“Đố ai biết lúa… mấy cây”
“biết sông mấy khúc, biết mây mấy tầng...”
(Phạm Duy - Đố Ai)
Đố ai - Phạm Duy- Thái Thanh - YouTube
“biết sông mấy khúc, biết mây mấy tầng...”
(Phạm Duy - Đố Ai)
Đố ai - Phạm Duy- Thái Thanh - YouTube
Có những câu đố chữ, nghe qua cũng hay dữ. Nhưng nghe lại,
khó mà hiểu được. Hiểu rằng, đố như thế chỉ là để như “đố vui để học”, hay “đố
vui để chọc” cho vui mà thôi. Có một thời, ở Sàigòn, Trung Tâm Học Liệu đường
Trần Bình Trọng, Quận 5 từng khai sáng ra chương trình này “đố vui” này, trên
truyền hình.
Bần đạo nhớ không lầm, thì: cũng có một thời, các vị từng làm rộn chương trình
này lên phải kể đến người thầy nọ có tên và họ là Cao Thanh Tùng, một đàn sĩ
lão luyện và quý hiếm chuyên chơi Trung hồ Cầm (Cello/Violoncelle) ở Sài Gòn thời
đó, và một cụ nữa là linh mục Dòng cùng thời với bần đạo mang tên rất ư là Tiến
Lộc Dòng Chúa Cứu Thế, đã tiếp nối công trình của người tiền nhiệm nay ở Mỹ.
Về những câu thơ đố chữ, bố ai mà trả lời được, những là: quét sạch lá rừng,
sông kia mấy khúc, lúa nọ mấy cây? Nhưng, có câu đố mang chất liệu rất thi ca,
cứ tà tà đố mãi chỉ như sau:
“Đố
ai nằm võng không đưa,
Đố ai gặp lại người xưa không nhìn.
Đố ai quên được chữ tình,
Đố ai quên được bóng hình người yêu.”
(trích điện thư của một bạn tìm lại mãi trong trí nhớ vẫn
không nhớ)
Không biết có phải vì người đố chờ mãi chẳng thấy ma nào giải được, bèn có thơ
rất “con cóc” như sau:
“Người
ta nói yêu là ngốc,
Bởi chữ tình là nguồn gốc chữ ngu…
Đôi khi con người, ta cần dừng lại…
Dừng lại, để rồi bước nhanh hơn.
Đôi khi con người, ta cần buông tay…
Cần cho đi, để rồi có nhiều hơn.
Đôi khi con người ta cần khóc,
khóc thật lớn, để rồi cười thật to…
Đôi khi con người lại cần ở một mình,
một mình, để biết có nhau quan trọng như thế nào.”
(Trích dẫn cũng từ một điện thư như trên)
Có câu đố lại cứ hư hư thực thực, rất như sau:
“Ai bảo chăn trâu là khổ.
Tôi đây chăn nàng còn khổ hơn trâu!”
Ấy
thế nhưng, có câu đố mà rất ít người dám đưa ra để chọc hay để học, dù cũng là
đố vè lè nhè nhiều tình tiết nhưng không làm sao biết mà trả lời trả vốn cho
đúng cách. Hoặc, có đố thì đố rất nhẹ nhưng câu đáp chẳng ăn khớp, hoặc không mấy
thích hợp mỗi thế này:
“Thập
niên năm đó, có tương lai đố ai biết được phụ nữ người gì? ở đâu? Từ bao giờ? vốn điếc nên không sợ súng, cũng chẳng màng mối sợ nạn nhân mãn, đã quyết định từ nay không bao giờ lấy chồng, hoặc đẻ con nữa. Đố ai biết dân tộc ấy người gì?” (trích câu đó của truyền
thông không đại chúng)
Bần đạo nghe đố, thấy sao giông giống các câu hỏi của cha cố với đức thầy khi bắt
đầu một bài giảng ở nhà thờ đến là như thế, bèn xục xạo trên thư viện mạng tìm
phần diễn giải từ các bậc thầy ở trên cao, mà hội ý. Bỗng chốc, bắt gặp dòng
chảy tư tưởng, rất như sau:
“Mới đây, tuần báo The Economist và tờ London
Telegraph đã cảnh báo rằng chủ thuyết duy vật nay chừng lại, tại Trung Quốc.
Rõ ràng là, nhiều tuần trước đây ta thấy hiện tượng ly dị đã
rộ lên tại nhiều nơi. Đặc biệt hơn cả, là: phụ nữ Trung Hoa sống ở thị thành lại
cứ muốn xét lại chuyện cưới hỏi cho đến khi họ gặp được “ý trung nhân” giàu có
đủ để có thể giúp họ tậu nhà, sắm xe. Người dân thị thành coi đây là chuyện lạ
và đặt cho nó cái tên cũng rất ngộ là “hôn nhân trần trùi trụi”. Có thể nói,
đây là chiều hướng từng bị ngành truyền hình tạo ra để lôi cuốn người xem thôi.
Nhưng, trong một buổi mạn đàm trên đài, có cô gái trẻ tuổi mới hai bốn đã dám
hùng hồn tuyên bố rằng cô chỉ muốn chọn có được căn hộ tươm tất, hoành tráng
hơn chọn bạn trai. Bởi, nhà sang cửa rộng vẫn sướng hơn cặp bồ.
Sự thật thì, chính quyền Trung Quốc chẳng mấy thích thú chuyện
này. Là bởi vì nghĩ rằng họ đã tạo khúc mắc trong chính sách dân số chăng.
Trung quốc, là nước từng chủ trương chính sách “chỉ một con”, nay phải gặp phải
tình trạng hiếm muộn phụ nữ - do việc ai cũng chỉ muốn có con trai để nối dõi
tông đường nên hễ cứ gặp thai con gái là quyết định đem phá. Và thêm cái tội
khác là, số lượng người già sống rất thọ, nay mới đáng sợ. Và chuyện ngưng
không lấy chồng của dân con người thường ở Trung Quốc không thuộc vào chính
sách nào của giới cầm quyền đưa ra hết.
Để giải quyết tình trạng “không có gì mà ầm ĩ” này, Tối cao
Pháp viện của Trung Quốc bèn ra quyết định, là: ai mua nhà chuẩn bị cho gia
đình mình về sống; hoặc cha mẹ nào ứng tiền ra mua cho con cái thì vẫn được giữ
nó cả sau khi ly dị. Về quyết định này, một luật sư tên là Hồ Bá Chu làm việc tại
tỉnh Phù Nam có nói:
“May ra điều này giúp được giới trẻ, đặc biệt là nữ giới trẻ,
nay có động thái độc lập hơn trước rất nhiều. Nhờ vào đó, họ có thể suy
tư tính toán về chuyện cưới hỏi một cách đàng hoàng đúng đắn hơn là chỉ
chú trọng vào tiền của.”
Ở các nước châu Á khác, xem ra người trẻ sống ở thị thành
cũng bắt đầu có khuynh hướng gọi là “ta cứ từ từ mà suy tính chuyện lập gia
đình”. Theo The Economist xuất bản ở Luân Đôn, thì tại các nước có đời sống khá
giả như Nhật Bản, Đài Loan, Nam Hàn, Hồng Kông, tuổi trung bình để nam thanh nữ
tú tính chuyện gia đình đã tăng nhanh từ thập niên qua, tức là: nay ở độ tuổi
29-30 cho nữ và 31-33 cho nam. Nhưng không phải chỉ có thế, báo này còn cảnh
giác:
“Nhiều người Á đông không chỉ muốn lập gia đình rất trễ mà
thôi, mà họ cũng chẳng muốn lập gia đình nữa, đó mới là chuyện đáng ngại. Ở Nhật,
tính ra có đến gần 30% phụ nữ Nhật không lập gia đình vào hàng tuổi ba mươi. Có
nơi còn lên đến 50% số những người này hẹn sẽ làm như thế, đến suốt đời. Với phụ
nữ xứ Đài, có đến 20% số phụ nữ còn độc thân dù ở tuổi sắp lên hàng bốn chục.
Và, một khi đã bước vào hàng tuổi này rồi, thì hầu như các cô nhất quyết sẽ
không còn chịu lập gia đình nữa. Ở nhiều nơi, tỷ lệ những người không chịu lập
gia đình còn ghê gớm hơn thế nữa. Riêng ở Bangkok, có đến 20% phụ nữ tuổi từ
40-44 không lấy chồng. Với dân thị thành ở Tokyo, thì 21% nữ sinh viên tốt nghiệp
đại học thường ở vậy, không lấy chồng. Singapore còn hơn thế, tỷ lệ nữ giới ở
đây đạt mức 27% số nữ sinh quyết không lấy chồng. Cho đến nay, khuynh hướng này
chưa ập tràn qua Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước cố dân đông nhất thế giới
nhưng chắc rồi cũng sẽ như thế; bởi, nền kinh tế ở hai nước này đã và đang khấm
khá hơn trước nhiều. Hậu quả của nền kinh tế phát triển kéo theo việc dân chúng
ở nước họ, muốn chọn lựa chuyện nên lập gia đình, nhất là nữ giới, với thế hệ
có sinh xuất cao. Đến năm 2050, sẽ có sự chênh lệch khoảng 60 triệu phụ nữ ở độ
tuổi dễ lấy chồng nhưng chưa tính, đó là hiện tượng đang xảy đến ở Ấn Độ và
Trung Quốc. Điều đó có nghĩa: phụ nữ hai nước này đang bắt đầu đặt vấn đề về
chuyện có nên lấy chồng ngay hay không…”
Khuynh hướng này dĩ nhiên là đang gia tăng với các phụ nữ trí
thức và/hoặc độc lập về kinh tế. Lý do dễ thấy nhất là: phụ nữ này không còn mấy
thích truyền thống để người đàn ông khuynh loát quyết định mọi chuyện trong gia
đình. Số lượng phụ nữ tham gia lực lượng lao động này đã nhiều hơn. Các người
này không còn muốn cảnh ru rú ở nhà chăm lo nội trợ để rồi ngân sách gia đình
hoàn toàn tùy thuộc vào đồng lương của người đàn ông là gia chủ mà thôi. Nói
cách khác, phụ nữ người châu Á nay không còn thích ở nhà làm những việc không
tên trong gia đình nữa.
Không riêng gì Trung Quốc, mà tại các nước khác ở châu Á,
chuyện “phụ nữ không muốn lập gia đình nữa” có nghĩa là số con cái trong gia
đình cũng sẽ giảm sút. Từ đó, lại có thêm vấn đề là đàn ông xứ này sẽ mất dần ảnh
hưởng xã hội do không có người để mình cưới và tình phụ tử sẽ biến vào thiên
thu. Chuyện đóng vai làm trụ cột gia đình nâng đỡ người già cả/bệnh tật cũng sẽ
giảm sút. Cuối cùng, theo quan điểm của tờ The Economist, thì rồi ra chuyện này
cũng sẽ là một trong các vấn đề nghiêm trọng không chỉ cho châu Á thôi, mà cho
cả thế giới nữa.” (x.Carolyn Moynihan, The Asian marriage in trouble, MercatorNet
24/8/2011)
Đọc
tường trình của mấy tờ báo lớn “không nói láo ăn tiền” như thế, chắc hẳn bạn
cũng như tôi, ta sẽ khựng lại chừng đôi phút, để khi tỉnh táo, sẽ lại nhớ bài
ca “đố ai”, vẫn còn đó câu hát:
“Đố
ai biết gió ở đâu,
Gió hay đi vắng lúc nao có nhà.
Đố trăng mấy tuổi trăng già,
để em lên tiếng mặn mà yêu anh…”
(Phạm
Duy)
Hát bấy nhiêu chắc chưa đủ, để diễn tả tình trạng “khá căng” đối với những người
xưa nay vẫn cứ bị đố nhăng đố cuội. Đố, cả những câu ca ta từng nghe hát:
“Đố ai tìm được tim ai,
“Đố ai tìm được tim ai,
Biết ai nhặt được tim em
Để em ca hát… cho đời nên thơ
Để anh âu yếm, dâng người trong mơ.”
(Phạm
Duy)
Nghe xong câu hát này, hẳn bạn và tôi, ta lại sẽ giật mình mà hỏi rằng, nghệ sĩ
già họ Phạm có nghĩ trước những chuyện xảy ra hôm nay ở trời Đông như được cảnh
báo không? Chuyện xảy ra, là sao mà “nhặt được tim em”, để “em ca hát, cho đời
nên thơ”, được! Bởi rõ ràng, là: chuyện phụ nữ Á Châu nay từ chối không chịu lấy
chồng nữa, thì đâu dễ để kết thúc chỉ một bài báo thôi.
Đọc bài báo trên tờ The Economist, chắc hẳn nhiều độc giả cũng thấy ái ngại
không ít. Nhất thứ là độc giả gốc người Á Đông vốn có nền văn hóa và văn minh
văn hiến rất chính mạch, thường thì không mấy đồng ý. Quan ngại nhiều thì đúng
hơn. Quan ngại, là bởi cứ sợ rằng đây là khuynh hướng toàn cầu chịu ảnh hưởng
nhiều từ lối sống Âu Tây, do cuộc cách mạng vi tính tạo nên.
Một số người quan ngại, lại cứ cho rằng: quan điểm của người tường trình tình
hình ở Đông Á xem ra chưa phản ánh được hết mọi mặt của sự quan ngại hoặc, hiện
tượng xảy đến, có khi chỉ một chiều. Có vị độc giả còn nại cớ bảo rằng: không
thấy tác giả nói gì về động thái của đàn ông Châu Á. Liệu những người này có phản
bác ý kiến của người viết không chứ? Đàn ông Á Đông ở độc thân, có phải vì họ
tình nguyện sống như thế hay không? Hoặc, cũng có thể lý do là vì họ cũng chần
chừ lâu quá, nên quá thời, chăng?
Không riêng gì châu Á, bà con ở phương Tây nói chung nay cũng chầm chậm không
còn hăng say tính chuyện lập gia đình vào hàng tuổi hai mươi như khi trước, vì
vẫn muốn để cho xong đại học và có việc làm ổn định đã. Có người lại coi hàng
tuổi hai mươi là thời kỳ có tự do bay nhảy; vui chơi cho thỏa thích cho đến khi
đứng tuổi, chững chạc mới tính chuyện cam kết với trách nhiệm.
Hiện tượng trì hoãn trưởng thành nay trở nên phổ biến rộng khắp nơi trên thế giới
chứ không chỉ ở châu Á mà thôi. Nhiều nhà xã hội học gọi đó bằng tên “tuổi trưởng
thành đành chịu hố”. Cuối cùng thì, hiện nay trên thế giới đang xảy đến hiện tượng
thật rõ nét, đó là:Tây cũng như ta, già cũng như trẻ, ai cũng chỉ muốn có nhiều
tự do chứ không còn muốn ràng buộc vào các gò bó, o ép dưới hình thức hôn nhân
gia đình, như trước nữa.
Là dân con nhà Đạo, chắc cũng có ý kiến hỏi rằng: nhà Đạo mình thì sao? Có hiện
tượng nào nổi lên như thế không? Và nếu có, ta làm thế nào để dung hòa?
Hỏi, là hỏi thế chứ ai nào dám có câu trả lời. Chí ít, là đám phó thường dân
kiêm giáo dân hạng thứ như bần đạo, thì “biết đâu em trả lời”. Có là bé em như
bần đạo nhiều lắm cũng chỉ lạo xạo chạy đến với đấng bậc thân quen mà vấn ý. Đấng
bậc bạn bè nghe vấn ý bèn nói nhỏ: vấn gì thì vấn sao không vấn ngay nguồn mạch
của ý tưởng chân phương, chân thật rất chân chất là Kinh sách của Đạo. Được lời
như cởi tấm lòng, bần đạo nghe thế bèn lấy Phúc Âm ra lần giở trước đèn, gặp
ngay câu khuyên rất thật, từ Phaolô thánh nhân, như sau:
“Tôi
khuyên anh em: đừng ăn ở như dân ngoại nữa,
vì họ sống theo những tư tưởng phù phiếm của họ…
Còn anh em, anh em đã chẳng học biết về Đức Kitô như vậy đâu;
nếu anh em đã được nghe nói về Đức Giêsu
và được dạy dỗ theo tinh thần của Người,
đúng như sự thật ở nơi Đức Giêsu.
Vì thế, anh em phải cởi bỏ con người cũ với nếp sống xưa,
là con người phải hư nát vì bị những ham muốn lừa dối,
anh em phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em,
và phải mặc lấy con người mới,
là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa
để thật sự sống công chính và thánh thiện.
(Êp 4: 17-24)
Chẳng
giấu gì bạn, gì tôi, bần đạo đây đọc lời khuyên trên suy nghĩ lung lắm bèn tìm
đến các truyện kể nhè nhẹ đây đó, để thư giãn bèn tìm ra được một truyện kể, rất
nhẹ, như sau:
“Vào khoảng năm 1982 các giáo sư ra trường từ Đại Học Cao Đẳng
Sư Phạm rất nghèo khổ, nên các cô quyết định tìm chồng qua các tiêu chuẩn là:
nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách Khoa, bỏ qua Sư Phạm.
Đã vậy, các nàng còn sáng tác và tặng cho một bài thơ độc rằng:
Em chẳng lấy chồng Sư Phạm đâu
Lấy chồng Sư Phạm chẳng bền lâu
Ba năm cao đẳng ho ra máu
Để lại cho em ... lá phổi sầu.
Thiệt là vô cùng ngạo mạn, các chàng giận run người và một cuộc
họp khẩn cấp được triệu tập. Ngài Chủ Tịch ban ra ngay một sắc lệnh tuyển
chọn một Trạng Quỳnh để đấu trí với đám con cháu bà Đoàn thị Điểm kia. Và một
thiên tài đã xuất hiện đáp trả lại như sau:
Em nên lấy chồng Sư Phạm thôi
Lấy chồng Sư Phạm rất đẹp đôi
Một năm anh nghỉ ba tháng phép
Ấp ủ tình em lúc lẻ loi.
Nghe lời đối đáp như thế này thì thắng lợi hoàn toàn nghiêng
về phía các chàng sư phạm rồi còn gì.”
Điện thư viết đến đây bèn “tắt tịt” không thấy lời đối đáp của
các cô sư phạm nữa. Chắc là đã hẹn bà con kỳ sau chăng?
Đọc truyện rồi, bần đạo chỉ biết kêu lên: “ôi thôi rồi nồi xôi”, sao bọn trẻ
bây giờ nhiều ý kiến thế. Kêu lên rồi, đành tắt đèn, xếp bút nguyện cầu Chúa
Chí Ái bổ dưỡng thêm cho vài ba ý tưởng chính xác, để còn đối đầu với chuyện của
thời đại để còn đọc nữa chứ.
Đố Ai - Phạm Duy
Ý Lan - Vũ Khanh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét