Cùng với đại hồ cầm (violoncelle), sáo là nhạc cụ tôi mê kinh khủng. Đây là muốn nói về sáo ngang
chứ không phải sáo dọc. Tiếng Pháp là flûte traversière. Các bạn đọc Kim Dung tất
được đọc tả về sức lôi cuốn mê hồn của sáo.
Cây sáo theo cách tạo bên tây thì khá phức tạp nhưng nó đẹp vô cùng. Mới tập
thì dùng loại này. Nắp các nốt không có lỗ. Bạn có nhấn bên cạnh thì nắp cũng bịt
kín lỗ, nên âm ra không sai.
Khi học khá hơn thì dùng cây sáo dưới đây, nắp hở lỗ, ngón
tay bạn phải bịt đúng lỗ, nếu không âm thanh ra sẽ sai.
Giả rẻ cũng mấy trăm tới một ngàn euros. Có những cây sáo
vàng, sáo ngọc, dĩ nhiên là rất đắt. Tôi chưa bao giờ được thấy tận mắt.
Muốn nghe sáo, phải đi nghe trình diễn thật mới thú. Nhưng ít có dịp nhất là khi muốn nghe các nghệ sỹ số một. Nếu có chút tiền thì mua CD. Ở đây, mỗi khi vào tiệm tìm CD sáo, thì có cả mấy trăm đĩa. Chóng mặt luôn. Trên mạng cũng có rất nhiều nhạc về sáo. Vấn đề là phải biết chọn trình diễn viên và chọn bản nhạc, nếu không dễ thất vọng.
Muốn nghe sáo, phải đi nghe trình diễn thật mới thú. Nhưng ít có dịp nhất là khi muốn nghe các nghệ sỹ số một. Nếu có chút tiền thì mua CD. Ở đây, mỗi khi vào tiệm tìm CD sáo, thì có cả mấy trăm đĩa. Chóng mặt luôn. Trên mạng cũng có rất nhiều nhạc về sáo. Vấn đề là phải biết chọn trình diễn viên và chọn bản nhạc, nếu không dễ thất vọng.
Dĩ nhiên còn rất nhiều người khác chơi sáo rất nổi tiếng,
nhưng nếu các bạn tìm CD của Jean-Pierre Rampal hay của James Galway, thì sẽ
không thất vọng đâu. Trên mạng cũng có rất nhiều videos về sáo. Vidéos sáo của
J-P Rampal thì nhiều khi lấy nhạc thu từ xưa, kỹ thuật thu không tốt. Còn J
Galway thì có nhiều videos mới, âm thanh rất tuyệt vời. Ông này có videos dậy
sáo, ông chơi các bài tập hay đàm luận với học trò.
Đây là vài thí dụ.
1. Trong video này, ông Galway thổi một vài bài tập cho học trò nghe và giảng giải. Ông rất dễ thương, nhưng phải cái nói hơi nhiều, ai không hiểu tiếng Anh thì có thể bực bội. Nếu không hiểu tiếng Anh, xin các bạn ráng chờ nghe ông thổi. Nghe cho hết video bạn sẽ có một ý niệm về « khả năng muôn mầu » của tiếng sáo. Tuy vậy, đây là ông thổi vui ở nhà cho học trò nghe. Cái sáo này cũng không được tốt.
1. Trong video này, ông Galway thổi một vài bài tập cho học trò nghe và giảng giải. Ông rất dễ thương, nhưng phải cái nói hơi nhiều, ai không hiểu tiếng Anh thì có thể bực bội. Nếu không hiểu tiếng Anh, xin các bạn ráng chờ nghe ông thổi. Nghe cho hết video bạn sẽ có một ý niệm về « khả năng muôn mầu » của tiếng sáo. Tuy vậy, đây là ông thổi vui ở nhà cho học trò nghe. Cái sáo này cũng không được tốt.
(sir James Galway)
2. Đây là một video thu trong buổi ông Galway trình diễn ở
Lincoln Center. Vì vậy âm thanh thu không được hay lắm. Khúc tấu tên là
« badinerie » của JS Bach, rất nỏi tiếng, được coi là một khúc rất
khó chơi. Ông Galway thổi như ngựa phi nước đại, như nước chẩy mây trôi, rất
nhanh nhưng hoàn toàn tuyệt mỹ không có chỗ nào chê được. Vì thính giả đều biết
bài này và hâm mộ ông nên khi hết họ vỗ tay ào ào. Mê lắm.
(Bach, badinerie, Sir James Galway, thu thẳng khi trình bầy ở
Lincoln Center, thu không được tốt))
3. Bây giờ nghe ông JP Rampal một chút. Video này thu trong phòng nhỏ, âm thanh hay hơn. Các bạn sẽ được thấy tiếng sáo tuyệt vời của Rampal. Ông này chơi cẩn trọng, nhạc từ rõ ràng, khúc triết, thanh tao.
3. Bây giờ nghe ông JP Rampal một chút. Video này thu trong phòng nhỏ, âm thanh hay hơn. Các bạn sẽ được thấy tiếng sáo tuyệt vời của Rampal. Ông này chơi cẩn trọng, nhạc từ rõ ràng, khúc triết, thanh tao.
(Bach, Polonaise, rồi badinerie. JP Rampal, thu trong phòng
nhỏ, âm thanh khá tốt)
Trên đây là một chút thôi. Muốn nghe thêm thì phải dành thêm
thì giờ. Trên mạng cỏ rất nhiều nhạc của Rampal và Galway. Muốn nghe nhạc không
xem video, xin mời các bạn nghe Galway trong 7 bài trong mục “Hommage à Rampal
(2001) ” ở phía dưới trang này
Hai ông Rampal và Galway là thần tượng của tôi về sáo. Cả hai đều là nghệ sỹ tột đỉnh. Nhưng các bạn sẽ thấy tiếng sáo họ rất khác nhau.
SÁO VIỆT NAM
Vidamantinh vừa gửi cho một vidéo sáo VN rất hay. Mời quí vị
nghe:
- Bản tấu sáo đầu tên là "Cánh chim tự do" do NS Tiến
Vương trình diễn;
- Bản thứ hai là "Khi mua xuân đến". Tấu đàn Clong put và sáo trúc, do hai nghệ sỹ Hữu Xuân và Mai Phương trình diễn (Clong put là một loại đàn làm bằng một tập hợp khoảng những ống nứa lồ ô)
Hình ảnh những con diều là VD chụp tại Hội diều Quốc tế tổ chức tại Vũng Tàu năm 2009, có cả diều của đội diều Pháp.
- Bản thứ hai là "Khi mua xuân đến". Tấu đàn Clong put và sáo trúc, do hai nghệ sỹ Hữu Xuân và Mai Phương trình diễn (Clong put là một loại đàn làm bằng một tập hợp khoảng những ống nứa lồ ô)
Hình ảnh những con diều là VD chụp tại Hội diều Quốc tế tổ chức tại Vũng Tàu năm 2009, có cả diều của đội diều Pháp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét