"Nỗi nhớ mùa đông"
Mỗi khi đông chớm về theo từng cơn gió lạnh, giai điệu quen
thuộc từ ca khúc “Nỗi nhớ mùa đông” của nhạc sĩ Phú Quang lại vang lên đâu đó.
Bài hát được coi như "bảo chứng" cho mùa đông, từ
lâu đi vào tâm trí của nhiều người, đặc biệt những người con xứ Bắc.
Nhạc sĩ Phú Quang chia sẻ ông bắt gặp bài thơ Không đề gửi
mùa đông của Thảo Phương trong tập thơ được nữ thi sĩ tặng. Vì yêu thích
những câu thơ, ông đã viết thêm ca từ tạo nên ca khúc hoàn thiện - Nỗi nhớ
mùa đông. Bài hát ra đời khi Phú Quang đang ở Sài Gòn, lòng da diết nhớ quê
hương, Hà Nội, nhớ người thân, bạn bè, nhớ về mùa đông xứ Bắc.
Nỗi nhớ mùa đông kết hợp hoàn hảo lời thơ của Thảo
Phương và ca từ, giai điệu của Phú Quang. Được khơi gợi cảm hứng từ những câu
thơ:
“Dường như ai đi ngang cửa
Hay là ngọn gió mải chơi?”
Phú Quang cho
ra đời những câu hát tha thiết, đắm say:
“Dường như ai đi ngang cửa
Gió mùa
đông bắc se lòng
Chút lá thu vàng đã rụng
Chiều nay cũng bỏ ta đi”.
Hay từ những câu thơ ngắn gọn:
“Làm sao về được mùa đông?
Chiều thu - cây cầu...
Đã gãy
… Vờ như mùa đông đang về”
Chiều thu - cây cầu...
Đã gãy
… Vờ như mùa đông đang về”
Nhạc sĩ viết thành lời hát dài hơn, đầy đủ hơn:
“Làm sao
về được mùa đông
Mùa thu cây cầu đã gãy
Thôi đành ru lòng mình vậy
Ca khúc của Phú Quang viết về nỗi nhớ mùa đông Hà Nội
Nỗi nhớ mùa đông - Thu Phương - - YouTube
Nổi Nhớ Mùa Đông - Lệ Quyên- HD - YouTube
Nỗi nhớ mùa đông - Thu Phương - - YouTube
Nổi Nhớ Mùa Đông - Lệ Quyên- HD - YouTube
Ca khúc của Phú Quang dẫn dụ người nghe về một miền quá vãng,
trộn lẫn hư thực, ảo mộng. Tất cả như trước mặt, hiển hiện kề bên mà hóa ra xa
xăm chẳng thể chạm tới. Bởi mọi thứ chỉ là kết quả của nhớ nhung từ nỗi cô đơn
sinh ra.
Một bóng dáng “ai đi ngang cửa” vô tình gợi nhắc ký ức. Nhưng
đó cũng chỉ là “ảo giác”, “hư ảnh” bởi gói tròn trong hai chữ “dường như” đầy
mơ hồ. “Gió mùa đông bắc se lòng” tưởng rằng thật, là ngay lúc này nhưng cũng
chỉ là nhớ thương, tưởng tượng về một thời gian đã qua, một mùa giá buốt trong
quá khứ. Nhân vật trữ tình dường như trôi giữa đôi bờ thực - ảo. Riêng nỗi cô độc
bủa vây lại rất thật. Tất cả lần lượt “bỏ ta đi”, để lại sự trống vắng, hoang
hoải xâm chiếm. Từ “chút lá thu vàng đã rụng” đến “cánh buồm xưa ấy” đều chuyển
động theo hướng lìa xa. Sự vật không đứng yên mà luân chuyển, tuần hoàn theo
quy luật của tự nhiên. Chỉ có lòng người đứng lại cồn cào nhung nhớ.
Người nhạc sĩ lắng nghe từng xao động khẽ khàng của đời sống,
“nằm nghe xôn xao tiếng đời”, bằng thấu cảm tinh tế. Nhưng càng chạm vào từng nốt
đời thì càng gợi nhắc một dáng hình, một hoài ức xa vời vợi. Nỗi đau vang ngân
nhẹ nhàng mà xa xót:
"Làm sao về được mùa đông
Dòng sông đôi bờ cát trắng
Làm sao về được mùa đông
Để nghe chuông chiều xa vắng
Thôi đành ru lòng mình vậy
Vờ như mùa đông đã về
Làm sao về được mùa đông
Mùa thu cây cầu đã gãy
Thôi đành ru lòng mình vậy
Vờ như mùa đông đã về"
Dòng sông đôi bờ cát trắng
Làm sao về được mùa đông
Để nghe chuông chiều xa vắng
Thôi đành ru lòng mình vậy
Vờ như mùa đông đã về
Làm sao về được mùa đông
Mùa thu cây cầu đã gãy
Thôi đành ru lòng mình vậy
Vờ như mùa đông đã về"
“Làm sao về được mùa đông” - câu hát được điệp lại hai lần
tha thiết, vang vọng. Một lời hỏi không có lời đáp trả, một mong ước da diết, lặng
lẽ rơi vào thinh không. Quá khứ tựa một cuốn phim quay chậm từ từ hiện ra rồi
tan loãng và biến mất. Quá khứ - hiện tại đã cách xa, đứt gãy trên quãng đường
dài nhọc nhoài: “mùa thu cây cầu đã gãy”. Làm sao để nối lại? Làm sao để xoa dịu
những vỡ tan? Sau hoài niệm là nỗi xót xa, bâng khuâng chùng xuống nơi khoảng
cuối câu hát:
“Thôi đành ru lòng mình vậy
Vờ như mùa đông đã về”.
Câu hát là sự
tự ủi an, vỗ về tâm hồn. Thực tại càng hoang vắng, lạnh lùng thì người ta càng
quắt quay tìm về ký ức. Người ta muốn bám víu vào chút kỷ niệm mơ hồ mà bước tiếp,
mà dỗ dành mình sống trong những êm đềm.
Nhạc sĩ Phú Quang đã dồn vào từng câu hát nỗi nhớ đến tận
cùng ảnh hình Hà Nội, với từng khoảng tường vàng phố cổ, những thân bàng hắt
hiu lá đỏ sang mùa, với sương khói xa xăm hư ảnh… Không chỉ người đi xa hoài
luyến mà từng câu hát chạm vào tâm tình của cả những người đang ở giữa lòng Hà
Nội, cảm nhận rõ ràng giá rét để nhớ nhung về bao mùa đông xưa, để nâng niu,
thêm yêu hơn mùa đông Hà Nội.
Bài hát được rất nhiều ca sĩ thể hiện với cung bậc cảm xúc,
chất giọng riêng. Nhạc sĩ Phú Quang tâm sự rằng mỗi ca sĩ thể hiện ca khúc
có một cái hay và chất riêng khó so sánh. Ca sĩ Quang Lý hát dung dị, chân
thành. Thu Phương hát Nỗi nhớ mùa đông những ngày ở trên đất Mỹ với tất
cả cồn cào, tha thiết, thương nhớ quê hương cũng khiến cho nhạc sĩ rất xúc động.
Hay giọng ca cố nghệ sĩ Lê Dung để lại cho ông nhiều ấn tượng đậm sâu.
Với nhiều người, Nỗi nhớ mùa đông lại gắn liền tiếng
hát da diết, tình cảm, đầy khắc khoải của Ngọc Anh. Giọng hát của nữ ca sĩ góp
phần đưa bài hát chạm đến tận sâu cảm xúc của người nghe.
Ngoài kia, mùa đông đang chầm chậm bao trùm. Ở một quán cà
phê nào đó, sẽ có những con người đang thả mình trong từng dòng ca khúc “Dường
như ai đi ngang cửa/ Gió mùa đông bắc se lòng…”, trầm ngâm đón gió về.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét