Cành mai trong thơ
Cuộc sống vốn là sự hỗ tương
giữa con người với thiên nhiên. Từ ngàn xưa, con người đã cảm nhận được sự cần
thiết của cỏ, cây, hoa, lá theo thời gian.
Cuộc sống vốn là sự hỗ tương
giữa con người với thiên nhiên. Từ ngàn xưa, con người đã cảm nhận được sự cần
thiết của cỏ, cây, hoa, lá theo thời gian. Một ngọn lá rơi, một cành hoa hé nở
đều được người xưa tận tình quan chiêm về lẽ biến dịch của trời đất, của nhân
sinh và hoa trở thành người bạn tri kỷ của con người. Vì chọn hoa làm bạn đồng
hành trên con đường nhân sinh vời vợi nên người ta vô tình đem hoa giam vào cái
xã hội đầy tính phân biệt đẳng cấp.
Sự đặt định về địa vị của
các loài hoa cũng tùy nghi theo sở thích và quan niệm riêng tư trong cung cách
xử thế mà người ta xếp từng loài hoa vào một địa vị, nhưng tựu trung vẫn dựa
vào truyền thống văn hóa của dân tộc và đặc tính riêng biệt của mỗi loài hoa.
Người Trung Hoa xưa đã dựa
trên nền tảng triết lý của Khổng, Lão mà phân chia các loài hoa theo cấp bậc:
Hoa Lan: Vi vương giả chi
hương.
Hoa Cúc: Đồng ẩn dật chi sĩ.
Hoa Mẫu Đơn: Quốc sắc thiên
hương chi phú quý.
Hoa Mai: Băng cơ ngọc cốt ngạc
chi thanh kỳ.
Lại có lắm người cho rằng:
thanh cao, tinh khiết như Lan, Huệ. Không khuất phục trước cường quyền như Mẫu
Đơn thì được gọi là loài hoa vương giả. Lộng lẫy như Hường, thanh kỳ như Mai,
kín đáo như Cúc là các loài hoa thuộc hạng phú quý. Vạn thọ, Mồng Gà là loài
hoa bình dân…
Từ sự gần gũi với hoa, con
người đã nắm bắt được thời gian nở, tàn của hoa, nắm bắt được mối tương quan giữa
hoa với sự biến dịch của thời tiết. Người xưa phân định rõ ràng cái “hiện tượng
thời gian của hoa” theo nguyên từ “tiết”. Mỗi tiết, hoa kéo dài 15 ngày, mỗi tiết
có một ngọn gió riêng tác động lên mỗi loài hoa để chúng nở rộ.
Đặc biệt, Mai là hình ảnh của
mùa xuân, “Mai vàng đem đến tin xuân”. Vào khoảng đầu tháng chạp, người ta bắt
đầu lặt lá Mai để hoa trổ đúng vào ngày xuân. Những ngọn gió xuân sẽ mơn trớn
những nụ mai và chúng sẽ trổ đúng thời.
Mùa xuân là bắt đầu của năm
mới, sức sống mới, đồng thời cũng là tiếng nói của thời gian; có lẽ vì thế mà
Xuân Diệu đã viết:
Xuân đương tới nghĩa là xuân
đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già. (Vội vàng)
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già. (Vội vàng)
Mùa xuân là mùa của khí hậu
ôn hòa ấm áp. Mỗi lần xuân về trên muôn cây cỏ đều khoác lên mình chiếc áo mới
thật lỗng lẫy, nhưng chiếc áo ấy rồi cũng thay đổi khi mùa xuân qua đi. Đối với
nhân sinh, xuân đến xuân đi tâm trạng thường lo mừng, nuối tiếc, nhưng với thiền
sư Mãn Giác đã “ngộ” được lẽ huyền vi của tạo hóa từ sự biến dịch của loài hoa
nên Cáo Tật Thị Chúng:
Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tòng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tòng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
Dịch:
Xuân qua trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa nở
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một nhành mai. (Ngô Tất Tố dịch)
Xuân qua trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa nở
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một nhành mai. (Ngô Tất Tố dịch)
Cái nhìn của bậc đạt đạo về
việc hoa nở, hoa tàn không như cái nhìn của thế nhân, cái nhìn ấy vượt ra ngoài
sự còn mất, trói buộc, có không. Có lẽ mai là loài hoa có nhiều đặc tính như chịu
đựng được giá rét buốt lạnh của mùa đông, nhưng khi nắng xuân về ấm áp thì mai
lại đơm bông rực rỡ. Người biết yêu mai sẽ cảm nhận cái đẹp của mai. “Mai trắng
tinh khiết thanh tao. Mai vàng nhớ nhung xao xuyến”. Mai đẹp ở sắc, đẹp cả
cành. Hương mai kín đáo nhẹ nhàng; do đó, nhà thơ Nguyễn Du có câu:
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.
Mỗi nghệ nhân thi sĩ nhận
xét về hoa mai theo từng khía cạnh khác nhau tùy theo quan điểm của mình nhưng
tựu trung vẫn là ca ngợi nét đẹp thuần túy, thanh bạch, tinh khiết của hoa mai.
Đời Tống có bài Mai Hoa rất hay. Hay nhất ở hai câu “Dao trì bất thị tuyết.
Vị hiểu ám hương lai”. Ở xa, màu trắng của hoa không phải màu trắng tuyết, vì
có hương thầm bay đến. Hương mai tuyệt lắm, không nồng nàn như bông sứ, bông
sen. Hương mai thoảng nhẹ chừng như hòa tan trong gió… Mai lại có sức chịu đựng
dữ dội, có lẽ vì thế mà các nhà thơ thường ví cây mai với sự cao cả, thanh khiết,
tao nhã.
Nguyễn Trãi, nhà thơ, nhà
văn hóa nổi tiếng, bậc anh hùng dân tộc, đã ca ngợi vẻ đẹp của mai:
Ái mai, ái tuyết, ái duyên
hà?
Ái duyên tuyết bạch mai thanh khiết.
Ái duyên tuyết bạch mai thanh khiết.
Dịch:
Yêu mai, yêu tuyết bởi vì đâu?
Tuyết trắng và mai thì thanh khiết.
Yêu mai, yêu tuyết bởi vì đâu?
Tuyết trắng và mai thì thanh khiết.
Các nhà thơ còn xem mai là
hoa đi đầu, là ‘chúa xuân’ báo hiệu niềm vui năm mới!
“iên hướng bách hoa đầu thượng
khai.
(Trong trăm loài hoa, mai nở trước tiên)
(Trong trăm loài hoa, mai nở trước tiên)
Nhà thơ Cao Bá Quát trong
bài Tài Mai:
Đầu xuân nắm hạt mai gieo
Giống thanh gởi chốn núi đèo xanh tươi
Nữa mai xuân điểm bầu trời
Bức tranh tuyệt tác cho đời ngắm chung.
Giống thanh gởi chốn núi đèo xanh tươi
Nữa mai xuân điểm bầu trời
Bức tranh tuyệt tác cho đời ngắm chung.
Điều này cho thấy, hoa mai
có thể hiểu đồng nghĩa với cái đẹp, điều tốt lành mà ông một đời mong ước. Ông
đã từng vượt qua số phận thăng trầm, dám ngẩng cao đầu sống giữa đất trời; người
đã từng đứng lên khởi nghĩa chống chế độ phong kiến, như ông nói: “Bước tới đường
danh chẳng cúi đầu”, nhưng với hoa mai, ông suốt đời “cúi đầu bái phục”:
Thập tải luân giao cầu cổ kiếm
Nhất sinh đê thủ bái mai hoa.
Nhất sinh đê thủ bái mai hoa.
Dịch:
Mười năm bàn đạo giao du, khó như tìm gươm cổ
Một đời chỉ biết cúi đầu bái phục hoa mai.
Mười năm bàn đạo giao du, khó như tìm gươm cổ
Một đời chỉ biết cúi đầu bái phục hoa mai.
Nhà thơ Tản Đà, người đã phất
cao ngọn cờ văn chương thời kỳ cận đại, thơ của ông khác nào một luồng gió mạnh
ào ạt thổi vào lòng nhân gian đang ngái ngủ. Ông sống để cống hiến hết mình cho
cộng đồng, nhưng ông cũng là khách đa tình, ông dùng hình ảnh mai để so sánh với
người đẹp:
Xương mai một nắm hao gầy
Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương. (Thề Non Nước)
Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương. (Thề Non Nước)
Còn nhà thơ Chế Lan Viên gặp
cành mai nở trong thời chiến tranh, ông gọi đó là “cành mai trận mạc”, vàng rực
một màu thương nhớ. Ngắm nhìn hoa mai mà nỗi nhớ quê nhà dâng ngập tâm hồn khiến
nhà thơ thổn thức:
…yêu cành mai yêu lắm
…cành mai ấy sao khuây. (Đào và Mai)
…cành mai ấy sao khuây. (Đào và Mai)
Từ một nhành mai, các nhà
thơ đã đưa cảm nhận của mình với mai vào thơ bằng nhiều hình ảnh rất đặc sắc.
Cánh mai luôn là biểu tượng của niềm vui, của sự tốt đẹp, thanh khiết, tao nhã
trong cuộc sống.
Tết đến, theo tập tục của
người dân từ Trung bộ vào Nam, mỗi nhà thường trang trí một nhành mai vào bình
sứ và gắn lên cành mai đầy những tấm thiệp chúc Xuân đủ màu càng tạo thêm vẻ
quý phái của hoa mai. Hoa mai nở rộ, còn là biểu hiện của điềm tốt lành cho năm
mới, tượng trưng cho sự đầy đủ, trọn vẹn của cuộc sống mà người chơi mai trong
ngày xuân luôn ước nguyện mọi việc sẽ tốt lành.
Cành mai trong thơ, chính là
chất liệu của nhân thế, là hơi thở, là tiếng lòng của các nhà thơ miêu tả cái
vui mà các nhà thơ cảm nhận bằng hình ảnh cành mai mùa xuân. Còn với thiền sư
Mãn Giác “cành mai” không tàn, không thể bảo rằng, “xuân tàn hoa rụng hết”. Vì
Ngài đã thể nhập được chân lý của vũ trụ, bản thể của vạn vật trong cuộc đời,
thấy được mặt thật của chính mình, nên Ngài không còn bị sắc hương lôi cuốn,
tâm hồn Ngài lắng trong tự tại, lặng lẽ nhìn hoa “nở, rụng” một cách tự nhiên.
Chuyện hoa nở, hoa tàn không
còn là hình ảnh khiến người tăng sĩ buồn vui. Dưới mắt người đạt đạo, có một điều
thoát ra ngoài quy luật sanh diệt của thời gian, đó là “chân tâm bất diệt”. Dù
thời gian có biến đổi, thân tứ đại có đổi thay, nhưng cái chân tâm không bao giờ
mất, như cành mai vẫn còn đó mặc dù mùa Xuân đã đi qua. “Đêm qua sân trước một
nhành mai”.
Lam Yên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét