Bệnh dịch tả lại hoành hành ở Paris, những
người học trò cuối cùng của Chopin lần lượt rời Paris. Chopin đứng trên bờ vực
thẳm khốn cùng và thiếu thốn. Chopin tự tay thiêu huỷ rất nhiều bản thảo của
mình. Ông còn định đốt cả bản sonate bất hủ viết cho đàn violoncello.
Năm 1849, một người bạn của ông, bà bá tước Potocka đến bên giường nhạc sĩ thiên tài đang hấp hối và hát cho ông nghe những bài ca của Mozart. Trong di chúc của mình, nhạc sĩ thiên tài người Ba Lan cầu mong được chôn cất ở nghĩa địa Chalaser, còn trái tim thì đưa về tổ quốc Ba Lan xa xôi của mình. Lời nguyện ước ấy của Frederich Chopin đã được toại nguyện.
Frederich Chopin sinh ở Balan, cha là người Pháp, mẹ là người Ba Lan. Con người Chopin chính là sự hòa trộn giữa tính cách Slavơ và tâm hồn La tinh. Những giai đệu dân ca, những vũ khúc thôn dã thấm vào dòng sữa mẹ nuôi dưỡng cậu bé, nhà soạn nhạc thiên tài tương lai không chỉ của riêng đất nước Ba Lan. Đó là những tố chất làm nên một thiên tài âm nhạc thuần khiết, đôn hậu, mãnh liệt mà da diết.
Khi còn nhỏ, cậu bé Chopin đã tự kê ghế ngồi trước cây đàn piano. Khúc nhạc đầu tiên của cậu là một khúc ứng tác. Lớn lên một chút, Chopin học nhạc dưới sự chỉ dẫn của giáo sư Voisech Gipnew. Năm lên 7, sáng tác đầu lên của Chopin là một bản polonaise. Đó là một trong những giai điệu dân ca quen thuộc của người nông dân Ba Lan chân chất và sôi nổi. Giai điệu ấy thấm vào trong máu Chopin từ khi còn bé.
Năm 1849, một người bạn của ông, bà bá tước Potocka đến bên giường nhạc sĩ thiên tài đang hấp hối và hát cho ông nghe những bài ca của Mozart. Trong di chúc của mình, nhạc sĩ thiên tài người Ba Lan cầu mong được chôn cất ở nghĩa địa Chalaser, còn trái tim thì đưa về tổ quốc Ba Lan xa xôi của mình. Lời nguyện ước ấy của Frederich Chopin đã được toại nguyện.
Frederich Chopin sinh ở Balan, cha là người Pháp, mẹ là người Ba Lan. Con người Chopin chính là sự hòa trộn giữa tính cách Slavơ và tâm hồn La tinh. Những giai đệu dân ca, những vũ khúc thôn dã thấm vào dòng sữa mẹ nuôi dưỡng cậu bé, nhà soạn nhạc thiên tài tương lai không chỉ của riêng đất nước Ba Lan. Đó là những tố chất làm nên một thiên tài âm nhạc thuần khiết, đôn hậu, mãnh liệt mà da diết.
Khi còn nhỏ, cậu bé Chopin đã tự kê ghế ngồi trước cây đàn piano. Khúc nhạc đầu tiên của cậu là một khúc ứng tác. Lớn lên một chút, Chopin học nhạc dưới sự chỉ dẫn của giáo sư Voisech Gipnew. Năm lên 7, sáng tác đầu lên của Chopin là một bản polonaise. Đó là một trong những giai điệu dân ca quen thuộc của người nông dân Ba Lan chân chất và sôi nổi. Giai điệu ấy thấm vào trong máu Chopin từ khi còn bé.
"Các quy tắc sinh ra là để bác bỏ"
Năm lên 9 tuổi, Chopin đã nổi tiếng là một nghệ sĩ piano tài năng trong các buổi
biểu diễn trước những người hâm mộ và có phần sùng bái. Năm Chopin 14 tuổi,
giáo sư Voisech Gipnew thú nhận rằng ông "không còn gì để dạy cho cậu bé
thiên tài". Giáo sư nhận xét: " Đối với một thiên tài lớn, các quy tắc
được sinh ra là để bác bỏ". Chopin chính là con người như thế. Sau đó,
Chopin được giới thiệu đến học nhạc sĩ sáng tác nổi tiếng Guizep Enxne.
Năm 15 tuổi, Frederich Chopin đã rong ruổi trên khắp đất nước Ba Lan. Cậu bé vừa biểu diễn, vừa quan sát, học hỏi và lắng nghe, thu lượm các làn điệu dân ca. Âm nhạc các miền đất, vùng quê thấm dần vào cậu bé. Năm 1826, vừa tròn 16 tuổi, Chopin vào học trường cao đẳng âm nhạc. Năm 18 tuổi, Chopin đã sáng tác hai bản rondo cho đàn piano. Trong chuyến đến thủ đô Viên biểu diễn lần đầu tiên liền trong hai buổi, cả kinh đô âm nhạc châu Âu nồng nhiệt đón tiếp và ngưỡng mộ tài năng của nhạc sĩ trẻ thiên tài trên cây đàn piano với một sức cuốn hút kỳ diệu. Từ Viên, Chopin tiếp tục hành trình lưu diễn ở Dresden (Đức).
Vừa tròn tuổi 20, chàng thanh niên lòng tràn ngập tình yêu quê hương, phải từ giã tổ quốc Ba Lan để ra đi. Đó là năm 1830, Chopin mang theo bên mình nắm đất quê hương đựng trong một chiếc cốc bằng bạc. Trước khi rời Tổ quốc, Chopin chơi bản concerto giọng Mi thứ như một lời vĩnh biệt người thân, bạn bè để sang sinh sống ở Pháp, quê hương của cha mình. Ông đến Paris đúng vào thời kỳ rực rỡ nhất của chủ nghĩa lãng mạn. Tại đây ông gặp Liszt, nghệ sĩ chơi piano điêu luyện người Hung và nhà thơ vĩ đại người Đức Hainơ. Ngay lập tức, Chopin trở thành thần tượng trong các phòng nhạc của giới quý tộc và quyền quý. Đây cũng là nơi những tâm hồn nhạy cảm, ngây ngất khi được nghe những bản polonaise bất hủ hoặc những điệu vũ nhạc marzuka của Chopin.
Năm 15 tuổi, Frederich Chopin đã rong ruổi trên khắp đất nước Ba Lan. Cậu bé vừa biểu diễn, vừa quan sát, học hỏi và lắng nghe, thu lượm các làn điệu dân ca. Âm nhạc các miền đất, vùng quê thấm dần vào cậu bé. Năm 1826, vừa tròn 16 tuổi, Chopin vào học trường cao đẳng âm nhạc. Năm 18 tuổi, Chopin đã sáng tác hai bản rondo cho đàn piano. Trong chuyến đến thủ đô Viên biểu diễn lần đầu tiên liền trong hai buổi, cả kinh đô âm nhạc châu Âu nồng nhiệt đón tiếp và ngưỡng mộ tài năng của nhạc sĩ trẻ thiên tài trên cây đàn piano với một sức cuốn hút kỳ diệu. Từ Viên, Chopin tiếp tục hành trình lưu diễn ở Dresden (Đức).
Vừa tròn tuổi 20, chàng thanh niên lòng tràn ngập tình yêu quê hương, phải từ giã tổ quốc Ba Lan để ra đi. Đó là năm 1830, Chopin mang theo bên mình nắm đất quê hương đựng trong một chiếc cốc bằng bạc. Trước khi rời Tổ quốc, Chopin chơi bản concerto giọng Mi thứ như một lời vĩnh biệt người thân, bạn bè để sang sinh sống ở Pháp, quê hương của cha mình. Ông đến Paris đúng vào thời kỳ rực rỡ nhất của chủ nghĩa lãng mạn. Tại đây ông gặp Liszt, nghệ sĩ chơi piano điêu luyện người Hung và nhà thơ vĩ đại người Đức Hainơ. Ngay lập tức, Chopin trở thành thần tượng trong các phòng nhạc của giới quý tộc và quyền quý. Đây cũng là nơi những tâm hồn nhạy cảm, ngây ngất khi được nghe những bản polonaise bất hủ hoặc những điệu vũ nhạc marzuka của Chopin.
Nhà thơ trên cây đàn Piano...
Thời đó, người ta gọi Chopin là nhà thơ - nhạc sĩ điêu luyện trên cây đàn piano
đầy uy quyền. Hơn thế, ông còn là người luôn tìm tòi, khám phá những tính năng
tiềm ẩn của nhạc cụ này. Khi biểu diễn piano, ông thường có một người thợ đàn để
cân chỉnh kỹ lưỡng từng sợi dây, từng nốt nhạc.
Năm 1836, Chopin gặp nữ văn sĩ George Sain. Thế là bắt đầu một cuộc tình kéo dài suốt 10 năm ròng rã. Hai người trải qua những ngày hè cháy bỏng yêu đương ở Nohan, miền Trung nước Pháp. Giai điệu dào dạt, da diết, tràn đầy tình yêu cuộc sống, thiên nhiên và con người trong bản concerto giọng Si giáng thứ được ông ấp ủ vào mùa hè cháy bỏng tình yêu này. Sau khi từ Malorca trở về, Chopin đã hoàn thành tác phẩm tuyệt vời này. Toàn bộ bản concerto chứa chan nỗi khát khao, lòng nhiệt tình như ngọn lửa rực cháy. Tính chất mạnh bạo khác thường trong kết cấu các chương của bản concerto mà Chopin sử dụng để hợp nhất thành một thể thống nhất gồm 4 phần, dường như tương phản nhau. Bản nhạc khiến những người đương thời quen với thể loại này cũng phải sửng sốt. Mỗi chương có một cuộc sống riêng đầy rạo rực nhưng đều thấm đẫm một thứ tình cảm tràn trề. Đó là cảm giác về một cuộc đấu tranh căng thẳng, mãnh liệt. Ngay hợp âm đầu lên đã báo hiệu điều đó. Đồng thời những nét nhạc tương phản dữ dội lại hết sức hợp lý. Những giai điệu chậm rãi lại chở đầy ý nghĩa và tuyệt đối. Chính George Sain, đã nhận xét: "Bản concerto tuyệt đẹp và nghe đau đớn như xé ruột. "Chương 2 với những hồi ức xiết bao sung sướng và xa xôi, khiến cho giai điệu tươi sáng ở đoạn giữa phần schetzo. Chương 3 trở lại giai điệu này và sau đó, gần như ở phần cuối âm nhạc lại ngoái nhìn một lần nữa bức tranh phong cảnh thanh bình thời ấu thơ, niên thiếu. Tuyệt vọng, lo lắng và buồn rầu, những tình cảm đó: Chopin không bao giờ thể hiện trong âm nhạc, mặc dù những năm đó. Chopin mắc bệnh lao. Nhạc sĩ người Đức Mendellesson đã từng thốt lên: " Chopin là cả một lò lửa. Ông nung nóng chảy tất cả những gì mà cuộc sống ban cho. Và ông ấy đã rút ra từ đó kho báu hết sức quý giá".
Năm 1836, Chopin gặp nữ văn sĩ George Sain. Thế là bắt đầu một cuộc tình kéo dài suốt 10 năm ròng rã. Hai người trải qua những ngày hè cháy bỏng yêu đương ở Nohan, miền Trung nước Pháp. Giai điệu dào dạt, da diết, tràn đầy tình yêu cuộc sống, thiên nhiên và con người trong bản concerto giọng Si giáng thứ được ông ấp ủ vào mùa hè cháy bỏng tình yêu này. Sau khi từ Malorca trở về, Chopin đã hoàn thành tác phẩm tuyệt vời này. Toàn bộ bản concerto chứa chan nỗi khát khao, lòng nhiệt tình như ngọn lửa rực cháy. Tính chất mạnh bạo khác thường trong kết cấu các chương của bản concerto mà Chopin sử dụng để hợp nhất thành một thể thống nhất gồm 4 phần, dường như tương phản nhau. Bản nhạc khiến những người đương thời quen với thể loại này cũng phải sửng sốt. Mỗi chương có một cuộc sống riêng đầy rạo rực nhưng đều thấm đẫm một thứ tình cảm tràn trề. Đó là cảm giác về một cuộc đấu tranh căng thẳng, mãnh liệt. Ngay hợp âm đầu lên đã báo hiệu điều đó. Đồng thời những nét nhạc tương phản dữ dội lại hết sức hợp lý. Những giai điệu chậm rãi lại chở đầy ý nghĩa và tuyệt đối. Chính George Sain, đã nhận xét: "Bản concerto tuyệt đẹp và nghe đau đớn như xé ruột. "Chương 2 với những hồi ức xiết bao sung sướng và xa xôi, khiến cho giai điệu tươi sáng ở đoạn giữa phần schetzo. Chương 3 trở lại giai điệu này và sau đó, gần như ở phần cuối âm nhạc lại ngoái nhìn một lần nữa bức tranh phong cảnh thanh bình thời ấu thơ, niên thiếu. Tuyệt vọng, lo lắng và buồn rầu, những tình cảm đó: Chopin không bao giờ thể hiện trong âm nhạc, mặc dù những năm đó. Chopin mắc bệnh lao. Nhạc sĩ người Đức Mendellesson đã từng thốt lên: " Chopin là cả một lò lửa. Ông nung nóng chảy tất cả những gì mà cuộc sống ban cho. Và ông ấy đã rút ra từ đó kho báu hết sức quý giá".
Linh hồn của giai điệu âm nhạc dân
gian
Suốt cả mùa đông hai năm 1838 - 1839, George Sain đưa ông đến đảo Balearet -
vùng Malorca. Nàng hy vọng rằng với sóng gió, nắng biển và bầu trời trong xanh,
Chopin sẽ sớm khỏi bệnh, song vô vọng. Thời gian này, Chopin đã sáng tác 25 bản
prelude và các bản nhạc marzurka... Năm 1843, nhạc sĩ Liszt đến Vacsava, thủ đô
Ba Lan biểu diễn. Khi trở về Paris, nghe Chopin biểu diễn khúc phóng túng giọng
Fa thứ, Liszt hết sức thán phục và nói: "Khác với Christopher Columb, cậu
đã phát hiện ra, không phải một thế giới mà là nhiều thế giới" .
Thời gian Chopin mắc bệnh nặng, ông thay đổi nhiều, sức khỏe giảm sút, yếu đi rất nhanh. Năm 1844, khi vào tuổi 34, Chopin sáng tác bản polonaise gịong Fa giáng thứ. Đó là bản polonaise ảm đạm nhất trong số các bản polonaise nổi tiếng của ông. Giới phê bình âm nhạc thế giới đặt tên là "Hành khúc tang lễ". Tác phẩm súc tích, toát lên nỗi đau thương vô hạn. Song, âm hưởng của khúc nhạc cũng gọi lên trong lòng người niềm xúc động sâu thẳm, nuôi dưỡng tinh thần và dấn bước đi lên, vượt qua mất mát đau thương. Bản nhạc không có đoạn kết hân hoan. Nhưng các bản nhạc marzuka của Chopin mới thực sự là những tác phẩm có chỗ đứng và giá trị khó sánh được. Thực ra, mỗi bản nhạc trong thể loại này đáng giá bằng một bản concerto hoặc sonate. Thậm chí khi tác phẩm khép lại thì cùng lúc mở ra cả một thế giới âm nhạc đồ sộ. Đôi khi người ta ví nó như những bản giao hưởng tầm cỡ.
Những bản marzuka của Frederich Chopin thực sự là những "bức tranh" xinh xắn, những bức hoa bằng âm thanh mỹ lệ. Mỗi bản nhạc chứa đầy sắc màu rực rỡ, biến đổi lung linh, muôn màu mà giới phê bình âm nhạc đương đại đánh giá là cuốn "Bách khoa toàn thư" âm nhạc về những tình cảm của con người. Đặc biệt, thể loại étude, trước thời của Chopin vốn là những " bài tập" cho người nghệ sĩ luyện kỹ thuật trên cây đàn piano, nhưng đến khi qua bàn tay kỳ diệu của Chopin, hầu hết các bản étude đã trở thành những tác phẩm âm nhac đích thực. Giá trị của chúng có thể sánh ngang bất cứ thể loại âm nhạc nào, trước đó và sau này.
Thời gian Chopin mắc bệnh nặng, ông thay đổi nhiều, sức khỏe giảm sút, yếu đi rất nhanh. Năm 1844, khi vào tuổi 34, Chopin sáng tác bản polonaise gịong Fa giáng thứ. Đó là bản polonaise ảm đạm nhất trong số các bản polonaise nổi tiếng của ông. Giới phê bình âm nhạc thế giới đặt tên là "Hành khúc tang lễ". Tác phẩm súc tích, toát lên nỗi đau thương vô hạn. Song, âm hưởng của khúc nhạc cũng gọi lên trong lòng người niềm xúc động sâu thẳm, nuôi dưỡng tinh thần và dấn bước đi lên, vượt qua mất mát đau thương. Bản nhạc không có đoạn kết hân hoan. Nhưng các bản nhạc marzuka của Chopin mới thực sự là những tác phẩm có chỗ đứng và giá trị khó sánh được. Thực ra, mỗi bản nhạc trong thể loại này đáng giá bằng một bản concerto hoặc sonate. Thậm chí khi tác phẩm khép lại thì cùng lúc mở ra cả một thế giới âm nhạc đồ sộ. Đôi khi người ta ví nó như những bản giao hưởng tầm cỡ.
Những bản marzuka của Frederich Chopin thực sự là những "bức tranh" xinh xắn, những bức hoa bằng âm thanh mỹ lệ. Mỗi bản nhạc chứa đầy sắc màu rực rỡ, biến đổi lung linh, muôn màu mà giới phê bình âm nhạc đương đại đánh giá là cuốn "Bách khoa toàn thư" âm nhạc về những tình cảm của con người. Đặc biệt, thể loại étude, trước thời của Chopin vốn là những " bài tập" cho người nghệ sĩ luyện kỹ thuật trên cây đàn piano, nhưng đến khi qua bàn tay kỳ diệu của Chopin, hầu hết các bản étude đã trở thành những tác phẩm âm nhac đích thực. Giá trị của chúng có thể sánh ngang bất cứ thể loại âm nhạc nào, trước đó và sau này.
Trái tim nằm trong lòng Đất Mẹ
Những năm sống ở Paris cho đến ngày cuối đời, đối với Chopin là những năm tháng
dài dằng dặc. Nhất là những ngày mùa thu và đông giá lạnh, khi dịch cúm hoành
hành dữ dội. Năm 1845, khi Chopin 38 tuổi, sau 17 năm sống ở Paris, ông quyết định
chuyển sang sống ở Luân Đôn. Âm nhạc của ông lập tức được người dân Anh quốc
trân trọng đón nhận và yêu thích. Công chúng ở xứ sở sương mù cảm nhận những bản
nhạc viết cho đàn piano của nhạc sĩ thiên tài Ba Lan như những dòng suối tuôn
trào không bao giờ cạn. Sống giữa thủ đô nước Anh ảm đạm, ẩm ướt và khó chịu,
nhưng Chopin vẫn phải vừa dạy đàn piano, vừa biểu diễn để kiếm sống. Quả thật ở
đây, ông không làm sao có cảm hứng mà sáng tác nổi một dòng nhạc dù là nhỏ nhất.
Trái tim ông vẫn hằng mơ về Paris, về những cánh rừng, những ngày hè chan hòa
ánh nắng. Nhất là lòng ông không sao nguôi ngoai nỗi nhớ về chuỗi ngày sống
tràn đầy yêu thương với bạn bè và những người thân thiết. Cuối cùng, nỗi mong
nhớ Paris đã buộc nhạc sĩ rời bỏ Luân Đôn, vĩnh viễn không bao giờ trở lại đất
nước ảm đạm, dầy dặc sương mù, luôn thiếu ánh mặt trời và những nụ cưới.
Trở lại nước Pháp, nhưng Chopin vẫn không sao quên được nỗi lo sợ bị chôn sống luôn ám ảnh tâm tri. Amadeus Mozart mất năm 36 tuổi; Franz Schubert chết sớm hơn, vào tuổi 31. Còn Ludwig Van Beethoven cuộc sống kéo dài hơn 50 năm, nhưng những năm cuối đời đối với nhạc sĩ thiên tài thật nặng nề, khủng khiếp. Ông chiến đấu với bệnh điếc cùng những nỗi bất hạnh triền miên. Còn Johan S. Bach, mặc dù sống đến già nhưng cuộc sống hoàn toàn cách biệt với thế giới bởi mắt hoàn toàn bị mù. Frederich Chopin thường bị ám ảnh trước những số phận tài danh, bạc mệnh ấy. Những ngày cuối đời, ông sống ở Paris hoàn toàn cô đơn, cách biệt. Bản polonaise cuối cùng của nhạc sĩ chính là lời từ biệt cuộc đời. Bản nhạc này toát lên những cảm xúc mỏng manh, nhẹ nhàng, tựa như một hơi thở, một làn gió.
Trở lại nước Pháp, nhưng Chopin vẫn không sao quên được nỗi lo sợ bị chôn sống luôn ám ảnh tâm tri. Amadeus Mozart mất năm 36 tuổi; Franz Schubert chết sớm hơn, vào tuổi 31. Còn Ludwig Van Beethoven cuộc sống kéo dài hơn 50 năm, nhưng những năm cuối đời đối với nhạc sĩ thiên tài thật nặng nề, khủng khiếp. Ông chiến đấu với bệnh điếc cùng những nỗi bất hạnh triền miên. Còn Johan S. Bach, mặc dù sống đến già nhưng cuộc sống hoàn toàn cách biệt với thế giới bởi mắt hoàn toàn bị mù. Frederich Chopin thường bị ám ảnh trước những số phận tài danh, bạc mệnh ấy. Những ngày cuối đời, ông sống ở Paris hoàn toàn cô đơn, cách biệt. Bản polonaise cuối cùng của nhạc sĩ chính là lời từ biệt cuộc đời. Bản nhạc này toát lên những cảm xúc mỏng manh, nhẹ nhàng, tựa như một hơi thở, một làn gió.
T.H
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét