Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2017

Cúng, giỗ, tết trong mắt trẻ thơ

Cúng, giỗ, tết trong mắt trẻ thơ 
“Chưa biết được cõi âm là có thật hay không? Nhưng với tôi, cúng giỗ và Tết cổ truyền là dành cho người sống, bởi đó là ngày đoàn tụ, gắn kết các thành viên trong gia đình, giữa một thế giới phẳng mà ở đó bộn bề công việc, lo toan”.
Minh họa: eva.vn
Dân tộc Đức có một phong tục mang đậm tính nhân văn, đó là vào ngày Chủ nhật hàng tuần, từ 14h00 đến 15h00 tất cả mọi thành viên trong gia đình đều quây quần bên cốc cà phê và đĩa bánh ngọt. Gia đình nào có thời gian thì tự làm ở nhà, gia đình nào có điều kiện thì ra các tiệm cà phê gần đó để ngồi nhâm nhi, nhưng cho dù bận thế nào thì mọi người cũng bỏ công việc, để đoàn tụ cùng gia đình.
Người Việt từ ngàn xưa đến nay cũng có một phong tục tương tự như vậy vào các dịp cúng, giỗ... hay ngày Tết.
Mặc dù tha phương, cầu thực sống nơi đất khách, quê người nhưng phần lớn người Việt vẫn giữ truyền thống vốn có từ ngàn xưa và gia đình tôi cũng không nằm ngoài số đó. Từ lúc lẫm chẫm biết đi, những đứa trẻ trong nhà khi thấy bố mẹ thắp hương khấn vái thì chúng cũng đứng cạnh, rồi bắt chước lẩm bẩm theo, mặc dù chúng chả hiểu cái gì.

Lớn lên thì chúng thắc mắc là tại sao có ngày thắp hương cúng cụ ở nhà mình, mà có ngày thì lại thắp hương cúng cụ ở nhà bác? Khi được giải thích:
- Ngày thắp hương ở nhà là cúng cho các vị thần, nhà nào cúng ở nhà ấy. Còn ngày nào thắp hương cúng trên bác là ngày giỗ, đó là ngày mất của ông bà, tổ tiên thì phải thắp hương ở nhà bác trưởng.
Sau khi cố mà hiểu một đống những từ ngữ lạ lẫm, khó hiểu, thì bọn trẻ đưa ra kết luận:
- Con thích ngày giỗ hơn vì bọn chúng con gặp mặt tất cả mọi người và trẻ con được thỏa mái chơi với nhau.
Một lý do rất đơn giản, thực dụng nhưng đó lại chính là những gắn kết tình cảm trong mỗi gia đình. Mấy năm nay cứ mỗi dịp Tết cổ truyền lại nghe thấy bàn chuyện bỏ Tết, cùng những lý do rất to lớn như “thoát Trung”, tốn kém, tốn thời gian... thì tự nhiên tôi lại nhớ đến lý do rất trẻ con của bọn nhóc thuở nào.
Chưa biết được cõi âm là có thật hay không? Nhưng với tôi, cúng giỗ và Tết cổ truyền là dành cho người sống, bởi đó là ngày đoàn tụ, gắn kết các thành viên trong gia đình, giữa một thế giới phẳng mà ở đó bộn bề công việc, lo toan.
Ngày ông Công, ông Táo năm Đinh Dậu
Hoàng Hùng
Theo http://nhipcauthegioi.hu/


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chạy trốn - Truyện ngắn của Đào Quốc Vịnh

Chạy trốn - Truyện ngắn của Đào Quốc Vịnh Thực lòng lúc ấy tôi bỗng ứa nước mắt. Nhưng bất giác tôi kịp tỉnh ra là mình đã bắt đầu làm cho...