Ca khúc Nỗi lòng người
đi - của nhạc sĩ hải ngoại Anh Bằng sẽ lên sóng VTV1 trong chương trình Giai
điệu tự hào mang chủ đề Người Hà Nội lúc 20h ngày 24/10 tới. Tuy
nhiên, cách đây 2 năm có một người đứng ra nhận mình là tác giả bài hát này.
Ông là Khúc Ngọc Chân - nguyên nhạc công cello Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam.
Theo nhà phê bình âm nhạc
Nguyễn Thụy Kha - người công bố những nghi vấn tác giả của Nỗi lòng người
đi thì "bài hát vốn được mang tên thật là Tôi xa Hà Nội với
vài lời ca khác Nỗi lòng người đi".Thethaovanhoa.vn đã cùng nhạc
sĩ Nguyễn Thụy Kha gặp Khúc Ngọc Chân tìm hiểu rõ hơn về sự thật này.
Tác giả Khúc Ngọc Chân trong
trường quay Giai điệu tự hào
*Tại sao đến tận bận bây giờ
ông mới nhận Nỗi lòng người đi là của mình. Ông có bằng chứng gì thuyết
phục rằng đó chính thức là ca khúc của mình không? Ông đã sáng tác ca khúc đó
trong hoàn cảnh nào và liệu ông có còn nhạc bản ngày xưa hay không?
- Bản nhạc ngày xưa sao mà
giữ được.
Ca khúc của tôi sáng tác hồi
đó chính ra chỉ có 2 người biết với nhau là tôi và cô người yêu thôi. Tôi sinh
năm 1936 tại phố Tô Tịch, Hà Nội. Năm 1954 tôi tròn 18 tuổi, cuộc kháng chiến
chống Pháp của chúng ta sắp vào hồi kết. Bởi vậy, tôi cũng như các thanh niên
Hà Nội nơm nớp sợ bị bắt lính, tống ra các chiến trường và gia đình xin tôi làm
sửa chữa máy vô tuyến điện trong thành Hà Nội. Vốn yêu âm nhạc, tôi tìm đến học
đàn với thầy Wiliam Chấn ở gần Hồ Tây và quen một thiếu nữ Hà Nội tên là Nguyễn
Thu Hằng, kém 2 tuổi. Chúng tôi đã có những ngày đầu yêu thương bên bờ Hồ Gươm
thơ mộng.
Tuy nhiên, vài tháng sau,
gia đình người yêu bất ngờ xuống Hải Phòng chờ di cư vào Nam. Lúc đó, tôi tìm
xuống Hải Phòng tiễn người yêu. Với cây đàn guitar luôn mang theo bên mình, tôi
đã viết Tôi xa Hà Nội tại khách sạn Cầu Đất – Hải Phòng diễn tả những
ngày tháng xa Hà Nội, ước hẹn cùng nhau, mong người yêu hãy gắng chờ đợi, tôi sẽ
tìm nàng ở Sài Gòn, bởi lúc đó nàng mới 16 tuổi, chúng tôi chưa thể cưới nhau
được.
Toàn bộ ca khúc Tôi xa
Hà Nội như sau:
Tôi xa Hà Nội năm lên mười
tám khi vừa biết yêu
Bao nhiêu mộng đẹp yêu đương thành khói bay theo mây chiều
Hà Nội ơi! Nào biết ra sao bây giờ
Ai đứng trông ai ven hồ
Khua nước chơi như ngày xưa
Tôi xa Hà Nội năm em mười sáu xuân tròn đắm say
Đôi tay ngọc ngà dương gian tình ái em đong thật đầy
Bạn lòng ơi, thuở ấy tôi mang cây đàn
Bao nhiêu mộng đẹp yêu đương thành khói bay theo mây chiều
Hà Nội ơi! Nào biết ra sao bây giờ
Ai đứng trông ai ven hồ
Khua nước chơi như ngày xưa
Tôi xa Hà Nội năm em mười sáu xuân tròn đắm say
Đôi tay ngọc ngà dương gian tình ái em đong thật đầy
Bạn lòng ơi, thuở ấy tôi mang cây đàn
Quen sống ca vui bên nàng
Nàng khóc tơ duyên lìa xa…
Giờ đây biết ngày nào gặp nhau
Biết tìm về nơi đâu ân ái trao nàng mấy câu
Thăng Long ơi! Năm tháng vẫn trôi giữa dòng đời
Ngậm đắng nuốt cay nhiều rồi
Hồ Gươm xưa vẫn chưa phai mờ
Hôm nay Sài Gòn bao nhiêu tà áo khoe màu phố vui
Nhưng riêng một người tâm tư sầu não đi trong bùi ngùi
Sài Gòn ơi! Mộng với tay cao hơn trời
Ai nhắn thay tôi đôi lời, chỉ ước mơ mong đẹp đôi
Nàng khóc tơ duyên lìa xa…
Giờ đây biết ngày nào gặp nhau
Biết tìm về nơi đâu ân ái trao nàng mấy câu
Thăng Long ơi! Năm tháng vẫn trôi giữa dòng đời
Ngậm đắng nuốt cay nhiều rồi
Hồ Gươm xưa vẫn chưa phai mờ
Hôm nay Sài Gòn bao nhiêu tà áo khoe màu phố vui
Nhưng riêng một người tâm tư sầu não đi trong bùi ngùi
Sài Gòn ơi! Mộng với tay cao hơn trời
Ai nhắn thay tôi đôi lời, chỉ ước mơ mong đẹp đôi
Ngay sau khi viết xong Tôi
xa Hà Nội, tôi tập cho người yêu hát thuộc lòng. Khi ấy đã là cuối tháng
11/1954. Sau ngày tiễn người yêu xuống tàu há mồm di cư vào Nam tôi trở về Hà Nội.
Năm 1956, tôi vào trường nhạc (Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam hiện nay) học
đàn cello, rồi tốt nghiệp và công tác tại Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam. Còn
nàng, vào Sài Gòn mưu sinh và đầu quân cho một quán bar. Và ca khúc của tôi thường
được người yêu hát trong những đêm thương nhớ. Những năm 1960, vì gia đình thúc
ép, tôi buộc lòng phải lấy vợ nhưng không đăng ký kết hôn (và chỉ đăng ký khi
đã 74 tuổi).
Ngày đất nước thống nhất,
khi cùng Dàn nhạc Giao hưởng vào biểu diễn ở Sài Gòn vừa giải phóng, tôi đi tìm
người yêu qua họ hàng thân thiết thì biết tin người yêu vò võ đợi chờ ngày gặp
lại đã mất vì mắc bệnh hiểm nghèo khi mới vào tuổi 30. Tuy nhiên, khi vào đây
tôi mới thấy bài hát chính thức của tôi được đổi tên thành Nỗi lòng người
đi nhạc Anh Bằng, đề là phổ thơ Nguyễn Bính...
Nhạc bản Tôi xa Hà Nội do
Khúc Ngọc Chân cung cấp
*Sau này rồi có ai biết có
bài nào nhác nhác như thế của ông Nguyễn Bính không?
- Không có. Gia đình Nguyễn
Bính ở Nam Định cũng không còn ai, con cháu đi hết rồi. Tất cả các tuyển tập
thơ Nguyễn Bính không có bài nào như thế.
May cho tôi là khi kể chuyện
này với nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha và một số người bạn, có người lên mạng đã copy
được bản nhạc Anh Bằng sáng tác đề rằng Nỗi lòng người đi, nhạc Anh Bằng,
thơ Nguyễn Bính. Tuy nhiên, sau bài viết đầu tiên của Nguyễn Thụy Kha được đưa
lên mạng thì đến ngay cả Thụy Kha đi tìm bản đề thơ Nguyễn Bính cũng không có nữa
mà chỉ đề là tác giả Anh Bằng thôi, bỏ phần thơ đi. Nếu mà sự thực phổ thơ Nguyễn
Bính thì vẫn để nguyên chứ. Giả dụ là thơ của Nguyễn Bính thật thì không sao,
không thì tôi phải là Nguyễn Bính chứ không phải Anh Bằng, bởi Anh Bằng chỉ phổ
nhạc thôi mà.
* Ông nói rằng Nỗi
lòng người đi không phải của Anh Bằng, vậy chỉ cần ông đưa ra bằng chứng
xác đáng đó là của ông và nếu thực sự là của ông thì dù cho nhiều người chưa biết
thì sẽ biết đến ca khúc này là của ông?
- Người yêu của tôi đã mất,
do vậy tôi không tranh chấp quyền tác giả. Tôi chỉ muốn nói về một số phận khác
khi ca khúc được một nhạc sĩ nhận thức và xử lý và đã thành một ca khúc hay, đó
là điều may mắn. Khi xưa, lúc tôi biết Anh Bằng phổ nhạc, tôi cũng không dám
nói ra, bởiTôi xa Hà Nội với những ca từ rất thực diễn tả nỗi phấp phỏng
trong lòng Hà Nội tạm bị chiếm của tôi lại trở thành một vệt đen thì sao?
Bây giờ, tôi mong muốn Tôi
xa Hà Nội của tôi trở về đúng lời, đúng giai điệu đẹp, đúng nội dung tâm
tình của tôi bởi phải Người Hà Nội với nếp sống Hà Nội, địa dư Hà Nội, gốc tích
Hà Nội mới hiểu được câu Ai đứng trông ai ven hồ/Khua nước chơi như ngày
xưa. Anh Bằng sữa chữ chơithành trong là sai, vì nước hồ Gươm
hay còn gọi Lục Thủy không có khái niệm “trong” mà là nước “xanh” hẳn hoi. Còn
ngồi khua nước bao giờ, ở chỗ nào? Hỏi nhiều người bây giờ khó mà tìm thấy. Xin
thưa, đó là đằng sau đền Ngọc Sơn, chỗ có cây si rễ sà xuống mặt nước. Chúng
tôi ngồi chơi rồi, té nước vào nhau. Những từ như thế này ngay cả Nguyễn Bính
cũng không có, phải là từ của tôi, người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội.
Khi tôi viết Ngậm đắng
nuốt cay nhiều rồi là viết rất thực về những ngày luồn lủi, nơm nớp sợ bắt
lính, sống không yên chút nào trong lòng Hà Nội tạm bị chiếm. Hay câu Sài
Gòn ơi mộng với tay cao hơn trời tôi viết để miêu tả dáng dấp của tượng nữ
thần Tự Do, đồng thời cũng thể hiện mộng ước xa vời gặp lại người yêu. Còn câu
cuối Tôi hái hoa tiên cho đời để ước mơ nên đẹp đôi là lời bài hát của
Anh Bằng. Lời của tôi là Ai nhắn thay tôi đôi lời, chỉ ước mơ mong đẹp đôi.
Tôi cũng không đồng tình với chữ tan trong câu Bao nhiêu mộng đẹp
yêu đương thành khói tan theo mây chiều mà phải là bay, vì hai người
vẫn hẹn ước gặp lại nhau, chứ không phải đoạn tuyệt. Tương tự: Nàng khóc
tơ duyên lìa xa, chứ không phải lìa tan. Bài của Anh Bằng nhịp slow 4/4, bản
của tôi lả lướt hơn theo nhịp 3/8, bởi tôi viết nhịp đó theo luật của lời thơ.
* Khi nhận Nỗi lòng người
đi hay Tôi xa Hà Nội là của mình, ông khẳng định không có ý
tranh chấp tác quyền. Vậy ông mong muốn điều gì?
- Đúng vậy. Tôi đã không
công bố Tôi xa Hà Nội cũng như các bản tình ca khác của mình vì thời
đó ở Hà Nội, những bài hát kiểu này được coi là không phù hợp. Với tôi bây giờ,
tên ai không thành vấn đề, vì giai điệu của tôi được hát chỗ này chỗ kia là
thích rồi. Bài này của tôi bình thường, tôi còn nhiều bài hay hơn, tiếc là chưa
bài nào được vang lên!
* Xin cảm ơn ông!.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét