Thứ Hai, 16 tháng 12, 2024
Hai bố và em dâu
Có ai đó đã từng hỏi tôi rằng: Thủa nhỏ tôi sợ gì nhất. Xin thưa: Sợ bố tôi nhất. Sợ đã đành, nhưng nể bố cũng nhất luôn. Bà nội chỉ có bố là con một. Bố kết hôn với mẹ, ba năm sau mẹ có đứa con trai đầu lòng, bà nội thích nhiều cháu, bố cho mẹ mỗi năm một đứa, tính đủ một chục thì ngưng (bốn trai, sáu gái). Bố làm đủ nghề trong bốn mùa, trước tết một tháng, bố lo cắt may những bộ áo quần mới cho anh em chúng tôi, rồi bố hướng dẫn mẹ làm bánh chưng bánh tét, mứt gừng, mứt dừa, nào thịt heo muối, dưa chua, củ kiệu để ăn đủ trong mười ngày tết, đúng là ông bố có tài nội trợ đảm đang. Trước tết một tuần bố dựng một túp lều ngay ngã tư và chỉ cần một cái máy nhỏ đánh bóng lư đồng, trong vài ngày cuối năm cũng kiếm được mớ tiền đủ lì xì con cháụ Cùng trong thời gian đó, đêm đêm bố cắt dán đồ mã, đủ kiểu, đủ màu: như áo quần giày dép v.v...bán cho bà con trong làng để thờ cúng ông bà trong những ngày tết. Bố còn biết chẻ tre đan rỗ, làm thợ rèn, lấy sắt làm thành dao, rựa, rồi quay sang làm thợ tiện. Mùa hè bố xuống sông đào đất bùn, nắn thành lò dùng than đá để mẹ tôi nấu cà phê bán buổi sáng. Bố làm hết việc này đến việc khác không bao giờ ngừng taỵ
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chưa qua giông bão đã là ngày xưa
Chưa qua giông bão đã là ngày xưa! Nặng lòng một chuyến ra đi/ Nửa vì bệnh sĩ, nửa vì áo cơm/ Ồn ào mà vẫn cô đơn/ Sang Tây chẳng thấy vui...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
-
Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi 1. Trong lịch sử văn học Việt Nam, cảm thức thiên nhiên của các thi nhân không phải là hiếm. Nhưng t...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét