Vùng đất đỏ bazan trù phú, vùng đất huyền thoại
với bản sắc văn hóa độc đáo, vùng đất của những kho tàng sử thi vô giá… đã sản
sinh ra những người con ưu tú, những tấm gương hoạt động nghệ thuật không mệt mỏi,
cống hiến cho sự phát triển của văn hóa tỉnh nhà, góp phần giữ gìn và phát huy
những giá trị đặc sắc của văn hóa Tây Nguyên.
Người “say” nghệ thuật múa
Tại chương trình nghệ thuật “Những người con
của đại ngàn” do Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch vừa tổ chức, khán giả được giao
lưu, trò chuyện với người nghệ sĩ đầu đã hai thứ tóc nhưng “lửa” nhiệt huyết với
nghệ thuật vẫn bừng cháy như tuổi đôi mươi-đó là Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Y San
Alio, Trưởng đoàn Ca múa dân tộc Đắk Lắk. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình
nông dân nghèo ở buôn Niêng, xã Ea Nuôl, huyện Buôn Đôn, nhưng mới 15 tuổi ông
đã bắt đầu sự nghiệp múa và chỉ 2 năm sau đã giành được tấm HCV đầu tiên. Năm
1986, Đoàn Ca múa dân tộc Đắk Lắk lần đầu được “xuất ngoại” để tham dự Liên
hoan Silôphôn (bộ gõ) châu Á tại Thái Lan, đưa cồng chiêng Tây Nguyên ra thế giới.
Kể từ đó đến nay những âm hưởng đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên đã vang vọng
khắp nơi trên thế giới.
Năm 2003, ông giành giải Vàng độc tấu sáo vỗ tại Hội diễn Ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc. Năm 2007, ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) vì đã có cống hiến trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc. Năm 2015, ông được phong tặng danh hiệu NSND. “Những ngày đầu tập luyện vất vả, đã có lúc tôi muốn từ bỏ nghiệp diễn nhưng rồi niềm đam mê nghệ thuật trỗi dậy, lại lao vào tập luyện. Tôi làm việc và cống hiến, đơn giản vì đam mê và trách nhiệm với công việc. Tôi luôn tự nhủ rằng, khi mới vào nghề, bản thân đã được lớp đàn anh đi trước hướng dẫn, tạo điều kiện cho vừa học, vừa làm và trưởng thành; giờ làm được gì cho lớp trẻ thì tôi luôn sẵn sàng. Được tham gia giảng dạy, truyền lại kiến thức, kinh nghiệm nghề nghiệp của mình cho các đàn em, tôi cảm thấy rất hạnh phúc” - NSND Y San Alio tâm sự.
Năm 2003, ông giành giải Vàng độc tấu sáo vỗ tại Hội diễn Ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc. Năm 2007, ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) vì đã có cống hiến trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc. Năm 2015, ông được phong tặng danh hiệu NSND. “Những ngày đầu tập luyện vất vả, đã có lúc tôi muốn từ bỏ nghiệp diễn nhưng rồi niềm đam mê nghệ thuật trỗi dậy, lại lao vào tập luyện. Tôi làm việc và cống hiến, đơn giản vì đam mê và trách nhiệm với công việc. Tôi luôn tự nhủ rằng, khi mới vào nghề, bản thân đã được lớp đàn anh đi trước hướng dẫn, tạo điều kiện cho vừa học, vừa làm và trưởng thành; giờ làm được gì cho lớp trẻ thì tôi luôn sẵn sàng. Được tham gia giảng dạy, truyền lại kiến thức, kinh nghiệm nghề nghiệp của mình cho các đàn em, tôi cảm thấy rất hạnh phúc” - NSND Y San Alio tâm sự.
Tiết mục văn nghệ biểu diễn trong
chương trình "Những người con của đại ngàn".
Từ sự cố gắng và quyết tâm của tập thể Đoàn
ca múa nhạc, các tác phẩm múa do ông làm biên đạo đều có chất lượng cao, được
biểu diễn ở nhiều nơi trong tỉnh và tham dự nhiều chương trình nghệ thuật khu vực,
toàn quốc. Tại Hội diễn chuyên nghiệp toàn quốc 2009 ở thành phố Nha Trang
(Khánh Hòa), chương trình nghệ thuật với chủ đề “Cội nguồn - Khát vọng” của
Đoàn Ca múa dân tộc Đắk Lắk do ông làm biên đạo được giới chuyên môn đánh giá
cao, không chỉ mới lạ về ngôn ngữ múa, về hình thức dàn dựng, mà còn cả về trang
phục, thiết kế sân khấu, đưa Đoàn đứng thứ 5 trong 8 đoàn có HCV; giải Chỉ đạo
nghệ thuật xuất sắc dành cho NSƯT Y San Alio. Năm 2010, Đoàn ca múa dân tộc Đắk
Lắk đã dàn dựng một chương trình nghệ thuật đặc sắc mang đậm âm hưởng Tây
Nguyên với chủ đề “Trống chiêng hào khí Thăng Long” để góp mặt trong đêm nghệ
thuật chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội và cá nhân NSND Y San Alio
tham gia tiết mục độc tấu sáo vỗ “Làng buôn vào hội”…
NSND Y San Alio
Những động tác múa giờ đây không còn uyển
chuyển nữa nhưng ông vẫn miệt mài với công tác biên đạo để truyền đạt lại niềm
đam mê của mình cho thế hệ trẻ. Trong suốt 25 năm trên cương vị Trưởng đoàn và
hơn 40 năm lao động, cống hiến cho nghệ thuật, ông đã để lại nhiều tác phẩm có
giá trị, góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy những nét đặc sắc của văn hóa
Tây Nguyên...
Giọng ca “Vàng” của đại ngàn Tây Nguyên
Trong số những nghệ sĩ được vinh danh lần này
có Nghệ sĩ Y Joel Knul còn khá trẻ (mới hơn 40 tuổi đời và 15 năm tuổi nghề)
nhưng đã rất thân thuộc với người dân trong tỉnh. Từ khi còn nhỏ, chàng trai
Êđê này đã rất thích ca hát, đặc biệt là các ca khúc về Tây Nguyên. Với giọng
ca thiên phú cùng niềm đam mê nghệ thuật luôn ấp ủ, lại được đào tạo bài bản tại
Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Đắk Lắk (nay là Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật
Đắk Lắk) và Nhạc viện Hà Nội, đặc biệt là được người cậu Y Moan (NSND Y Moan)
chỉ bảo, dạy thêm, Y Joel ngày càng trưởng thành về nhiều mặt, nhất là giọng ca
được rèn luyện về kỹ thuật, chất giọng. Khi công tác tại Đoàn nghệ thuật Đam
San, anh đã gặt hái khá nhiều thành công, nổi bật là chiếc HCV tại Hội diễn Nghệ
thuật chuyên nghiệp toàn quốc 2009 với ca khúc “Pleiku gió” (sáng tác của nghệ
sĩ Đức Hà).
NSƯT Y Joel Knul
Cuối năm 2009 anh quay về công tác tại Đoàn
Ca múa dân tộc Đắk Lắk bởi thời điểm đó đoàn cũng đang rất khó khăn về nhân lực,
đúng thời gian mà cố NSND Y Moan lâm bệnh. “Tôi trở về Đắk Lắk cũng là trách
nhiệm, vì mình là người trưởng thành từ đây” – Y Joel tâm sự. Bảng thành tích Y
Joel giành được cho đến thời điểm này rất nhiều, nhưng có lẽ ấn tượng nhất là
giải thưởng “Giọng hát nhạc nhẹ hay nhất” ở Sao Mai 2001; Huy chương Vàng cá
nhân tại Hội diễn Nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc các năm 2009 và 2012; năm
2015, anh được Nhà nước phong tặng danh hiệu NSƯT. Hiện nay, anh là Phó trưởng
phòng Ca nhạc của Đoàn Ca múa nhạc dân tộc Đắk Lắk. Anh đang ấp ủ dự định sẽ ra
album gồm các ca khúc về Tây Nguyên do anh đạo diễn kiêm ca sĩ thể hiện.
Thế Hùng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét