Chợ Việt Nam là nơi diễn ra các hoạt động mua
bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ bằng tiền tệ hoặc hiện vật trên địa bàn nước
Việt Nam.
Lịch sử, văn hóa Chợ Việt Nam
Ngay từ thời nhà Lý, kinh đô Thăng Long đã có
4 chợ chính của 4 cửa thành Thăng Long: trong thành ngoài thị - đó là cấu trúc
phân bố theo cư trú của người Việt.
Khu sinh sống chính của người Việt là lưu vực của các sông ngòi lớn nhỏ và rất
tự nhiên. Cái chợ sẽ nằm tại các ngã ba nước để thuận tiện cho việc giao dịch
trao đổi hàng hóa. Sử Việt còn ghi dưới thời Thái sư Trần Thủ Độ, Việt Nam có
khoảng 100 chợ quê. Theo cấu trúc làng xã, Việt Nam còn có làng ven đồi và làng
ven biển nữa. Làng ven đồi người dân làm nhà ở phía nam dãy đồi để tránh gió bấc
thì cái chợ sẽ nằm phía nam cuối làng như chợ Tam Canh - Vĩnh Phú. Với làng ven
biển, có chợ cá họp sát ngay mép sóng như chợ Báng, chợ Hàn ở Nha Trang. Đến thế
kỷ 16 xuất hiện giao lưu quốc tế nên có cảng thị. Cảng biển cũng là cái chợ mở
ra thông thương với bên ngoài mà thôi. Sang thế kỷ 19, văn minh đường cái mở
ra, lại thêm cái chợ đường cái họp nơi ngã ba đường như chợ Bần bán tương nổi
tiếng. Chung quy lại, chợ Việt Nam là chợ ngã ba và phổ biến nhất, cổ truyền nhất
là cái ngã ba nước...
Giải thích về những cái tên chợ Xanh, chợ Rồng xuất hiện ở rất nhiều
nơi. Chợ bán rau thì gọi là chợ Xanh (xanh như rau), chợ bán tôm cá gọi là chợ
Rồng. Chợ Xanh đâu đâu cũng có (tiêu biểu như Chợ Xanh Định Công, Chợ Xanh Linh
Đàm ở Hà Nội; Chợ Xanh ở Khánh Thiện, Ninh Bình; Chợ Xanh ở xã Diễn Thành, Diễn
Châu, Nghệ An,…), còn chợ Rồng thì thường xuất hiện ở những ngã ba sông lớn như
chợ Rồng Hải Phòng, chợ Rồng Ninh Bình, chợ Rồng Nam Định, Chợ Rồng ở Nam Sách
- Hải Dương; chợ Rồng ở thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh; chợ Rồng ở Nam Đàn, Nghệ
An; chợ Rồng ở Thanh Oai, Hà Nội,… Đó chính là dấu ấn văn minh nông nghiệp.
Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng chợ không chỉ nằm trong phạm trù kinh tế đơn
thuần, nó còn biểu hiện văn hóa rất đậm nét. Yếu tố giao lưu tình cảm thì ai
cũng rõ rồi, đặc biệt với các chợ vùng cao như chợ tình Mường Khương, Sa Pa do
cư trú rải rác, buồn tẻ, hẻo lánh nên nhu cầu gặp gỡ, giao tiếp, giao duyên rất
mạnh. Nhưng phải thấy rằng Chợ - Chùa, chợ họp ở đình làng, chợ họp ở cầu, ở
quán,... cũng luôn gắn liền với các biểu tượng văn hóa Việt Nam, gắn với nhu cầu
tâm linh của người Việt. Chợ không chỉ biểu thị mối quan hệ ứng xử giao đãi
theo chiều ngang mà còn biểu thị mối quan tâm theo chiều dọc nội tâm nữa. Đây
là đặc điểm tự cân bằng, tự thích ứng rất mềm dẻo hài hòa của dân tộc Việt Nam.
Mọi việc mua bán sinh hoạt của người trần đều diễn ra dưới sự chứng giám của thần
linh và của thiết chế xã hội.
Tại Việt Nam, Nghị định 02/2003/NĐ-CP ngày
14/1/2003 về phát triển và quản lý chợ (Nghị định 114/2009/NĐ-CP sửa đổi bổ
sung) đã xếp hạng chợ theo các loại sau đây:
Chợ hạng 1: Là chợ có trên 400 điểm kinh
doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố, hiện đại theo quy hoạch; Được đặt ở các vị
trí trung tâm kinh tế thương mại quan trọng của tỉnh, thành phố hoặc là chợ đầu
mối của ngành hàng, của khu vực kinh tế và được tổ chức họp thường xuyên; Có mặt
bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và tổ chức đầy đủ các dịch
vụ tại chợ: trông giữ xe, bốc xếp hàng hoá, kho bảo quản hàng hoá, dịch vụ đo
lường, dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng hoá, vệ sinh an toàn thực phẩm và các dịch
vụ khác.
Chợ hạng 2: Là chợ có từ 200 điểm kinh
doanh đến 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố
theo quy hoạch; Được đặt ở trung tâm giao lưu kinh tế của khu vực và được tổ chức
họp thường xuyên hay không thường xuyên; Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với
quy mô hoạt động chợ và tổ chức các dịch vụ tối thiểu tại chợ: trông giữ xe, bốc
xếp hàng hoá, kho bảo quản hàng hoá, dịch vụ đo lường, vệ sinh công cộng.
Chợ hạng 3: Là các chợ có dưới 200 điểm kinh
doanh hoặc các chợ chưa được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố. Chủ yếu
phục vụ nhu cầu mua bán hàng hoá của nhân dân trong xã, phường và địa bàn phụ cận.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê đến cuối
năm 2014 cả nước có 8.568 chợ, trong đó tập trung tại các tỉnh, thành phố:
Hà Nội (426 chợ), Thanh Hóa (433), Nghệ An (405), An Giang (198), Thành phố Hồ
Chí Minh (200), Thái Bình (241) và Đồng Tháp (200).
Chợ loại I do tỉnh (thành phố) trực tiếp quản lý, chợ loại II do cấp quận/huyện
quản lý và chợ loại III do xã/phường quản lý. Cả nước Việt Nam hiện có 236 chợ
loại I, 932 chợ loại II và 7.400 chợ loại 3.
[Số liệu ở 2 đoạn này lấy từ Tổng cục Thống kê www.gso.gov.vn].
Những chợ loại I thường là chợ tổng hợp với quy mô lớn, là đầu mối bán buôn,
bán lẻ hàng hóa. Những tỉnh, thành phố tập trung nhiều chợ loại I là: Quảng
Ninh (20), Thành phố Hồ Chí Minh (17), Hà Nội (13), Đồng Tháp (13).
Trong xu hướng tiêu dùng hiện đại, người tiêu dùng có thêm lựa chọn mua hàng từ
các siêu thị và trung tâm thương mại. Tuy nhiên, các chợ truyền thống vẫn đóng
vai trò phục vụ rất lớn trong đời sống hàng ngày của người dân, nhất là tại
vùng nông thôn, miền núi, vì sức mua thấp hơn các thành phố, trong khi hàng hóa
cung cấp tại các chợ thường rẻ hơn do chi phí tổ chức và quản lý chợ cũng thấp
hơn so với siêu thị và trung tâm thương mại. Những tỉnh chưa có mức đô thị hóa
cao, rộng và đông dân vẫn có nhu cầu mua sắm từ các chợ quy mô nhỏ, do đó những
tỉnh này tập trung nhiều chợ loại 3 nhất, như Thanh Hóa (363 chợ loại III), Nghệ
An (354), An Giang (272), Phú Thọ (200), Hà Nội (331, với vùng nông thôn lớn
sau khi mở rộng năm 2008).
Ở thành phố chợ đông đến tận khuya. Ở đồng bằng,
chợ miền quê, chợ duyên hải có khi là một buổi mua bán ngắn ngủi vào bình minh
hay chiều tối thường gọi là “chợ mai” hay “chợ chiều”. Rồi chợ “phiên” miền núi
lâu lâu mới họp một lần. Người địa phương chờ được đi chợ như đi lễ hội. Ở đó,
kiểu thương mại bằng cách trao đổi hàng hoá như từ thời cổ đại vẫn còn sót lại
như biểu tượng cho vẻ đẹp “mua bán” nguyên sơ của ngày thơ ấu nhân loại.
Ðến chợ du khách sẽ đắm mình trong cảnh chen chúc, đông đúc và có thêm một chút
gì đó lộn xộn, ồn ào nhưng vui và ấm áp. Tay nắm tay, vai chạm vai, mắt nhìn
nhau được hỏi han, mời chào như người nhà... được nghe những mùi vị thơm thảo của
xứ sở quê hương lan toả khắp không gian. Mắt nhìn no nê trước những sắc màu
tươi tắn của cây trái, sản vật, hàng hoá...
Còn mỏi chân vì lòng vòng dạo chợ ư? Có thể nghỉ ngơi với ly nước giải khát
trên tay. Hay đói một chút, chiếc ghế bằng gỗ mộc mạc sẽ chờ du khách sẵn đấy với
vài món ăn nóng hổi, tuỳ thích như dự một bữa tiệc tốc hành.
Khó có thể nói hết những cảm xúc tươi nguyên khi đi chợ Việt ở các vùng đất
khác nhau. Đi chợ miền biển, du khách sẽ thấy những con cá còn quẫy trong những
chiếc thùng bằng nan tre đan rất khéo léo. Con tôm, con cua ngọ nguậy, những
con sứa óng ánh sắc cầu vồng vừa từ biệt biển khơi phập phồng trong rổ... Chợ
miền quê là những trái dừa còn “chỏm tóc”; là rau răm, riềng, sả, tỏi, hành và
rau ngũ điếc, nồng cay mùi vị khó quên; là lúa gạo, sắn khoai lam lũ nhọc nhằn...
Lên chợ miền núi, trung du, nơi có những túi thổ cẩm, chéo dù, khăn voan rực rỡ,
những chiếc sọt mây bóng bẩy tài hoa, những da gấu, nhung nai, da trăn, mật
ong, xa nhân, những cây kim hạt muối quí báu từ miền xuôi mang lên, tình
nghĩa... Rồi chợ miền Ðông, miền Tây Nam bộ, tấp nập xuồng ghe, chợ trên sông bồng
bềnh cánh võng với cây trái, lúa gạo, tôm cá miệt vườn của một vùng kênh rạch
phù xa miền Nam đầy sắc thái lạ lùng...
Vâng, đi chợ, có khi du khách sẽ được nghe cả tiếng đàn bầu, đàn nhị, được nghe
những câu truyện lục bát của cụ Ðồ Chiểu, Nguyễn Du... lẫn các nghệ sĩ dân
gian... Rồi những cuộc biểu diễn vội vã với những bài võ, trò xiếc, tấu hài...
Biết đâu ở đấy, một phương thuốc đặc hiệu cổ truyền sẽ giúp bạn khỏi bệnh như
các “nhà tiên tri” ấy đã nói...!
Mỗi vùng đất có một cái chợ riêng cho mình và lưu giữ độc quyền một giá trị.
Chợ Ðồng Xuân ở Hà Nội và chợ Bến Thành ở Sài Gòn, chợ Hàn ở Ðà Nẵng, chợ Buôn
Mê ở Tây Nguyên; chợ Sa Pa ở Tây Bắc; chợ Ðầm ở Nha Trang; chợ Ðông Ba ở Huế...
cứ như thế “kẻ tám lạng người nửa cân”, không đi, không đến, không bao giờ hiểu
được.
Có thể vì nhiều lẽ mà chợ Việt Nam có sức lôi cuốn, hấp dẫn một cách đặc biệt
không chỉ đối với người dân địa phương mà cả người nước ngoài và còn là kỷ niệm
khó quên của những người xa quê hương.
Một nhà khoa học nữ, Việt kiều ở Mỹ trong bức thư gửi về cho người bạn gái đã
nói lên nỗi mong ước duy nhất của mình khi trở về Việt Nam là để được đi chợ.
Một người nước ngoài làm công tác văn hoá nhiều lần đến Việt Nam đã nói về “chợ
Việt”: Ðó là thương trường bán lộ thiên kỳ diệu, như sự bùng nổ của sắc màu, âm
thanh, hương vị của thiên nhiên, con người và xứ sở.
Quả thật đi chợ Việt, cũng là lúc con người ta chìm đắm trong một biểu cảm của
một sắc thái Việt, một thứ văn hóa sống động chứa chất đầy một tính duy cảm.
Nguồn Wikipedia và VietnamTourism
Khu sinh sống chính của người Việt là lưu vực của các sông ngòi lớn nhỏ và rất tự nhiên. Cái chợ sẽ nằm tại các ngã ba nước để thuận tiện cho việc giao dịch trao đổi hàng hóa. Sử Việt còn ghi dưới thời Thái sư Trần Thủ Độ, Việt Nam có khoảng 100 chợ quê. Theo cấu trúc làng xã, Việt Nam còn có làng ven đồi và làng ven biển nữa. Làng ven đồi người dân làm nhà ở phía nam dãy đồi để tránh gió bấc thì cái chợ sẽ nằm phía nam cuối làng như chợ Tam Canh - Vĩnh Phú. Với làng ven biển, có chợ cá họp sát ngay mép sóng như chợ Báng, chợ Hàn ở Nha Trang. Đến thế kỷ 16 xuất hiện giao lưu quốc tế nên có cảng thị. Cảng biển cũng là cái chợ mở ra thông thương với bên ngoài mà thôi. Sang thế kỷ 19, văn minh đường cái mở ra, lại thêm cái chợ đường cái họp nơi ngã ba đường như chợ Bần bán tương nổi tiếng. Chung quy lại, chợ Việt Nam là chợ ngã ba và phổ biến nhất, cổ truyền nhất là cái ngã ba nước...
Giải thích về những cái tên chợ Xanh, chợ Rồng xuất hiện ở rất nhiều nơi. Chợ bán rau thì gọi là chợ Xanh (xanh như rau), chợ bán tôm cá gọi là chợ Rồng. Chợ Xanh đâu đâu cũng có (tiêu biểu như Chợ Xanh Định Công, Chợ Xanh Linh Đàm ở Hà Nội; Chợ Xanh ở Khánh Thiện, Ninh Bình; Chợ Xanh ở xã Diễn Thành, Diễn Châu, Nghệ An,…), còn chợ Rồng thì thường xuất hiện ở những ngã ba sông lớn như chợ Rồng Hải Phòng, chợ Rồng Ninh Bình, chợ Rồng Nam Định, Chợ Rồng ở Nam Sách - Hải Dương; chợ Rồng ở thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh; chợ Rồng ở Nam Đàn, Nghệ An; chợ Rồng ở Thanh Oai, Hà Nội,… Đó chính là dấu ấn văn minh nông nghiệp.
Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng chợ không chỉ nằm trong phạm trù kinh tế đơn thuần, nó còn biểu hiện văn hóa rất đậm nét. Yếu tố giao lưu tình cảm thì ai cũng rõ rồi, đặc biệt với các chợ vùng cao như chợ tình Mường Khương, Sa Pa do cư trú rải rác, buồn tẻ, hẻo lánh nên nhu cầu gặp gỡ, giao tiếp, giao duyên rất mạnh. Nhưng phải thấy rằng Chợ - Chùa, chợ họp ở đình làng, chợ họp ở cầu, ở quán,... cũng luôn gắn liền với các biểu tượng văn hóa Việt Nam, gắn với nhu cầu tâm linh của người Việt. Chợ không chỉ biểu thị mối quan hệ ứng xử giao đãi theo chiều ngang mà còn biểu thị mối quan tâm theo chiều dọc nội tâm nữa. Đây là đặc điểm tự cân bằng, tự thích ứng rất mềm dẻo hài hòa của dân tộc Việt Nam. Mọi việc mua bán sinh hoạt của người trần đều diễn ra dưới sự chứng giám của thần linh và của thiết chế xã hội.
Chợ loại I do tỉnh (thành phố) trực tiếp quản lý, chợ loại II do cấp quận/huyện quản lý và chợ loại III do xã/phường quản lý. Cả nước Việt Nam hiện có 236 chợ loại I, 932 chợ loại II và 7.400 chợ loại 3.
[Số liệu ở 2 đoạn này lấy từ Tổng cục Thống kê www.gso.gov.vn].
Những chợ loại I thường là chợ tổng hợp với quy mô lớn, là đầu mối bán buôn, bán lẻ hàng hóa. Những tỉnh, thành phố tập trung nhiều chợ loại I là: Quảng Ninh (20), Thành phố Hồ Chí Minh (17), Hà Nội (13), Đồng Tháp (13).
Trong xu hướng tiêu dùng hiện đại, người tiêu dùng có thêm lựa chọn mua hàng từ các siêu thị và trung tâm thương mại. Tuy nhiên, các chợ truyền thống vẫn đóng vai trò phục vụ rất lớn trong đời sống hàng ngày của người dân, nhất là tại vùng nông thôn, miền núi, vì sức mua thấp hơn các thành phố, trong khi hàng hóa cung cấp tại các chợ thường rẻ hơn do chi phí tổ chức và quản lý chợ cũng thấp hơn so với siêu thị và trung tâm thương mại. Những tỉnh chưa có mức đô thị hóa cao, rộng và đông dân vẫn có nhu cầu mua sắm từ các chợ quy mô nhỏ, do đó những tỉnh này tập trung nhiều chợ loại 3 nhất, như Thanh Hóa (363 chợ loại III), Nghệ An (354), An Giang (272), Phú Thọ (200), Hà Nội (331, với vùng nông thôn lớn sau khi mở rộng năm 2008).
Ðến chợ du khách sẽ đắm mình trong cảnh chen chúc, đông đúc và có thêm một chút gì đó lộn xộn, ồn ào nhưng vui và ấm áp. Tay nắm tay, vai chạm vai, mắt nhìn nhau được hỏi han, mời chào như người nhà... được nghe những mùi vị thơm thảo của xứ sở quê hương lan toả khắp không gian. Mắt nhìn no nê trước những sắc màu tươi tắn của cây trái, sản vật, hàng hoá...
Còn mỏi chân vì lòng vòng dạo chợ ư? Có thể nghỉ ngơi với ly nước giải khát trên tay. Hay đói một chút, chiếc ghế bằng gỗ mộc mạc sẽ chờ du khách sẵn đấy với vài món ăn nóng hổi, tuỳ thích như dự một bữa tiệc tốc hành.
Khó có thể nói hết những cảm xúc tươi nguyên khi đi chợ Việt ở các vùng đất khác nhau. Đi chợ miền biển, du khách sẽ thấy những con cá còn quẫy trong những chiếc thùng bằng nan tre đan rất khéo léo. Con tôm, con cua ngọ nguậy, những con sứa óng ánh sắc cầu vồng vừa từ biệt biển khơi phập phồng trong rổ... Chợ miền quê là những trái dừa còn “chỏm tóc”; là rau răm, riềng, sả, tỏi, hành và rau ngũ điếc, nồng cay mùi vị khó quên; là lúa gạo, sắn khoai lam lũ nhọc nhằn... Lên chợ miền núi, trung du, nơi có những túi thổ cẩm, chéo dù, khăn voan rực rỡ, những chiếc sọt mây bóng bẩy tài hoa, những da gấu, nhung nai, da trăn, mật ong, xa nhân, những cây kim hạt muối quí báu từ miền xuôi mang lên, tình nghĩa... Rồi chợ miền Ðông, miền Tây Nam bộ, tấp nập xuồng ghe, chợ trên sông bồng bềnh cánh võng với cây trái, lúa gạo, tôm cá miệt vườn của một vùng kênh rạch phù xa miền Nam đầy sắc thái lạ lùng...
Vâng, đi chợ, có khi du khách sẽ được nghe cả tiếng đàn bầu, đàn nhị, được nghe những câu truyện lục bát của cụ Ðồ Chiểu, Nguyễn Du... lẫn các nghệ sĩ dân gian... Rồi những cuộc biểu diễn vội vã với những bài võ, trò xiếc, tấu hài... Biết đâu ở đấy, một phương thuốc đặc hiệu cổ truyền sẽ giúp bạn khỏi bệnh như các “nhà tiên tri” ấy đã nói...!
Mỗi vùng đất có một cái chợ riêng cho mình và lưu giữ độc quyền một giá trị.
Chợ Ðồng Xuân ở Hà Nội và chợ Bến Thành ở Sài Gòn, chợ Hàn ở Ðà Nẵng, chợ Buôn Mê ở Tây Nguyên; chợ Sa Pa ở Tây Bắc; chợ Ðầm ở Nha Trang; chợ Ðông Ba ở Huế... cứ như thế “kẻ tám lạng người nửa cân”, không đi, không đến, không bao giờ hiểu được.
Có thể vì nhiều lẽ mà chợ Việt Nam có sức lôi cuốn, hấp dẫn một cách đặc biệt không chỉ đối với người dân địa phương mà cả người nước ngoài và còn là kỷ niệm khó quên của những người xa quê hương.
Một nhà khoa học nữ, Việt kiều ở Mỹ trong bức thư gửi về cho người bạn gái đã nói lên nỗi mong ước duy nhất của mình khi trở về Việt Nam là để được đi chợ.
Một người nước ngoài làm công tác văn hoá nhiều lần đến Việt Nam đã nói về “chợ Việt”: Ðó là thương trường bán lộ thiên kỳ diệu, như sự bùng nổ của sắc màu, âm thanh, hương vị của thiên nhiên, con người và xứ sở.
Quả thật đi chợ Việt, cũng là lúc con người ta chìm đắm trong một biểu cảm của một sắc thái Việt, một thứ văn hóa sống động chứa chất đầy một tính duy cảm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét