Vài suy niệm về âm nhạc
Mọi dân tộc trên trái đất đều có nền âm nhạc riêng
của mình. Thậm chí muôn thú cho đến cỏ cây cũng cần đến âm thanh mới đủ khả
năng tiết độ đời sống của nó. Tự cổ sơ, Đông phương cũng như Tây phương đã tìm
thấy trong âm nhạc có 5 bậc chính (cung, thương, làu bậc ngũ âm) chứa trong một
bát độ âm (octave).
Sau đó người Hy Lạp cổ đã biến 5 âm này thành 21 bậc trong một
bát độ âm, còn người Ả Rập cổ khai triển 5 âm thành 17 bậc trong một bát độ âm.
Mãi đến cuối thế kỷ XVII, nhạc sĩ Bach (1642-1703) đã thay đổi âm tiết, chế tác
trong một bát độ âm lập thành 12 bán cung (1, 1, ½ .1, 1, 1, ½) và nền âm nhạc
Tây phương phát triển từ đây. Bach được vinh tôn là một nhạc sư của vạn đại.
Riêng ở phương Đông, nền âm nhạc Trung Quốc đã hình thành gần
5.000 năm nay! Tại Trung Quốc, âm nhạc gần như độc quyền trong việc tế thần,
thiết triều, các lễ phong thiện, lễ thái miếu không thể thiếu âm nhạc. Âm nhạc
vì sao trọng đại, thiêng liêng như vậy? Thử chiết tự chữ “Âm” trong âm nhạc, ta
sẽ thấy nó gồm bộ “lập” ở trên, và bộ “nhật” ở dưới, mang một ý nghĩa rất sâu
xa: “Dưới mặt trời, vật nào cũng có tiếng nói cả “; hoặc “Những âm thanh réo rắt
có được khi mặt trời lặn...” Chữ “Âm” là vậy, còn chữ “Nhạc” thì sao? Cũng cùng
một cách viết, khi đọc là “Nhạc” nó mang tính chất âm luật, đọc là “Lạc” nó chỉ
cho sự vui thú phấn khởi, nếu trang điểm vào vài cọng cỏ thì nó có nghĩa là dược
(thuốc). Tóm lại, âm nhạc (theo nghĩa “trên cành lá”) là nguồn gốc giúp cho con
người vui thú, khỏe mạnh. Người Tây phương cũng có nhiều định nghĩa về âm nhạc,
chẳng hạn: Âm nhạc là ngôn ngữ của tình cảm (La Musigue c’est le langage du
Sentiment) hay: Âm nhạc là nghệ thuật điều hợp âm thanh bắt nhịp được với thính
giác (L’art de combiner les sons d’une monière à l’oreille (Laróusse). Mỗi dân
tộc cảm nhận về âm nhạc theo cách riêng. Mỗi phương đều ảnh hưởng âm nhạc khác
nhau, mặc dù nguyên thể của âm nhạc chỉ là một. Thử tìm hiểu về luật của âm nhạc
trong triết học Đông phương ta sẽ thấy:
Ngũ âm (đúng hơn là 5 dây) gồm: Cung, Thương, Giốc, Chủy Vũ,
vừa vặn với Ngũ hành, mỗi dây ứng theo mỗi hành:
Cung: Thổ
Thương: Kim
Giốc: Mộc
Chủy: Hỏa
Vũ: Thủy
Lại ứng theo bốn mùa: Thu; Xuân; Hạ; Đông
Cung: Thổ
Thương: Kim
Giốc: Mộc
Chủy: Hỏa
Vũ: Thủy
Lại ứng theo bốn mùa: Thu; Xuân; Hạ; Đông
Vậy dây Cung và hành Thổ ứng với mùa nào? Xin giải thích rằng:
dây Cung là dây tích tụ âm thanh tổng hợp, chỉ được “tấu” vào 18 ngày cuối
mỗi mùa, và trong 5 cung đó, được chia làm 12 luật ứng với 12 tháng trong năm.
Nói rõ thì: - Mùa Xuân dùng Cung Giốc với 2 âm luật Thái Thốc, Giáp Chung
dùng vào tháng giêng và tháng Hai. - Mùa hạ dùng cung Chủ y với 2 âm luật
Trọng Lã, Nhuy Tân dùng vào tháng Tư, tháng Năm. - Mùa Thu dùng cung Thương với
hai âm luật Di Tắc và Nam Lã dùng vào tháng bảy, tháng Tám. - Mùa đông dùng
cung Vũ với hai âm luật Ứng Truy và Hoàng Chung dùng vào tháng mười và tháng Mười
một. - Còn dây Cung dùng đến 4 âm luật: Đại Lã (tháng chạp), Điếm Tẩy
(còn gọi là Cô Tiển- tháng Ba), Lâm Chung (tháng Sáu), Vô Xạ (tháng Chín).
Ta cũng biết, một trong những cơ sở của triết học cổ đại
Trung Quốc là bộ Đạo Đức kinh và Kinh Dịch. Mặc dù Kinh Dịch là của Nho gia,
nhưng Đạo mà bỏ Dịch đi, thì e rằng gọi tên “đại đạo” mà thiếu “đại dụng”, chắc hẳn không thể nào phổ dụng đến nhân sinh! Dựa vào sự tiêu trưởng của khí
Âm Dương, 12 tháng được biểu diễn thành 12 quái, lấy từ tháng Giêng (Cấn-Dần)
tính đi, mỗi quái biểu diễn mỗi tháng đó là: Thái, Đại Tráng, Quải, Càn, Cấu, Độn,
Bĩ, Quán, Bác, Khôn, Phục, Lâm. Trong đó tháng Mười một là tháng Tý, quẻ Phục,
có một hào Dương SINH (gọi là Nhất Dương Sinh), đối xứng với nó là tháng năm có
Nhất Dương Sinh. Các quái kia cũng nương theo đó mà đối chiếu (xem hình).
Chỉ lược qua như vậy, cũng đủ biết người xưa quan niệm nghệ
thuật (tiêu biểu là âm nhạc) không phải để giải trí trong một đời sống khép kín,
mà ở đó, luôn bàng bạc, vang vọng hoạt tính cao sâu vượt ra khỏi phạm vi bản
năng và lý trí con người. Trong lịch sử cổ học Đông phương kể lại, đời nhà Chu,
có hai nhạc sư vĩ đại, đó là sư Quyên và sư Khoáng (sư có nghĩa là thầy trong
ngành âm nhạc). Biệt tài của sư Quyên là nghe qua âm thanh một lần, liền phổ lại
bản nhạc đó. Tài nghệ của Sư Khoáng càng lỗi lạc, cao tột hơn, ông đánh một bản
đàn, chim thú có thể đến bên ông nhảy múa, ông nghe một bản đàn, có thể biết được
họa phúc của người chơi đàn ấy như thế nào.
Ở Việt Nam, âm nhạc cũng được các triều đại chú trọng rất mực.
Các nhà chính trị lỗi lạc, các Nho gia uyên thâm... cũng rất thận trọng khi nói
đến âm nhạc. Lịch sử đã ghi lại, vào năm 1436, vua Lê Thái Tôn sai Nguyễn Trãi
và thái giám Lương Đăng định lại Nhã nhạc ở cung đình, Nguyễn Trãi dâng sớ từ
chối. Lời sớ có đoạn “... Lúc có loạn dùng võ, thái bình dùng văn, nay chế lễ
tác nhạc là hợp thời, lại e rằng, gốc không chắc chắn thì văn dựa vào đâu mà đứng
vững, vì hòa bình là gốc của nhạc và thanh âm là văn của nhạc. Thần phụng
chiếu định lại nhạc đâu dám không hết lòng, ngặt vì thần học thức nông nổi, mà
âm luật nhạc thì quá đỗi tinh vi, tự nghĩ khó lòng điều hòa cho được. Vậy kính
xin bệ hạ thương yêu nuôi dưỡng trăm họ, khiến nhân gian không có tiếng than
phiền oán hận, như thế là giữ vững căn bản của nhạc, rồi sau hãy bàn đến âm
thanh”. Vua xem qua hết lời khâm phục. Mãi đến đời Lê Thánh Tông, đất nước
rất thịnh trị, Lê Thánh Tông mới cho định lại Nhã nhạc.
Ở Trung Quốc, triết lý âm nhạc sâu thẳm chừng nào, thì nền âm
nhạc càng phong phú chừng đó. Từ đời Hán Vũ đế, họ đã định ra chế độ nhạc
phủ, cử Lý Diên Niên đứng ra trông coi, tập tục này kéo dài đến các triều đại sau này. Qua đời Đường, nền âm nhạc cực thịnh. Xóm Bình khang là nơi tập trung con hát, các nhạc công được tổ chức rất quy mô, không khác
gì bên văn học. Họ cũng có “giáo phường” (nơi dạy ca vũ nhạc), cũng có
lương, bổng, lộc, hàm, chức trách hẳn hoi. Đời Đường, những tài tử trong giáo
phường, trong nhạc phủ hầu hết là những nhà thơ tài danh. Vào thời này, đám “Lê
Viên Tử Đệ” quy tụ toàn những bậc thi gia lỗi lạc, đám “Ngũ Lăng Niên Thiếu”
cũng nức tiếng xa gần. Đỗ Phủ, Lý Bạch và Bạch Cư Dị là 3 đại thi gia của thời
này, cũng từng có mặt trong đám“ "Lê Viên Tử Đệ”...
Nhạc trong văn chương thì bàng bạc, nhưng e rằng, người đi qua chỉ chạm đến mặt nổi của gợn tơ, còn độ ngân rung trong tịch
lặng của nhạc trong văn chương, càng gần, nó càng mất hút như những “vi trần”
trước sum la vạn tượng: “Văn chương tàn tích như ti. Còn trong căn để có gì vui
đâu...” (thơ Bùi Giáng). Chữ “ti” này là độ ngân rung sâu thẳm trong tịch
lặng từ tiếng “tơ” mà có! Trong đời sống văn hóa, âm nhạc và văn chương có một
sự gắn bó rất hữu cơ, nhưng những nghệ sĩ tài hoa của âm nhạc chỉ đủ sức biểu
diễn nó qua âm điệu, chứ không thể qua ngôn ngữ, và cũng hiếm có những nhạc sĩ
“nói nên lời” trong cái “không lời”. Truyền thuyết nói rằng, Chung Tử Kỳ đàn,
chỉ có Bá Nha mới thấu được tiếng đàn, từ ngữ “tri âm” phát sinh từ điển tích
này. Liệt Tử (thời Chiến Quốc) trong “Xung Hư Chân Kinh”, có diễn tả một đoạn
nghệ thuật chơi đàn của sư Văn: “Giữa mùa xuân, sư Văn phát động dây Thương,
đàn bài Nam Lữ của tháng Tám, tiếng đàn âm vọng, gió mát nổi lên, cây cối đều
ra hoa kết trái. Rồi đến mùa Thu, sư Văn khởi động dây Giốc, đàn bài Giáp Chung
của tháng Hai, thoáng chốc gió êm thổi nhẹ, cây cối nẩy mầm. Vào mùa Hạ, ông
phát động dây Vũ, đánh bài Hoàng Chung của tháng Mười một, khiến sương tuyết
rơi đầy, ao hồ đóng băng. Về mùa Đông, ông khởi dây Chủy, đánh bài Nhuy Tân,
tháng Sáu, trời nóng bức, băng tuyết tan dần...”. Nghệ thuật khi đạt đến
chỗ thậm thâm vi diệu, nó trở thành thần thông biến hóa, khiến trong tiếng đàn
tích tụ những mật âm viên dung mà chỉ có sự thể hòa thiêng liêng giữa động
và tịnh, mới có thể nghe ra trọn vẹn.
Nếu liên hệ giữa thơ với nhạc thì thơ là cõi riêng biệt của
văn chương, đem ngôn ngữ thơ ca chuyển qua nhạc, mà nhạc sĩ không đủ tài, thì cả
thơ và nhạc đều là những “tử thi”. Những giáo phường của Trung Quốc và Việt
Nam, thường gởi thơ vào nhạc, nói rõ hơn, họ làm bài thơ, nhờ các nhạc sĩ xướng
lên, ký âm lại, rồi hòa trong tiếng đàn... Tuy vậy, những trường hợp để đời
chẳng được là bao! Thật ra, các bài cổ thi trong thế gian có mấy bài được như Tỳ
bà hành của Bạch Cư Dị, có mấy bài được như Thanh bình điệu của Lý Bạch? Sức
thần bí của âm nhạc tải vào thơ dường như sẽ bị tỏa chiết. Người nghệ sĩ có thể
là một học giả uyên bác, ngược lại một học giả uyên bác khó thể là một nghệ sĩ.
Quay lại vấn đề, nhạc trong thơ, và thanh âm trong nhạc, tương tự như “lội ngược
dòng”, một công cuộc khó lắm thay. Bạch Cư Dị nói:
"Thủy tuyền lãnh tháp huyền ngưng tuyệt
Ngưng tuyệt bất thông thanh tạm xuyết
Biệt hữu u tình ám hận sinh
Thử thời vô thanh thắng hữu thanh”
(Tỳ bà hành)
Ngưng tuyệt bất thông thanh tạm xuyết
Biệt hữu u tình ám hận sinh
Thử thời vô thanh thắng hữu thanh”
(Tỳ bà hành)
Phan Huy Vịnh dịch:
Nước suối lạnh, dây đàn ngừng - dứt
Ngừng dứt nên mới bặt tiếng tơ
Âm thầm đau giận ngẩn ngơ
Tiếng đàn lặng ngắt bây giờ càng hay.
Nước suối lạnh, dây đàn ngừng - dứt
Ngừng dứt nên mới bặt tiếng tơ
Âm thầm đau giận ngẩn ngơ
Tiếng đàn lặng ngắt bây giờ càng hay.
Trong văn học nước ta, trong tác phẩm “Đoạn trường tân
thanh”, Nguyễn Du tả Kiều khảy đàn bốn lần, nhiều người đã không tiếc lời khen
Nguyễn Du rất tuyệt diệu trong lúc tả nàng Kiều đánh đàn. Thật ra, không nên
nói Nguyễn Du rất tuyệt diệu trong lúc tả nàng Kiều khảy đàn, mà phải nói một nàng Kiều bằng xương bằng thịt (trong bài Cầm giả dẫn) đã từng có ngón đàn
tuyệt diệu, mới khiến cho cảm xúc thơ của Nguyễn Du xuất thần:
So dần dây vũ dây văn
Bốn dây to nhỏ theo vần cung thương
Khúc dâu Hán Sở chiến trường
Nghe ra tiếng sắt tiếng vàng chen nhau
Khúc đâu Tư Mã phượng cầu
Nghe ra như oán như sầu phải chăng
Kê Khang này khúc Quảng Lăng
Một rằng “lưu thủy” hai rằng “hành vân”
Quá quan này gái chiêu quân
Nửa phần luyến chúa nửa phần tư gia
Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa giữa vời
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa...
Quả thật tài tình, tiếng đàn như vậy hết sức điêu luyện, tuyệt vời. Khi đàn đã nhập thần, tâm thức con người lúc đó cũng chỉ là sa mạc! Nhưng sa mạc phát tiết nên những điệu đàn, cung bậc, tiết tấu, làm tươi nhuộm bốn mùa hoa cỏ, làm sương khói ngập ngừng, làm con người không cần chụp nuốt âm thanh, mà âm thanh tự kiếm ngõ ngách của tâm thức hòa điệu nhịp nhàng. Như vậy là chỗ sống động của âm nhạc, là chỗ sống của con người!
Bốn dây to nhỏ theo vần cung thương
Khúc dâu Hán Sở chiến trường
Nghe ra tiếng sắt tiếng vàng chen nhau
Khúc đâu Tư Mã phượng cầu
Nghe ra như oán như sầu phải chăng
Kê Khang này khúc Quảng Lăng
Một rằng “lưu thủy” hai rằng “hành vân”
Quá quan này gái chiêu quân
Nửa phần luyến chúa nửa phần tư gia
Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa giữa vời
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa...
Quả thật tài tình, tiếng đàn như vậy hết sức điêu luyện, tuyệt vời. Khi đàn đã nhập thần, tâm thức con người lúc đó cũng chỉ là sa mạc! Nhưng sa mạc phát tiết nên những điệu đàn, cung bậc, tiết tấu, làm tươi nhuộm bốn mùa hoa cỏ, làm sương khói ngập ngừng, làm con người không cần chụp nuốt âm thanh, mà âm thanh tự kiếm ngõ ngách của tâm thức hòa điệu nhịp nhàng. Như vậy là chỗ sống động của âm nhạc, là chỗ sống của con người!
Trong tâm thức của người phương Đông, nhạc còn đồng nghĩa với
sự tỉnh thức. Khi âm thanh và cương nghị gặp nhau ở điểm tận cùng, thì ở đó,
con người sẽ cất những bước chân khoan thai trên đầu gươm bén! Bước ra khỏi
quỹ đạo này, có thể là một sự giác ngộ chăng? Khổng Tử đã phổ hơn ba trăm bài
thơ để hoàn thành “Nhã nhạc”. Nguyễn Trãi đã dâng sớ tâu vua, khước từ việc định
lại Nhã nhạc, cũng ý khuyên vua nên mở lòng trang trải đức hiếu sinh. Các vị thần
cõi trời như Càn thát bà, Khẩn na la, Ma hầu la dà... tấu nhạc vang lừng, vì mừng
sắp được nghe pháp bất nhị của Đức Phật Thích Ca và chư Đại Bồ Tát. Trong nhà
Thiền, âm nhạc du dương trầm bổng trong lời kinh, tiếng mõ, nhịp chuông ngân.
Đó là nhạc trong nghi lễ tán tụng hàng ngày, khiến người sơ tâm nguôi bớt lòng
trần. Cao tột hơn, vẫn là âm thanh rền vang chấn động ma vương của tiếng trống
Lôi âm, âm thanh càn quét mọi thức tâm diêu động của Hải triều âm, âm thanh
viêu dung vô ngại vượt ngoài hạn lượng của thể tánh Diệu âm. Cuối cùng, xin mượn
lời thơ của Bạch Cư Dị trong bài Tỳ bà hành để phần nào nói lên được công năng
vi diệu của âm nhạc: “Thử thời vô thanh thắng hữu thanh”!.
Nguyễn Bá Hoàn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét