Những người bạn cùng phố cùng trường với tôi thời học phổ
thông, sau nhiều năm gặp lại, đều lấy làm lạ với cái sự giờ đây tôi làm nghề viết
văn. Sở dĩ thế là vì các bạn của tôi nhớ rằng hồi đang đi học ở tôi chẳng
có một cái vẻ gì là tiềm năng đời văn chương như người ta vẫn thường nghiệm thấy
trong thời niên thiếu của các nhà văn. Bản thân tôi tự ngẫm cũng thấy như vậy.
Tôi sinh năm 1952 ở vùng tự do Khu Tư, tới hòa bình 1954 theo cha mẹ ra Hà Nội. Ăn học tới hết phổ thông thì nhập ngũ. Cho nên tuổi học trò của tôi gần như là lọt gọn vào trong thời hòa bình mười năm giữa hai cuộc chiến.
Cái thời mười năm lưng chừng đó, ở miền Bắc, có thể xem là thời kì vàng son của công cuộc tập thể hóa, thời ai cũng như ai nấy, bình dị, đồng đều, chung hòa mức sống, thống nhất nghĩ ngợi. Một thời buổi ấm no vừa đủ và rất giàu niềm tin. Là như vậy, chí ít đối với lớp trẻ mới lớn, hoặc nói cho chính xác, đối với lớp trẻ thành phần “con nhà cán bộ hộ khẩu Hà Nội” mà tôi là một trong đó.
Nhờ sinh ra lớn lên trong một môi trường sống đại khái là thuận chiều như thế mà tôi có một tuổi thơ và một thời thanh thiếu niên có thể coi là êm ái so với bao người. Tuy nhiên, cũng bởi vì dễ chịu hơn người mà quãng đời ấy của tôi nó đơn giản và nhòa mờ, hầu như chẳng lưu lại được gì sắc nét trong kí ức.
Đời sống vật chất được đảm bảo bằng sự phân phối theo tiêu chuẩn, chỉ có học và chơi, không phải lo nghĩ gì, cho nên vô tư mà cũng là vị kỉ và vô tâm, chẳng thấy gì, chẳng biết gì, chẳng hiểu gì về cuộc sống có thật ở đời, hoặc là chỉ biết, chỉ hiểu một cách chung chung và ước lệ qua sự định hướng của sách vở. Chẳng hạn, nông thôn miền Bắc, với tôi đấy là những gì được trang trí trong các tác phẩm văn học thời đó viết về đề tài nông nghiệp mà chúng tôi được học ở trường. Chẳng biết con trâu nó thế nào nhưng thuộc nằm lòng rằng ai bảo chăn trâu là khổ. Phải tới khi chiến tranh bùng nổ, sơ tán về làng quê, nhất là khi vào bộ đội, từng trải hầu khắp mọi miền đất nước và sống chết bên nhau với anh em đồng đội hầu hết là nông dân mặc áo lính, tôi mới thấm thía ra rằng chăn trâu là khổ thật, rằng nông thôn và hợp tác xã không chỉ là như trong sách.
Cái sự học văn học trong nhà trường ở thời tôi, tôi nghĩ, nó xa cách với sự đời gần như là một trời một vực. Những năm cấp một cấp hai thì chẳng nhớ nữa, còn những năm cấp ba tôi nhớ điểm số môn văn của mình chẳng ra gì, thường chỉ là tàm tạm điểm 3 với lại 3 trừ (theo thang điểm 5).
Tuy nhiên, mặc dù không hứng khởi với môn văn, song nhờ môn học này mà tôi dần dà có được cái ham thú đọc sách văn học. Có lẽ ban đầu là do bắt buộc. Chẳng hạn khi học đến tác phẩm Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố, vì trong sách giáo khoa (gọi là sách trích giảng văn học) chỉ có đôi ba trích đoạn nên thầy giáo khuyên học trò gắng tìm đọc trọn vẹn cuốn đó. Đọc hết Tắt đèn rồi, do thấy hay, tôi đọc sang Việc làng và Lều chõng. Với các nhà văn Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Bùi Hiển, Nguyễn Khải, Nguyên Ngọc, Nguyễn Đình Thi, Hồ Phương, v.v… cũng vậy, ban đầu là từ các trích đoạn phải học rồi do sự hướng dẫn của thầy giáo mà tôi đọc thêm khá nhiều tác phẩm của các tác giả ấy.
Dần dà đạt được tới niềm ham thích sách văn học, tôi đọc ra cả những tác phẩm tác giả không có trong chương trình học. Mà hồi đó để có thể đọc “vượt tầm” như vậy chẳng phải chuyện dễ. Số đầu sách và lượng sách văn học được in ra chỉ như nửa giọt nước so với biển cả sách báo văn chương thời nay. Tôi có điều kiện đọc được tương đối nhiều hơn các bạn cùng lớp là nhờ vào tủ sách của cha tôi.
Cha tôi, giáo sư Hoàng Tuệ, là nhà ngôn ngữ học và là giảng viên đại học, ông trữ rất nhiều sách, tủ sách của ông khá là đồ sộ. Đa phần là sách chuyên môn bằng chữ ngoại hoặc chữ Nôm, song cũng không ít sách văn học tiếng Việt, nửa là sách dịch, nửa là của các nhà văn Việt Nam đương thời. Cha tôi cho phép tôi đọc lần lượt hầu hết các tác phẩm văn học có trong tủ sách gia đình (ngoại trừ Tự Lực văn đoàn, Tiểu thuyết thứ bảy và các ông Nhân Văn, phải mãi về sau, khi từ mặt trận trở về tôi mới được cha tôi cho đụng đến).
Giải ngũ, trở về sau chiến tranh, tôi gần được với cha tôi hơn hẳn hồi còn đi học. Cha con hay trò chuyện, thường là chỉ hai cha con với nhau. Những câu chuyện, những suy nghĩ và những nỗi niềm khó lòng nói ra kể ra với ai, tôi thổ lộ với cha, đặc biệt là “đề tài” chiến tranh và quân ngũ.
Bởi vì cha tôi hồi kháng chiến chín năm là bộ đội Vệ quốc đoàn nên ông thấu hiểu những tâm sự về đời lính của tôi. Ông lắng nghe, trao đổi và bàn luận với tôi, con trai của ông, một cách nghiêm túc, chân tình và bình đẳng, đàn ông người lớn với nhau.
Tuy chưa khi nào nói ra lời khuyên tôi cầm bút viết văn, nhưng qua những lần cha con tâm tình như vậy, cha tôi đã hướng tôi vào con đường văn học, trước nhất là khiến tôi đủ tự tin và mạnh dạn để dám viết dòng đầu tiên của truyện ngắn đầu tiên.
Tôi sinh năm 1952 ở vùng tự do Khu Tư, tới hòa bình 1954 theo cha mẹ ra Hà Nội. Ăn học tới hết phổ thông thì nhập ngũ. Cho nên tuổi học trò của tôi gần như là lọt gọn vào trong thời hòa bình mười năm giữa hai cuộc chiến.
Cái thời mười năm lưng chừng đó, ở miền Bắc, có thể xem là thời kì vàng son của công cuộc tập thể hóa, thời ai cũng như ai nấy, bình dị, đồng đều, chung hòa mức sống, thống nhất nghĩ ngợi. Một thời buổi ấm no vừa đủ và rất giàu niềm tin. Là như vậy, chí ít đối với lớp trẻ mới lớn, hoặc nói cho chính xác, đối với lớp trẻ thành phần “con nhà cán bộ hộ khẩu Hà Nội” mà tôi là một trong đó.
Nhờ sinh ra lớn lên trong một môi trường sống đại khái là thuận chiều như thế mà tôi có một tuổi thơ và một thời thanh thiếu niên có thể coi là êm ái so với bao người. Tuy nhiên, cũng bởi vì dễ chịu hơn người mà quãng đời ấy của tôi nó đơn giản và nhòa mờ, hầu như chẳng lưu lại được gì sắc nét trong kí ức.
Đời sống vật chất được đảm bảo bằng sự phân phối theo tiêu chuẩn, chỉ có học và chơi, không phải lo nghĩ gì, cho nên vô tư mà cũng là vị kỉ và vô tâm, chẳng thấy gì, chẳng biết gì, chẳng hiểu gì về cuộc sống có thật ở đời, hoặc là chỉ biết, chỉ hiểu một cách chung chung và ước lệ qua sự định hướng của sách vở. Chẳng hạn, nông thôn miền Bắc, với tôi đấy là những gì được trang trí trong các tác phẩm văn học thời đó viết về đề tài nông nghiệp mà chúng tôi được học ở trường. Chẳng biết con trâu nó thế nào nhưng thuộc nằm lòng rằng ai bảo chăn trâu là khổ. Phải tới khi chiến tranh bùng nổ, sơ tán về làng quê, nhất là khi vào bộ đội, từng trải hầu khắp mọi miền đất nước và sống chết bên nhau với anh em đồng đội hầu hết là nông dân mặc áo lính, tôi mới thấm thía ra rằng chăn trâu là khổ thật, rằng nông thôn và hợp tác xã không chỉ là như trong sách.
Cái sự học văn học trong nhà trường ở thời tôi, tôi nghĩ, nó xa cách với sự đời gần như là một trời một vực. Những năm cấp một cấp hai thì chẳng nhớ nữa, còn những năm cấp ba tôi nhớ điểm số môn văn của mình chẳng ra gì, thường chỉ là tàm tạm điểm 3 với lại 3 trừ (theo thang điểm 5).
Tuy nhiên, mặc dù không hứng khởi với môn văn, song nhờ môn học này mà tôi dần dà có được cái ham thú đọc sách văn học. Có lẽ ban đầu là do bắt buộc. Chẳng hạn khi học đến tác phẩm Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố, vì trong sách giáo khoa (gọi là sách trích giảng văn học) chỉ có đôi ba trích đoạn nên thầy giáo khuyên học trò gắng tìm đọc trọn vẹn cuốn đó. Đọc hết Tắt đèn rồi, do thấy hay, tôi đọc sang Việc làng và Lều chõng. Với các nhà văn Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Bùi Hiển, Nguyễn Khải, Nguyên Ngọc, Nguyễn Đình Thi, Hồ Phương, v.v… cũng vậy, ban đầu là từ các trích đoạn phải học rồi do sự hướng dẫn của thầy giáo mà tôi đọc thêm khá nhiều tác phẩm của các tác giả ấy.
Dần dà đạt được tới niềm ham thích sách văn học, tôi đọc ra cả những tác phẩm tác giả không có trong chương trình học. Mà hồi đó để có thể đọc “vượt tầm” như vậy chẳng phải chuyện dễ. Số đầu sách và lượng sách văn học được in ra chỉ như nửa giọt nước so với biển cả sách báo văn chương thời nay. Tôi có điều kiện đọc được tương đối nhiều hơn các bạn cùng lớp là nhờ vào tủ sách của cha tôi.
Cha tôi, giáo sư Hoàng Tuệ, là nhà ngôn ngữ học và là giảng viên đại học, ông trữ rất nhiều sách, tủ sách của ông khá là đồ sộ. Đa phần là sách chuyên môn bằng chữ ngoại hoặc chữ Nôm, song cũng không ít sách văn học tiếng Việt, nửa là sách dịch, nửa là của các nhà văn Việt Nam đương thời. Cha tôi cho phép tôi đọc lần lượt hầu hết các tác phẩm văn học có trong tủ sách gia đình (ngoại trừ Tự Lực văn đoàn, Tiểu thuyết thứ bảy và các ông Nhân Văn, phải mãi về sau, khi từ mặt trận trở về tôi mới được cha tôi cho đụng đến).
Giải ngũ, trở về sau chiến tranh, tôi gần được với cha tôi hơn hẳn hồi còn đi học. Cha con hay trò chuyện, thường là chỉ hai cha con với nhau. Những câu chuyện, những suy nghĩ và những nỗi niềm khó lòng nói ra kể ra với ai, tôi thổ lộ với cha, đặc biệt là “đề tài” chiến tranh và quân ngũ.
Bởi vì cha tôi hồi kháng chiến chín năm là bộ đội Vệ quốc đoàn nên ông thấu hiểu những tâm sự về đời lính của tôi. Ông lắng nghe, trao đổi và bàn luận với tôi, con trai của ông, một cách nghiêm túc, chân tình và bình đẳng, đàn ông người lớn với nhau.
Tuy chưa khi nào nói ra lời khuyên tôi cầm bút viết văn, nhưng qua những lần cha con tâm tình như vậy, cha tôi đã hướng tôi vào con đường văn học, trước nhất là khiến tôi đủ tự tin và mạnh dạn để dám viết dòng đầu tiên của truyện ngắn đầu tiên.
Những năm hậu chiến bao cấp, khó khăn mọi bề, sách văn học cũng khan hiếm chẳng
khác chi cơm áo, nhưng nhờ cha tôi mà tôi đọc được khá đầy đủ những tác phẩm
tác giả có lẽ là không thể không đọc trong đời. Đa phần là văn học Việt Nam thời
trước 1945 và văn học nước ngoài. Nhưng không chỉ những tác phẩm dịch và xuất bản
ở miền Bắc, cả những tác phẩm hồi đó mới chỉ được dịch ở Sài Gòn từ trước 1975,
cũng là nhờ cha tôi kiếm cho mà tôi có được để đọc. Ngay như Dostoevsky tôi
cũng lần đầu được đọc là nhờ vào những ấn phẩm “chế độ cũ” của cha tôi.
Đặc biệt đáng nhớ với tôi là tiểu thuyết Cuộc đời và số phận, bản tiếng Pháp, của một nhà văn Xôviết tên là Grossman. Năm 1986 cha tôi qua Paris dự hội thảo, mua về. Vì cái năng lực ngoại ngữ suốt bao năm trời hoài công học mà chỉ zêro của tôi, cha tôi đã dành rất nhiều thời giờ và công sức dịch cho tôi nghe cái tuyệt tác rất dày ấy. Chọn nơi vắng người, hai cha con đi xe đạp ra vườn hoa Canh Nông, ngồi ghế đá, cha tôi đọc và dịch miệng ngay sang tiếng Việt cho tôi nghe từng trang. Cứ như thế, không biết là bao nhiêu buổi chiều của những tháng ngày ấy, hai cha con với nhau ngoài vườn hoa vắng lặng, tới trang cuối cùng.
Với tôi, cuốn Cuộc đời và số phận, dù nó không nổi tiếng và dù chỉ nghe cha dịch chứ không tự đọc được, thật sự là tác phẩm lay động tâm can, đến tận bây giờ.
Có vẻ như trái khoáy, song nếu không trải qua chiến tranh, không từng cầm súng, tôi sẽ không nghĩ tới chuyện một ngày nào đấy cầm bút viết văn. Nhưng chắc chẳng riêng tôi, tôi nghĩ nhiều nhà văn nhà thơ cùng lứa với tôi và cũng từng là bộ đội như Hoàng Nhuận Cầm, Trần Anh Thái, Nguyễn Việt Chiến, Phạm Ngọc Tiến... cũng vậy, là nhà văn bởi đã trải qua chiến tranh.
Chiến tranh không chỉ theo nghĩa là đời lính và trận mạc mà là thời đại chiến tranh, mấy chục năm trời cảnh ngộ chung của cả nước, số phận của muôn người.
Bởi vì đất nước lâm cảnh chiến tranh nên đám trẻ thị thành như tôi mới đi sơ tán về làng quê. Không biết nông thôn chẳng thể thành nhà văn, đến nay tôi vẫn tin như vậy. Và vì thế tôi ngạc nhiên khi thấy có những nhà văn nhà thơ cả đời chỉ quẩn quanh đời sống phố phường mà vẫn có thể viết được, thậm chí viết hay.
Bản thân tôi thì thực sự là nhờ một thời chạy giặc sơ tán về nông thôn và sau đó là nhờ đời bộ đội mà cụ thể là nhờ Mặt trận Tây Nguyên, nhờ Sư đoàn 10, nhờ trung đoàn, tiểu đoàn, nhờ đại đội của mình, mà viết được truyện, mà thành nhà văn.
Cuộc chiến trường thiên ba chục năm, 1945 - 1975, là cuộc chiến toàn dân toàn diện và toàn bộ đời người, nên hồi đó là anh lính đối trận hay là ông thầy giáo dạy học ở hậu phương, ngay cả là anh sinh viên du học ở Đông Âu thì cũng đều có thể coi là đã tham chiến, và đều có thể viết về thời đại chiến tranh với góc nhìn cách nghĩ của riêng mình. Bởi vậy, các nhà văn Việt Nam sinh ra lớn lên trong nửa sau thế kỉ XX, tùy vào kinh nghiệm, sự hiểu biết, sự thấu cảm có được do hoàn cảnh và số phận của bản thân mình trong thời kì chiến tranh, đã tạo dựng nên mảng đề tài chiến tranh với vô vàn tác phẩm, phong phú, đa dạng đa chiều và cố nhiên là riêng biệt, mỗi nhà văn mỗi khác. Ngay cả nếu như vốn cùng là lính, có thể là cả cùng đơn vị, thì mỗi nhà văn cũng vẫn có suy nghĩ riêng, tâm trạng riêng, cách nhìn riêng về chiến tranh và rồi sẽ viết về chiến tranh không giống nhau, thậm chí trái ngược nhau. Bởi vì, thế mới là văn chương. Mới là nhà văn. Mới là con người.
Trong chiến tranh, trừ phi là nhà văn nhà báo được cử vào chiến trường để viết văn viết báo, còn lính thường bộ đội chiến đấu chẳng ai nghĩ tới, có nghĩ tới cũng khó lòng mà viết lách văn chương chữ nghĩa gì nổi. Chiến tranh chẳng phải trò đùa, chẳng phải ngày hội, thật sự là vậy.
Song, sau chiến tranh, còn sống, mà không hề nghĩ tới cái sự rằng rồi đây mình sẽ viết một cái gì đó về đồng đội, về trận mạc, về những thử thách đã qua thì lại là sự lạ.
Tại một trại viết văn do Quân đội mở hồi năm 1990, tướng quân Đặng Vũ Hiệp, nguyên Chính ủy Mặt trận Tây Nguyên nói thế này, tôi nhớ đại ý: Ai đã từng là bộ đội trong chiến tranh thì đều có sẵn sàng ở trong con người mình một nhà văn, chỉ có điều, do những hoàn cảnh khác nhau của đời sống mỗi người trong thời bình, nên rốt cuộc người thì đã viết người thì không viết, hoặc chưa viết. Tôi cùng đồng đội hành quân dọc Trường Sơn vào đến Mặt trận B3 đầu mùa mưa năm 1970. Đấy là thời kì “sau Mậu Thân”, những năm thoái trào nghiêm trọng của Quân Giải phóng. Chí ít là tại địa bàn Tây Nguyên. Hi sinh tổn thất khôn xiết kể và những người sống sót thì phải chịu đựng gian khổ đến cùng cực. Nhưng cũng chính do trải qua những năm nguy kịch đó mà tôi thấm thía hiểu được cái điều “không thể nào hiểu nổi” về sức mạnh tinh thần của bộ đội ta. Từ đáy cùng, tưởng chẳng còn nổi chút hơi tàn mà thở chứ đừng nói gượng lên chiến đấu, bộ đội Tây Nguyên đã dốc toàn lực bình sinh rũ bùn đen trỗi dậy làm nên Tổng công kích 1972, rồi Mùa xuân 1975, giáng đòn Buôn Ma Thuột, hành tiến đuổi địch dọc miền Trung, và làm mũi chủ công tốc chiến giải phóng Sài Gòn.
Sau ngày hòa bình, tôi rời Sài Gòn về lại Tây Nguyên, gần một năm làm công tác quy tập hài cốt anh em đồng đội. Chín tháng trời thực hiện cái nhiệm vụ bi thương ấy, tuy mới góp phần tìm kiếm và quy tập được một phần chưa đáng kể phần mộ của nhiều thế hệ bộ đội đã ngã xuống trên các ngả đường chiến tranh, vẫn đã khiến tôi trước ngày giải ngũ có “cơ hội hơn người” được nhìn vào tận lòng sâu đất thẳm của cuộc chiến, khơi lại và thấy lại một lần nữa hình hài và hình bóng của lớp lớp đồng đội đồng chí đã bỏ mình từ tận những ngày xa xưa đầu kháng chiến 1945 đến những giờ phút cuối cùng ngày 30 tháng Tư. Và không chỉ đồng đội, mà cả quân lính đối phương, không chỉ binh sĩ mà cả dân thường, cả phụ nữ, cả trẻ em, chúng tôi đã nhìn thấy họ nằm đó, hồn ẩn trong đất đá, trong lá cây, trong rừng, trong núi, bên bờ sông bờ suối, ven những lối mòn dọc ngang khắp thời loạn lạc.
Sáu năm quân ngũ không là mấy đối với tuổi tôi bây giờ 64, nhưng tôi viết văn chỉ bởi vì và chỉ bằng vào quãng đời sáu năm ấy.
Mặc dù không phải là một kẻ sống lạc thời trong cuộc sống thời bình bốn chục năm qua, cũng am tường thực trạng sự đời có lẽ chẳng kém ai, vậy nhưng ngoại trừ dăm ba bài báo, tôi chưa từng viết nổi một cái gì có tính văn chương mà lại chỉ thuần “cập nhật” sự đời hôm nay.
Tuy nhiên, mặc dù thường hay nói một cách thuận miệng là mình chỉ viết về “đề tài chiến tranh”, tôi thực sự quan niệm rằng chẳng có nhà văn nào đích thực là nhà văn lại “viết về chiến tranh”.
Hòa bình hay chiến tranh, đấy là thời gian và không gian sống rồi chết của những đời người. Nhà văn viết, suy ngẫm về đời người, số phận con người, mà chiến tranh hay hòa bình chỉ là ngoại cảnh. Ngay như tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình mặc dù tên như thế và mặc dù dày đặc những trang triết luận rất siêu hình về lịch sử, về chiến tranh, về hòa bình, nhưng về cơ bản và rốt cuộc thì đời người, số phận con người muôn vẻ mới là xác thịt và linh hồn của tác phẩm vĩ đại ấy.
Theo tôi, những tác phẩm đúng nghĩa là tiểu thuyết chỉ có duy nhất một đề tài, ấy là “số phận con người”, và bất kể cách viết như thế nào, câu chuyện và nội dung của những tiểu thuyết ấy cũng chỉ là để thể hiện nội tâm và nỗi lòng của con người.
Song le, ngày nay, khi viết những tác phẩm mà trong đó có sự tái hiện khung cảnh chiến tranh, nhân vật bị đẩy lại vào không gian chiến hào, thì ngoài vấn đề viết như thế nào, nhà văn luôn phải tự đối diện với câu hỏi: Viết để làm gì? Tại sao? Viết, kể, khơi lại, dựng dậy những câu chuyện vừa cũ xưa lại vừa bi thảm như thế, để làm gì? Khi còn đang học trường Viết văn Nguyễn Du, một lần trò chuyện với nhà văn Kim Lân, tôi được ông khuyên thế này, còn nhớ mãi: Anh là cựu chiến binh từng trực tiếp đánh trận vậy hãy dồn tâm sức viết về quãng đời đó, nhưng phải viết sao cho hay, và cần phải nhớ, viết về chiến tranh tức là viết về hòa bình, về tình yêu thương, lòng nhân ái, đức khoan dung...
Hòa bình, tình yêu, lòng nhân ái, sự khoan dung... Đấy là những phẩm chất có tính biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam, và được thể hiện rõ nhất trong những năm chiến tranh gian khổ.
Có một cuộc tranh luận văn học cuối những năm 30 thế kỉ trước khiến tôi vẫn thường nghĩ tới, mặc dù thật ra cũng không hiểu được kĩ lưỡng ngọn ngành. Đấy là cuộc bút chiến giữa Hoài Thanh - Hải Triều, giữa “nghệ thuật vị nghệ thuật” với “nghệ thuật vị nhân sinh”.
Tất nhiên cũng hiểu rằng nổ ra cuộc bút chiến ấy trước nhất là do những xung đối chính trị của thời kì đó, song tôi vẫn cứ ngạc nhiên, bởi về mặt văn chương thì tôi thấy tranh luận vậy có vẻ quá khiên cưỡng. Hơn thế, sự khiên cưỡng ấy tôi cho là còn tiếp tục đến tận ngày hôm nay trong suy nghĩ của không ít nhà văn và độc giả.
Một tác phẩm văn học không thể nào vị nghệ thuật nếu không vị nhân sinh, và ngược lại. Quan niệm đó của tôi, đến với tôi từ một lần kinh nghiệm trong quân ngũ.
Kể từ cuối năm 1973, khi tuyến vận tải Trường Sơn trở nên thông thoáng dễ dàng hơn thì ngoài đạn gạo dồi dào, bộ đội B3 còn được tiếp tế sách, cả sách văn học. Khi đó tôi được chính trị viên giao nhiệm vụ làm “thủ thư đại đội”, nghĩa là ngoài ba lô và khẩu súng tôi còn phải nhận thêm một ba lô sách. Rất khổ, vì nặng không thua gì cái bàn đế súng cối. Mà lẽ ra thì không nặng thế, vì lẽ ra là anh em trong đơn vị sẽ mượn đọc và sẽ làm vơi đi cái tủ sách di động trên lưng tôi. Nhưng chỉ mấy tờ tạp chí Văn nghệ Quân đội là lính tráng chịu đọc, còn hơn chục cuốn tiểu thuyết dày ự nặng trịch thì vẫn nguyên đấy chẳng ai đụng. Bấy giờ đang trú quân ở hậu cứ nên không phải là không có thì giờ đọc, và hầu hết anh em trong đơn vị trình độ văn hóa cấp ba, thậm chí có cả sinh viên, lại cả sinh viên văn khoa nữa. Mà các tiểu thuyết ấy thì đều có nội dung tuyên truyền cổ vũ tinh thần chiến đấu của chính chúng tôi, anh bộ đội. Vậy nhưng anh bộ đội chẳng ngó ngàng. Được xem là thức ăn tinh thần của chiến sĩ, song chiến sĩ không ai đọc, thì thức ăn nỗi gì. Tôi nghĩ vậy.
Tuy nhiên, tôi nhớ, đầu năm 1975, trước chiến dịch Buôn Ma Thuột, chúng tôi nhận được loạt sách của Nhà xuất bản Văn học gửi tặng, trong đó có cuốn Bút kí người đi săn của Turgenev. Văn học nước ngoài, thế kỷ XIX, chẳng liên quan gì tới trận mạc đánh đấm, có thể nói là rất xa lạ với thực cảnh đời lính, ấy vậy mà lạ thay lính tráng đại đội tôi chuyền tay nhau đọc. Thật ra, chẳng có gì là lạ. Sách phải hay thì mới có độc giả, dù là độc giả giáo sư hay độc giả binh nhì.
Cái cách chọn sách để đọc của độc giả bộ đội ở đơn vị tôi đã tạo nên trong tôi ngay từ hồi ấy đến tận bây giờ một quan niệm rất đơn giản rằng, đã là tác phẩm văn học thì phải hay, bởi nếu không thế thì cái sự viết lách của nhà văn sẽ vừa vô nghĩa và vô ích vừa rất nực cười.
Đặc biệt đáng nhớ với tôi là tiểu thuyết Cuộc đời và số phận, bản tiếng Pháp, của một nhà văn Xôviết tên là Grossman. Năm 1986 cha tôi qua Paris dự hội thảo, mua về. Vì cái năng lực ngoại ngữ suốt bao năm trời hoài công học mà chỉ zêro của tôi, cha tôi đã dành rất nhiều thời giờ và công sức dịch cho tôi nghe cái tuyệt tác rất dày ấy. Chọn nơi vắng người, hai cha con đi xe đạp ra vườn hoa Canh Nông, ngồi ghế đá, cha tôi đọc và dịch miệng ngay sang tiếng Việt cho tôi nghe từng trang. Cứ như thế, không biết là bao nhiêu buổi chiều của những tháng ngày ấy, hai cha con với nhau ngoài vườn hoa vắng lặng, tới trang cuối cùng.
Với tôi, cuốn Cuộc đời và số phận, dù nó không nổi tiếng và dù chỉ nghe cha dịch chứ không tự đọc được, thật sự là tác phẩm lay động tâm can, đến tận bây giờ.
Có vẻ như trái khoáy, song nếu không trải qua chiến tranh, không từng cầm súng, tôi sẽ không nghĩ tới chuyện một ngày nào đấy cầm bút viết văn. Nhưng chắc chẳng riêng tôi, tôi nghĩ nhiều nhà văn nhà thơ cùng lứa với tôi và cũng từng là bộ đội như Hoàng Nhuận Cầm, Trần Anh Thái, Nguyễn Việt Chiến, Phạm Ngọc Tiến... cũng vậy, là nhà văn bởi đã trải qua chiến tranh.
Chiến tranh không chỉ theo nghĩa là đời lính và trận mạc mà là thời đại chiến tranh, mấy chục năm trời cảnh ngộ chung của cả nước, số phận của muôn người.
Bởi vì đất nước lâm cảnh chiến tranh nên đám trẻ thị thành như tôi mới đi sơ tán về làng quê. Không biết nông thôn chẳng thể thành nhà văn, đến nay tôi vẫn tin như vậy. Và vì thế tôi ngạc nhiên khi thấy có những nhà văn nhà thơ cả đời chỉ quẩn quanh đời sống phố phường mà vẫn có thể viết được, thậm chí viết hay.
Bản thân tôi thì thực sự là nhờ một thời chạy giặc sơ tán về nông thôn và sau đó là nhờ đời bộ đội mà cụ thể là nhờ Mặt trận Tây Nguyên, nhờ Sư đoàn 10, nhờ trung đoàn, tiểu đoàn, nhờ đại đội của mình, mà viết được truyện, mà thành nhà văn.
Cuộc chiến trường thiên ba chục năm, 1945 - 1975, là cuộc chiến toàn dân toàn diện và toàn bộ đời người, nên hồi đó là anh lính đối trận hay là ông thầy giáo dạy học ở hậu phương, ngay cả là anh sinh viên du học ở Đông Âu thì cũng đều có thể coi là đã tham chiến, và đều có thể viết về thời đại chiến tranh với góc nhìn cách nghĩ của riêng mình. Bởi vậy, các nhà văn Việt Nam sinh ra lớn lên trong nửa sau thế kỉ XX, tùy vào kinh nghiệm, sự hiểu biết, sự thấu cảm có được do hoàn cảnh và số phận của bản thân mình trong thời kì chiến tranh, đã tạo dựng nên mảng đề tài chiến tranh với vô vàn tác phẩm, phong phú, đa dạng đa chiều và cố nhiên là riêng biệt, mỗi nhà văn mỗi khác. Ngay cả nếu như vốn cùng là lính, có thể là cả cùng đơn vị, thì mỗi nhà văn cũng vẫn có suy nghĩ riêng, tâm trạng riêng, cách nhìn riêng về chiến tranh và rồi sẽ viết về chiến tranh không giống nhau, thậm chí trái ngược nhau. Bởi vì, thế mới là văn chương. Mới là nhà văn. Mới là con người.
Trong chiến tranh, trừ phi là nhà văn nhà báo được cử vào chiến trường để viết văn viết báo, còn lính thường bộ đội chiến đấu chẳng ai nghĩ tới, có nghĩ tới cũng khó lòng mà viết lách văn chương chữ nghĩa gì nổi. Chiến tranh chẳng phải trò đùa, chẳng phải ngày hội, thật sự là vậy.
Song, sau chiến tranh, còn sống, mà không hề nghĩ tới cái sự rằng rồi đây mình sẽ viết một cái gì đó về đồng đội, về trận mạc, về những thử thách đã qua thì lại là sự lạ.
Tại một trại viết văn do Quân đội mở hồi năm 1990, tướng quân Đặng Vũ Hiệp, nguyên Chính ủy Mặt trận Tây Nguyên nói thế này, tôi nhớ đại ý: Ai đã từng là bộ đội trong chiến tranh thì đều có sẵn sàng ở trong con người mình một nhà văn, chỉ có điều, do những hoàn cảnh khác nhau của đời sống mỗi người trong thời bình, nên rốt cuộc người thì đã viết người thì không viết, hoặc chưa viết. Tôi cùng đồng đội hành quân dọc Trường Sơn vào đến Mặt trận B3 đầu mùa mưa năm 1970. Đấy là thời kì “sau Mậu Thân”, những năm thoái trào nghiêm trọng của Quân Giải phóng. Chí ít là tại địa bàn Tây Nguyên. Hi sinh tổn thất khôn xiết kể và những người sống sót thì phải chịu đựng gian khổ đến cùng cực. Nhưng cũng chính do trải qua những năm nguy kịch đó mà tôi thấm thía hiểu được cái điều “không thể nào hiểu nổi” về sức mạnh tinh thần của bộ đội ta. Từ đáy cùng, tưởng chẳng còn nổi chút hơi tàn mà thở chứ đừng nói gượng lên chiến đấu, bộ đội Tây Nguyên đã dốc toàn lực bình sinh rũ bùn đen trỗi dậy làm nên Tổng công kích 1972, rồi Mùa xuân 1975, giáng đòn Buôn Ma Thuột, hành tiến đuổi địch dọc miền Trung, và làm mũi chủ công tốc chiến giải phóng Sài Gòn.
Sau ngày hòa bình, tôi rời Sài Gòn về lại Tây Nguyên, gần một năm làm công tác quy tập hài cốt anh em đồng đội. Chín tháng trời thực hiện cái nhiệm vụ bi thương ấy, tuy mới góp phần tìm kiếm và quy tập được một phần chưa đáng kể phần mộ của nhiều thế hệ bộ đội đã ngã xuống trên các ngả đường chiến tranh, vẫn đã khiến tôi trước ngày giải ngũ có “cơ hội hơn người” được nhìn vào tận lòng sâu đất thẳm của cuộc chiến, khơi lại và thấy lại một lần nữa hình hài và hình bóng của lớp lớp đồng đội đồng chí đã bỏ mình từ tận những ngày xa xưa đầu kháng chiến 1945 đến những giờ phút cuối cùng ngày 30 tháng Tư. Và không chỉ đồng đội, mà cả quân lính đối phương, không chỉ binh sĩ mà cả dân thường, cả phụ nữ, cả trẻ em, chúng tôi đã nhìn thấy họ nằm đó, hồn ẩn trong đất đá, trong lá cây, trong rừng, trong núi, bên bờ sông bờ suối, ven những lối mòn dọc ngang khắp thời loạn lạc.
Sáu năm quân ngũ không là mấy đối với tuổi tôi bây giờ 64, nhưng tôi viết văn chỉ bởi vì và chỉ bằng vào quãng đời sáu năm ấy.
Mặc dù không phải là một kẻ sống lạc thời trong cuộc sống thời bình bốn chục năm qua, cũng am tường thực trạng sự đời có lẽ chẳng kém ai, vậy nhưng ngoại trừ dăm ba bài báo, tôi chưa từng viết nổi một cái gì có tính văn chương mà lại chỉ thuần “cập nhật” sự đời hôm nay.
Tuy nhiên, mặc dù thường hay nói một cách thuận miệng là mình chỉ viết về “đề tài chiến tranh”, tôi thực sự quan niệm rằng chẳng có nhà văn nào đích thực là nhà văn lại “viết về chiến tranh”.
Hòa bình hay chiến tranh, đấy là thời gian và không gian sống rồi chết của những đời người. Nhà văn viết, suy ngẫm về đời người, số phận con người, mà chiến tranh hay hòa bình chỉ là ngoại cảnh. Ngay như tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình mặc dù tên như thế và mặc dù dày đặc những trang triết luận rất siêu hình về lịch sử, về chiến tranh, về hòa bình, nhưng về cơ bản và rốt cuộc thì đời người, số phận con người muôn vẻ mới là xác thịt và linh hồn của tác phẩm vĩ đại ấy.
Theo tôi, những tác phẩm đúng nghĩa là tiểu thuyết chỉ có duy nhất một đề tài, ấy là “số phận con người”, và bất kể cách viết như thế nào, câu chuyện và nội dung của những tiểu thuyết ấy cũng chỉ là để thể hiện nội tâm và nỗi lòng của con người.
Song le, ngày nay, khi viết những tác phẩm mà trong đó có sự tái hiện khung cảnh chiến tranh, nhân vật bị đẩy lại vào không gian chiến hào, thì ngoài vấn đề viết như thế nào, nhà văn luôn phải tự đối diện với câu hỏi: Viết để làm gì? Tại sao? Viết, kể, khơi lại, dựng dậy những câu chuyện vừa cũ xưa lại vừa bi thảm như thế, để làm gì? Khi còn đang học trường Viết văn Nguyễn Du, một lần trò chuyện với nhà văn Kim Lân, tôi được ông khuyên thế này, còn nhớ mãi: Anh là cựu chiến binh từng trực tiếp đánh trận vậy hãy dồn tâm sức viết về quãng đời đó, nhưng phải viết sao cho hay, và cần phải nhớ, viết về chiến tranh tức là viết về hòa bình, về tình yêu thương, lòng nhân ái, đức khoan dung...
Hòa bình, tình yêu, lòng nhân ái, sự khoan dung... Đấy là những phẩm chất có tính biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam, và được thể hiện rõ nhất trong những năm chiến tranh gian khổ.
Có một cuộc tranh luận văn học cuối những năm 30 thế kỉ trước khiến tôi vẫn thường nghĩ tới, mặc dù thật ra cũng không hiểu được kĩ lưỡng ngọn ngành. Đấy là cuộc bút chiến giữa Hoài Thanh - Hải Triều, giữa “nghệ thuật vị nghệ thuật” với “nghệ thuật vị nhân sinh”.
Tất nhiên cũng hiểu rằng nổ ra cuộc bút chiến ấy trước nhất là do những xung đối chính trị của thời kì đó, song tôi vẫn cứ ngạc nhiên, bởi về mặt văn chương thì tôi thấy tranh luận vậy có vẻ quá khiên cưỡng. Hơn thế, sự khiên cưỡng ấy tôi cho là còn tiếp tục đến tận ngày hôm nay trong suy nghĩ của không ít nhà văn và độc giả.
Một tác phẩm văn học không thể nào vị nghệ thuật nếu không vị nhân sinh, và ngược lại. Quan niệm đó của tôi, đến với tôi từ một lần kinh nghiệm trong quân ngũ.
Kể từ cuối năm 1973, khi tuyến vận tải Trường Sơn trở nên thông thoáng dễ dàng hơn thì ngoài đạn gạo dồi dào, bộ đội B3 còn được tiếp tế sách, cả sách văn học. Khi đó tôi được chính trị viên giao nhiệm vụ làm “thủ thư đại đội”, nghĩa là ngoài ba lô và khẩu súng tôi còn phải nhận thêm một ba lô sách. Rất khổ, vì nặng không thua gì cái bàn đế súng cối. Mà lẽ ra thì không nặng thế, vì lẽ ra là anh em trong đơn vị sẽ mượn đọc và sẽ làm vơi đi cái tủ sách di động trên lưng tôi. Nhưng chỉ mấy tờ tạp chí Văn nghệ Quân đội là lính tráng chịu đọc, còn hơn chục cuốn tiểu thuyết dày ự nặng trịch thì vẫn nguyên đấy chẳng ai đụng. Bấy giờ đang trú quân ở hậu cứ nên không phải là không có thì giờ đọc, và hầu hết anh em trong đơn vị trình độ văn hóa cấp ba, thậm chí có cả sinh viên, lại cả sinh viên văn khoa nữa. Mà các tiểu thuyết ấy thì đều có nội dung tuyên truyền cổ vũ tinh thần chiến đấu của chính chúng tôi, anh bộ đội. Vậy nhưng anh bộ đội chẳng ngó ngàng. Được xem là thức ăn tinh thần của chiến sĩ, song chiến sĩ không ai đọc, thì thức ăn nỗi gì. Tôi nghĩ vậy.
Tuy nhiên, tôi nhớ, đầu năm 1975, trước chiến dịch Buôn Ma Thuột, chúng tôi nhận được loạt sách của Nhà xuất bản Văn học gửi tặng, trong đó có cuốn Bút kí người đi săn của Turgenev. Văn học nước ngoài, thế kỷ XIX, chẳng liên quan gì tới trận mạc đánh đấm, có thể nói là rất xa lạ với thực cảnh đời lính, ấy vậy mà lạ thay lính tráng đại đội tôi chuyền tay nhau đọc. Thật ra, chẳng có gì là lạ. Sách phải hay thì mới có độc giả, dù là độc giả giáo sư hay độc giả binh nhì.
Cái cách chọn sách để đọc của độc giả bộ đội ở đơn vị tôi đã tạo nên trong tôi ngay từ hồi ấy đến tận bây giờ một quan niệm rất đơn giản rằng, đã là tác phẩm văn học thì phải hay, bởi nếu không thế thì cái sự viết lách của nhà văn sẽ vừa vô nghĩa và vô ích vừa rất nực cười.
Bảo Ninh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét