Cảm nhận về một số câu thơ, bài thơ hay trong tập thơ
5 năm 2010-2015 của bộ môn thơ HVHNT Nam Định
Để thấy được phần nào sự đa dạng phong phú về đề tài nội dung,
phong cách nghệ thuật của các cây bút đã góp mặt trong tuyển tập thơ 5 năm của
bộ môn thơ hội VHNT Nam Định, chúng ta cùng khám phá một số câu thơ, bài thơ
tiêu biểu. Sau đây là những cảm nhận của cá nhân tôi, rất mong được sự đồng cảm,
chia sẻ và lời chỉ giáo của mọi người.Theo bước chân Đỗ Phú Nhuận lên miền núi chúng ta cùng ông "Thức với Hà Giang"
"Âm thầm đi gùi đất dưới thung, mỗi quẩy tấu thòm thèm ba hốc đá. Ngô vàng, đỗ tương lạc quả... theo lưỡi cày lách đá mà xanh".
Động từ "lách" đựơc nhà thơ sử dụng thật "đắc địa", gây được những xúc cảm thẩm mỹ khá ấn tượng. Hai hìnhảnh tương phản, cây và đá kề nhau làm cho hiệu quả thể hiện đạt mức độ tối đa.
Đặc biệt từ láy "thòm thèm" đã thực sự bật ra từ gan ruột nhà thơ. Mỗi hạt đất khi thấm đẫm mồ hôi của đồng bào bỗng trở nên quý giá. Đất canh tác ở đây đâu chỉ là hòn đất vô tri vô giác mà còn là mồ hôi, nước mắt thấm đẫm tình người. Một lần gùi chia làm hai hốc thì đầy, chia làm ba hốc thì vơi. Nhìn hốc đá đói đất mà ái ngại. Nói "thòm thèm" thật là gan ruột, nỗi niềm.
"Lũ trẻ con đội ô tìm chữ áo phong phanh, năm bảy chữ gieo, một vài chữ đậu. Con, củi, sắn... chuyền vai phụ nữ, sợi lanh khô quấn chặt đôi tay, quấn chặt cuộc đời.".
Hầu hết là cảnh thực được chắt lọc, những câu thơ gợi hơn ở hình ảnh trẻ con "áo phong phanh", phụ nữ"Con, củi ,sắn... chuyền vai". Các số từ "năm bảy", "một vài" tạo nên một tương phản không kém phần gợi mở: "năm bảy chữ gieo, một vài chữ đậu". "Sợi lanh khô quấn chặt đôi tay" là tả thực nhưng: "quấn chặt cuộc đời" thì tứ thơ đã nâng lên tầm khái quát mới. Trong thời đại mà khoa học công nghệ tiến như vũ bão thì người phụ nữ vùng cao, bao thế hệ vẫn trong cảnh "Con, củi , sắn... chuyền vai".
Trong bài "Thôi ta về với ruộng đồng", Trần Văn Lợi cũng có cặp lục bát "xuất thần" ở cuối:
"Ta về hát khúc trăm năm
Gối lên tiếng ếch mà nằm chiêm bao"
Ta bỗng nhớ đến hai câu kết trong bài "Sông Lấp" của Tú Xương:
Vẳng nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò
Cũng là tiếng ếch đấy, nhưng Tú Xương càng nao lòng hoài cổ bao nhiêu thì Trần Văn Lợi càng xốn xang niềm tin ở tương lai bấy nhiêu. Bước đi từ cái "giật mình" của tiền nhân đến cái "gối" đầu đầy mơ mộng của hậu duệ phải chăng cũng là bước đi của hai thế hệ nhà thơ vắt qua hai thế kỷ?. Bao nhiêu các danh nhân, nhà khoa học, nhà tỉ phú, nhà văn nhà thơ... đi lên từ bùn đất làng quê. Thi nhân xưa, khi nghe tiếng ếch, chưa ai cảm được như thế. Động từ "gối" đặt ở vị trí này quả là độc đáo của riêng Trần Văn Lợi.
Phạm Ngọc Bể lại tinh tế trong cách cảm nhận tình yêu thật trẻ trung.
"Nửa đêm, đèn tắt, chợ đông
Mải xem, em thoắt cuốn trong dòng người
Toát mồ hôi. Lạc mất thôi
May nhờ hương tóc... ơn trời thấy nhau"
(Lạc ở chợ xuân)
Cái tình của tác giả đã được thể hiện qua thính giác, nhưng là một ẩn dụ kép. Anh tìm em nhờ hương tóc - Chứng tỏ anh đã quen hương tóc em - Suy ra anh rất yêu em. Nhà thơ chẳng những muốn xác định mức độ tình cảm của mình với người đang yêu mà còn nhắc nhở chung cho các cô gái hãy giữ cho mình luôn tỏa hương trong tâm tưởng bạn tình để khỏi lạc mất nhau trong mọi hoàn cảnh. Bài tứ tuyệt giàu chất tự sự, giống như một mẩu truyện cực ngắn, có hoàn cảnh sự việc, có nhân vật, có tình huống, có kịch tính, và có hồi kết bất ngờ, đầy chất thơ.
Lặng lẽ nhìn cánh đồng lúa mới cấy đang thì bén rễ, Trần Văn Lợi đã cảm nhận được cái xốn xang, phơi phới của mùa xuân
"Lặng lẽ đồng xa đứng dầm chân
Non tơ lúa bén nết chuyên cần
"Em như cây mạ lòng đang tết
Rễ cuối mùa đông, nõn đã xuân."
(Lặng lẽ)
Đọc câu thơhình như ta cảm nhận được cả khuôn mặt rạng rỡ của nhân vật trữ tình -"Em"- qua hình tượng cây mạ. Phải chăng sự tinh tế của giác quan đặc biệt, giác quan thứ sáu, mà ông trời ban cho các nhà thơ, đã mách bảo cho tác giả thấy rễ mới "cuối mùa đông" mà nõn mạ đã sang xuân.
Nỗi niềm của những người đi bán hàng rong trên phố được Nguyễn Thấn thẩm thấu qua lăng kính thơ thật là xa xót:
Khi đầu thúng, khi vai gồng
Xộch xệch nơi phố đèo bồng nơi quê
Tiếng raoướt nẻo đi về
Sáng khan khản giọng, chiều khê khết lời
Hàng bán đủ cả héo tươi
Phơi đầy gương mặt nẻo đời nhà nông
Ai rằng phố không bão giông
Nón mê khăn chéo che không phận người
Khi nhen khi nén nụ cười
Nào đầy nẻo bán nào vơi nẻo nghèo
Khuyết tròn bao vụ trồng gieo
Tiếng rao thấu nỗi dặt dèo phố rong
Tác giả đã sử dụng nhiều các biện pháp tu từ để thể hiện ý tưởng. Các từ láy rất gợi cảm "xộch xệch", "khan khản", "khê khết", "dặt dèo". Các tiểu đối tương phản được sử dụng ở mật độ cao: "Đầu thúng"- "vai gồng", "nơi phố"- "nơi quê", "đầy nẻo bán - "vơi nẻo nghèo"... Đặc biệt câu kết có cách nói khác thường;
"Giữa nơi đất chật người đông
Có người rao bán cánh đồng lệch vai"
Nỗi niềm chất chứa cứ căng dần để rồi bùng lên mãnh liệt: "rao bán cánh đồng lệch vai". Cách nói này nâng hai câu kết lên tầm khái quát cao. Tác giả muốn đề cập đến không phải chỉ là một người bán hàng rong mà là cả một nền nông nghiệp của một quốc gia đang cần được quan tâm.
Nhiều tác giả cũng đã khai thác khá thành công sức biểu cảm của việc đưa các hình ảnh tương phản đặt cạnh nhau.
Hoàng Vận có cặp lục bát thật xúc động viết về mẹ:
"Vai mẹ mỏng, lưng mẹ gầy
Mà sao mẹ cứ gánh đầy mẹ ơi"
Ngay câu lục đã tạo thành một tiểu đối láy lại tới hai lần về cái sức vóc nhỏ nhoi của mẹ: Vai mỏng, lưng gầy. Đến câu bát với hình ảnh "gánh đầy" lại là một chỉnh thể tương phản với các hình tượng ở câu lục khiến cặp lục bát vừa là khẳng định, vừa là nghi vấn, vừa là lời trách cứ, giận hờn... đầy day dứt trở trăn "Mà sao mẹ cứ gánh đầy, mẹ ơi?!"
Trần Đắc Trung có bài "Gửi gió ngã ba" thật xúc động viết cho các cháu mồ côi cha mẹ vì tệ nạn xã hội, trong đó có những câu:
"Thẻ nhang cháy chửa cạn tuần
Một vành khăn trắng mấy lần mồ côi"
Cha, mẹ chết đi là hết, trút trả cho đời tất cả mọi lo toan nhưng cái gánh nặng cuộc đời của những đứa con thơ lại tăng lên vô hạn. Các số từ đặt trong tương quan tiểu đối đầy tâm trạng.
Hơn thế, nỗi đau được nhà thơ đưa ra trước vành móng ngựa của luơng tri như một phạm nhân để luận tội:
Đất đau cỏ đã khâu rồi
Dở hay nay cũng một trời tâm linh
Ai người không có quê sinh
Nào ai biết chọn cho mình mẹ cha
Đến cây cỏ vô tri cũng biết khâu lành vết thương của đất thế mà các cháu thì chẳng thểchọn được mẹ cha!...
Hoàn cảnh của các em càng xót xa hơn trong bi quan, thất vọng:
Trời chiều bóng nhạt người qua
Lời em gửi gió ngã ba cổng làng"
Tại sao lời em chẳng gửi đi đâu mà lại gửi gió ngã ba? Dân gian có câu "lời nói gió bay". "Gió ngã ba" là ẩn dụ của sự vô cảm chăng? Điều này tôi để cho đọc giả trả lời. Còn tôi thì nghĩ rằng có Trần Đắc Trung chia sẻ bằng những vần thơ như thế nghĩa là lời emđã được gửi đến với trái tim đồng loại, chứ không đến nỗi phải gửi gió ngã ba cổng làng nữa.
Điều đáng kỵ trong thơ là lạm dụng mỹ từ. Độc giả sợ những khái niệm chung chung ước lệ đã cũ, dễ tạo ra những khuôn sáo. Thật đáng quý nhiều tác giả đã nhanh nhạy chụp được nguyên bản hiện thực đã là thơ. Trong: "Thức với Hà Giang" - Đỗ Phú Nhuận mô tả rất thực quang cảnh núi rừng nhưng không kém phần gợi mở: "... trăm lần cua tay áo miệng vực chênh vênh, nghìn thước lên cao nghìn bậc buốt nơi cửa gió..."
"Bản nhỏ người Mông, ngói xếp âm dương, chó sủa vu vơ, ngõ rấp rào tre... chiều vắng. Dăm ba bắp ngô, đôi quả bí, chậu hồng ngâm ướt sũng đợi ven đường."
Bùi công Tường ngoài đảo Cồn Lu đã lia ống kính tới những chi tiết rất đời thường mà đầy chất thơ:
Nhà sàn một nếp tong teo
Con thuyền trên cạn chẳng neo đủ chiều
Nắng to cứ gọi là lều
Bão to cứ gọi là diều bứt dây
Cây trồng còi cọc đằng cây
Giếng tanh bùn đất cải gầy muối dưa
Nước ăn chỉ cậy trời mưa
Quanh năm rau thiếu củi thừa cho ai
Không có điện, chỉ có đài
Yếu pin ọ ẹ quen tai chuyện thường
Muỗi kêu ngỡ gió rừng dương
Quờ chân cá quẫy gầm giường, lạ đâu
Một bức tranh hiện thực sinh động vẽ lên khá đầy đủ hoàn cảnh sống của các chiến sỹ biên phòng. Có chi tiết nói hơi cường điệu nhưng cường điệu để thêm yêu, thêm thương thì cũng cần lắm chứ..
Nguyễn Thị Kim Ngân viết cho chồng nên những điều gan ruột, cứ thế mà bộc bạch chân thành. Kể cả đến lỗi của mình chị cũng chẳng dấu, ngược lại còn láy tới nhiều lần, rất thành khẩn:
Em thấy mình có lỗi với anh
Lúc bên nhau như thành người xa lạ
Nỗi buồn niềm vui trên đời này nhiều quá
Em là người cứ thích sẻ chia
Em biết mình có lỗi mỗi mùa thi
Anh và con chờ cơm không đúng bữa
Hãy hiểu giùm em... học trò mấy đứa
Lười học bài và thích rong chơi
Vàđôi khi có những gọi mời
Thơ,bạn cùng em thâu đêm suốt sáng
Rồi lang thang trong bóng chiều chạng vạng
Anh vụng về lúng túng với cơm canh
Có một người vợ hiểu biết được như thế đã là thơ rồi. Cũng như trường hợp của Đỗ phú Nhuận và Bùi Công Tường trên kia, cứ kể thật ra việc gì phải dùng đến "kỹ xảo" của nghề văn độc giả đã ngấm say, bởi đằng sau cái lỗi ấy là một con người biết sống vì mọi người, vì những đam mê chính đáng mà người ta cần có.
Và cuối cùng Nguyễn Thị Kim Ngân đã dắt phu quân đến một cái bẫy tình tràn trề hạnh phúc:
Em biết mà. Đừng trách nhé anh
Tha thứ rồi để em thêm lỗi nữa
Lỗi lầm của em đó là một nửa
Hạnh phúc sẽ tròn đầy với nửa nữa là anh
Trần Thị Bích Liên cũng đang tìm tòi cách thểhiện mới. Để xác định vị trí của mình chỉ như con cá nhỏ phải bươn trải, lặn hụp cùng nắng mưa sương gió trong cái ao khổng lồ vũ trụ chị viết:
"Mượn đất mượn trời làm vó
Mượn nắng mưa sương gió làm gọng làm sào
Tôi cất được đời tôi" (Mượn)
Ẩn dụ kép được tận dụng để khơi gợi ý tưởng. Tìm thấy mình nhờ nắng mưa sương gió thì đời chị vất vả quá. Xin chân thành chia sẻ cùng chị.
Phạm Trường Thi là nhà thơ luôn trầm tư sâu lắng và theo tôi là có phần chi li, cẩn trọng khi chiêm nghiệm...
"Sấp ngửa bàn tay" là một bài thơ tiêu biểu của ông cho dạng thơ này:
Ngửa bàn tay ta có mênh mông bầu trời
Sấp bàn tay ta có rộng dài mặt đất
Nhưng khi bàn tay nắm chặt
Ta thấy bên trong chẳng có gì
Trong khổ thơ đầu ta thấy hàng loạt ẩn dụ đơn. Các tư thế của bàn tay là cách cư xử với đời của con người. Khi đọc, tôi liên tưởng đến thành ngữ "Nắm tay lâu ngày cũng tối". Tiền nhân đã dạy chúng ta, bây giờ Phạm Trường Thi nhắc lại khúc chiết hơn, rõ ràng hơn.
Cũng như thế con đường ta đi
Càng đi càng thấy dài hun hút
Và khi xòe bàn tay nhận chút thành công
Là có thêm một lần hẫng hụt
Tại sao đã thành công lại hẫng hụt? Hẫng hụtở đây là khát khao vươn tới. Thỏa mãn với thành công thì làm sao tiến tới những đích xa hơn.
Đến hai câu kết thì tác giả lại rút ra một kết luận tưởng chừng chẳng có liên quan gì tới các tư thế của bàn tay mà đầu bài thơ ông đã đưa ra:
Bài thơ hay nhất của đời người
Không theo mực chảy ra đầu ngọn bút
Muốn viết ra thơ phải có bút. Bút được cầm ở tay. Tay là công cụ của tư duy. Tư duy là năng lực của con người. Năng lực không bao giờ đáp ứng được khát vọng. Từ đó suy ra mình chả bao giờ làm được bài thơ hay nhất.
Ẩn dụ được kéo với dãn cách khá xa khiến bài thơ rất kiệm lời mà ý tứ thì mênh mông. Độc giả tha hồ mà suy luận. Khác với mọi người, chỉ cần mấy bài tứ tuyệt thật khiêm tốn ta cũng đủ thấy một Hoàng Trung Hiếu hiền hòa giản dị như cây, như đất, như đá, như nước... cứ âm thầm lặng lẽ dâng tỏa hương thơm, bóng mát cho đời. "Tri âm" là bài thơ tiêu biểu cho chùm thơ của ông:
Cầm trên tay nắm đất
Cất tiếng ngỏ lời yêu
Đất lặng thầm không nói
Chỉ tỏa hương sớm chiều
Ngẫm lại sự đời thấy con người nhiều khi còn chẳng được như đất, như cây. Những bài học đạođức nhẹ nhàng mà sâu sắc.
Cũng nhìn xuống đất để nghĩ suy nhưng Bình Thanh lại trải lòng mình trong 22 câu lục bát, Trong đó có những câu đầy tâm trạng. Sự chia sẻ buồn vui giữa đất và người được nhà thơ cô lại trong sự "nức nở" đa nghĩa:
Nếp mùa nức nở hương xôi
kiếp người và đất chia đôi khóc cười
(Lính già nghĩ về đất)
"Nức nở" ở đây vừa diễn tả nụcười, vừa diễn tả tiếng khóc, vừa diễn tả mùi thơm. Người không phụ đất, đất chẳng phụ người. Đất dâng hương cho đời trong "nức nở" nỗi niềm. Bình Thanh đã nắm bắt chính xác thần thái biểu cảm của ngôn từ khiến câu thơ giàu sức gợi.
Nguyễn Thế Hùng lại chiêm nghiệm phận người trong sự day dứt trăn trở:
Một ngày bão trước lụt sau
Cây đau hỏi đất, đất đau hỏi trời
Lũ xô... người bạc phận người
Có hay hòn cuội trôi rồi còn lăni
(Tản mạn nhân tình)
Hai cặp lục bát bật ra từ trái tim đau đáu nỗi đời với các ẩn dụ đa chiều dồn dập: bão, lụt, cây đau, đất đau, lũ xô, người bạc, để rồi thắt lại ở câu cuối như một cái chốt định mệnh cho tứ của cả bài. Kiếp người nhiều khi có khác chi hòn đá cuội, đã "trôi rồi còn lăn" trong bão trước lụt sau, trong lũ xô nước xoáy của cuộc người.
Đặc biệt Phạm Trọng Thanh khi "Dắt nhau đi bộ" đã có những chiêm nghiệm nhẹ nhàng mà sâu sắc, có ý nghĩa giáo dục cao.
"Tuổi già đừng chậm đừng mau"
"Miệng cười phải nể mái đầu nhuốm sương"
Tác giả đã khéo léo nhắc mọi người cái đạo ở đời bằng những ẩn dụ dung dị, dễ hiểu. Tôi nghĩ với tuổi già mà nhắc nhở điều này e là thừa. Nhưng không, nó còn thiết thực lắm. Những hình ảnh, lời nói thật phản cảm vẫn còn nhức nhối đâu đây.
"Bàn chân phải lụy con đường
Gập gềnh thì tránh, ẩm ương thì quành"
Phạm Trọng Thanh đã chọn giải pháp an toàn cho sức vóc của tuổi già. Tôi không dám nói là ông thủ tiêu đấu tranh vì câu ca xưa của tiền nhân thì vẫn còn giá trị sờ sờ ra đấy: "Không tránh trâu lấm,ắt thấm bùn dơ". Mỗi người đều có quyền chọn cho mình một cách ứng xử. Liệu tuổi già, đang đi, gặp chỗ gập ghềnh có nên bỏ chút công sức san lấp? Điều này tôi để cho độc giả phán xét và cho một lời khuyên. Còn tôi thì quả quyết rằng cái lý của Phạm Trọng Thanh đã đúng. Bởi con đường mà ông đang cùng bạn "lẫm chẫm" bước đi kia không chỉ là con đường trong nghĩa đen mà nó còn là ẩn dụ của con đường đời đầy "ẩm ương", bát nháo. "Núi sông dễ đổi, bản chất khó dời". Gặp con đường gập ghềnh thì có thể san lấp. Gặp con người ngang ngạnh, thậm chí là thất đức, thiếu cả nhân cách thì biết sửa sao đây?
Ở chủ đề biển đảo, Nguyễn Thế Kiên có một bài lục bát khá hay, giàu tính thời sự:
Lời ru mẹ Âu Cơ gửi đảo
Dẫn con về phía biển xanh
Thương cha, mẹ khóc lệ thành đảo xa
Mấy đời xẻ bảy chia ba
Sục sôi biển cứ thiết tha cùng người.
Sóng ngầm vạn kiếp chưa thôi
Mẹ ru đá ngủ trong lời nước non
À ơi mấy cuộc vuông tròn
Máu cha còn gửi cội nguồn đất đai
Núi cao, biển rộng sông dài
Lời ru mẹ vọng bên ngoài nước non
Nước mắt mẹ ứa màu son
Mẹ ru cho lặng sóng cồn biển xanh…
Nhà ta kẻ cắp rập rình
Quên lời mẹ, tưởng bình minh là hồng,
Em cầm nón trắng sang sông
Phút nông nỗi lỡ mang dông bão về.
Biển cồn trăm nỗi tái tê
Lời cha ông dẫn lối về mai sau
“Trời xanh còn ở trên đầu
Mấy ngàn năm đã cũ đâu, kẻ thù”!
May còn vang vọng lời ru
Còn nước mắt mẹ nhân từ trong tim
À ơi, đảo nổi đảo chìm
Từ cay đắng mẹ - mà nên đất này.
Để thể hiện thành công chủ đề này tác giả sử dụng hàng loạt các ẩn dụ.
Từ truyền thuyết mẹ Âu Cơ, để khẳng định chủ quyền các đảo đang tranh chấp, phải nói "Thương cha mẹ khóc lệ thành đảo xa". Những xung đột giữa hai quốc gia suốt mấy ngàn năm cũng như nỗi lòng của tác giả được thể hiện bằng các ẩn dụ của "sóng ngầm", "sóng cồn", "giông bão", "biển cồn". Truyền thống nhân ái của dân tộc ta được ẩn dụ qua lời ru của mẹ Âu Cơ. Bài học nhớ đời về chuyện tình Mỵ Châu, Trọng Thủy và những sự kiện tương tự được cô lại trong hai câu "Em cầm nón trắng sang sông/ phút nông nổi trót mang dông bão về". Những bài học xương máu khác trong suốt tiến trình dựng nước và giữ nước được ẩn dụ qua "Lời cha ông dẫn lối về mai sau"...
KẾT LUẬN
Qua những phân tích trên chúng ta thấy được phần nào sự đa dạng phong phú về đề tài nội dung, phong cách thể hiện của các cây bút đã góp mặt làm nên diện mạo chung của tập thơ.
Lướt qua 15 tác giả với 16 bài thơ, câu thơ tôi đã dẫn, cũng đủ cho chúng ta thấy các nhà thơ Nam Định đang len lỏi tới đủ mọi ngóc ngách của đời sống xã hội chẳng những để miêu tả mà còn ghé vai gánh vác sứ mệnh cao cả của văn học là "Văn phải tải đạo", đưa lại cho độc giả những nhận thức giàu tính nhân văn, với những xúc cảm chân, thiện, mỹ đa chiều, phong phú.
5 năm, một chặng đường không dài, không ngắn. Tuy chất lượng tuyển tập chưa làm ta hài lòng, những mạnh dạn đổi mới chưa nhiều, nhưng như những gì thể hiện vừa qua là cơ sở để ta tin vào sự khởi sắc của nền thơ tỉnh nhà trong tương lai.
Mẹ ru đá ngủ trong lời nước non
À ơi mấy cuộc vuông tròn
Máu cha còn gửi cội nguồn đất đai
Núi cao, biển rộng sông dài
Lời ru mẹ vọng bên ngoài nước non
Nước mắt mẹ ứa màu son
Mẹ ru cho lặng sóng cồn biển xanh…
Nhà ta kẻ cắp rập rình
Quên lời mẹ, tưởng bình minh là hồng,
Em cầm nón trắng sang sông
Phút nông nỗi lỡ mang dông bão về.
Biển cồn trăm nỗi tái tê
Lời cha ông dẫn lối về mai sau
“Trời xanh còn ở trên đầu
Mấy ngàn năm đã cũ đâu, kẻ thù”!
May còn vang vọng lời ru
Còn nước mắt mẹ nhân từ trong tim
À ơi, đảo nổi đảo chìm
Từ cay đắng mẹ - mà nên đất này.
Từ truyền thuyết mẹ Âu Cơ, để khẳng định chủ quyền các đảo đang tranh chấp, phải nói "Thương cha mẹ khóc lệ thành đảo xa". Những xung đột giữa hai quốc gia suốt mấy ngàn năm cũng như nỗi lòng của tác giả được thể hiện bằng các ẩn dụ của "sóng ngầm", "sóng cồn", "giông bão", "biển cồn". Truyền thống nhân ái của dân tộc ta được ẩn dụ qua lời ru của mẹ Âu Cơ. Bài học nhớ đời về chuyện tình Mỵ Châu, Trọng Thủy và những sự kiện tương tự được cô lại trong hai câu "Em cầm nón trắng sang sông/ phút nông nổi trót mang dông bão về". Những bài học xương máu khác trong suốt tiến trình dựng nước và giữ nước được ẩn dụ qua "Lời cha ông dẫn lối về mai sau"...
KẾT LUẬN
Qua những phân tích trên chúng ta thấy được phần nào sự đa dạng phong phú về đề tài nội dung, phong cách thể hiện của các cây bút đã góp mặt làm nên diện mạo chung của tập thơ.
Lướt qua 15 tác giả với 16 bài thơ, câu thơ tôi đã dẫn, cũng đủ cho chúng ta thấy các nhà thơ Nam Định đang len lỏi tới đủ mọi ngóc ngách của đời sống xã hội chẳng những để miêu tả mà còn ghé vai gánh vác sứ mệnh cao cả của văn học là "Văn phải tải đạo", đưa lại cho độc giả những nhận thức giàu tính nhân văn, với những xúc cảm chân, thiện, mỹ đa chiều, phong phú.
5 năm, một chặng đường không dài, không ngắn. Tuy chất lượng tuyển tập chưa làm ta hài lòng, những mạnh dạn đổi mới chưa nhiều, nhưng như những gì thể hiện vừa qua là cơ sở để ta tin vào sự khởi sắc của nền thơ tỉnh nhà trong tương lai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét