Những mặt trời trên cỏ
Hẩn ngủ ít đến nỗi tưởng mình thức trắng. Anh thấy đêm quá
dài và nghĩ quá nhiều thứ.
Những ý nghĩ của Hẩn thường bắt đầu từ một thứ giản dị. Chẳng hạn như có cơn gió nhẹ thổi qua ô cửa sổ, kèm thêm ít hương hoa quỳnh, dạ hương, hoặc chỉ là sự trong trẻo của vườn đêm... Hẩn thư thả đón nhận luồng gió đang làm mới bầu không khí đã hít vào thở ra nhiều lần trong căn phòng chật chội.
Nhưng từ ngày nhà Hếnh láng giềng chuyển sang làm hàng seo, Hẩn không dám mở cửa sổ nữa. Cứ ba giờ sáng là tiếng eng éc váng lên. Hẩn thấy ghê tai khi nghe tiếng lợn giãy chết. Tiếng kêu trước khi chết của con gì cũng rùng rợn.
Thần kinh tim của Hẩn yếu nên không dễ dàng điều khiển nó cân bằng. Không chỉ xung động âm thanh, mà cả mùi nữa. Mùi xú uế bọn lợn xổ ra trước và trong khi bị đè trên phản. Ngày nhỏ Hẩn vẫn ngửi phân lợn mỗi khi cho chúng ăn hoặc rửa chuồng. Nó hôi thối vậy chứ đem ủ ải mà bón ruộng thì lúa tốt bời bời, hạt căng nầm nẫm, nên Hẩn thấy mùi phân lợn thân thương. Còn cái mùi nhà Hếnh phả sang, phân lẫn mùi xác chết. Da cáy dưới chân lông, rồi móng rồi hạch, rồi mỡ dính ở ruột..., những thứ ấy xả ra sân giếng rồi được xịt nước trôi xuống vườn, mủn rữa, bốc mùi. Hẩn bức bối đến buồn nôn.
Hẩn định sẽ sang nói chuyện với hàng xóm. Rằng tại sao anh chỉ biết nghĩ đến cái lợi của nhà anh. Anh đôn cứt đái ra bắt tôi phải ngửi. Anh bắt tôi phải nghe những tiếng kêu chết chóc. Anh có biết khi cầm dao chọc tiết một con vật là anh đang cắt bớt đi một ngày sống của anh trên đời không… Chỉ mới nghĩ đến thế mà máu nóng trong người Hẩn đã dồn hết lên đỉnh đầu rồi. Nó làm chân tay Hẩn muốn nhảy cờn cờn. Nhưng Hẩn nghĩ lại. Mình chửi thế thì cũng ác dạ quá. Dù sao nó cũng là cái nghề kiếm cơm của người ta. Ai chả thích làm những việc thanh tao nhàn nhã mà lại có nhiều tiền. Phải thức đêm thức hôm quần quật với mấy con lợn hôi hám bẩn thỉu và đần độn ấy chắc cũng là vạn bất đắc dĩ. Thôi thì... mặc xác nhà người ta. Người ta cạo lông lợn thì cũng như mình cạo giấy kiếm ăn. Mỗi người mỗi nghề. Không có những kẻ như Hếnh thì dân lấy đâu ra thịt để ăn.
Nhưng Hẩn lại nghĩ, cái sự ngửi thì có thể chịu được. Đời mình đã nếm đủ mùi hôi thối rồi còn gì phải sợ. Nhưng còn cái sự nghe thì không ổn. Hẩn nghĩ đến những đứa trẻ. Phải nghe mãi thứ âm thanh giãy chết kia chúng sẽ quen tai và thấy mọi âm thanh giãy chết trên đời này là bình thường. Mà cái gì bình thường cũng khiến quả tim chai sạn. Quả tim không còn biết rung cảm trước cơn tuyệt vọng thì coi như quả tim ấy bỏ đi rồi. Hẩn không muốn con cái của mình trở thành những con người vô cảm. Vậy thì phải làm sao? À, Hẩn nghĩ ra rồi. Hẩn sẽ mua gạch xây tường bao cao gần đến mái nhà. Cái tường bao hiện giờ là hai nhà xây chung. Lúc ấy Hếnh bảo xây nưng nửng thế này thôi, gọi nà có phân chia ranh giới, chứ xây cao quá, em thấy ló cứ xa xa thế lào ấy. Các cụ bảo bán anh em xa mua náng giềng gần mà. Nên ngày xưa các cụ có xây tường bao đâu, cùng nắm nà nàm cái hàng rào găng hay râm bụt cho đẹp… Nghe Hếnh nói một hồi Hẩn cũng hùa theo. Đúng là ngày xưa làm hàng rào là để cho đẹp chứ ngăn gì được trộm. Thế mà cuộc sống vẫn cứ thanh bình. Nhưng bây giờ khác rồi. Cuộc sống hiện đại đâu đâu cũng thấy tội phạm. Ở thành phố người ta lắp camera xung quanh nhà, còn quây hàng rào sắt trong sắt ngoài như cái chuồng cọp. Hếnh tiếp lời, nàm thế trông gớm chết đi được. Với nại, nói dại mồm, nỡ nhà mà cháy, chắc chết cả nũ, thoát ra thế đếch nào được anh nhỉ. Hẩn bật cười. Hếnh bảo chúng mình chẳng hẳn nhà quê cũng không hẳn phố, thôi thì cứ xây nên cho yên tâm. Lói vậy chứ có bức tường bao cũng kín đáo, nhưng kín đáo quá lại thành cô nập anh ạ…
Hẩn đã đồng tình với cái lí lẽ của Hếnh, bây giờ đổi ý xây tường cao lên cũng ngại. À, Hẩn nghĩ ra cách rồi. Mình sẽ trồng cây, cây chuối. Chuối trồng bên này tường bao nhưng rễ sẽ đâm sang vườn nhà Hếnh hút chất thải, có mà tốt um. Lá chuối to sẽ chắn được mùi, giảm được âm thanh. Thế là mình không cần bảo nó bỏ cái nghề kiếm ăn, cũng không phải xây cao thêm tường bao vừa tốn kém vừa mang tiếng xa cách. Dù gì mình cũng là cán bộ…
Những ý nghĩ của Hẩn thường bắt đầu từ một thứ giản dị. Chẳng hạn như có cơn gió nhẹ thổi qua ô cửa sổ, kèm thêm ít hương hoa quỳnh, dạ hương, hoặc chỉ là sự trong trẻo của vườn đêm... Hẩn thư thả đón nhận luồng gió đang làm mới bầu không khí đã hít vào thở ra nhiều lần trong căn phòng chật chội.
Nhưng từ ngày nhà Hếnh láng giềng chuyển sang làm hàng seo, Hẩn không dám mở cửa sổ nữa. Cứ ba giờ sáng là tiếng eng éc váng lên. Hẩn thấy ghê tai khi nghe tiếng lợn giãy chết. Tiếng kêu trước khi chết của con gì cũng rùng rợn.
Thần kinh tim của Hẩn yếu nên không dễ dàng điều khiển nó cân bằng. Không chỉ xung động âm thanh, mà cả mùi nữa. Mùi xú uế bọn lợn xổ ra trước và trong khi bị đè trên phản. Ngày nhỏ Hẩn vẫn ngửi phân lợn mỗi khi cho chúng ăn hoặc rửa chuồng. Nó hôi thối vậy chứ đem ủ ải mà bón ruộng thì lúa tốt bời bời, hạt căng nầm nẫm, nên Hẩn thấy mùi phân lợn thân thương. Còn cái mùi nhà Hếnh phả sang, phân lẫn mùi xác chết. Da cáy dưới chân lông, rồi móng rồi hạch, rồi mỡ dính ở ruột..., những thứ ấy xả ra sân giếng rồi được xịt nước trôi xuống vườn, mủn rữa, bốc mùi. Hẩn bức bối đến buồn nôn.
Hẩn định sẽ sang nói chuyện với hàng xóm. Rằng tại sao anh chỉ biết nghĩ đến cái lợi của nhà anh. Anh đôn cứt đái ra bắt tôi phải ngửi. Anh bắt tôi phải nghe những tiếng kêu chết chóc. Anh có biết khi cầm dao chọc tiết một con vật là anh đang cắt bớt đi một ngày sống của anh trên đời không… Chỉ mới nghĩ đến thế mà máu nóng trong người Hẩn đã dồn hết lên đỉnh đầu rồi. Nó làm chân tay Hẩn muốn nhảy cờn cờn. Nhưng Hẩn nghĩ lại. Mình chửi thế thì cũng ác dạ quá. Dù sao nó cũng là cái nghề kiếm cơm của người ta. Ai chả thích làm những việc thanh tao nhàn nhã mà lại có nhiều tiền. Phải thức đêm thức hôm quần quật với mấy con lợn hôi hám bẩn thỉu và đần độn ấy chắc cũng là vạn bất đắc dĩ. Thôi thì... mặc xác nhà người ta. Người ta cạo lông lợn thì cũng như mình cạo giấy kiếm ăn. Mỗi người mỗi nghề. Không có những kẻ như Hếnh thì dân lấy đâu ra thịt để ăn.
Nhưng Hẩn lại nghĩ, cái sự ngửi thì có thể chịu được. Đời mình đã nếm đủ mùi hôi thối rồi còn gì phải sợ. Nhưng còn cái sự nghe thì không ổn. Hẩn nghĩ đến những đứa trẻ. Phải nghe mãi thứ âm thanh giãy chết kia chúng sẽ quen tai và thấy mọi âm thanh giãy chết trên đời này là bình thường. Mà cái gì bình thường cũng khiến quả tim chai sạn. Quả tim không còn biết rung cảm trước cơn tuyệt vọng thì coi như quả tim ấy bỏ đi rồi. Hẩn không muốn con cái của mình trở thành những con người vô cảm. Vậy thì phải làm sao? À, Hẩn nghĩ ra rồi. Hẩn sẽ mua gạch xây tường bao cao gần đến mái nhà. Cái tường bao hiện giờ là hai nhà xây chung. Lúc ấy Hếnh bảo xây nưng nửng thế này thôi, gọi nà có phân chia ranh giới, chứ xây cao quá, em thấy ló cứ xa xa thế lào ấy. Các cụ bảo bán anh em xa mua náng giềng gần mà. Nên ngày xưa các cụ có xây tường bao đâu, cùng nắm nà nàm cái hàng rào găng hay râm bụt cho đẹp… Nghe Hếnh nói một hồi Hẩn cũng hùa theo. Đúng là ngày xưa làm hàng rào là để cho đẹp chứ ngăn gì được trộm. Thế mà cuộc sống vẫn cứ thanh bình. Nhưng bây giờ khác rồi. Cuộc sống hiện đại đâu đâu cũng thấy tội phạm. Ở thành phố người ta lắp camera xung quanh nhà, còn quây hàng rào sắt trong sắt ngoài như cái chuồng cọp. Hếnh tiếp lời, nàm thế trông gớm chết đi được. Với nại, nói dại mồm, nỡ nhà mà cháy, chắc chết cả nũ, thoát ra thế đếch nào được anh nhỉ. Hẩn bật cười. Hếnh bảo chúng mình chẳng hẳn nhà quê cũng không hẳn phố, thôi thì cứ xây nên cho yên tâm. Lói vậy chứ có bức tường bao cũng kín đáo, nhưng kín đáo quá lại thành cô nập anh ạ…
Hẩn đã đồng tình với cái lí lẽ của Hếnh, bây giờ đổi ý xây tường cao lên cũng ngại. À, Hẩn nghĩ ra cách rồi. Mình sẽ trồng cây, cây chuối. Chuối trồng bên này tường bao nhưng rễ sẽ đâm sang vườn nhà Hếnh hút chất thải, có mà tốt um. Lá chuối to sẽ chắn được mùi, giảm được âm thanh. Thế là mình không cần bảo nó bỏ cái nghề kiếm ăn, cũng không phải xây cao thêm tường bao vừa tốn kém vừa mang tiếng xa cách. Dù gì mình cũng là cán bộ…
Trời sắp sáng. Bên nhà Hếnh tiếng xô chậu khua vang và tiếng
người chí chóe. Cũng lúc ấy Hẩn nghe tiếng nói chuyện từ láng giềng đằng tây.
Đó là nhà ông bà Vểu. Hai ông bà người cán bộ thương nghiệp, người làm quan huyện,
nghỉ hưu đã ngót chục năm. Sáng nào họ cũng thức giấc rõ sớm, từ khi nhà Hếnh
chọc tiết con lợn đầu tiên. Và câu chuyện cũng quanh đi quẩn lại. Bà Vểu hay đi
chùa nên giọng đẫm mùi luân hồi:
- Cái nhà ấy nó sát sinh rồi thế nào cũng bị quả báo cho mà xem.
- Rồi đời con đời cháu nó hưởng họa. Cơ mà đợi đến lúc nó hưởng họa thì mình đã ra ma rồi. Tôi là tôi phải lên ủy ban, bảo mấy thằng lãnh đạo đuổi cổ nó đi.
- Cái ông này lạ, ai lại gọi cán bộ là thằng.
- Thì chả thằng... Ngày trước tôi đưa chúng nó lên chứ ai. Tôi mà nói thì thằng nào dám không nghe.
- Ừ, ông nói phải. Tiện thể, ông bảo chúng nó bịt luôn vụ cái móng nhà nhá, đừng để nhà Hẩn nó kiện.
Hẩn chột dạ. Cái móng nhà Hẩn… Ngày ấy đất đồi hoang, cứ xẻ ra chia cho cán bộ, ai san được bao nhiêu thì cứ khoanh ra mà làm nhà làm vườn. Hẩn là lính mới tò te nên chỉ dám chọn miếng xấu xí dưới mé đồi, ven con đường đất, nơi mà như các cụ giàu kinh nghiệm bảo thì là càng gần đường bao nhiêu, trộm cướp nó càng dễ hoành hành bấy nhiêu. Lúc Hẩn phát sạch cỏ rả cây cối, nhặt hết đá lộ đầu, san cho phẳng phiu vuông vức để làm cái nhà tạm với mảnh vườn đủ bốn mùa trồng rau nuôi lợn nuôi gà thì người ta lại làm đường lớn, xe cộ ngày đêm lượn qua vèo vèo. Ông Vểu có căn nhà giữa trung tâm thị trấn rồi nhưng lại muốn có thêm cái nữa gần đường cho dễ đi lại, vậy là ông cắt lấy miếng vườn nhà Hẩn. Ông bảo “ở với anh em đồng nghiệp cho vui”. Hẩn không dám nói gì vì đất khai hoang, chưa có sổ đỏ. Với lại Hẩn không tham. Gian nhà nho nhỏ cũng đủ cho cả nhà ở rồi. Nhưng sự đời không đơn giản thế. Vài năm sau, khi khu chân đồi nhà Hẩn thành mặt phố thì người kéo về càng đông. Nhà nối nhà mọc lên. Người xây sau đôn nền cao hơn người trước một tí, thò ra đằng trước cho gần đường hơn một tí..., kiểu gì cũng phải hơn người. Vợ chồng Hẩn cũng thay mái nhà lợp giấy dầu bằng ngói. Ông Vểu bảo mái ngói nó không cụp xuống tường như giấy dầu nên cái giọt gianh nó chảy sang sân nhà tôi, tôi phải láng xi măng hết không có nó lầm lên thì bẩn lắm. Hẩn nghĩ, cái móng nhà ngày trước Hẩn chả có xi măng, phải xếp đá, giật cấp cho nó chắc, ông Vểu đổ xi măng lên trên, vừa sạch đẹp lại chắc chắn thì còn gì bằng... Vậy mà đùng một cái, Hẩn bị mang tiếng lấn đất.
Ấy là vì trước kia Hẩn nghĩ con cái nó chỉ ở với mình lúc nhỏ, lớn lên chúng sẽ đi học, đi làm, chắc gì đã về ở với bố mẹ. Có xây nhà cao cửa rộng cũng chỉ hai vợ chồng già lùi lũi, vậy thì xây làm gì. Đời người cần hưởng thụ, việc quái gì phải dành dụm. Để tiền bạc của nả lại, con cháu sẵn ăn không làm thì tiền tấn cũng hết, rồi lại tay bị tay gậy thôi... Nghĩ thì nghĩ vậy, chứ cái thân phận công chức quèn của Hẩn có nằm mơ cũng chẳng có tiền tấn cho con cháu, chỉ đủ ăn đủ học đã mướt mồ hôi rồi, lấy đâu mà tích lũy. Thế nhưng qua thời gian, hai con một trai một gái của Hẩn đều đã lớn, không thể ở chung phòng. Vợ chồng Hẩn vay mượn tính xây nối thêm một gian phía trước. Ngày thi công Hẩn cứ chân móng nhà mình mà giăng dây đóng cọc. Ai dè có một đám đầu gấu kéo đến. Chúng bảo ông muốn làm gì thì làm, nhưng phải cứ dóng theo tường mà xây, đừng có lếu láo vẽ ra cái chân móng. Hẩn cãi móng nhà tôi, tôi xây. Chúng quát, móng nào nhà ông. Ông giỏi thì cho chúng tôi xem nào. Hẩn vác xà beng ra toan đào lên cho mọi người thấy thì chúng hăm, đào sao thì đào, nhưng hễ sứt cái sân láng xi măng nhà ông Vểu thì đừng có trách bọn này nặng tay. Hẩn tức sôi máu. Nhưng nhìn mấy thằng đầu trọc lóc, thân hình xăm trổ hổ báo vằn vện với những khuôn mặt đằng đằng sát khí, Hẩn đành tặc lưỡi tự trấn an mình. Có ba chục phân đất mà đôi co tranh cãi làm gì. Mình đôi co với chúng hoá ra mình bằng chúng à. Cái ông bà Vểu kia già rồi nên lú lẫn thế, mình mà tranh chấp hóa ra mình cũng lú lẫn à. Hẩn nghĩ ông bà Vểu đáng thương hơn đáng giận. Tuổi ấy phải sống được đến hai chục năm nữa là ít, sao mà thèm đất sớm thế. Thôi, kệ cha cái sự đời, mình ở chật tí nhưng lòng dạ mình rộng là được, giời có mắt ấy mà.
Nhưng mắt ông giời để đâu mà không bù trì cho Hẩn cái khác. Hẩn là người ăn ở hiền lành. Vẫn biết người hiền lành luôn chịu thua thiệt. Nhưng cứ thua thiệt mãi thế này cũng oải cái xác người hiền lành này lắm, cũng mất niềm tin với ông giời lắm...
Càng nghĩ Hẩn càng tủi. Càng tủi càng oán trách cái thân mình. Ai khiến Hẩn hiền lành. Ai khiến Hẩn tử tế. Chẳng qua, Hẩn không ghê gớm được nên Hẩn phải hiền lành thôi. Tóm lại là do mình hèn. Hèn nên phải nhịn, mà nhịn thì phải nhục. Ở nhà thì nhịn nhục hàng xóm láng giềng, đến cơ quan thì nhẫn nhịn với anh em bạn bè đồng nghiệp. Nhưng có ai biết đến cái sự nhịn ấy đâu. Càng chịu nhịn, càng bị chúng nó bắt nạt. Mà ai bắt nạt? Toàn những đứa đồng hành đồng sự với mình.
Ở cơ quan Hẩn mọi người luôn mải mê bon chen giẫm đạp lẫn nhau. Hẩn nhìn, nghe, cảm, rồi nghĩ, thấy chúng nó đáng thương quá. Ngoài quyền lực và tiền bạc ra, chúng không còn đam mê gì khác. Thôi thì mình né đường cho chúng nó đi, khỏi tai bay vạ gió. Thái độ của Hẩn khiến chúng vừa nể vừa dè chừng. Chúng thừa biết, ngoài khối tài sản kếch xù được thừa kế từ gia đình ra, chúng không có thứ gì hơn được Hẩn. Nếu Hẩn mà tham gia vào cuộc cạnh tranh thì chúng khó bề thắng. Thế nên chúng nó tiến lên được rồi thì thường ngoái đầu cám ơn Hẩn bằng những câu đại loại: Chú (anh) là sướng nhất, được thong dong làm việc chuyên môn. Chứ như em (cháu) bây giờ suốt ngày họp hành, xử lí sự vụ, mệt lắm. Hẩn nghe và chỉ nhe răng cười. Kiểu cười này hiểu là cười chúc mừng cũng được, là cười khinh bỉ cũng xong, tùy thuộc vào giải mã của từng người. Nghĩ lan man ngơ ngẩn mãi rồi giời cũng sáng. Hai đứa con Hẩn đã chong đèn học bài từ lâu. Học vậy mà chẳng biết có nên cơm nên cháo gì không. Mà thôi, nó học cho nó chứ cho gì mình. Mình đi tập thể dục thôi. Đi cho thoát khỏi cái mùi xú uế càng lúc càng đậm đặc. Đi đón bình minh ngày mới tinh khôi cho tâm hồn thanh nhẹ. Có lẽ mỗi cái thú vui được đón mặt trời sớm mai của Hẩn là không ai cướp được. Tinh mơ mỗi ngày thực sự là của riêng Hẩn, là sự hưởng thụ duy nhất của Hẩn trên đời này mà không làm ảnh hưởng đến ai, cũng không ai ganh tị.
Hẩn đi về phía đường Mây. Con đường đẹp nhất thị trấn hai bên trồng cây tương tư, lá to dài rủ xuống, không buồn thê thảm như dương liễu, nhưng nhìn dáng vóc của nó Hẩn nghĩ đến mái tóc đàn bà bung xoã trên gối, óng và quyến rũ. Hẩn đi chậm, như muốn đếm từng giọt sương đêm đang dồn xuống con suối ở góc cua con đường. Sương như pha lê. Hoặc cũng có thể nghĩ là nước chắt ra từ bầu ngực đêm tĩnh lặng. Ai cấm được ý nghĩ. Cuộc sống vui hay buồn, mọi sự trên đời tích cực hay tiêu cực là do ý nghĩ. Hẩn nhớ hồi bé đi học, đường toàn phân trâu bò trộn lẫn với bùn nhão, cô bạn hàng xóm mà Hẩn thích kêu ré lên “Eo ôi kinh quá! Như là chuồng chồ ấy, buồn nôn chết mất!”. Thế là cô bé không đi học nữa. Còn Hẩn thì nghĩ, cái chất đất lẫn phân nhuyễn này giống hệt cái chỗ Hẩn làm đất gieo mạ. Mạ mọc trên đất này tốt lắm. Mạ thành lúa. Lúa nuôi người. Thế là Hẩn nghĩ mình là cây mạ. Hẩn không thấy ghê chân nữa, thậm chí còn thích. Vậy là chẳng buổi học nào Hẩn vắng mặt… Cách đây mấy năm Hẩn về quê. Lúc ghé ngang một cửa hàng tạp hóa mua bật lửa Hẩn thấy một người đàn bà đang ngồi đếm tiền. Hẩn giật mình khi nhận ra cô bạn sợ con đường bẩn ngày xưa. Cô nàng không nhận ra Hẩn nhưng ánh mắt vẫn sáng lên lúc Hẩn mở ví trả tiền. Ánh mắt rất giống ngày Hẩn giấu mẹ mang đôi bồ câu mới ra ràng của nhà sang tặng nàng. Nhận món quà ấy, mắt nàng sáng lên và buột miệng “Em rất thích ăn cháo chim bồ câu.” Cái ánh mắt ấy ai nghĩ thế nào không biết, còn Hẩn, Hẩn thấy nó sáng. Mà cái sự sáng thì… sáng nào cũng là sáng cả thôi. Như những giọt sương này, ai bảo nó ở dưới đất thì không sáng như mặt trời. Không có nó, mặt trời đố mà óng ánh với lấp lánh cho được. Đấy, nó làm cho mặt trời đậu lên lá cỏ còn gì. Lối cỏ lại dẫn tới suối. Thế là vô số mặt trời con rơi xuống nước. Nước suối trong vắt, mùa hè nước mát rượi, mùa đông ấm như có ai đun. Hẩn ngồi nghỉ, thả chân xuống nước. Nước quấn lấy chân làm Hẩn quên béng những ý nghĩ hồi đêm. Hít đầy lồng ngực bầu khí tinh khiết, Hẩn thong thả bước về nhà, ngồi vào ăn bát cơm rang vợ để trên bàn. Mặt trời bắt đầu rực rỡ cũng là lúc Hẩn đi làm.
Đến cơ quan Hẩn pha trà đợi anh chị em đến trò chuyện trước khi vào việc. Nói là vào việc vậy chứ lâu nay Hẩn cũng không biết làm gì. Trước đây, khi chưa có máy tính, Hẩn rất có giá trị. Mọi việc dính đến viết lách đều đến tay Hẩn. Nhưng bây giờ các em các cháu nó xin bài cũ Hẩn viết, gõ và lưu vào máy, khi cần mang ra chỉnh sửa lại tí chút cho hợp thời điểm, số liệu với giọng điệu của thủ trưởng là xong. Chỉ khi nào cần một bài viết về vấn đề mới chúng mới gặp Hẩn. Hẩn chưa bày ngay cách viết và bảo chúng nên suy nghĩ. Hẩn muốn giúp cái não chúng nó hoạt động một tí, chứ Hẩn có tự cao hay keo kiệt gì đâu. Nhưng chúng đã không thèm hỏi lại Hẩn nữa, lão “Gu gồ” đã nghĩ hộ chúng rồi.
Vậy thì càng nhàn. Hẩn có đầy thời gian mà lướt web, xem thiên hạ chửi đổng, dạy đời, khoe cái sự sung sướng và đau khổ, khoe phòng the phòng bếp phòng ăn phòng nhảy múa, khoe cả cái sự sâu sắc một cách nông nổi trên facebook, zalo, twitter... Nhoáng một cái hết nửa buổi sáng. Nhoáng một cái hết ngày... Cả ngày mắt mỏi dừ vì máy tính. Mắt mỏi thì đau đầu. Đau đầu thì lại mất ngủ. Mất ngủ thì lại nghĩ từ cái này sang cái khác, từ cái nọ đến cái kia...
- Cái nhà ấy nó sát sinh rồi thế nào cũng bị quả báo cho mà xem.
- Rồi đời con đời cháu nó hưởng họa. Cơ mà đợi đến lúc nó hưởng họa thì mình đã ra ma rồi. Tôi là tôi phải lên ủy ban, bảo mấy thằng lãnh đạo đuổi cổ nó đi.
- Cái ông này lạ, ai lại gọi cán bộ là thằng.
- Thì chả thằng... Ngày trước tôi đưa chúng nó lên chứ ai. Tôi mà nói thì thằng nào dám không nghe.
- Ừ, ông nói phải. Tiện thể, ông bảo chúng nó bịt luôn vụ cái móng nhà nhá, đừng để nhà Hẩn nó kiện.
Hẩn chột dạ. Cái móng nhà Hẩn… Ngày ấy đất đồi hoang, cứ xẻ ra chia cho cán bộ, ai san được bao nhiêu thì cứ khoanh ra mà làm nhà làm vườn. Hẩn là lính mới tò te nên chỉ dám chọn miếng xấu xí dưới mé đồi, ven con đường đất, nơi mà như các cụ giàu kinh nghiệm bảo thì là càng gần đường bao nhiêu, trộm cướp nó càng dễ hoành hành bấy nhiêu. Lúc Hẩn phát sạch cỏ rả cây cối, nhặt hết đá lộ đầu, san cho phẳng phiu vuông vức để làm cái nhà tạm với mảnh vườn đủ bốn mùa trồng rau nuôi lợn nuôi gà thì người ta lại làm đường lớn, xe cộ ngày đêm lượn qua vèo vèo. Ông Vểu có căn nhà giữa trung tâm thị trấn rồi nhưng lại muốn có thêm cái nữa gần đường cho dễ đi lại, vậy là ông cắt lấy miếng vườn nhà Hẩn. Ông bảo “ở với anh em đồng nghiệp cho vui”. Hẩn không dám nói gì vì đất khai hoang, chưa có sổ đỏ. Với lại Hẩn không tham. Gian nhà nho nhỏ cũng đủ cho cả nhà ở rồi. Nhưng sự đời không đơn giản thế. Vài năm sau, khi khu chân đồi nhà Hẩn thành mặt phố thì người kéo về càng đông. Nhà nối nhà mọc lên. Người xây sau đôn nền cao hơn người trước một tí, thò ra đằng trước cho gần đường hơn một tí..., kiểu gì cũng phải hơn người. Vợ chồng Hẩn cũng thay mái nhà lợp giấy dầu bằng ngói. Ông Vểu bảo mái ngói nó không cụp xuống tường như giấy dầu nên cái giọt gianh nó chảy sang sân nhà tôi, tôi phải láng xi măng hết không có nó lầm lên thì bẩn lắm. Hẩn nghĩ, cái móng nhà ngày trước Hẩn chả có xi măng, phải xếp đá, giật cấp cho nó chắc, ông Vểu đổ xi măng lên trên, vừa sạch đẹp lại chắc chắn thì còn gì bằng... Vậy mà đùng một cái, Hẩn bị mang tiếng lấn đất.
Ấy là vì trước kia Hẩn nghĩ con cái nó chỉ ở với mình lúc nhỏ, lớn lên chúng sẽ đi học, đi làm, chắc gì đã về ở với bố mẹ. Có xây nhà cao cửa rộng cũng chỉ hai vợ chồng già lùi lũi, vậy thì xây làm gì. Đời người cần hưởng thụ, việc quái gì phải dành dụm. Để tiền bạc của nả lại, con cháu sẵn ăn không làm thì tiền tấn cũng hết, rồi lại tay bị tay gậy thôi... Nghĩ thì nghĩ vậy, chứ cái thân phận công chức quèn của Hẩn có nằm mơ cũng chẳng có tiền tấn cho con cháu, chỉ đủ ăn đủ học đã mướt mồ hôi rồi, lấy đâu mà tích lũy. Thế nhưng qua thời gian, hai con một trai một gái của Hẩn đều đã lớn, không thể ở chung phòng. Vợ chồng Hẩn vay mượn tính xây nối thêm một gian phía trước. Ngày thi công Hẩn cứ chân móng nhà mình mà giăng dây đóng cọc. Ai dè có một đám đầu gấu kéo đến. Chúng bảo ông muốn làm gì thì làm, nhưng phải cứ dóng theo tường mà xây, đừng có lếu láo vẽ ra cái chân móng. Hẩn cãi móng nhà tôi, tôi xây. Chúng quát, móng nào nhà ông. Ông giỏi thì cho chúng tôi xem nào. Hẩn vác xà beng ra toan đào lên cho mọi người thấy thì chúng hăm, đào sao thì đào, nhưng hễ sứt cái sân láng xi măng nhà ông Vểu thì đừng có trách bọn này nặng tay. Hẩn tức sôi máu. Nhưng nhìn mấy thằng đầu trọc lóc, thân hình xăm trổ hổ báo vằn vện với những khuôn mặt đằng đằng sát khí, Hẩn đành tặc lưỡi tự trấn an mình. Có ba chục phân đất mà đôi co tranh cãi làm gì. Mình đôi co với chúng hoá ra mình bằng chúng à. Cái ông bà Vểu kia già rồi nên lú lẫn thế, mình mà tranh chấp hóa ra mình cũng lú lẫn à. Hẩn nghĩ ông bà Vểu đáng thương hơn đáng giận. Tuổi ấy phải sống được đến hai chục năm nữa là ít, sao mà thèm đất sớm thế. Thôi, kệ cha cái sự đời, mình ở chật tí nhưng lòng dạ mình rộng là được, giời có mắt ấy mà.
Nhưng mắt ông giời để đâu mà không bù trì cho Hẩn cái khác. Hẩn là người ăn ở hiền lành. Vẫn biết người hiền lành luôn chịu thua thiệt. Nhưng cứ thua thiệt mãi thế này cũng oải cái xác người hiền lành này lắm, cũng mất niềm tin với ông giời lắm...
Càng nghĩ Hẩn càng tủi. Càng tủi càng oán trách cái thân mình. Ai khiến Hẩn hiền lành. Ai khiến Hẩn tử tế. Chẳng qua, Hẩn không ghê gớm được nên Hẩn phải hiền lành thôi. Tóm lại là do mình hèn. Hèn nên phải nhịn, mà nhịn thì phải nhục. Ở nhà thì nhịn nhục hàng xóm láng giềng, đến cơ quan thì nhẫn nhịn với anh em bạn bè đồng nghiệp. Nhưng có ai biết đến cái sự nhịn ấy đâu. Càng chịu nhịn, càng bị chúng nó bắt nạt. Mà ai bắt nạt? Toàn những đứa đồng hành đồng sự với mình.
Ở cơ quan Hẩn mọi người luôn mải mê bon chen giẫm đạp lẫn nhau. Hẩn nhìn, nghe, cảm, rồi nghĩ, thấy chúng nó đáng thương quá. Ngoài quyền lực và tiền bạc ra, chúng không còn đam mê gì khác. Thôi thì mình né đường cho chúng nó đi, khỏi tai bay vạ gió. Thái độ của Hẩn khiến chúng vừa nể vừa dè chừng. Chúng thừa biết, ngoài khối tài sản kếch xù được thừa kế từ gia đình ra, chúng không có thứ gì hơn được Hẩn. Nếu Hẩn mà tham gia vào cuộc cạnh tranh thì chúng khó bề thắng. Thế nên chúng nó tiến lên được rồi thì thường ngoái đầu cám ơn Hẩn bằng những câu đại loại: Chú (anh) là sướng nhất, được thong dong làm việc chuyên môn. Chứ như em (cháu) bây giờ suốt ngày họp hành, xử lí sự vụ, mệt lắm. Hẩn nghe và chỉ nhe răng cười. Kiểu cười này hiểu là cười chúc mừng cũng được, là cười khinh bỉ cũng xong, tùy thuộc vào giải mã của từng người. Nghĩ lan man ngơ ngẩn mãi rồi giời cũng sáng. Hai đứa con Hẩn đã chong đèn học bài từ lâu. Học vậy mà chẳng biết có nên cơm nên cháo gì không. Mà thôi, nó học cho nó chứ cho gì mình. Mình đi tập thể dục thôi. Đi cho thoát khỏi cái mùi xú uế càng lúc càng đậm đặc. Đi đón bình minh ngày mới tinh khôi cho tâm hồn thanh nhẹ. Có lẽ mỗi cái thú vui được đón mặt trời sớm mai của Hẩn là không ai cướp được. Tinh mơ mỗi ngày thực sự là của riêng Hẩn, là sự hưởng thụ duy nhất của Hẩn trên đời này mà không làm ảnh hưởng đến ai, cũng không ai ganh tị.
Hẩn đi về phía đường Mây. Con đường đẹp nhất thị trấn hai bên trồng cây tương tư, lá to dài rủ xuống, không buồn thê thảm như dương liễu, nhưng nhìn dáng vóc của nó Hẩn nghĩ đến mái tóc đàn bà bung xoã trên gối, óng và quyến rũ. Hẩn đi chậm, như muốn đếm từng giọt sương đêm đang dồn xuống con suối ở góc cua con đường. Sương như pha lê. Hoặc cũng có thể nghĩ là nước chắt ra từ bầu ngực đêm tĩnh lặng. Ai cấm được ý nghĩ. Cuộc sống vui hay buồn, mọi sự trên đời tích cực hay tiêu cực là do ý nghĩ. Hẩn nhớ hồi bé đi học, đường toàn phân trâu bò trộn lẫn với bùn nhão, cô bạn hàng xóm mà Hẩn thích kêu ré lên “Eo ôi kinh quá! Như là chuồng chồ ấy, buồn nôn chết mất!”. Thế là cô bé không đi học nữa. Còn Hẩn thì nghĩ, cái chất đất lẫn phân nhuyễn này giống hệt cái chỗ Hẩn làm đất gieo mạ. Mạ mọc trên đất này tốt lắm. Mạ thành lúa. Lúa nuôi người. Thế là Hẩn nghĩ mình là cây mạ. Hẩn không thấy ghê chân nữa, thậm chí còn thích. Vậy là chẳng buổi học nào Hẩn vắng mặt… Cách đây mấy năm Hẩn về quê. Lúc ghé ngang một cửa hàng tạp hóa mua bật lửa Hẩn thấy một người đàn bà đang ngồi đếm tiền. Hẩn giật mình khi nhận ra cô bạn sợ con đường bẩn ngày xưa. Cô nàng không nhận ra Hẩn nhưng ánh mắt vẫn sáng lên lúc Hẩn mở ví trả tiền. Ánh mắt rất giống ngày Hẩn giấu mẹ mang đôi bồ câu mới ra ràng của nhà sang tặng nàng. Nhận món quà ấy, mắt nàng sáng lên và buột miệng “Em rất thích ăn cháo chim bồ câu.” Cái ánh mắt ấy ai nghĩ thế nào không biết, còn Hẩn, Hẩn thấy nó sáng. Mà cái sự sáng thì… sáng nào cũng là sáng cả thôi. Như những giọt sương này, ai bảo nó ở dưới đất thì không sáng như mặt trời. Không có nó, mặt trời đố mà óng ánh với lấp lánh cho được. Đấy, nó làm cho mặt trời đậu lên lá cỏ còn gì. Lối cỏ lại dẫn tới suối. Thế là vô số mặt trời con rơi xuống nước. Nước suối trong vắt, mùa hè nước mát rượi, mùa đông ấm như có ai đun. Hẩn ngồi nghỉ, thả chân xuống nước. Nước quấn lấy chân làm Hẩn quên béng những ý nghĩ hồi đêm. Hít đầy lồng ngực bầu khí tinh khiết, Hẩn thong thả bước về nhà, ngồi vào ăn bát cơm rang vợ để trên bàn. Mặt trời bắt đầu rực rỡ cũng là lúc Hẩn đi làm.
Đến cơ quan Hẩn pha trà đợi anh chị em đến trò chuyện trước khi vào việc. Nói là vào việc vậy chứ lâu nay Hẩn cũng không biết làm gì. Trước đây, khi chưa có máy tính, Hẩn rất có giá trị. Mọi việc dính đến viết lách đều đến tay Hẩn. Nhưng bây giờ các em các cháu nó xin bài cũ Hẩn viết, gõ và lưu vào máy, khi cần mang ra chỉnh sửa lại tí chút cho hợp thời điểm, số liệu với giọng điệu của thủ trưởng là xong. Chỉ khi nào cần một bài viết về vấn đề mới chúng mới gặp Hẩn. Hẩn chưa bày ngay cách viết và bảo chúng nên suy nghĩ. Hẩn muốn giúp cái não chúng nó hoạt động một tí, chứ Hẩn có tự cao hay keo kiệt gì đâu. Nhưng chúng đã không thèm hỏi lại Hẩn nữa, lão “Gu gồ” đã nghĩ hộ chúng rồi.
Vậy thì càng nhàn. Hẩn có đầy thời gian mà lướt web, xem thiên hạ chửi đổng, dạy đời, khoe cái sự sung sướng và đau khổ, khoe phòng the phòng bếp phòng ăn phòng nhảy múa, khoe cả cái sự sâu sắc một cách nông nổi trên facebook, zalo, twitter... Nhoáng một cái hết nửa buổi sáng. Nhoáng một cái hết ngày... Cả ngày mắt mỏi dừ vì máy tính. Mắt mỏi thì đau đầu. Đau đầu thì lại mất ngủ. Mất ngủ thì lại nghĩ từ cái này sang cái khác, từ cái nọ đến cái kia...
Hôm nay cơ quan mất điện, máy tính không hoạt động nên mắt Hẩn
được nghỉ. Thế là Hẩn buồn. Hẩn thở dài. Lâu lắm Hẩn mới nghe thấy tiếng thở
dài của chính mình. Rồi Hẩn nghĩ hình như mình đang bó cứng cuộc sống trên cái
bàn vài chục xentimét vuông với cái màn hình hơn chục inch quá lâu.
Hẩn ra bàn trà, cầm chén nước vàng khè mà nghĩ vẩn vơ. Hẩn thấy mình lạc hậu quá, thua bọn trẻ xa quá. Mấy đứa con gái biết cách sử dụng thời gian thừa mứa ở cơ quan để bán hàng trên mạng. Chúng bán đủ thứ, từ thuốc làm hồng se khít âm đạo đến bổ thận tráng dương, quần sịp, xu-chiêng, rồi măng miến thịt gà thịt lợn bánh kẹo dưa hành, thuốc làm trắng da đen tóc, kem đánh răng giấy vệ sinh, sách dạy làm giàu, làm quan, làm đủ thứ, tất tật tần tân. Mấy cậu con trai thì buôn bán thông tin, bán cơ hội, bán cả niềm vui, nỗi buồn của cấp trên. Chẳng hạn như hôm nay sếp lớn vui hay buồn, có nên gặp không, gặp thế nào cho được việc. Khi buồn thì sếp thích gì, khi vui thì sếp muốn gì... Gi gỉ gì gi, cái gì cũng có thể bán được. Nhìn các bạn trẻ, Hẩn thấy mình thật sự lạc lõng.
Ngồi nghĩ mãi mà vẫn chưa có điện. Hẩn toan đổ ấm trà đã nhạt tệch để pha ấm mới thì thủ trưởng xuất hiện. Sau mấy câu rào đón, thủ trưởng bảo:
- Tới đây có chính sách nghỉ hưu sớm, anh có nhu cầu thì em thiết kế cho. Người ta chỉ giải quyết cho mỗi đơn vị một người, em ưu tiên anh trước. Nghỉ thế này cũng được một khoản ra trò đấy, thích buôn bán hay đầu tư cái gì cũng được anh ạ!
Hẩn ớ ra một lúc rồi cố cười như mếu đáp mấy câu vâng dạ cho phải phép.
Thủ trưởng đi rồi, Hẩn ngồi thừ. Cô bé cùng phòng Hẩn đi ship hàng về, rót cốc nước lọc, vừa uống vừa bảo:
- Sáng nay cháu kiếm thêm được bằng ba ngày lương đấy chú ạ. Tranh thủ chứ để thời gian nó phí đi. Cơ quan việc chả có, rảnh tèng teng thế này mà phòng mình sắp nhận thêm người chú ạ. Cháu nghe nói bây giờ cứ hai người nghỉ hưu mới được nhận một người cơ mà. Đợt này nghe nói cơ quan mình có mỗi cô Chanh nghỉ thôi. Mà nay có việc gì cần cháu làm không chú? Nếu không để cháu đi “síp” tiếp vài chỗ nữa rồi về luôn chú nhá?
Hẩn thẫn thờ mãi mới đáp một tiếng “ừ” rời rạc mà không biết cô bé đã ra khỏi cửa từ lâu.
Tối ngồi ăn cơm, gắp miếng thịt lợn kho tàu đưa lên miệng, tự dưng Hẩn thấy mùi bạc nhạc đang phân hủy ngoài vườn nhà Hếnh xộc lên mũi. Tiếng thì thầm của ông bà Vểu u u trong tai. Hẩn chạy vào nhà vệ sinh nôn oàng oạc. Nôn cả mật xanh mật vàng.
Vợ dìu Hẩn lên giường. Hẩn nhắm mắt ngồi chìa lưng cho vợ đánh gió. Nước cứ theo hai kẽ mi chảy xuống, rượm vào môi. Hẩn tự an ủi, bao nhiêu năm sống trên cõi đời này mà mình vẫn còn nước mắt. Nước mắt vẫn còn ấm. Và mặn...
Uống hết vốc thuốc, Hẩn nằm xuống. Hẩn cố nhắm chặt mắt để khỏi phải nhìn gương mặt hốc hác và cái nhìn lo lắng của vợ. Tới đây mình sẽ làm gì?... Đầu Hẩn nhẹ dần… Nhẹ dần… Trong mắt Hẩn bỗng nở bung những mặt trời con… Có ai mua mặt trời con không?...
Lần đầu tiên Hẩn ngủ trọn một đêm cho đến khi trời hửng sáng. Hẩn thấy người khỏe khoắn tỉnh táo lạ thường. Hẩn bật dậy chạy thể dục. Và trên đường Mây, Hẩn lại bắt gặp những mặt trời con sà xuống cỏ.
Hẩn ra bàn trà, cầm chén nước vàng khè mà nghĩ vẩn vơ. Hẩn thấy mình lạc hậu quá, thua bọn trẻ xa quá. Mấy đứa con gái biết cách sử dụng thời gian thừa mứa ở cơ quan để bán hàng trên mạng. Chúng bán đủ thứ, từ thuốc làm hồng se khít âm đạo đến bổ thận tráng dương, quần sịp, xu-chiêng, rồi măng miến thịt gà thịt lợn bánh kẹo dưa hành, thuốc làm trắng da đen tóc, kem đánh răng giấy vệ sinh, sách dạy làm giàu, làm quan, làm đủ thứ, tất tật tần tân. Mấy cậu con trai thì buôn bán thông tin, bán cơ hội, bán cả niềm vui, nỗi buồn của cấp trên. Chẳng hạn như hôm nay sếp lớn vui hay buồn, có nên gặp không, gặp thế nào cho được việc. Khi buồn thì sếp thích gì, khi vui thì sếp muốn gì... Gi gỉ gì gi, cái gì cũng có thể bán được. Nhìn các bạn trẻ, Hẩn thấy mình thật sự lạc lõng.
Ngồi nghĩ mãi mà vẫn chưa có điện. Hẩn toan đổ ấm trà đã nhạt tệch để pha ấm mới thì thủ trưởng xuất hiện. Sau mấy câu rào đón, thủ trưởng bảo:
- Tới đây có chính sách nghỉ hưu sớm, anh có nhu cầu thì em thiết kế cho. Người ta chỉ giải quyết cho mỗi đơn vị một người, em ưu tiên anh trước. Nghỉ thế này cũng được một khoản ra trò đấy, thích buôn bán hay đầu tư cái gì cũng được anh ạ!
Hẩn ớ ra một lúc rồi cố cười như mếu đáp mấy câu vâng dạ cho phải phép.
Thủ trưởng đi rồi, Hẩn ngồi thừ. Cô bé cùng phòng Hẩn đi ship hàng về, rót cốc nước lọc, vừa uống vừa bảo:
- Sáng nay cháu kiếm thêm được bằng ba ngày lương đấy chú ạ. Tranh thủ chứ để thời gian nó phí đi. Cơ quan việc chả có, rảnh tèng teng thế này mà phòng mình sắp nhận thêm người chú ạ. Cháu nghe nói bây giờ cứ hai người nghỉ hưu mới được nhận một người cơ mà. Đợt này nghe nói cơ quan mình có mỗi cô Chanh nghỉ thôi. Mà nay có việc gì cần cháu làm không chú? Nếu không để cháu đi “síp” tiếp vài chỗ nữa rồi về luôn chú nhá?
Hẩn thẫn thờ mãi mới đáp một tiếng “ừ” rời rạc mà không biết cô bé đã ra khỏi cửa từ lâu.
Tối ngồi ăn cơm, gắp miếng thịt lợn kho tàu đưa lên miệng, tự dưng Hẩn thấy mùi bạc nhạc đang phân hủy ngoài vườn nhà Hếnh xộc lên mũi. Tiếng thì thầm của ông bà Vểu u u trong tai. Hẩn chạy vào nhà vệ sinh nôn oàng oạc. Nôn cả mật xanh mật vàng.
Vợ dìu Hẩn lên giường. Hẩn nhắm mắt ngồi chìa lưng cho vợ đánh gió. Nước cứ theo hai kẽ mi chảy xuống, rượm vào môi. Hẩn tự an ủi, bao nhiêu năm sống trên cõi đời này mà mình vẫn còn nước mắt. Nước mắt vẫn còn ấm. Và mặn...
Uống hết vốc thuốc, Hẩn nằm xuống. Hẩn cố nhắm chặt mắt để khỏi phải nhìn gương mặt hốc hác và cái nhìn lo lắng của vợ. Tới đây mình sẽ làm gì?... Đầu Hẩn nhẹ dần… Nhẹ dần… Trong mắt Hẩn bỗng nở bung những mặt trời con… Có ai mua mặt trời con không?...
Lần đầu tiên Hẩn ngủ trọn một đêm cho đến khi trời hửng sáng. Hẩn thấy người khỏe khoắn tỉnh táo lạ thường. Hẩn bật dậy chạy thể dục. Và trên đường Mây, Hẩn lại bắt gặp những mặt trời con sà xuống cỏ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét