Bắc Ninh thi thoại của Nguyễn
Khôi (Đình Bảng) đã tái bản nhiều lần ở Việt Nam, độc giả trong và nước đánh
giá cao giá trị nghệ thuật của tác phẩm này.
Xin trích một số chương giới thiệu cùng bạn đọc
Xin trích một số chương giới thiệu cùng bạn đọc
Bài thứ 1 – SUY NGHĨ VỀ THƠ
Thơ – là một bài văn gồm những
câu ngắn, dài (có vần hoặc không vần) có thanh âm từ điệu của một thứ tiếng mà
nhà thơ sáng tác ra, thường theo những niêm luật nhất định. Người ta thường hay
nói “thơ ca”, nhưng cũng cần phân biệt sự khác nhau giữa thơ và ca. Nếu Ca diễn
tấu ca ngợi một cái đẹp thì Thơ với ý tứ sâu xa, với cấu trúc độc đáo được kết
tinh từ cái đẹp đó làm cho mọi người ngây ngất chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền diệu
tâm linh rất thơ đó.
Có nhiều cách định nghĩa về thơ:
Có nhiều cách định nghĩa về thơ:
– Thơ là tiếng kêu tự nhiên
của con tim. Một bài thơ là một cõi thế giới.
– Thơ là một thể loại văn học sử dụng vần điệu, hình ảnh, tình cảm, để thể hiện một tư tưởng nào đó.
– Thơ là tiếng lòng, là sự giẫi bày (tiếng nói độc bạch) để diễn tả nỗi oán than, một niềm vui, một nỗi nhớ, một suy tưởng (còn tiểu thuyết là đối thoại, nhiều tiếng nói, nhiều bè, hoà nhịp với nhau, cãi nhau, đối chọi nhau)
– Thơ là tiếng vọng của tâm hồn (là bữa tiệc của tâm hồn) .
– Thơ là tiếng hát, nhà thơ là người hát rong. Hát lên niềm khao khát cuộc sống, tình yêu, tựdo. Người làm thơ trước tiên phải có cảm hứng mãnh liệt (thi hứng) và phải biết làm thơ theo đúng nghĩa của nó (vì thơ là văn bản được tổ chức bằng nhịp điệu của ngôn từ) tức là phải nắm những đặc trưng (thi pháp) của thơ để mà vận dụng khi sáng tác. Đó là về:
– Thơ là một thể loại văn học sử dụng vần điệu, hình ảnh, tình cảm, để thể hiện một tư tưởng nào đó.
– Thơ là tiếng lòng, là sự giẫi bày (tiếng nói độc bạch) để diễn tả nỗi oán than, một niềm vui, một nỗi nhớ, một suy tưởng (còn tiểu thuyết là đối thoại, nhiều tiếng nói, nhiều bè, hoà nhịp với nhau, cãi nhau, đối chọi nhau)
– Thơ là tiếng vọng của tâm hồn (là bữa tiệc của tâm hồn) .
– Thơ là tiếng hát, nhà thơ là người hát rong. Hát lên niềm khao khát cuộc sống, tình yêu, tựdo. Người làm thơ trước tiên phải có cảm hứng mãnh liệt (thi hứng) và phải biết làm thơ theo đúng nghĩa của nó (vì thơ là văn bản được tổ chức bằng nhịp điệu của ngôn từ) tức là phải nắm những đặc trưng (thi pháp) của thơ để mà vận dụng khi sáng tác. Đó là về:
– Cấu trúc trùng điệp (âm
thanh, nhịp điệu, ngữ nghĩa)
– Kiến trúc đầy âm thanh
– Nhiều khoảng trắng trên không gian in thơ (nhằm tạo ra cách nói ”Thơ một chút” – thơ kỵ lộ liễu- để thơ có nhiều khoảng “lặng ” tạo ngân vang cái ”ý chưa dứt” làm day dứt lòng nguòi “.
– Thơ phái có chất nhạc tràn đầy và cần cái ảo đan xen cái thục (sản phẩm của trí tuỏng tượng) trong thơ..
– Kiến trúc đầy âm thanh
– Nhiều khoảng trắng trên không gian in thơ (nhằm tạo ra cách nói ”Thơ một chút” – thơ kỵ lộ liễu- để thơ có nhiều khoảng “lặng ” tạo ngân vang cái ”ý chưa dứt” làm day dứt lòng nguòi “.
– Thơ phái có chất nhạc tràn đầy và cần cái ảo đan xen cái thục (sản phẩm của trí tuỏng tượng) trong thơ..
Thơ Tàu trọng ý tại ngôn ngoại,
còn Thơ Việt ta là tình thì kín mà ý thì sang.
Tâm hồn là hoa , còn thơ là
quả. Hoa đẹp nhưng chưa chắc đã có huong thơm, cũng nhu thồcn mãi nhung chua chắc
đã hay.
Thơ chắp cánh cho con nguòi
bay bổng , do đó mới gọi là “hồn thơ ” là vậy. Tức cảnh sinh tình tạo thi hứng
cho nguồn thơ dào dạt tuôn trào như suối , như sông là thế .
Thơ không phải của riêng ai , nhưng không phải ai làm thơ cũng thành nhà thơ. Mỗi nhà thơ có phong cách ý vị riêng. Thơ chí là lều lán tới nhà và lâu đài, ngọn núi … và dù chỉ một vài bài, thậm chí chỉ một câu cũng tạo được đỉnh cao, dấu ấn của thời đại và khắc sâu vào hồn người – thơ bất tủ là vậy
Thơ không phải của riêng ai , nhưng không phải ai làm thơ cũng thành nhà thơ. Mỗi nhà thơ có phong cách ý vị riêng. Thơ chí là lều lán tới nhà và lâu đài, ngọn núi … và dù chỉ một vài bài, thậm chí chỉ một câu cũng tạo được đỉnh cao, dấu ấn của thời đại và khắc sâu vào hồn người – thơ bất tủ là vậy
Xứ Bắc Ninh ta: Người làm
thơ (so với xứ khác) không nhiều nhưng nhà thơ có tên tuổi thì lại không ít.
Đất Bắc Ninh hẹp (hiện nay
bé hơn cả thủ đô Hà Nội), nhưng là nơi địa linh, nhân kiệt. Là lỵ sở đầu tiên
của quận Giao Chỉ, nơi sinh ra Lý Công Uẩn – người quyết định ban Chiếu dời Đô
về thành Đại La, lập nên kinh đô Thăng Long, nghìn năm văn hiến. Từ vị trâng
nguyên đầu tiên của nước Nam ta (Lê Văn Thịnh), những thi sỹ tiên khởi với
nhũng văn ánh thơ đẹp, bất hủ của nước Đại Việt ta thì nhiều đấng tài hoa ấy
được sinh ra ở đất Bắc Ninh- Kinh Bắc này.
Làm thơ là làm việc của
riêng mình. Viết Thi Thoại là làm việc chung cho mình và cho mọi nguòi..
Bắc Ninh Kinh Bắc ta, xưa
nay chưa có Thi xã và cũng chưa có ai làm Thi Thoại.
Kẻ hậu sinh Nguyễn Khôi ở làng Đình Bảng này cúi xin các bậc tiền nhân ông cha thủa trước , nghiêng mình xin phép các anh các chị thi nhân kẻ sỹ đương thời của tỉnh nhà , mạo muội căm cụi viết một quyển Bắc Ninh Thi Thoại gọi là điểm dẫn, sưu tầm, hệ thống lại, có đôi lời cảm nhận (theo thiển ý) để góp vui cho nhũng người đồng hương trong lúc vui chơi giải trí khi ly ruợu, chén trà ”nghênh phong thưởng nguyệt” với hồn quê Kinh Bắc, sâu sắc tình đời. Có điều gì thô lậu mong bạn đọc quê hương lượng thứ.
Kẻ hậu sinh Nguyễn Khôi ở làng Đình Bảng này cúi xin các bậc tiền nhân ông cha thủa trước , nghiêng mình xin phép các anh các chị thi nhân kẻ sỹ đương thời của tỉnh nhà , mạo muội căm cụi viết một quyển Bắc Ninh Thi Thoại gọi là điểm dẫn, sưu tầm, hệ thống lại, có đôi lời cảm nhận (theo thiển ý) để góp vui cho nhũng người đồng hương trong lúc vui chơi giải trí khi ly ruợu, chén trà ”nghênh phong thưởng nguyệt” với hồn quê Kinh Bắc, sâu sắc tình đời. Có điều gì thô lậu mong bạn đọc quê hương lượng thứ.
Bài Thứ 2: THƠ VẠN HẠNH
Thơ là tiếng lòng tự nhiên bột
phát ra (ứng khẩu hoặc viết nên lời) đó là một cách hay tự nhiên và cũng dễ đạt
ý tại ngôn ngoại, có người gọi đó là cách viết vô thức, xuất thần. Một cách
hay khác là nguòi viết có chú ý, sáng tác có ý tưởng, mục đích hẳn hoi (có
khi viết theo ”đơn đặt hàng“) lấy tài đúc tâm. Cũng không quên trường hợp
toàn bích.
Vạn Hạnh thiền sư (?-1018) người làng Cổ Pháp (Đình Bảng – Tù Sơn – Bắc Ninh) tương truyền ông là cha đẻ ra triều Lý (1009-1225). Thủa nhỏ Vạn Hạnh thông minh khác thường học thông tam giáo theo học Đạo với Thiền ông đạo giả ở chùa Lục Tổ hương Dịch Bảng. Sau đó Thiền Sư Vạn Hạnh chuyên tâm tu tập kinh Tổng tri tam ma địa, phép thiền định của Phật Giáo để giữ thiện pháp.
Vạn Hạnh thiền sư (?-1018) người làng Cổ Pháp (Đình Bảng – Tù Sơn – Bắc Ninh) tương truyền ông là cha đẻ ra triều Lý (1009-1225). Thủa nhỏ Vạn Hạnh thông minh khác thường học thông tam giáo theo học Đạo với Thiền ông đạo giả ở chùa Lục Tổ hương Dịch Bảng. Sau đó Thiền Sư Vạn Hạnh chuyên tâm tu tập kinh Tổng tri tam ma địa, phép thiền định của Phật Giáo để giữ thiện pháp.
Thiền sư được vua Lê Đại
hành đặc biệt tôn kính. Bấy giờ được coi là nhà tiên tri, thơ văn lời nói được
coi như sấm ngữ.
Ví dụ trước trận đánh Tống
năm 980, vua hỏi, sư nói: “chỉ trong Ba Bảy (21) ngày giặc tất lui“. Quả
nhiên đúng một tháng sau giặc đại bại. Khi phía Nam nước ta có giặc Chiêm, vua
hỏi, sư nói: ”nên đi ngay sẽ thắng” Quả nhiên thắng lớn.
Sau Lê Ngoạ Triều lên ngôi, tàn ngược độc ác, trời người đều giận. Lúc ấy ở châu Cổ Pháp (sau đổi là Thiên Đức) có Lý Công Uẩn đang làm Thân Vệ trong triều. Lý Công Uẩn vốn trước là con nuôi của Lý Khánh Văn, một Thiền sư từng thọ giới với sư Vạn Hạnh ở Cổ Pháp.
Thiền sư Van Hạnh đã làm nhiều thơ, dưới dạng phú sấm, huyền thoại, tạo tâm lý để Lý Công Uẩn lên ngôi. Vạn Hạnh đã tận dụng mọi cơ hội để cổ vũ cho sự kiện: ”Thái tổ nên vương sáng nghiệp đầu“.
Sau Lê Ngoạ Triều lên ngôi, tàn ngược độc ác, trời người đều giận. Lúc ấy ở châu Cổ Pháp (sau đổi là Thiên Đức) có Lý Công Uẩn đang làm Thân Vệ trong triều. Lý Công Uẩn vốn trước là con nuôi của Lý Khánh Văn, một Thiền sư từng thọ giới với sư Vạn Hạnh ở Cổ Pháp.
Thiền sư Van Hạnh đã làm nhiều thơ, dưới dạng phú sấm, huyền thoại, tạo tâm lý để Lý Công Uẩn lên ngôi. Vạn Hạnh đã tận dụng mọi cơ hội để cổ vũ cho sự kiện: ”Thái tổ nên vương sáng nghiệp đầu“.
Từ sự giải thích điềm lạ
xoáy lông trên con chó trắng (năm Tuất -1010), đến giảng giải ý nghĩa hình chữ
thiên tử trên cây gạo bị sét đánh.
Tài trí sâu xa uyên bác của
Thiền sư chẳng những nắm vững thiên cơ vận nước, nắm vững chữ thời trong Kinh
Dịch mà còn quyết đoán chính xác trong ngày giờ cụ thể.
Khi thiền sư mới nhập định bên cạnh ngôi mộ của Hiển Khánh đại vương, bỗng nghe văng vẳng tiếng thơ ngâm:
Khi thiền sư mới nhập định bên cạnh ngôi mộ của Hiển Khánh đại vương, bỗng nghe văng vẳng tiếng thơ ngâm:
Thiên đức giàu sang no đủ khắp
Giữa trời sao Nữ, Thánh quân sinh
Giữa trời sao Nữ, Thánh quân sinh
Thánh quân sinh ở đây chỉ Lý
Công Uẩn ra đời lên ngôi. Sư còn nói rõ: ”có lẽ chỉ trong vòng ba tháng nữa
quan Thân Vệ về, sẽ chống đỡ xã tắc cầm giữ ấn chữ Quốc.
Có bài thơ sấm còn nói rõ :
Có bài thơ sấm còn nói rõ :
Lục nguyệt, Tuất niên ngược
bóng rồng
Nghĩa là Lý Công Uẩn sẽ lên ngôi vào tháng Sáu năm Tuất (1010).
Nghĩa là Lý Công Uẩn sẽ lên ngôi vào tháng Sáu năm Tuất (1010).
Có giai thoại kể rằng Thiền
sư biết rõ ngày Lý Công Uẩn lên ngôi.
Lúc đó Kinh đô còn ở Hoa Lư – rất xa Cổ Pháp. Vào một ngày, Thiền sư nói với chú và nguòi bác của Lý Công Uẩn.rằng: ”Thiên tử đã băng hà. Lý Thần Vệ đang ở nhà. Nhưng nội trong ngày, Thần Vệ ắt sẽ được thiên hạ“, chú bác Lý Công Uẩn nghe xong lấy làm lo sợ, sai người xuôi gấp về Hoa Lư, xem ra sao, thì quả đúng như lời Sư nói.
Thơ Sấm của Vạn Hạnh thường ngắn gọn, giàu hình ảnh, ý tứ sâu xa hàm xúc.
Lúc đó Kinh đô còn ở Hoa Lư – rất xa Cổ Pháp. Vào một ngày, Thiền sư nói với chú và nguòi bác của Lý Công Uẩn.rằng: ”Thiên tử đã băng hà. Lý Thần Vệ đang ở nhà. Nhưng nội trong ngày, Thần Vệ ắt sẽ được thiên hạ“, chú bác Lý Công Uẩn nghe xong lấy làm lo sợ, sai người xuôi gấp về Hoa Lư, xem ra sao, thì quả đúng như lời Sư nói.
Thơ Sấm của Vạn Hạnh thường ngắn gọn, giàu hình ảnh, ý tứ sâu xa hàm xúc.
Tật lê trầm bắc thuỷ
Lý tử thụ Nam thiên
Tú phương can qua tĩnh
Bát biểu hạ bình an
Lý tử thụ Nam thiên
Tú phương can qua tĩnh
Bát biểu hạ bình an
Dịch:
Tật lê chìm biển bắc
Cây lý mọc trời Nam
Bốn phương binh đao lặng
Tám hướng chúc bình an
Cây lý mọc trời Nam
Bốn phương binh đao lặng
Tám hướng chúc bình an
Vạn Hạnh dùng hình ảnh cây
lê chỉ nhà Lê, cây lý (mận) chỉ họ Lý. Lê chìm, Lý mọc. Lại có cả nhũng câu
sấm huyền bí, chiết tự chữ Hán:
Nguyên văn: ”nhập khẩu thuỷ
thổ khú” là chiết tụ chữ Cổ Pháp.
Rõ ràng thiền sư Vạn Hạnh đã dồn cả tài năng nhiệt huyết cho sự lên ngôi của nhà Lý.
Rõ ràng thiền sư Vạn Hạnh đã dồn cả tài năng nhiệt huyết cho sự lên ngôi của nhà Lý.
Trước lúc ”Tịch” Vạn Hạnh
còn để lại một bài “Kệ” Thị đệ tử (Bảo đệ tử)
Thân như điện ảnh hữu hoàn
vô
Vạn mộc xuân vinh , thu hựu khô
Nhậm vận thịnh suy vô bố uý
Thịnh suy nhu lộ thảo đầu phô
Vạn mộc xuân vinh , thu hựu khô
Nhậm vận thịnh suy vô bố uý
Thịnh suy nhu lộ thảo đầu phô
Nghĩa là
Thân như bóng chớp có rồi
không
Cây cối xuân tươi, tiết thu lại héo
Đã tu đến trình độ Nhậm vận thì không
sợ hãi trước sự thịnh suy dời đổi
Thịnh suy như giọt sương đọng trên ngọn cỏ
Cây cối xuân tươi, tiết thu lại héo
Đã tu đến trình độ Nhậm vận thì không
sợ hãi trước sự thịnh suy dời đổi
Thịnh suy như giọt sương đọng trên ngọn cỏ
Tạm dịch thơ
Thân như ánh chớp có rồi
không
Cây cối xuân tươi thu héo cong
Chớ thấy thịnh suy mà sợ hãi
Như trên đầu cỏ hạt sương trong.
Cây cối xuân tươi thu héo cong
Chớ thấy thịnh suy mà sợ hãi
Như trên đầu cỏ hạt sương trong.
Sau này Lý Nhân Tông đã có
bài kệ ghi nhận công lao Vạn Hạnh:
Vạn Hạnh thông ba cõi
Lời sư nghiệm sấm thì
Từ làng quê Cổ Pháp
Chống gậy trấn Kinh kỳ./.
Lời sư nghiệm sấm thì
Từ làng quê Cổ Pháp
Chống gậy trấn Kinh kỳ./.
Bài Thứ 3– THƠ ĐỜI LÝ: ĐÊM QUA SÂN TRƯỚC NỞ CÀNH MAI
Theo truyền thuyết, Lý Công
Uẩn lúc còn là chú tiểu hay nghịch, một hôm bị thày phạt, trói bắt nằm duói đất. Đêm
khuya muỗi đốt không ngủ đuọc, liền túc cảnh làm một bài thơ:
Thiên vi khâm chẩm, địa vi
chiên
Nhật nguyệt đồng song đối ngã miên
Dạ thâm bất cảm truòng thân túc
Chỉ khủng sơn hà xã tắc điên
Nhật nguyệt đồng song đối ngã miên
Dạ thâm bất cảm truòng thân túc
Chỉ khủng sơn hà xã tắc điên
Tạm dịch
Trời làm chăn gối, đất đệm
lung
Nhật nguyệt cùng ta ngủ truóc song
Đêm khuya chẳng dám dang chân duỗi
Chỉ sợ sơn hà xã tắc rung
Nhật nguyệt cùng ta ngủ truóc song
Đêm khuya chẳng dám dang chân duỗi
Chỉ sợ sơn hà xã tắc rung
Đây có thể chỉ là huyền thoại, do các nhà su đặt ra để gán cho vị vua đầu tiên của nhà Lý.
Thú vị khi đọc bài thơ ”Cáo tật thị chúng” (Cáo bệnh bảo mọi nguòi) của Lý Trưòng (Mãn giác thiền sư (1051-1096) đã ”lão, bệnh” mà lạc quan thể hiện tinh thân vô ứng và phi cứu cánh của đạo Phật. Hình tuọng cành mai tuoi đẹp trong thơ đã phô bày tất cả sụ đam mê, ham sống của con nguòi giũa thế giới hiện hũu, đầy siêu thoát và bí ẩn như thực lại như hư:
Thú vị khi đọc bài thơ ”Cáo tật thị chúng” (Cáo bệnh bảo mọi nguòi) của Lý Trưòng (Mãn giác thiền sư (1051-1096) đã ”lão, bệnh” mà lạc quan thể hiện tinh thân vô ứng và phi cứu cánh của đạo Phật. Hình tuọng cành mai tuoi đẹp trong thơ đã phô bày tất cả sụ đam mê, ham sống của con nguòi giũa thế giới hiện hũu, đầy siêu thoát và bí ẩn như thực lại như hư:
Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa tươi
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân truóc nở cành mai
Xuân đến trăm hoa tươi
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân truóc nở cành mai
Con ngưòi trong thơ thiền là
con ngưòi có trí tuệ, có bản lĩnh nghị lực và súc mạnh, có thể tự mình giác
ngộ chân lý một cách độc lập, dám đối diện với vũ trụ và làm cho vũ trụ biến đổi
trưóc tác động của mình với một khí thế xung thiên táo bạo, thật phóng khoáng
biết bao khi đọc những câu:
Nam nhi tụ hữu xung thiên
chí
Hựu tưỏng Như Lai hành xú hành
Hựu tưỏng Như Lai hành xú hành
(Làm trai có chí xông trời
thẳm
Dẫm vết Nhu Lai luống nhọc mình)
Dẫm vết Nhu Lai luống nhọc mình)
Thơ của Quảng Nghiêm thiền
sư (1121-1190) tu ở chùa Thành An huyện Thuận Thành Bắc Ninh .
Cách đây gần 1000 năm, ông bà ta có sùng đạo Phật, nhưng do hiểu được mệnh trời (tri thiên mệnh, nên đã có quan niệm, bây giờ nghe rất lạ, phê phán cái mê cái hoặc đương thời, bảo ban con cháu đừng mắc vào cái vòng luẩn quẩn” cầu sự thoát tục:
Cách đây gần 1000 năm, ông bà ta có sùng đạo Phật, nhưng do hiểu được mệnh trời (tri thiên mệnh, nên đã có quan niệm, bây giờ nghe rất lạ, phê phán cái mê cái hoặc đương thời, bảo ban con cháu đừng mắc vào cái vòng luẩn quẩn” cầu sự thoát tục:
Sinh lão bệnh tử
Lẽ thưòng tự nhiên
Muốn cầu siêu thoát
Càng trói buộc thêm
” mê ” thì cầu Phật
” hoặc ” thì cầu Thiền
Chẳng cầu Thiền Phật
Mím miệng ngồi yên
Lẽ thưòng tự nhiên
Muốn cầu siêu thoát
Càng trói buộc thêm
” mê ” thì cầu Phật
” hoặc ” thì cầu Thiền
Chẳng cầu Thiền Phật
Mím miệng ngồi yên
Thơ Sinh Lão Bệnh Tử của Ngọc
Kiều – Ni su Diệu Nhân chùa Phù Đổng Bắc Ninh .
Thế tục và tôn giáo hoà đồng
vào với nhau , tồn tại trong trạng thái như có như không
Sắc là không không túc sắc
Không là sắc , sắc tức không
Sắc không đều chẳng quản
Mới khế hợp nhân tông
Không là sắc , sắc tức không
Sắc không đều chẳng quản
Mới khế hợp nhân tông
Thơ của Nguyên Phi Ỷ Lan vợ
của vua Lý Nhân Tông.
Thơ thiền xứ Kinh Bắc đã góp
phần đem đến một nội dung tư tưỏng mới , nói lên tâm tư tình cảm của tầng lớp
trí thúc xã hội đông đảo và quan trọng đương thời , đại diện của một dân tộc ,
một xứ sở trong một thời đại hào hùng xây dựng và bảo vệ tổ quốc Đại Việt , triết
lý về vũ trụ và nhân sinh trong một tinh thần nhập thế tích cực./.
Bài Thứ 4- HÀN THUYÊN – HUYỀN
QUANG
Tiến sỹ Nguyễn Thuyên nguòi
thôn Lai Hạ huyện Gia Luong (Luong Tài) tỉnh Bắc Ninh, năm 1282 đời vua Trần
Nhân Tông đã làm bài văn tế cá sấu bằng chũ Nôm rồi ném xuống khúc sông Lô,
tuong truyền đã đuổi đuọc cá sấu đi. Tiếng tăm Nguyễn Thuyên càng thêm lùng lẫy.
Vua thì cho việc này giống nhu việc của Hàn Dũ bên Tàu nên đã cho Nguyễn Thuyên
đổi thành Hàn Thuyên .
Tác phẩm của Hàn Thuyền có
Phi Sa tập , gồm cả thơ Nôm lẫn Hán . Đây là tập thơ đầu tiên của nuóc ta viết
bằng Quốc âm. Có giả thuyết đáng tin cậy cho rằng ông là nguòi khởi xuóng việc
vận dụng các thể thơ dân tộc kết hợp với Đuòng luật để tạo thành thể thơ mới của
nuóc ta. Niêm luật của thể thơ này hoàn chỉnh dần và để ghi công đầu, tuong
truyền nguòi ta gọi đó là Hàn luật.
Tuy còn tồn nghi, cũng ghi
lại đây bài Văn Tế Cá Sấu Nôm của Hàn Thuyên còn luu truyền đến ngày nay :
Văn Tế Cá Sấu
Ngạc ngu kia hơi! Mày có hay
!
Biển đông rộng rãi là nơi mầy
Phú Luong đây thuộc về Thánh vục
Lạc lối đâu mà lại đến đây?
Há chẳng nhớ rằng nuóc Việt xua
Dân quen chài luói chẳng tay vùa
Đời Hùng vẽ mình vua tùng dậy
Xuống nuóc giao long cũng phải chùa
Thánh thần nối dõi bản Triều nay
Dấy tù Hải ấp ngôi trời thay
Võ công lùng lẫy bốn phuong tĩnh
Biển lặng sông trong mới có rày
Hùm thiêng ra dấu dân cày cấy
Nhân vật đều yên đâu ở đấy
Ta vâng Đế mạng bảo cho mầy
Hãy về biển Đông mà vùng vẫy.
Biển đông rộng rãi là nơi mầy
Phú Luong đây thuộc về Thánh vục
Lạc lối đâu mà lại đến đây?
Há chẳng nhớ rằng nuóc Việt xua
Dân quen chài luói chẳng tay vùa
Đời Hùng vẽ mình vua tùng dậy
Xuống nuóc giao long cũng phải chùa
Thánh thần nối dõi bản Triều nay
Dấy tù Hải ấp ngôi trời thay
Võ công lùng lẫy bốn phuong tĩnh
Biển lặng sông trong mới có rày
Hùm thiêng ra dấu dân cày cấy
Nhân vật đều yên đâu ở đấy
Ta vâng Đế mạng bảo cho mầy
Hãy về biển Đông mà vùng vẫy.
Đồng huyện cùng Hàn Thuyền,
thời nhà Trần còn có nhà thơ Huyền Quang quê Kinh Bắc. Trong lich sủ văn học
nuóc nhà có lẽ vụ án văn học ”vụ án tình ái” đầu tiên dính vào Trạng nguyên
tu sĩ do duyên thơ mang đến. , đó là vụ án Huyền Quang – Điểm Bích. Số là,
vào đời vua Trần Nhân Tông đạo Phật nuóc ta tiêu biểu là phái Trúc Lâm. Phái
này có 3 vị tổ là Điều Ngu (Trần Nhân Tông), Pháp Loa (Đồng Kiên Cuòng) và
Huyền Quang (Lý Đạo Tái).
Lý Đạo Tái (1254-1334) là
nguòi làng Van Ty (Gia Luong Bắc Ninh), năm 20 tuổi đỗ Trạng nguyên. Đuọc củ
vào Viện Nội Hàn, tùng tiếp sú Tàu, thơ văn nổi tiếng. Không bao lâu tù chúc
đi tu, đuọc Trần Nhân Tông rất quý mến, giao cho su Pháp Loa giúp đỡ, đến năm
1330 sau khi Pháp Loa mất, đuọc nổi tiếng làm vị tổ thú ba của phái Trúc Lâm.
Ông đã để lại khá nhiều thơ hay:
Nhà Trong Núi
Gió thu ban tối thổi hiên
tây
Nhà núi đìu hiu tụa đám cây
Tấc dạ tu hành tù nhũng thủa
Dế kêu rầu rĩ hỏi ai đây?
Nhà núi đìu hiu tụa đám cây
Tấc dạ tu hành tù nhũng thủa
Dế kêu rầu rĩ hỏi ai đây?
Đi Thuyền
Cuõi thuyền luót gió sóng
mênh mông
Non nước trời thu một sắc hồng
Tiếng sáo thuyền câu ngoài bến sậy
Tiếng rơi đáy nước móc đầy thuyền.
Non nước trời thu một sắc hồng
Tiếng sáo thuyền câu ngoài bến sậy
Tiếng rơi đáy nước móc đầy thuyền.
Tương truyền năm Huyền Quang
60 tuổi, một hôm nhà vua Trần Anh Tông bảo thị thần và tăng đạo rằng: ” Người
ta sống ở trong trời đất, nung khí âm, ôm khí dương, ăn thích vị ngon, mặc
thích màu đẹp, đều có tình dục nhu thế … Tại sao Huyền Quang, tù trước tới nay, chỉ sắc sắc không không nhu nuoc chẳng gợn sóng, nhu guong chẳng mờ bụi . Đó
là ngăn hãm lòng dục hay là không có lòng dục vậy? ”Có một vị quan văn đúng
bên tâu vua rằng: ”Vẽ hổ chỉ vẽ đuọc da, khó vẽ được xương. Biết nguòi thì
biết mặt mà không biết đuọc lòng. Xin hãy cú thủ xem thì sẽ biết là thế nào?”. Nhà vua nhìn xem ai thì đó là học sỹ, luõng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh
Chi. Vua Trần Anh Tông cho là nói phải, bèn im ắng, không động then mây, không
lộ góc cạnh… và một mẻ luói đuọc “giăng bẫy để bắt chim“, nguòi đi thục thi Mỹ
Nhân Kế là nàng Điểm Bích, một cung nhân có cái vẻ nõn nà của Phi Yến, có cái
thói khoe tài của Điêu Thuyền.
Nhờ có “cuộc tình” huyền thoại Huyền Quang – Điểm Bích mà có bài thơ, đuọc nàng Điểm Bích “khai” với Vua Trần Anh Tông là của Huyền Quang ngâm lời ” kệ”:
Nhờ có “cuộc tình” huyền thoại Huyền Quang – Điểm Bích mà có bài thơ, đuọc nàng Điểm Bích “khai” với Vua Trần Anh Tông là của Huyền Quang ngâm lời ” kệ”:
Vằng vặc trăng mai ánh nước
Hiu hiu gió trúc khua sênh
Người hòa tươi tốt, cảnh hòa lạ
Mâu Thích Ca nào thuở hữu tình
Hiu hiu gió trúc khua sênh
Người hòa tươi tốt, cảnh hòa lạ
Mâu Thích Ca nào thuở hữu tình
Nỗi “oan” của Huyền Quang thế
nào đã đuọc ghi chép trong sách Tam Tổ thục lục , ở đây chỉ bàn về thơ Huyền
Quang . Đây là bài : ” giai nhân túc sụ ” rất nổi tiếng , đụoc coi là bào thơ sớn
nhất miêu tả đôi nét ngoại hình một người đẹp Việt nam , đó là bài thơ của Su
mà không có khẩu khí nhà chùa mà lại cũng rất Thiền. Với Huyền Quang , không có
con người Thiền nhu lẽ sống , một sụ tụ hiện thục với tất cả say mê mà chỉ có
con người Thiền nhu một sụ băng khoăn tìm tòi, nhận thúc để giải thoát bởi cái
sầu nghìn thu của kiếp người. Thơ Huyền Quang thuộc loại thơ tình ý cao siêu,
lời bay buóm phóng khoáng, phải chăng vì vậy mà bị ” bẫy ” và ” vuóng ” vào ”
vụ án văn học ” lấy thơ làm ” chứng cú” mà xét ” tội ” chăng?
Bài Thứ 5
Đến đời Lê, thơ của thi sỹ
Kinh Bắc – Bắc Ninh đã mang nặng chất “học giả”. Những thi sỹ là Trạng nguyên,
Tiến sỹ, Cử nhân, các vị quan lớn xuất hiện nhiều trên thi đàn. Trong Hội
Tao Đàn của vua Lê Thánh tông với 28 vị (nhị thập bát tú) thì 2 trong 3 vị phó
nguyên suý là người Kinh Bắc. Thơ cung đình, thù tạc kể cả Hán lẫn Nôm phát
triển ở mức độ cao.
Vì đây là ”Thi Thoại” (nhàn đàm bàn chuyện làm thơ của dân Kinh Bắc – Bắc Ninh, bàn chi trong lúc
trà dư tửu hậu) chứ không phải “thi tuyển ‘(tuyển chọn thơ) nên những câu thơ,
bài thơ ”dẫn” ở đây chỉ là để ”bàn” chuyện làm thơ mà thôi. Tuy vậy thời Lê
là thời đỉnh cao của làng thơ Kinh Bắc , nên cũng xin sơ bộ thống kê một số thi
tập như sau:
– Thái học sinh
Vũ Mộng Nguyên (người Tiên Du) đỗ cùng Nguyễn Trãi, phò Lê Thái Tổ, làm đến Tế
tửu, Quốc tử giám, đã để lại mấy chục bài thơ cách luật, phong cách trang trọng
mực thước.
– Trần Khản (quê
Tù Sơn) làm tới Chính sự viên tham nghị có tập thơ Phục Hiên, có bài thơ sau :
Công danh đạo đẳng
mạc hồi đầu
Phú quý phù vân để dụng
cầu
Bất đố bất tham tuỳ vận
ngộ
Tứ hưu chi ngoại cánh
hưu hưu
Tạm dịch:
Công danh chõ vỡ ngoảnh
mặt đi
Phú quý phù vân chuốc
làm gì!
Tuỳ phận chẳng tham ,
không ghen tỵ
Biết thân tự chế… thiết
chi chi
(Lý Thanh dịch)
– Thái Thuận (tiến sỹ
1475) đã đạt tình thì kín mà ý thì sang:
Bến Hoàng Giang Tức Cảnh
Nhà cỏ tuôn làn khói
Thuyền nán ghé mái bồng
Trẻ con ba tốn tóp
Bắt cáy dọc bên sông
Thái Thuận còn có bài:
Sông Muộn Giang
Bãi phẳng triều lên ngập
Nhà nông sớm vội cầy
Vắt trâu nghe mấy tiếng
Cò trắng giật mình bay
– Nguyễn Thiên Tích (Nội
Duệ – Từ Sơn Bắc Ninh) đậu tiến sỹ năm 1431 đời vua Lê Thái Tổ, người cương trực, làm đến Binh Bộ Thượng thư, kiêm Tế tửu Quốc tử giám .
Ông có Tiên sơn tập 4
quyển. Thơ ông theo đúng âm luật Đuòng, bài thơ ông viết trong khi đi sứ bên
Tàu, nhưng hồn thì ở quê:
Làm Trong Thuyền
Đêm lặng trăng như vẽ
Trời rét tuyết thành
hoa
Thuyền côi nghìn dặm
khách
Chiêm bao: đang ở nhà.
– Tiến sỹ Đàm Văn Lễ
18 tuổi (sinh 1432) người làng Lãm Sơn (Quế Võ) làm quan tới Thượng Thư trải
qua các đời vua Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông. Ông nổi tiếng trung trực, sau lại
bị vua Uy Mục căm giận đầy vào Quảng Nam và bị giết chết ở Nghệ An.
Thơ thiên nhiên của
ông lấy cảm xúc chân thành làm nền cho thi hứng:
Đêm Ba Mưa Tết, Ngẫu Cảm
Nên Thơ
Năm mới hầu sang cũ
chán rồi
Thói đời lật lọng ,
nghĩ thương ôi!
Chuyện thường năm
tháng còn yêu ghét
Phụ bạc nhân tình chớ
trách ai
– Tiến sỹ Nguyễn Xung
Y (Nguyễn Nhân Phùng) người làng Kim Đôi (Quế Võ), thành viên của Tao đần nhị
thập bát tú do Lê Thánh Tông chủ xướng. Ông đã sáng tác ”Tiêu Tương bát cảnh” bằng quốc ngũ đượm hồn thơ Việt:
Mưa Đêm Trên Sông Tiêu
Tương
Ngàn Tương thuở rụng hạt
mưa
Lã chã thâu đêm gió
đưa
Rọt tiếng vàng , cao lại
thấp
Rung cành ngọc , nhặt
thì thưa
Đành anh tai khách nằm
chăng nhắp
Lai láng lòng thơ hứng
có thừa
Sớm dậy xem rồng mọc
cháu (sừng)
Nghìn hàng đổng (nhiều)
lạ hơn xưa.
– Hoàng Đức Lương, Tiến
sĩ khoa Mậu Tuất, niên hiệu Hồng Đức thứ 9 (1478) quê ở làng Cửu Cao (Văn
Giang) sau tới ở thôn Ngọ Kiều (Gia Lâm) rất nổi tiếng với Bộ “Trích Diễm Thi tập”
tuyển thơ từ thời Trần đến đầu đời Lê với 15 quyển. Những lời bàn luận về thơ của
Hoàng Đức Lương đã góp phần qúy báu vào gia tài lý luận văn học cổ nước ta vốn
không phong phú lắm.Ông viết “Cổ nhân đối với thơ, có người ví với chả cá, có
người ví với gấm thêu. Chả cá là vị ngon nhất đời, gấm thêu là sắc đẹp nhất đời,
ai biết ăn, biết ngắm đều biết qúy trọng, không coi thường bó phí….”.
Thơ Hoàng Đức Lương giản
dị, kiệm lời, kiệm chữ nhưng lại mang nặng những suy tưởng, triết lý sâu xa về
cuộc đời, về vũ trụ bao la, về cuộc hành trình bất tận của con người trên nẻo
đường nhân gian mà không ai biết được đâu là điểm khởi đầu, đâu là chỗ cư trú
cuối cùng của kiếp người?
Đạo Thượng
Lộ viễn vô tận đầu,
Cổ kim trường qúi khứ
Kim nhân vị khẳng hưu,
Cổ nhân tại hà xứ?
Tạm dịch :
Đường xa dường bất tận
Lữ khách mải trước sau
Người nay nào đã nghỉ
Người xưa ở nơi
đâu?
(Trên Đường – Lý Thanh
dịch)
Thôn Cư
Tàm ám tàng chính
miên,
Thiềm đê yến sơ nhũ
Lực quyện hạ sừ qui
Trú vĩnh cưu thanh ngũ
(ngọ)
Tạm dịch :
Tằm đang cuộn ngủ
trong dâu,
Ém vừa sinh nở ló đầu
dưới hiên
Bừa về vác mỏi vai êm,
Nghe tu hú họi ngang
thềm bóng trưa
(Ở Làng – Lý Thanh dịch)
Với Hoàng Đức Lương :
Văn chương lá có nhan sắc, chả thế mà thi tập của ông có chọn lựa (trích) ra từ
những bài thơ diễm lệ của một thời.
Tiến sĩ Thân Nhân
Trung (1418-1499) quê làng Nếnh (Việt Yên), là phó đô nguyên súy Hội Tao Đàn của
vua Lê Thánh Tông. Thơ ông được vua khen là “thợ khéo tay vô địch” được ban một
bộ áo long bào tuyệt đẹp “cánh cầu vô địch thủ, tài tác cổn long y “.
Vâng Họa Thơ Vua : Đạo
Làm Vua
Nghiền ngẫm uyên thâm
kế thánh thần
Rộng truyền pháp chế –
phép trời ban
Chăm dân – tam đại noi
gương trị
Luyện võ, bốn mùa mở
cuộc săn
Chín khúc sửa – xây điều
chính sự
Tám quyền cử – truất
khéo công tâm
Ngôi hoàng sừng sững
ngời muôn thuở
Thế nước thạch bàn vững
ngàn năm.
Cùng thời có cặp vợ chồng
tài sắc nữ sĩ Kim Hoa – Phù học sĩ, thơ rất trữ tình:
Ý Xưa
Sen lá như dù biếc
Sen hoa tựa má đào
Nhớ ai chưa gặp mặt
Thơ thẩn mãi bên ao
(Hàn lâm học sĩ Phù
Thúc Hoành)
Mùa Hạ
Gió cây lựu tơi bời
Trên đu tha thướt dáng
người giai nhân
Oanh vàng ủ rũ thương
xuân
Một đôi tiếc cảnh tần
ngần trên cây
Dừng kim rủ thấp đôi
mày
Nương song hồn mộng xa
bay cuối trời
Cuốn rèm ai cứ gọi hoài
Để hồn em chẳng được
bay tới chàng
(Ngô Chi Lan)
Bài Thứ 6.
Trên thi đàn Bắc Ninh
vào đầu thế kỷ 18 xuất hiện hai ngọn núi cao sừng sững trên bầu trời thơ đất Việt
, đó là Hồng Hà Nữ sỹ Đoàn Thị Điểm (1705-1748), bà quê ở Giai Phạm huyện Văn
Giang Kinh Bắc và Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều (1741-1798), ông quê ở Làng Liễu
Ngạn huyện Thuận Thành Kinh Bắc.
Từ kiệt tác của Đặng Trần
Côn, Hồng Hà nữ sỹ đã dịch ”Chinh phụ ngâm ”vô cũng diễm lệ, chứa chan tình
cảm, uyển chuyển và đầy nhạc điệu, chỉ cần đọc 2 trong số 408 câu cảu khúc
ngâm đã nói lên nỗi lòng người chinh phụ:
Nỗi lòng biết ngỏ cùng ai
Thiếp trong cánh cửa, chàng
ngoài chân mây.
Theo giai thoại một hôm Hồng
Hà nữ sỹ gặp Nguyễn Công Hãng ở giữa đường, Nguyễn có yêu cầu bà làm 2 câu tả
cảnh ”độc hành” (đi một mình), bà liền úng khẩu đọc luôn:
Đàm đạo cổ kim tâm phúc hữu
Truy tuỳ tả hũu cổ quăng thần
(Đàm đạo chuyện xưa nay thì
có bạn gan ruột. Theo đuổi mình bên trái bên phải, có bày tôi chân tay).
Năm 1734 đời vua Lê Thuần
Tông, vua Tàu có sai sứ sang tuyên phong, bà dùng văn chương mà áp đảo được đại
diện “thiên triều” . Từ đấy bà lùng danh khắp cả nước( heo lãng Nhân).
Đến ”Cung Oán Ngâm Khúc”,
Ôn Như Hầu đã đưa ngôn ngữ văn học thành thành văn lên đến đỉnh cao. Từ ngữ
trong Cung oán ngâm khúc đã tinh xác nhuần nhị và óng chuốt khác thuòng. Đây
là áng văn chương bác học, sử dụng một thể thơ thuần tuý dân tộc, Song Thất Lục
Bát.
Nhạc điệu Cung Oán hết súc
réo rắt bởi sự hoà thành của hai vần Trắc ở câu 7 (ghe gay gắt và sự hoà
hoãn của 2 câu 6-8 (ghe dịu êm hơn dễ ngâm nga Cung oán ngâm khúc của
Nguyễn Gia Thiều là một toà cung điện vàng son lộng lẫy được tạo bởi tay thợ trời
tài danh xứ Kinh Bắc Cũng chỉ cần lấy 2 câu mà tác giả đã vẽ lên sự kỳ vỹ bất
tận của tạo hoá trước con người vĩ đại và đầy tính bi hài:
Lò cừ nung nấu sự đời
Búc tranh vân cẩu vẽ người
tang thương
Một vuong tôn công tủ, một
vị hẩu tuóc trẻ tuổi tài hoa văn võ kiêm toàn. Thiếu gì huỏng cao luong mỹ vị,
ở bên ngoài đẹp quận chúa tiểu thư trong điện ngọc, nhà vàng mà lại thốt lện:
Thà rằng cục mịch nhà quê
Giàu lòng nũng nịu nguyệt
kia hoa này
Thì thật là thú vị, có một
giá trị giáo dục sâu sắc với nhũng kẻ giàu sang hãnh tiến bợm đời. Thơ của vị
đại quý tộc Bắc Ninh này, đến như câu: ” Gót danh lợi bùn pha sắc xám ” thì
cũng đượm chất thép của một luõi gươm triết lý quật vào mặt nhũng ai háo danh cầu
lợi để rồi :
Giấc Nam Kha khéo bất bình
Bừng con mắt dậy thấy mình
tay không .
Thơ đến đây không còn là ”
viết cho mình ” nữa mà là viết cho đời ,cho dân tộc, gửi lại muôn đời mai sau
cho con cháu . Lúc còn tóc để chỏm ( chưa đi hoc) thi thoảng tôi ( NK ) lại thấy
thầy tôi ( lúc ấy mới ngoài 20 tuổi ) ngâm nga câu :
Trải vách quế gió vàng hiu hắt
Mảnh vũ y lạnh ngắt như đồng
Tôi nghe thật lạ tai. Thầy
tôi lại bảo đó là khúc “Tần cung oán ” của cụ Ôn Như Nguyễn Gia Thiều . Mẹ tôi
thì thích đọc Thuý Vân Thuý Kiều của Nguyễn Du . Càng lớn lên , tôi ( NK) càng
ngộ ra rằng : Thế mới biết văn chương trác tuyệt thì đến người dân bình thậm
chí cả người không biết chữ cũng thuộc , giá trị truyền cảm to lớn của thơ là
thế .
Bài Thứ 7.
Hoàng giáp Trần Danh Án
(1754-1794) người làng Bảo Triện (Bắc Ninh) một cựu thần danh tiếng đời Lê
Chiêu Thống, ông có tác phẩm Liễu Am thi tập .
Ông là người khăng khăng giữ
quan niệm “cô trung”, mặc dù cũng linh cảm được cái triều đại mà mình tôn thờ
đã mất vai trò lịch sử. Đó là chuỗi mâu thuẫn trong tư tưởng được chuyển hoá
thành nguồn thi hứng bi thiết:
Ngày mới sắp tới gần, ngày cũ
sắp qua
Ngày mới cười vui, người cũ khóc
(Trừ tịch)
Con bướm không biết rằng hoa đã rụng
Lòng ai còn quyến luyến cánh hoa
(Đại Diện)
Ngày mới cười vui, người cũ khóc
(Trừ tịch)
Con bướm không biết rằng hoa đã rụng
Lòng ai còn quyến luyến cánh hoa
(Đại Diện)
Về “thơ con cuốc” (nhớ nước
cũ) ông là người mở đầu về sau này Phạm Quý Thích, bà huyện Thanh Quan, Chu Mạnh
Trinh, Nguyễn Khuyến, Tản Đà … cũng theo hồn của Trần Danh án mà cảm hứng về
đề tài này:
Ai xui con cuốc gọi hè
Cái nóng nung người nóng nóng ghê…!
Cái nóng nung người nóng nóng ghê…!
Thơ Trần Danh án:
Giá cô tại giang Nam
Đỗ Quyên tạo giang Bắc
Giá cô minh gia gia
Đỗ Quyên thanh quốc quốc
Vi cầm thượng hiền quốc gia thanh
Cô thần đối thử tinh nan cực
Đỗ Quyên tạo giang Bắc
Giá cô minh gia gia
Đỗ Quyên thanh quốc quốc
Vi cầm thượng hiền quốc gia thanh
Cô thần đối thử tinh nan cực
Lý Thanh dịch
Bờ Nam vang dậy gịong gà rừng
Bờ Bắc kêu hoài tiếng đỗ quyên
Nhà nhà đối tiếng kêu ai đó
Nước nước âm vang một nỗi niềm
Nghĩ loài chim nhỏ còn trung hiếu
Khiến kẻ cô thần ngấn lệ riêng.
Bờ Bắc kêu hoài tiếng đỗ quyên
Nhà nhà đối tiếng kêu ai đó
Nước nước âm vang một nỗi niềm
Nghĩ loài chim nhỏ còn trung hiếu
Khiến kẻ cô thần ngấn lệ riêng.
Thời ông vua Lê Chiêu Thống
(dân gian gọi vua rước quân xâm lược nhà Thanh “cõng rắn cắn gà nhà “), còn để
lại một số tác phẩm về bà Nguyễn Thị Kim (vợ Lê Chiêu Thống).
Bà Nguyễn Thị Kim người xã Tỳ
Bà, tổng Tỳ Bà huyện Lương Tài (Bắc Ninh), là vợ Lê Chiêu Thống. Khi vua
Quang Trung kéo quân ra Bắc. Lê Chiêu Thống chạy sang Tàu, bà Nguyễn Thị Kim
chạy theo không kịp. Bà phải nương náu ở chùa, giấu tung tích đến năm Gia
Long thứ 3 (1804), hài cốt Lê Chiêu Thống được đưa về nước, bà liền đến đón
khóc lóc thảm thiết, rồi uống thuốc độc tự tử.
Sự việc trên đến tai quan Tổng
trấn Bắc Thành, ông ta làm biểu tâu lên triều đình xin phong tặng. Vua Gia
Long y cho và cho khắc bia đề chữ: “Yên trinh tuẫn nghĩa Nguyên Thị Kim chi
môn”, cấp cho 2 người phu mộ và 20 mẫu ruộng, đồng thời sai con cháu nhà Lê
trông nom việc thờ tự.
Tại văn bia Chính nghĩa am,
khắc vào năm Tân Hợi, Tự Đức thứ 4 (1851) có bài minh, ca ngợi phẩm hạnh của
bà Nguyễn Thị Kim như sau:
Phiên âm
Vĩ tai hiền tần
Nữ trung anh kiệt
Phùng thời bất tường
Nê lộ phong tuyết
Mộng chiếu đình hồ
Du du tuế nguyệt
Nghĩa dĩ tử thù
Thuỷ chung nhất tiết
Thảo hạnh hà kiên
Đoán kim luyện thất
Thạch trụ cương thường
Thiên thu tuyên dương
Nữ trung anh kiệt
Phùng thời bất tường
Nê lộ phong tuyết
Mộng chiếu đình hồ
Du du tuế nguyệt
Nghĩa dĩ tử thù
Thuỷ chung nhất tiết
Thảo hạnh hà kiên
Đoán kim luyện thất
Thạch trụ cương thường
Thiên thu tuyên dương
Dịch nghĩa
Lớn thay hiền nữ
Nữ trung anh kiệt
Gặp thời không may
rẻ như bùn tuyết
ôm mộng đi tu
Dặc dài năm tháng
Lấy chết đền ân
Trước sau trọn tiết
Chí sao bền bỉ
Như sắt như vàng
Bia đá cương thường
Nghìn năm tuyên dương
Nữ trung anh kiệt
Gặp thời không may
rẻ như bùn tuyết
ôm mộng đi tu
Dặc dài năm tháng
Lấy chết đền ân
Trước sau trọn tiết
Chí sao bền bỉ
Như sắt như vàng
Bia đá cương thường
Nghìn năm tuyên dương
Tại văn bia trung bia ký khắc
năm Quý Mùi, niên hiệu Tự Đức do Tri huyện huyện Lương Tài Nguyễn Tất Đạt cung
tiến, đã có bài ca ngợi:
Không oán Sơn binh bách chiến
lao
Hà kiều tiên đoạn cữu an đào
Tân tri cố quốc dự sinh định
Thân tuẫn quy trinh nhất tử hào
Kiệt truyện hãn văn chinh thạch lập
Danh hương độc kiến tiết môn cao
Thiền am thập cửu niên chung sự
Thanh mộng yến triều dĩ kỷ tao
Hà kiều tiên đoạn cữu an đào
Tân tri cố quốc dự sinh định
Thân tuẫn quy trinh nhất tử hào
Kiệt truyện hãn văn chinh thạch lập
Danh hương độc kiến tiết môn cao
Thiền am thập cửu niên chung sự
Thanh mộng yến triều dĩ kỷ tao
Tạm dịch nghĩa: Không nên
oán quân Tây Sơn đánh trăm trận làm cho dân khổ; Cầu sông Nhị hà bị đứt lỗi này
trốn vào đâu? Tấm lòng nhớ về cố quốc đã có từ lâu rồi. Thân thà chết đi, để
lại ánh sáng của ngôi sao rơi. Câu chuyện liệt nữ ít được nghe, chỉ còn lại tấm
bia đá trinh tiết đứng đây; Thanh danh ở làng chỉ đến miếu nêu cao đó thôi;
Mười chín năm tu Phật, việc đời thế là xong; Giấc mộng sang nhà Thanh gặp vua
mấy lần mà không thành (Nguyễn Quang sưu tầm);
Lý Thanh dịch thơ :
Chớ trách Tây Sơn bách chiến
lao
Cầu sông Hồng đứt … lỗi ai nào?
Tấm lòng cố quốc khư khư giữ
Tuẫn tiết hồn vương một ánh sao
Chữ ghi liệt nữ còn bia đá
Tiếng ở làng truyền chốn miếu cao
Cửa thiền ẩn náu mười chín độ
Nhập Thanh bái đế … mộng thấy tao!
Cầu sông Hồng đứt … lỗi ai nào?
Tấm lòng cố quốc khư khư giữ
Tuẫn tiết hồn vương một ánh sao
Chữ ghi liệt nữ còn bia đá
Tiếng ở làng truyền chốn miếu cao
Cửa thiền ẩn náu mười chín độ
Nhập Thanh bái đế … mộng thấy tao!
Cùng cảnh ngộ như Nguyễn Thị
Kim có bài thơ tỏ ý chí ”trung thần nhà Lê” không theo Sơn Tây, không làm
quan với Gia Long (tuy có nhận chiếc khăn do Gia Long ban cho).
Xin tạm dịch:
Kiến ong còn biết nghĩa quân
thần
Há lẽ làm người chẳng nhớ ân
Huống đã tập rèn khuôn lễ giáo
Lại từng rạng rỡ vẻ đai cân
Bắc song xử sĩ khôn quên Tấn
Đông Hải tiên sinh khó nhận Tần
Bên mộ người sau còn nhắc nhở
”Lê triều tiên sĩ nguyên họ Trần“.
Há lẽ làm người chẳng nhớ ân
Huống đã tập rèn khuôn lễ giáo
Lại từng rạng rỡ vẻ đai cân
Bắc song xử sĩ khôn quên Tấn
Đông Hải tiên sinh khó nhận Tần
Bên mộ người sau còn nhắc nhở
”Lê triều tiên sĩ nguyên họ Trần“.
Có người bạn tấm tắc khen
hay rồi ngần ngại mãi mới dám chê câu cuối bị thất niêm ở chữ” tính (họ) ”
thanh trắc, đáng lẽ chữ ấy ở thanh bằng mới phải. Tiến sĩ Trần khiêm tốn, nhờ
bạn sửa giùm:
Câu cũ là:
Cố Lê triều tiên sĩ tính Trần
Sửa mới là:
Lê Triều tiến sĩ, Nguyễn
Triều cân
(Lê triều tiến sĩ, Nguyễn triều khăn).
(Lê triều tiến sĩ, Nguyễn triều khăn).
Trần tiến sĩ vụt tỉnh ngộ liền
vứt cái khăn của vua Gia Long (dân gian cho rằng ông vua này ”Rước voi về rầy
mả tổ”) xuống đất rồi bái tạ lỗi:
– Chết thật, không có huynh
ông chỉ bảo thì trăm năm danh tiết còn gì.
Bài Thứ 8: Từ
Cao Bá Quát… đến Nguyễn Quyền.
Nhà thơ Cao Bá Quát (1808-1855) quê Bắc Ninh, cùng với Nguyễn Văn Siêu, đương thời được coi là “Thần
Siêu, Thánh Quát” hoặc “Văn như Siêu Quát vô tiền Hán”. Thi
xã Mặc Vân của Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương được các bậc công khanh và
quan chức danh tiếng hưởng ứng như Trương Đăng Quế, Phan Thanh Giản, Nguyễn
Văn Siêu… Tùng Thiện Vương Miên Thẩm là bạn của Cao Bá Quát, nhưng là con
trai thứ tư của vua Minh Mang (bậc chú của vua Tự Đức) là một trong ”Trương
An tứ kiệt”. ”Thi đáo Tùng Tuy thất thịnh Đường”, nể Miên Thẩm, nên Cao Bá Quất cũng là hội viên của Thi Xã này, thế mà Cao Bá Quát “vuốt
mũi không nể mặt”. Một hôm ở Viện Hàn Lâm, được xem những bài thơ xướng
hoạ của Thi xã Mặc Vân, Cao Bá Quất lắc đầu, bịt mũi, ngấn ngẩm đặt một câu lục
bát:
Ngán thay cái mũi vô duyên
Câu thơ Thi xã, con thuyền Nghệ An
Câu thơ Thi xã, con thuyền Nghệ An
Con thuyền buôn mắm xứ Nghệ
và những bài thơ Thi xã đều nặng mùi như nhau.
Tài tình chi lắm cho trời đất
ghen, lại dám coi trời bằng vung chả thế mà (theo giai thoại) có dịp Cao Bá
Quát (Cao Chu Thần) dám bịa thơ “lỡm” cả đấng minh quân (vua Tự Đức):
Huếch hoác ngựa về theo gió
đưa
Hênh hoang người cũng tự về qua
Oanh vườn học nói khề khà giọng
Đào nội đua cười , lấm tấm hoa
Lộp bộp chẳng nghe xuân móc nặng
Bài nhài chỉ thấy hạt mưa thu
Khù khờ câu cú ai không biết
Khệnh khạng còn đem hỏi khách thơ
Hênh hoang người cũng tự về qua
Oanh vườn học nói khề khà giọng
Đào nội đua cười , lấm tấm hoa
Lộp bộp chẳng nghe xuân móc nặng
Bài nhài chỉ thấy hạt mưa thu
Khù khờ câu cú ai không biết
Khệnh khạng còn đem hỏi khách thơ
Những “huyênh hoang, huếch
hoác, bài nhài” đã có ý tinh nghịch “xỏ” ngầm vua, đến hai (2) câu cuối là chửi
vỗ mặt “khù khờ, khệnh khạng” … Do đó Cao Bá Quát (Cao Chu Thần) bị vua Tự Đức
đày ải, giết là không tránh khỏi.
Từ nửa sau thế kỷ 19 trở đi,
cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp kéo dài là môt sự kiện trọng đại chi phối
toàn bộ sinh hoạt và tư tưởng dân tộc ta . “Xã tắc lâm nguy, sỹ phu hữu
trách.”
Các thi sỹ Bắc Ninh thời này
đã khởi sắc với ý thức công dân rõ rệt, tiếp sau Cao Bá Quát là Nguyễn Tư Giản, Nguyễn Cao, Hoàng Văn Hoè, Phan Văn Aí, Nguyễn Quyền… đã để lại những áng
thơ văn yêu nước rất có giá trị.
Nguyễn Quyền (1869-1941), đỗ
tú tài , làm Huấn đạo Lạng Sơn . Ông là sáng lập viên kiêm Phó Ban Giám hiệu
trường Đông Kinh Nghĩa Thục (1907). Ông bị Pháp đầy ra Côn Đào, sau chúng đưa
về an trí tại Bến Tre và mất ở Sa Đéc.
Hồn xa dòng dõi Lạc Long
Con nhà Nam Việt người trong giống vàng
Con nhà Nam Việt người trong giống vàng
Hoặc trong bài Phen này
cắt tóc đi tu có câu:
Phen này cắt tóc đi tu
Tụng kinh Độc Lập , ở chùa Duy Tân…
Ai tu xin dốc một lòng
Nghìn thu quyết tạc chữ đồng đến xương.
Tụng kinh Độc Lập , ở chùa Duy Tân…
Ai tu xin dốc một lòng
Nghìn thu quyết tạc chữ đồng đến xương.
Bài Thứ 9: TỪ
… HOÀNG CẦM ĐẾN … HOÀNG HƯNG
Thời kỳ từ 1930-1945 Bắc
Ninh còn có thi sỹ Trần Minh Tước (Minh Tước, Xích Điểu) sinh năm 1913 ở Dục
Tú – Từ Sơn -Bắc Ninh. Ông hoạt động thời kỳ Mặt trận Dân chủ; Từng bị bắt và
bị giam qua các nhà tù khám lớn Sài Gòn, Hoả Lò,Sơn La. Từ năm 1931 ông đã có
thơ đăng báo, nổi tiếng là thơ trào phúng.
Trong dân gian vẫn còn nhiều người nhớ bài thơ Tết trong nhà tù Sơn La :
Trong dân gian vẫn còn nhiều người nhớ bài thơ Tết trong nhà tù Sơn La :
Tết nào bì kịp tết Sơn La?
Cảnh ngục mà xuân vẫn nở hoa
Ba bản kịch tình, chim Tước hót
Một màn vua bếp , kép Long ca
Chè lam Kinh Bắc,ngô thay lạc
Cỗ nấu thành Nam , sắn giả gà
Quốc tế ca vang hùng khí dậy,
Hẹn ngày phá hết xích xiềng ra
(Tết 1940)
Cảnh ngục mà xuân vẫn nở hoa
Ba bản kịch tình, chim Tước hót
Một màn vua bếp , kép Long ca
Chè lam Kinh Bắc,ngô thay lạc
Cỗ nấu thành Nam , sắn giả gà
Quốc tế ca vang hùng khí dậy,
Hẹn ngày phá hết xích xiềng ra
(Tết 1940)
Thơ trữ tình cách mạng cuả
Minh Tước lạc quan, chân thực tuy chưa đạt tới mức như Tố Hữu; Nhưng ở Xích Điểu
thì thơ ông lại là “cây súng số 1” trên báo Cứu Quốc, Nhân Dân một thời nã đạn
trào phúng khá trúng đích đối phương, rất được tán thưởng.
Ngoài Minh Tước ra, Kinh Bắc
còn có nhà thơ trào phùng châm biếm Lê Kim tiếng tăm với nhiều bài thơ đặc sắc
trong thời chống Pháp và chống Mỹ.
Thế hệ kế tiếp có nhà thơ
Hoàng Cầm.Thơ Hoàng Cầm , chất quan họ Bắc Ninh đạt tới độ Hàn Lâm. Từ thực tại
đã thăng hoa tới những miền hư viễn của tâm linh. Rất nhiều đam si, rất nhiều
trầm ẩn nên không hiếm khoảng khắc hồn thơ của thi sỹ nhập vào vô thức. Có thể
ta không hiểu ngay được thơ ông! Song lại dễ cảm. Đó chính là giao điểm của thơ
và người cảm thụ. Cái phi lý trong thơ (và nhiều khi cả trong đời thường) lại
trở thành hợp lý của sự tồn tại, thích ứng cũng nên.
Bài thơ bên kia sông Đuống
(1948) đã làm cho Hoàng Cầm thêm nổi tiếng và sông Đuống thành biểu tượng của
quê hương chảy mãi mãi trong hồn thơ đất Việt, sánh ngang tầm với Hoàng Hà
(Hoàng Hà viễn thướng bạch vân gian) Dương Tử (sông Dương Tử liễu đua tươi)
trong thơ Đường bên Trung Quốc. Thơ Hoàng Cầm với một bút pháp độc đáo, một
phong cách riêng không giống ai, ngôn ngữ tinh luyện siêu đẳng. Thường bất chấp
văn phạm. Ông là người kế tục thơ mới và đi xa hơn về phía hiện đại – một lối
thơ siêu thực hôm nay.
Đó là tiếng nói đầy chiêm
nghiệm và cũng tràn trề giải thoát .
Kinh Bắc còn có nhà thơ Lê Đạt
(sinh 1929) quê mẹ ở Đình Bảng, quê cha ở Ái Lữ. Vì số phận không bình thường, nên mạch thơ của Lê Đạt cũng không bình thường. Thời năm 1956-1957 cùng với
Trần Dần , nhà thơ Lê Đạt cho ra một loạt thơ bậc thang, bắt chước ”Mai a
(Liên Xô) rất to tiếng, gân cốt, ồn ào… định đi tiên phong “đổi mới thi ca”
làm thơ chính trị, kiểu như hô khẩu hiệu, ví dụ như 2 câu kết của bài Cha tôi
là bài “đuợc” nhất của Lê Đạt thời ấy:
Cha đã dạy con một bài học lớn
Đau thương
Kiên quyết làm người
Đau thương
Kiên quyết làm người
Cuối đời Hoàng Cầm làm chủ mảng
Tình Yêu, còn Lê Đạt đi làm ”Phu chữ”, cả hai đều đạt được những thành tựu lẫy
lừng, để lại dấu ấn trên thi đàn, có tiếng vang ra cả nước ngoài.
Thơ Lê Đạt không phải viết
cho đại chúng, là người đi tiên phong trong việc thể nghiệm cách tân thơ ở nước
ta. Sự tìm tòi đổi mới có cái được, có cái chưa được. Nói như nhà thơ Hoàng
Cầm: ”vì anh mải vật vã quá kỳ thu nặng nhọc với các con chữ nên Nàng thơ đến
rồi bèn bỏ đi. Rất nhiều chữ lấp lánh đấy nhưng chưa phải là ngọc. Kết quả những
bài đó làm tôi cũng mệt theo anh lắm khi hoa cả mắt, nhức cả đầu “.
Thời gian sẽ là người thày
phán xét công bằng nhất, cái tinh hoa sẽ còn mãi với đời .Có nhiều phong cách
thể hiện thơ- những vẫn phải lấy cái Hồn mà tồn tại, đó là những ý tưởng lạ gắn
với đời sống sinh động của chúng ta.
Tiếp bước Lê Đạt trong công
cuộc Cách Tân Thơ có nhà thơ Hoàng Hưng sinh năm 1942 (người làng Phù Lưu -Bắc
Ninh), cả hai đều tài hoa lãng tử “Dám”, đi tìm Bóng Chữ (Lê Đạt), và tìm Cái
Mặt (Hoàng Hưng) Mặt gì? Không biết (Nói như kiểu nhà thơ Thanh Thảo).
Hoàng Hưng có một bài thơ đang được truyền tụng rộng rãi:
Hoàng Hưng có một bài thơ đang được truyền tụng rộng rãi:
Người Về
Người về từ cõi ấy
Vợ khó một đêm con lạ một ngày
Người về từ cõi ấy
Bước vào cửa người quen tái mặt
Người về từ cõi ấy
Giữa phố đông nhồn nhột sau gáy
Một năm sau còn nghẹn giữa cuộc vui
Hai năm còn mộng toát mồ hôi
Ba năm còn nhớ một con thạch thùng
Mười năm còn quen ngồi một mình trong bóng tối
Một hôm có kẻ nhìn trân trối
Một đêm có tiếng bâng quơ hỏi. (*)
Vợ khó một đêm con lạ một ngày
Người về từ cõi ấy
Bước vào cửa người quen tái mặt
Người về từ cõi ấy
Giữa phố đông nhồn nhột sau gáy
Một năm sau còn nghẹn giữa cuộc vui
Hai năm còn mộng toát mồ hôi
Ba năm còn nhớ một con thạch thùng
Mười năm còn quen ngồi một mình trong bóng tối
Một hôm có kẻ nhìn trân trối
Một đêm có tiếng bâng quơ hỏi. (*)
Hãi quá! Cứ như là lặp lại
Gia Ve (trong Những người khốn khổ của Vích Tô Huy Gô – Les Misirésables –
Victor Hugo).
Thi sỹ là người đi tìm cái Đẹp
của cuộc sống, của tình cảm. Vì thế , dù tân kỳ gì đi nữa thì thơ của anh cũng
phải đu nhập được vào tâm tư và tình cảm của đồng bào quê hương anh.
Chúng ta rất mong có một thời đại thơ mới (thơ hiện đại) ra đời.
Chúng ta rất mong có một thời đại thơ mới (thơ hiện đại) ra đời.
Bài Thứ 10:
Tiếp theo các chí sỹ- thi
nhân tham gia Đông Kinh Nghĩa Thục, đầu thế kỷ 20 Bắc Ninh còn có nhiều thi
nhân nổi tiếng.
Độc giả biết Ngô Tất Tố (1892-1954) qua Tiểu thuyết Lều chõng, Tắt đèn và phóng sự Việc làng, ký sự lịch sử Vua Hàm nghi với việc kinh thành thất thủ ; Nhưng với kiến thức uyên bác , ông còn nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực :
– Khảo cứu có ” Phê bình Nho học của Trần Trọng Kim “, khảo cứu về Lão tử, Mặc tử, Văn học Lý, Văn học Trần., Hồ , Mạc , Tây Sơn;
– Dịch thuật có Đường thi, Hoàng Lê nhất thống chí, Kinh dịch;
– Về thi ca, ông có bài thơ rất nổi tiếng viết khoảng năm 1929 (Trên báo Thần Chung Sài Gòn):
Độc giả biết Ngô Tất Tố (1892-1954) qua Tiểu thuyết Lều chõng, Tắt đèn và phóng sự Việc làng, ký sự lịch sử Vua Hàm nghi với việc kinh thành thất thủ ; Nhưng với kiến thức uyên bác , ông còn nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực :
– Khảo cứu có ” Phê bình Nho học của Trần Trọng Kim “, khảo cứu về Lão tử, Mặc tử, Văn học Lý, Văn học Trần., Hồ , Mạc , Tây Sơn;
– Dịch thuật có Đường thi, Hoàng Lê nhất thống chí, Kinh dịch;
– Về thi ca, ông có bài thơ rất nổi tiếng viết khoảng năm 1929 (Trên báo Thần Chung Sài Gòn):
Nghe gà gáy cảm hoài
Tiếng gà xao xác giục bên đường
Trên gối xui người dạ ngổn ngang
Ngày tháng mài mòi đôi má trắng
Nước non đeo nặng tấm gan vàng
Tánh chim mỏi cánh bay về tổ
Kiếp ngựa tù chân lại nhớ đàng
Thôi cái cuộc đời còn thế thế
Làm trai chi giữa gốc tre làng
Tiếng gà xao xác giục bên đường
Trên gối xui người dạ ngổn ngang
Ngày tháng mài mòi đôi má trắng
Nước non đeo nặng tấm gan vàng
Tánh chim mỏi cánh bay về tổ
Kiếp ngựa tù chân lại nhớ đàng
Thôi cái cuộc đời còn thế thế
Làm trai chi giữa gốc tre làng
Thơ của một vị túc nho,
nhưng không hủ nho. Bình cũ rượu mới. Một nửa là rượu nhà quê làng Cói, còn một
nửa là rượu Hà Thành .
Đến Phong trào thơ mới (1930-1945), đất Bắc Ninh lại xuất hiện hai nhà thơ lừng tiếng Thế Lữ và Đoàn
Phú Tứ.
Thế Lữ (1907-1989) quê Phù
Đồng (nơi có đền thờ Phù Đồng Thiên Vương – Tháng Gióng).
Theo Hoài Thanh thì: ”Độ ấy thơ mới vừa ra đời. Thế Lữ như vầng sao đột hiện ánh sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam“. Đó là ”cái công Thế Lữ đã dựng thành nền thơ mới ở xứ này. Thế lữ không bàn về thơ mới, không bênh vực thơ mới, không bút chiến, không diễn thuyết. Thế Lữ chỉ lặng lẽ, chỉ điềm nhiên bước những bước vững vàng , mà trong khoảnh khắc cả hàng ngũ thơ xưa phải tan vỡ“. Mặc dù bước sau Phan Khôi, nhưng Thế Lữ là nhà thơ đi đầu xuất sắc nhất của phong trào thơ mới. Thế Lữ là ”ông Hoàng” của thời đại thơ ca mới.
Cho đến hôm nay ,thì quê hương Bắc Ninh thân yêu vẫn hiện lên trong tâm trí ta một cái gì rất Việt nam (xứ Giao chỉ ngày xưa và Bắc Ninh đương đại) để ta yêu dấu đến nao lòng xứ sở miền quê quan họ này:
Theo Hoài Thanh thì: ”Độ ấy thơ mới vừa ra đời. Thế Lữ như vầng sao đột hiện ánh sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam“. Đó là ”cái công Thế Lữ đã dựng thành nền thơ mới ở xứ này. Thế lữ không bàn về thơ mới, không bênh vực thơ mới, không bút chiến, không diễn thuyết. Thế Lữ chỉ lặng lẽ, chỉ điềm nhiên bước những bước vững vàng , mà trong khoảnh khắc cả hàng ngũ thơ xưa phải tan vỡ“. Mặc dù bước sau Phan Khôi, nhưng Thế Lữ là nhà thơ đi đầu xuất sắc nhất của phong trào thơ mới. Thế Lữ là ”ông Hoàng” của thời đại thơ ca mới.
Cho đến hôm nay ,thì quê hương Bắc Ninh thân yêu vẫn hiện lên trong tâm trí ta một cái gì rất Việt nam (xứ Giao chỉ ngày xưa và Bắc Ninh đương đại) để ta yêu dấu đến nao lòng xứ sở miền quê quan họ này:
Sáng hôm nay sương biếc toả
mờ mờ
Như hương khói đượm đầu cau , mái rạ
Như hương khói đượm đầu cau , mái rạ
Với Thế Lữ thể thơ 8 chữ đã
trở thành thể tiêu biểu của thơ mới . Đó là thể thơ ưu việt bới tính chất gẫy gọn
sinh động và đầy hình tượng hiện đại , đánh dấu một bướcphát triển nhảy vọt của
tư duy thơ Việt nam :
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả,
cây già
Với tiếng gió gào ngàn , với giọng nguồn hét núi…
Với tiếng gió gào ngàn , với giọng nguồn hét núi…
Thế Lữ chủ trương dùng thơ
ca để phụng sự cái đẹp của thế giới , của con người và tình yêu, phải chăng đó
cũng là cái đẹp khuynh thành của Bà Chúa Chè , hoà nhịp với văn mạch dân tộc ở
chặng đường tuyệt vời hứng khởi?
Bắc Ninh còn có Tuấn Đô Đoàn
Phú Tứ ( 1910-1989) . Ông có thi phẩm bất hủ Màu Thời Gian , đồn rằng để tặng một
giai nhân là con gái nhà văn Nguyễn Văn Vĩnh (Nàng là em nhà thơ Nguyễn Nhược
Pháp ?).
Bài thơ chỉ có 18 câu với
101 chữ của một tình yêu đơn phương, viết như thể không đâu vào đâu mà đủ cả nhạc,
hoạ , thơ :
Sớm nay tiếng chim thanh
Trong gió xanh
Dìu vương hương ấm thoảng xuân tình .
Trong gió xanh
Dìu vương hương ấm thoảng xuân tình .
Từ ngàn năm nồng ấm, ta (như Hoàng Đế) lặng dâng Nàng ( phi tần của ta) cả ” Trời mây phảng phất nhuốm
thời gian”. Lãng mạn và phi thường quá, trên cả tầm hoàng tử yêu công chúa. Bởi
thế thời gian mới có Màu và có Hương. Và cho dù như Hạng Vũ – Ngu Cơ, Đường
Minh Hoàng- Dương Quý Phi, Trịnh Sâm- Đặng Thị Huệ, Quang Trung – Ngọc Hân …
thì tình một thủa còn hương, bởi vì ”hương thời gian thanh thanh, màu thời
gian tím ngắt” kia mà.
Bài Thứ 11: Những
Nhà Thơ Bắc Ninh Xa Quê
Người Bắc Ninh vì nhiều lý
do phải sống xa quê. Điển hình nhất là hậu duệ nhà Lý lánh nạn nhà Trần sang ở
Hàn Quốc đã gần 1000 năm , nay mừng mừng tủi tủi đã trở về quê , nhất là vào dịp
15 tháng Ba Âm Lịch đúng ngày Lê hội đền Đô( Nơi thờ 8 vị vua nhà Lý).
Trong số những người sống xa
quê có rất nhiều người là thi sỹ. NK đã có câu thơ nói hộ bao nỗi niềm của họ
:
Dù tản mát chân trời góc bể
Còn tấc lòng vẫn gửi gấm nơi quê
Còn tấc lòng vẫn gửi gấm nơi quê
Cử nhân Luật Nguyễn Thanh
Giang (sinh 1972 ở Từ Sơn), nghiên cứư sinh ở Viện Hàn Lâm Ba Lan, ngoài
công việc, anh cũng làm thơ và dịch thơ. Anh có nhiếu tứ thơ hay về thân phận
xa xứ của lưu học sinh là người lao động ở đất khách quê người.
Vô đề
”Qua đường thấy là vàng rơi
Huơ tay chợt thấy tình vơi ít nhiều.
Huơ tay chợt thấy tình vơi ít nhiều.
Kẻ kiếm tiền
Vo viên ước mơ hưởng lạc
Đem giấm thật chua nơi hũ sâu tâm trí
Có đêm toát mồ hôi lưng trằn trọc
Xé ra nhấp nháp, ít một, ít một thôi, sợ hết
Không dám chết, sợ mất dịp kiếm tiền thêm nữa , thêm nữa
Hưởng thụ bằng miệng môi , tử chi, dè sẻn thôi , tuỳ dịp thôi
Thói quen ăn vào não, ngấm vào gen, truyền đời sau
Đem giấm thật chua nơi hũ sâu tâm trí
Có đêm toát mồ hôi lưng trằn trọc
Xé ra nhấp nháp, ít một, ít một thôi, sợ hết
Không dám chết, sợ mất dịp kiếm tiền thêm nữa , thêm nữa
Hưởng thụ bằng miệng môi , tử chi, dè sẻn thôi , tuỳ dịp thôi
Thói quen ăn vào não, ngấm vào gen, truyền đời sau
Kẻ học
Nghiện sách , mơ màng đánh vật
với đời , vì tiền , vì sỹ diện ;
Có khi đánh mất ước mơ , vì sống đã như mộng du
Suốt đời đi tìm ”cái ấy‘, sắp tóm được lại tuột tay, lại đắng cay
Có khi đánh mất ước mơ , vì sống đã như mộng du
Suốt đời đi tìm ”cái ấy‘, sắp tóm được lại tuột tay, lại đắng cay
Kẻ chơi
Quẫn trong cuộc tìm thú chơi, thoả bao giờ hết thèm muốn dục tình
Rượu tràn trề , vòng bạc nhập nhoè
Cơn khát có khi dừng , nhưng không khi nào dứt
Rơi hun hút vào tình êm ái, ướt át, khoái lạc tràn phun trơ lại mệt mỏi, đờ đẫn
Những khuôn hình không Montage dính thành chuỗi sống , không đầu không đuôi, không kịch bản, tiếng người láo nháo thay nhạc êm.
Rượu tràn trề , vòng bạc nhập nhoè
Cơn khát có khi dừng , nhưng không khi nào dứt
Rơi hun hút vào tình êm ái, ướt át, khoái lạc tràn phun trơ lại mệt mỏi, đờ đẫn
Những khuôn hình không Montage dính thành chuỗi sống , không đầu không đuôi, không kịch bản, tiếng người láo nháo thay nhạc êm.
(Nguyễn Thanh Giang : Đam mê
trích Trường ca Đời 1995 ).
Nhà thơ Võ Sa Hà ( quê Tam
Sơn Bắc Ninh ) khi xa quê xuất thần vào giờ phút thiêng liêng nhất trong năm :
Quê hương ở tận cuối trời
Mẹ cha thì đã về nơi suối vàng
Tết về xót nỗi tha hương
Hồn nâng chén rượu tìm đường về quê .
Mẹ cha thì đã về nơi suối vàng
Tết về xót nỗi tha hương
Hồn nâng chén rượu tìm đường về quê .
Thật là cảm động rất thi sỹ
!
Nguyễn Hồi Thủ ( sinh 1949
quê Bắc Ninh) đang sống ở Tây Âu có nhiều bài thơ trông về quê hương xứ sở *
Chợt nhớ
Em ở sát nhà tôi
Cách nhau bờ dậu thấp
Tụi mình học cùng lớp
Mẹ em bán cau bán thuốc
Chợ Dầm xa vời vời
Đường đi cát trắng trùng điệp nắng
Mà khi về chợ vẫn hay cười
Cách nhau bờ dậu thấp
Tụi mình học cùng lớp
Mẹ em bán cau bán thuốc
Chợ Dầm xa vời vời
Đường đi cát trắng trùng điệp nắng
Mà khi về chợ vẫn hay cười
Hương ơi
Bên giếng nhà em có bụi chuối
bồ hương
Quanh năm bòng mát sang vườn nhà tôi
Nhà tôi nhài lý thơm về tối
Tôi bỏ ra đi mười mấy tuổi
Mà sao còn nhớ tóc em dài .
Quanh năm bòng mát sang vườn nhà tôi
Nhà tôi nhài lý thơm về tối
Tôi bỏ ra đi mười mấy tuổi
Mà sao còn nhớ tóc em dài .
(Xem thêm Nguyễn Hồi Thủ:
Gió và bụi, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn Việt nam Hà Nội 1-1995 ).
Bài Thứ 12 : Dịch thơ từ
Ngô Tất Tố đến Thuý Toàn
Làm thơ hay đã khó, nhưng dịch
thơ đạt và “hay” lại càng khó hơn. Ai đã thò bút dịch thơ đều thấu hiểu : dịch
là phản (nếu không đạt), dịch là thắng (nếu đạt) . Đoàn thị Điểm dịch “Chinh
phụ ngâm” Phan Huy Vịnh dịch “Tỳ bà hành” là đạt ở vế thứ hai này.
Dịch thơ Đường “siêu” như Tản
Đà mà cũng có bài làm sai cả ý nguyên tác. Ví dụ khi dịch bài Độ Tang Càn (Qua
sông Tang Càn) của Giả Đảo , câu ” Khách xá Tinh Châu dĩ thập sương ” đáng lẽ
phải dịch là “Mười thu làm khách Tinh Châu” thì Tản Đà dịch là “Tinh Châu đất
khách trải mười hè” . “Sương” ở đây phải là “thu” mới hợp với khách tha phương
kia.
Nhà văn Ngô Tất Tố (1) quê ở
làng Cói – Từ Sơn- Bắc Ninh dịch bài “Tự quân chi xuất hĩ” (Từ thủa chàng đi) đạt
mức điêu xảo , đã phủ thêm hồn và vóc dáng người chinh phụ vào 2 câu của Trương
Cửư Linh:
Tư quân như nguyệt mãn
Dạ dạ giảm thanh huy
Dạ dạ giảm thanh huy
dịch là :
Nhớ chàng như mảnh trăng đầy
Đêm đêm vầng sáng hao gầy đêm đêm
Đêm đêm vầng sáng hao gầy đêm đêm
Thế hệ sau Ngô Tất Tố còn có
một dịch giả thơ khá quen thuộc với các độc giả một thời yêu chuộng thơ Nga.
Người đó ở làng Phù Lưu – chợ Dầu – Từ Sơn Bắc Ninh. Chàng trai họ Hoàng ” Thế
gia vọng tộc ” , đã từng du học ở Nga, Dịch giả Thuý Toàn sinh năm 1938 . Qua
hơn 40 năm dịch tiếng Nga từ Puskin , Lermontov tới Bunin,Blok, Exenhin,
Gamzatov… Những câu thơ do anh dịch như “Tôi yêu em đến nay chừng có thể
“hay””Anh nhớ mãi phút giây huyền diệu ấy” … đã nằm trong sổ tay của rất nhiều
người yêu thơ.
Được hỏi về bài thơ Nga đầu
tiên anh dịch ? Thuý Toàn tâm sự : Đó là bài “Buồi sáng mùa đông” của Puskin.
Lúc đó tôi đang mày mò dịch nhưng không đạt . Mãi 30 năm sau , năm 1978 , khi
tóc đã bạc nhiều , tôi lại quay lại với bài thơ đó :
Dưới trong xanh thăm th ẳm của
vòm trời
Rừng quanh quạnh riêng mình in vệt thắm
Từng xanh lá hiện qua làn nhũ mỏng
Sóng nhỏ trôi lấp lánh dưới làn băng (2)
Rừng quanh quạnh riêng mình in vệt thắm
Từng xanh lá hiện qua làn nhũ mỏng
Sóng nhỏ trôi lấp lánh dưới làn băng (2)
Ở Bắc Ninh còn có dịch giả
NK. Nhờ hơn 20 năm sống ở Sơn La, nên am tường văn hoá Thái, NK là người đầu
tiên chuyển thể Sông chụ son sao (Tiễn dặn người yêu) từ tiếng Thái sang thơ Việt
(song thất lục bát) 1005 câu. Đã được tái bản nhiều lần. Trong đó chỉ 2 câu tiễn
dặn thôi mà tình người con trai con gái Sơn La nó sâu sắc vô cùng:
Lời thương em nhớ đừng phai
Hồn thương đừng có đổi thay cõi trời
Hồn thương đừng có đổi thay cõi trời
hoặc là
Trái tim xưa vẫn còn treo
Anh ở đâu? Vía còn đeo trong hồn
Anh ở đâu? Vía còn đeo trong hồn
và
Trong lĩnh vực dịch thơ ở Việt
Nam, Bắc Ninh đã có nhiều đại diện khá tiêu biểu!
Chú thích:
(1) Mời xem thêm Ngô Tất Tố
“Thi -Văn – Bình – chú – Lê – Mạc – Tây Sơn” (từ giữa thế kỷ 15 đến thế kỷ 19)
Mai Lĩnh Xuất Bản: Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Ngô Chi Lan, Nguyễn Bỉnh
Khiêm, Lê Quý Đôn, Nguyễn Gia Thiều ,Vũ Huy Lượng, Phan Huy Ích , Ngọc Hân Công
Chúa, Dương Xuân hầu, Tả Đình Hầu, Phạm Đan Phương , Di thần Nhà Lê…
(2) Mời đọc thêm Thơ Puskin,
Nhà xuất bản Văn hoá thông tin Hà Nội 2001 (Người dịch Hoàng Trung Thông,
Thuý Toàn, Xuân Diệu) Hội Nhà văn Nga tặng Bằng danh dự cho dịch giả Thúy
Toàn.
Ngày 27-3-2008, Trung tâm khoa học và văn hóa Nga tại Hà Nội phối hợp Trung
Ngày 27-3-2008, Trung tâm khoa học và văn hóa Nga tại Hà Nội phối hợp Trung
Tập II
(Phần ngoại biên)
Tặng: Người em đồng hương –
Tiến sỹ Nguyễn Văn Hoa
Bài 1: VĂN NHƯ SIÊU QUÁT..?
Vào giữa thế kỷ 19, tại đất
Thần Kinh (Huế) xuất hiện “Trường An tứ kiệt” với hai câu nhận xét cho là của
Vua Tự Đức:
Văn như Siêu Quát vô tiền
Hán
Thi đáo Tùng Tuy thất Thịnh Đường
Tạm dịch:
Thi đáo Tùng Tuy thất Thịnh Đường
Tạm dịch:
Văn như Siêu và Quát, thì đến
văn đời tiền Hán cũng không có giá trị gì; Thơ đến Tùng Thiện công và Tuy Lý
công thì như bỏ qua cả thời Thịnh Đường”.
Sở dĩ, cho là của Tự Đức là
hai câu trên nói theo khẩu khí đế Vương, gọi xách mé tên tục Phó bảng Nguyễn
Văn Siêu là “Siêu”; cử nhân Cao Bá Quát là “Quát” thì chỉ có Đức Kim Thượng
(Vua đương thời) mới dám gọi “thần Siêu, thánh Quát” như thế; còn bình thường
tôn trọng đều gọi “Nguyễn Phương Đình” và “Cao Chu thần”. Tùng ở đây là Tùng
Thiện công (Nguyễn Phúc Miên Thẩm) và Tuy là Tuy Lý công (Nguyễn Phúc Miên
Trinh)- sau hai vị này được truy tặng là Tùng Thiện Vương và Tuy Lý Vương
(1936) đều là con Vua Minh Mạng, ở vào hàng chú của Vua Tự Đức.
Vừa qua, nhân chuyến di khảo
miền Trung của Hội VNDG Hà Nội. Đoàn có đến viếng Phủ Tùng Thiện Vương và phủ
Tuy Lý Vương ở Huế. Tại đây, rõ ràng hai câu trên đều không ghi tác giả, con
cháu trong Phủ của hai Vương đều nói: Đó là của người đời! (dân gian truyền tụng).
Đối với các danh sĩ đương thời thì “Trường An tứ kiệt” là những nhà văn, nhà
thơ bậc thầy, chữ nghĩa nhiều như Vua Tự Đức mà còn “nhờ” Miên Thẩm duyệt thơ hộ
nữa là… “Trường An tứ kiệt” không những nổi tiếng trong nước, các vị còn được
các nhà thơ, nhà văn Trung Hoa ngày ấy đánh giá rất cao. Tiến sĩ Lao Sùng
Quang, sứ thần nhà Thanh khi tựa đề “Thượng Sơn thi tập” đã nhận xét Miên Thẩm
(Tùng Thiện Vương) là người luôn tự bồi dưỡng về đạo đức nên thơ ông đã đề cao
được tính giáo hoá của nó. Nhan Sùng Hoành ở “Việt Đông thi xã” (Quảng Đông)
thì cho tài thơ của Miên Thẩm không hề thua kém Tào Thực, con trai Tào Tháo (đi
bảy bước làm một bài thơ). Về số lượng thơ Miên Thẩm sáng tác đứng đầu thời bấy
giờ (14 thi tập với 2200 bài) – còn chất lượng của “Trường An tứ kiệt” là bốn đỉnh
cao văn thơ thời Tự Đức. Điều độc đáo là tình bạn, tình thơ của các vị thật
trong sáng (không phân biệt tầng lớp xuất thân, địa vị xã hội, sự khác nhau về
khuynh hướng tư tưởng và con đường đời). Khi Cao Bá Quát bị bắt đi hiệu lực ở
Giang Lưu Ba, Miên Thẩm là người duy nhất dám “rút kiếm, vì anh hát một khúc bi
ca”. Khi Cao Bá Quát bị Vua Tự Đức hạ lệnh chém đầu, Phương Đình (án sát Siêu)
vẫn có đôi câu đối viếng:
Ta tai! quán cổ tài danh,
nan đệ nan huynh, bán thế ngẫu sinh hoàn ngẫu tử;
Dĩ kỹ! đáo đầu sự thế, khả liên khả ố, hồn trần lưu xú diệc lưu hương.
Dĩ kỹ! đáo đầu sự thế, khả liên khả ố, hồn trần lưu xú diệc lưu hương.
Tạm dịch:
Thương thay tài điệu tót vời,
khó anh khó em, một cặp cùng sinh lại cùng thác;
Thôi nhỉ sự có đến vậy, đáng yêu đáng ghét, dây xấu cũng dây thơm.
Thôi nhỉ sự có đến vậy, đáng yêu đáng ghét, dây xấu cũng dây thơm.
“Chữ tài liền với chữ tai một
vần” cứ như một định mệnh?
Còn câu:
Một người làm quan cả họ được
nhờ;
một người làm thơ cả họ bơ phờ…
một người làm thơ cả họ bơ phờ…
Xưa nay, âu cũng có phần chí
lý!
Viết tại Huế, 10 tháng giêng
2007
Bài 2: CÂU ĐỐI “NHẤT SINH ĐÊ THỦ BÁI MAI HOA” CÓ PHẢI CỦA CAO BÁ QUÁT?
Trong tạp chí Diễn đàn văn
nghệ VN số 3/2006, nhà thơ nổi tiếng Phạm Tiến Duật (Tổng biên tập) có đăng bài
thơ “cây mai trắng trong phòng Tổng Biên tập” tặng nhà văn, thiếu tướng Hữu Ước,
có dẫn ở phần “đề từ” câu đối của Cao Bá Quát :
Thập tải luân giao cầu cổ kiếm
Nhất sinh đê thủ bái mai hoa
Nhất sinh đê thủ bái mai hoa
Dịch là:
Mười năm lặn lội tìm cây kiếm
cổ
Một đời chỉ biết lạy hoa mai)
Một đời chỉ biết lạy hoa mai)
Theo các tài liệu đã được
các nhà nghiên cứu tiền bối công bố, thì đôi câu đối trên có xuất xứ như sau :
Theo “Như Thanh Nhật ký” năm
Mậu Thìn (1868) vua Tự Đức cử đoàn sứ bộ sang triều cống nhà Mãn Thanh: cầm đầu
là chánh sứ Lê Tuấn (đỗ Hoàng Giáp năm 1853); phó sứ là Nguyễn Tử Giản (Hoàng
Giáp năm 1884); phó sứ thứ 2 là cử nhân Hoàng Tịnh.
Hành trình của sứ bộ theo lối xưa từ ải Nam Quan đến Yên Kinh “bộ khôn bằng bộ, thuỷ khôn bằng thuyền” mất 181 ngày (lưu trú 64 ngày đi 117 ngày trong đó 44 ngày đường bộ, 73 ngày đường thuỷ). Khởi hành ngày 1/8 Mậu Thìn, sau 125 ngày thì đến huyện thành Hà Dương tỉnh Hồ Bắc, ở đó đoàn Sứ bộ Việt Nam được viên tri phủ Hán Dương là Ngải Tuấn Mỹ đón tiếp và tặng đôi câu đối cho chánh sứ Lê Tuấn:
Hành trình của sứ bộ theo lối xưa từ ải Nam Quan đến Yên Kinh “bộ khôn bằng bộ, thuỷ khôn bằng thuyền” mất 181 ngày (lưu trú 64 ngày đi 117 ngày trong đó 44 ngày đường bộ, 73 ngày đường thuỷ). Khởi hành ngày 1/8 Mậu Thìn, sau 125 ngày thì đến huyện thành Hà Dương tỉnh Hồ Bắc, ở đó đoàn Sứ bộ Việt Nam được viên tri phủ Hán Dương là Ngải Tuấn Mỹ đón tiếp và tặng đôi câu đối cho chánh sứ Lê Tuấn:
Hữu Khẩu tu ngôn thiên hạ sự
Kháng hoài bất nhượng cổ chi nhân
Kháng hoài bất nhượng cổ chi nhân
Tạm dịch:
Có miệng nên nói việc thiên
hạ
Nghị lực không chịu nhường người xưa.
Nghị lực không chịu nhường người xưa.
Câu đối tặng Nguyễn Tử Giản:
Thập tải luân giao cầu cổ kiếm
Nhất sinh đê thủ bái mai hoa
Nhất sinh đê thủ bái mai hoa
Tạm dịch:
Mười năm chọn bạn như tìm
thanh kiếm cổ
Một đời chỉ biết cúi đầu lạy hoa mai
Một đời chỉ biết cúi đầu lạy hoa mai
Câu đối tặng Hoàng Tịnh:
Truyền thần cổ hữu Lý Tư Huấn
Vấn tự kim vô Dương Tử Vân
Vấn tự kim vô Dương Tử Vân
Tạm dịch:
Truyền thần xưa có Lý Tư Huấn
Hỏi chữ nay không Dương Tử Vân.
Hỏi chữ nay không Dương Tử Vân.
Sự kiện trên được chép trong
“Yên thiều bút lục” của Nguyễn Tử Giản (1823-1890) sách viết tay của thư viện
khoa học Trung ương, số A.852 tờ 18a-b; Cứ liệu trên đã được các học giả Tảo
Trang và Hoa Bằng đưa ra trên tạp chí văn học số 2-Hà Nội năm 1972, trang 61 và
64).
Câu đối “… bái mai hoa” của
Ngải Tuấn Mỹ tặng Nguyễn Tử Giản là vào năm 1868, trước đó 14 năm, Cao Bá Quát
đã hy sinh trong cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương (Giáp Dần 1854)… phải chăng người đời
do quá yêu Cao Chu Thần nên cứ thích tương truyền câu “nhất sinh đê thủ bái mai
hoa” là của ông như một giai thoại để đời?
Góc Thành Nam-Hà Nội ngày
5-12-2006
Bài 3: ĐÔI LỜI VỀ NGƯỜI DỊCH BÀI THƠ ”PHONG KIỀU DẠ BẠC”
Bài PHONG KIỀU DẠ BẠC của
Trương Kế viết khoảng trước năm 754 là một bài thơ rất nổi tiếng và được nhiều
người yêu thơ Việt Nam biết đến, nhất là qua bản diễn Nôm :
Đêm đỗ thuyền ở bến Phong Kiều
Trăng tà tiếng quạ kêu sương
Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.
Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.
Đến nay đã có nhiều bản dịch
nhưng không có bản nào dịch hay bằng bản đã chép ở trên (dù rằng câu thứ ba chỉ
dịch thoát ý) nhưng âm điệu của giọng thơ lục bát lững lờ, kì ảo đi vào lòng
người Việt Nam ta thật khó mà thay đổi được !? Vậy ai là tác giả bài dịch thơ
trên? Trước đây, Trần Trọng San (1957) và Lý Văn Hùng (1961) đều ghi là Tản Đà
dịch. Đến năm 2003 Nguyễn Quảng Tuân khi khảo lại di cảo của Đinh Nhật Thuận
(1841) đỗ Tiến Sĩ thời vua Minh Mạng (là bạn của Cao Bá Quát, Nguyễn Hàm Ninh)
là tác giả ”Thu dạ lữ hoài ngâm”. Thời gian Cao Ba Quát bị nạn, ông bị giam lỏng
ở Huế… một đêm ngồi trong thư phòng bên bo sông Hương, ông nhớ đến Trương Kế với
bài Phong kiều dạ bãc… Ông hạ bút:
Đăng tiền độc đối thư trai
Thương tâm khách địa hữu hoài cố nhân
Hương thuỷ ngoại hốt văn ngư vận
Tòng hà lai trạo tấn giang biên
Bồi hồi nguyệt dạ sương thiên
Hàn San ám nhận khách thuyền cánh phi.
Thương tâm khách địa hữu hoài cố nhân
Hương thuỷ ngoại hốt văn ngư vận
Tòng hà lai trạo tấn giang biên
Bồi hồi nguyệt dạ sương thiên
Hàn San ám nhận khách thuyền cánh phi.
Đại ý là: Trong phòng văn một
mình ngồi trước ngọn đèn, chạnh lòng đất khách, sực nhớ đến người xưa (Trương Kế).
Ngoài sông Hương chợt nghe hò mái đẩy của kè Phường chài từ đâu mà chèo tới bến
sông thế nhỉ? Đêm trăng trời sương, lòng luống những bồi hồi, đoán chúng là
thuyển khách bên chùa Hàn Dan (Trương Kế) nhưng đó chỉ là mơ…
Cái độc đáo của Đinh Nhật
Thân ở đây là mượn lời thơ của Trương Kế tả cảnh “Nguyệt dạ sương thiên” và
thay vào tiếng chuông chùa Hàn San bằng tiếng chuông chùa Diệu Đế ( ở Huế) ” Dạ
văn diệu đế chung thanh không bằng chữ Nôm mà bằng chữ Hán theo thể song thất lục
bát. Đây là trường hợp đặc biệt duy nhất trong văn học Việt Nam xưa nay. Chia sẻ
với nỗi lòng của bạn, Nguyễn Hàm Ninh đã diễn Nôm Phong Kiều dạ bạc, nguyên gốc
là:
Quạ kêu, trăng lặn, trời
sương
Lửa chài le lói, sầu vương giấc hồ
Thyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.
Lửa chài le lói, sầu vương giấc hồ
Thyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.
Thật đúng là “diễn Nôm” như
Tố Như với truyện Kiều, thi sĩ đã không bám câu bám chữ để dịch như nguyên tác…
mà là mượn văn bản gốc, diễn ra tiếng Việt lấy cái hồn của tác phẩm để thoả mãn
một nhu cầu ( một tâm trạng) để gửi gắm nỗi lòng… Hiểu như vậy, chia sẻ như vạy
thì ta sẽ không bắt bẻ ” dịch sai”, văn chương nhất là thơ vốn là một trò mua
vui, âu cũng chí lí là vậy.
So nhiều bản dịch xưa nay
thì bản dịch của Nguyễn Hàm Ninh đáng là “tài hoa tột bậc”, chỉ tiếc là ông đã
để rơi mất chữ “Phong” kèm chữ “Giang” (theo mô típ thơ xưa thì “Phong” là biểu
hiện mùa thu, “Phong lạc ngô giang lãnh” – lá phong rụng làm sông Ngô lạnh.
“Giang Phong” ở đây cùng với “sương đầy trời” là cảm nhận “khí thu”, đồng thời
để diễn tả một cách kín đáo nỗi sầu của thi nhân lãng tử. Tuy nhiên, trong một
bài thơ 4 câu (dịch) lại có 2 chữ “bến” thì không thể gọi là toàn bích được.
Chao ơi, dịch thơ phải đạt
“tín-đạt-nhã” rồi là “hớp” hồn mà cái “tuyệt” nhất lại là cái hồn thơ ai do
chop được cái “thần” do diễn giải ra bằng chữ nghĩa (ngôn từ) để lại các áng
thơ bất hủ như Phong Kiều Dạ Bạc, Hoàng Hạc Lâu, Tỳ Bà Hành… thì cũng bõ công dịch
thuật, mà xưa nay như vậy phỏng được mấy người?
Hà Nội 19/7/2006
Bài 4: THĂM HÀN SAN TỰ
Đến Tô Châu ai cũng háo hức đi thăm Hàn Sơn Tự. là ngôi chùa do Thiền sư Hy Thiên, pháp danh là Hàn Sơn Tử Giả xây vào khoảng năm Thiên Giám đời Lương, thuộc Nam Triều (Thế Kỷ Vl), tại trấn Phong Kiều bên ngoài Xương môn,phía tây thành Cô Tô (Nay là Tô Châu). Thiền Sư lấy tên hiệu(pháp danh) của mình đặt tên cho chùa”Hàn Sơn Tự” để làm kỷ niệm. Từ đây thiền sư lại vân du đi chơi núi Lạnh (Hàn San) đó là núi Thiên Thai (nơi sinh ra dòng tu Thiên Thai Tông) kết bạn với Thiền sư Thập Đắc Phong Can. Bức hoành phi với bốn chữ đại tự”Hàn Sơn Thập Đắc” có nghĩa là chùa Hàn Sơn lấy tên hai người là Hàn Sơn và Thập Đắc mà lưu danh.
Đến Tô Châu ai cũng háo hức đi thăm Hàn Sơn Tự. là ngôi chùa do Thiền sư Hy Thiên, pháp danh là Hàn Sơn Tử Giả xây vào khoảng năm Thiên Giám đời Lương, thuộc Nam Triều (Thế Kỷ Vl), tại trấn Phong Kiều bên ngoài Xương môn,phía tây thành Cô Tô (Nay là Tô Châu). Thiền Sư lấy tên hiệu(pháp danh) của mình đặt tên cho chùa”Hàn Sơn Tự” để làm kỷ niệm. Từ đây thiền sư lại vân du đi chơi núi Lạnh (Hàn San) đó là núi Thiên Thai (nơi sinh ra dòng tu Thiên Thai Tông) kết bạn với Thiền sư Thập Đắc Phong Can. Bức hoành phi với bốn chữ đại tự”Hàn Sơn Thập Đắc” có nghĩa là chùa Hàn Sơn lấy tên hai người là Hàn Sơn và Thập Đắc mà lưu danh.
Trải qua nhiều biến động của
các triều đại,chùa Hàn San bị binh lửa đời Thanh đốt cháy(năm 1860), đến năm
Quang Tự thứ 3 (1904) chùa được xây dựng lại với quy mô dáng dấp như còn thấy
ngày nay,gồm có: Đại điện, Tàng kinh lâu(lầu chứa kinh), Chung lâu(lầu chuông), Phong
giang lâu(lầu ngắm rừng phong bên sông),bi lang (hành lang đặt bia). Điều thú vị
là trong sân chùa có đặt tượng thi sĩ Trương Kế, mà theo tục lệ:các tao nhân mặc
khách tứ xứ đến viếng chùa ai nấy đều tới vuốt nhẹ vào bàn tay pho tượng với ước
nguyện để được tăng thêm nội lực, được chia sẻ một chút hồn thơ…đồng thời trong
chùa còn giữ nhiều cổ vật quý giá,trong đó có tấm bia khắc bài thơ nổi tiếng
Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế đời Đường(khoảng trước năm 754).
Nguyệt lạc ô đề sương mãn
thiên
Giang phong ngư hoả đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn San Tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
Giang phong ngư hoả đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn San Tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
Dịch thơ:
Trăng tà, tiếng qụa kêu sương
Lửa chài,cây bến sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.
Lửa chài,cây bến sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.
Nguyễn Hàm Ninh
(Trước đây cho là của Tản Đà dịch)
(Trước đây cho là của Tản Đà dịch)
Dịch “Thuyền ai đậu bến Cô
Tô” là dịch thoát ý, dịch đúng phải là:
Trăng lặn, sương mờ, nghe tiếng
quạ
Lửa chài cây ánh,giấc chưa yên
Cô Tô bên mái Hàn San Tự
Đêm muộn chuông ngân vẳng đến thuyền.
Lửa chài cây ánh,giấc chưa yên
Cô Tô bên mái Hàn San Tự
Đêm muộn chuông ngân vẳng đến thuyền.
Bùi Khánh Đản
Quạ kêu, trăng xế, sương tuôn
Lửa chài cây bến,giấc buồn ngó nhau
Chùa Hàn San mé Tô Châu
Nửa đêm bỗng tiếng chuông đâu đến thuyền.
Lửa chài cây bến,giấc buồn ngó nhau
Chùa Hàn San mé Tô Châu
Nửa đêm bỗng tiếng chuông đâu đến thuyền.
Hoài Anh
Sự ra đời của bài thơ: theo
giai thoại thì Trương Kế người Tương Châu một lần đi thi trượt (tiến sỹ), theo
dòng Vận Hà bắc nam,đêm đỗ thuyền ở bến Phong Kiều (bến Cây Phong) bên chùa Hàn
San(Hàn San đây là tên chùa, chứ không có núi Lạnh như một số dịch giả suy diễn
qua văn bản thơ…vào thời bấy giờ (đời Đường) người ta có ”phân dạ Chung” (chuông
chia đêm) đánh vào lúc nửa đêm…Thi Sỹ buồn (vì thi trượt) nằm trong thuyền chập
chờn bên ngọn lửa của ngư ông(lão đánh cá) giữa trời sương, trăng lặn lảnh tiếng
quạ kêu cùng tiếng chuông chùa Hàn San nửa đêm vọng tới…tức cảnh sinh
tình, Trương Kế hạ bút hồn cất cánh thơ để lại một Phong Kiều Dạ Bạc lưu truyền
hậu thế.Cũng nhờ có thơ Trương Kế mà Hàn San Tự trở nên nổi tiếng hấp dẫn khách
năm châu bốn biển được các thi nhân viếng thăm đề vịnh. Xin dẫn một vài ví
dụ với đôi câu thơ hay: . Ô đề nguyệt lạc kiều biên tự (Quạ kêu trăng xế chùa
bên cầu) Tần Thục – đời Tống . Lãnh tận Hàn San cổ tự phong (Lạnh đến cả cây
phong bên chùa cổ Hàn San) Khang Hữu Vi – đời Thanh Còn một điều cực kỳ thú vị
nữa là:theo Giáo sư Kiều Thu Hoạch thì thơ Trương Kế không chỉ ảnh hưởng đến
thơ Việt (kể cả nhạc Văn Cao) mà còn ảnh hưởng đến cả đời sống văn hoá – ngôn
ngữ của người Việt.Số là cái bát canh mà ở Bắc Việt hiện nay vẫn gọi là”bát ô
tô”, Nam Việt gọi là “tô” thì Đại Nam Quốc Âm tự vị (Sai Gon – 1895) của Paulus
Của giải thích là”bát thành Cô Tô làm ra,bát lớn mà khéo”.Tuy nhiên ý kiến của
Paulus Của chỉ đúng một nửa.Theo ý kiến của giới ngôn ngữ học thì đó chỉ là cái
bát có vẽ cảnh Cô Tô theo ý thơ “Cô Tô thành ngoại Hàn San Tự”. Người Bắc Việt
nhân đó gọi là bát Cô Tô , rồi gọi chệch là “bát ô tô”, còn dân Nam Việt gọi tắt
là “bát tô”, rồi “tô”. Xem thế,đủ thấy sức lan toả về mặt văn hóa của một kiệt
tác văn học quả là sâu rộng lắm thay! Tô Châu –
Hà Nội 6-2006
Bài 5: DỊCH SAI
Xưa nay không thiếu gì chuyện”dịch
sai”.
Có hai lý do:
. Một là do người dịch không hiểu ý tác giả hoặc là vốn chữ nghĩa (cả hai phía ngôn ngữ) không đủ…
. Hai là người dịch kiến thức uyên bác nhưng cố tình dịch sai với một ý đồ riêng (xuyên tạc để phục vụ chủ ý của mình); cũng không ít trường hợp “dịch sai” mà lại thành “hay” rất được phổ biến, để người đời tưởng đó là thật, cứ dùng, không chấp nhận bản “dịch đúng nguyên tác” – xin ví dụ :
. Một là do người dịch không hiểu ý tác giả hoặc là vốn chữ nghĩa (cả hai phía ngôn ngữ) không đủ…
. Hai là người dịch kiến thức uyên bác nhưng cố tình dịch sai với một ý đồ riêng (xuyên tạc để phục vụ chủ ý của mình); cũng không ít trường hợp “dịch sai” mà lại thành “hay” rất được phổ biến, để người đời tưởng đó là thật, cứ dùng, không chấp nhận bản “dịch đúng nguyên tác” – xin ví dụ :
1. Trong bài MINH LƯƠNG (vua
sáng tôi hiền)của vua Lê Thánh Tông,câu 3 + 4 là:
Ức Trai tâm thượng quang
khuê tảo
Vũ Mục hung trung liệt giáp binh
Vũ Mục hung trung liệt giáp binh
Dịch đúng là:
Văn chương Nguyễn Trãi lòng
soi sáng
Binh giáp Lê Khôi bụng chứa đầy
Binh giáp Lê Khôi bụng chứa đầy
Dịch sai là:
Ở đây Lê Thánh Tông chỉ khen
ngợi (Nguyễn Trãi) về mặt tài năng,chứ không nói về nhân cách. “Khuê tảo” là một
từ kép đối với ”binh giáp”. ”Khuê” là ngôi sao chủ về văn chương,”tảo” là một loại
rong rêu có mầu sắc đẹp đẽ, do đó ”khuê tảo” là văn chương đẹp đẽ; nếu chỉ dịch
là “sao khuê” tức là bỏ từ “tảo” một cấu thành của từ kép “khuê tảo” là làm lạc
mất nghĩa của từ kép này. Lý do: Vua cháu(Lê Thánh Tông) khi minh oan cho Nguyễn
Trãi(sau vụ án Lệ Chi Viên) cũng chỉ phong tặng cho là tước Trụ Quốc Tán Trù
Bá(kém cái tước Quan Phục Hầu mà vua ông (Lê Thái Tổ) đã ban, là vì “Trẫm phải
có trách nhiệm giữ gìn uy tín của triều trước(ông cha)”… Với cách dịch ví sánh
Nguyễn Trãi với sao khuê chỉ thấy xuất hiện đầu tiên trong sách Nguyễn Trãi(nhà
xuất bản sử học 1963) và trong quyển”Mấy vấn đề sự nghiệp và thơ văn Nguyễn
Trãi (nhà xuất vản khoa học 1963). Nhờ lời dịch sai như trên lại đem đến cho đời
một lời bình phẩm sáng giá, một hình ảnh rạng tỏa về con người Nguyễn Trãi. Có lẽ
vì thế mà lời dịch, lời thơ dễ được thiên hạ chấp nhận? (lời dịch sai đã đi vào
tâm thức của nhân dân).
2. Về bài “Tân Xuất Ngục Học
Đăng Sơn” (mới ra tù tập leo núi):
Vân ủng trùng sơn, sơn ủng
vân
Giang tâm như kính tịnh vô trần
Bồi hồi độc bộ Tây phong lĩnh
Dao vọng Nam thiên ức cố nhân.
Giang tâm như kính tịnh vô trần
Bồi hồi độc bộ Tây phong lĩnh
Dao vọng Nam thiên ức cố nhân.
Nam Trân dịch:
Núi ấp ôm mây, mây ấp núi
Lòng sông gương sáng bụi không mờ
Bồi hồi dạo bước Tây phong lĩnh
Trông lại trời Nam, nhớ bạn xưa.
Lòng sông gương sáng bụi không mờ
Bồi hồi dạo bước Tây phong lĩnh
Trông lại trời Nam, nhớ bạn xưa.
Với bút danh T.Lan (Hồ Chí
Minh) tác giả đã dịch đúng là:
Mây ôm núi,núi ôm mây
Lòng sông sạch chẳng mảy may bụi hồng
Bùi ngùi dạo đỉnh Tây phong
Trông về cố quốc chạnh lòng nhớ ai.
Lòng sông sạch chẳng mảy may bụi hồng
Bùi ngùi dạo đỉnh Tây phong
Trông về cố quốc chạnh lòng nhớ ai.
“Ức cố nhân” = nhớ ai, đây
là người yêu của Anh Ba (Nguyễn Tất Thành).
3. Chữ Hán dịch bằng 2 chữ
Việt chứa đủ cả Ý, Tình, Sự – Hồ Chí Minh quả là một thi sỹ tài hoa,sử dụng cả
hai thứ ngôn ngữ Việt – Hoa vào loại bậc thầy.Giỏi như Nam Trân(1907-1967) 12
tuổi đã thông Hán văn trường Ốc,rồi đỗ Tú tài,làm tới Tá Lý Bộ Lại(trước 1945)
sau này làm viện phó viện văn học,tác giả nổi tiếng với tập thơ “Huế đẹp và
thơ”… Thế mà so về Thơ(Thi tài) xem ra còn thua Hồ Chí Minh 1 bậc – tuyệt vời
thay!
Góc thành Nam Hà Nội
5-4-2006
Bài 6: ĐẾN HẠNH HOA THÔN UỐNG RƯỢU
Ai yêu thơ Đường mà lại
không thuộc bài THANH MINH của Tiểu Đỗ (Đỗ Mục, đỗ tiến sĩ năm 828):
Thanh minh thời tiết vũ phồn
phồn
Lộ thượng hành nhân dục đoạn hồn
Tá vấn tửu gia hà xứ thị
Mục đồng dao chỉ Hạnh Hoa thôn
Lộ thượng hành nhân dục đoạn hồn
Tá vấn tửu gia hà xứ thị
Mục đồng dao chỉ Hạnh Hoa thôn
Dịch:
Thanh minh lất phất tiết mưa
phùn
khiến khách đường xa thấm nỗi buồn
“Quán tửu đâu đây?…nhờ mách hộ”
Mục đồng xa chỉ: “Hạnh Hoa thôn!”
(Khương Hữu Dụng)
khiến khách đường xa thấm nỗi buồn
“Quán tửu đâu đây?…nhờ mách hộ”
Mục đồng xa chỉ: “Hạnh Hoa thôn!”
(Khương Hữu Dụng)
Thanh minh lất phất mưa phùn
khách đi đường muốn đứt hồn…xót xa
hỏi thăm”- Quán rượu đâu à?
trẻ chăn trâu chỉ:”Hạnh Hoa thôn kìa”!
khách đi đường muốn đứt hồn…xót xa
hỏi thăm”- Quán rượu đâu à?
trẻ chăn trâu chỉ:”Hạnh Hoa thôn kìa”!
Bài thơ bất hủ đã nghìn năm,
ngày xuân các nhà thơ hay đàn đúm rủ nhau đi uống rượu quê, lúc đương líu ríu
dìu nhau tìm nơi tửu quán thường ngâm vang lên bài thơ trên. Vậy, Hạnh Hoa thôn
trong thơ Đỗ Mục là ở đâu? Để cho khách lãng du “tá vấn” tửu gia?
Ở bên Tầu cũng như bên ta, cái thôn Hạnh Hoa (Xóm Hoa Hạnh) đâu có ít, có khác nào rượu làng Vân, làng Mai, xóm cây Phượng, cây Gạo… Đến “Biệt điện Bảo Đại” cũng có ở bốn năm nơi kia. Người viết bài này, cũng đã có phen đến “Quán cây Phượng” ở Phan Thiết ẩm tửu để rồi viết trong lúc say:
Ở bên Tầu cũng như bên ta, cái thôn Hạnh Hoa (Xóm Hoa Hạnh) đâu có ít, có khác nào rượu làng Vân, làng Mai, xóm cây Phượng, cây Gạo… Đến “Biệt điện Bảo Đại” cũng có ở bốn năm nơi kia. Người viết bài này, cũng đã có phen đến “Quán cây Phượng” ở Phan Thiết ẩm tửu để rồi viết trong lúc say:
Đêm Phan Thiết biển thì thầm
to nhỏ
ta tựa kề bên Phượng uống lân khân
57 năm xưa Hàn Mặc Tử
lầu ông Hoàng kia ngồi với Mộng cầm…
ta tựa kề bên Phượng uống lân khân
57 năm xưa Hàn Mặc Tử
lầu ông Hoàng kia ngồi với Mộng cầm…
Bài thơ trôi nổi cùng bạn bè
sang mãi New York, Cali… Mỗi khi sa đà vào thơ và quán rượu – kể cũng là cái
thú của nghiệp thi ca.
Còn Hạnh Hoa thôn ở bên Tầu,
theo các nhà khảo cứu Trung Hoa thì có đến 3 nơi:
. Một là, ở huyện Phần
Dương, tỉnh Sơn Tây – nơi đấy có rượu ngon nổi tiếng.
. Hai là, ở phía tây huyện thành Quý Trì, tỉnh An Huy; năm 844 Đỗ Mục từng giữ chức Thích Sử tại đây, cũng có Hạnh Hoa thôn nổi tiếng về rượu.
. Ba là, ở phía đông nam huyện Phong, tỉnh Giang Tô – nơi Đỗ Mục từng qua lại nhiều lần. Nơi đây Tô Đông Pha (đời Tống) cũng đã từng có đến đây uống rượu và có thơ để lại.
. Hai là, ở phía tây huyện thành Quý Trì, tỉnh An Huy; năm 844 Đỗ Mục từng giữ chức Thích Sử tại đây, cũng có Hạnh Hoa thôn nổi tiếng về rượu.
. Ba là, ở phía đông nam huyện Phong, tỉnh Giang Tô – nơi Đỗ Mục từng qua lại nhiều lần. Nơi đây Tô Đông Pha (đời Tống) cũng đã từng có đến đây uống rượu và có thơ để lại.
Chao ôi, thơ và rượu mà lại
là rượu nơi xóm quê dân giã, còn gì ấm lòng hơn khi “một chén rượu uống trong
chiều lạnh cóng” cùng ai đó ngồi bên bếp lửa bập bùng giữa một trời mưa phùn với
hoa Hạnh hoa Mai, tửu nhập thơ xuất là vậy!
Góc thành Nam Hà Nội một chiều
Đông, 5-12-2006
Bài 7: CA DAO HAY THƠ BÀNG BÁ LÂN
Hồi năm 1994, Giáo sư Huyền
Viêm (Sài Gòn) có gửi cho Nguyễn Khôi (KN) bài viết nghĩ về ”một câu ca dao”. Vừa qua NK, nhân viết cuốn: ”Bàng gia vọng tộc”, lại được gia đình Bàng
thi sỹ gửi cho tập: ”Thơ Bàng Bá Lân”, gồm các bài thơ chọn lọc trong các
thi phẩm: ” Tiếng Thông Reo, Xưa, Tiếng Sáo Diều, Vào Thu”, do nhà xuất bản
Nguyễn Hiến Lê in 1957 tại Sài Gòn.
Trang 25 phần trích thơ: ”Tiếng Thông Reo “có bài:
Trang 25 phần trích thơ: ”Tiếng Thông Reo “có bài:
Trăng Quê
Trời cao, mây bạc, trăng
tròn
đê than hiu quạnh, tre buồn nỉ non
diều ai gọi gió véo von
cành xoan đùa ánh trăng suông dịu dàng
Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc trăng vàng đổ đi?
đê than hiu quạnh, tre buồn nỉ non
diều ai gọi gió véo von
cành xoan đùa ánh trăng suông dịu dàng
Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc trăng vàng đổ đi?
Sau khi tốt nghiệp truòng
trung hoc bảo hộ (trường Bưởi -Lycée du Protectorat) đậu Diplôme d’Etudes
Primaire Superieurs, về điền trang của gia đình ở Kép (Bắc Giang) tiếp tục học
để thi Tú Tài, không có thì giờ rảnh, Bàng Bá Lân ở tuổi 22 bắt đầu ham thích
chụp ảnh và làm thơ. Tháng 12-1934 Bàng Bá Lân xuất bản thi phẩm đầu tay: ”Tiếng
Thông Reo” do nhà xuất bản Thanh Hoa Tùng Thư ở Hà Nội in.
Ngay khi Tiếng Thông Reo ra đời, trên báo An Nam Nouveau ngày 11-4-1935 nhà thơ Chùa Hương Nguyễn Nhược Pháp (sinh 1914) đã nhận xét: ”Tiếng Thông Reo đượm một mối sầu bâng khuâng kín đáo dịu dàng, một vẻ buồn lành mạnh và điềm đạm.
Nàng thơ của Bàng Bá Lân không phải – như ngưòi ta tưởng – ngưòi ông yêu dấu mà là Cánh đồng quê với Luỹ tre xanh.
Bàng Bá Lân có thể tự hào là một trong nhũng nhà thơ Việt Nam đầu tiên biết hưởng thú quê .
Hai câu kết của bài Trăng quê ở trên, lâu nay đã đuọc dân gian hoá thành ca dao:
Ngay khi Tiếng Thông Reo ra đời, trên báo An Nam Nouveau ngày 11-4-1935 nhà thơ Chùa Hương Nguyễn Nhược Pháp (sinh 1914) đã nhận xét: ”Tiếng Thông Reo đượm một mối sầu bâng khuâng kín đáo dịu dàng, một vẻ buồn lành mạnh và điềm đạm.
Nàng thơ của Bàng Bá Lân không phải – như ngưòi ta tưởng – ngưòi ông yêu dấu mà là Cánh đồng quê với Luỹ tre xanh.
Bàng Bá Lân có thể tự hào là một trong nhũng nhà thơ Việt Nam đầu tiên biết hưởng thú quê .
Hai câu kết của bài Trăng quê ở trên, lâu nay đã đuọc dân gian hoá thành ca dao:
Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô lại múc trăng vàng đổ đi?
Sao cô lại múc trăng vàng đổ đi?
Nhu ta đã biết: ca dao là
thơ dân gian , có nội dung trữ tình (và trào phúng), ta có thể hát, ngâm, đọc
… ở câu thơ này chữ ánh xem ra có vẻ phi lý, nhung nó lại làm cho
hình tượng thơ đẹp hẳn lên – mà đẹp lại là tuyệt đỉnh của thơ.
Có ý kiến cho rằng thêm chứ ánh làm
non hẳn bài thơ, nhưng còn giữ được chữ múc nghĩa là còn giữ được gần
trọn thi vị hai câu thơ này.
Tất cả duyên dáng và thi vị
là ở chữ múc và đổ, nó giúp ta hình dung được nhũng động
tác (tát nước đêm), gợi cho ta cái tiếng xich xòm. Bài thơ bốn câu trên là tả
cảnh sáng trăng ở thôn quê để xuống dưới có thể hạ chữ múc trăng mà
không đột ngột. Chữ lại tỏ ý trách móc: Trăng đẹp thế mà sao cô lại vô tình
múc đổ đi?
Ta hãy trở lại xem xét hai câu thơ độc đáo này
Ta hãy trở lại xem xét hai câu thơ độc đáo này
Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô lại múc ….?
Sao cô lại múc ….?
đọc đến đây , theo tư duy
thuận chiều là đã tát nước ở câu lục (6) , nên ta dễ nghĩ vế tiếp theo chữ múc thường
hạ chũ nước – Thê nhung nhà thơ đã không viết xuôi nhu vậy mà là :trăng
vàng đổ đi?
thì có sự Vênh hẳn khỏi sụ đoán trước thông thường, Bàng Bá Lân đã dùng trăng vàng đặt đắc địa vào chỗ vốn là của nước, làm cho sự ưóc đoán (của bạn đọc) bị Hẫng – và do đó lượng thông tin dành cho từ này thật là to lớn, chúng ta (bạn đọc) thì bị bất ngờ và cái kết hợp giả định đó (múc + trăng vàng) đã cho ta sự hứng khởi (hồn chũ có cánh) để thưởng thức một hình tượng thơ Đẹp của một sự mới mẻ múc trăng vàng – một cảm xúc đầy tính thẩm mỹ của thơ.
thì có sự Vênh hẳn khỏi sụ đoán trước thông thường, Bàng Bá Lân đã dùng trăng vàng đặt đắc địa vào chỗ vốn là của nước, làm cho sự ưóc đoán (của bạn đọc) bị Hẫng – và do đó lượng thông tin dành cho từ này thật là to lớn, chúng ta (bạn đọc) thì bị bất ngờ và cái kết hợp giả định đó (múc + trăng vàng) đã cho ta sự hứng khởi (hồn chũ có cánh) để thưởng thức một hình tượng thơ Đẹp của một sự mới mẻ múc trăng vàng – một cảm xúc đầy tính thẩm mỹ của thơ.
Bàng Bá Lân, Nguyễn Nhược
Pháp đều đã đi vào thiên cổ, nhung thơ còn mãi với đời … theo lẽ công bằng
thì: ”Cái gì của Cesar phải trả lại cho Cesar” 4 chũ múc ánh trăng vàng, vùa
là của nhà thơ vùa là của dân gian, Đẹp – để cho ta bâng khuâng với hồn dân tộc, âu cũng là cái độc đấo của Thơ Việt nam là thế chăng?
Góc thành Nam Hà Nội ngày
26-12-2006
Bài 8: ĐÔI LỜI VỀ NGƯỜI DỊCH BÀI THƠ ”PHONG KIỀU DẠ BẠC”
Bài PHONG KIỀU DẠ BẠC của
Trương Kế viết khoảng trước năm 754 là một bài thơ rất nổi tiếng và được nhiều
người yêu thơ Việt Nam biết đến, nhất là qua bản diễn Nôm:
Đêm đỗ thuyền ở bến Phong Kiều
Trăng tà tiếng quạ kêu sương
Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.
Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.
Đến nay đã có nhiều bản dịch
nhưng không có bản nào dịch hay bằng bản đã chép ở trên (dù rằng câu thứ ba chỉ
dịch thoát ý) nhưng âm điệu của giọng thơ lục bát lững lờ, kì ảo đi vào lòng
người Việt Nam ta thật khó mà thay đổi được !? Vậy ai là tác giả bài dịch thơ
trên ? Trước đây, Trần Trọng San (1957) và Lý Văn Hùng (1961) đều ghi là Tản Đà
dịch. Đến năm 2003 Nguyễn Quảng Tuân khi khảo lại di cảo của Đinh Nhật Thuận
(1841) đỗ Tiến Sĩ thời vua Minh Mạng (là bạn của Cao Bá Quát, Nguyễn Hàm Ninh)
là tác giả ”Thu dạ lữ hoài ngâm”. Thời gian Cao Ba Quát bị nạn, ông bị giam lỏng
ở Huế… một đêm ngồi trong thư phòng bên bờ sông Hương, ông nhớ đến Trương Kế với
bài Phong kiều dạ bạc… Ông hạ bút:
Đăng tiền độc đối thư trai
Thương tâm khách địa hữu hoài cố nhân
Hương thuỷ ngoại hốt văn ngư vận
Tòng hà lai trạo tấn giang biên
Bồi hồi nguyệt dạ sương thiên
Hàn San ám nhận khách thuyền cánh phi.
Thương tâm khách địa hữu hoài cố nhân
Hương thuỷ ngoại hốt văn ngư vận
Tòng hà lai trạo tấn giang biên
Bồi hồi nguyệt dạ sương thiên
Hàn San ám nhận khách thuyền cánh phi.
Đại ý là: Trong phòng văn một
mình ngồi trước ngọn đèn, chạnh lòng đất khách, sực nhớ đến người xưa (Trương Kế).
Ngoài sông Hương chợt nghe hò mái đẩy của kè Phường chài từ đâu mà chèo tới bến
sông thế nhỉ? Đêm trăng trời sương, lòng luống những bồi hồi, đoán chúng là
thuyển khách bên chùa Hàn Dan (Trương Kế) nhưng đó chỉ là mơ…
Cái độc đáo của Đinh Nhật
Thân ở đây là mượn lời thơ của Trương Kế tả cảnh “Nguyệt dạ sương thiên” và
thay vào tiếng chuông chùa Hàn San bằng tiếng chuông chùa Diệu Đế (ở Huế) ”Dạ
văn diệu đế chung thanh không bằng chữ Nôm mà bằng chữ Hán theo thể song thất lục
bát. Đây là trường hợp đặc biệt duy nhất trong văn học Việt Nam xưa nay. Chia sẻ
với nỗi lòng của bạn, Nguyễn Hàm Ninh đã diễn Nôm Phong Kiều dạ bạc, nguyên gốc
là:
Quạ kêu, trăng lặn, trời
sương
Lửa chài le lói, sầu vương giấc hồ
Thyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.
Lửa chài le lói, sầu vương giấc hồ
Thyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.
Thật đúng là “diễn Nôm” như
Tố Như với truyện Kiều, thi sĩ đã không bám câu bám chữ để dịch như nguyên tác…
mà là mượn văn bản gốc, diễn ra tiếng Việt lấy cái hồn của tác phẩm để thoả mãn
một nhu cầu ( một tâm trạng) để gửi gắm nỗi lòng… Hiểu như vậy, chia sẻ như vạy
thì ta sẽ không bắt bẻ ” dịch sai”, văn chương nhất là thơ vốn là một trò mua
vui, âu cũng chí lí là vậy.
So nhiều bản dịch xưa nay
thì bản dịch của Nguyễn Hàm Ninh đáng là “tài hoa tột bậc”, chỉ tiếc là ông đã
để rơi mất chữ “Phong” kèm chữ “Giang” (theo mô típ thơ xưa thì “Phong” là biểu
hiện mùa thu, “Phong lạc ngô giang lãnh” – lá phong rụng làm sông Ngô lạnh.
“Giang Phong” ở đây cùng với “sương đầy trời” là cảm nhận “khí thu”, đồng thời
để diễn tả một cách kín đáo nỗi sầu của thi nhân lãng tử. Tuy nhiên, trong một
bài thơ 4 câu (dịch) lại có 2 chữ “bến” thì không thể gọi là toàn bích được.
Chao ơi, dịch thơ phải đạt
“tín-đạt-nhã” rồi là “hớp” hồn mà cái “tuyệt” nhất lại là cái hồn thơ ai do
chop được cái “thần” do diễn giải ra bằng chữ nghĩa (ngôn từ) để lại các áng
thơ bất hủ như Phong Kiều Dạ Bạc, Hoàng Hạc Lâu, Tỳ Bà Hành… thì cũng bõ công dịch
thuật, mà xưa nay như vậy phỏng được mấy người?
Hà Nội 19/7/2006
Bài 9: MAO TRẠCH ĐÔNG ĐẶT TÊN VỢ TỪ THƠ ĐƯỜNG
Mao Trạch Đông sinh
năm 1893 quê ở Hồ Nam Trung Quốc. Sinh thời Mao Trạch đông có 3 nguòi vợ. Vợ
thú nhất ở quê do cha mẹ lấy cho. Vợ thú hai là nữ chiến sỹ hồng quân, lấy nhau
qua cuộc vạn lý truòng chinh.. Vợ thú hai đi chữa bênh ở Liên Xô thì Mao Trạch
Đông làm quen với cô diễn viên Lâm Bình quê Thượng Hải đã ly dị chồng. Sau đó
hai nguòi lấy nhau.
Xuất phát từ hai câu thơ của Tien Khơi:
Xuất phát từ hai câu thơ của Tien Khơi:
Khúc chung nhân bất kiến
Giang thuọng sổ phong thanh
Giang thuọng sổ phong thanh
mà Mao Trạch Đông đặt tên
cho vợ thú 3 vốn là Lam Bình thành Giang Thanh.
Tương truyền tác giả câu thơ
trên quê ở Chiết Giang. Một lần đáp thuyền lên mạn Bắc, đến Trường An dụ thi. Đến
Nhạc Châu (quê Mao Trạch Đông). Tác giả dùng thuyền lên bờ thăm danh thắng cổ
tích gần hồ Động Đình. Màn đêm buông xuống chị Hằng nhô lên mặt nuóc. Thĩy nổi
húng thơ, khoác áo ra khỏi nhà, ngâm ở ở trong đình đình Chiết Liễu. Tương
truyền, lúc thi sỹ ngâm thơ, bống nghe từ trong Viện Lạc gần bên cũng vọng ra
tiếng ngâm thơ. Thi sỹ nín thở lắng nghe, nhưng cũng chỉ nghe được hai câu:
Khúc chung nhân bất kiến hư
Giang thượng sổ phong thanh
Giang thượng sổ phong thanh
(Người đàn ở đâu chẳng thấy
Trên sông nổi mấy ngọn núi xanh)
Trên sông nổi mấy ngọn núi xanh)
Thi sỹ rất ngạc nhiên, tán
thưởng 2 câu thơ đã tả đuọc cái thần diệu ảo ảo thực thực mơ hồ trong cái tĩnh
lặng trên dòng sông trăng như dải lụa nhuộm sắc núi xanh. Thy sỹ vén tay áo,
cất bước đến Viện bên mà không thấy ai. Thi sỹ thầm nghĩ chắc là mình gặp quỷ
thần, sợ đến nỗi hồn phiêu phách lạc, cố chạy về phòng, nhưng đuổi theo vẫn
là tiếng ngâm 2 câu thơ của quỷ thần! Năm 750, thi sĩ đi thi tiến sỹ ở Trường
An. Kết thúc bài thi của mình, thi sĩ bỗng nghe vẳng bên tai câu thơ thần
Khúc chung nhân bất kiến hư
Giang thuọng sổ phong thanh
Giang thuọng sổ phong thanh
Dùng hai câu thơ thần này,
thi sỹ kết thúc bài thi của mình.
Bài thi tiên sỹ của ông được
đánh giá rất cao.
Cả bài thơ có hai câu thơ thần này, NK xin tạm dịch nhu sau:
Cả bài thơ có hai câu thơ thần này, NK xin tạm dịch nhu sau:
Tương Linh đánh đàn sắt
Tay giỏi đánh đàn sắt
Thường nghe Thái tử Linh
Khiến Phùng Di tụ múa
Khách Sở khó vô tình
Điệu khổ tê vàng đá
Âm vang cõi u minh
Thương Ngô hờn mến mộ
Bạch chỉ phòng hương linh
Khúc tàn, người chẳng thấy
Trên sô ng mấy non xanh
Tay giỏi đánh đàn sắt
Thường nghe Thái tử Linh
Khiến Phùng Di tụ múa
Khách Sở khó vô tình
Điệu khổ tê vàng đá
Âm vang cõi u minh
Thương Ngô hờn mến mộ
Bạch chỉ phòng hương linh
Khúc tàn, người chẳng thấy
Trên sô ng mấy non xanh
Điều kỳ lạ là hơn 1200 năm
sau, không biết có phải ma đưa lối quỷ dẫn đường mà Mao Trach Đông lại lấy chữ
từ hai câu thơ quỷ thần đó để đặt tên cho vợ thứ 3 của minh vốn là diễn viên
người Thượng Hải tên Lâm Bình thành Giang Thanh.
Và kỳ lạ thay Giang Thanh
cũng kết cục bi thảm như Duong Quý Phi nguòi đẹp của ông vua tài hoa Đường Minh
Hoàng (cùng thời thi sỹ thi tiến sỹ Tiến Khoi viết hai câu thơ quỷ thần trên).
Bài 10: TRỞ VỀ VỚI BẢN GỐC THƠ NÔM HỒ XUÂN HƯƠNG
Cũng giống như “thơ Bút Tre”
hiện nay,từ một type thơ “Bút Tre thật” dân gian đã sáng tác cả trăm, ngàn câu
thơ “Bút Tre mới”…Thơ nôm Hồ Xuân Hương đi vào cuộc sống dân Việt Nam ta đã
ngót 200 năm (bản in sớm nhất là “Xuân Hương di cảo” in năm 1914; các bản khắc
ván”Xuân Hương thi tập” in năm 1921, in năm 1923;bản chép tay ”Quốc Văn Tùng Ký”
soạn vào thời Tự Đức đến đầu Duy Tân; các bản chép tay ”Xuân Hương thi sao”, ”tạp
thảo tập”, ”Quế Sơn thi tập”,”Xuân Hương thi vịnh”,”Liệt truyện thi ngâm” và
“Lĩnh Nam quần hiền văn thi văn diễn âm tập”).Vậy bài nào là chính gốc thơ Hồ
Xuân Hương trong số 213 bài đang được lưu hành khá rộng rãi?
Sau hơn 40 năm âm thầm.ấp ủ,nghiền
ngẫm…Giáo sư Tiến sĩ Kiều Thu Hoạch (Người cùng quê xứ Đoài với Phó bảng Kiều
Oánh Mậu – người có công lớn trong việc hiệu đính truyện Kiều) – một chuyên gia
hàng đầu về chữ Nôm,qua nhà xuất bản văn học,ông đã công bố cuốn”Thơ Nôm Hồ
Xuân Hương” với 84 bài thơ,câu đối.Có thể nói: cuốn sách là một công trình khoa
học hoàn chỉnh, đầy đủ,đúng chuẩn nhất về văn bản,dịch nghĩa,dịch thơ,khảo cứu,chú
giải,chú thích,chữ Nôm,đáp ứng lòng ái mộ của tất cả bạn đọc yêu quý những bài
thơ bất hủ của Bà chúa thơ Nôm Việt Nam.
Tiếp cận thơ Nôm từ góc nhìn
văn bản học,cuốn sách của Kiều Thu Hoạch,chí ít cũng cho chúng ta 3 thông tin rất
có giá trị:
– Một là: thời điểm xuất hiện”Xuân
Hương thi tập” là thời Vua Minh Mạng (1820-1840)
-Hai là,lúc bấy giờ Hồ Xuân
Hương đã nổi tiếng hay thơ Nôm.
-Ba là,lúc bấy giờ Xuân
Hương vẫn còn trẻ,còn được người đời (qua văn bản) gọi bằng “cô”.
Qua các văn bản chữ Nôm
xưa, Kiều Thu Hoạch đã loại trừ được một số bài thơ bị gán cho Nữ Sỹ như các
bài: ”Đánh cờ người”, ”tát nước”, ”cái nợ chồng con”, ”đánh đu”, ”bà đanh”, ”đồng tiền
hoẻn”, ”ông cử võ”…
1.VỊNH THĂNG LONG HOÀI CỔ
Ngân ngất tầng mây một dải cờ
Kinh thành ngày trước,tỉnh bây giờ
Tượng đồng Trấn Vũ hương còn ngát
Bia đá Khuê Văn chữ chửa mờ
Bảo Tháp lơ thơ chòm cỏ mới
Hồ sông lai láng bóng trăng xưa
Nào ai Cố lão ra đây hỏi
Chốn cũ phồn hoa đã phải chưa?
Kinh thành ngày trước,tỉnh bây giờ
Tượng đồng Trấn Vũ hương còn ngát
Bia đá Khuê Văn chữ chửa mờ
Bảo Tháp lơ thơ chòm cỏ mới
Hồ sông lai láng bóng trăng xưa
Nào ai Cố lão ra đây hỏi
Chốn cũ phồn hoa đã phải chưa?
2. CHƠI KHÁN ĐÀI
Êm ái chiều xuân tới khán
đài
Lâng lâng chẳng bợn chút trần ai
Bốn mùa triêu mộ chuông gầm sóng
Một vũng tang thương nước lộn trời
Bể ái ngàn trùng khôn tát cạn
Nguồn ân trăm trượng dễ khơi vơi
Nào là cực lạc là đâu tá
Cực lạc là đây chín rõ mười.
Lâng lâng chẳng bợn chút trần ai
Bốn mùa triêu mộ chuông gầm sóng
Một vũng tang thương nước lộn trời
Bể ái ngàn trùng khôn tát cạn
Nguồn ân trăm trượng dễ khơi vơi
Nào là cực lạc là đâu tá
Cực lạc là đây chín rõ mười.
3. CANH KHUYA
Canh khuya văng vẳng trống
canh dồn
Trơ cái hồng nhan mấy nước non
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy chòm
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình son trẻ tí con con.
Trơ cái hồng nhan mấy nước non
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy chòm
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình son trẻ tí con con.
4. LẤY CHỒNG CHUNG
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh
lùng
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Năm chừng mười họa hay chăng chớ
Một tháng đôi lần có cũng không
Cố đấm ăn xôi xôi lại hỏng
Cầm bằng làm mướn mướn không công
Nỗi này ví biết dường này nhỉ
Thời trước thôi đành ở vậy xong.
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Năm chừng mười họa hay chăng chớ
Một tháng đôi lần có cũng không
Cố đấm ăn xôi xôi lại hỏng
Cầm bằng làm mướn mướn không công
Nỗi này ví biết dường này nhỉ
Thời trước thôi đành ở vậy xong.
5. KHÔNG CHỒNG MÀ CHỬA
Cả nể cho nên hóa dở dang
Sự này có thấu hỡi chăng chàng
Duyên thiên chưa thấy nhô đầu dọc
Phận liễu sao mà nảy nét ngang
Cái tội trăm năm chàng chịu cả
Chữ tình một khối thiếp xin mang
Quản chi miệng thế lời chênh lệch
Chẳng thế nhưng mà thế mấy ngoan.
Sự này có thấu hỡi chăng chàng
Duyên thiên chưa thấy nhô đầu dọc
Phận liễu sao mà nảy nét ngang
Cái tội trăm năm chàng chịu cả
Chữ tình một khối thiếp xin mang
Quản chi miệng thế lời chênh lệch
Chẳng thế nhưng mà thế mấy ngoan.
6.THƠ THỊ ĐỂU
Kén chọn làm chi thế ối anh
Lấy ai khuynh quốc lại khuynh thành
Vô duyên nên nỗi người chê “đểu” (1)
Có đẹp chăng thời gái ở tranh
Ghét mặt cục vàng ra cục đất
Tắt đèn nhà ngói bẵng nhà gianh
Thay lời mượn bút đem thư gửi
Nghĩ lại sao cho để được đành
Lấy ai khuynh quốc lại khuynh thành
Vô duyên nên nỗi người chê “đểu” (1)
Có đẹp chăng thời gái ở tranh
Ghét mặt cục vàng ra cục đất
Tắt đèn nhà ngói bẵng nhà gianh
Thay lời mượn bút đem thư gửi
Nghĩ lại sao cho để được đành
(1) Nguyên văn chữ Nôm là
“điểu” là chim, có dấu cá nháy – theo tự điển Việt Pháp và Việt Nam tự điển
(1931) thì “đểu” có nghĩa là hạng người hèn mạt/ mạt hạng.
7. CHI CHI CHUYỆN ẤY
Chi chi chuyện ấy đã đành
lòng
Vó ký phen này quyết thẳng rong
Non nước chơi hoài non nước đó
Gió giăng nào phải gió giăng không
Mặt càng đối mặt tình ngao ngán
Tay chửa rời tay bước ngại ngùng
Lão Nguyệt lẽ nào trêu quải mãi
Chén đồng xin hẹn khắc đêm đông.
Vó ký phen này quyết thẳng rong
Non nước chơi hoài non nước đó
Gió giăng nào phải gió giăng không
Mặt càng đối mặt tình ngao ngán
Tay chửa rời tay bước ngại ngùng
Lão Nguyệt lẽ nào trêu quải mãi
Chén đồng xin hẹn khắc đêm đông.
8. NÚI BA ĐÈO
Một đèo một đèo lại một đèo
Khen ai khéo vẽ cảnh cheo leo
Cửa son tía ngắt lơ thơ móc
Đường đá xanh rì lún phún rêu
Phưởng phất chồi thông cơn gió tốc
Mịt mờ ngọn cỏ lúc sương reo
Hiền nhân quân tử ai là chẳng
Mỏi gối chồn chân cũng muốn trèo.
Khen ai khéo vẽ cảnh cheo leo
Cửa son tía ngắt lơ thơ móc
Đường đá xanh rì lún phún rêu
Phưởng phất chồi thông cơn gió tốc
Mịt mờ ngọn cỏ lúc sương reo
Hiền nhân quân tử ai là chẳng
Mỏi gối chồn chân cũng muốn trèo.
9.MIẾU SẦM THÁI THÚ
Ghé mắt trông lên thấy bảng
treo
Kìa đền Thái Thú đứng cheo leo
Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu.
Kìa đền Thái Thú đứng cheo leo
Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu.
10.KHÓC TỔNG CÓC
Hỡi chàng ôi hỡi chàng ôi
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé
Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi.
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé
Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi.
11.KHÓC QUAN VĨNH TƯỜNG
Trăm năm Quan Phủ Vĩnh Tường
ôi
Cái nợ phù sinh có thế thôi
Chôn chặt văn chương ba thước đất
Ném tung hồ thỉ bốn phương trời
Nắm xương dưới đất chau mày khóc
Hòn máu trên tay mỉm miệng cười
Đã thế thời thôi cho mát mẻ
Trăm năm Quan Phủ Vĩnh Tường ôi.
Cái nợ phù sinh có thế thôi
Chôn chặt văn chương ba thước đất
Ném tung hồ thỉ bốn phương trời
Nắm xương dưới đất chau mày khóc
Hòn máu trên tay mỉm miệng cười
Đã thế thời thôi cho mát mẻ
Trăm năm Quan Phủ Vĩnh Tường ôi.
12.TIỄN NGƯỜI LÀM THƠ
Dắt díu đưa nhau đến cửa chiền
Cũng đòi học nói nói không nên
Ai về nhắn nhủ phường lòi tói
Muốn sống đem vôi quét trả đền.
Cũng đòi học nói nói không nên
Ai về nhắn nhủ phường lòi tói
Muốn sống đem vôi quét trả đền.
13.VỊNH QUẢ CHUÔNG
Năm ba thằng ngọng đứng xem
chuông
Nó bảo nhau rằng ấy ái uông.
Nó bảo nhau rằng ấy ái uông.
14.CHƠI HOA
Đã chót chơi hoa phải cố
trèo
Trèo lên trèo xuống mỏi xương kheo
Cành la cành bổng vin co vít
Bông chín bông xanh để lộn phèo.
Trèo lên trèo xuống mỏi xương kheo
Cành la cành bổng vin co vít
Bông chín bông xanh để lộn phèo.
15.VÔ ÂM NỮ (1)
(Gái không âm hộ)
Mười hai bà mụ ghét chi nhau
Đem cái xuân tình cắm ở đâu
Rúc rích thây cha con chuột nhắt
Vo ve mặc mẹ cái ong bầu
Nào ai biết được vông hay chóc
Nọ kẻ chia ra cuống mấy đầu
Thôi thế thời thôi thôi cũng rảnh
Trăm năm càng khỏi tiếng làm dâu.
Đem cái xuân tình cắm ở đâu
Rúc rích thây cha con chuột nhắt
Vo ve mặc mẹ cái ong bầu
Nào ai biết được vông hay chóc
Nọ kẻ chia ra cuống mấy đầu
Thôi thế thời thôi thôi cũng rảnh
Trăm năm càng khỏi tiếng làm dâu.
(1): Các bản khác ghi là
“Quan thị”
16. NGÃ TỐC VÁY LÀM THƠ TỰ VỊNH
Vén đám mây lên tỏ mặt trời
Lác coi từng đám rõ từng nơi
Giang sơn đâu đó nhô đầu dậy
Hoa cỏ quen hơi mỉm miệng cười.
Lác coi từng đám rõ từng nơi
Giang sơn đâu đó nhô đầu dậy
Hoa cỏ quen hơi mỉm miệng cười.
17. BÙN BẮN LÊN ĐỒ
Xuân Hương đi đường lội, bùn
bắn lên đến “đồ”, tức cảnh vịnh:
Nê ninh thượng thức cao thâm
xứ
Mạc quải anh hùng lưỡng thủ mô
(Bùn kia còn biết nơi cao thẳm
Chẳng trách anh hùng thích mó tay).
Mạc quải anh hùng lưỡng thủ mô
(Bùn kia còn biết nơi cao thẳm
Chẳng trách anh hùng thích mó tay).
18. ĐI ĐÁI BÙN NẨY
Quân tử anh hùng đâu vắng tá
Để cho nê thổ nảy chơi xuân.
Để cho nê thổ nảy chơi xuân.
19. XƯỚNG HỌA VỚI QUAN TẾ TỬU
HỌ PHẠM
(Bài 2)
(Bài 2)
Xuân Hương xướng:
Kìa ai tỉnh, kìa ai say
Kìa ai ghẹo nguyệt giữa ban ngày
Khoan khoan xin hãy dừng tay lại
Chớ mó hang hùm nữa mất tay.
Kìa ai ghẹo nguyệt giữa ban ngày
Khoan khoan xin hãy dừng tay lại
Chớ mó hang hùm nữa mất tay.
Họ Phạm (Chiêu Hổ) họa lại:
Nào ai tỉnh nào ai say
Nào ai ghẹo nguyệt giữa ban ngày
Ví dầu hang chẳng cho ai mó
Sao có hùm con bỗng trốc tay.
Nào ai ghẹo nguyệt giữa ban ngày
Ví dầu hang chẳng cho ai mó
Sao có hùm con bỗng trốc tay.
20. Câu đối CHƠI ĐÈO NGANG
– Khéo khen ai đẽo đá chênh
vênh, tra hòn ngược để đơm người đế bá;
– Trách con tạo lừa cơ tem hẻm, chuốt núi xuôi cho lọt khách cổ kim.
– Trách con tạo lừa cơ tem hẻm, chuốt núi xuôi cho lọt khách cổ kim.
Thật vui, ”cái gì của Xuân
Hương trả lại cho Xuân Hương” – Giáo sư Tiến sỹ Kiều Thu Hoạch đã dành trên 40
năm trời để Làm ĐƯỢC cái công việc có giá trị đích thực này – thật là đáng kính
trọng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét