Chiều 27 tháng 6 năm 2011, tôi nhận được thư
của nhà báo lão thành Đặng Minh Phương, nguyên TBT báo “Cờ Giải phóng” Trung
Trung Bộ thời kỳ chống Mỹ, cứu nước.
Hiện nay, nhà báo lão thành Đặng Minh Phương sinh hoạt trong Ban Liên lạc các nhà báo cao tuổi báo “Nhân Dân”, cư trú tại số nhà 101, ngõ 5, đường Huỳnh Thúc Kháng, bên cạnh Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội.
Sau khi cung cấp địa chỉ và số điện thoại cố định, trong phần tái bút ông còn viết: “Tôi không có điện thoại di động, Đoàn Minh Tuấn (nhà văn, nhà thơ, nhà biên kịch - VPT) chế diễu tôi không bằng mẹ đồng nát. Rất đúng! Tôi là Thằng sắt vụn!”
Đúng là khẩu khí hơi hướng của một nhà thơ trào phúng cự phách của báo “Cờ Giải phóng” Trung Trung Bộ thời chống Mỹ, cứu nước (với câu thơ vui xanh rờn, làm cho cả Hội trường Đại hội Văn nghệ giải phóng Liên khu 5 cười đến đau bụng “Thu Vân ngâm thơ Thu Bồn/ Thu Bồn sướng quá sờ…tay Thu Vân”) và của báo “Nhân Dân” sau này!.
Hiện nay, nhà báo lão thành Đặng Minh Phương sinh hoạt trong Ban Liên lạc các nhà báo cao tuổi báo “Nhân Dân”, cư trú tại số nhà 101, ngõ 5, đường Huỳnh Thúc Kháng, bên cạnh Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội.
Sau khi cung cấp địa chỉ và số điện thoại cố định, trong phần tái bút ông còn viết: “Tôi không có điện thoại di động, Đoàn Minh Tuấn (nhà văn, nhà thơ, nhà biên kịch - VPT) chế diễu tôi không bằng mẹ đồng nát. Rất đúng! Tôi là Thằng sắt vụn!”
Đúng là khẩu khí hơi hướng của một nhà thơ trào phúng cự phách của báo “Cờ Giải phóng” Trung Trung Bộ thời chống Mỹ, cứu nước (với câu thơ vui xanh rờn, làm cho cả Hội trường Đại hội Văn nghệ giải phóng Liên khu 5 cười đến đau bụng “Thu Vân ngâm thơ Thu Bồn/ Thu Bồn sướng quá sờ…tay Thu Vân”) và của báo “Nhân Dân” sau này!.
Bên đèn
Chị may áo cho em
Chiếc áo hồng cánh sen
Chị may áo cho em
Chiếc áo hồng cánh sen
Ngày mai mặt trời lên
Chơi xuân giữa đồn giặc
Hôi tanh và ngột ngạt
Vẫn toả ngát hương sen
Chơi xuân giữa đồn giặc
Hôi tanh và ngột ngạt
Vẫn toả ngát hương sen
Em vò đầu tính kế
Ấm nồng bàn tay chị
Vuốt ve mái tóc mềm:
- “Bận áo hồng của chị
Gắng lập công nghe em!”
Ấm nồng bàn tay chị
Vuốt ve mái tóc mềm:
- “Bận áo hồng của chị
Gắng lập công nghe em!”
Em vào đồn nhẩn nha
Thênh thang đường về nhà
Mân mê tà áo mới
Miệng hát, chim sơn ca!
Thênh thang đường về nhà
Mân mê tà áo mới
Miệng hát, chim sơn ca!
Gió xuân về lồng lộng
Đồn giặc gầm tiếng nổ
Lửa chiến công rực rỡ
Bay bay tà áo
Cánh sen hồng!
Đồn giặc gầm tiếng nổ
Lửa chiến công rực rỡ
Bay bay tà áo
Cánh sen hồng!
10-1971
LỖ KHÊ
LỖ KHÊ
Bài thơ đậm chất thông tấn báo chí này, tôi
viết ngay trong Hội nghị Du kích chiến tranh của các lực lượng vũ trang giải
phóng, do Tỉnh đội Bình Định tổ chức trong khu rừng miền tây tỉnh Bình Định,
vào cuối năm 1971.
Có một chiến sĩ biệt động nhí (khoảng mười tuổi), đã từng tung hoành trong vùng Mỹ - Thiệu tạm thời chiếm đóng, diệt nhiều tên ác ôn, góp phần thực hiện khẩu hiệu, một phương châm tác chiến của lực lượng biệt động, trinh sát đặc công Quân giải phóng Miền Nam: “Đưa ác mộng vào tận đầu giường ngủ của bọn ác ôn phản động”!
Cậu bé này (cha mẹ đều bị giặc sát hại) được chị gái (cũng trong lực lượng biệt động bí mật) may cho những chiếc áo hồng màu cánh sen. Tại Hội nghị du kích chiến tranh này của tỉnh Bình Định và trong Đại hội thi đua Quyết thắng sau này của Quân khu 5, em đều thường hay mặc những chiếc áo hồng cánh sen.
Đó là nguyên mẫu bài thơ “Cánh sen hồng” của tôi.
Có một chiến sĩ biệt động nhí (khoảng mười tuổi), đã từng tung hoành trong vùng Mỹ - Thiệu tạm thời chiếm đóng, diệt nhiều tên ác ôn, góp phần thực hiện khẩu hiệu, một phương châm tác chiến của lực lượng biệt động, trinh sát đặc công Quân giải phóng Miền Nam: “Đưa ác mộng vào tận đầu giường ngủ của bọn ác ôn phản động”!
Cậu bé này (cha mẹ đều bị giặc sát hại) được chị gái (cũng trong lực lượng biệt động bí mật) may cho những chiếc áo hồng màu cánh sen. Tại Hội nghị du kích chiến tranh này của tỉnh Bình Định và trong Đại hội thi đua Quyết thắng sau này của Quân khu 5, em đều thường hay mặc những chiếc áo hồng cánh sen.
Đó là nguyên mẫu bài thơ “Cánh sen hồng” của tôi.
Tôi sáng tác bài thơ này ngay tại hội trường
Hội nghị. Viết xong, cháu gái văn thư của Ban Chính trị tỉnh đội Bình Định là độc
giả đầu tiên, đã nhiệt tình đánh máy bản thảo giúp tôi và nhanh chóng được gửi
qua đường Quân bưu, cho toà soạn báo “Cờ Giải phóng” Trung Trung Bộ, do Nhà
báo-Nhà thơ Đặng Minh Phương làm Tổng biên tập.
Cuối mùa hè năm 1972, sau khi kết thúc chuyến công tác làm nhiệm vụ phóng viên chiến trường, theo đội hình của Sư đoàn 3 tiến công tiêu diệt gọn căn cứ quân sự Chi khu quận lị Đệ Đức, giải phóng và hoàn toàn làm chủ phía Bắc tỉnh Bình Định, trở về đến Quân khu bộ Quân khu 5, tôi vô cùng phấn khởi nhận được tờ báo “Cờ Giải phóng” Trung Trung Bộ số 144, Tết Nhâm Tý, tháng 2 năm 1972, kèm theo nhuận bút là một tấm ảnh Bác Hồ, ảnh in màu từ miền Bắc gửi vào chiến trường.
Thật vô cùng cảm động: Bài thơ “Cánh sen hồng” lại nhận được nhuận bút kiêm quà Tết là tấm ảnh Bác Hồ, người cha kính yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam anh hùng!
Cuối mùa hè năm 1972, sau khi kết thúc chuyến công tác làm nhiệm vụ phóng viên chiến trường, theo đội hình của Sư đoàn 3 tiến công tiêu diệt gọn căn cứ quân sự Chi khu quận lị Đệ Đức, giải phóng và hoàn toàn làm chủ phía Bắc tỉnh Bình Định, trở về đến Quân khu bộ Quân khu 5, tôi vô cùng phấn khởi nhận được tờ báo “Cờ Giải phóng” Trung Trung Bộ số 144, Tết Nhâm Tý, tháng 2 năm 1972, kèm theo nhuận bút là một tấm ảnh Bác Hồ, ảnh in màu từ miền Bắc gửi vào chiến trường.
Thật vô cùng cảm động: Bài thơ “Cánh sen hồng” lại nhận được nhuận bút kiêm quà Tết là tấm ảnh Bác Hồ, người cha kính yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam anh hùng!
Bài thơ tuy chưa hay, nhưng đó là một trong
những kỷ niệm sâu sắc của tôi trong thời gian làm phóng viên, biên tập viên và
sản xuất tự túc 50% tiêu chuẩn lương thực, tại Ban Văn học, Cục Chính trị Quân
khu 5 - Cơ quan biên tập và phát hành tạp chí “Văn nghệ Quân Giải phóng” Trung
Trung Bộ, cùng các nhà văn, nhà thơ Hà Giao, Ngân Vịnh, Lương Tử Miên,
Thái Bá Lợi, Nguyễn Trí Huân, Nguyễn Bảo, Nguyễn Hồng, Vũ Thị Hồng, v.v…, do
Nhà văn Nguyên Ngọc (sau này là Bí thư Đảng đoàn Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng
biên tập tuần báo “Văn nghệ”) và Nhà văn Nguyễn Chí Trung (sau này là Thiếu tướng,
Phó Tổng biên tập Tạp chí “Văn nghệ quân đội”, Trợ lý của Tổng bí
thư Lê Khả Phiêu) phụ trách.
Quê Tổ ca Trù Lỗ Khê, Hè 2011
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét