Khi cô đơn, tôi thường đi bộ tha thẩn dạo quanh
rừng thông đồi Ông Sư sát ngay Dinh 3 nơi ở của gia đình Vua Bảo Đại hoặc đến Đồi
Mai Anh rộng 12 ha có những cây thông đua chiều cao với nhà thờ Domain De
Marie; hoặc ngồi cáp treo băng qua vạt rừng thông xen vườn rau vườn hoa, nhìn
Đà Lạt dưới chân mình, rồi sang khu Thiền viện Trúc Lâm rộng 24 ha với những
cây thông vun vút lặng câm đứng thiền , rồi chỉ 15 USD ngồi du thuyền, khi tàu
lênh đênh trên mặt hồ rộng 450 ha ta mặc sức lặng ngắm nhìn những dải thông
miên man đứng quanh hồ nước; hoặc đến Thung lũng tình yêu, vì dưới tán thông
nhìn đỉnh cao 2163 mét mây phủ ta thả sức tưởng tượng chuyện tình Langbiang!
Và "diền dã" ngoại vi Đà Lạt, như bằng xe Bus đến Langbiang Lạc Dương, và đi ô tô hai cầu lên đỉnh cao 1932 mét phóng tầm mắt nhìn hồ nước xa hoặc nhìn về Đà Lạt nhà bé tẹo san sát như Sa bàn , sau đó khi xuống vào Thung lung Trăm năm có các nhà nghỉ núp trong rừng thông,không gian tĩnh lặng ta nghe rõ suối róc rách với rừng thông như các cô gái chân dài đầu trần đứng dưới trời làm duyên;
Hoặc từ Thác Cam Ly đi đến Thác Voi gần chùa Linh Ẩn , qua giải rừng thông bạt ngàn hoang sơ dẫn đến khu kinh tế mới của người Thủ Đô, rồi từ Thị trấn Nam Ban lại vòng sang chợ Liên Nghĩa (Đức Trọng) để về với dải rừng thông duyên dáng nhất Đà Lạt quanh thác Prenn.
Ấn tượng lạ khi đi xe Bus qua Trại Mát uốn lượn quanh co qua Xuân Thọ Xuân Trường Trạm Hành , thông ở đây có nhiều mảnh thông non bên cánh rừng thông vun vút xanh, từ Trạm Hành tôi đã đi bộ về Dran thăm chùa Bà Xám , rồi theo xe Bus qua xứ đạo Lạc Lâm tua tủa mộ dấu cộng nép cạnh rừng thông Đơn Dương rồi lại trở về Prenn với rừng thông chi chit ướt sũng mưa.
Từ Đà Lạt đi Nha Trang qua đường 723 ,cảm xúc trào dâng ngập tràn khó kìm nén khi qua cánh rừng thông hoang sơ ngút ngàn, các địa danh Đa Rơ Hoa ,Buôn Đa Chay, Buôn Đong Mang , xa xa là đỉnh Hòn Giao 2062 mét và đường đi thông hai bên đường mây mù cuồn cuộn vách núi cheo leo …
Qua các hành trình " điền dã' như vậy, tôi ban đầu mới thấm thía vị trí "cây thông"trong tâm thức người bản địa và du khách phương xa khi đến nghỉ dưỡng ở Đà Lạt.
Nay cây thông có nơi phải nhường chỗ cho các dự án biệt thự hiện đại, do vậy có sự tiếc nuối xót xa đối với các tâm hồn nhậy cảm !
Trong khuôn khổ bài này , tôi muốn viết về Cây thông qua thơ Đà Lạt Đại Tiềm (Khu Đông Anh 2 Nam Ban Lâm Hà Lâm Đồng đặc tả Đà Lạt
"Nhà mọc trên chóp núi
Cheo leo dưới thang mây
Nắng rơi nghiêng vạt cỏ
Gió hoang vu giăng đầy"
Không chỉ Chu Bá Nam (Kinh Bắc ở Đà Lạt) viết:
"Giữa ngàn thông hoang sơ
Rối vòng con đóm vẽ" (Bâng khuâng)
Nguyễn Tấn On viết
"Chiều Đà Lạt nắng xuống đồi khe khẽ
Mây lãng đãng về thông lãng đãng sương"
và kết bài thơ Chiều Đà Lạt bằng câu
"Cành củi ngo sưởi ấm lòng Đà Lạt
Dẫu ngàn sau chưa dễ đã nguôi quên"
Lê Bá Cảnh thì viết
Một giải thông xanh lạnh bóng hồ
Sân cù thiên thiếp giấc ban trưa (Nàng xuân)
Phạm Thị Minh (3 Lê Văn Tám KP6 Liên Nghĩa Đức Trong) trong bài Nhớ về Đà Lạt
Nhặt quả thông khô lên Đồi Cù nhóm lửa
Cho nóng lên, hâm lại bếp tàn tro "
Phạm Minh Châu viết
Ở đâu
Tôi cũng nhớ về Đà Lạt
Những,
Đêm nghiêng
Loang lổ trăng rừng
Lốm đốm những vết sáng bóng thông
(Đà Lạt phố).
Vũ Diễn trong bài Thương nhớ người ơi
"Đà Lạt thông reo ngỡ hội Lim
Nắng xuân động cửa đến đây tìm
Cánh trầu cánh phượng người say ấy
Qua mấy mùa trăng chắc đã quên"
Mai Đình trong bài Buổi sớm trong rừng
"Mỗi sớm mai thức dậy
Em nhận thấy gì không?
Mình bỗng thành thơ trẻ
Giữa ngút ngàn rừng thông"
Mai Đình còn có Đà Lạt rất hiền
"Đà Lạt rất hiền
Có phải thế không anh?
Lá thông rơi em giật mình ngơ ngác
Con đường nhỏ nhẹ nhàng em bước
Gió vô tình làn tóc khẽ bay bay…"
Phan Hữu Giản trong bài ca Quê mới (1976-1986)
"Trời xa mỏi cánh chim chiều
Thông reo vẳng tiếng sáo diều ngân nga"
Thanh Dương Hồng trong bài Nhớ trăng quê
"Đêm nay giữa thành phố thông xanh
Ta lầm lũi bước dưới màn sương bạc
Lạnh lẽo vầng trăng giữa trời ngơ ngác
Ướt sũng hồn nỗi nhớ trăng quê"
Dương Lễ viết trong bài Thăm mộ bạn ngày giáp tết (cuối đông 1997 Đà Lạt)
"Ngày cuối năm tôi đi ngược nắng
Chiều nghĩa trang gió hun hút đồi thông
Hoàng hôn tím cả rừng chiều xao xác
Bạn nằm đây tết đến nhớ nhà không?" .
Phan Thành Minh trong Mai ta về viết
Mai ta về hoa ơi có thẹn
Thông có chờ nhả tiếng vi vu
Ai níu gió qua cầu dải yếm
Tím bâng khuâng bờ bãi xa mù…"
Khuất Minh Phương trong bài Tiếng Chuông
"Vi vu bản nhạc ngàn thông
Binh boong vang tiếng chuông đồng ngân nga …
"Mãi còn sống với thời gian
Tiếng binh bong tựa tiếng đàn trong veo"
Nguyễn Dương Quang trong bài Mùa xuân, em, Đà Lạt viết
"Đà Lạt mùa xuân những nụ hồng
Nắng vàng tơ lụa, cỏ xanh nhung
Thực ảo như người mình yêu dấu
Nhà em chìm bên kia đồi thông"
Mông Sinh trong bài Chẳng thể (24-7-2000) viết Chẳng thể hình dung Đà Lạt không hoa
Không mặt hồ trong in lòng thành phố
Mầu nắng dịu êm dát vàng thảm cỏ
Những lối mòn uốn lượn giữa rừng thông
Phố nhỏ nghiêng theo dốc núi chập chùng"
Trần Ngọc Trác trong Đà Lạt của tôi viết
Gió luồn vực núi
gió reo
Ngàn năm
Thông vẫn
Bốn chiều của thông
Vắt qua con dốc lượn vòng
Rừng nằm ttrong phố
Phố nằm trong mây
Củi ngo
Đốt giữa trời đêm
Bập bùng lửa
Với tiếng đàn ghi ta (Đà Lạt 3-6-2003)
Và cũng trong bài Với Tuyền Lâm Trần Ngọc Trác viết
"Giữa mênh mông ngút ngàn tiếng hú
Động đậy cành thông, lá mỏng mảnh rơi
Sóng cứ lao xao mạn thuyền sóng vỗ
Hồ vẫn xanh như biển trùng khơi"
Hà Đức Ái (Tân Hà Lâm Hà) trong bài Xa nhớ
"Xa em, tình xa,xa hút
Gió đùa vi vút rừng thông
Tình xưa, bão giông mờ mịt
Người đi biển nhớ mênh mông"
Uông Thái Biểu trong Ngẫu hứng phồ
"Đà Lạt của tôi vó ngựa chiều mưa
Lóc có dội về quán trọ
Lữ khách dừng chân giữa đường mưa gió
Ngước nhìn một khoảng trời thông"
Hoặc còn có câu trong bài Tuỳ hứng cuối mùa đông
"Ly cuối Đông trong như chưa hề rót
Có người cúi đầu nhặt chiếc lá thông rơi…" .
Các nhà thơ chắc là còn nhiều bài thơ hay trong Sổ tay thơ còn chưa công bố!
Hôm giỗ Tổ nghề Thêu , tại trụ sở XQ 27 Yersin Đà Lạt giao lưu với các tri kỷ hữu, sau khi xem Bảo tàng thêu và xá Lỵ Phật,bột phát ngẫu hứng tôi đọc bài tứ tuyệt
"Vạt nắng nghiêng dốc núi
Vắt vẻo mây ngang đèo
Ngón tay em phù thuỷ
Thêu Đà Lạt thông reo"
Hôm ấy có nhiều nhà thơ tài danh đến giao lưu ở XQ, nghe xong bài thơ của tôi có người góp lời nên thay "Vạt nắng" bằng "Giọt nắng" "Hoàng hôn" hoặc thay "dốc núi' bằng "phố núi" có người góp lời nên thay " phù thuỷ " bằng "lạ quá" "huyền diệu" "ngọc ngà"."đẹp quá " tài quá"
Ý tôi chỉ muốn nói XQ thêu được âm thanh của "thông reo", thường chỉ thêu màu sắc hài hoà, nhưng sao tôi nhìn thấy ngón tay của XQ điêu luyện đưa được Âm thanh vào tác phẩm của mình!
Có nhà thơ muốn thay chữ "vắt vẻo" bằng "đỏng đảnh".
Bản thân tôi nghiệm thời tiết ở Đà Lạt thực là " đỏng đảnh", một ngày có đủ sắc của Bốn mùa
"Đà Lạt sáng nắng chiều mưa
Đêm đêm lành lạnh cho vừa lòng nhau" Tôi vẫn bị ám ảnh khi lẩn thẩn nghĩ lại kỷ niệm đi kiểm tra trực tiếp ở Lâm Đồng những năm 90 của thế kỷ 20 dự án Đầu tư nước ngoài (FDI) "Ván gỗ thông" của Indonexia, trực tiếp nhìn những cây gỗ thông bị cưa từng khúc bóc vỏ sấy hút nhựa ngâm hoá chất và sau đó thành các ván gỗ thông! Vì ngây thơ chúng ta phải trả giá nhưng còn may phúc mà chúng ta "ngộ nhanh" không thì Đà Lạt đã trơ trụi còn đâu các vạt thông như ngày nay! và cũng bồn chồn lo sợ nếu không hài hoà giữa bảo tồn rừng thông với hiện đại hoá Đà Lạt, thì hậu quả sẽ rất ghê gớm khi người Đà Lạt bị tổn thương về tâm thức!
Sự tổn thương đau đớn này ,ta có thể thấy qua Pham Quốc Ca có bài Ba cây thông
Cạnh nhà tôi có ba cây thông
Ba thiếu nữ tóc xanh
Bí ẩn chơi ba cây đàn gió …
Tôi trở về
Một khoảng trống cô đơn
Người ta đốn thông rồi
Ba gốc cây nhựa ứa
Một quán nhậu sẽ mọc lên ở đó (Đà lạt 1994)
Và qua tâm sự tác giả thơ Nguyễn Mộng Sinh (Tiến sĩ Viện nghiên cứu hạt nhân) Trong bài "Cây thông bên hồ "
"Cây thông xanh không chết bởi già nua
Nó chết héo bởi long người vị kỷ
Nó chết đứng ở bờ hồ lặng lẽ
Cành khô gầy vật vã dưới trời mưa …
Cây thông kia giờ đen nhẻm than cành
Nó đã chết. Có một người đứng lặng
Ngước nhìn lên bầu trời cao thăm thẳm
Bỗng thấy lòng tê tái nỗi cô đơn !
Tôi lạc quan tin tưởng vào sự hài hoà trong tư duy của các nhà Quy hoạch Đà lạt tương lai và Hy vọng thế hệ tương lai vẫn thấy Đà Lạt đẹp như bài "Trong rừng" của Đào Hữu Thức
Những cây thông cao vút
Cành xoè chiếc dù xanh
Mặt trời núp sau lá
Chơi ú tìm cùng em
Tiếng suối reo róc rách
Tiếng gió ru nhẹ nhàng
Nhiều loài chim hoà nhạc
Đàn bướm thì lang thang
Có phải đây là chỗ
Vui chơi của thần tiên
Bố ơi! Rừng đẹp quá
Chẳng biết ai trông nên?.
Và "diền dã" ngoại vi Đà Lạt, như bằng xe Bus đến Langbiang Lạc Dương, và đi ô tô hai cầu lên đỉnh cao 1932 mét phóng tầm mắt nhìn hồ nước xa hoặc nhìn về Đà Lạt nhà bé tẹo san sát như Sa bàn , sau đó khi xuống vào Thung lung Trăm năm có các nhà nghỉ núp trong rừng thông,không gian tĩnh lặng ta nghe rõ suối róc rách với rừng thông như các cô gái chân dài đầu trần đứng dưới trời làm duyên;
Hoặc từ Thác Cam Ly đi đến Thác Voi gần chùa Linh Ẩn , qua giải rừng thông bạt ngàn hoang sơ dẫn đến khu kinh tế mới của người Thủ Đô, rồi từ Thị trấn Nam Ban lại vòng sang chợ Liên Nghĩa (Đức Trọng) để về với dải rừng thông duyên dáng nhất Đà Lạt quanh thác Prenn.
Ấn tượng lạ khi đi xe Bus qua Trại Mát uốn lượn quanh co qua Xuân Thọ Xuân Trường Trạm Hành , thông ở đây có nhiều mảnh thông non bên cánh rừng thông vun vút xanh, từ Trạm Hành tôi đã đi bộ về Dran thăm chùa Bà Xám , rồi theo xe Bus qua xứ đạo Lạc Lâm tua tủa mộ dấu cộng nép cạnh rừng thông Đơn Dương rồi lại trở về Prenn với rừng thông chi chit ướt sũng mưa.
Từ Đà Lạt đi Nha Trang qua đường 723 ,cảm xúc trào dâng ngập tràn khó kìm nén khi qua cánh rừng thông hoang sơ ngút ngàn, các địa danh Đa Rơ Hoa ,Buôn Đa Chay, Buôn Đong Mang , xa xa là đỉnh Hòn Giao 2062 mét và đường đi thông hai bên đường mây mù cuồn cuộn vách núi cheo leo …
Qua các hành trình " điền dã' như vậy, tôi ban đầu mới thấm thía vị trí "cây thông"trong tâm thức người bản địa và du khách phương xa khi đến nghỉ dưỡng ở Đà Lạt.
Nay cây thông có nơi phải nhường chỗ cho các dự án biệt thự hiện đại, do vậy có sự tiếc nuối xót xa đối với các tâm hồn nhậy cảm !
Trong khuôn khổ bài này , tôi muốn viết về Cây thông qua thơ Đà Lạt Đại Tiềm (Khu Đông Anh 2 Nam Ban Lâm Hà Lâm Đồng đặc tả Đà Lạt
"Nhà mọc trên chóp núi
Cheo leo dưới thang mây
Nắng rơi nghiêng vạt cỏ
Gió hoang vu giăng đầy"
Không chỉ Chu Bá Nam (Kinh Bắc ở Đà Lạt) viết:
"Giữa ngàn thông hoang sơ
Rối vòng con đóm vẽ" (Bâng khuâng)
Nguyễn Tấn On viết
"Chiều Đà Lạt nắng xuống đồi khe khẽ
Mây lãng đãng về thông lãng đãng sương"
và kết bài thơ Chiều Đà Lạt bằng câu
"Cành củi ngo sưởi ấm lòng Đà Lạt
Dẫu ngàn sau chưa dễ đã nguôi quên"
Lê Bá Cảnh thì viết
Một giải thông xanh lạnh bóng hồ
Sân cù thiên thiếp giấc ban trưa (Nàng xuân)
Phạm Thị Minh (3 Lê Văn Tám KP6 Liên Nghĩa Đức Trong) trong bài Nhớ về Đà Lạt
Nhặt quả thông khô lên Đồi Cù nhóm lửa
Cho nóng lên, hâm lại bếp tàn tro "
Phạm Minh Châu viết
Ở đâu
Tôi cũng nhớ về Đà Lạt
Những,
Đêm nghiêng
Loang lổ trăng rừng
Lốm đốm những vết sáng bóng thông
(Đà Lạt phố).
Vũ Diễn trong bài Thương nhớ người ơi
"Đà Lạt thông reo ngỡ hội Lim
Nắng xuân động cửa đến đây tìm
Cánh trầu cánh phượng người say ấy
Qua mấy mùa trăng chắc đã quên"
Mai Đình trong bài Buổi sớm trong rừng
"Mỗi sớm mai thức dậy
Em nhận thấy gì không?
Mình bỗng thành thơ trẻ
Giữa ngút ngàn rừng thông"
Mai Đình còn có Đà Lạt rất hiền
"Đà Lạt rất hiền
Có phải thế không anh?
Lá thông rơi em giật mình ngơ ngác
Con đường nhỏ nhẹ nhàng em bước
Gió vô tình làn tóc khẽ bay bay…"
Phan Hữu Giản trong bài ca Quê mới (1976-1986)
"Trời xa mỏi cánh chim chiều
Thông reo vẳng tiếng sáo diều ngân nga"
Thanh Dương Hồng trong bài Nhớ trăng quê
"Đêm nay giữa thành phố thông xanh
Ta lầm lũi bước dưới màn sương bạc
Lạnh lẽo vầng trăng giữa trời ngơ ngác
Ướt sũng hồn nỗi nhớ trăng quê"
Dương Lễ viết trong bài Thăm mộ bạn ngày giáp tết (cuối đông 1997 Đà Lạt)
"Ngày cuối năm tôi đi ngược nắng
Chiều nghĩa trang gió hun hút đồi thông
Hoàng hôn tím cả rừng chiều xao xác
Bạn nằm đây tết đến nhớ nhà không?" .
Phan Thành Minh trong Mai ta về viết
Mai ta về hoa ơi có thẹn
Thông có chờ nhả tiếng vi vu
Ai níu gió qua cầu dải yếm
Tím bâng khuâng bờ bãi xa mù…"
Khuất Minh Phương trong bài Tiếng Chuông
"Vi vu bản nhạc ngàn thông
Binh boong vang tiếng chuông đồng ngân nga …
"Mãi còn sống với thời gian
Tiếng binh bong tựa tiếng đàn trong veo"
Nguyễn Dương Quang trong bài Mùa xuân, em, Đà Lạt viết
"Đà Lạt mùa xuân những nụ hồng
Nắng vàng tơ lụa, cỏ xanh nhung
Thực ảo như người mình yêu dấu
Nhà em chìm bên kia đồi thông"
Mông Sinh trong bài Chẳng thể (24-7-2000) viết Chẳng thể hình dung Đà Lạt không hoa
Không mặt hồ trong in lòng thành phố
Mầu nắng dịu êm dát vàng thảm cỏ
Những lối mòn uốn lượn giữa rừng thông
Phố nhỏ nghiêng theo dốc núi chập chùng"
Trần Ngọc Trác trong Đà Lạt của tôi viết
Gió luồn vực núi
gió reo
Ngàn năm
Thông vẫn
Bốn chiều của thông
Vắt qua con dốc lượn vòng
Rừng nằm ttrong phố
Phố nằm trong mây
Củi ngo
Đốt giữa trời đêm
Bập bùng lửa
Với tiếng đàn ghi ta (Đà Lạt 3-6-2003)
Và cũng trong bài Với Tuyền Lâm Trần Ngọc Trác viết
"Giữa mênh mông ngút ngàn tiếng hú
Động đậy cành thông, lá mỏng mảnh rơi
Sóng cứ lao xao mạn thuyền sóng vỗ
Hồ vẫn xanh như biển trùng khơi"
Hà Đức Ái (Tân Hà Lâm Hà) trong bài Xa nhớ
"Xa em, tình xa,xa hút
Gió đùa vi vút rừng thông
Tình xưa, bão giông mờ mịt
Người đi biển nhớ mênh mông"
Uông Thái Biểu trong Ngẫu hứng phồ
"Đà Lạt của tôi vó ngựa chiều mưa
Lóc có dội về quán trọ
Lữ khách dừng chân giữa đường mưa gió
Ngước nhìn một khoảng trời thông"
Hoặc còn có câu trong bài Tuỳ hứng cuối mùa đông
"Ly cuối Đông trong như chưa hề rót
Có người cúi đầu nhặt chiếc lá thông rơi…" .
Các nhà thơ chắc là còn nhiều bài thơ hay trong Sổ tay thơ còn chưa công bố!
Hôm giỗ Tổ nghề Thêu , tại trụ sở XQ 27 Yersin Đà Lạt giao lưu với các tri kỷ hữu, sau khi xem Bảo tàng thêu và xá Lỵ Phật,bột phát ngẫu hứng tôi đọc bài tứ tuyệt
"Vạt nắng nghiêng dốc núi
Vắt vẻo mây ngang đèo
Ngón tay em phù thuỷ
Thêu Đà Lạt thông reo"
Hôm ấy có nhiều nhà thơ tài danh đến giao lưu ở XQ, nghe xong bài thơ của tôi có người góp lời nên thay "Vạt nắng" bằng "Giọt nắng" "Hoàng hôn" hoặc thay "dốc núi' bằng "phố núi" có người góp lời nên thay " phù thuỷ " bằng "lạ quá" "huyền diệu" "ngọc ngà"."đẹp quá " tài quá"
Ý tôi chỉ muốn nói XQ thêu được âm thanh của "thông reo", thường chỉ thêu màu sắc hài hoà, nhưng sao tôi nhìn thấy ngón tay của XQ điêu luyện đưa được Âm thanh vào tác phẩm của mình!
Có nhà thơ muốn thay chữ "vắt vẻo" bằng "đỏng đảnh".
Bản thân tôi nghiệm thời tiết ở Đà Lạt thực là " đỏng đảnh", một ngày có đủ sắc của Bốn mùa
"Đà Lạt sáng nắng chiều mưa
Đêm đêm lành lạnh cho vừa lòng nhau" Tôi vẫn bị ám ảnh khi lẩn thẩn nghĩ lại kỷ niệm đi kiểm tra trực tiếp ở Lâm Đồng những năm 90 của thế kỷ 20 dự án Đầu tư nước ngoài (FDI) "Ván gỗ thông" của Indonexia, trực tiếp nhìn những cây gỗ thông bị cưa từng khúc bóc vỏ sấy hút nhựa ngâm hoá chất và sau đó thành các ván gỗ thông! Vì ngây thơ chúng ta phải trả giá nhưng còn may phúc mà chúng ta "ngộ nhanh" không thì Đà Lạt đã trơ trụi còn đâu các vạt thông như ngày nay! và cũng bồn chồn lo sợ nếu không hài hoà giữa bảo tồn rừng thông với hiện đại hoá Đà Lạt, thì hậu quả sẽ rất ghê gớm khi người Đà Lạt bị tổn thương về tâm thức!
Sự tổn thương đau đớn này ,ta có thể thấy qua Pham Quốc Ca có bài Ba cây thông
Cạnh nhà tôi có ba cây thông
Ba thiếu nữ tóc xanh
Bí ẩn chơi ba cây đàn gió …
Tôi trở về
Một khoảng trống cô đơn
Người ta đốn thông rồi
Ba gốc cây nhựa ứa
Một quán nhậu sẽ mọc lên ở đó (Đà lạt 1994)
Và qua tâm sự tác giả thơ Nguyễn Mộng Sinh (Tiến sĩ Viện nghiên cứu hạt nhân) Trong bài "Cây thông bên hồ "
"Cây thông xanh không chết bởi già nua
Nó chết héo bởi long người vị kỷ
Nó chết đứng ở bờ hồ lặng lẽ
Cành khô gầy vật vã dưới trời mưa …
Cây thông kia giờ đen nhẻm than cành
Nó đã chết. Có một người đứng lặng
Ngước nhìn lên bầu trời cao thăm thẳm
Bỗng thấy lòng tê tái nỗi cô đơn !
Tôi lạc quan tin tưởng vào sự hài hoà trong tư duy của các nhà Quy hoạch Đà lạt tương lai và Hy vọng thế hệ tương lai vẫn thấy Đà Lạt đẹp như bài "Trong rừng" của Đào Hữu Thức
Những cây thông cao vút
Cành xoè chiếc dù xanh
Mặt trời núp sau lá
Chơi ú tìm cùng em
Tiếng suối reo róc rách
Tiếng gió ru nhẹ nhàng
Nhiều loài chim hoà nhạc
Đàn bướm thì lang thang
Có phải đây là chỗ
Vui chơi của thần tiên
Bố ơi! Rừng đẹp quá
Chẳng biết ai trông nên?.
Hè 2010
27 Lê Hồng Phong Đà Lạt
Nguyễn Văn Hoa
Theo http://newvietart.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét