Không riêng gì
dân tộc VN, mà hầu như khắp mọi nơi trên thế giới, đâu đâu người ta cũng đều
coi trọng đêm giao thừa. Ðây là khoảng thời gian thiêng liêng nhất trong năm,
mà cũng thật là ngắn ngủi, để con người tịnh tâm ôn lại đời quá khứ mà mỗi năm
thêm tuổi, càng đuổi xuân đi, buồn vui lẫn lộn. Xưa nay, lẽ trời đất không đổi
dời, có bắt đầu thì cũng phải có kết thúc, thời gian cứ chạy long bong,để rồi hội
ngộ tại cái mốc cuối cùng của năm là phút giây trừ tịch. Tính ra, thế giới đã
bước vào đệ nhị thiên niên kỷ được sáu năm với nhiễu nhương loạn lạc vì thiên
tai, chiến tranh và khủng bố. Nhưng dù gì chăng nửa, nói chung hầu hết đều mừng
năm mới rất vui nhộn. Tóm lại, Xuân Tết vẫn là nguồn hạnh phúc chung của nhân
loại mà ai cũng hoài vọng thiết tha, cho nên dù họ mừng năm mới nào chăng nữa,
thì cũng không ngoài sự nghênh tân tống cựu, chấp nhận chịu đựng để đón "Một chiếc lá xuân xanh" hay "Úa vàng hờ hững rơi xuống bờ vai của đời
mình".
Phan Thiết quê xa trời cố quận
Mường Giang, biển mặn nước
xuôi dòng
đưng nghe bầy sếu kêu ra rã
bừng dậy niềm đau hận núi
sông
Thơ viết nghìn trang chưa thấy
hết
mẹ ơi, trăm nẻo cứ mong tìm
chiều chiều mẹ đứng bên cầu
nhỏ
đáy mắt già nua dõi bóng
chim
Mấy chục năm rong trên xứ lạ
tóc xanh rồi bạc vẫn chưa về
chinh y, vó ngựa thời say tỉnh
dò dẳm tàn theo mộng viễn mê
Soi gương ngơ ngẩn buồn thê
thiết
bảy mấy trời ơi vẫn muộn phiền
tủi thẹn nhìn xuân qua tết lại
biết về đâu hởi bước cô miên?
1- NHỮNG KHÁC BIỆT CỦA NHÂN
LOẠI TRONG VIỆC TÍNH THỜI GIAN:
Xưa nay ta vẩn tưởng thiên hạ sống trên trái đất, nếu không xài âm lịch thì sử
dụng dương lịch mà người VN quen gọi là tết tây hay tết ta. Thật sự không phải
vậy vì mỗi dân tộc đều có riêng cách nghĩ và khoảng thời gian riêng của họ, dù
là một quốc gia độc lập hay đang sống dưới ách nô lệ.
Với Tây Tạng, một quốc gia theo Phật Giáo mật tông, có nền độc lập lâu đời, bị
Trung Cộng cưỡng chiếm vào năm 1949, thì năm 2000 mà nhân loại bước qua, đã đến
vơi họ từ 128 năm về trước, nếu căn cứ vào Phật lịch của Vương quốc Tây Tạng.
Như cách tính của người, Tàu, năm của người Tây Tạng dựa theo cách xếp đặt của
can, chi và sự vận hành trong kinh dịch, nhưng có khác biệt về quan niệm tính
ngày vào lúc mặt trời mọc, chứ không phải căn cứ vào múi giờ 0 như phương tây.
Hiện lịch này vẩn được sử dụng tại Tây Tạng, do chính Ðức Dạt La Lạt Ma, Vị
lãnh đạo tinh thần của vương quốc trên, đang sống lưu vong tại Dharamsala (Ấn Ðộ),
tu chỉnh và phát hành.
Ðối với Trung Cộng năm 2000 vừa qua, tương ứng với năm 4699 của họ, dù từ năm
1912 chính phủ dân quốc (Trung Hoa Quốc Dân đảng) đã chấp nhận lịch Grégoire.
Căn cứ vào cuốn lịch đời Quang Tự nhà Thanh (1874-1908) làm theo lịch cổ, thì
người Tàu cách đây hơn 2016 năm trước tây lịch, nhờ vào sự đo đạc khá chính
xác, đã tính được một năm có 365 ngày và năm nhuận. Ngày nay, lịch cổ Trung Hoa
vẫn còn được sử dụng trong lể, hội, xuân, tết và trong lãnh vực chiêm tinh, bói
toán.
Với người Do Thái, theo những văn bia cổ nhất từ thế kỷ thứ 10 trước TL, thì lịch
Gezer dựa vào âm và dương, theo đó mỗi năm chỉ có 295 ngày, nên vào năm 2000
thì ltch cổ Do Thái đã bước vào năm 5761. Ngày nay như hầu hết các nước trên thế
giới, Do Thái dùng lịch Grégoire, còn lịch cổ Gezer chỉ dùng trong lể hội mà
thôi.
Tại Trung Mỹ, người da đỏ sống ở nước Guatemala, vẫn giữ truyền thống
của tổ tiên họ là người Maya đã xuất hiện từ 5116 năm về trướ. Theo huyền sử.
người Maya dùng hai thứ lịch: Haab theo mặt trời có 365 ngày và lịch Tzolkin của
tôn giáo, chỉ có 260 ngày.
Cuối cùng là người Ả Rập theo Hồi giáo làm lịch theo sự vận hành của mặt
trăng với niềm tin dựa vào kỳ trăng mới trong mỗi tháng. Tuy nhiên ngày nay người
Ả Rập sống rải rác khắp nơi trên thế giới và sự trở ngại lớn nhất là mặt trăng
mới không xuất hiện cùng lúc như trên bán đảo Ả Rập. Khó khăn kế tiếp là sự xen
kẽ giữa những ngày 29 và 30 theo mặt trăng, không ăn khóp với mặt trời. Ðể phù
hợp với thực tế, người Hồi giáo tha phương phải cộng thêm 11 ngày trong chu kỳ
30 năm. Ðặc biệt, nếu theo lịch Hồi thì người Ả Rập luôn luôn trẻ hơn các dân
tộc khác vì lịch của họ rất ngắn và hộ tịch lại căn cứ theo âm lịch. Khác với
tây phương, người Ả Rập khi bắt đầu làm lịch, họ lấy điểm gốc là Hégire (kỷ
nguyên hồi giáo), tính từ giai đoạn nhà tiên tri Mahomet sông lưu vong ở
Médine, vào khoảng thế kỷ thứ 7 sau TL. Vì thế khi tây phương bước vào thiên
niên kỷ 2000, thì Ả Rập lại là năm 1422.
Tóm lại năm được gọi là đầu tiên của đệ nhị thiên niên kỷ vẫn không đến cùng một
lúc trong lòng mọi người như ta nghĩ vì chỉ có phương tây hay các quốc gia dùng
dương lịch chấp nhận, còn một số lớn thì đón xuân theo lịch riêng của họ. Trên
nguyên tắc, thì hiện nay tây phương gần như thống trị thế giới về phương diện
đo đạc thời gian và dương lịch Grégoire đã được cải biến thêm hoàn chĩnh, thế
nhưng theo lịch để hòa hợp dòng sinh hoạt của nhân loại, còn quan niệm về chủng
tộc tôn giáo lại thuộc trong lãnh vực tâm linh, nên sự khác biệt trong lúc đón
năm mới là điều rất bình thường.
2- GIAO THỪA KHẮP NƠI TRÊN
THẾ GIỚI:
Dựa vào thiên văn, một nhóm địa phương nằm trên đường kinh tuyến 180 độ đông đều
cho rằng mình là vùng đất đầu tiên được đón chào bình minh trên thế giới khi
nhân loại bước vào đệ nhị thiên niên kỷ. Ðó là các đảo quốc Atka của Nga, Vanua
Levu thuộc Fidji và Nukufetau trong quần đảo Micronese. Tuy nhiên, theo sự tính
toán của các nhà địa lý quốc tế, thì chính đảo Pitt của Tân tây Lan, mới là điểm
đầu tiên đón ánh bình minh của năm mới.
Tuy vậy tại quần đảo Fidji, mặt trời đầu tiên sẻ lần lượt thay đổi qua các múi
giờ của kinh tuyến 180 độ, tại các đảo Vanua levu, Rambi và Taveuni. Tất cả các
điểm trên đã được thắp sáng bằng điện, dễ cho mọi người từ xa cũng nhìn thấy rỏ.
Riêng dân chúng tại hai đảo Tonga và Samoa có thể đón hai lần ánh bình minh của
năm mới theo múi giờ. Nhưng quan trọng nhất vẫn là đảo Pitt có diện tích 98 km
vuông, nằm trong nhóm đảo Chatham, coi như ngoài rìa thế giới, trong nam băng
dương, cách Tân tây Lan 800 km, ở độ cao 230m so với mặt biển. Ngay khi nhận được
tin mừng trên, dân chúng tại đây đã chuẩn bị mọi thứ để các hãng truyền thông
quốc tế và du khách đến đây đón giao thừa cũng như chào ánh binh đâu tiên của
năm 2000 vào lúc 5gìờ 00phút 24 giây, sớm hơn mọi nơ khác. Ðể chuẩn bị mọi thứ,
ngay yừ tháng 10-1998, chánh phủ Tân tây Lan đã lập một Bộ mới mang tên là
thiên niên kỷ và chi hơn 3 triệu đô la để tổ chức các lể hội vui tết khắp nước.
Tại nước cọng hòa bé nhỏ Kiribati ( 82.000 dân), chánh quyền đã dỗi tên hoàng đảo
không có người ở từ Caroline, thành Milendium với nghĩa là thiên niên kỷ.
Tại La Mã, Hông y Etchegaray được Dức Giáo Hoàng Phao Lồ Ðệ nhị ủy nhiệm tổ chức
đón giao thừa 2000, dù thời khắc quan trọng nhất của tín đồ thiên chúa giáo đã
qua từ lúc nửa đêm giáng sinh, do chính Ðức Giáo Hoàng cử hành đêm thánh vô
cùng năm 2000. Ðể chuẩn bị mọi thứ, chính phủ Ý cũng đã bỏ ra hơn 35 triệu đô
la để trùng tu và sửa sang lại thành phố Rome. Trong giờ giao thừa, tòa Thánh sẽ
mở cửa các ngôi đền Ðức Bà Maria, đền thánh Yoan Látrano và Thánh Phao Lồ để
môi người và du khách tới xin lễ.
Người Ðức thì bận rộn hơn vì
năm 2000 vừa di chuyên thủ đô về lại Bá Linh, vừa tổ chức triển lãm kỹ thuật quốc
tế ở Hanovre, vừa đón giao thừa tại cổng Brandebourg tại Ba Linh, là nơi từng
chứng kiến sự chia đôi thủ đô và nước Ðức từ năm 1945. Chánh phủ Anh từ năm
1994 đã chấp thụận trích 20% tiền thu được trong các cuộc xổ số quốc gia giao
cho ủy ban Miienium trách nhiệm tổ chứa lể hội ăn mừng nhân dịp kỷ niệm năm
2000.
Tại Trung quốc càng vui vẻ hơn vì đây là thời gian ăn mừng 50 năm nước Tàu sống
trong thiên đường xã hội chủ nghĩa và lấy lại được nhượng địa Macau trong tay người Bồ
Ðào Nhà từ mấy trăm năm về trước. Ðể kỷ niệm 5000 năm lập quốc, một khu phúc họp
và tượng đài thiên niên kỷ được thiết lập tại Bắc Kinh, do 200 kỹ sư cùng các
chuyên viên xây dựng. Khu phúc họp chiếm một diện tích 35.000 mét vuông, toàn
khu được sơn màu vàng với ý nghĩa tượng trưng cho màu da và màu đất hoàng thổ của
Trung nguyên do sự bồi đắp lâu đời của con sông Hoàng Hà. Giữa khu, một cái hồ
nhân tạo có đường kính 3m, được rắp láp bằng 5000 bảng đồng, ghi lại những biến
chuyển lịch sử của Hoa Hạ trong suốt thời gian qua. Một ngọn lửa tượng trưng
cho sự bất diệt sẽ được duy trì, bên cạnh đó là những đám cưới tập thể của 2000
cặp người Hoa, trên 37 quốc gia, diễn ra tại các điểm du lịch và chiếu lại
trên truyền hình, đặt tại quảng trường Thiên an môn.
Tại Nhật đêm giao thừa được đón nơi quảng trường Ebisu (Ðông Kinh), còn Triều
Tiên thì cả hai chánh quyền Nam-Bắc đều đồng ý chọn tổ chưa tại thị trấn
Punmunjom, nơi vùng phi quân sự chia đôi hai nước với hoài vọng chờ ngày thống
nhất.
Ở Ai Cập, đêm giao thừa sẽ được tổ chức đặc biệt hơn bao giờ hết như truyền thống
đã có sẵn từ thời xưa củ, một chiếc máy bay trực thăng loại lớn sẽ mang một
chóp tháp cao 9m, đặt trên đỉnh kim tự tháp Kheops tại khu di tích Gizeh. Ngay
giờ phút đón giao thừa, bản nhạc cổ Ai Cập nổi tiếng trong thần thoại “Mười
hai ước mơ của mặt trời” sẽ được trình bày để cả nước đón tết.
Tóm lại phải nhiều đêm qua mới có một giao thừa ba mươi tết và nhiều lần
như vậy, nhân loại mới có một tối giao thừa xúc động lòng người. Buồn nhất là
hầu hết người Việt trong và ngoài nước, đêm trừ tịch, giữa lúc giờ khắc năm cũ sắp tàn, khi mà thiên hạ hoặc cài chặt then cửa chực đón năm mới trong hạnh
phúc gia đình, hay túa ra chốn công cộng vui chơi thải thích, thì vẫn có không
ít, nhất là người Việt ly hương, tạm ngưng cái hồn vong quốc từ lâu, cũng để
đón giao thừa, chào năm mới trong thềm năm củ, nhận thêm một chiếc lá úa vàng của
mùa xuân vỡ vụn trên bờ vai của cuộc đời. Từ đó càng thấy càng buồn rầu tro trọi
giữa một cái tết rực rỡ nhất của lịch sử nhân loại.
Ngay trong phút giao thừa giữa hai thiên niên kỷ, tại Âu Châu, bồn chiếc
phản lực cơ siêu thanh concorde của hãng hàng không liên danh Anh-Pháp, với vận
tốc 2000km/giờ, để đưa 100 hành khách đặc biệt sau khi đón giao thừa tại phi
trường Charles de Galle ở Paris, và lần thứ hai tại Manhattan, Newyork. Tại
Luân Ðôn, 10.000 vé mời dành cho các nhân vật tên tuổi cũng như giới thượng lưu
trí thức của Anh Quốc, vào dự tiệc cùng với Nữ Hoàng Elizabeth 2 tại vòm thiên
niên kỷ, được xây dựng ở Greewich, ngoại ô Luân Ðôn, trên bờ sông Thames thơ mộng.
Ðây là một công trình xây dựng nổi tiếng của thế kỷ, do kỹ sư Richard Roger thực
hiện với kinh phí 300 triệu bảng Anh. Vòm thiên niên kỷ cao 50m, nóc lợp bằng
kính pha trộn Teflon rất nhẹ nhưng bean chắc hơn sắt thép, chiếm một diện tích
rộng hơn 22 mẫu tây, được phân thành 12 khu vực, tượng trưng cho 12 múi giờ
trên thế giới. Ngoài ra, một cây cầu mới gòi là cầu thiên niên kỷ, nối liền
trung tâm thương mại Luân Ðôn với thánh đường nổi tiếng St.Paul ở phía tả ngạn
sông Thames, tòa nhà Greater London Authority bốn phía toàn bằng kính, hải cảng
Canary Whart Station và đặc biệt là một bánh xe khổng lồ bằng sắt có thể chuyển
động, giúp mọi người có thể nhìn rõ bốn hướng của thủ đô, cũng như khi đứng tại
nhà thiên niên kỷ có thể mục kích những cánh hoa muôn màu, muôn sắc phát ra từ
pháo bông, làm rực sáng cả kinh đô trong giờ phút giao thừa.
Liên Bang Nga rộng lớn, đất đai chạy dài từ đông Aạu sang tận bờ tây Thái
Bình Dương nên có tới 12 múi giờ, vì vậy muốn đón giao thừa trọn vẹn, chỉ có
cách đến tham dự lễ giao thừa được tổ chức qui mô tại quảng trưởng đỏ ở kinh đô
Mạc Tư Khoa. Tại đây 12 màn hình to lớn được thiết kế để cứ mỗi lần giao thừa đến
tại một múi giờ nào đó, sẹ có một em bé gái mặc y phục của địa phương mình, ra
chào và chúc tết mọi người. Tại Do Thái vì có thánh địa nổi tiếng Jerusalem,
cho nên dù sự tranh chấp giữa người Israel và Palestin vẩn diễn ra ầm ỷ, nhưng
số người đến hành hương và đón giao thừa vẩn đông đảo. Ngoài ra, các lể hội
khác cũng được tổ chức trọng thể tại các thành phố Haifa, Nazareth, đặc biệt là
chương trình tranh tài thể thao và nghệ thuật trên bờ hồ Galilée. Riêng Chánh
phủ nước Liban, qua hợp tác của công ty quảng cáo Publigraphics, đã thực hiện dự
án Beyrouth 2000, là một làng toàn cầu để du khách khắp nơi tới vui chơi và đón
tết từ giáng sinh cho tới ngày 7/1/2000. Làng được xây dựng trong một khuôn
viên rộng cả km2, ngoài các lể hội tết còn có chương trình tham quan tết khắp
nơi trên thế giới, qua màn ảnh truyền hình vỉ đại. Cũng có trường hợp thật đặc
biệt như của cựu tổng thống Nelson Mandela và đương kim tổng thống Thabo Mbeki
Nam Phi, đả đón giao thừa tại nhà ngục trên đảo Robben, nơi đã giam giữ hai ông
suốt một phần đời.
Ở Paris, lể hội đón giao thừa qua thiên niên kỷ mới, diễn ra trên đại lộ Champs
Elysées, đúng 12 giờ khuya, khi tiếng chuông tại tất cả các thánh đường đồng loạt
đổ với tiếng nổ rượu sâm banh. Pháo bông được bắn lên khắp tám hướng, mang hoa
xuân nở rộ khắp bầu trời đen của đêm trừ tịch. Mọi người kể cả du khách như
trút kết phiền muộn, để hòa đồng với nàng xuân hả hê giữa cơn hoan lạc.
Tại Hoa Kỳ, đã có gần 600.000 người, kể cả gia đình và cựu tổng thống Bill
Clinton đến tham dự lễ hội mừng giao thừa thiên niên kỷ mới. Hội mừng xuân được
tổ chức tại công trường chính ở thủ đô Hoa Thịnh Ðốn, nơi có hai tượng đài của
cố tổng thống Washington và Lincol. Chương trình diễn ra thật vỉ đại, đầu tiên
mọi người theo dõi giây phút giao niên từ khắp các vùng đất trên thế giới qua
màn hình TV. Kế tiếp là một cuốn phim ngắn chùng 20 phút, của đạo diễn nổi tiếng
là Steven Spielberg về tết. Cuối cùng là buổi trình diễn nhạc do nhạc sư khét
tiếng của Mỹ là Quincy Jones điều khiển, qua sự góp mặt của các nam nữ ca sỷ
đang được mến mộ như Charlotte Church, Aretha Franklin, Will Smith.. Mặc dù đêm
đó, trời thật lạnh, nhiệt độ xuống quá 0 độ C, khắp nơi tuyết trắng bay lả tả
như mưa phùn nơi đất Bắc của VN, nhưng mọi người vẩn như không hề biết tới băng
giá, ai cũng say sưa trong hạnh phúc, reo hò ầm ỹ theo từng cánh hoa xuân của
pháo bông, nở rộ khắp bầu trời. Cũng trong cái tối ba mươi của thập niên cuối,
nơi đất nước UÔc Dại Lợi xa xôi giáp miền nam cực, lể hội mừng giao thừa và
thiên niên kỷ đã được tổ chức hết sức tưng bừng và trang trọng tại thành phố biển
Sydney và nhiều nơi khác trong nước. Ðịa điểm hành lễ là Sydney harbour Bridge
và khi mặt trời vừa chen lặn, Lập tức 60 chiếc tàu sẽ mở rực ánh đèn, để ánh
sáng tỏa khắp vịnh Sydney. Kế tiếp là một trận pháo bông vô tiền khoáng hậu mà
tiền mua lên tới 3 triệu mỹ kim sẽ được bắn lên,khiến cho hoa xuân như nở đầy
trời, mở màn cho dạ hội hóa trang, diễn ra suốt đêm mừng tết tại nhà hát lớn.
Xuân tới rồi lại qua và cứ thế mà quanh quẩn trong ngõ đời, khiến cho
nhân thế mỏi mòn mong đợi từ lúc tuổi thơ cho tới khi bạc tóc vẩn chờ. Thật vậy,
nhờ có xuân tết, con người mới yêu đời và chịu đựng được tất cả các cảnh ngộ éo
le, chỉ vì hy vọng thế nào mùa xuân cũng mang lại hạnh phúc cho họ. Trong dịp tết,
bất cứ ở đâu, có lẽ đêm giao thừa là giờ phút thiêng liêng nhất trong năm, nhất
là đối với trẻ con trong mọi gia đình, được dịp ăn ngon, mặc quần áo mới, có tiền
lì xì. Ðối với người lớn, đây là thời gian được sum họp dưới mái gia đnh, được
tịnh tâm tính sổ lại cụôc đời trong quảng thời gian qua. Cũng từ đó riêng mình
bâng khuâng chạnh nhớ những vui buồn mất được, ôn lại những gương mặt thân quen
đây đó, còn hiện hữu hay theo năm tháng đi vào ngỏ khuất của đời. Tất cả rồi ra
cũng là nỗi buồn vui chôn kín trong đáy huyệt, có mấy ai dám thố lộ. Bởi vậy,
trong dịp tết phần lớn nhân lạoi thích làm to chuyện, thật ra đó cũng là hình
thức mượn đám đông để cho ta theo đời mà vui.
Nhân loại năm nay cũng đón mừng giao thừa và năm mới như mọi năm nhưng với tâm
trạng lo âu dủ thứ, tuy rằng ai cũng cố gưọng để vui xuân. Khủng bố, chiến
tranh, nghèo đói....là mối bận tâm lốn nhất trong lòng mọi người khi bước chân
vào ngưởng cửa năm 2017.
Đầu năm Dương Lịch 2017
HỒ ĐINH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét