chấp nhận được và phi lý trong ý niệm cho rằng cái chết, vốn có thực đối với những kẻ vô tín ngưỡng, lại không hề tồn tại đối với ông; rằng với lòng tín ngưỡng trọn vẹn mà duy chỉ có ông mới tự đánh giá được, linh hồn ông đã gột sạch mọi tội lỗi, và ngay từ cõi đời này, ông đinh ninh mình đã siêu thoát.
Thực tình, đôi lúc ông cũng cảm thấy cái giáo lý đó là nông nổi và mỏng manh, ông cũng biết khi mình tha thứ một cách hồn nhiên không nghĩ đó là do sức mạnh bề trên sai khiến, ông thấy hạnh phúc hơn bây giờ, khi suốt ngày lúc nào cũng phải đinh ninh rằng Chúa Cứu Thế ngự trong linh hồn mình, rằng khi kí giấy tờ công văn, ông đã làm tròn ý Chúa; nhưng đối với Alecxei Alecxandrovich, nghĩ như vậy là cần thiết; trong nỗi nhục nhằn hiện tại, ông rất cần đến sự cao cả đó - dù là do mình bày đặt ra - để có thể khinh bỉ lại tất cả những kẻ khinh bỉ mình và ông bám chắc lấy cái phao cấp cứu tưởng tượng đó.
Chú thích:
1. J' ai forcé la consigne (tiếng Pháp trong nguyên bản).
Quyển
5
Chương 22
Chương 22
Nữ bá tước Lidia Ivanovna, khi còn là một thiếu nữ rất bồng bột,
đã kết hôn quá sớm với một người tuy tốt bụng nhưng là tay ăn chơi nổi tiếng, rất
giàu, rất truỵ lạc. Một tháng sau khi cưới, ông ta bỏ bà và chỉ nhạo báng và thậm
chí hằn học đáp lại những biểu hiện yêu thương bồng bột của bà, điều mà những
người vốn biết tấm lòng tốt của bá tước và không thấy thói xấu nào ở nàng Liđya
nhiệt tình, đều không sao giải thích nổi. Từ hồi đó, tuy không ly dị, họ sống mỗi
người mỗi nơi, và khi chồng gặp vợ, trước sau như một, ông vẫn nói với bà bằng
vẻ nhạo báng mỉa mai mà người ta không rõ nguyên nhân vì đâu.
Nữ bá tước Lidia Ivanovna từ lâu không yêu chồng nữa, nhưng từ dạo ấy, bao giờ bà cũng phải lòng một người nào đó. Bà phải lòng nhiều người một lúc, cả đàn ông lẫn đàn bà; bà phải lòng hầu hết những người có vẻ xuất chúng về mặt này hoặc mặt khác: tất cả những ông hoàng, bà chúa có quan hệ với hoàng tộc, một đại chủ giáo, một tổng chủ giáo, một linh mục, một ký giả, ba người thuộc phái yêu văn hoá "Xlav" 1, Komissarov 2, một bộ trưởng, một thầy thuốc, một nhà truyền giáo người Anh và Karenin. Tất cả những mối tình đó, khi lạt lẽo, khi mãnh liệt, vẫn không cản trở bà giữ được những mối giao thiệp rộng rãi và phức tạp nhất ở trong triều và ngoài xã hội thượng lưu. Nhưng từ khi che chở cho Karenin sau nỗi bất hạnh đến với ông và từ khi dành công sức chăm nom gia đình Karenin, lo lắng cho sự an lạc của ông, bà cảm thấy tất cả những mối tình khác chỉ là giả dối và bà chỉ thực sự yêu có mình Karenin thôi. Bà thấy mối tình hiện nay dành cho ông hình như mãnh liệt hơn tất cả những mối tình bà đã trải qua Xưa kia. Khi phân tích và so sánh tình yêu này với những mối tình trước đây, bà thấy rõ bà ắt không yêu Kômixarôp nếu ông ta không cứu thoát tính mệnh Nga hoàng, bà ắt không yêu Rixtic Kujixki nếu không có chủ nghĩa yêu văn hoá Xlav, nhưng bà yêu Karenin là vì bản thân ông, vì tâm hồn cao thượng không được ai hiểu đúng đắn, vì tiếng nói nhỏ nhẹ làm bà thích thú, vì cách uốn giọng kéo dài, cái nhìn mệt mỏi, tính tình và bàn tay dịu dàng trắng muốt nổi gân của ông. Không những bà vui thích khi gặp ông, mà còn tìm đọc trên nét mặt ấn tượng bà gây ra cho ông. Bà muốn làm ông vui lòng không phải chỉ bằng câu chuyện, mà bằng tất cả con người bà. Vì ông, bà ăn mặc chải chuốt hơn bao giờ hết. Bà mơ tưởng tới điều có thể xảy ra nếu bà chưa kết hôn và nếu ông còn tự do. Bà đỏ mặt xúc động khi ông bước vào căn phòng có mặt bà, bà không nén được một nụ cười vui sướng khi ông nói đôi câu trìu mến với bà.
Mấy hôm nay, nữ bá tước Lidia Ivanovna rất bồn chồn: bà được biết Anna và Vronxki đang ở Petersburg. Phải tránh không để cho Alecxei Alecxandrovich gặp mặt nàng; thậm chí, phải làm sao cho ông không biết người đàn bà ghê gớm đó hiện đang ở cùng thành phố và bất cứ lúc nào ông cũng có thể chạm trán với nàng.
Qua bè bạn thân thuộc, Lidia Ivanovna điều tra được những dự định của bọn "người xấu xa" đó - bà vẫn gọi Anna và Vronxki như vậy, - và bà gắng điều khiển nhất cử nhất động của ông bạn thân sao cho Karenin không thể gặp họ. Viên phó quan trẻ tuổi, bạn Vronxki, người nhận cung cấp tin tức cho bà, với hy vọng kiếm chác được chút đặc ân, vừa báo là họ đã thu xếp xong công việc và ngày mai sẽ ra đi. Lidia Ivanovna bắt đầu yên tâm, nhưng sáng hôm sau, có người mang đến cho bà một bức thư khiến bà kinh hãi khi nhận ra nét chữ. Đó là nét chữ Anna Karenina. Phong bì làm bằng thứ giấy như vỏ cây: trên tờ giấy dài màu vàng, có một mẫu hoa tự lớn và mùi nước hoa thơm ngát toả ra.
- Ai mang cái này lại thế?
- Một người ở khách sạn.
Hồi lâu, nữ bá tước Lidia Ivanovna không ngồi xuống nổi để đọc thư. Sự xúc động làm bà lên cơn hen (bà vốn dễ lên cơn). Khi trấn tĩnh lại, bà đọc bức thư sau đây, viết bằng tiếng Pháp:
"Thưa bá tước phu nhân 3, những tình cảm Cơ đốc giáo tràn ngập tâm hồn bà cho phép tôi mạnh dạn viết thư cho bà, mặc dầu biết thế là không thể dung thứ được. Tôi đau khổ vì phải xa cách con trai tôi. Tôi xin bà cho phép tôi được gặp nó một lần trước khi ra đi. Xin bà tha lỗi cho tôi đã làm bà lại nhớ đến sự tồn tại của tôi. Sở dĩ tôi viết thư cho bà mà không viết cho Alecxei Alecxandrovich, đó chỉ là vì tôi không muốn làm cho con người độ lượng đó lại đau khổ vì phải nhớ đến tôi. Biết rõ tình bạn của bà đối với ông ấy, tôi tin chắc bà sẽ hiểu. Xin bà cho biết, bà sẽ cho người đưa Xergei đến chỗ tôi hay tôi phải đến nhà vào một giờ hẹn nhất định, hay sẽ cho nhắn tôi đến đâu vào lúc nào để gặp cháu ở ngoài nhà? Tôi nghĩ bà sẽ không từ chối vì tôi biết rõ tấm lòng đại lượng của người quyết định việc này. Bà không thể tưởng tượng hết nỗi khao khát của tôi muốn được gặp con và do đó, cũng không hình dung hết lòng biết ơn của tôi đối với sự giúp đỡ mà hẳn bà sẽ vui lòng ban cho
Anna".
Mọi cái trong thư đều làm nữ bá tước Lidia Ivanovna tức giận; cả nội dung lẫn việc nhắc đến lòng đại lượng và nhất là cái giọng mà bà cho là phóng túng.
- Bảo họ là không có thư trả lời đâu, - nữ bá tước Lidia Ivanovna nói, và lập tức mở tập giấy thấm, viết thư báo cho Alecxei Alecxandrovich biết bà mong gặp ông hồi một giờ tại triều đình vào buổi chầu chúc tụng.
"Tôi cần nói chuyện với ông về một việc đáng buồn và quan trọng. Ta sẽ hẹn chỗ gặp sau. Tốt nhất là ở nhà tôi, tôi sẽ sai pha trà cho ông. Việc cần đấy. Chúa bắt ta đau khổ, nhưng Người cũng cho ta sức chịu đựng, bà viết thêm để chuẩn bị tinh thần cho ông.
Nữ bá tước Lidia Ivanovna thường xuyên mỗi ngày viết hai ba bức thư cho Alecxei Alecxandrovich. Bà thích cách liên lạc đó, nó khiến cho quan hệ riêng tư của họ có cái vẻ phong nhã và bí ẩn vốn đang thiếu.
Chú thích:
1. Phái yêu văn hoá Xlavơ là một khuynh hướng tư tưởng xã hội Nga, theo chủ nghĩa dân tộc, thể hiện quyền lợi của tầng lớp quý tộc chủ nô gia trưởng.
2. Komissarov: người đã cứu Nga hoàng Alecxandr II khi bị ám sát.
3. Madame la Comlesse (tiếng Pháp trong nguyên bản).
Nữ bá tước Lidia Ivanovna từ lâu không yêu chồng nữa, nhưng từ dạo ấy, bao giờ bà cũng phải lòng một người nào đó. Bà phải lòng nhiều người một lúc, cả đàn ông lẫn đàn bà; bà phải lòng hầu hết những người có vẻ xuất chúng về mặt này hoặc mặt khác: tất cả những ông hoàng, bà chúa có quan hệ với hoàng tộc, một đại chủ giáo, một tổng chủ giáo, một linh mục, một ký giả, ba người thuộc phái yêu văn hoá "Xlav" 1, Komissarov 2, một bộ trưởng, một thầy thuốc, một nhà truyền giáo người Anh và Karenin. Tất cả những mối tình đó, khi lạt lẽo, khi mãnh liệt, vẫn không cản trở bà giữ được những mối giao thiệp rộng rãi và phức tạp nhất ở trong triều và ngoài xã hội thượng lưu. Nhưng từ khi che chở cho Karenin sau nỗi bất hạnh đến với ông và từ khi dành công sức chăm nom gia đình Karenin, lo lắng cho sự an lạc của ông, bà cảm thấy tất cả những mối tình khác chỉ là giả dối và bà chỉ thực sự yêu có mình Karenin thôi. Bà thấy mối tình hiện nay dành cho ông hình như mãnh liệt hơn tất cả những mối tình bà đã trải qua Xưa kia. Khi phân tích và so sánh tình yêu này với những mối tình trước đây, bà thấy rõ bà ắt không yêu Kômixarôp nếu ông ta không cứu thoát tính mệnh Nga hoàng, bà ắt không yêu Rixtic Kujixki nếu không có chủ nghĩa yêu văn hoá Xlav, nhưng bà yêu Karenin là vì bản thân ông, vì tâm hồn cao thượng không được ai hiểu đúng đắn, vì tiếng nói nhỏ nhẹ làm bà thích thú, vì cách uốn giọng kéo dài, cái nhìn mệt mỏi, tính tình và bàn tay dịu dàng trắng muốt nổi gân của ông. Không những bà vui thích khi gặp ông, mà còn tìm đọc trên nét mặt ấn tượng bà gây ra cho ông. Bà muốn làm ông vui lòng không phải chỉ bằng câu chuyện, mà bằng tất cả con người bà. Vì ông, bà ăn mặc chải chuốt hơn bao giờ hết. Bà mơ tưởng tới điều có thể xảy ra nếu bà chưa kết hôn và nếu ông còn tự do. Bà đỏ mặt xúc động khi ông bước vào căn phòng có mặt bà, bà không nén được một nụ cười vui sướng khi ông nói đôi câu trìu mến với bà.
Mấy hôm nay, nữ bá tước Lidia Ivanovna rất bồn chồn: bà được biết Anna và Vronxki đang ở Petersburg. Phải tránh không để cho Alecxei Alecxandrovich gặp mặt nàng; thậm chí, phải làm sao cho ông không biết người đàn bà ghê gớm đó hiện đang ở cùng thành phố và bất cứ lúc nào ông cũng có thể chạm trán với nàng.
Qua bè bạn thân thuộc, Lidia Ivanovna điều tra được những dự định của bọn "người xấu xa" đó - bà vẫn gọi Anna và Vronxki như vậy, - và bà gắng điều khiển nhất cử nhất động của ông bạn thân sao cho Karenin không thể gặp họ. Viên phó quan trẻ tuổi, bạn Vronxki, người nhận cung cấp tin tức cho bà, với hy vọng kiếm chác được chút đặc ân, vừa báo là họ đã thu xếp xong công việc và ngày mai sẽ ra đi. Lidia Ivanovna bắt đầu yên tâm, nhưng sáng hôm sau, có người mang đến cho bà một bức thư khiến bà kinh hãi khi nhận ra nét chữ. Đó là nét chữ Anna Karenina. Phong bì làm bằng thứ giấy như vỏ cây: trên tờ giấy dài màu vàng, có một mẫu hoa tự lớn và mùi nước hoa thơm ngát toả ra.
- Ai mang cái này lại thế?
- Một người ở khách sạn.
Hồi lâu, nữ bá tước Lidia Ivanovna không ngồi xuống nổi để đọc thư. Sự xúc động làm bà lên cơn hen (bà vốn dễ lên cơn). Khi trấn tĩnh lại, bà đọc bức thư sau đây, viết bằng tiếng Pháp:
"Thưa bá tước phu nhân 3, những tình cảm Cơ đốc giáo tràn ngập tâm hồn bà cho phép tôi mạnh dạn viết thư cho bà, mặc dầu biết thế là không thể dung thứ được. Tôi đau khổ vì phải xa cách con trai tôi. Tôi xin bà cho phép tôi được gặp nó một lần trước khi ra đi. Xin bà tha lỗi cho tôi đã làm bà lại nhớ đến sự tồn tại của tôi. Sở dĩ tôi viết thư cho bà mà không viết cho Alecxei Alecxandrovich, đó chỉ là vì tôi không muốn làm cho con người độ lượng đó lại đau khổ vì phải nhớ đến tôi. Biết rõ tình bạn của bà đối với ông ấy, tôi tin chắc bà sẽ hiểu. Xin bà cho biết, bà sẽ cho người đưa Xergei đến chỗ tôi hay tôi phải đến nhà vào một giờ hẹn nhất định, hay sẽ cho nhắn tôi đến đâu vào lúc nào để gặp cháu ở ngoài nhà? Tôi nghĩ bà sẽ không từ chối vì tôi biết rõ tấm lòng đại lượng của người quyết định việc này. Bà không thể tưởng tượng hết nỗi khao khát của tôi muốn được gặp con và do đó, cũng không hình dung hết lòng biết ơn của tôi đối với sự giúp đỡ mà hẳn bà sẽ vui lòng ban cho
Anna".
Mọi cái trong thư đều làm nữ bá tước Lidia Ivanovna tức giận; cả nội dung lẫn việc nhắc đến lòng đại lượng và nhất là cái giọng mà bà cho là phóng túng.
- Bảo họ là không có thư trả lời đâu, - nữ bá tước Lidia Ivanovna nói, và lập tức mở tập giấy thấm, viết thư báo cho Alecxei Alecxandrovich biết bà mong gặp ông hồi một giờ tại triều đình vào buổi chầu chúc tụng.
"Tôi cần nói chuyện với ông về một việc đáng buồn và quan trọng. Ta sẽ hẹn chỗ gặp sau. Tốt nhất là ở nhà tôi, tôi sẽ sai pha trà cho ông. Việc cần đấy. Chúa bắt ta đau khổ, nhưng Người cũng cho ta sức chịu đựng, bà viết thêm để chuẩn bị tinh thần cho ông.
Nữ bá tước Lidia Ivanovna thường xuyên mỗi ngày viết hai ba bức thư cho Alecxei Alecxandrovich. Bà thích cách liên lạc đó, nó khiến cho quan hệ riêng tư của họ có cái vẻ phong nhã và bí ẩn vốn đang thiếu.
Chú thích:
1. Phái yêu văn hoá Xlavơ là một khuynh hướng tư tưởng xã hội Nga, theo chủ nghĩa dân tộc, thể hiện quyền lợi của tầng lớp quý tộc chủ nô gia trưởng.
2. Komissarov: người đã cứu Nga hoàng Alecxandr II khi bị ám sát.
3. Madame la Comlesse (tiếng Pháp trong nguyên bản).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét