Âm nhạc xứ Thanh đồng hành
Trong suốt tiến trình lịch sử của dân tộc, đặc biệt phong
trào cách mạng nước ta từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nền âm nhạc
cách mạng Việt Nam đã ra đời và không ngừng phát triển, đã góp phần quan trọng
trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và
bảo vệ tổ quốc.
Trên suốt chặng đường lịch sử của những tháng năm gian khổ ấy, từ trong các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước của dân tộc, những bản hùng ca cách mạng đã vang lên, đã đi cùng năm tháng và mãi còn vọng vang đến hôm nay và mai sau.
Tự hào về những trang sử vẻ vang của dân tộc, tự hào về những chặng đường đã qua của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam, những người hoạt động trên lĩnh vực nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng trên quê hương Thanh Hóa đã luôn đồng hành và phát triển trong quá trình xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
Thanh Hóa, vùng đất địa linh nhân kiệt, vùng đất lịch sử, văn hóa và giàu truyền thống đấu tranh cách mạng, trong lĩnh vực âm nhạc có những di sản truyền thống vô cùng quý báu, từ những làn điệu dân ca thắm đượm của vùng quê Đông Anh đến những điệu hò mênh mang sông nước bên dòng sông Mã, sông Chu, những làn điệu Xường, điệu Khắp vẫn vọng vang trên vùng cao biên giới xứ Thanh.
Đồng hành với những chặng đường lịch sử của Hội nhạc sỹ Việt Nam, âm nhạc xứ Thanh đã góp phần giữ gìn và phát huy những giá trị to lớn của âm nhạc truyền thống đối với đời sống tinh thần tại địa phương cũng như hòa chung trong những chiến công của quê hương, đất nước.
Tự hào về những thế hệ cha anh đi trước đã để lại những di sản âm nhạc quý báu cho những người hôm nay từ những làn điệu dân ca được lưu giữ trong kho tàng âm nhạc Việt Nam đến những bài ca đã và đang đi cùng năm tháng cùng với những tác phẩm âm nhạc có giá trị cho các thế hệ hôm nay nghiên cứu học tập, khai thác sử dụng và phát triển.
Trong những năm kháng chiến cứu nước, âm nhạc xứ Thanh đồng hành với âm nhạc của cả nước, đã vang lên những bài ca góp phần cổ vũ, khích lệ động viên cho những chiến công ở hậu phương và tiền tuyến. Những tác phẩm âm nhạc của các nhạc sĩ Trung ương viết về quê hương Thanh Hóa cũng như của các nhạc sĩ xứ Thanh đã trở thành những giai điệu tự hào trên quê Thanh hôm nay như: “Chào sông Mã anh hùng” của nhạc sĩ Xuân Giao, “Hát mừng các cụ dân quân” của nhạc sĩ Đỗ Nhuận, “Cây lúa Hàm Rồng” của nhạc sĩ Đôn Truyền, “Thanh Hóa anh hùng” của nhạc sỹ Hoàng Đạm, “Nhịp cầu sông Mã” của nhạc sĩ Lê Xuân Thọ, “Đẹp đôi trai gái tỉnh Thanh” của nhạc sĩ Nguyễn Trọng v.v...
Đất nước thống nhất, những tác phẩm âm nhạc của các nhạc sĩ Trung ương và các nhạc sĩ xứ Thanh tiếp tục đồng hành cùng với quê hương trên chặng đường xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nhiều tác phẩm viết về quê hương Thanh Hóa đã để lại những dấu ấn không phai trong lòng công chúng với các tác phẩm lớn như: Nhạc kịch “Quả dưa đỏ” của nhạc sĩ Đỗ Nhuận, nhạc kịch “Lửa Hang Treo” của nhạc sĩ Đàm Linh.
Các tác phẩm đã đi vào đời sống âm nhạc của công chúng như: “Lồng lộng quê Thanh” của nhạc sĩ Phó Đức Phương, “Tự tình sông Mã” của nhạc sĩ Thuận Yến, “Về theo câu hò sông Mã” của nhạc sĩ Huy Thục, “Đi giữa Đại lộ Lê Lợi” của nhạc sĩ Nguyễn Cường, “Kỷ niệm giọng hò” của nhạc sĩ Minh Quang, “Đường về Thanh Hóa” của nhạc sĩ Nguyễn Trọng, “Về làm dâu sông Mã” của nhạc sĩ Đồng Tâm, “Hỡi em cấy lúa dưới trăng” của nhạc sĩ Nguyễn Liên, “Nồng nàn khúc hát tỉnh Thanh” của nhạc sĩ Thế Việt, “Khúc hát Làng Dao” của nhạc sĩ Mai Kiên, “Sầm Sơn in dấu chân Bác Hồ” của nhạc sĩ Lê Đăng Khoa và Nguyễn Hoài Nam, “Nơi Rừng Thông con dựng tượng đài Bác” của nhạc sĩ Xuân Liên, “Bài ca thành đá” của nhạc sĩ Hoàng Sâm, “Sầm Sơn biển quê Thanh” của nhạc sĩ Đoàn Dũng, “Ký ức dòng sông” của nhạc sĩ Thúy Hạnh v.v...
Cùng với hàng trăm ca khúc viết về quê hương, các nhạc sĩ xứ Thanh đã không ngừng tư duy sáng tạo để viết nên những tác phẩm cho dàn nhạc Giao hưởng như: “Huyền thoại Thần Độc Cước” của nhạc sĩ Nguyễn Liên, “Lam Sơn - Bản hùng ca” của nhạc sĩ Xuân Chung”, “Khúc Tráng ca sông Mã” của nhạc sĩ Nguyễn Hoàng Giang, các tác phẩm khí nhạc cho múa như “Hoa Anh túc” của NSND Hoàng Hải, “Mùa xuân bản Thái” của nhạc sĩ Công Chí, âm nhạc cho nhiều vở diễn chuyên nghiệp, cùng với các nhạc phẩm của các nhạc sĩ Đỗ Hoài Nam, Lê Khanh, Đức Phong, Mạnh Thống, Băng Xuân, Mạnh Hoàng...
Song hành với các hoạt động sáng tác âm nhạc của các nhạc sĩ thuộc Ban Âm nhạc hội VHNT Thanh Hóa là những hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, những công trình nghiên cứu âm nhạc đã ra đời như: “Âm nhạc dân gian Thanh Hóa” của nhạc sĩ Văn Hòe, công trình nghiên cứu về “Hò sông Mã” của nhạc sĩ Hoàng Sâm, “Âm nhạc dân gian xứ Thanh” của nhạc sĩ Nguyễn Liên và nhà nghiên cứu văn hóa Hoàng Minh Tường, “Ca trù xứ Thanh, một nét đẹp của âm nhạc dân gian Thanh Hóa” của nhạc sĩ Công Chí, “Nghiên cứu cồng chiêng” của nhạc sĩ Xuân Liên.
Những công trình nghiên cứu âm nhạc dân gian xứ Thanh của các nhạc sĩ qua những phần ghi âm rất cụ thể cũng như những đánh giá có tính lý luận để giúp độc giả khi nghiên cứu có dịp đi sâu tìm hiểu và có điều kiện để phát huy được các giá trị của âm nhạc dân gian qua các làn điệu dân ca với những giá trị đặc trưng của âm nhạc dân gian xứ Thanh. Đây chính là những yếu tố quan trọng đối với các nhà nghiên cứu, những người làm công tác quản lý cũng như người hoạt động sáng tạo nghệ thuật trên lĩnh vực âm nhạc tại Thanh Hóa hiện nay.
Trong quá trình hoạt động âm nhạc của tỉnh Thanh, những người trực tiếp trong quản lý cũng như trong thể hiện đã ý thức về việc giữ gìn và phát huy các giá trị của âm nhạc dân gian xứ Thanh và luôn đồng hành trên suốt chặng đường hoạt động nghệ thuật của mình.
Cùng với các giáo trình giảng dạy âm nhạc từ các nhà trường của các nhạc sĩ, nhiều chương trình biểu diễn được tổ chức xây dựng trên sân khấu phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh và phục vụ nhân dân, các chương trình như: Âm vang nguồn cội, Tiếng vọng ngàn xưa, Linh thiêng biển trời sông núi, Tình đất và người xứ Thanh... Đã góp phần quan trọng trong việc phát huy và gìn giữ các giá trị truyền thống của âm nhạc xứ Thanh trong giai đoạn hiện nay.
Từ sự giữ gìn và phát huy thông qua các công trình nghiên cứu sẽ tạo ra những sản phẩm mới có chất lượng và chắc chắn sẽ đáp ứng được yêu cầu thưởng thức nghệ thuật ngày càng cao của công chúng cũng như sự quảng bá về một vùng quê giàu bản sắc có cả núi rừng, trung du, đồng bằng và biển cả như Thanh Hóa, càng có sức hấp dẫn lớn đối với bạn bè trong nước và quốc tế. Từ đó mọi người đến xứ Thanh sẽ có dịp tìm hiểu, yêu mến một vùng quê giàu truyền thống văn hóa, nghệ thuật và lịch sử văn hóa lâu đời.
Đồng hành cùng với quê hương, đất nước, các nhạc sĩ xứ Thanh dù ở những hoàn cảnh khác nhau cùng với những điều kiện hoạt động khác nhau nhưng cùng có một niềm đam mê sáng tạo với nhiều hình thức hoạt động đa dạng, các nhạc sĩ đã cho ra đời nhiều tác phẩm có giá trị đi vào đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.
Suốt chặng đường dài của những năm tháng đã qua, các nhạc sĩ thuộc chi hội nhạc sĩ Việt Nam tại Thanh Hóa đồng hành cùng với Hội nhạc sĩ Việt Nam đã góp phần tạo nên những tác phẩm và những hoạt động âm nhạc có giá trị góp phần nâng cao đời sống tinh thần của xã hội trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Tuy nhiên, trước tình hình phát triển của đất nước hiện nay, hoạt động âm nhạc của Hội nhạc sĩ Việt Nam nói chung và Chi hội nhạc sĩ Việt Nam tại Thanh Hóa nói riêng đã và đang gặp không ít khó khăn trên chặng đường hoạt động của mình.
Thực tế hiện nay, công chúng đã có rất nhiều quyền lựa chọn để thưởng thức nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng.
Đó chính là sự bùng nổ về công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình, tính giải trí, tính thương mại được đẩy mạnh, nhiều sản phẩm âm nhạc ra đời bằng nhiều hình thức với thể loại biểu diễn và nhiều đối tượng khán giả, công chúng đang tiếp cận trong điều kiện mở như hiện nay, đã làm cho các nhà quản lý và những người hoạt động trên lĩnh vực nghệ thuật nói chung, âm nhạc nói riêng, gặp nhiều thách thức trong quá trình xây dựng và phát triển. Chính vì vậy, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, Hội nhạc sĩ Việt Nam cùng với các hoạt động của các chi hội nhạc sĩ ở các tỉnh thành đã và đang chiếm một vị trí rất quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị của âm nhạc truyền thống, các giá trị đích thực của âm nhạc đương đại, cũng như góp phần nâng cao mức hưởng thụ và định hướng âm nhạc đối với công chúng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong quá trình xây dựng quê hương đổi mới, các tác phẩm âm nhạc của các nhạc sĩ xứ Thanh đã góp phần quan trọng trong việc quảng bá giới thiệu về quê hương Thanh Hóa với bạn bè trong nước và quốc tế. Nhiều tác phẩm đã đi vào đời sống âm nhạc của công chúng góp phần khích lệ, động viên nhân dân trong quá trình lao động xây dựng quê hương trên chặng đường đổi mới, hội nhập và phát triển.
Được sự quan tâm chỉ đạo của Hội nhạc sĩ Việt Nam, sự quan tâm của các ngành, các cấp trong tỉnh, Chi hội nhạc sĩ Việt Nam tại Thanh Hóa với nhiều hình thức hoạt động thiết thực, hiệu quả đã đóng góp vào hoạt động sáng tạo âm nhạc nói riêng và hoạt động nghệ thuật nói chung tại tỉnh Thanh Hóa.
Hoạt động sáng tạo chính là quá trình các nhạc sĩ thuộc Chi hội đi về hầu hết các vùng miền trên quê hương Thanh Hóa đã tạo nên những tác phẩm và được phổ biến trong nhiều chương trình nghệ thuật chuyên và không chuyên trên địa bàn tỉnh nhà. Nhiều chương trình nghệ thuật mang ý nghĩa sâu sắc về quê hương, đất nước, con người Việt Nam, về biển đảo thiêng liêng, về quê hương Thanh Hóa anh hùng đã được các nhạc sĩ tham gia sáng tác và dàn dựng rất thành công, được các cấp, các ngành ghi nhận và đông đảo công chúng yêu mến.
Có thể nói các nhạc sĩ thuộc Chi hội nhạc sĩ Việt Nam tại Thanh Hóa rất đa tài, lòng đam mê đầy nhiệt huyết với nghệ thuật nói chung và sáng tạo đối với âm nhạc nói riêng, trong những năm qua, đã dành nhiều công sức nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo, đi về nhiều vùng miền quê hương trong và ngoài tỉnh để tạo nên những tác phẩm tích cực đóng góp vào thành tựu chung trong hoạt động nghệ thuật của nước nhà.
Kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nói chung và âm nhạc nói riêng, âm nhạc xứ Thanh tiếp tục đồng hành cùng với quê hương, đất nước trên chặng đường đổi mới, hội nhập và phát triển.
Trên suốt chặng đường lịch sử của những tháng năm gian khổ ấy, từ trong các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước của dân tộc, những bản hùng ca cách mạng đã vang lên, đã đi cùng năm tháng và mãi còn vọng vang đến hôm nay và mai sau.
Tự hào về những trang sử vẻ vang của dân tộc, tự hào về những chặng đường đã qua của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam, những người hoạt động trên lĩnh vực nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng trên quê hương Thanh Hóa đã luôn đồng hành và phát triển trong quá trình xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
Thanh Hóa, vùng đất địa linh nhân kiệt, vùng đất lịch sử, văn hóa và giàu truyền thống đấu tranh cách mạng, trong lĩnh vực âm nhạc có những di sản truyền thống vô cùng quý báu, từ những làn điệu dân ca thắm đượm của vùng quê Đông Anh đến những điệu hò mênh mang sông nước bên dòng sông Mã, sông Chu, những làn điệu Xường, điệu Khắp vẫn vọng vang trên vùng cao biên giới xứ Thanh.
Đồng hành với những chặng đường lịch sử của Hội nhạc sỹ Việt Nam, âm nhạc xứ Thanh đã góp phần giữ gìn và phát huy những giá trị to lớn của âm nhạc truyền thống đối với đời sống tinh thần tại địa phương cũng như hòa chung trong những chiến công của quê hương, đất nước.
Tự hào về những thế hệ cha anh đi trước đã để lại những di sản âm nhạc quý báu cho những người hôm nay từ những làn điệu dân ca được lưu giữ trong kho tàng âm nhạc Việt Nam đến những bài ca đã và đang đi cùng năm tháng cùng với những tác phẩm âm nhạc có giá trị cho các thế hệ hôm nay nghiên cứu học tập, khai thác sử dụng và phát triển.
Trong những năm kháng chiến cứu nước, âm nhạc xứ Thanh đồng hành với âm nhạc của cả nước, đã vang lên những bài ca góp phần cổ vũ, khích lệ động viên cho những chiến công ở hậu phương và tiền tuyến. Những tác phẩm âm nhạc của các nhạc sĩ Trung ương viết về quê hương Thanh Hóa cũng như của các nhạc sĩ xứ Thanh đã trở thành những giai điệu tự hào trên quê Thanh hôm nay như: “Chào sông Mã anh hùng” của nhạc sĩ Xuân Giao, “Hát mừng các cụ dân quân” của nhạc sĩ Đỗ Nhuận, “Cây lúa Hàm Rồng” của nhạc sĩ Đôn Truyền, “Thanh Hóa anh hùng” của nhạc sỹ Hoàng Đạm, “Nhịp cầu sông Mã” của nhạc sĩ Lê Xuân Thọ, “Đẹp đôi trai gái tỉnh Thanh” của nhạc sĩ Nguyễn Trọng v.v...
Đất nước thống nhất, những tác phẩm âm nhạc của các nhạc sĩ Trung ương và các nhạc sĩ xứ Thanh tiếp tục đồng hành cùng với quê hương trên chặng đường xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nhiều tác phẩm viết về quê hương Thanh Hóa đã để lại những dấu ấn không phai trong lòng công chúng với các tác phẩm lớn như: Nhạc kịch “Quả dưa đỏ” của nhạc sĩ Đỗ Nhuận, nhạc kịch “Lửa Hang Treo” của nhạc sĩ Đàm Linh.
Các tác phẩm đã đi vào đời sống âm nhạc của công chúng như: “Lồng lộng quê Thanh” của nhạc sĩ Phó Đức Phương, “Tự tình sông Mã” của nhạc sĩ Thuận Yến, “Về theo câu hò sông Mã” của nhạc sĩ Huy Thục, “Đi giữa Đại lộ Lê Lợi” của nhạc sĩ Nguyễn Cường, “Kỷ niệm giọng hò” của nhạc sĩ Minh Quang, “Đường về Thanh Hóa” của nhạc sĩ Nguyễn Trọng, “Về làm dâu sông Mã” của nhạc sĩ Đồng Tâm, “Hỡi em cấy lúa dưới trăng” của nhạc sĩ Nguyễn Liên, “Nồng nàn khúc hát tỉnh Thanh” của nhạc sĩ Thế Việt, “Khúc hát Làng Dao” của nhạc sĩ Mai Kiên, “Sầm Sơn in dấu chân Bác Hồ” của nhạc sĩ Lê Đăng Khoa và Nguyễn Hoài Nam, “Nơi Rừng Thông con dựng tượng đài Bác” của nhạc sĩ Xuân Liên, “Bài ca thành đá” của nhạc sĩ Hoàng Sâm, “Sầm Sơn biển quê Thanh” của nhạc sĩ Đoàn Dũng, “Ký ức dòng sông” của nhạc sĩ Thúy Hạnh v.v...
Cùng với hàng trăm ca khúc viết về quê hương, các nhạc sĩ xứ Thanh đã không ngừng tư duy sáng tạo để viết nên những tác phẩm cho dàn nhạc Giao hưởng như: “Huyền thoại Thần Độc Cước” của nhạc sĩ Nguyễn Liên, “Lam Sơn - Bản hùng ca” của nhạc sĩ Xuân Chung”, “Khúc Tráng ca sông Mã” của nhạc sĩ Nguyễn Hoàng Giang, các tác phẩm khí nhạc cho múa như “Hoa Anh túc” của NSND Hoàng Hải, “Mùa xuân bản Thái” của nhạc sĩ Công Chí, âm nhạc cho nhiều vở diễn chuyên nghiệp, cùng với các nhạc phẩm của các nhạc sĩ Đỗ Hoài Nam, Lê Khanh, Đức Phong, Mạnh Thống, Băng Xuân, Mạnh Hoàng...
Song hành với các hoạt động sáng tác âm nhạc của các nhạc sĩ thuộc Ban Âm nhạc hội VHNT Thanh Hóa là những hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, những công trình nghiên cứu âm nhạc đã ra đời như: “Âm nhạc dân gian Thanh Hóa” của nhạc sĩ Văn Hòe, công trình nghiên cứu về “Hò sông Mã” của nhạc sĩ Hoàng Sâm, “Âm nhạc dân gian xứ Thanh” của nhạc sĩ Nguyễn Liên và nhà nghiên cứu văn hóa Hoàng Minh Tường, “Ca trù xứ Thanh, một nét đẹp của âm nhạc dân gian Thanh Hóa” của nhạc sĩ Công Chí, “Nghiên cứu cồng chiêng” của nhạc sĩ Xuân Liên.
Những công trình nghiên cứu âm nhạc dân gian xứ Thanh của các nhạc sĩ qua những phần ghi âm rất cụ thể cũng như những đánh giá có tính lý luận để giúp độc giả khi nghiên cứu có dịp đi sâu tìm hiểu và có điều kiện để phát huy được các giá trị của âm nhạc dân gian qua các làn điệu dân ca với những giá trị đặc trưng của âm nhạc dân gian xứ Thanh. Đây chính là những yếu tố quan trọng đối với các nhà nghiên cứu, những người làm công tác quản lý cũng như người hoạt động sáng tạo nghệ thuật trên lĩnh vực âm nhạc tại Thanh Hóa hiện nay.
Trong quá trình hoạt động âm nhạc của tỉnh Thanh, những người trực tiếp trong quản lý cũng như trong thể hiện đã ý thức về việc giữ gìn và phát huy các giá trị của âm nhạc dân gian xứ Thanh và luôn đồng hành trên suốt chặng đường hoạt động nghệ thuật của mình.
Cùng với các giáo trình giảng dạy âm nhạc từ các nhà trường của các nhạc sĩ, nhiều chương trình biểu diễn được tổ chức xây dựng trên sân khấu phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh và phục vụ nhân dân, các chương trình như: Âm vang nguồn cội, Tiếng vọng ngàn xưa, Linh thiêng biển trời sông núi, Tình đất và người xứ Thanh... Đã góp phần quan trọng trong việc phát huy và gìn giữ các giá trị truyền thống của âm nhạc xứ Thanh trong giai đoạn hiện nay.
Từ sự giữ gìn và phát huy thông qua các công trình nghiên cứu sẽ tạo ra những sản phẩm mới có chất lượng và chắc chắn sẽ đáp ứng được yêu cầu thưởng thức nghệ thuật ngày càng cao của công chúng cũng như sự quảng bá về một vùng quê giàu bản sắc có cả núi rừng, trung du, đồng bằng và biển cả như Thanh Hóa, càng có sức hấp dẫn lớn đối với bạn bè trong nước và quốc tế. Từ đó mọi người đến xứ Thanh sẽ có dịp tìm hiểu, yêu mến một vùng quê giàu truyền thống văn hóa, nghệ thuật và lịch sử văn hóa lâu đời.
Đồng hành cùng với quê hương, đất nước, các nhạc sĩ xứ Thanh dù ở những hoàn cảnh khác nhau cùng với những điều kiện hoạt động khác nhau nhưng cùng có một niềm đam mê sáng tạo với nhiều hình thức hoạt động đa dạng, các nhạc sĩ đã cho ra đời nhiều tác phẩm có giá trị đi vào đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.
Suốt chặng đường dài của những năm tháng đã qua, các nhạc sĩ thuộc chi hội nhạc sĩ Việt Nam tại Thanh Hóa đồng hành cùng với Hội nhạc sĩ Việt Nam đã góp phần tạo nên những tác phẩm và những hoạt động âm nhạc có giá trị góp phần nâng cao đời sống tinh thần của xã hội trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Tuy nhiên, trước tình hình phát triển của đất nước hiện nay, hoạt động âm nhạc của Hội nhạc sĩ Việt Nam nói chung và Chi hội nhạc sĩ Việt Nam tại Thanh Hóa nói riêng đã và đang gặp không ít khó khăn trên chặng đường hoạt động của mình.
Thực tế hiện nay, công chúng đã có rất nhiều quyền lựa chọn để thưởng thức nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng.
Đó chính là sự bùng nổ về công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình, tính giải trí, tính thương mại được đẩy mạnh, nhiều sản phẩm âm nhạc ra đời bằng nhiều hình thức với thể loại biểu diễn và nhiều đối tượng khán giả, công chúng đang tiếp cận trong điều kiện mở như hiện nay, đã làm cho các nhà quản lý và những người hoạt động trên lĩnh vực nghệ thuật nói chung, âm nhạc nói riêng, gặp nhiều thách thức trong quá trình xây dựng và phát triển. Chính vì vậy, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, Hội nhạc sĩ Việt Nam cùng với các hoạt động của các chi hội nhạc sĩ ở các tỉnh thành đã và đang chiếm một vị trí rất quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị của âm nhạc truyền thống, các giá trị đích thực của âm nhạc đương đại, cũng như góp phần nâng cao mức hưởng thụ và định hướng âm nhạc đối với công chúng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong quá trình xây dựng quê hương đổi mới, các tác phẩm âm nhạc của các nhạc sĩ xứ Thanh đã góp phần quan trọng trong việc quảng bá giới thiệu về quê hương Thanh Hóa với bạn bè trong nước và quốc tế. Nhiều tác phẩm đã đi vào đời sống âm nhạc của công chúng góp phần khích lệ, động viên nhân dân trong quá trình lao động xây dựng quê hương trên chặng đường đổi mới, hội nhập và phát triển.
Được sự quan tâm chỉ đạo của Hội nhạc sĩ Việt Nam, sự quan tâm của các ngành, các cấp trong tỉnh, Chi hội nhạc sĩ Việt Nam tại Thanh Hóa với nhiều hình thức hoạt động thiết thực, hiệu quả đã đóng góp vào hoạt động sáng tạo âm nhạc nói riêng và hoạt động nghệ thuật nói chung tại tỉnh Thanh Hóa.
Hoạt động sáng tạo chính là quá trình các nhạc sĩ thuộc Chi hội đi về hầu hết các vùng miền trên quê hương Thanh Hóa đã tạo nên những tác phẩm và được phổ biến trong nhiều chương trình nghệ thuật chuyên và không chuyên trên địa bàn tỉnh nhà. Nhiều chương trình nghệ thuật mang ý nghĩa sâu sắc về quê hương, đất nước, con người Việt Nam, về biển đảo thiêng liêng, về quê hương Thanh Hóa anh hùng đã được các nhạc sĩ tham gia sáng tác và dàn dựng rất thành công, được các cấp, các ngành ghi nhận và đông đảo công chúng yêu mến.
Có thể nói các nhạc sĩ thuộc Chi hội nhạc sĩ Việt Nam tại Thanh Hóa rất đa tài, lòng đam mê đầy nhiệt huyết với nghệ thuật nói chung và sáng tạo đối với âm nhạc nói riêng, trong những năm qua, đã dành nhiều công sức nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo, đi về nhiều vùng miền quê hương trong và ngoài tỉnh để tạo nên những tác phẩm tích cực đóng góp vào thành tựu chung trong hoạt động nghệ thuật của nước nhà.
Kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nói chung và âm nhạc nói riêng, âm nhạc xứ Thanh tiếp tục đồng hành cùng với quê hương, đất nước trên chặng đường đổi mới, hội nhập và phát triển.
Thế Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét