Người ta bảo Giàu hai con mắt, Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn...,
điều đó có lẽ chỉ phần nào nói lên ý nghĩa của đôi mắt sáng đối với cuộc sống mỗi
người. Còn nếu không được tạo hóa ưu ái mở ra cái “cửa sổ tâm hồn” kia như tôi
và các trò trong ngôi trường nằm ở con ngõ số 43 đường Trường Chinh, Kiến An,
thành phố Hải Phòng, thì mới thấu hết được sự thiệt thòi và những nỗi buồn thăm
thẳm.
Người khiếm thị cảm nhận nắng mới của mùa xuân bằng cảm giác,
thính giác, khứu giác. Nắng mềm, nắng thơm, không khí thoáng là trời quang. Nắng
mỏng, không khí ngột ngạt là trời nhiều mây… Bữa rồi, khi nắng vừa lấp loáng
sau nhiều ngày trời mù, trên các xích đu và cầu trượt đã vang vang tiếng cười
đùa, tiếng bước chân thậm thịch. Huy - một cậu bé khiếm thị bẩm sinh, mải miết
đạp bàn đạp, mồ hôi túa ra mà vẫn chưa chịu nhường cho bạn. “Chiều nay mẹ đón
con về, con luyện chân đi bộ cho khỏe. Mẹ con mệt không cõng được con.”. Nắng
chưa kịp lau khô khoảng sân, trời lại mưa. Bọn trẻ buồn thiu. Mưa xuân không dữ
dằn như những cơn mưa mùa hạ nhưng dai dẳng, hệt màn sương che kín bầu trời. Chẳng
thế mà có bạn nhỏ (còn chút thị lực) tỉnh giấc trưa ngỡ bình minh sớm bất chợt
kêu lên: “Sáng rồi!”. Mưa dầm khiến mái nhà uống no nước. Mưa bụi ngưng dần
thành giọt, rơi lộp độp bên thềm, mơ màng tưởng như tiếng chuông từ bi thánh
thót. Trong ô cửa sổ, các bé ngóng ra ngoài ngửi mưa chờ trời tạnh để người
thân đến đón. Mùa xuân của người khiếm thị có không gian ấm áp, có ngọn gió lẫn
hương hoa thơm, cái ẩm ướt ngấm nặng cả không gian, nặng cả lòng người. Mùa
xuân mềm mát, không lạnh như mùa đông, không rát bỏng như mùa hạ. “Vỏ cây kêu
lách tách”, một cô bé sung sướng reo lên rồi đưa tay quờ qua cửa sổ sờ giọt nước
mưa, ấy là cô bé vừa cảm được tiếng những mầm cây đang lớn lên.
Mùa xuân năm nay có những ngày mưa xuân kéo dài. Áo trẻ không được thơm, có mùi chua của vải phơi thiếu nắng.
Hôm nay các con đến lớp, sờ lên đầu, tôi thấy đứa nào cũng ướt. Tờ giấy làm bài tập ở nhà mềm nhũn. Các thầy che ô cho trẻ khiếm thị phải cho các con bám tay vào chân ô mới giữ được tán ô trên đầu tụi nhỏ, người dắt phải đi ra rìa chịu ướt. Dắt người khiếm thị đi đường nhỏ có vũng nước, để họ không phải lội thì mình phải lội. Thiếu tay vịn, các con không thể đi đúng hướng. Sờ đầu những bé hỏng mắt hoàn toàn, tóc chúng ướt hơn những bé còn thị lực. Một giáo sinh thực tập chia sẻ với tôi rằng, có mỗi ba đứa mà không thể nào che kín, được bé này thì bé kia lại đi ra ngoài ô. Phiền phức nhất là những hôm trời nồm. Các căn phòng chưa bao giờ có nắng qua chơi, nền nhà đổ mồ hôi sình sĩnh. Phòng học vừa lau khô, mở cửa ra một loáng đã ướt sũng. Giấy braille bị ẩm, chữ mờ, có sấy khô cũng không phục hồi được. Hai kĩ năng viết và đọc, người khiếm thị khó khăn với việc đọc nhiều hơn. Một số bé học chữ braille viết được mà không đọc được.
Trong khi các bé mải mê luyện đọc, tôi chép lại bài học, bỏ đi những từ các con đã thạo, thêm vào các từ mới. Trong lớp có bé đọc thao thao tờ giấy mình viết, đưa tờ khác có các từ y như thế, chỉ thay đổi trật tự lại không đọc được. Vất vả một chút nhưng thấy các bé tiến bộ, các thầy cô ai cũng cảm thấy vui. Giấy thấm nước mềm sụn, viết rất khó khăn. Phải sắp xếp tiếng thế nào để khi các con đọc lên thầy cô không phải nghe những từ vô nghĩa và tránh cho các con không quen tay đọc (đọc vẹt).
Còn ba tiết nữa mới hết giờ học hôm nay. Thời gian rất quý với các thầy và các con. Bài nay chưa xong, mai phải học bù. Thầy không tiếc thời gian, chỉ thương các con phải dầm mưa đi lên lớp học. Khoảng sân giữa kí túc xá và lớp học không rộng lắm nhưng trẻ khiếm thị đi không có đường xác định, nên rất lâu. Kinh tế khó khăn, khi nào thì nhà trường làm được con đường có mái che, mặt đường lát riêng một loại gạch để đôi bàn chân các con biết lối không đi ra ngoài trời? Có một chị đến đón con gái, mưa theo gió vào phòng ướt cả mặt bàn vừa mới được lau khô. Giải lao, chị bước vào. Dường như quên đang ở trong lớp học, chị sột soạt bới tóc bé gái: “Sạch tinh không có một con chấy nào. Về nhà mai mẹ cho đi cắt tóc. Thời tôi bằng tầm này nhiều chấy rận lắm thầy giáo a.”. Rồi người mẹ khẩn khoản: “Nhà tôi xa, trời mưa, rất mong thầy thông cảm.”. Nghe chị nói vậy, tôi chợt nhớ ngày còn là trò, trời mưa, mẹ tôi đi đón, biết mẹ đợi bên ngoài, tôi không sao học được. Gia đình ấm áp là nơi các con muốn trở về. Trong trường có một số học trò mồ côi, các con luôn mong một ngày mai sẽ tìm lại được gia đình. Tôi mỉm cười chia sẻ với chị và gật đầu đồng ý. Không gian ẩm ướt. Mưa vẫn cứ giăng giăng. Chờ tiếng bước chân chị xa dần, tôi khép cánh cửa tránh mưa, thay giấy mới cho các con dễ đọc rồi tiếp tục công việc của mình. Một chút, lại có tiếng mở cửa lớp. Sột soạt áo mưa, rồi tiếng người đàn ông hắng giọng xin phép: “Xin thầy cho em đón cháu sớm. Từ đây về nhà em hơn ba mươi cây, phải đi qua phà Dương Áo. Trời mưa vắng khách, năm giờ là họ dừng phà.”. Tờ giấy chú bé đọc chưa hết một nửa. Nghe thấy tiếng bố, nó dừng lại: “Thầy cho con về, sang tuần con sẽ cố gắng học hơn!”
Mưa mỗi lúc một to. Ngồi trong phòng nghe thấy cả tiếng giọt gianh ngoài mái hiên. Hai tuần chưa được về nhà, đứa trẻ nào cũng nhớ. Đường quê giờ không lầy lội như xưa nhưng lâu rồi thiếu cơn mưa rào gột rửa, nó vẫn trơn, đi tối cũng không an toàn. Nhưng gia đình nào quan tâm đón con về thì cũng phải thông cảm. Còn bao nhiêu trò dạy bấy nhiêu, một trò cũng là lớp học. Không ai chăm sóc con tốt bằng cha mẹ. Tôi lặng lẽ mỉm cười hạnh phúc lắng nghe tiếng ríu rít của hai cha con xa dần. Rồi một trò nữa, mẹ cũng là người khiếm thị nên ông ngoại đến đón. Thằng nhỏ đẹp trai, thông minh nhất lớp, hỏi ước mơ nghề nghiệp trong tương lai, nó trả lời: “Con muốn làm nghề xoa bóp để nuôi mẹ con.”. Sở dĩ nó nói vậy vì những đứa trẻ hỏng mắt từ nhỏ, không biết nhiều nghề để mà mơ ước, ngoài những nghề mà người thân của chúng đang làm.
Mùa xuân năm nay có những ngày mưa xuân kéo dài. Áo trẻ không được thơm, có mùi chua của vải phơi thiếu nắng.
Hôm nay các con đến lớp, sờ lên đầu, tôi thấy đứa nào cũng ướt. Tờ giấy làm bài tập ở nhà mềm nhũn. Các thầy che ô cho trẻ khiếm thị phải cho các con bám tay vào chân ô mới giữ được tán ô trên đầu tụi nhỏ, người dắt phải đi ra rìa chịu ướt. Dắt người khiếm thị đi đường nhỏ có vũng nước, để họ không phải lội thì mình phải lội. Thiếu tay vịn, các con không thể đi đúng hướng. Sờ đầu những bé hỏng mắt hoàn toàn, tóc chúng ướt hơn những bé còn thị lực. Một giáo sinh thực tập chia sẻ với tôi rằng, có mỗi ba đứa mà không thể nào che kín, được bé này thì bé kia lại đi ra ngoài ô. Phiền phức nhất là những hôm trời nồm. Các căn phòng chưa bao giờ có nắng qua chơi, nền nhà đổ mồ hôi sình sĩnh. Phòng học vừa lau khô, mở cửa ra một loáng đã ướt sũng. Giấy braille bị ẩm, chữ mờ, có sấy khô cũng không phục hồi được. Hai kĩ năng viết và đọc, người khiếm thị khó khăn với việc đọc nhiều hơn. Một số bé học chữ braille viết được mà không đọc được.
Trong khi các bé mải mê luyện đọc, tôi chép lại bài học, bỏ đi những từ các con đã thạo, thêm vào các từ mới. Trong lớp có bé đọc thao thao tờ giấy mình viết, đưa tờ khác có các từ y như thế, chỉ thay đổi trật tự lại không đọc được. Vất vả một chút nhưng thấy các bé tiến bộ, các thầy cô ai cũng cảm thấy vui. Giấy thấm nước mềm sụn, viết rất khó khăn. Phải sắp xếp tiếng thế nào để khi các con đọc lên thầy cô không phải nghe những từ vô nghĩa và tránh cho các con không quen tay đọc (đọc vẹt).
Còn ba tiết nữa mới hết giờ học hôm nay. Thời gian rất quý với các thầy và các con. Bài nay chưa xong, mai phải học bù. Thầy không tiếc thời gian, chỉ thương các con phải dầm mưa đi lên lớp học. Khoảng sân giữa kí túc xá và lớp học không rộng lắm nhưng trẻ khiếm thị đi không có đường xác định, nên rất lâu. Kinh tế khó khăn, khi nào thì nhà trường làm được con đường có mái che, mặt đường lát riêng một loại gạch để đôi bàn chân các con biết lối không đi ra ngoài trời? Có một chị đến đón con gái, mưa theo gió vào phòng ướt cả mặt bàn vừa mới được lau khô. Giải lao, chị bước vào. Dường như quên đang ở trong lớp học, chị sột soạt bới tóc bé gái: “Sạch tinh không có một con chấy nào. Về nhà mai mẹ cho đi cắt tóc. Thời tôi bằng tầm này nhiều chấy rận lắm thầy giáo a.”. Rồi người mẹ khẩn khoản: “Nhà tôi xa, trời mưa, rất mong thầy thông cảm.”. Nghe chị nói vậy, tôi chợt nhớ ngày còn là trò, trời mưa, mẹ tôi đi đón, biết mẹ đợi bên ngoài, tôi không sao học được. Gia đình ấm áp là nơi các con muốn trở về. Trong trường có một số học trò mồ côi, các con luôn mong một ngày mai sẽ tìm lại được gia đình. Tôi mỉm cười chia sẻ với chị và gật đầu đồng ý. Không gian ẩm ướt. Mưa vẫn cứ giăng giăng. Chờ tiếng bước chân chị xa dần, tôi khép cánh cửa tránh mưa, thay giấy mới cho các con dễ đọc rồi tiếp tục công việc của mình. Một chút, lại có tiếng mở cửa lớp. Sột soạt áo mưa, rồi tiếng người đàn ông hắng giọng xin phép: “Xin thầy cho em đón cháu sớm. Từ đây về nhà em hơn ba mươi cây, phải đi qua phà Dương Áo. Trời mưa vắng khách, năm giờ là họ dừng phà.”. Tờ giấy chú bé đọc chưa hết một nửa. Nghe thấy tiếng bố, nó dừng lại: “Thầy cho con về, sang tuần con sẽ cố gắng học hơn!”
Mưa mỗi lúc một to. Ngồi trong phòng nghe thấy cả tiếng giọt gianh ngoài mái hiên. Hai tuần chưa được về nhà, đứa trẻ nào cũng nhớ. Đường quê giờ không lầy lội như xưa nhưng lâu rồi thiếu cơn mưa rào gột rửa, nó vẫn trơn, đi tối cũng không an toàn. Nhưng gia đình nào quan tâm đón con về thì cũng phải thông cảm. Còn bao nhiêu trò dạy bấy nhiêu, một trò cũng là lớp học. Không ai chăm sóc con tốt bằng cha mẹ. Tôi lặng lẽ mỉm cười hạnh phúc lắng nghe tiếng ríu rít của hai cha con xa dần. Rồi một trò nữa, mẹ cũng là người khiếm thị nên ông ngoại đến đón. Thằng nhỏ đẹp trai, thông minh nhất lớp, hỏi ước mơ nghề nghiệp trong tương lai, nó trả lời: “Con muốn làm nghề xoa bóp để nuôi mẹ con.”. Sở dĩ nó nói vậy vì những đứa trẻ hỏng mắt từ nhỏ, không biết nhiều nghề để mà mơ ước, ngoài những nghề mà người thân của chúng đang làm.
Lớp học của tôi lúc này chỉ còn lại hai trò. Thùy của Trung tâm bảo trợ gửi
sang và Sáng nhà xa. Hai đứa buồn không thiết đọc. Tôi đành kể truyện cổ tích
và nói chuyện cho hết thời gian. Truyện Nàng Bạch Tuyết và bẩy Chú Lùn trò nghe
rất nhiều, vẫn đòi kể lại. “Xưa kia bà đẹp nhất trần/ Ngày nay Bạch Tuyết muôn
phần đẹp hơn”, tôi đặt câu hỏi: “Đố các bạn biết đó là lời nói của ai?”.
Hai đứa đồng thanh: “Của gương thần.”. Sáng trầm ngâm một chút rồi thẽ thọt: “Thầy ơi! Bạch Tuyết là con nhà vua sao vua không che chở cho nàng?”. Thùy có vẻ đang để tâm đi đâu chứ không phải ở câu chuyện. Tôi nghe thấy tiếng thở dài của nó vừa buột ra. Đặt nhẹ tay lên vai Thùy, tôi khẽ khàng: “Con nhớ nhà à?”. Thùy không trả lời. Một chút, giọng bé buồn buồn: “Mẹ con đi tù tận Thanh Hóa không được về thăm con, mẹ gọi điện cho bác để con nói chuyện. Bác đón con đi thăm bố ở trại Thanh Xuân. Bố cầm tay con khóc. Bố con gầy lắm.”. Sáng ngây thơ hỏi: “Sao bạn không tới tù ở với mẹ?”. Rồi Sáng liên tưởng đến chuyện của mình: “Tết bố con say rượu, đuổi mẹ con đi, con theo mẹ vào nhà bà nội ngủ.”. Im lặng một chút, nó kể tiếp, nhưng câu chuyện đã không còn liền mạch: “Anh Quang mồng hai tết đã đến chỗ làm. Vì bố con chửi mẹ con. Tối nay mà mẹ không đến, anh Quang thuê xe ôm chở con về chỗ làm. Con thích đến đó hơn về nhà.”. Thùy đặt tờ giấy lên bàn. “Thầy cho con xin tờ khác, ngày mai ở nhà con học. Con thích về lắm, khi nào được ra tù, mẹ sẽ đón con về… Về nhà con có được học ở đây nữa không?”. “Gia đình cho con học thì vẫn được.”, tôi trả lời Thùy.
Tôi lắng nghe tiếng mưa và tự hỏi, mấy giờ thì mẹ Sáng tới? Dù sao, với Sáng vẫn còn may mắn, có mẹ không bị mù, biết đi xe đạp đến đón. Những bạn mẹ cũng là người khiếm thị thì dù thương con đến mấy cũng không thể đón các em về thường xuyên. Nhiều lần tôi thấy Sáng từ chối không về nghỉ cuối tuần khi mẹ đến đón. Nghỉ lễ dài ngày, Sáng vẫn ở trường. Em không muốn về nhà vì người cha say rượu. Em còn quá nhỏ, không biết được nhiều bạn ngay bên cạnh mình, luôn khát khao tình thương của mẹ.
Tôi chợt nhớ tới Phạm Văn Tú, cậu học trò được chuyển từ Trung tâm Bảo trợ Ba Vì về những năm học trước. Hồi Tú còn ở trường, những câu chuyện hồn nhiên không đầu không cuối, tư duy đứt đoạn của cậu làm người nghe rất vui. “Ba Vì địa hình núi đá vôi, mùa hè nóng, mùa đông lại rất lạnh. Trung tâm trên đồi, khi về nhà em thấy qua con dốc. Bác Nga chăm sóc ở Trung tâm em bảo: Tháng bẩy mưa ngâu như mùa mưa của miền Đông Nam Bộ. Em ở với ông bà nội trong Sài Gòn trời cũng mưa xong lại nắng ngay. Nhà em trong Sài Gòn có rất nhiều cây. Ông bà ngủ trưa là anh Tình rủ em ra hái quả. Xoài nhà em ngọt chứ không chua như cây xoài Trung tâm. Anh Tình đi vắng, em trèo lên cây ổi, bà không mắng chỉ bảo: đi xuống không kẻo ngã. Em ở với ông bà và hai bác bố mẹ anh Tình đến khi bố em vào đón ra Hà Nội học lớp một.” Tuổi thơ của Tú cũng đẹp như rất nhiều người. Em không bị khiếm thị từ nhỏ mà vì một tai nạn. Tú kể, bố mẹ Tú li hôn, Tú ở với mẹ. Nhà Tú nuôi rất nhiều lợn nên mẹ thường đi mua ngô về làm thức ăn cho chúng. Một lần, xe ngô về, hàng nặng quá, mẹ gọi Tú ra mở cổng. Lúc khép cánh cổng, Tú quên không cài. Lúc ấy, có một cơn gió to thổi bất thình lình. Cánh cổng sắt bị đẩy mạnh đập vào đầu Tú khiến em ngã ngửa ra phía sau bất tỉnh. Cú đập ấy khiến Tú bị chấn thương sọ não. Mẹ bán lợn và nhiều thứ khác chạy chữa cho em nhưng không khỏi. Em bị hỏng mắt, liệt một vế và trí tuệ bị ảnh hưởng từ ngày đó. Mặc dù có phần ngây ngô, nhưng những kỉ niệm về tuổi thơ Tú vẫn nhớ. “Bố em đưa em ra Bắc bằng tàu hỏa. Ông nội em tiễn chân ra tận ga. Ngủ trên tàu hai đêm mới tới Hà Nội. Bố mua dưa hấu mang ra Bắc biếu hàng xóm láng giềng. Các nhà xung quanh gặp em ai cũng bảo sao lớn thế. Mẹ bổ dưa cho vào túi bảo em mang đi cho hàng xóm…”. Tú kể chuyện và ghi trong giấy chữ nổi đều giống nhau. “Bệnh viện trả về em đói lắm thầy giáo ạ! Chưa đến bữa em đã đòi ăn. Mẹ em bảo chị Dung cho ăn ít thôi. Em khóc đòi ăn, mẹ lấy dao rựa băm vào chân em. Mẹ có người yêu. Bác ấy bảo không cho em ăn để em chết đi. Chị Dung vẫn lấy cho em ăn. Nghe theo bác ấy, mẹ mang vứt em trên vỉa hè. Lúc để em ở đó mẹ bảo, ngồi yên mẹ đi mua bánh mì cho ăn. Mẹ đi mãi đến trưa cũng không thấy về. Em kêu khóc, người xem rất đông. Có người cầm tay em dắt vào Trung tâm...”. Những em tuổi thơ thiếu vòng tay mẹ là một thiệt thòi lớn, Tú không thích nghe đài nhưng lại thường ngồi cả buổi để nghe đọc truyện Không gia đình của Hector Malot. Nghe đi nghe lại rất nhiều lần, đặc biệt là chương đầu và mấy chương cuối. “Mẹ nuôi của Dêmi tốt lắm thầy giáo ạ! Bà vay bột, xin sữa và mua chịu trứng, làm bánh cho con trong ngày lễ. Em thích nhất đoạn Dêmi mua tặng mẹ con bò. Khi nào mẹ em đến trung tâm tìm em, em sẽ tặng mẹ tập thơ em viết. Mẹ không đọc được chữ nổi, em đánh máy tính cho mẹ đọc…”. Cũng như rất nhiều em nhỏ khác ở trường, đang nghe đọc một cuốn truyện dài hoặc nghe xong một câu chuyện, Tú thường lên phòng học thảo luận với tôi. “Mẹ đẻ của Dêmi trong Không gia đình em thấy cũng tốt lắm. Bà không vứt bỏ đứa con ốm yếu bệnh tật. Bà nhận cả đứa trẻ bị câm về nuôi và chạy chữa”. Lòng yêu thương con của người mẹ, được tác giả Hector Malot khắc họa rất rõ nét trong chương đầu và các chương cuối của Không gia đình, nên Tú thích nghe chăng? Mới đó mà đã bảy năm kể từ khi Tú vào trường. Tú phải nghỉ học giữa chừng để trở lại Trung tâm Bảo trợ vì nhà trường vẫn chưa có thêm lớp trung học cơ sở. Biết đó là điều bất khả kháng sao lòng tôi vẫn cảm thấy buồn. Tú gọi cho tôi nói rất nhớ trường, số bài hát và sách truyện mang từ trường về em đã nghe lại rất nhiều lần. Ngày ở trường, Tú làm một số thơ, về Trung tâm, Tú buồn không có thêm bài nào nữa. Thơ của Tú chưa phải là thơ, nhưng lại chứa chan tình cảm thật, khắc khoải thật, đặc biệt là về bóng hình của mẹ, dù mẹ Tú đã bỏ cậu lại vỉa hè sau tai nạn không còn khả năng cứu chữa. “Sương ơi sương xuống thật rồi/. Mẹ ơi giờ mẹ đang ngồi ở đâu?”. Ở phương trời nào đó, liệu người mẹ có còn nhớ mình có một đứa con tật nguyền đang mong đợi? Cũng có thể hai câu thơ trên không phải là của em nhưng tình cảm thì không thể là của ai khác. Cuốn sổ thơ chữ nổi của Tú, hơn một nửa được viết về người mẹ. Trong những câu tưởng như là ngây ngô vẫn có bóng hình người chăm sóc ở Trung tâm và những giáo viên của Trường. Viết về ai, em cũng gọi là mẹ... Tôi không mong mùa thu về vì khi đó sẽ có những cuộc chia li với các em đã học xong tiểu học. Cuộc chia li ấy, nếu các em đến được ngôi trường khác tốt hơn thì chắc tôi sẽ rất vui, đằng này các em lại phải trở về Trung tâm sống như ngày chưa tới trường thì không buồn sao được. Chiếc giường của Tú bên cửa sổ, nay là của cậu bé mới đến. Một cậu bé quê Thủy Nguyên, người gầy mảnh khảnh. Dăm bảy năm nữa, đám học sinh nhỏ mới vào hôm nao lại ra trường... Mong rằng từ nay và mãi mãi về sau, không có em nào rơi vào hoàn cảnh như Tú. Gần hai mươi tuổi mà trí tuệ em vẫn như đứa trẻ lên mười. Tú là nhà thơ của những giấc mơ. “Sau này lớn em đi làm thơ kiếm tiền. Thơ em phát trên đài Tiếng Nói Việt Nam. Em gọi điện để thầy mở đài nghe thơ của em…”. Buổi sáng, tôi nghe đài báo Hà Nội hôm nay cũng có mưa. Tú đang ở trong phòng hay bên hàng hiên chờ trời tạnh? Ba Vì miền trung du se lạnh lúc mặt trời gác núi, thiên nhiên có tạo cảm hứng thơ cho em? Từ khi Tú biết viết chữ nổi, thu nào tôi cũng nhận được một tập giấy dày các bài thơ em viết trong hè. Hồi Tú ra trường để trở về Trung tâm bảo trợ, Tú gửi thư cho tôi. “Thầy ơi em phải xa thầy rồi. Em mong được ở trường thật lâu. Em không muốn làm nhà thơ nữa. Em muốn làm giáo viên dạy vi tính cho những người hỏng mắt ở Trung tâm em.”. Nhận thức của Tú rất hạn chế, em chỉ còn có một cánh tay khỏe mạnh, sử dụng máy tính rất khó khăn. Nhưng những gì em học được cũng đủ để máy tính có thể giúp em lấy đi quỹ thời gian buồn tẻ. Chiều theo nguyện vọng của Tú, tôi đã gửi thư nói chuyện về em với Hội người mù Ba Vì, mong rằng họ sẽ lưu tâm để ước mơ được tiếp tục học vi tính của Tú thành hiện thực.
Hai đứa đồng thanh: “Của gương thần.”. Sáng trầm ngâm một chút rồi thẽ thọt: “Thầy ơi! Bạch Tuyết là con nhà vua sao vua không che chở cho nàng?”. Thùy có vẻ đang để tâm đi đâu chứ không phải ở câu chuyện. Tôi nghe thấy tiếng thở dài của nó vừa buột ra. Đặt nhẹ tay lên vai Thùy, tôi khẽ khàng: “Con nhớ nhà à?”. Thùy không trả lời. Một chút, giọng bé buồn buồn: “Mẹ con đi tù tận Thanh Hóa không được về thăm con, mẹ gọi điện cho bác để con nói chuyện. Bác đón con đi thăm bố ở trại Thanh Xuân. Bố cầm tay con khóc. Bố con gầy lắm.”. Sáng ngây thơ hỏi: “Sao bạn không tới tù ở với mẹ?”. Rồi Sáng liên tưởng đến chuyện của mình: “Tết bố con say rượu, đuổi mẹ con đi, con theo mẹ vào nhà bà nội ngủ.”. Im lặng một chút, nó kể tiếp, nhưng câu chuyện đã không còn liền mạch: “Anh Quang mồng hai tết đã đến chỗ làm. Vì bố con chửi mẹ con. Tối nay mà mẹ không đến, anh Quang thuê xe ôm chở con về chỗ làm. Con thích đến đó hơn về nhà.”. Thùy đặt tờ giấy lên bàn. “Thầy cho con xin tờ khác, ngày mai ở nhà con học. Con thích về lắm, khi nào được ra tù, mẹ sẽ đón con về… Về nhà con có được học ở đây nữa không?”. “Gia đình cho con học thì vẫn được.”, tôi trả lời Thùy.
Tôi lắng nghe tiếng mưa và tự hỏi, mấy giờ thì mẹ Sáng tới? Dù sao, với Sáng vẫn còn may mắn, có mẹ không bị mù, biết đi xe đạp đến đón. Những bạn mẹ cũng là người khiếm thị thì dù thương con đến mấy cũng không thể đón các em về thường xuyên. Nhiều lần tôi thấy Sáng từ chối không về nghỉ cuối tuần khi mẹ đến đón. Nghỉ lễ dài ngày, Sáng vẫn ở trường. Em không muốn về nhà vì người cha say rượu. Em còn quá nhỏ, không biết được nhiều bạn ngay bên cạnh mình, luôn khát khao tình thương của mẹ.
Tôi chợt nhớ tới Phạm Văn Tú, cậu học trò được chuyển từ Trung tâm Bảo trợ Ba Vì về những năm học trước. Hồi Tú còn ở trường, những câu chuyện hồn nhiên không đầu không cuối, tư duy đứt đoạn của cậu làm người nghe rất vui. “Ba Vì địa hình núi đá vôi, mùa hè nóng, mùa đông lại rất lạnh. Trung tâm trên đồi, khi về nhà em thấy qua con dốc. Bác Nga chăm sóc ở Trung tâm em bảo: Tháng bẩy mưa ngâu như mùa mưa của miền Đông Nam Bộ. Em ở với ông bà nội trong Sài Gòn trời cũng mưa xong lại nắng ngay. Nhà em trong Sài Gòn có rất nhiều cây. Ông bà ngủ trưa là anh Tình rủ em ra hái quả. Xoài nhà em ngọt chứ không chua như cây xoài Trung tâm. Anh Tình đi vắng, em trèo lên cây ổi, bà không mắng chỉ bảo: đi xuống không kẻo ngã. Em ở với ông bà và hai bác bố mẹ anh Tình đến khi bố em vào đón ra Hà Nội học lớp một.” Tuổi thơ của Tú cũng đẹp như rất nhiều người. Em không bị khiếm thị từ nhỏ mà vì một tai nạn. Tú kể, bố mẹ Tú li hôn, Tú ở với mẹ. Nhà Tú nuôi rất nhiều lợn nên mẹ thường đi mua ngô về làm thức ăn cho chúng. Một lần, xe ngô về, hàng nặng quá, mẹ gọi Tú ra mở cổng. Lúc khép cánh cổng, Tú quên không cài. Lúc ấy, có một cơn gió to thổi bất thình lình. Cánh cổng sắt bị đẩy mạnh đập vào đầu Tú khiến em ngã ngửa ra phía sau bất tỉnh. Cú đập ấy khiến Tú bị chấn thương sọ não. Mẹ bán lợn và nhiều thứ khác chạy chữa cho em nhưng không khỏi. Em bị hỏng mắt, liệt một vế và trí tuệ bị ảnh hưởng từ ngày đó. Mặc dù có phần ngây ngô, nhưng những kỉ niệm về tuổi thơ Tú vẫn nhớ. “Bố em đưa em ra Bắc bằng tàu hỏa. Ông nội em tiễn chân ra tận ga. Ngủ trên tàu hai đêm mới tới Hà Nội. Bố mua dưa hấu mang ra Bắc biếu hàng xóm láng giềng. Các nhà xung quanh gặp em ai cũng bảo sao lớn thế. Mẹ bổ dưa cho vào túi bảo em mang đi cho hàng xóm…”. Tú kể chuyện và ghi trong giấy chữ nổi đều giống nhau. “Bệnh viện trả về em đói lắm thầy giáo ạ! Chưa đến bữa em đã đòi ăn. Mẹ em bảo chị Dung cho ăn ít thôi. Em khóc đòi ăn, mẹ lấy dao rựa băm vào chân em. Mẹ có người yêu. Bác ấy bảo không cho em ăn để em chết đi. Chị Dung vẫn lấy cho em ăn. Nghe theo bác ấy, mẹ mang vứt em trên vỉa hè. Lúc để em ở đó mẹ bảo, ngồi yên mẹ đi mua bánh mì cho ăn. Mẹ đi mãi đến trưa cũng không thấy về. Em kêu khóc, người xem rất đông. Có người cầm tay em dắt vào Trung tâm...”. Những em tuổi thơ thiếu vòng tay mẹ là một thiệt thòi lớn, Tú không thích nghe đài nhưng lại thường ngồi cả buổi để nghe đọc truyện Không gia đình của Hector Malot. Nghe đi nghe lại rất nhiều lần, đặc biệt là chương đầu và mấy chương cuối. “Mẹ nuôi của Dêmi tốt lắm thầy giáo ạ! Bà vay bột, xin sữa và mua chịu trứng, làm bánh cho con trong ngày lễ. Em thích nhất đoạn Dêmi mua tặng mẹ con bò. Khi nào mẹ em đến trung tâm tìm em, em sẽ tặng mẹ tập thơ em viết. Mẹ không đọc được chữ nổi, em đánh máy tính cho mẹ đọc…”. Cũng như rất nhiều em nhỏ khác ở trường, đang nghe đọc một cuốn truyện dài hoặc nghe xong một câu chuyện, Tú thường lên phòng học thảo luận với tôi. “Mẹ đẻ của Dêmi trong Không gia đình em thấy cũng tốt lắm. Bà không vứt bỏ đứa con ốm yếu bệnh tật. Bà nhận cả đứa trẻ bị câm về nuôi và chạy chữa”. Lòng yêu thương con của người mẹ, được tác giả Hector Malot khắc họa rất rõ nét trong chương đầu và các chương cuối của Không gia đình, nên Tú thích nghe chăng? Mới đó mà đã bảy năm kể từ khi Tú vào trường. Tú phải nghỉ học giữa chừng để trở lại Trung tâm Bảo trợ vì nhà trường vẫn chưa có thêm lớp trung học cơ sở. Biết đó là điều bất khả kháng sao lòng tôi vẫn cảm thấy buồn. Tú gọi cho tôi nói rất nhớ trường, số bài hát và sách truyện mang từ trường về em đã nghe lại rất nhiều lần. Ngày ở trường, Tú làm một số thơ, về Trung tâm, Tú buồn không có thêm bài nào nữa. Thơ của Tú chưa phải là thơ, nhưng lại chứa chan tình cảm thật, khắc khoải thật, đặc biệt là về bóng hình của mẹ, dù mẹ Tú đã bỏ cậu lại vỉa hè sau tai nạn không còn khả năng cứu chữa. “Sương ơi sương xuống thật rồi/. Mẹ ơi giờ mẹ đang ngồi ở đâu?”. Ở phương trời nào đó, liệu người mẹ có còn nhớ mình có một đứa con tật nguyền đang mong đợi? Cũng có thể hai câu thơ trên không phải là của em nhưng tình cảm thì không thể là của ai khác. Cuốn sổ thơ chữ nổi của Tú, hơn một nửa được viết về người mẹ. Trong những câu tưởng như là ngây ngô vẫn có bóng hình người chăm sóc ở Trung tâm và những giáo viên của Trường. Viết về ai, em cũng gọi là mẹ... Tôi không mong mùa thu về vì khi đó sẽ có những cuộc chia li với các em đã học xong tiểu học. Cuộc chia li ấy, nếu các em đến được ngôi trường khác tốt hơn thì chắc tôi sẽ rất vui, đằng này các em lại phải trở về Trung tâm sống như ngày chưa tới trường thì không buồn sao được. Chiếc giường của Tú bên cửa sổ, nay là của cậu bé mới đến. Một cậu bé quê Thủy Nguyên, người gầy mảnh khảnh. Dăm bảy năm nữa, đám học sinh nhỏ mới vào hôm nao lại ra trường... Mong rằng từ nay và mãi mãi về sau, không có em nào rơi vào hoàn cảnh như Tú. Gần hai mươi tuổi mà trí tuệ em vẫn như đứa trẻ lên mười. Tú là nhà thơ của những giấc mơ. “Sau này lớn em đi làm thơ kiếm tiền. Thơ em phát trên đài Tiếng Nói Việt Nam. Em gọi điện để thầy mở đài nghe thơ của em…”. Buổi sáng, tôi nghe đài báo Hà Nội hôm nay cũng có mưa. Tú đang ở trong phòng hay bên hàng hiên chờ trời tạnh? Ba Vì miền trung du se lạnh lúc mặt trời gác núi, thiên nhiên có tạo cảm hứng thơ cho em? Từ khi Tú biết viết chữ nổi, thu nào tôi cũng nhận được một tập giấy dày các bài thơ em viết trong hè. Hồi Tú ra trường để trở về Trung tâm bảo trợ, Tú gửi thư cho tôi. “Thầy ơi em phải xa thầy rồi. Em mong được ở trường thật lâu. Em không muốn làm nhà thơ nữa. Em muốn làm giáo viên dạy vi tính cho những người hỏng mắt ở Trung tâm em.”. Nhận thức của Tú rất hạn chế, em chỉ còn có một cánh tay khỏe mạnh, sử dụng máy tính rất khó khăn. Nhưng những gì em học được cũng đủ để máy tính có thể giúp em lấy đi quỹ thời gian buồn tẻ. Chiều theo nguyện vọng của Tú, tôi đã gửi thư nói chuyện về em với Hội người mù Ba Vì, mong rằng họ sẽ lưu tâm để ước mơ được tiếp tục học vi tính của Tú thành hiện thực.
Mùa thu, chúng tôi đón các em sau thời gian nghỉ hè. Mùa xuân
chúng tôi đón các em sau kì nghỉ tết. Quà tặng mùa xuân của tôi năm nay là cuộc
điện thoại của Tú: “Thầy ơi, em cũng được làm giáo viên rồi. Trung tâm cho em
được tập trung hết các em nhỏ lại, dạy hát và dạy đọc thơ. Mỗi tháng em được nhận
hai trăm năm mươi nghìn từ nhà tài trợ. Ngày sinh nhật, em cũng có tiền mua bánh
kẹo mời các bạn ở Trung tâm.”. Năm nào cũng có học sinh ra trường nhưng chưa có
em nào tôi lại nhớ nhiều như Tú. Lúc nào thì nhà trường có lớp trung học cơ sở
để lại được đón Tú về học tập?.
Lê Trung Cường
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét