Gác mái ngư
ông về viễn phố
Gõ sừng mục tử lại cô thôn
Hai câu thơ trên của Bà Huyện Thanh Quan không dính dáng gì đến nhạc Trịnh Công Sơn (TCS) cả. Thế mà lạ, mỗi khi lẩm nhẩm những bài ca của anh nói đến phố phường, những bài ca loại này nhiều lắm, tôi liên tưởng ngay đến viễn phố của Thanh Quan. Mà viễn phố đâu có nghĩa là phố xa.
Hay là vì thơ Thanh Quan thường buồn, hai chữ viễn phố càng gợi nên cảnh tượng hoang sơ, cô liêu? Và nhớ. Hai câu thơ trên nằm trong bài Chiều Hôm Nhớ Nhà. Nhà thơ nhớ, chứ không phải ngư ông nhớ. Ngư ông sau một ngày lênh đênh trên sông nước lại trở về bến xa (viễn phố), bến cũ, buông tay, gác mái. Trở về như chàng mục tử chiều hôm lùa đàn trâu, đàn bò về chuồng nghỉ ngơi, trở về như con chim buổi tối bay về tổ ấm, về nơi trú ẩn an toàn để ngủ qua đêm. Trở về như có một chốn nhất định để đi về.
Chứ đâu phải như TCS trong Một Cõi Ði Về:
Ði đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt...
Chẳng biết nơi đâu là chốn quê nhà
Chứ đâu phải như những phố xa, phố lạ, phố hoang tàn như trong nhiều bài nhạc của TCS vào những tháng năm về sau của cuộc đời.
Thế mà “phố xa” của TCS vẫn khiến tôi liên tưởng đến “viễn phố”. Có lẽ ngôn ngữ trong ca từ của TCS thường sử dụng liên tuởng cho nên khi nghĩ đến nhạc của anh tôi không khỏi liên tưởng đến nhiều tình huống khác. Hay cũng có thể trong tư duy, liên tưởng nhiều khi có tính cách tình cờ, tùy tiện, thất thường - và TCS cũng thường có lối liên tưởng như thế.
Lẽ dĩ nhiên liên tưởng chỉ là một trong những lối diễn ý của nhạc sĩ tài ba đó. Trong nhạc TCS còn có những nét tượng trưng, siêu thực, hiện thực v.v... hoặc một chút thiền vị vào lúc cuối đời. Và ngay cả kỹ thuật collage (tạo hình bằng cách kết hợp những yếu tố, những mảnh rời khác nhau và có vẻ không ăn nhập gì với nhau, như thực tế cuộc sống vốn là như vậy) cũng được sử dụng. Có lẽ cũng vì thế ngôn ngữ của anh có khi bị phê bình là phi lý, mơ hồ, tối tăm, chắp vá, bừa bãi, tản mạn, không theo một lô-gích nào cả. Tuy nhiên ta có nên đòi hỏi một bài ca phải chuyên chở một tư tưởng thâm trầm, một nội dung phong phú, một mẩu chuyện có đầu, có đuôi, có lý, có lẽ? Hay một bài ca thường chỉ cần nói lên một xúc động, hoặc chụp bắt một tia chớp, một âm ba, một tiếng vang, một bóng dáng của cuộc sống, hoặc chỉ cần gợi lên một cảm nghĩ, tạo nên một ấn tượng, là đủ.
Thử nghe vài ca khúc phổ biến của Tây phương. Bài Yesterday chẳng hạn. Bài này rất nổi tiếng của nhóm The Beatles trong đó nhạc và lời quyện vào nhau làm một làm say mê nhiều thế hệ thanh niên trên khắp thế giới. Có gì trong bài ca đó? Chàng và nàng yêu nhau, rồi xa nhau. Tại sao? Có lẽ tại chàng đã nói điều gì lầm lỗi (Why she had to go I don’t know she wouldn’t say - I said something wrong now I long for yesterday). Thế thôi. Lời ca dễ dãi, bình dị. Một bài nổi tiếng khác của Neil Diamond, Alan Bergman, Marilyn Bergman, You Don’t Bring Me Flowers, do Neil Diamond cùng hát với danh ca hàng đầu của Mỹ là Barbra Streisand. Cũng bằng những lời lẽ rất đơn sơ:
You don’t bring me flowers
You don’t sing me love songs
You hardly talk to me anymore
When you come through the door
At the end of the day ...
(Anh không mang hoa cho em
Anh không hát cho em nghe những bài ca yêu đương
Anh dường như không nói với em nữa
Cuối ngày khi anh về bước qua khỏi cửa...)
Những lời hờn trách đại khái như thế lặp đi lặp lại cho đến cuối bài. Và thế là họ chia tay. Vâng, một ca khúc thường thường chỉ cần nói lên như thế là đủ.
Mấy bản nhạc đầu tiên của TCS, khoảng 1957- 1959, cũng có lối phô diễn giản dị như hai thí dụ nói trên – Ướt Mi, Lời Buồn Thánh, Thương Một Người ... và một số ca khúc “phản chiến”. Về sau nhạc TCS, như ta đã nêu ở trên, được viết bằng ngôn ngữ phức tạp hơn nhiều.
Nhạc Trịnh Công Sơn? Nhạc mà thôi hay ngụ ý nhạc và lời? Có thể tách lời ra khỏi nhạc, và ngược lại, hay không?
Có người cho rằng lời của TCS hay quá, hàm súc quá, nhiều chất thơ quá, nên thường nhạc không bắt kịp lời. Có người còn nói rằng TCS là nhà thơ, một nhà thơ lớn. Có thể như thế không? Nhưng thử tách riêng lời ca ra khỏi điệu nhạc, điều không nên làm đối với bất cứ nhạc sĩ nào, ta không thể nào gặp đuợc những bài thơ hay, cho dù, công bình mà nói, rải rác trong nhiều ca khúc của TCS, ta gặp nhiều chất thơ. Thỉnh thoảng, điều này rất hiếm đối với bất cứ nhạc sĩ nào kể cả TCS, ca từ mang dáng dấp một bài thơ nho nhỏ, khá hoàn hoàn chỉnh, nằm gọn trong một ca khúc:
Một hôm bước chân về giữa chợ
chợt thấy vui như trẻ thơ
Ðời ta có khi là đốm lửa
một hôm nhóm trong vườn khuya
Vườn khuya đóa hoa nào mới nở
đời ta có ai vừa qua...
(Ðêm Thấy Ta Là Thác Ðổ)
hoặc:
Ghế đá công viên dời ra đường phố
Người già co ro chiều thiu thiu ngủ
Người già co ro buồn nghe tếng nổ
Em bé lõa lồ khóc tuổi thơ đi ...
(Người Già Em Bé)
hoặc:
Trên đời người trổ nhánh hoang vu
Trên ngày đi mọc cành lá mù
Những tim đời đập lời hoang phế
Dưới mặt trời ngồi hát hôn mê
Dưới vòng nôi mọc từng nấm mộ
Dưới chân ngày cỏ xót xa đưa
(Cỏ Xót Xa Ðưa)
Chép xong đoạn ngắn trên, tôi lại liên tưởng ngay đến bài thơ của Du Tử Lê mới đăng trên báo Văn số Xuân Giáp Thân:
em thinh lặng, và hàng cây cũng thế
chở thời gian đàm tiếu ở trên cành
rụng xuống: Cho mầm non chuyển dạ
tôi qua đời: Ðể có lại em, xanh!
(nghiệp đôi ta: thinh-lặng-bướu-ân-tình)
Hai đoạn thơ trên đều hay, đều có cành, có cây, có lá, có nói đến chết chóc, nhưng ý tưởng hoàn toàn khác nhau. Trong khi Du Tử Lê bình thản, đôn hậu thì ở TCS bi kịch đã xuất hiện và đang bao trùm lên trên thân phận con người.
Hãy trở lại câu hỏi trên: Có thể tách lời ra khỏi nhạc, và ngược lại, hay không? Hãy chọn một bài ca thật hay làm thí dụ. Nhiều người đồng ý rằng Thiên Thai của Văn Cao là một trong những bài ca hay nhất trong tân nhạc Việt Nam. Nhưng thử hỏi lời ca của bài đó có thể đứng riêng rẽ mà vẫn mang một giá trị tự tại? Không, một khi tách ra khỏi nhạc, ca từ có chỗ hụt hẫng, lạc lõng, có chỗ cũn cỡn như con chim bị cắt đôi cánh. Nhiều bài ca của Phạm Duy hay của Trịnh Công Sơn cũng nằm trong trường hợp ấy. Nhưng khi nhạc và lời quyện vào nhau, nâng niu nhau, bài ca sẽờ có đời sống khác, rất phong phú, rất lôi cuốn. Con chim đã được trả đôi cánh để bay bổng lên trời cao.
Ngoài ra, lời ca của một ca khúc không nhất thiết phải là ngôn ngữ đàm thoại hằng ngày, hoặc ngôn ngữ của văn xuôi, ngôn ngữ của thơ. Nó đã có lãnh thổ riêng của nó, ngôn ngữ riêng của nó, nó nằm trong một phạm trù khác, không nhất thiết phải lệ thuộc vào ngôn ngữ bình thường, vào văn phạm hay ngữ pháp thông dụng. Lời ca đôi khi nghe như tiếng nói của người cổ sơ, của trẻ thơ bập bẹ, của tiềm thức, của vô thức, của loài cầm thú, của Mẹ Thiên Nhiên. Lời ca còn có khi muốn vươn đến cõi vô ngôn. Và nó quyện vào nhạc làm thành một thể nhất quán. Vô ngôn trong ca khúc để vươn đến thế giới huyền nhiệm của âm điệu mà thôi, đó là giấc mơ của nhạc sĩ.
Bài Gánh Lúa của Phạm Duy là một kiệt tác trong đó lời và nhạc bất khả phân. Tương tự như thế, bài Bống Bồng Ơi! của TCS. Ðó là vấn đề của ca từ. Còn phần nhạc của bài ca có thể đứng riêng ra được không? Lẽ dĩ nhiên ở đây ta đang nói đến nhạc trong ca khúc chứ không phải nhạc thuần túy, hay nhạc cổ điển. Những bản nhạc của Văn Cao như Thiên Thai, Suối Mơ, Trương Chi, của Phạm Duy như Con Ðường Cái Quan, Cỏ Hồng, Dạ Lai Hương, của Lê Thương như Hòn Vọng Phu I, II, III, của Ðỗ Nhuận như Tiếng Hát Sông Thao, của Nguyễn Mỹ Ca như Dạ Khúc, của Phạm Ðình Chương như Hội Trùng Duơng, của Hùng Lân như Hè Về, của Dương Thiệu Tước như Thuyền Mơ, của Nguyễn Văn Thương như Ðêm Ðông, của Cung Tiến như Nguyệt Cầm, của Ngô Thụy Miên như Dấu Tình Sầu v.v... khi được độc tấu hay hòa tấu (chứ không phải đơn ca hoặc hợp xướng) đều có thể tạo nên xúc động lớn trong lòng người yêu nhạc. Như thế có nghĩa là trong một ca khúc, phần âm điệu, thanh nhạc, trong nhiều trường hợp, có thể đứng riêng một mình. Nói một cách khác, phần nhạc đóng vai chủ chốt. Phần này nếu hỏng, bài ca sẽ không còn giá trị nữa. Ngay cả một bài thơ hay được một nhạc sĩ bất tài nào đó phổ nhạc, thì kết quả là ca khúc ấy sẽ rất gượng gạo, sống sượng. Người nghe chỉ muốn gạt bỏ cái cùm là phần nhạc đi để có thể được tự do đọc lên bài thơ theo cảm hứng, ngẫu hứng cuả mình, hoặc theo vần, điệu đã có sẵn trong thơ. Trong trường hợp này, rõ ràng là nhạc không chắp cánh cho thơ bay bổng, mà đã biến thành của nợ.
Những nhận xét trên đưa đến kết luận rằng một nhạc sĩ thành công khi phần nhạc trong bài ca có giá trị. Một nhạc sĩ được yêu chuộng khi phần nhạc đóng vai cốt cán. Nếu lờợi ca cũng hay, tức là lời ca ăn khớp với ngôn ngữ riêng biệt của khúc nhạc, càng tốt.
Nhiều người thích nhạc TCS, hay nói cho chính xác hơn, thích những ca khúc của anh. Tại sao? Là vì, trước hết, phần nhạc trong những ca khúc đó rất hay. Có thể nói rằng nhạc của anh khá đơn giản. Những bài nổi tiếng thường được viết bằng nhịp điệu nhẹ nhàng, êm ái, hoặc chầm chậm, trầm trầm, những blues, slow, boston, với một giọng buồn buồn như tiếng thở dài, kể lể, và thường sử dụng âm giai (gam) la thứ, la trưởng, mi thứ, mi trưởng. Rất ít bài nhanh nhẹn, giục giã như Biết Ðâu Nguồn Cội (nhịp 2/4, đô trưởng), Ở Trọ (nhịp 2/4, la trưởng), Con Mắt Còn Lại (nhịp 4/4 điệu swing, la trưởng) chẳng hạn. Trong Hồi Ký Phạm Duy, Phạm Duy nhận định “Toàn thể ca khúc Trịnh Công Sơn không cầu kỳ, rắc rối, vì nằm trong một số nhạc điệu đơn giản, rất phù hợp với tiếng thở dài của thời đại.” Ở một đoạn khác, Phạm Duy viết tiếp: “Toàn bộ âm nhạc của anh đẹp như một bức họa trừu tượng hơn là tả thực. Cả nhạc lẫn lời, cả xác lẫn hồn thơ, nghe lãng đãng, mơ hồ khó phân định cho đúng nghĩa.” Ðó là những nhận xét xác đáng.
Như trên đã nói, một ca khúc hay, trước hết phần nhạc phải hay. Nhạc TCS cũng không ra ngoài định lệ đó. Tôi còn nhớ một lần về thăm quê hương, một buổi tối ngồi một mình trong phòng lễ tân của một khách sạn chờ một người bạn, quanh đó có nhiều du khách Tây phương, Nhật, Ðài Loan v.v... đang ngồi uống rượu và chuyện trò rì rầm giữa những điệu nhạc huyên náo và những tiếng động tạp âm khác. Bỗng tiếng dương cầm, chứ không phải tiêng hát, trổi lên từ một đĩa CD. Tôi nhận ra ngay đó là bài Tuổi Ðá Buồn của TCS. Cả phòng bớt ồn ngay, người ta có vẻ chú ý dần. Tiếp theo, cũng tiếng dương cầm, là bài Ru Ta Ngậm Ngùi, cũng của TCS, khi thì trầm lắng, khi thì thánh thót, réo rắt, khi thì kéo dài như tiếng than. Căn phòng bỗng trở nên hoàn toàn im lặng, những cái ly được nhẹ nhàng đặt xuống mặt bàn, những ánh mắt trầm ngâm. Ðiệu nhạc dứt mà dư âm của nó trong lòng người nghe là tôi vẫn xôn xao. Một dịp khác, ở hải ngoại, trong một bữa tiệc tất niên đang ồn ào náo nhiệt, thì một một vị quan khách lên sân khấu xin góp vui bằng tiếng kèn. Vị đó dùng saxophone thổi bài Hạ Trắng. Tiếng kèn, điệu kèn ai buốt trong tôi, chữ của TCS trong Chiếc Lá Thu Phai, làm mọi người bàng hoàng. Tiếng kèn chấm dứt bằng những tràng pháo tay vang dội. Ðược yêu cầu biểu diễn thêm, vị khách tài hoa ấy thổi bài Chiều Một Mình Qua Phố. Không khí bữa tiệc hoàn toàn đổi khác, mọi người như được tiếng nhạc đưa vào một cõi khác, huyền ảo, say đắm, mơ màng, bâng khuâng. Âm thanh ấy, lại quyện với những lời, ý đẹp và độc đáo đến bất ngờ (nhận xét của Văn Cao về TCS: Nhạc TCS ... thấm vào lòng người như suối tươi. Với những lời, ý đẹp và độc đáo đến bất ngờ hôn phối cùng một kết cấu đặc biệt ...) đã khiến cho nhạc của anh không những có một sức thu hút lớn lao đối với chúng ta đã đành, mà còn chinh phục lòng ngưỡng mộ của người nước ngoài. Những người mê nhạc TCS bảo rằng nhạc của anh không có bài nào dở cả, hầu hết đều hay hoặc trên trung bình mà thôi. Người viết bài này chỉ mong trong 10 bài của anh có một bài hay là đủ, và nếu được thế, đóng góp của anh cho nền âm nhạc Việt Nam đã lớn lao lắm rồi. Với một công trình đồ sộ khoảng 600 ca khúc, TCS có thể có đến 60 bài hay chăng! Tôi có chủ quan và lạc quan lắm không? Có người suốt đời chỉ viết được mươi bài mà vị tất đã có được vài ba bài giá trị.
Phần trình bày vừa rồi hơi dài dòng nhằm nêu lên sự kiện rằng khi nghe nhạc của TCS, hay bất cứ nhạc của ai, người thưởng ngoạn cần phải quan tâm tính cách nhất quán của nhạc và lời. Dùng con dao mổ xẻ để tìm cách cắt lời ra khỏi nhạc, rồi đem ngôn ngữ phê bình văn học để phân tích một cách chi ly, gò ép từng câu, từng chữ, trong ca từ thì chỉ có thể tạo nên những chướng ngại không vượt qua nổi khi muốn tiếp cận lãnh vực nghệ thuật vô cùng tinh vi, và kỳ diệu này.
TCS đề cập đến rất nhiều vấn đề – chuyện tình, chuyện phản chiến, chuyện quê hương, chuyện đời, chuyện thân phận con người, chuyện siêu hình, vài nét hiện sinh trong giai đoạn đầu, một ít thiền vị v.v... trong giai đoạn cuối. Bài viết ngắn này không có tham vọng nhận định tổng quát những vấn đề vừa nêu. Người viết bài này chỉ thử ném một cái nhìn vào một góc nhỏ của bức họa toàn cảnh của TCS: Những phố phường, những phố xa.
Văn Cao, nhạc rất hay, nhưng quá ít ỏi, và không hề đề cập đến phố xá, chỉ có lần mô tả ngôi làng cũ trong bài Làng Tôi (Làng tôi xanh bóng tre/Từng tiếng chuông ban chiều/Tiếng chuông nhà thờ ngân... ). Ngay cả Phạm Duy với cả ngàn bài ca đã có mấy bài nhắc nhở đến đô thị. Trái lại TCS là nhạc sĩ đầu tiên nói đến phố phường nhiều nhất. Nếu chuồn chuồn, châu chấu bay lượn, nhảy nhót nơi hoa đồng cỏ nội, nếu loài ếch nhái lặn lội thong dong trong các ao chuôm, đầm lầy, nếu cái cò, cái vạc, cái nông dang rộng đôi cánh trên các thửa ruộng, mảnh vườn nơi thôn dã, thì TCS là con sâu của thành phố, là loài sâu ngủ quên trong tóc chiều. Con sâu đánh kén, làm tổ, con sâu rạo rực muốn biến thành cánh bướm, rồi con sâu cô đơn, con sâu bị hắt hủi, con sâu lạc lỏng, bơ vơ... để sẽ có ngày nó đục khoét cả trái tim của chính mình. Thật khó nói cho hết tâm tư của TCS đối với phố phường.
Xưa, người chinh phụ trong Chinh Phụ Ngâm nhớ chồng, không biết làm gì hơn là lên lầu cao nhìn ra xa tìm bóng dáng của chiếc chiến xa đưa chồng mình ra trận:
Vui có một tấm lòng chẳng dứt
Vốn theo chàng giờ khắc nào nguôi
Lòng theo nhưng chửa thấy người
Lên cao mấy lúc trông vời bánh xe...
Nhìn quanh, trông bến nam, đường bắc, non đông, lũng tây nhưng nào thấy tăm hơi. Ðành phải tìm chàng ở những chốn cũ nơi đôi lứa từng đặt chân đến – tìm trong giấc mơ:
Duy còn hồn mộng được gần
Ðêm đêm thường đến giang tân tìm người
Tìm chàng thuở dương đài lối cũ
Gặp chàng nơi Tương Phố bến xưa...
Trong Truyện Kiều, Kim Trọng, may mắn hơn, có thể trở lại nơi gặp Kiều lần đầu dù không còn tìm được dấu vết gì:
Bâng khuâng nhớ cảnh nhớ người
Nhớ nơi kỳ ngộ vội dời chân đi
Một vùng cỏ mọc xanh rì
Nước ngâm trong vắt thấy gì nữa đâu!
Gió chiều như giục cơn sầu
Vi lô hiu hắt như màu khơi trêu
Người xưa tương tư như thế đó thì nay TCS cũng không khác mấy. Cũng bâng khuâng nhớ cảnh nhớ người, cũng đi tìm những nơi kỳ ngộ. Có khác chăng, thay vì lẩn thẩn đi tìm trong mộng như người chinh phụ, hay đi tới những vùng mới hôm nào cỏ non xanh tận chân trời bây giờ đã ngả qua màu xanh rì, lác đác đám vi lô hiu hắt như chàng Kim, TCS lại một mình qua phố. Ta thử hát lên trong lòng những lời ca của anh thời còn trẻ – phải hát lên, chứ không chỉ đọc ca từ, nhạc và lời quấn quýt nhau. Nếu được, cầm cây saxo lên mà thổi thì khỏi phải hát. Nếu không, hát nhè nhẹ trong cổ họng cho ngực cồn cào lên một chút, cho tim nhói lên từng hồi. Và phải hát một mình trong buổi chiều có một ít nắng và gió. Trước khi hát, một ngụm rượu mạnh nhé:
Chiều một mình qua phố âm thầm nhớ nhớ tên em
Có khi nắng khuya chưa lên mà một loài hoa chợt tím...
Chiều qua bao nhiêu lần môi cười cho mình còn nhớ nhau
Chiều qua bao nhiêu lần tay rời nghe buồn ghé môi sầu
(Chiều Một Mình Qua Phố) Nhớ tên em quay quắt, nhớ khiến hai dòng nước mắt của anh muốn trào ra, nhưng cố nén lại, chỉ muốn nhớ âm thầm, chỉ muốn có một cơn gió tình cờ nào nổi lên . Ðể làm gì? Ðể gió tung bụi vào làm cay mắt, để chàng tự đánh lừa mình không quá mềm yếu khóc sướt mướt vì nhớ. Mà nhớ tên em chứ không phải nhớ em! Chàng cả thẹn hay còn có tâm sự u uẩn nào khác:
Chiều một mình qua phố âm thầm nhớ nhớ tên em
Gió ơi gió ơi bay lên - Ðể bụi đường cay lòng mắt
(Chiều Một Mình Qua Phố)
Trong nhạc TCS nếp sống nông nghiệp đã phai mờ lắm rồi. Dường như không còn dấu vết. Sinh hoạt của thị dân, nhịp đập của phố phường, trái tim của Sài Gòn, hiện lên rõ rệt:
Nhớ Sài Gòn mưa rồi chợt nắng
Nhớ phố xưa quen biết tên bàn chân
Nhớ đèn đường từng đêm thao thức...
Nhớ đường dài qua cầu lại nối
Nhớ những con sông nối bao dòng kinh
Nhớ ngựa thồ ngoại ô xa vắng
Nối xôn xao hàng quán đêm đêm...
Nhớ bạn bè chào nhau quen tiếng
Phố em qua gạch ngói quen tên...
Có bóng dừa, có câu hò, có con đò chở mưa nắng đi.
(Em Còn Nhớ Hay Em Ðã Quên)
Và còn nhiều nữa, những góc phố thân yêu, những đường phố cười, những đường rất tình, những đường rất gần (Có Những Con Ðường), những giây phút thần tiên đã trôi qua bên người mình yêu, những công viên nghe tiếng bước chân người đẹp giẫm trên lối đi, nhìn đôi mắt to ngỡ ngàng - Em qua công viên bước chân âm thầm ... em qua công viên mắt em ngây tròn (Nắng Thủy Tinh). TCS của giai đoạn này còn mang một linh hồn tươi mát, một cung cách rất lãng mạn và trữ tình của tuổi thanh xuân muôn thuở. Nhưng hãy lắng nghe cho kỹ, đằng sau những lời yêu đương ấy hình như còn có thêm những điều gì đó khác hẳn những người đi trước.
Xưa, người chinh phụ nhớ chồng, tìm chồng trong mộng, mong ngày về vinh quang của chồng. Và hết chuyện. Chàng Kim nhớ Kiều, đi tìm nơi gặp gỡ cũ cho đỡ nhớ, nhưng làm như vậy nỗi nhớ càng tăng, nên chỉ còn cách là dọn nhà đến gần nhà Kiều mong có dịp thấy lại giai nhân. Ta phải khâm phục quyết tâm của chàng Kim:
Song hồ nửa khép cánh mây
Tường đông ghé mắt ngày ngày hằng trông
Tấc gang động khóa nguồn phong
Tuyệt mù nào thấy bóng hồng vào ra...
Cuối cùng dịp may tất nhiên phải đến, Kim gặp Kiều, thế là tha hồ hẹn biển thề non. Người xưa trắng đen rõ ràng, dứt khoát, giản dị.
Gần chúng ta hơn, Xuân Diệu cũng có khi nhớ người yêu:
Anh một mình nghe tất cả buổi chiều
Vào chầm chậm ở trong hồn hiu quạnh
Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh.
Anh nhớ em, anh nhớ lắm, em ơi! ...
Nhưng lời lẽ trong hai câu dưới “hùng hồn” và “kêu” quá, e gặp phải hiệu quả ngược: hai câu thơ ấy không gợi lên được một cảm xúc nào cảƯ, chữ nghĩa nghe có vẻ hài hước, vừa dóng lên đã chết đứng. Làm hỏng cả đoạn thơ. Lẽ dĩ nhiên Xuân Diệu còn có những bài thơ tình khác hay hơn bài đó, nhưng tựu trung cũng chỉ những chuyện anh anh em em khá hời hợt thế thôi. Thơ tình từ Xuân Diệu đến Thanh Tâm Tuyền (tình cay đắng) hay Nguyên Sa (tình ngọt ngào) chẳng hạn là cả một khoảng cách lớn về thời gian cũng như về giá trị. Tôi không muốn nói người sau tất yếu phải hơn người trước (nỗi nhớ nhung của Kim Trọng, của Thúc Sinh đối với Kiều hẳn là đậm đà, da diết hơn Anh nhớ em, anh nhớ lắm, em ơi dù Nguyễn Du sống trước Xuân Diệu hơn một thế kỷ), nhưng tôi lấy làm lạ mỗi lần nói đến thơ tình, tình yêu nam nữ, người ta có thói quen nhắc đến Xuân Diệu. Thật ra, thơ tiền chiến của Xuân Diệu thành công ở những lãnh vực khác hơn. Sau 1945, Xuân Diệu không còn là nhà thơ nữa.
Trong TCS ngay vào những buổi đầu đời, ta thử lắng nghe cho kỹ như trên đã nói, cùng với điệu nhạc lời ca dìu dặt, khi thì nồng nàn, êm ái, khi thì bâng khuâng, bồi hồi, ta còn mơ hồ cảm thấy những âm vang khác, với một chút thê lương, một chút áo não, và rất nhiều hoang mang, bơ vơ. Xưa không có thế. Phải chăng đó là tiếng buồn của thời đại, ám ảnh của chiến tranh, của chết chóc, nỗi cô đơn, ngắn ngủi, bất hạnh của kiếp người, của thân phận. Chẳng bao lâu sau đó những tiếng buồn không nguôi ấy càng đậm nét dần theo năm tháng. Hãy để ý đến hai tình huống hoàn toàn tương phản dưới đây giữa hai người yêu nhau. Trong khi nàng:
Em đến bên đời hoa vàng một đoá.
Một thoáng hương bay bên trời phố hạ....
Em cười đâu đó trong lòng phố xá đông vui.
thì chàng:
Một cõi bao la ta về ngậm ngùi.
(Hoa Vàng Mấy Ðộ)
Tại sao thế? Tại sao anh phải trở về ngậm ngùi một mình? Tại sao anh không cùng người yêu đến những phố xá đông vui? Tại sao phải tìm về một cõi bao la? Cõi bao la là cõi nào? Cõi chết chăng đã bắt đầu lấp ló ở đầu đường, hay giữa đường, hay ở cuối đường?
Trong một ca khúc khác anh cũng ở lại một mình tưởng tượng ra nơi người yêu sắp đến, và ngồi nghe nghìn giọt lệ rơi xuống:
Nơi em về ngày vui không em
Nơi em về trời xanh không em
Ta nghe nghìn giọt lệ
Rớt xuống thành hồ nước long lanh
(Như Cánh Vạc Bay)
Hình như anh không bao giờ nắm giữ được tình yêu, hình như mỗi lần chia tay với người yêu là mỗi lần vĩnh biệt:
Nắng có còn hờn ghen môi em
Mưa có còn buồn trong mắt trong
Từ lúc đưa em về
Là biết xa nghìn trùng
(Như Cánh Vạc Bay)
Trong Ru Ta Ngậm Ngùi nỗi đau buồn của TCS đã đến mức ngoài sức chịu đựng. Cho nên anh phải sục sạo đi tìm, đi xin. Ai trong chúng ta có thể dửng dưng được khi chứng kiến một người đang cố gắng tìm vui! Mà tìm vui trên đường phố nào? Còn phố nào vui nữa hay không cho chàng được phép tới? Thật là bi thiết, thật là một cố gắng đau đớn và tuyệt vọng:
Có đường phố nào vui
Cho ta qua một ngày.
Có sợi tóc nào bay
Trong trí nhớ nhỏ nhoi.
Không còn không còn ai
Ta trôi trong cuộc đời.
Không chờ không chờ ai.
Có lần TCS đã thảng thốt bộc lộ:
Trên quê hương còn lại
Ta đi qua nửa đời
Chưa thấy được ngày vui
(Những Con Mắt Trần Gian)
Thành phố của TCS, càng lúc càng ảm đạm. Ðó là những thành phố buồn:
Ðường phố buồn một đường phố buồn
Ðường phố buồn mọi người đi vắng
Trong kinh đô tiêu điều dấu ngựa hồng
Ðường im lìm.
(Có Những Con Ðường)
Có khi đó là một thành phố lạ đang thiêm thiếp ngủ:
Một hôm bước qua thành phố lạ
Thành phố đã đi ngủ trưa...
Nhiều khi bỗng như trẻ nhớ nhà
Từ những phố kia tôi về
(Ðêm Thấy Ta Là Thác Ðổ)
Cũng có hôm anh ghé qua phố hoang tàn mà anh cảm thấy quen thuộc như đã có lần tới. Câu ca khá hàm hỗn. Thế thì thật ra anh đã từng đến phố ấy nên có cảm tưởng quen quen, hay chưa từng đến nhưng đối với anh phố nào thì cũng hoang tàn thế thôi:
Bỗng một hôm qua phố hoang tàn
Tôi quen như tôi đã có lần.
(Gần Như Niềm Tuyệt Vọng)
Con người sầu khổ, cô đơn và bơ vơ ấy lòng ngổn ngang trăm mối, đứng ngồi không yên, không biết đi đâu, về đâu. Về phố xưa nằm xuống tưởng mình đã chết bên cạnh cánh đồng vắng nhé. Ðồng vắng hay bãi tha ma! Hay lên phố cao nguyên ngồi xuống nghe tiếng gà gáy trưa, không còn tiếng người, loài người. Ngồi chán, một mình đứng dậy lầm lũi bước hoài. Hay lần mò đến con phố xa – phố đã biến thành một loài thú, con phố, một lối nói hơi lạ, con phố đã bỏ đi xa- trong đêm khuya đứng ngoài nhìn vào. Hay cứ thử quay về ngồi yên dưới mái nhà:
Về trong phố xưa tôi nằm
Có lần nghe tiếng ru bên vườn
Chợt như xác thân không còn
Và cạnh tôi là đồng vắng
Về trên phố cao nguyên ngồi
Tiếng gà trưa gáy khan bên đồi
Chợt như phố kia không người
Còn lại tôi bước hoài...
Nhiều khi đứng riêng ngoài
Nhiều đêm muốn đi về con phố xa
Nhiều đêm muốn quay về ngồi yên dưới mái nhà.
(Lời Thiên Thu Gọi)
Phố phường không còn là nơi trú ẩn, không còn là chốn về ấm cúng, dù loài người có còn đó đi nữa. Không, chỉ còn những mặt người thôi, chứ không phải con người, làm cho phố hoang mang. Mà sao lại mặt người? Hai tiếng đó có thể gây liên tưởng đến thành ngữ “mặt người dạ thú” hay không:
Có nỗi bùi ngùi bay đi thầm lặng
Có những mặt người giữa phố hoang mang.
(Bay Ði Thầm Lặng)
Thì về đâu?
Không lẽ về bên núi nghe đá ngậm ngùi!
Cuồng phong cánh mỏi
Về bên núi đợi
Ngậm ngùi ôi đá cũng thương thay.
(Chiếc Lá Thu Phai)
Không lẽ về cõi chiêm bao, cồn bãi hoang vu!
Anh đi đâu về đâu?
Về cõi chiêm bao
Lìa những cơn đau...
Anh đi đâu về đâu?
Ngọn gió hư hao thổi suốt đêm thâu
Ðời sẽ lênh đênh nơi nao
Cồn bãi hoang vu bạc đầu
(Có Một Ngày Như Thế)
Thế nhưng cũng có lần bàn chân, chứ không phải chính bản thân con người lạc lõng ấy, theo quán tính, mang thân xác anh đi trở lại phố phường. Anh thấy phố xa lạ nhiều, thấy người ta như sóng lao xao trên biển rộng mà mình chỉ đứng trên bờ trông ngóng:
Mười năm sau áo bay đường chiều
Bàn chân trong phố xa lạ nhiều...
Có lần bàn chân qua phố
Thấy người sóng lao xao bờ tôi.
(Có Một Dòng Sông Ðã Qua Ðời)
Phố phường thân yêu thuở nào, những bạn bè chào nhau quen tiếng, phố em qua gạch ngói quen tên, những phố xưa quen biết tên bàn chân, có mặt đường vàng hoa như gấm, có không gian màu áo bay lên, có em đi tà áo phiêu bồng, có những hàng quán xôn xao, có món ăn quen, có ly chè thơm, có én nô đùa, có đèn đêm thao thức ... nghĩa là có biết bao nhiêu là “phẩm vật của trần gian”, rốt cuộc đã trở thành phố lạ, phố xa, phố hoang tàn, phố hoang mang. Con sâu của thành phố biết đi về đâu? Ðó là tấn bi kịch của Trịnh Công Sơn, của một kiếp sống lưu đày ngay trên quê hương của mình.
Gõ sừng mục tử lại cô thôn
Hai câu thơ trên của Bà Huyện Thanh Quan không dính dáng gì đến nhạc Trịnh Công Sơn (TCS) cả. Thế mà lạ, mỗi khi lẩm nhẩm những bài ca của anh nói đến phố phường, những bài ca loại này nhiều lắm, tôi liên tưởng ngay đến viễn phố của Thanh Quan. Mà viễn phố đâu có nghĩa là phố xa.
Hay là vì thơ Thanh Quan thường buồn, hai chữ viễn phố càng gợi nên cảnh tượng hoang sơ, cô liêu? Và nhớ. Hai câu thơ trên nằm trong bài Chiều Hôm Nhớ Nhà. Nhà thơ nhớ, chứ không phải ngư ông nhớ. Ngư ông sau một ngày lênh đênh trên sông nước lại trở về bến xa (viễn phố), bến cũ, buông tay, gác mái. Trở về như chàng mục tử chiều hôm lùa đàn trâu, đàn bò về chuồng nghỉ ngơi, trở về như con chim buổi tối bay về tổ ấm, về nơi trú ẩn an toàn để ngủ qua đêm. Trở về như có một chốn nhất định để đi về.
Chứ đâu phải như TCS trong Một Cõi Ði Về:
Ði đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt...
Chẳng biết nơi đâu là chốn quê nhà
Chứ đâu phải như những phố xa, phố lạ, phố hoang tàn như trong nhiều bài nhạc của TCS vào những tháng năm về sau của cuộc đời.
Thế mà “phố xa” của TCS vẫn khiến tôi liên tưởng đến “viễn phố”. Có lẽ ngôn ngữ trong ca từ của TCS thường sử dụng liên tuởng cho nên khi nghĩ đến nhạc của anh tôi không khỏi liên tưởng đến nhiều tình huống khác. Hay cũng có thể trong tư duy, liên tưởng nhiều khi có tính cách tình cờ, tùy tiện, thất thường - và TCS cũng thường có lối liên tưởng như thế.
Lẽ dĩ nhiên liên tưởng chỉ là một trong những lối diễn ý của nhạc sĩ tài ba đó. Trong nhạc TCS còn có những nét tượng trưng, siêu thực, hiện thực v.v... hoặc một chút thiền vị vào lúc cuối đời. Và ngay cả kỹ thuật collage (tạo hình bằng cách kết hợp những yếu tố, những mảnh rời khác nhau và có vẻ không ăn nhập gì với nhau, như thực tế cuộc sống vốn là như vậy) cũng được sử dụng. Có lẽ cũng vì thế ngôn ngữ của anh có khi bị phê bình là phi lý, mơ hồ, tối tăm, chắp vá, bừa bãi, tản mạn, không theo một lô-gích nào cả. Tuy nhiên ta có nên đòi hỏi một bài ca phải chuyên chở một tư tưởng thâm trầm, một nội dung phong phú, một mẩu chuyện có đầu, có đuôi, có lý, có lẽ? Hay một bài ca thường chỉ cần nói lên một xúc động, hoặc chụp bắt một tia chớp, một âm ba, một tiếng vang, một bóng dáng của cuộc sống, hoặc chỉ cần gợi lên một cảm nghĩ, tạo nên một ấn tượng, là đủ.
Thử nghe vài ca khúc phổ biến của Tây phương. Bài Yesterday chẳng hạn. Bài này rất nổi tiếng của nhóm The Beatles trong đó nhạc và lời quyện vào nhau làm một làm say mê nhiều thế hệ thanh niên trên khắp thế giới. Có gì trong bài ca đó? Chàng và nàng yêu nhau, rồi xa nhau. Tại sao? Có lẽ tại chàng đã nói điều gì lầm lỗi (Why she had to go I don’t know she wouldn’t say - I said something wrong now I long for yesterday). Thế thôi. Lời ca dễ dãi, bình dị. Một bài nổi tiếng khác của Neil Diamond, Alan Bergman, Marilyn Bergman, You Don’t Bring Me Flowers, do Neil Diamond cùng hát với danh ca hàng đầu của Mỹ là Barbra Streisand. Cũng bằng những lời lẽ rất đơn sơ:
You don’t bring me flowers
You don’t sing me love songs
You hardly talk to me anymore
When you come through the door
At the end of the day ...
(Anh không mang hoa cho em
Anh không hát cho em nghe những bài ca yêu đương
Anh dường như không nói với em nữa
Cuối ngày khi anh về bước qua khỏi cửa...)
Những lời hờn trách đại khái như thế lặp đi lặp lại cho đến cuối bài. Và thế là họ chia tay. Vâng, một ca khúc thường thường chỉ cần nói lên như thế là đủ.
Mấy bản nhạc đầu tiên của TCS, khoảng 1957- 1959, cũng có lối phô diễn giản dị như hai thí dụ nói trên – Ướt Mi, Lời Buồn Thánh, Thương Một Người ... và một số ca khúc “phản chiến”. Về sau nhạc TCS, như ta đã nêu ở trên, được viết bằng ngôn ngữ phức tạp hơn nhiều.
Nhạc Trịnh Công Sơn? Nhạc mà thôi hay ngụ ý nhạc và lời? Có thể tách lời ra khỏi nhạc, và ngược lại, hay không?
Có người cho rằng lời của TCS hay quá, hàm súc quá, nhiều chất thơ quá, nên thường nhạc không bắt kịp lời. Có người còn nói rằng TCS là nhà thơ, một nhà thơ lớn. Có thể như thế không? Nhưng thử tách riêng lời ca ra khỏi điệu nhạc, điều không nên làm đối với bất cứ nhạc sĩ nào, ta không thể nào gặp đuợc những bài thơ hay, cho dù, công bình mà nói, rải rác trong nhiều ca khúc của TCS, ta gặp nhiều chất thơ. Thỉnh thoảng, điều này rất hiếm đối với bất cứ nhạc sĩ nào kể cả TCS, ca từ mang dáng dấp một bài thơ nho nhỏ, khá hoàn hoàn chỉnh, nằm gọn trong một ca khúc:
Một hôm bước chân về giữa chợ
chợt thấy vui như trẻ thơ
Ðời ta có khi là đốm lửa
một hôm nhóm trong vườn khuya
Vườn khuya đóa hoa nào mới nở
đời ta có ai vừa qua...
(Ðêm Thấy Ta Là Thác Ðổ)
hoặc:
Ghế đá công viên dời ra đường phố
Người già co ro chiều thiu thiu ngủ
Người già co ro buồn nghe tếng nổ
Em bé lõa lồ khóc tuổi thơ đi ...
(Người Già Em Bé)
hoặc:
Trên đời người trổ nhánh hoang vu
Trên ngày đi mọc cành lá mù
Những tim đời đập lời hoang phế
Dưới mặt trời ngồi hát hôn mê
Dưới vòng nôi mọc từng nấm mộ
Dưới chân ngày cỏ xót xa đưa
(Cỏ Xót Xa Ðưa)
Chép xong đoạn ngắn trên, tôi lại liên tưởng ngay đến bài thơ của Du Tử Lê mới đăng trên báo Văn số Xuân Giáp Thân:
em thinh lặng, và hàng cây cũng thế
chở thời gian đàm tiếu ở trên cành
rụng xuống: Cho mầm non chuyển dạ
tôi qua đời: Ðể có lại em, xanh!
(nghiệp đôi ta: thinh-lặng-bướu-ân-tình)
Hai đoạn thơ trên đều hay, đều có cành, có cây, có lá, có nói đến chết chóc, nhưng ý tưởng hoàn toàn khác nhau. Trong khi Du Tử Lê bình thản, đôn hậu thì ở TCS bi kịch đã xuất hiện và đang bao trùm lên trên thân phận con người.
Hãy trở lại câu hỏi trên: Có thể tách lời ra khỏi nhạc, và ngược lại, hay không? Hãy chọn một bài ca thật hay làm thí dụ. Nhiều người đồng ý rằng Thiên Thai của Văn Cao là một trong những bài ca hay nhất trong tân nhạc Việt Nam. Nhưng thử hỏi lời ca của bài đó có thể đứng riêng rẽ mà vẫn mang một giá trị tự tại? Không, một khi tách ra khỏi nhạc, ca từ có chỗ hụt hẫng, lạc lõng, có chỗ cũn cỡn như con chim bị cắt đôi cánh. Nhiều bài ca của Phạm Duy hay của Trịnh Công Sơn cũng nằm trong trường hợp ấy. Nhưng khi nhạc và lời quyện vào nhau, nâng niu nhau, bài ca sẽờ có đời sống khác, rất phong phú, rất lôi cuốn. Con chim đã được trả đôi cánh để bay bổng lên trời cao.
Ngoài ra, lời ca của một ca khúc không nhất thiết phải là ngôn ngữ đàm thoại hằng ngày, hoặc ngôn ngữ của văn xuôi, ngôn ngữ của thơ. Nó đã có lãnh thổ riêng của nó, ngôn ngữ riêng của nó, nó nằm trong một phạm trù khác, không nhất thiết phải lệ thuộc vào ngôn ngữ bình thường, vào văn phạm hay ngữ pháp thông dụng. Lời ca đôi khi nghe như tiếng nói của người cổ sơ, của trẻ thơ bập bẹ, của tiềm thức, của vô thức, của loài cầm thú, của Mẹ Thiên Nhiên. Lời ca còn có khi muốn vươn đến cõi vô ngôn. Và nó quyện vào nhạc làm thành một thể nhất quán. Vô ngôn trong ca khúc để vươn đến thế giới huyền nhiệm của âm điệu mà thôi, đó là giấc mơ của nhạc sĩ.
Bài Gánh Lúa của Phạm Duy là một kiệt tác trong đó lời và nhạc bất khả phân. Tương tự như thế, bài Bống Bồng Ơi! của TCS. Ðó là vấn đề của ca từ. Còn phần nhạc của bài ca có thể đứng riêng ra được không? Lẽ dĩ nhiên ở đây ta đang nói đến nhạc trong ca khúc chứ không phải nhạc thuần túy, hay nhạc cổ điển. Những bản nhạc của Văn Cao như Thiên Thai, Suối Mơ, Trương Chi, của Phạm Duy như Con Ðường Cái Quan, Cỏ Hồng, Dạ Lai Hương, của Lê Thương như Hòn Vọng Phu I, II, III, của Ðỗ Nhuận như Tiếng Hát Sông Thao, của Nguyễn Mỹ Ca như Dạ Khúc, của Phạm Ðình Chương như Hội Trùng Duơng, của Hùng Lân như Hè Về, của Dương Thiệu Tước như Thuyền Mơ, của Nguyễn Văn Thương như Ðêm Ðông, của Cung Tiến như Nguyệt Cầm, của Ngô Thụy Miên như Dấu Tình Sầu v.v... khi được độc tấu hay hòa tấu (chứ không phải đơn ca hoặc hợp xướng) đều có thể tạo nên xúc động lớn trong lòng người yêu nhạc. Như thế có nghĩa là trong một ca khúc, phần âm điệu, thanh nhạc, trong nhiều trường hợp, có thể đứng riêng một mình. Nói một cách khác, phần nhạc đóng vai chủ chốt. Phần này nếu hỏng, bài ca sẽ không còn giá trị nữa. Ngay cả một bài thơ hay được một nhạc sĩ bất tài nào đó phổ nhạc, thì kết quả là ca khúc ấy sẽ rất gượng gạo, sống sượng. Người nghe chỉ muốn gạt bỏ cái cùm là phần nhạc đi để có thể được tự do đọc lên bài thơ theo cảm hứng, ngẫu hứng cuả mình, hoặc theo vần, điệu đã có sẵn trong thơ. Trong trường hợp này, rõ ràng là nhạc không chắp cánh cho thơ bay bổng, mà đã biến thành của nợ.
Những nhận xét trên đưa đến kết luận rằng một nhạc sĩ thành công khi phần nhạc trong bài ca có giá trị. Một nhạc sĩ được yêu chuộng khi phần nhạc đóng vai cốt cán. Nếu lờợi ca cũng hay, tức là lời ca ăn khớp với ngôn ngữ riêng biệt của khúc nhạc, càng tốt.
Nhiều người thích nhạc TCS, hay nói cho chính xác hơn, thích những ca khúc của anh. Tại sao? Là vì, trước hết, phần nhạc trong những ca khúc đó rất hay. Có thể nói rằng nhạc của anh khá đơn giản. Những bài nổi tiếng thường được viết bằng nhịp điệu nhẹ nhàng, êm ái, hoặc chầm chậm, trầm trầm, những blues, slow, boston, với một giọng buồn buồn như tiếng thở dài, kể lể, và thường sử dụng âm giai (gam) la thứ, la trưởng, mi thứ, mi trưởng. Rất ít bài nhanh nhẹn, giục giã như Biết Ðâu Nguồn Cội (nhịp 2/4, đô trưởng), Ở Trọ (nhịp 2/4, la trưởng), Con Mắt Còn Lại (nhịp 4/4 điệu swing, la trưởng) chẳng hạn. Trong Hồi Ký Phạm Duy, Phạm Duy nhận định “Toàn thể ca khúc Trịnh Công Sơn không cầu kỳ, rắc rối, vì nằm trong một số nhạc điệu đơn giản, rất phù hợp với tiếng thở dài của thời đại.” Ở một đoạn khác, Phạm Duy viết tiếp: “Toàn bộ âm nhạc của anh đẹp như một bức họa trừu tượng hơn là tả thực. Cả nhạc lẫn lời, cả xác lẫn hồn thơ, nghe lãng đãng, mơ hồ khó phân định cho đúng nghĩa.” Ðó là những nhận xét xác đáng.
Như trên đã nói, một ca khúc hay, trước hết phần nhạc phải hay. Nhạc TCS cũng không ra ngoài định lệ đó. Tôi còn nhớ một lần về thăm quê hương, một buổi tối ngồi một mình trong phòng lễ tân của một khách sạn chờ một người bạn, quanh đó có nhiều du khách Tây phương, Nhật, Ðài Loan v.v... đang ngồi uống rượu và chuyện trò rì rầm giữa những điệu nhạc huyên náo và những tiếng động tạp âm khác. Bỗng tiếng dương cầm, chứ không phải tiêng hát, trổi lên từ một đĩa CD. Tôi nhận ra ngay đó là bài Tuổi Ðá Buồn của TCS. Cả phòng bớt ồn ngay, người ta có vẻ chú ý dần. Tiếp theo, cũng tiếng dương cầm, là bài Ru Ta Ngậm Ngùi, cũng của TCS, khi thì trầm lắng, khi thì thánh thót, réo rắt, khi thì kéo dài như tiếng than. Căn phòng bỗng trở nên hoàn toàn im lặng, những cái ly được nhẹ nhàng đặt xuống mặt bàn, những ánh mắt trầm ngâm. Ðiệu nhạc dứt mà dư âm của nó trong lòng người nghe là tôi vẫn xôn xao. Một dịp khác, ở hải ngoại, trong một bữa tiệc tất niên đang ồn ào náo nhiệt, thì một một vị quan khách lên sân khấu xin góp vui bằng tiếng kèn. Vị đó dùng saxophone thổi bài Hạ Trắng. Tiếng kèn, điệu kèn ai buốt trong tôi, chữ của TCS trong Chiếc Lá Thu Phai, làm mọi người bàng hoàng. Tiếng kèn chấm dứt bằng những tràng pháo tay vang dội. Ðược yêu cầu biểu diễn thêm, vị khách tài hoa ấy thổi bài Chiều Một Mình Qua Phố. Không khí bữa tiệc hoàn toàn đổi khác, mọi người như được tiếng nhạc đưa vào một cõi khác, huyền ảo, say đắm, mơ màng, bâng khuâng. Âm thanh ấy, lại quyện với những lời, ý đẹp và độc đáo đến bất ngờ (nhận xét của Văn Cao về TCS: Nhạc TCS ... thấm vào lòng người như suối tươi. Với những lời, ý đẹp và độc đáo đến bất ngờ hôn phối cùng một kết cấu đặc biệt ...) đã khiến cho nhạc của anh không những có một sức thu hút lớn lao đối với chúng ta đã đành, mà còn chinh phục lòng ngưỡng mộ của người nước ngoài. Những người mê nhạc TCS bảo rằng nhạc của anh không có bài nào dở cả, hầu hết đều hay hoặc trên trung bình mà thôi. Người viết bài này chỉ mong trong 10 bài của anh có một bài hay là đủ, và nếu được thế, đóng góp của anh cho nền âm nhạc Việt Nam đã lớn lao lắm rồi. Với một công trình đồ sộ khoảng 600 ca khúc, TCS có thể có đến 60 bài hay chăng! Tôi có chủ quan và lạc quan lắm không? Có người suốt đời chỉ viết được mươi bài mà vị tất đã có được vài ba bài giá trị.
Phần trình bày vừa rồi hơi dài dòng nhằm nêu lên sự kiện rằng khi nghe nhạc của TCS, hay bất cứ nhạc của ai, người thưởng ngoạn cần phải quan tâm tính cách nhất quán của nhạc và lời. Dùng con dao mổ xẻ để tìm cách cắt lời ra khỏi nhạc, rồi đem ngôn ngữ phê bình văn học để phân tích một cách chi ly, gò ép từng câu, từng chữ, trong ca từ thì chỉ có thể tạo nên những chướng ngại không vượt qua nổi khi muốn tiếp cận lãnh vực nghệ thuật vô cùng tinh vi, và kỳ diệu này.
TCS đề cập đến rất nhiều vấn đề – chuyện tình, chuyện phản chiến, chuyện quê hương, chuyện đời, chuyện thân phận con người, chuyện siêu hình, vài nét hiện sinh trong giai đoạn đầu, một ít thiền vị v.v... trong giai đoạn cuối. Bài viết ngắn này không có tham vọng nhận định tổng quát những vấn đề vừa nêu. Người viết bài này chỉ thử ném một cái nhìn vào một góc nhỏ của bức họa toàn cảnh của TCS: Những phố phường, những phố xa.
Văn Cao, nhạc rất hay, nhưng quá ít ỏi, và không hề đề cập đến phố xá, chỉ có lần mô tả ngôi làng cũ trong bài Làng Tôi (Làng tôi xanh bóng tre/Từng tiếng chuông ban chiều/Tiếng chuông nhà thờ ngân... ). Ngay cả Phạm Duy với cả ngàn bài ca đã có mấy bài nhắc nhở đến đô thị. Trái lại TCS là nhạc sĩ đầu tiên nói đến phố phường nhiều nhất. Nếu chuồn chuồn, châu chấu bay lượn, nhảy nhót nơi hoa đồng cỏ nội, nếu loài ếch nhái lặn lội thong dong trong các ao chuôm, đầm lầy, nếu cái cò, cái vạc, cái nông dang rộng đôi cánh trên các thửa ruộng, mảnh vườn nơi thôn dã, thì TCS là con sâu của thành phố, là loài sâu ngủ quên trong tóc chiều. Con sâu đánh kén, làm tổ, con sâu rạo rực muốn biến thành cánh bướm, rồi con sâu cô đơn, con sâu bị hắt hủi, con sâu lạc lỏng, bơ vơ... để sẽ có ngày nó đục khoét cả trái tim của chính mình. Thật khó nói cho hết tâm tư của TCS đối với phố phường.
Xưa, người chinh phụ trong Chinh Phụ Ngâm nhớ chồng, không biết làm gì hơn là lên lầu cao nhìn ra xa tìm bóng dáng của chiếc chiến xa đưa chồng mình ra trận:
Vui có một tấm lòng chẳng dứt
Vốn theo chàng giờ khắc nào nguôi
Lòng theo nhưng chửa thấy người
Lên cao mấy lúc trông vời bánh xe...
Nhìn quanh, trông bến nam, đường bắc, non đông, lũng tây nhưng nào thấy tăm hơi. Ðành phải tìm chàng ở những chốn cũ nơi đôi lứa từng đặt chân đến – tìm trong giấc mơ:
Duy còn hồn mộng được gần
Ðêm đêm thường đến giang tân tìm người
Tìm chàng thuở dương đài lối cũ
Gặp chàng nơi Tương Phố bến xưa...
Trong Truyện Kiều, Kim Trọng, may mắn hơn, có thể trở lại nơi gặp Kiều lần đầu dù không còn tìm được dấu vết gì:
Bâng khuâng nhớ cảnh nhớ người
Nhớ nơi kỳ ngộ vội dời chân đi
Một vùng cỏ mọc xanh rì
Nước ngâm trong vắt thấy gì nữa đâu!
Gió chiều như giục cơn sầu
Vi lô hiu hắt như màu khơi trêu
Người xưa tương tư như thế đó thì nay TCS cũng không khác mấy. Cũng bâng khuâng nhớ cảnh nhớ người, cũng đi tìm những nơi kỳ ngộ. Có khác chăng, thay vì lẩn thẩn đi tìm trong mộng như người chinh phụ, hay đi tới những vùng mới hôm nào cỏ non xanh tận chân trời bây giờ đã ngả qua màu xanh rì, lác đác đám vi lô hiu hắt như chàng Kim, TCS lại một mình qua phố. Ta thử hát lên trong lòng những lời ca của anh thời còn trẻ – phải hát lên, chứ không chỉ đọc ca từ, nhạc và lời quấn quýt nhau. Nếu được, cầm cây saxo lên mà thổi thì khỏi phải hát. Nếu không, hát nhè nhẹ trong cổ họng cho ngực cồn cào lên một chút, cho tim nhói lên từng hồi. Và phải hát một mình trong buổi chiều có một ít nắng và gió. Trước khi hát, một ngụm rượu mạnh nhé:
Chiều một mình qua phố âm thầm nhớ nhớ tên em
Có khi nắng khuya chưa lên mà một loài hoa chợt tím...
Chiều qua bao nhiêu lần môi cười cho mình còn nhớ nhau
Chiều qua bao nhiêu lần tay rời nghe buồn ghé môi sầu
(Chiều Một Mình Qua Phố) Nhớ tên em quay quắt, nhớ khiến hai dòng nước mắt của anh muốn trào ra, nhưng cố nén lại, chỉ muốn nhớ âm thầm, chỉ muốn có một cơn gió tình cờ nào nổi lên . Ðể làm gì? Ðể gió tung bụi vào làm cay mắt, để chàng tự đánh lừa mình không quá mềm yếu khóc sướt mướt vì nhớ. Mà nhớ tên em chứ không phải nhớ em! Chàng cả thẹn hay còn có tâm sự u uẩn nào khác:
Chiều một mình qua phố âm thầm nhớ nhớ tên em
Gió ơi gió ơi bay lên - Ðể bụi đường cay lòng mắt
(Chiều Một Mình Qua Phố)
Trong nhạc TCS nếp sống nông nghiệp đã phai mờ lắm rồi. Dường như không còn dấu vết. Sinh hoạt của thị dân, nhịp đập của phố phường, trái tim của Sài Gòn, hiện lên rõ rệt:
Nhớ Sài Gòn mưa rồi chợt nắng
Nhớ phố xưa quen biết tên bàn chân
Nhớ đèn đường từng đêm thao thức...
Nhớ đường dài qua cầu lại nối
Nhớ những con sông nối bao dòng kinh
Nhớ ngựa thồ ngoại ô xa vắng
Nối xôn xao hàng quán đêm đêm...
Nhớ bạn bè chào nhau quen tiếng
Phố em qua gạch ngói quen tên...
Có bóng dừa, có câu hò, có con đò chở mưa nắng đi.
(Em Còn Nhớ Hay Em Ðã Quên)
Và còn nhiều nữa, những góc phố thân yêu, những đường phố cười, những đường rất tình, những đường rất gần (Có Những Con Ðường), những giây phút thần tiên đã trôi qua bên người mình yêu, những công viên nghe tiếng bước chân người đẹp giẫm trên lối đi, nhìn đôi mắt to ngỡ ngàng - Em qua công viên bước chân âm thầm ... em qua công viên mắt em ngây tròn (Nắng Thủy Tinh). TCS của giai đoạn này còn mang một linh hồn tươi mát, một cung cách rất lãng mạn và trữ tình của tuổi thanh xuân muôn thuở. Nhưng hãy lắng nghe cho kỹ, đằng sau những lời yêu đương ấy hình như còn có thêm những điều gì đó khác hẳn những người đi trước.
Xưa, người chinh phụ nhớ chồng, tìm chồng trong mộng, mong ngày về vinh quang của chồng. Và hết chuyện. Chàng Kim nhớ Kiều, đi tìm nơi gặp gỡ cũ cho đỡ nhớ, nhưng làm như vậy nỗi nhớ càng tăng, nên chỉ còn cách là dọn nhà đến gần nhà Kiều mong có dịp thấy lại giai nhân. Ta phải khâm phục quyết tâm của chàng Kim:
Song hồ nửa khép cánh mây
Tường đông ghé mắt ngày ngày hằng trông
Tấc gang động khóa nguồn phong
Tuyệt mù nào thấy bóng hồng vào ra...
Cuối cùng dịp may tất nhiên phải đến, Kim gặp Kiều, thế là tha hồ hẹn biển thề non. Người xưa trắng đen rõ ràng, dứt khoát, giản dị.
Gần chúng ta hơn, Xuân Diệu cũng có khi nhớ người yêu:
Anh một mình nghe tất cả buổi chiều
Vào chầm chậm ở trong hồn hiu quạnh
Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh.
Anh nhớ em, anh nhớ lắm, em ơi! ...
Nhưng lời lẽ trong hai câu dưới “hùng hồn” và “kêu” quá, e gặp phải hiệu quả ngược: hai câu thơ ấy không gợi lên được một cảm xúc nào cảƯ, chữ nghĩa nghe có vẻ hài hước, vừa dóng lên đã chết đứng. Làm hỏng cả đoạn thơ. Lẽ dĩ nhiên Xuân Diệu còn có những bài thơ tình khác hay hơn bài đó, nhưng tựu trung cũng chỉ những chuyện anh anh em em khá hời hợt thế thôi. Thơ tình từ Xuân Diệu đến Thanh Tâm Tuyền (tình cay đắng) hay Nguyên Sa (tình ngọt ngào) chẳng hạn là cả một khoảng cách lớn về thời gian cũng như về giá trị. Tôi không muốn nói người sau tất yếu phải hơn người trước (nỗi nhớ nhung của Kim Trọng, của Thúc Sinh đối với Kiều hẳn là đậm đà, da diết hơn Anh nhớ em, anh nhớ lắm, em ơi dù Nguyễn Du sống trước Xuân Diệu hơn một thế kỷ), nhưng tôi lấy làm lạ mỗi lần nói đến thơ tình, tình yêu nam nữ, người ta có thói quen nhắc đến Xuân Diệu. Thật ra, thơ tiền chiến của Xuân Diệu thành công ở những lãnh vực khác hơn. Sau 1945, Xuân Diệu không còn là nhà thơ nữa.
Trong TCS ngay vào những buổi đầu đời, ta thử lắng nghe cho kỹ như trên đã nói, cùng với điệu nhạc lời ca dìu dặt, khi thì nồng nàn, êm ái, khi thì bâng khuâng, bồi hồi, ta còn mơ hồ cảm thấy những âm vang khác, với một chút thê lương, một chút áo não, và rất nhiều hoang mang, bơ vơ. Xưa không có thế. Phải chăng đó là tiếng buồn của thời đại, ám ảnh của chiến tranh, của chết chóc, nỗi cô đơn, ngắn ngủi, bất hạnh của kiếp người, của thân phận. Chẳng bao lâu sau đó những tiếng buồn không nguôi ấy càng đậm nét dần theo năm tháng. Hãy để ý đến hai tình huống hoàn toàn tương phản dưới đây giữa hai người yêu nhau. Trong khi nàng:
Em đến bên đời hoa vàng một đoá.
Một thoáng hương bay bên trời phố hạ....
Em cười đâu đó trong lòng phố xá đông vui.
thì chàng:
Một cõi bao la ta về ngậm ngùi.
(Hoa Vàng Mấy Ðộ)
Tại sao thế? Tại sao anh phải trở về ngậm ngùi một mình? Tại sao anh không cùng người yêu đến những phố xá đông vui? Tại sao phải tìm về một cõi bao la? Cõi bao la là cõi nào? Cõi chết chăng đã bắt đầu lấp ló ở đầu đường, hay giữa đường, hay ở cuối đường?
Trong một ca khúc khác anh cũng ở lại một mình tưởng tượng ra nơi người yêu sắp đến, và ngồi nghe nghìn giọt lệ rơi xuống:
Nơi em về ngày vui không em
Nơi em về trời xanh không em
Ta nghe nghìn giọt lệ
Rớt xuống thành hồ nước long lanh
(Như Cánh Vạc Bay)
Hình như anh không bao giờ nắm giữ được tình yêu, hình như mỗi lần chia tay với người yêu là mỗi lần vĩnh biệt:
Nắng có còn hờn ghen môi em
Mưa có còn buồn trong mắt trong
Từ lúc đưa em về
Là biết xa nghìn trùng
(Như Cánh Vạc Bay)
Trong Ru Ta Ngậm Ngùi nỗi đau buồn của TCS đã đến mức ngoài sức chịu đựng. Cho nên anh phải sục sạo đi tìm, đi xin. Ai trong chúng ta có thể dửng dưng được khi chứng kiến một người đang cố gắng tìm vui! Mà tìm vui trên đường phố nào? Còn phố nào vui nữa hay không cho chàng được phép tới? Thật là bi thiết, thật là một cố gắng đau đớn và tuyệt vọng:
Có đường phố nào vui
Cho ta qua một ngày.
Có sợi tóc nào bay
Trong trí nhớ nhỏ nhoi.
Không còn không còn ai
Ta trôi trong cuộc đời.
Không chờ không chờ ai.
Có lần TCS đã thảng thốt bộc lộ:
Trên quê hương còn lại
Ta đi qua nửa đời
Chưa thấy được ngày vui
(Những Con Mắt Trần Gian)
Thành phố của TCS, càng lúc càng ảm đạm. Ðó là những thành phố buồn:
Ðường phố buồn một đường phố buồn
Ðường phố buồn mọi người đi vắng
Trong kinh đô tiêu điều dấu ngựa hồng
Ðường im lìm.
(Có Những Con Ðường)
Có khi đó là một thành phố lạ đang thiêm thiếp ngủ:
Một hôm bước qua thành phố lạ
Thành phố đã đi ngủ trưa...
Nhiều khi bỗng như trẻ nhớ nhà
Từ những phố kia tôi về
(Ðêm Thấy Ta Là Thác Ðổ)
Cũng có hôm anh ghé qua phố hoang tàn mà anh cảm thấy quen thuộc như đã có lần tới. Câu ca khá hàm hỗn. Thế thì thật ra anh đã từng đến phố ấy nên có cảm tưởng quen quen, hay chưa từng đến nhưng đối với anh phố nào thì cũng hoang tàn thế thôi:
Bỗng một hôm qua phố hoang tàn
Tôi quen như tôi đã có lần.
(Gần Như Niềm Tuyệt Vọng)
Con người sầu khổ, cô đơn và bơ vơ ấy lòng ngổn ngang trăm mối, đứng ngồi không yên, không biết đi đâu, về đâu. Về phố xưa nằm xuống tưởng mình đã chết bên cạnh cánh đồng vắng nhé. Ðồng vắng hay bãi tha ma! Hay lên phố cao nguyên ngồi xuống nghe tiếng gà gáy trưa, không còn tiếng người, loài người. Ngồi chán, một mình đứng dậy lầm lũi bước hoài. Hay lần mò đến con phố xa – phố đã biến thành một loài thú, con phố, một lối nói hơi lạ, con phố đã bỏ đi xa- trong đêm khuya đứng ngoài nhìn vào. Hay cứ thử quay về ngồi yên dưới mái nhà:
Về trong phố xưa tôi nằm
Có lần nghe tiếng ru bên vườn
Chợt như xác thân không còn
Và cạnh tôi là đồng vắng
Về trên phố cao nguyên ngồi
Tiếng gà trưa gáy khan bên đồi
Chợt như phố kia không người
Còn lại tôi bước hoài...
Nhiều khi đứng riêng ngoài
Nhiều đêm muốn đi về con phố xa
Nhiều đêm muốn quay về ngồi yên dưới mái nhà.
(Lời Thiên Thu Gọi)
Phố phường không còn là nơi trú ẩn, không còn là chốn về ấm cúng, dù loài người có còn đó đi nữa. Không, chỉ còn những mặt người thôi, chứ không phải con người, làm cho phố hoang mang. Mà sao lại mặt người? Hai tiếng đó có thể gây liên tưởng đến thành ngữ “mặt người dạ thú” hay không:
Có nỗi bùi ngùi bay đi thầm lặng
Có những mặt người giữa phố hoang mang.
(Bay Ði Thầm Lặng)
Thì về đâu?
Không lẽ về bên núi nghe đá ngậm ngùi!
Cuồng phong cánh mỏi
Về bên núi đợi
Ngậm ngùi ôi đá cũng thương thay.
(Chiếc Lá Thu Phai)
Không lẽ về cõi chiêm bao, cồn bãi hoang vu!
Anh đi đâu về đâu?
Về cõi chiêm bao
Lìa những cơn đau...
Anh đi đâu về đâu?
Ngọn gió hư hao thổi suốt đêm thâu
Ðời sẽ lênh đênh nơi nao
Cồn bãi hoang vu bạc đầu
(Có Một Ngày Như Thế)
Thế nhưng cũng có lần bàn chân, chứ không phải chính bản thân con người lạc lõng ấy, theo quán tính, mang thân xác anh đi trở lại phố phường. Anh thấy phố xa lạ nhiều, thấy người ta như sóng lao xao trên biển rộng mà mình chỉ đứng trên bờ trông ngóng:
Mười năm sau áo bay đường chiều
Bàn chân trong phố xa lạ nhiều...
Có lần bàn chân qua phố
Thấy người sóng lao xao bờ tôi.
(Có Một Dòng Sông Ðã Qua Ðời)
Phố phường thân yêu thuở nào, những bạn bè chào nhau quen tiếng, phố em qua gạch ngói quen tên, những phố xưa quen biết tên bàn chân, có mặt đường vàng hoa như gấm, có không gian màu áo bay lên, có em đi tà áo phiêu bồng, có những hàng quán xôn xao, có món ăn quen, có ly chè thơm, có én nô đùa, có đèn đêm thao thức ... nghĩa là có biết bao nhiêu là “phẩm vật của trần gian”, rốt cuộc đã trở thành phố lạ, phố xa, phố hoang tàn, phố hoang mang. Con sâu của thành phố biết đi về đâu? Ðó là tấn bi kịch của Trịnh Công Sơn, của một kiếp sống lưu đày ngay trên quê hương của mình.
Ngự Thuyết
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét