Hồ Than
Thở là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Đà Lạt (Lâm Đồng). Hồ nằm trên đồi
cao giữa một rừng thông vắng vẻ, tĩnh mịch. Mặt hồ nước mùa nào cũng phẳng lặng,
trầm ngâm. Đến nơi đây du khách dường như chỉ nghe thấy tiếng thông reo như
tiếng lòng than thở. Xa xa phía Bắc của hồ còn có hai cây thông quấn quýt nhau
như một cặp tình nhân không muốn rời xa nửa bước. Hồ Than Thở còn gắn liền với
một truyền thuyết xảy ra vào thế kỉ XVIII khi người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ
cất quân đánh đuổi bọn xâm lược nhà Thanh. Có một chàng trai trước khi lên đường
đã cùng người yêu ngồi bên bờ hồ thở than, thề hẹn. Chàng hẹn đến mùa xuân, khi
hoa mai, hoa đào cười với gió Đông sẽ đem tin thắng trận trở về. Ở nhà bất ngờ
cô gái nghe tin chàng trai tử trận nên cô gái đã gieo mình xuống hồ tự vẫn.
Nhưng thật trớ trêu thay, chàng trai không chết mà đã thắng trận trở về.Khi
thấy người yêu đã chết, chàng trai quá đau buồn và phẫn uất. Mấy năm sau đó,
triều đại Tây Sơn sụp đổ, Gia Long lên ngôi trả thù những người có công với
triều Tây Sơn, và chàng trai đã tự vẫn bên hồ để được hạnh phúc với người
yêu nơi chín suối. Tháng 6-2012, TD đã có dịp may đến thăm Hồ Than Thở. Quá xúc
động với truyền thuyết trên, TD đã sáng tác bài thơ “Tiếng thông reo bên Hồ
Than Thở” xin được giới thiệu với bạn đọc XÓM LÁ:
Ảnh minh họa - nguồn: Internet
TIẾNG THÔNG REO BÊN HỒ
THAN THỞ
Tiếng than đâu động đất
trời,
Thành tên hồ nước nằm phơi
trên đồi.
Bốn bề, thông đứng chơi
vơi,
Nhớ lời nguyện ước thề non
Ra đi anh biết có còn nhớ
không?
Hoa đào cười với gió Đông
Bóng em vò võ ngóng trông
tháng ngày…
Bỗng đâu tin dữ thoảng bay
Thôi thôi đành dứt tình này
chốn đây
Nhưng kìa người đã về ngay,
Trăng kia quạnh quẽ đắng
cay cõi lòng.
Chút tình đâu nữa mà mong,
Tấm thân lạnh lẽo sầu đong
vơi đầy.
Bên hồ nửa tỉnh nửa say,
Như nghe tiếng gọi ngất
ngây thuở nào,
Thình lình nước ngập bờ
cao,
Lòng thành chứng giám tan
vào hư không!
Bây giờ bên cạnh đồi thông,
Đôi cây quấn quýt bóng lồng
thật râm,
Mặt hồ phẳng lặng, trầm
ngâm,
Hàng trăm năm vẫn thanh âm
xé lòng…
19-3-2013
TRẦN XUÂN DUNG
Theo http://trandung54.blogtiengviet.net/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét