Vài cảm nhận về vẻ đẹp trữ tình
trong tuyển tập “Thơ 5 năm
2010 - 2015”
Tuyển tập “Thơ 5 năm (2010-2015)” do nhà xuất bản Hội Nhà văn
ấn hành lần này, lại thêm một lần khẳng định sự nhiệt tình, sự đóng góp tích cực
và khả năng sáng tạo thi ca khá dồi dào của các cây bút thơ Hội VHNT Nam Định.
Tuyển tập thơ dày dặn, 251 trang, bìa trình bày đẹp. Đây là tập thơ hiện thực trữ tình. Hay nói một cách khác, hiện thực cuộc sống được các nhà thơ tái tạo thông qua những cảm xúc, suy nghĩ, những rung động mang màu sắc của riêng mình. Trữ tình là một trong 3 phương thức thể hiện đời sống. Với phương thức “lấy nguyên tắc chủ quan là nguyên tắc cơ bản để chiếm lĩnh hiện thực”, người viết có điều kiện tốt nhất để bộc lộ trực tiếp nội tâm, bộc lộ những tình cảm, những suy nghĩ, những trạng thái cảm xúc vui buồn, sung sướng hay đau khổ của mình…
Công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo đã làm cho đất nước chuyển mình mạnh mẽ, bộ mặt cuộc sống có nhiều biến đổi mới mẻ khởi sắc. Một hiện thực phong phú đa sắc màu đang hiển lộ. Đây là điều kiện thuận lợi cơ bản cho các cây bút trong lĩnh vực sáng tác.
Qua tập thơ, người đọc thấy được sự nhiệt thành của các nhà thơ tắm mình trong hiện thực và niềm say mê khám phá cuộc sống…
Tập thơ có đề tài phong phú, sức bao ôm hiện thực rộng. Qua mỗi bài thơ, người đọc dễ nhận ra ở đấy có một trái tim ấm nóng, nhạy cảm với sự rung động sâu lắng.
Nhiều bạn đọc khác, có thể tìm thấy ở tập thơ nhiều điều giá trị tốt đẹp, đáng trân trọng trên nhiều bình diện của nghệ thuật thi ca.
Với tôi, trong bài tham luận này, chỉ xin trình bày một vài cảm nhận về vẻ đẹp trữ tình gây ấn tượng qua tập thơ.
Ấn tượng 1 - Hiện thực mang đậm màu sắc của không gian vùng miền:
Nổi bật trong tập thơ là không gian làng quê.
Ở đây ta bắt gặp những cảnh sắc thơ mộng quen thuộc thân thương: những cây đa, bến nước, con đò, những dòng sông mềm mại, những cánh đồng bát ngát, những làng quê bao bọc bởi lũy tre ngàn đời:
“Giăng giăng như lũy như thành /Như màn lụa biếc phủ xanh xóm làng” (“Cây tre”-Hoàng Ngọc Trúc).
Sau lũy tre ấy, thấp thoáng những mái đình, mái chùa cổ kính. Nhìn vào làng, thấy đặc biệt nổi bật là chiếc cổng làng: “Mái cong cửa gỗ đơn sơ /Chất dân gian quyện chất thơ ngọt ngào /Rêu phong mưa nắng xói bào /Nét hoa văn cổ lượn bao quanh tường” (Cổng làng-Hoàng Ngọc Trúc).
Cổng làng là gương mặt của làng, là cửa ngõ mở ra những con đường đi tới những chân trời mới lạ. Cổng làng là nơi tiễn đưa những đứa con lên đường đi xa và mở lòng đón những đứa con sau những năm tháng xa quê bươn chải trở về. Trải bao sương gió nắng mưa, chiến tranh bom đạn, cổng làng vẫn đứng uy nghiêm, bình lặng. Có thể nói, vượt lên thời gian, vượt lên mọi sự tàn phá khốc liệt cổng làng đã trở thành một chứng nhân lịch sử chứng kiến mọi biến đổi thăng trầm, vẫn luôn luôn gắn bó nghĩa tình với mọi buồn vui của làng. Tác giả xúc động mà nhận ra:
“Đậm đà bản sắc Việt Nam /Ẩn trong văn hóa cổng làng ngày xưa”. Đó là một phát hiện tinh tế và sâu sắc. Không gắn bó máu thịt với làng, không yêu tha thiết làng quê mình, làm sao có thể phát hiện ra văn hóa có sức sống bền dai nơi làng quê bình dị như vậy. Câu thơ vừa mang tính phát hiện vừa thể hiện niềm tự hào.
Trong không gian làng quê còn có không gian lễ hội. Cảnh quê bình lặng thật sự bừng lên sống động trong những ngày lễ hội. Cả một vùng rợp cờ hoa muôn sắc. Cả một vùng rực rỡ những áo xiêm muôn màu của khách về lễ hội. Cả một vùng đầy ắp tiếng cười, tiếng reo hò, tiếng trống… khi xem diễn các trò chơi dân gian, các cuộc thi bơi trải. Bơi trải là hình thức diễn lại, ôn lại những chiến công hiển hách của cha ông xưa đánh giặc trên sông nước.
Ở bài “Hội chùa Cổ Lễ” (Hoàng Ngọc Trúc) đã cho người đọc thấy: “Già trẻ gái trai cầu nguyện ước /Nghiêng mình thắp đỏ nén tâm nhang”. Đó là lễ hội tâm linh, mọi người thành kính nhớ về cội nguồn.
Ở bài “Lễ hội làng chài” (Phạm Trường Thi). Sau khi miêu tả quang cảnh “San sát ghe thuyền của các nơi” về hội tụ ở bãi cát dài bờ biển, nơi có “Cờ xí bay rạo rực một khoảng trời”, tác giả viết:
“Làng chài chiều nay mở hội /Cát sáng long lanh muôn ánh mắt cười/ Lễ tạ ơn trời cao biển rộng /Cho bốn mùa tôm cá sinh sôi”.
Tác giả không quên kể:
“Chỉ vài ngày, nhiều cũng tuần thôi /Trai tráng làng chài lại dong buồm ra biển /Đánh cược thân mình với rủi ro nguy hiểm /Để làng chài vui mở hội lần sau…”
Với khổ thơ kết này, người đọc nhận ra, lễ hội này không chỉ là lễ hội tâm linh, mang ý nghĩa uống nước nhớ nguồn, truyền thống mà nó còn mang ý nghĩa tinh thần thiết thực hơn, tích cực hơn, là tăng thêm niềm tin, thêm sức mạnh, thêm hăng hái cho dân làng chài trong lao động đánh bắt ở những ngày tháng tiếp theo dẫu có nhiều hiểm nguy đang chờ đón.
“Đi hội đền Trần” (Nguyễn Hồng Vinh), ta lại thấy có người không cầu tài, cầu lộc, cầu duyên, cầu sự may mắn cho riêng mình như tâm trạng thông thường của bao người đi hội khác mà tác giả:
“Khi đi hội muốn trời xuân tỏa nắng /Gió nồng nàn e ấp dáng người dưng”.
Chỉ mong có nắng tỏa, có gió xuân cho người đi hội thêm duyên hơn, đẹp hơn. Một mong ước thật giản dị, thật lãng mạn mà cũng thật nhân ái xiết bao!
Trong tập thơ, ngoài không gian làng quê, người đọc còn nhận thấy có một không gian khác.
Không gian ấy đầy tiếng thoi thân thiện:
“Anh bỡ ngỡ xuống tàu /Chỉ tiếng thoi chờ đón” (“Tiếng gọi”-Bùi Công Tường).
Chỉ với tiếng thoi, người đọc đủ nhận ra Thành Nam, nơi có nhà máy Dệt nổi tiếng đã trên trăm tuổi. Quả thật tiếng thoi đã trở thành một thứ âm thanh đặc trưng của Thành Nam, nhịp thoi đã trở thành nhịp sống của Thành Nam.
Theo tác giả kể lại thì vượt qua mọi gian khổ, đạn bom của chiến tranh, nhà máy vẫn vững vàng đi lên. Đến những năm đầu thời “mở cửa”, “bọn sâu mọt” đã làm chuyện “tày trời”. Những người thợ áo xanh kiên trung lại đứng lên chiến đấu quyết liệt và làm được việc phi thường là “Trả lại tên cho em”-Nhà máy được Nhà nước phong danh hiệu anh hùng.
Nay anh về thấy:“Cây bàng vẫn ủ trong mình ngọn lửa / Tiếng thoi ngân tươi trẻ đến không ngờ…”
Nghe được tiếng thoi ngân như hát, lại nghe được cái sức xuân tươi trẻ trong tiếng hát của nhịp thoi. Câu thơ mang một xúc động chân thực, một cảm nhận tinh tế. Phải là người có trái tim nhạy cảm, phải là người trong cuộc, cả một đời gắn bó yêu tin nhà máy, chung buồn vui với những người thợ mới có cái xúc động ấy . Anh hiểu vì sao nhà máy có sự hồi sinh kỳ diệu:
“Trên tất cả /Là tình yêu mãi mãi /Với thành phố thoi đưa, với nhà máy anh hùng”.
Anh hiểu như thế và cũng tin như thế, chắc chắn không thể khác. Tình yêu là một thứ thần dược. Chỉ có tình yêu của người thợ mới làm cho nhà máy hồi sinh. Chỉ có tình yêu của con người mới làm cho cuộc sống bừng lên sức sống mới.
Cùng trong không gian Thành Nam, ta thấy có một “Gác văn phố cũ lặng không gió trời” với:
“Mái sương hoen ngói mũi hài /Rêu tường loang lổ nắng cài rèm thưa” (“Thành Nam có một gác văn”- Phạm Trọng Thanh).
Ở nơi đây, phố Hàng Nâu, nơi “Còn đó niềm riêng khóc cười”, ta vẫn nghe thấy tiếng chân Cụ Tú vừa nhẹ bước lên thang, ta vẫn thấy từ đây vang lên tiếng thơ:
“Gọi đò - Gọi cả nhân gian /Câu thơ sông Lấp xanh làn mưa xuân” của Cụ.
Cũng trong không gian đô thị này, ta lại nghe trong mùa thu:
“Thánh thót /Mái hiên vòm mưa / …Số 9, Hàng Đồng … (“Đặng Thế Phong mùa thu”- Phạm Trọng Thanh).
Nghe tiếng mưa thu “thánh thót rơi”, ta như nghe thấy tiếng đàn nức nở của nhạc sĩ tài hoa mà yểu mạng. Chỉ với nhạc phẩm “Giọt mưa thu” bất hủ cũng đã làm cho tên tuổi của nhạc sĩ sống mãi với năm tháng thời gian. Nhờ nhạc sĩ mà chúng ta biết yêu mùa thu hơn.
Người đọc thích khổ thơ cuối:
“Đặng Thế Phong /Dư âm đồng vọng /Chúng tôi ngồi bên nhau im lắng /Nghe mưa sáng trời /Nụ cười ai xuyên màn sương óng ánh/ Một ông hoàng mùa thu Nam Định /Vừa nhen lửa trại /Khép vạt áo choàng hương heo may…”
Trong cảm xúc thật bâng khuâng mà chân thành ấy, người đọc nhận ra một cảm nhận, một đánh giá sâu sắc về con người nhạc sĩ và ta đồng ý với tác giả: Đặng Thế Phong xứng đáng là “Ông hoàng mùa thu”. Đặng Thế Phong là một nhạc sĩ tài hoa vẫn đang sống, vẫn đang “nhen lửa” ấm cho cuộc đời. Và Đặng Thế Phong với chúng ta cùng có chung một tiếng lòng đồng vọng nên không xa mà thật gần gũi.
Như trên vừa trình bày, không gian đầy tiếng thoi là không gian của hiện thực đời sống. Không gian của tiếng thơ vang vọng, của tiếng đàn thánh thót như mưa thu là không gian tâm tưởng.
Từ các điểm nhìn, góc nhìn khác nhau trong không gian, thế giới nghệ thuật trong tập thơ đã cho người đọc một cảm nhận rõ ràng là:
Trong cuộc sống hôm nay, đồng hành với tiếng thoi còn có cả tiếng thơ, tiếng đàn của người xưa. Trong cuộc sống hôm nay, nhà thơ lớn yêu nước của dân tộc Trần Tế Xương, nhạc sĩ tài hoa giàu yêu thương Đặng Thế Phong-những người con của Thành Nam làm rạng danh cho quê hương, đất nước-vẫn đang sống cùng chúng ta, đang sóng bước cùng chúng ta. Bởi vậy mà hiện thực cuộc sống hiện lên trong tập thơ có bề dày và chiều sâu hơn. Các giá trị của hiện thực được người đọc cảm nhận qua thế giới âm thanh. Thật là đặc biệt.
Các chuyến đi thực tế biên giới phía Bắc đã để lại trong lòng người nhiều ấn tượng xúc động. Một vệt bài thơ từ những điểm nhìn riêng, cụ thể ở những thời điểm khác nhau đã cho người đọc cảm nhận có một màu sắc mới.
Không gian vùng cao với hiện thực của nó được hiện lên qua những rung động thơ.
Thiên nhiên ở đây đẹp, vừa hùng vỹ, vừa thơ mộng:
“Những ngọn núi như răng cưa /Trăng lưỡi liềm xếp thành ruộng bậc thang /Từ chân núi lên đến ngọn /Lên cao càng nhỏ liềm trăng” (“Cánh đồng Sa Pa”-Trần Thị Nhật Tân)
Ruộng bậc thang là do các trăng liềm xếp lại mà thành. Ở đây nhìn cảnh vật vừa bằng con mắt của hội họa, vừa bằng con mắt của nhiếp ảnh, lại có cách ví von đặc biệt làm cho hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa mới mẻ, độc đáo.
Thiên nhiên đẹp vậy, nhưng cuộc sống thì:
“Người và trâu đi cày /Chảy mồ hôi ra nước cấy /Nhọc nhằn ruộng bậc thang /Cây ngô /Củ khoai /Hạt lúa /Gầy nhom”.
Ta đủ hiểu người vùng cao còn nhiều khó nhọc trong canh tác, còn nhiều vất vả trong đời sống thường nhật.
Ở bài “Thức với Hà Giang” (Đỗ Phú Nhuận), thiên nhiên hiện lên qua câu thơ văn xuôi:
“Mã Pí Lèng, cổng trời Quản Bạ, Đông Văn… gió chưa nổi sống lưng đã lạnh. Hơn trăm cây số đường huyền thoại, trăm lần cua tay áo miệng vực, chênh vênh, nghìn thước lên cao, nghìn bậc buốt nơi cửa gió. “Núi-vẫn núi chen mây, thác-còn nguyên thác đổ…Đường Mèo Vạc, Đồng Văn xóc tôi như xóc ốc”.
Câu thơ dài đọc đến hụt hơi, với những hình ảnh liên tiếp về núi, mây, gió, thác, vực sâu và những con đường gợi cho ta một cảm giác vừa hùng vĩ, trùng điệp, miên man, vừa gầm ghì, rờn rợn. Gây ấn tượng hơn cả là những con đường.
Đường là huyết mạch đất nước. Ở vùng cao việc mở những tuyến đường là vô cùng bức thiết nhưng cũng vô vàn khó khăn, gian khổ, có khi còn phải đổi bằng máu.
Tác giả mong mọi người:
“Đi trên đường hạnh phúc, xin chớ vô tâm!”
Và thật xúc động khi kết bài, tác giả bộc bạch: “Chưa ngủ trên cao nguyên đá, như chưa một lần thao thức với Hà Giang!”
Hà Giang còn nhiều thao thức lắm. Hãy một lần đến và “ngủ trên cao nguyên đá” mới biết được đêm Hà Giang dài hay ngắn. Hãy đến với vùng cao thì mới hiểu vùng cao
Ở vùng cao miền núi còn có biên giới. Ở nơi ấy có biết bao người lính biên phòng đang sống và làm nhiệm vụ thiêng liêng bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ cuộc sống an bình cho nhân dân làng bản.
Vùng cao như ta biết, khí hậu rất khắc nghiệt, cuộc sống nhiều khó khăn, đời sống còn thấp, văn hóa còn lạc hậu, nhưng người lính biên phòng vẫn luôn luôn gắn bó máu thịt với đồng bào, vẫn yêu quý các em thơ:
“Đêm đêm nghe tiếng sáo /Vang tiếng hát núi rừng /Chiến sĩ đồn Bắc Xa / Vui cùng đàn em nhỏ” (“Trăng sáng đường Bắc Xa - Trần Thị Nhật Tân”).
Làm nhiệm vụ thiêng không cho phép các anh một giây phút lơ là mất cảnh giác, cho nên suốt ngày đêm, bất kể thời tiết mưa nắng, gió sương, bão tố, các anh vẫn tay chắc súng dấn bước tuần tra. Biên giới thì dài đường tuần tra của các anh thì nhiều lắm, cứ nối vào nhau như bài thơ “Đường tuần tra biên giới” (Trần Hồng Hải) đã tả:
“Con đường biên ải xa xôi /Qua rừng qua núi, qua nơi bản làng /Con đường như sợi tơ vàng…”
Có đường tuần tra xe “bon bon” được, có đường chỉ có thể đi ngựa, còn nhiều đường chỉ là đường mòn len lỏi qua rừng cây, hốc đá. Nhưng người lính biên phòng luôn luôn nghĩ rằng:
“Đường Tổ quốc, đường quê hương /Con đường nối vạn con đường nước non /Đường cột mốc, đường dấu son /Vành đai biên giới ngọn nguồn suối khe”.
Với các anh con đường tuần tra nào cũng đều nối với quê hương, đất nước, con đường nào cũng là con đường của quê hương đất nước thiêng liêng. Một suy nghĩ sâu sắc và cảm động, bộc lộ một tình yêu sâu sắc đối với biên giới và Tổ quốc.
Đất nước ta có 3.260 km bờ biển, với rất nhiều đảo: đảo gần, đảo xa, đảo to, đảo nhỏ, đảo nổi, đảo chìm. Không gian ở đây bao la “mênh mang trời/mênh mang biển” (Phạm Ngọc Quang), suốt ngày đêm chỉ nghe thấy tiếng gió ù ù và tiếng ầm ầm của sóng đập vào vách đá, nhưng trong lòng nó chứa nhiều của cải quý giá. Những kẻ tham lam, bất chấp tình nghĩa, vẫn đêm ngày dòm ngó và tìm mọi cách lấn chiếm. Biển đảo đã trở thành vấn đề nóng bỏng của cuộc sống đất nước.
Viết về đảo, bài “Lời ru mẹ Âu Cơ gửi đảo” (Nguyễn Thế Kiên) rất sâu sắc khi kể:
“Dẫn con về phía biển xanh /Thương cha mẹ khóc, lệ thành đảo xa”.
Đem thần thoại truyền thuyết mà kể, kể để mà khẳng định đảo là huyết lệ của tình yêu thương thiêng liêng của mẹ Âu Cơ đối với cha Lạc Long Quân mà thành. Đảo của ta đã có từ thời thẳm xa của lịch sử ấy.
Từ ấy suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm mẹ Âu Cơ vẫn “Ru đá ngủ trong lời nước non”. Mẹ Âu Cơ là hình tượng hóa mẹ Tổ quốc. Lời ru của mẹ Âu Cơ là lời ru của non nước Lạc Hồng.
Đặc biệt, bài thơ đã đưa ra một thông báo cảnh giác để nhận mặt kẻ thù:
“Trời xanh còn ở trên đầu /Mấy ngàn năm đã cũ đâu, kẻ thù!”
Đây là một thông điệp vô cùng giá trị về nhận thức chính trị:
Ở bài “Về thăm Phú Quốc” (Phạm Ngọc Quang) cũng viết về đảo, nhưng lại khai thác ở khía cạnh khác. Về thăm đảo như lạc vào cõi thần tiên trong cõi thực:
“Một chốn thiên thai bồng bềnh đảo ngọc /Bãi cát trải dài, rừng dừa xõa tóc…”
Rồi khi “òa vào xanh trong /Say mê ôm sóng vào lòng” thì anh choàng tỉnh và thấy:
“Như có người lay gọi /Dưới đáy nước thẳm xanh những bàn tay chới với”
Anh kịp nhận ra đó là những tù nhân bị Mỹ - Ngụy lưu đày, họ đã “lấy ý chí niềm tin chống đòn roi tàn ác” và hàng ngàn người “đã chết mòn”, “vùi thây đáy bể” nơi đây
Cảm xúc bỗng trào dâng với lòng cảm phúc và biết ơn: “Ôi những chiến binh lòng son phận bạc /Tổ quốc mãi ghi công các anh như những anh hùng /Cho chúng tôi gởi đến cõi mông lung/ Cảm ơn các anh đã hy sinh /Để hôm nay /Chúng ta vẹn tròn đất nước”. Với bài này tác giả cho ta một cảm nhận: Đảo là mảnh đất tươi đẹp và thiêng liêng vì có xương máu của những người con anh hùng đã khuất…
Ấn tượng 2 - Con người trong cảm nhận chân thực:
VHNT nói chung, thơ nói riêng bao giờ cũng phản ánh hiện thực. Nói đến phản ánh hiện thực đời sống, suy cho đến cùng là phản ánh về con người. Thơ trữ tình chính là tiếng nói sẻ chia, tiếng nói tâm tình sâu sắc thông qua những rung cảm chân thành đối với số phận, đối với những buồn vui của con người, đời người.
Trong tập thơ, con người hiện lên cụ thể trong một dáng vẻ riêng:
“Quê mình khoai lúa thành quen /Gánh gồng mưa nắng mà nên dáng người” (“Quê mình”- Vũ Công Đoàn)
Với một cốt cách riêng:
“Thương người ngày tháng rộng ra /Nhiễu nhương hẹp lại …ấy là nết quê” (“Nết quê”- Nguyễn Hồng Vinh).
Đấy là những câu thơ giàu trải nghiệm, ngẫm ngợi nói lên được đúng cái hồn cốt về con người của đồng quê. Họ phong sương thô mộc bên ngoài, nhưng họ có tấm lòng thương người, nhường nhịn và thật thà. Viết được những câu thơ như thế, ngoài sự trải nghiệm, ngẫm ngợi còn phải có một tấm lòng yêu thương trân trọng nữa.
Qua thơ ta thấy con người hiện lên rất rõ trong mọi mối quan hệ tình cảm của đời sống.
1. Trước hết là tình quê:
Khi xa quê bươn trải, họ thường nhủ lòng:
“Mải mê với chốn đông người /Cái nhìn thì mỏng, cái cười thì nông/ Thôi ta về với ruộng đồng /Lại gieo tục ngữ, lại trồng dân ca…” (“Thôi ta về với ruộng đồng” -Trần Văn Lợi), Vì đấy là quê hương nguồn cội, nới giàu tình nghĩa xóm giềng thơm thảo:
“Tiếng chào mở lối dọn làng /Bát cơm gạo mới thơm sang láng giềng”
Tình quê còn biểu hiện ở hành động. Đêm đêm cùng thức với đê bãi của làng mà “Lắng dõi chân mây ngọn nguồn” phòng bão lũ thường xuyên đe dọa:
“Đê thức cùng hàng tre chắn sóng/ Mùa măng tua tủa chật vòng ôm/ Ngô non thắp lửa xanh cuối bãi /Mà lắng chân mây tỏ ngọn nguồn” (“Làng ven đê”- Đỗ Phú Nhuận).
Tình quê sâu sắc ở đây biểu hiện ở sự gắn bó thiết tha, luôn luôn biết lo cái lo của làng, của quê.
Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, những củ khoai, hạt lúa chín nắng mười sương nuôi ta lớn lên, tình sâu nghĩa nặng khôn cùng. Có ai yêu quê mà không yêu đất đai, xứ sở? Mỗi nắm đất quê cũng nặng đằm bao mồ hôi, nước mắt, bao nghĩa tình của những người cày cuốc sớm khuya. Yêu đất cũng là biểu hiện của tình yêu xứ sở:
“Cầm trên tay nắm đất /Cất tiếng ngỏ lời yêu” (“Tri âm”- Hoàng Trung Hiếu)
Nhưng hồn cốt của bài nằm ở hai câu cuối cùng:
“Đất lặng thầm không nói /Chỉ tỏa hương sớm chiều”
Đất “không nói” bởi đất vốn dĩ thế. Đất khiêm nhường không thích ồn ã, phô phang. Ở đây đất chỉ lặng lẽ “tỏa hương sớm chiều”. Và người thì hiểu tính đất, cứ lặng lẽ mà cảm nhận. Hương đất chính là hương của mùa màng hoa trái, một thứ hương tinh khiết nhất trần đời. Hương trở thành một thứ ngôn ngữ ngầm, ngôn ngữ riêng của đất. Người hỏi đất đã hiểu được tình đất đối với người qua cảm nhận mùi hương tinh khiết của nó. Nói về đất, về tình đất mà thực ra là để nói về sự cảm nhận và tình yêu của mình đối với người nông dân nơi làng quê thân thương với tất cả vẻ đẹp của họ. Thơ chắt lọc, tinh tế mà sâu. Ở đây tình yêu của người với đất, của đất với người, của người với người hòa quyện vào nhau làm cho câu thơ có độ căng mẩy. Bài thơ là tấm lòng tri ân đối với những người con “chân lấm tay bùn”của quê hương hiền lành thuần phác, giản dị khiêm nhường, đang ngày đêm lặng lẽ “đổ mồ hôi sôi nước mắt” để làm nên và dâng hiến cho đời những mùa màng hoa trái thơm tươi.
2. Con người trong tình yêu đôi lứa:
Tình yêu là một thứ tình cảm thiêng liêng và cao quý mà thượng đế ban tặng cho loài người. Thế giới đã có ngày 14/2 - ngày Valentine để vinh danh tình yêu. Chuyện kể rằng: Ngày xưa, dưới thời trị vì của một hoàng đế độc đoán và hà khắc tên là Claudiut Đệ Nhị. Ông ta đã ra một sắc lệnh: “Tất cả những người có khả năng cầm vũ khí đều không được kết hôn”. Có một nhà tu hành La Mã tên là Valentine đã chống lại kịch liệt sắc lệnh điên khùng và phi lý đến cùng cực đó. Kết quả nhà tu hành đã bị chặt đầu. Trong lúc ngồi trong tù chờ ngày ra pháp trường, ông đã kịp chữa khỏi bệnh mù lòa cho cô con gái viên cai ngục. Trước khi chết, ông đã gửi cho cô con gái đó bức thư mang hình trái tim… Cái chết của ông, sự hy sinh cao cả của ông đã thắp lên một ngọn lửa rực sáng trên thế gian với ý nghĩa vinh danh tình yêu.
Quả thật tình yêu đã đem đến cho con người những phút thăng hoa, thần tiên như đi vào cõi mộng:
“Mimôza dưới nắng chiều óng ả /Ta đắm mình trong ngào ngạt hương hoa /Con đường đi giữa đôi bờ sao xa /Trong bao la ta vào cõi mộng”. (“Cõi mộng” – Nguyễn Thị Kim Ngân).
Tình yêu đích thực vô cùng thiêng liêng, cao quý. Không có nó, cuộc sống như chẳng còn có ý nghĩa gì. Chẳng thế mà người ta cứ đi tìm:
“Mây chiều giăng kín bầu trời /Tia chớp /Xé /Tìm /Bờ môi em chờ” (“Tình yêu”- Vũ Công Đoàn).
Và có khi còn đi tìm cả đời trong vô vọng:
“Tôi đi tìm /Những vết chân/ Tình nhân /Mờ trên cát /Sóng vô tư mải miết vỗ bờ” (“Tìm lại”- Vũ Ngọc Oanh).
3. Con người trong tình vợ chồng:
Vợ chồng là tình nghĩa tao khang, má ấp vai kề, sẻ chia những ấm lạnh, những cay đắng ngọt bùi. Trong cuộc sống thường nhật họ luôn biết “tha lỗi” cho nhau:
“Em biết mà! Đừng trách nhé anh /Tha thứ rồi để em thêm lỗi nữa”. (“Em biết mình có lỗi”- Nguyễn Thị Kim Ngân).
Bởi họ luôn nhận thức sâu sắc rằng:
“Lỗi lầm của em đó là một nửa /Hạnh phúc sẽ tròn đầy với nửa nữa là anh”.
Đúng là như vậy! Không bao giờ có hạnh phúc một nửa. Một nửa sẽ chẳng bao giờ có sự tròn đầy. Câu thơ tình cảm mà hàm chứa một triết lý sống đúng đắn.
Thật hạnh phúc khi tuổi già, họ vẫn ngày ngày “dắt nhau đi bộ”, rèn luyện thân thể, mong có thêm sức khỏe để con cháu đỡ khổ:
“Dắt nhau đi bộ… tuổi già /Anh và em cũng là ta với mình” (“Dắt nhau đi bộ” - Phạm Trọng Thanh).
Đây là hình ảnh đẹp về cuộc sống hạnh phúc của đôi vợ chồng ở tuổi xế bóng mà lúc nào cũng sóng đôi.
Tuy nhiên cũng phải nói “đi bộ” ở đây chỉ là cái cớ để tác giả nói về điều khác.
Khi tác giả viết:
“Bàn chân phải lụy con đường /Gập ghềnh thì tránh, ẩm ương thì quành” thì đã là sự đi trên đường đời rồi.
Kết thúc bài thơ: “Đường này con trẻ ríu ran /Hai ta lẫm chẫm bên hàng cây cao…”
Đây là hai câu thơ chắt lọc, đầy trải nghiệm, chiệm nghiệm, chất triết luận sâu sắc. Phải chăng tác giả muốn nói: Đường đời là con đường vui. Ta chỉ là một thực thể bé nhỏ so với thiên nhiên, vũ trụ bao la. Và trên con đường đời dài dặc vô tận này, bước nào ta đi cũng vẫn chỉ là những bước đầu đời của trẻ thơ lẫm chẫm tập đi.Thơ triết luận mà kín đáo. Viết được như vậy không dễ chút nào.
Cái làm nên sự gắn bó bền chặt của tình cảm vợ chồng ấy là lòng chung thủy. Hạnh phúc của gia đình cũng là từ ở đấy. Thật cảm động khi ta gặp trong bài thơ “Chứng tích” (Ngô Xuân Thanh). Một bà mẹ mà lòng chung thủy như một điển hình sống.
Mẹ đã “Chín mươi mùa xuân” trong một gia đình có bốn thế hệ nối tiếp nhau làm “anh bộ đội cụ Hồ”, có “Chắt đã là sĩ quan trong quân ngũ”.
“Ngày 7 tháng 5 /Dòng sông mẹ triều đầy lên thương nhớ” ta thấy mẹ: “Gói báu vật bằng giấy thơm màu cỏ /Bọc trong bóng kính mấy lần/ Trân trọng đặt lên ban thờ bên tấm ảnh cha /Là chiếc áo trấn thủ/ Mẹ cất ở ngăn cao trên tủ”. Và đặc biệt, chiếc áo trấn thủ ấy hàng năm vào “Ngày 13 tháng 3 năm nào cũng sức hương thơm”. Tất cả những cử chỉ việc làm tỉ mỉ cẩn thận nói lên mẹ rất nâng niu, trân trọng chiếc áo trấn thủ, kỷ vật của người chồng liệt sỹ đã hy sinh từ thời kháng chiến chống Pháp. Hơn thế, kỷ vật ấy thiêng liêng vì nó còn mang một kỷ niệm xưa ở chiến trường:
“Vào một đêm trăng sáng /Mẹ gặp cha bất chợt ngất đi trong chéo chồng đạn xé /Chiếc áo trấn thủ ấy cha mặc thêm cho mẹ”
Thì ra kỷ vật ấy là “chứng tích” cuộc gặp gỡ và phân ly cuối cùng giữa cha với mẹ, cũng là “chứng tích” về tình yêu thương nồng nàn của cha đối với mẹ.
Đã hơn 60 năm trôi qua, mẹ vẫn giữ gìn, vẫn nâng niu, chăm sóc cho báu vật, cũng là giữ gìn, nâng niu chăm sóc cho tình yêu của mẹ với cha.
Tình cảm trước sau như một vẫn luôn luôn trân trọng báu vật ấy đã nói lên sâu sắc tấm lòng thủy chung son sắt, trong sáng và cao thượng của mẹ. Bài thơ đã làm xúc động người đọc bởi lời kể mộc mạc với những chi tiết chọn lọc.
4. Con người trong tình mẹ con:
Trong tập thơ còn thể hiện những tình cảm như: ông cháu, bà cháu, cha con, anh em, chị em, bè bạn… nhưng đậm nét hơn cả là tình mẹ con.
Mẹ là người sinh thành ra ta sau chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau, lại khó nhọc nuôi ta bằng những giọt sữa thơm chắt ra từ muôn cay đắng và nuôi hồn ta bằng những lời ru ngọt ngào chất chứa bao niềm hy vọng…để ta lớn lên làm người. Cho nên tình mẹ con có cái gì đấy rất thiêng liêng. Thật hạnh phúc khi ta còn có mẹ.
Ở bài “Mẹ tôi” (Phạm Ngọc Bể), tác giả chọn lấy vài chi tiết để khắc họa hình ảnh người mẹ “Tóc bạc quá rồi” của mình:
“Hay đâu chớp bể mưa nguồn /Chiều nào mẹ cũng bồn chồn ngóng con” và “Nén cơn ho, gượng nụ cười / Cho gần thấy khỏe, xa xôi yên lòng”.
Mẹ yêu con lúc nào cũng muốn gặp con. Mẹ thương con mà chịu đựng “Nén cơn ho” vì mẹ hiểu lòng con, sợ con lo lắng. Mẹ vẫn là người luôn nhận đau đớn về mình để nhường cho các con niềm vui. Mẹ là như vậy. Và người con đã hối hận vì:
“Lâu nay mình ít về thăm /Mải mê với những làm ăn dập dồn”. Đấy là con tự trách mình.
Hạnh phúc sao khi ta còn được ngồi chải tóc cho mẹ, khi mẹ đã ở tuổi chín mươi lăm. Tóc mẹ giờ chỉ còn toàn sợi trắng. Chải tóc cho mẹ mà trong lòng người con thấy “xao xác”, đầy tâm trạng. Những câu hỏi liên tiếp, dồn dập hiện ra:
“Sợi nào rụng…/Bởi đắng cay ? /Sợi nào rụng…/Bởi tháng ngày ngóng trông…?/ Sợi nào rụng…/ Bởi bế bồng?/ Sợi nào rụng…/Bởi gánh gồng ngược xuôi?” (“Mẹ ơi…!”- Trần Kế Hoàn).
Hỏi đấy mà cũng trả lời đấy. Chính vì tâm trạng căng đầy sự thương mẹ như thế, nghĩ ngợi nhiều về mẹ như thế, mà “Ngập ngừng tay lược nửa dằn, nửa buông”.
Khép lại bài thơ bằng hình ảnh:
“Lược ôm vào gió,vào sương /Ngẩn ngơ … còn sợ rẽ đường ngôi đau /Mẹ ngồi cho con chải đầu /Mẹ cười con khóc thầm … nhàu chéo khăn”
Hai tâm trạng trái ngược trong một hình ảnh thơ. Mẹ cười vì mẹ vui, thấy mình hạnh phúc, được con chải đầu. Còn con thì “ngẩn ngơ”, “khóc thầm” vì thương mẹ, thương đời mẹ nhiều cay đắng gian truân và có thể còn vì nghĩ một ngày không xa… sẽ đến.
Hai câu thơ “Lược ôm vào gió,vào sương /Ngẩn ngơ … còn sợ rẽ đường ngôi đau” là hai câu thơ hay nhất của bài. Hồn cốt của bài thơ cũng nằm ở đây. Nó vừa nói lên cuộc đời người mẹ đầy gió sương, vừa nói được cái tình thương yêu của người con hiếu thảo đối với mẹ sâu sắc thấm thía. Chính vì thế, nó gieo được vào lòng người niềm xúc động khó quên
Các cụ nói: “Nhân sinh thùy vô tử” (Ai sinh ra ở cõi đời mà không chết). Sinh tử là quy luật đời người. Biết là thế mà sự “ra đi” nào cũng để lại những xót thương. Đặc biệt khi mẹqua đời ta cảm thấy đau đớn nhất, thấy mình hụt hẫng bơ vơ.
Ở bài “Mẹ” (Lại Quang Phục), cho ta một cảm giác trống vắng buồn thương: “Mẹ đi lặng cả tiếng cười /Bình vôi khô cạn trầu tươi úa vàng”. Sự lặng tiếng cười của mẹ làm không gian mênh mông trống vắng. Buồn thương thấm vào thế giới, vào không gian quanh ta. Mẹ mất nhưng hình bóng vẫn hiện về trong cõi Niết bàn:
“Nhang cong tỏa ngát hương hoa /Đài sen nâng bóng mẹ ta hiện về. Mẹ hiện về trong cõi Niết bàn, nhưng thực ra là mẹ hiện về trong tâm tưởng nhớ thương của người con hiếu thảo thành tâm.
Ở bài “Hạt nhãn” (Trần Thị Bích Liên) người con nhớ mẹ rất chi tiết cụ thể:
“Nhìn hạt nhãn nhớ răng đen của mẹ /Hạt nhãn vẫn đen /Mẹ đã trắng rồi!” và người con thấy:
“Con lên bà vẫn cỏn con lòng mẹ”
Cảm giác này là thật. Dẫu con đã lên chức bà, nghĩa là không còn trẻ trung nữa, đời cũng đã trải nhiều đắng ngọt rồi, nhưng con vẫn “cỏn con”, vẫn là đứa con bé bỏng trong tình yêu thương vô cùng của mẹ
Bài “Lời ru của mẹ” (Hoàng Vận) cũng nói về tình yêu thương đối với mẹ, nhưng ở một trạng huống khác. Người con đi chiến trường:
“Con đi để sống làm người /Con đi giữ đất, giữ lời mẹ ru”
Sau bao năm, đất nước khải hoàn, trở về thì đau đớn thay :
“Hoa cau rụng trắng đầy sân /Còn đâu dáng mẹ tảo tần sớm khuya”. Trong tâm tưởng người con chỉ thấy:
“Chỉ còn văng vẳng võng đưa /Lời ru của mẹ - cơn mưa ngoài đồng”.
Lời ru ấy vẫn ngọt mát như cơn mưa đang tắm mát cho thân lúa, nuôi lớn những cánh đồng ngoài kia. Lời ru của mẹ vẫn tắm mát đời con, nuôi lớn đời con. Qua cảm nhận về lời ru ta thấy được cái tình yêu thấm thía, sâu sắc và tấm lòng biết ơn sâu nặng của người con đối với người mẹ đã khuất
5. Con người trong số phận:
Con người sinh ra ở đời, mỗi người một số phận. Chẳng ai chọn được số phận cho mình. Số phận con người cũng khác nhau không ai giống ai. Có những người được số phận mỉm cười, lại có những người ít may mắn hơn, có khi là không may mắn, là bất hạnh.
Trong tập thơ, ta gặp “Người bán hàng rong trên phố” (Nguyễn Thấn)
“Khi đầu thúng, khi vai gồng”, lê chân khắp phố, suốt ngày miệng rao:
“Tiếng rao ướt nẻo đi về /Sáng khan khản giọng chiều khê khết lời”
Họ rao bán gì vậy? Tác giả kể:
“Hàng bán đủ cả héo tươi /Phơi đầy gương mặt nẻo đời nhà nông”
Thì ra đó là những sản phẩm gieo trồng trên cánh đồng do người nông dân bạc mặt làm ra. Cái “héo tươi” của mặt hàng phản ánh gương mặt, cái nẻo đời lam lũ nghèo khó của người nông dân. Cuối bài thơ khắc họa:
“Giữa nơi đất chật người đông /Có người rao bán cánh đồng lệch vai…”
Gánh cái “héo tươi”rao bán là gánh cái nghèo khổ, đã cực nhọc rồi. Giờ lại gánh cả cánh đồng, gánh cả cuộc đời mình rao bán thì nặng lắm, thì lệch vai là phải. Cái nghèo khổ vất vả cực nhọc đè lên số phận người nông dân càng nặng gấp bội. Hình ảnh thơ giàu liên tưởng, khắc họa được “chân dung”người nông dân bán hàng rong trên phố với số phận của họ. Hình ảnh thơ này cũng thể hiện được niềm cảm thông sâu sắc và sự rung động chân thành của tác giả. Câu thơ gây được ấn tượng với người đọc.
Ở bài “Những người đàn bà ở làng tôi” (Trần Hồng Giang) đưa ta gặp những người đàn bà ở cái làng có “Đồng đất bạc màu /Đàn ông ra phố mơ bao bạc tiền”. Họ có chung số phận. Bây giờ họ phải thay chồng quán xuyến gia đình, gánh việc thay chồng, nên lam lũ hơn, lo toan cũng nhiều hơn:
“Gót sen nhuộm nám phù sa /Nón mê sấp ngửa tháng ba vơi đầy/ Níu đêm nối nhịp sang ngày /Lựa chiều co kéo ngắn dài lo toan”
Ngay cả đến nụ cười của họ cũng chẳng giấu được sự thật:
“Nụ cười hằn khóe mắt nhăn /Hiện nguyên bao nỗi nhọc nhằn nhà quê”
Lam lũ vất vả vậy đã là khổ, nhưng khổ hơn nhiều lần là về tinh thần, vì:
“Chốn quê còn lại nỗi niềm /Đàn bà ngồi với từng đêm vắng chồng/ Nén cơn tình ái mặn nồng /Bao nhiêu khao khát dằn lòng mà quên”
Những người đàn bà ở đây là nạn nhân của giấc mơ bạc tiền thời “mở cửa”.
Lời thơ kể chuyện thật thà chứa đựng sự cảm thông chân thành đối với người phụ nữ làng quê
Bài “Tặng em gái khiếm thị” (Mai Xuân Thủy) cho ta gặp một em gái bất hạnh: “…Không được thấy những sắc màu /Vàng xanh trắng đỏ /Nhưng có một màu em thấy rất rõ /Màu đen bao phủ quanh em”. Đấy là một sự thiệt thòi, đau đớn của em. Đau đớn hơn là em không được nhìn thấy gương mặt thân thương của người sinh thành:
“Em không được thấy gương mặt khắc khổ của cha /Không được thấy /Ánh mắt buồn của mẹ”
Và đau đớn đến tột cùng là em “Không được thấy chính gương mặt mình”. Ở đây, sắp xếp các chi tiết theo sự tăng tiến của cảm xúc, kết hợp với việc dùng điệp ngữ để nhấn mạnh, khổ thơ thể hiện được sự xúc động và lòng thương cảm sâu sắc của tác giả đối với em gái có số phận bất hạnh bị mù cả hai mắt.
Sang khổ thơ thứ hai, ta thấy em gái là một người tình cảm, nhạy cảm. Em còn là người có nghị lực:
“Em tập làm thơ/ Em tập viết văn/ Qua những dòng chữ nối” và có khát vọng sống:
“Những vần thơ/ Như những mầm non trỗi dậy”.
Với khổ thơ mang tính ngợi ca này cũng là thể hiện tình cảm yêu quý đối với người em gái khiếm thị.
Bài “Gửi gió ngã ba” (Trần Đắc Trung), ta lại gặp những em bé ở cái tuổi “cái khăng vẫn nảy, hòn bi vẫn tròn” mà có số phận không may:
“Thẻ nhang cháy chửa cạn tuần /Một vành khăn trắng mấy lần mồ côi”
Ở đời mồ côi cha là đã bất hạnh rồi, mồ côi mẹ càng bất hạnh hơn. Ở đây các em còn đang trong tuổi hồn nhiên thơ ngây mà còn mồ côi cả cha lẫn mẹ thì ta biết các em là những đứa trẻ bất hạnh đến tột cùng. Cuộc sống bơ vơ là điều mà các em cảm nhận được. Các em khát thèm những cảnh sống bình thường bên cha mẹ đã qua:
“Ước gì lại được xưng con/ Đánh đu vạt áo cười giòn quanh sân”
Hình ảnh cuộc sống gia đình sum họp đầm ấm trong ước mong của trẻ em mồ côi đã làm cho ta xúc động. Câu thơ có sức ám ảnh, mang tính nhân văn sâu sắc.
Và câu thơ:
“Ai người không có quê sinh/ Nào ai biết chọn cho mình mẹ cha”. Là câu thơ đầy trải nghiệm, hiểu người, hiểu đời, mang tính triết luận sâu xa nói về thân phận các em và nói cho các em. Đây cũng là một thông điệp yêu thương gửi đến mọi người trong cõi nhân gian.
Xin được nói đôi lời cuối bài:
Để khép lại bài viết, tôi chỉ muốn nói thêm: Phần trình bày ở trên là những cảm nhận riêng của cá nhân, mang màu sắc hoàn toàn chủ quan.
Tôi tin rằng Tuyển tập thơ còn mang nhiều giá trị khác, bổ ích cho cả bạn đọc và bạn viết.
Cảm ơn các nhà thơ Hội VHNT Nam Định đã làm nên các giá trị thật của vẻ đẹp Chân Thiện Mỹ cho tập thơ!.
Tuyển tập thơ dày dặn, 251 trang, bìa trình bày đẹp. Đây là tập thơ hiện thực trữ tình. Hay nói một cách khác, hiện thực cuộc sống được các nhà thơ tái tạo thông qua những cảm xúc, suy nghĩ, những rung động mang màu sắc của riêng mình. Trữ tình là một trong 3 phương thức thể hiện đời sống. Với phương thức “lấy nguyên tắc chủ quan là nguyên tắc cơ bản để chiếm lĩnh hiện thực”, người viết có điều kiện tốt nhất để bộc lộ trực tiếp nội tâm, bộc lộ những tình cảm, những suy nghĩ, những trạng thái cảm xúc vui buồn, sung sướng hay đau khổ của mình…
Công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo đã làm cho đất nước chuyển mình mạnh mẽ, bộ mặt cuộc sống có nhiều biến đổi mới mẻ khởi sắc. Một hiện thực phong phú đa sắc màu đang hiển lộ. Đây là điều kiện thuận lợi cơ bản cho các cây bút trong lĩnh vực sáng tác.
Qua tập thơ, người đọc thấy được sự nhiệt thành của các nhà thơ tắm mình trong hiện thực và niềm say mê khám phá cuộc sống…
Tập thơ có đề tài phong phú, sức bao ôm hiện thực rộng. Qua mỗi bài thơ, người đọc dễ nhận ra ở đấy có một trái tim ấm nóng, nhạy cảm với sự rung động sâu lắng.
Nhiều bạn đọc khác, có thể tìm thấy ở tập thơ nhiều điều giá trị tốt đẹp, đáng trân trọng trên nhiều bình diện của nghệ thuật thi ca.
Với tôi, trong bài tham luận này, chỉ xin trình bày một vài cảm nhận về vẻ đẹp trữ tình gây ấn tượng qua tập thơ.
Ấn tượng 1 - Hiện thực mang đậm màu sắc của không gian vùng miền:
Nổi bật trong tập thơ là không gian làng quê.
Ở đây ta bắt gặp những cảnh sắc thơ mộng quen thuộc thân thương: những cây đa, bến nước, con đò, những dòng sông mềm mại, những cánh đồng bát ngát, những làng quê bao bọc bởi lũy tre ngàn đời:
“Giăng giăng như lũy như thành /Như màn lụa biếc phủ xanh xóm làng” (“Cây tre”-Hoàng Ngọc Trúc).
Sau lũy tre ấy, thấp thoáng những mái đình, mái chùa cổ kính. Nhìn vào làng, thấy đặc biệt nổi bật là chiếc cổng làng: “Mái cong cửa gỗ đơn sơ /Chất dân gian quyện chất thơ ngọt ngào /Rêu phong mưa nắng xói bào /Nét hoa văn cổ lượn bao quanh tường” (Cổng làng-Hoàng Ngọc Trúc).
Cổng làng là gương mặt của làng, là cửa ngõ mở ra những con đường đi tới những chân trời mới lạ. Cổng làng là nơi tiễn đưa những đứa con lên đường đi xa và mở lòng đón những đứa con sau những năm tháng xa quê bươn chải trở về. Trải bao sương gió nắng mưa, chiến tranh bom đạn, cổng làng vẫn đứng uy nghiêm, bình lặng. Có thể nói, vượt lên thời gian, vượt lên mọi sự tàn phá khốc liệt cổng làng đã trở thành một chứng nhân lịch sử chứng kiến mọi biến đổi thăng trầm, vẫn luôn luôn gắn bó nghĩa tình với mọi buồn vui của làng. Tác giả xúc động mà nhận ra:
“Đậm đà bản sắc Việt Nam /Ẩn trong văn hóa cổng làng ngày xưa”. Đó là một phát hiện tinh tế và sâu sắc. Không gắn bó máu thịt với làng, không yêu tha thiết làng quê mình, làm sao có thể phát hiện ra văn hóa có sức sống bền dai nơi làng quê bình dị như vậy. Câu thơ vừa mang tính phát hiện vừa thể hiện niềm tự hào.
Trong không gian làng quê còn có không gian lễ hội. Cảnh quê bình lặng thật sự bừng lên sống động trong những ngày lễ hội. Cả một vùng rợp cờ hoa muôn sắc. Cả một vùng rực rỡ những áo xiêm muôn màu của khách về lễ hội. Cả một vùng đầy ắp tiếng cười, tiếng reo hò, tiếng trống… khi xem diễn các trò chơi dân gian, các cuộc thi bơi trải. Bơi trải là hình thức diễn lại, ôn lại những chiến công hiển hách của cha ông xưa đánh giặc trên sông nước.
Ở bài “Hội chùa Cổ Lễ” (Hoàng Ngọc Trúc) đã cho người đọc thấy: “Già trẻ gái trai cầu nguyện ước /Nghiêng mình thắp đỏ nén tâm nhang”. Đó là lễ hội tâm linh, mọi người thành kính nhớ về cội nguồn.
Ở bài “Lễ hội làng chài” (Phạm Trường Thi). Sau khi miêu tả quang cảnh “San sát ghe thuyền của các nơi” về hội tụ ở bãi cát dài bờ biển, nơi có “Cờ xí bay rạo rực một khoảng trời”, tác giả viết:
“Làng chài chiều nay mở hội /Cát sáng long lanh muôn ánh mắt cười/ Lễ tạ ơn trời cao biển rộng /Cho bốn mùa tôm cá sinh sôi”.
Tác giả không quên kể:
“Chỉ vài ngày, nhiều cũng tuần thôi /Trai tráng làng chài lại dong buồm ra biển /Đánh cược thân mình với rủi ro nguy hiểm /Để làng chài vui mở hội lần sau…”
Với khổ thơ kết này, người đọc nhận ra, lễ hội này không chỉ là lễ hội tâm linh, mang ý nghĩa uống nước nhớ nguồn, truyền thống mà nó còn mang ý nghĩa tinh thần thiết thực hơn, tích cực hơn, là tăng thêm niềm tin, thêm sức mạnh, thêm hăng hái cho dân làng chài trong lao động đánh bắt ở những ngày tháng tiếp theo dẫu có nhiều hiểm nguy đang chờ đón.
“Đi hội đền Trần” (Nguyễn Hồng Vinh), ta lại thấy có người không cầu tài, cầu lộc, cầu duyên, cầu sự may mắn cho riêng mình như tâm trạng thông thường của bao người đi hội khác mà tác giả:
“Khi đi hội muốn trời xuân tỏa nắng /Gió nồng nàn e ấp dáng người dưng”.
Chỉ mong có nắng tỏa, có gió xuân cho người đi hội thêm duyên hơn, đẹp hơn. Một mong ước thật giản dị, thật lãng mạn mà cũng thật nhân ái xiết bao!
Trong tập thơ, ngoài không gian làng quê, người đọc còn nhận thấy có một không gian khác.
Không gian ấy đầy tiếng thoi thân thiện:
“Anh bỡ ngỡ xuống tàu /Chỉ tiếng thoi chờ đón” (“Tiếng gọi”-Bùi Công Tường).
Chỉ với tiếng thoi, người đọc đủ nhận ra Thành Nam, nơi có nhà máy Dệt nổi tiếng đã trên trăm tuổi. Quả thật tiếng thoi đã trở thành một thứ âm thanh đặc trưng của Thành Nam, nhịp thoi đã trở thành nhịp sống của Thành Nam.
Theo tác giả kể lại thì vượt qua mọi gian khổ, đạn bom của chiến tranh, nhà máy vẫn vững vàng đi lên. Đến những năm đầu thời “mở cửa”, “bọn sâu mọt” đã làm chuyện “tày trời”. Những người thợ áo xanh kiên trung lại đứng lên chiến đấu quyết liệt và làm được việc phi thường là “Trả lại tên cho em”-Nhà máy được Nhà nước phong danh hiệu anh hùng.
Nay anh về thấy:“Cây bàng vẫn ủ trong mình ngọn lửa / Tiếng thoi ngân tươi trẻ đến không ngờ…”
Nghe được tiếng thoi ngân như hát, lại nghe được cái sức xuân tươi trẻ trong tiếng hát của nhịp thoi. Câu thơ mang một xúc động chân thực, một cảm nhận tinh tế. Phải là người có trái tim nhạy cảm, phải là người trong cuộc, cả một đời gắn bó yêu tin nhà máy, chung buồn vui với những người thợ mới có cái xúc động ấy . Anh hiểu vì sao nhà máy có sự hồi sinh kỳ diệu:
“Trên tất cả /Là tình yêu mãi mãi /Với thành phố thoi đưa, với nhà máy anh hùng”.
Anh hiểu như thế và cũng tin như thế, chắc chắn không thể khác. Tình yêu là một thứ thần dược. Chỉ có tình yêu của người thợ mới làm cho nhà máy hồi sinh. Chỉ có tình yêu của con người mới làm cho cuộc sống bừng lên sức sống mới.
Cùng trong không gian Thành Nam, ta thấy có một “Gác văn phố cũ lặng không gió trời” với:
“Mái sương hoen ngói mũi hài /Rêu tường loang lổ nắng cài rèm thưa” (“Thành Nam có một gác văn”- Phạm Trọng Thanh).
Ở nơi đây, phố Hàng Nâu, nơi “Còn đó niềm riêng khóc cười”, ta vẫn nghe thấy tiếng chân Cụ Tú vừa nhẹ bước lên thang, ta vẫn thấy từ đây vang lên tiếng thơ:
“Gọi đò - Gọi cả nhân gian /Câu thơ sông Lấp xanh làn mưa xuân” của Cụ.
Cũng trong không gian đô thị này, ta lại nghe trong mùa thu:
“Thánh thót /Mái hiên vòm mưa / …Số 9, Hàng Đồng … (“Đặng Thế Phong mùa thu”- Phạm Trọng Thanh).
Nghe tiếng mưa thu “thánh thót rơi”, ta như nghe thấy tiếng đàn nức nở của nhạc sĩ tài hoa mà yểu mạng. Chỉ với nhạc phẩm “Giọt mưa thu” bất hủ cũng đã làm cho tên tuổi của nhạc sĩ sống mãi với năm tháng thời gian. Nhờ nhạc sĩ mà chúng ta biết yêu mùa thu hơn.
Người đọc thích khổ thơ cuối:
“Đặng Thế Phong /Dư âm đồng vọng /Chúng tôi ngồi bên nhau im lắng /Nghe mưa sáng trời /Nụ cười ai xuyên màn sương óng ánh/ Một ông hoàng mùa thu Nam Định /Vừa nhen lửa trại /Khép vạt áo choàng hương heo may…”
Trong cảm xúc thật bâng khuâng mà chân thành ấy, người đọc nhận ra một cảm nhận, một đánh giá sâu sắc về con người nhạc sĩ và ta đồng ý với tác giả: Đặng Thế Phong xứng đáng là “Ông hoàng mùa thu”. Đặng Thế Phong là một nhạc sĩ tài hoa vẫn đang sống, vẫn đang “nhen lửa” ấm cho cuộc đời. Và Đặng Thế Phong với chúng ta cùng có chung một tiếng lòng đồng vọng nên không xa mà thật gần gũi.
Như trên vừa trình bày, không gian đầy tiếng thoi là không gian của hiện thực đời sống. Không gian của tiếng thơ vang vọng, của tiếng đàn thánh thót như mưa thu là không gian tâm tưởng.
Từ các điểm nhìn, góc nhìn khác nhau trong không gian, thế giới nghệ thuật trong tập thơ đã cho người đọc một cảm nhận rõ ràng là:
Trong cuộc sống hôm nay, đồng hành với tiếng thoi còn có cả tiếng thơ, tiếng đàn của người xưa. Trong cuộc sống hôm nay, nhà thơ lớn yêu nước của dân tộc Trần Tế Xương, nhạc sĩ tài hoa giàu yêu thương Đặng Thế Phong-những người con của Thành Nam làm rạng danh cho quê hương, đất nước-vẫn đang sống cùng chúng ta, đang sóng bước cùng chúng ta. Bởi vậy mà hiện thực cuộc sống hiện lên trong tập thơ có bề dày và chiều sâu hơn. Các giá trị của hiện thực được người đọc cảm nhận qua thế giới âm thanh. Thật là đặc biệt.
Các chuyến đi thực tế biên giới phía Bắc đã để lại trong lòng người nhiều ấn tượng xúc động. Một vệt bài thơ từ những điểm nhìn riêng, cụ thể ở những thời điểm khác nhau đã cho người đọc cảm nhận có một màu sắc mới.
Không gian vùng cao với hiện thực của nó được hiện lên qua những rung động thơ.
Thiên nhiên ở đây đẹp, vừa hùng vỹ, vừa thơ mộng:
“Những ngọn núi như răng cưa /Trăng lưỡi liềm xếp thành ruộng bậc thang /Từ chân núi lên đến ngọn /Lên cao càng nhỏ liềm trăng” (“Cánh đồng Sa Pa”-Trần Thị Nhật Tân)
Ruộng bậc thang là do các trăng liềm xếp lại mà thành. Ở đây nhìn cảnh vật vừa bằng con mắt của hội họa, vừa bằng con mắt của nhiếp ảnh, lại có cách ví von đặc biệt làm cho hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa mới mẻ, độc đáo.
Thiên nhiên đẹp vậy, nhưng cuộc sống thì:
“Người và trâu đi cày /Chảy mồ hôi ra nước cấy /Nhọc nhằn ruộng bậc thang /Cây ngô /Củ khoai /Hạt lúa /Gầy nhom”.
Ta đủ hiểu người vùng cao còn nhiều khó nhọc trong canh tác, còn nhiều vất vả trong đời sống thường nhật.
Ở bài “Thức với Hà Giang” (Đỗ Phú Nhuận), thiên nhiên hiện lên qua câu thơ văn xuôi:
“Mã Pí Lèng, cổng trời Quản Bạ, Đông Văn… gió chưa nổi sống lưng đã lạnh. Hơn trăm cây số đường huyền thoại, trăm lần cua tay áo miệng vực, chênh vênh, nghìn thước lên cao, nghìn bậc buốt nơi cửa gió. “Núi-vẫn núi chen mây, thác-còn nguyên thác đổ…Đường Mèo Vạc, Đồng Văn xóc tôi như xóc ốc”.
Câu thơ dài đọc đến hụt hơi, với những hình ảnh liên tiếp về núi, mây, gió, thác, vực sâu và những con đường gợi cho ta một cảm giác vừa hùng vĩ, trùng điệp, miên man, vừa gầm ghì, rờn rợn. Gây ấn tượng hơn cả là những con đường.
Đường là huyết mạch đất nước. Ở vùng cao việc mở những tuyến đường là vô cùng bức thiết nhưng cũng vô vàn khó khăn, gian khổ, có khi còn phải đổi bằng máu.
Tác giả mong mọi người:
“Đi trên đường hạnh phúc, xin chớ vô tâm!”
Và thật xúc động khi kết bài, tác giả bộc bạch: “Chưa ngủ trên cao nguyên đá, như chưa một lần thao thức với Hà Giang!”
Hà Giang còn nhiều thao thức lắm. Hãy một lần đến và “ngủ trên cao nguyên đá” mới biết được đêm Hà Giang dài hay ngắn. Hãy đến với vùng cao thì mới hiểu vùng cao
Ở vùng cao miền núi còn có biên giới. Ở nơi ấy có biết bao người lính biên phòng đang sống và làm nhiệm vụ thiêng liêng bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ cuộc sống an bình cho nhân dân làng bản.
Vùng cao như ta biết, khí hậu rất khắc nghiệt, cuộc sống nhiều khó khăn, đời sống còn thấp, văn hóa còn lạc hậu, nhưng người lính biên phòng vẫn luôn luôn gắn bó máu thịt với đồng bào, vẫn yêu quý các em thơ:
“Đêm đêm nghe tiếng sáo /Vang tiếng hát núi rừng /Chiến sĩ đồn Bắc Xa / Vui cùng đàn em nhỏ” (“Trăng sáng đường Bắc Xa - Trần Thị Nhật Tân”).
Làm nhiệm vụ thiêng không cho phép các anh một giây phút lơ là mất cảnh giác, cho nên suốt ngày đêm, bất kể thời tiết mưa nắng, gió sương, bão tố, các anh vẫn tay chắc súng dấn bước tuần tra. Biên giới thì dài đường tuần tra của các anh thì nhiều lắm, cứ nối vào nhau như bài thơ “Đường tuần tra biên giới” (Trần Hồng Hải) đã tả:
“Con đường biên ải xa xôi /Qua rừng qua núi, qua nơi bản làng /Con đường như sợi tơ vàng…”
Có đường tuần tra xe “bon bon” được, có đường chỉ có thể đi ngựa, còn nhiều đường chỉ là đường mòn len lỏi qua rừng cây, hốc đá. Nhưng người lính biên phòng luôn luôn nghĩ rằng:
“Đường Tổ quốc, đường quê hương /Con đường nối vạn con đường nước non /Đường cột mốc, đường dấu son /Vành đai biên giới ngọn nguồn suối khe”.
Với các anh con đường tuần tra nào cũng đều nối với quê hương, đất nước, con đường nào cũng là con đường của quê hương đất nước thiêng liêng. Một suy nghĩ sâu sắc và cảm động, bộc lộ một tình yêu sâu sắc đối với biên giới và Tổ quốc.
Đất nước ta có 3.260 km bờ biển, với rất nhiều đảo: đảo gần, đảo xa, đảo to, đảo nhỏ, đảo nổi, đảo chìm. Không gian ở đây bao la “mênh mang trời/mênh mang biển” (Phạm Ngọc Quang), suốt ngày đêm chỉ nghe thấy tiếng gió ù ù và tiếng ầm ầm của sóng đập vào vách đá, nhưng trong lòng nó chứa nhiều của cải quý giá. Những kẻ tham lam, bất chấp tình nghĩa, vẫn đêm ngày dòm ngó và tìm mọi cách lấn chiếm. Biển đảo đã trở thành vấn đề nóng bỏng của cuộc sống đất nước.
Viết về đảo, bài “Lời ru mẹ Âu Cơ gửi đảo” (Nguyễn Thế Kiên) rất sâu sắc khi kể:
“Dẫn con về phía biển xanh /Thương cha mẹ khóc, lệ thành đảo xa”.
Đem thần thoại truyền thuyết mà kể, kể để mà khẳng định đảo là huyết lệ của tình yêu thương thiêng liêng của mẹ Âu Cơ đối với cha Lạc Long Quân mà thành. Đảo của ta đã có từ thời thẳm xa của lịch sử ấy.
Từ ấy suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm mẹ Âu Cơ vẫn “Ru đá ngủ trong lời nước non”. Mẹ Âu Cơ là hình tượng hóa mẹ Tổ quốc. Lời ru của mẹ Âu Cơ là lời ru của non nước Lạc Hồng.
Đặc biệt, bài thơ đã đưa ra một thông báo cảnh giác để nhận mặt kẻ thù:
“Trời xanh còn ở trên đầu /Mấy ngàn năm đã cũ đâu, kẻ thù!”
Đây là một thông điệp vô cùng giá trị về nhận thức chính trị:
Ở bài “Về thăm Phú Quốc” (Phạm Ngọc Quang) cũng viết về đảo, nhưng lại khai thác ở khía cạnh khác. Về thăm đảo như lạc vào cõi thần tiên trong cõi thực:
“Một chốn thiên thai bồng bềnh đảo ngọc /Bãi cát trải dài, rừng dừa xõa tóc…”
Rồi khi “òa vào xanh trong /Say mê ôm sóng vào lòng” thì anh choàng tỉnh và thấy:
“Như có người lay gọi /Dưới đáy nước thẳm xanh những bàn tay chới với”
Anh kịp nhận ra đó là những tù nhân bị Mỹ - Ngụy lưu đày, họ đã “lấy ý chí niềm tin chống đòn roi tàn ác” và hàng ngàn người “đã chết mòn”, “vùi thây đáy bể” nơi đây
Cảm xúc bỗng trào dâng với lòng cảm phúc và biết ơn: “Ôi những chiến binh lòng son phận bạc /Tổ quốc mãi ghi công các anh như những anh hùng /Cho chúng tôi gởi đến cõi mông lung/ Cảm ơn các anh đã hy sinh /Để hôm nay /Chúng ta vẹn tròn đất nước”. Với bài này tác giả cho ta một cảm nhận: Đảo là mảnh đất tươi đẹp và thiêng liêng vì có xương máu của những người con anh hùng đã khuất…
Ấn tượng 2 - Con người trong cảm nhận chân thực:
VHNT nói chung, thơ nói riêng bao giờ cũng phản ánh hiện thực. Nói đến phản ánh hiện thực đời sống, suy cho đến cùng là phản ánh về con người. Thơ trữ tình chính là tiếng nói sẻ chia, tiếng nói tâm tình sâu sắc thông qua những rung cảm chân thành đối với số phận, đối với những buồn vui của con người, đời người.
Trong tập thơ, con người hiện lên cụ thể trong một dáng vẻ riêng:
“Quê mình khoai lúa thành quen /Gánh gồng mưa nắng mà nên dáng người” (“Quê mình”- Vũ Công Đoàn)
Với một cốt cách riêng:
“Thương người ngày tháng rộng ra /Nhiễu nhương hẹp lại …ấy là nết quê” (“Nết quê”- Nguyễn Hồng Vinh).
Đấy là những câu thơ giàu trải nghiệm, ngẫm ngợi nói lên được đúng cái hồn cốt về con người của đồng quê. Họ phong sương thô mộc bên ngoài, nhưng họ có tấm lòng thương người, nhường nhịn và thật thà. Viết được những câu thơ như thế, ngoài sự trải nghiệm, ngẫm ngợi còn phải có một tấm lòng yêu thương trân trọng nữa.
Qua thơ ta thấy con người hiện lên rất rõ trong mọi mối quan hệ tình cảm của đời sống.
1. Trước hết là tình quê:
Khi xa quê bươn trải, họ thường nhủ lòng:
“Mải mê với chốn đông người /Cái nhìn thì mỏng, cái cười thì nông/ Thôi ta về với ruộng đồng /Lại gieo tục ngữ, lại trồng dân ca…” (“Thôi ta về với ruộng đồng” -Trần Văn Lợi), Vì đấy là quê hương nguồn cội, nới giàu tình nghĩa xóm giềng thơm thảo:
“Tiếng chào mở lối dọn làng /Bát cơm gạo mới thơm sang láng giềng”
Tình quê còn biểu hiện ở hành động. Đêm đêm cùng thức với đê bãi của làng mà “Lắng dõi chân mây ngọn nguồn” phòng bão lũ thường xuyên đe dọa:
“Đê thức cùng hàng tre chắn sóng/ Mùa măng tua tủa chật vòng ôm/ Ngô non thắp lửa xanh cuối bãi /Mà lắng chân mây tỏ ngọn nguồn” (“Làng ven đê”- Đỗ Phú Nhuận).
Tình quê sâu sắc ở đây biểu hiện ở sự gắn bó thiết tha, luôn luôn biết lo cái lo của làng, của quê.
Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, những củ khoai, hạt lúa chín nắng mười sương nuôi ta lớn lên, tình sâu nghĩa nặng khôn cùng. Có ai yêu quê mà không yêu đất đai, xứ sở? Mỗi nắm đất quê cũng nặng đằm bao mồ hôi, nước mắt, bao nghĩa tình của những người cày cuốc sớm khuya. Yêu đất cũng là biểu hiện của tình yêu xứ sở:
“Cầm trên tay nắm đất /Cất tiếng ngỏ lời yêu” (“Tri âm”- Hoàng Trung Hiếu)
Nhưng hồn cốt của bài nằm ở hai câu cuối cùng:
“Đất lặng thầm không nói /Chỉ tỏa hương sớm chiều”
Đất “không nói” bởi đất vốn dĩ thế. Đất khiêm nhường không thích ồn ã, phô phang. Ở đây đất chỉ lặng lẽ “tỏa hương sớm chiều”. Và người thì hiểu tính đất, cứ lặng lẽ mà cảm nhận. Hương đất chính là hương của mùa màng hoa trái, một thứ hương tinh khiết nhất trần đời. Hương trở thành một thứ ngôn ngữ ngầm, ngôn ngữ riêng của đất. Người hỏi đất đã hiểu được tình đất đối với người qua cảm nhận mùi hương tinh khiết của nó. Nói về đất, về tình đất mà thực ra là để nói về sự cảm nhận và tình yêu của mình đối với người nông dân nơi làng quê thân thương với tất cả vẻ đẹp của họ. Thơ chắt lọc, tinh tế mà sâu. Ở đây tình yêu của người với đất, của đất với người, của người với người hòa quyện vào nhau làm cho câu thơ có độ căng mẩy. Bài thơ là tấm lòng tri ân đối với những người con “chân lấm tay bùn”của quê hương hiền lành thuần phác, giản dị khiêm nhường, đang ngày đêm lặng lẽ “đổ mồ hôi sôi nước mắt” để làm nên và dâng hiến cho đời những mùa màng hoa trái thơm tươi.
2. Con người trong tình yêu đôi lứa:
Tình yêu là một thứ tình cảm thiêng liêng và cao quý mà thượng đế ban tặng cho loài người. Thế giới đã có ngày 14/2 - ngày Valentine để vinh danh tình yêu. Chuyện kể rằng: Ngày xưa, dưới thời trị vì của một hoàng đế độc đoán và hà khắc tên là Claudiut Đệ Nhị. Ông ta đã ra một sắc lệnh: “Tất cả những người có khả năng cầm vũ khí đều không được kết hôn”. Có một nhà tu hành La Mã tên là Valentine đã chống lại kịch liệt sắc lệnh điên khùng và phi lý đến cùng cực đó. Kết quả nhà tu hành đã bị chặt đầu. Trong lúc ngồi trong tù chờ ngày ra pháp trường, ông đã kịp chữa khỏi bệnh mù lòa cho cô con gái viên cai ngục. Trước khi chết, ông đã gửi cho cô con gái đó bức thư mang hình trái tim… Cái chết của ông, sự hy sinh cao cả của ông đã thắp lên một ngọn lửa rực sáng trên thế gian với ý nghĩa vinh danh tình yêu.
Quả thật tình yêu đã đem đến cho con người những phút thăng hoa, thần tiên như đi vào cõi mộng:
“Mimôza dưới nắng chiều óng ả /Ta đắm mình trong ngào ngạt hương hoa /Con đường đi giữa đôi bờ sao xa /Trong bao la ta vào cõi mộng”. (“Cõi mộng” – Nguyễn Thị Kim Ngân).
Tình yêu đích thực vô cùng thiêng liêng, cao quý. Không có nó, cuộc sống như chẳng còn có ý nghĩa gì. Chẳng thế mà người ta cứ đi tìm:
“Mây chiều giăng kín bầu trời /Tia chớp /Xé /Tìm /Bờ môi em chờ” (“Tình yêu”- Vũ Công Đoàn).
Và có khi còn đi tìm cả đời trong vô vọng:
“Tôi đi tìm /Những vết chân/ Tình nhân /Mờ trên cát /Sóng vô tư mải miết vỗ bờ” (“Tìm lại”- Vũ Ngọc Oanh).
3. Con người trong tình vợ chồng:
Vợ chồng là tình nghĩa tao khang, má ấp vai kề, sẻ chia những ấm lạnh, những cay đắng ngọt bùi. Trong cuộc sống thường nhật họ luôn biết “tha lỗi” cho nhau:
“Em biết mà! Đừng trách nhé anh /Tha thứ rồi để em thêm lỗi nữa”. (“Em biết mình có lỗi”- Nguyễn Thị Kim Ngân).
Bởi họ luôn nhận thức sâu sắc rằng:
“Lỗi lầm của em đó là một nửa /Hạnh phúc sẽ tròn đầy với nửa nữa là anh”.
Đúng là như vậy! Không bao giờ có hạnh phúc một nửa. Một nửa sẽ chẳng bao giờ có sự tròn đầy. Câu thơ tình cảm mà hàm chứa một triết lý sống đúng đắn.
Thật hạnh phúc khi tuổi già, họ vẫn ngày ngày “dắt nhau đi bộ”, rèn luyện thân thể, mong có thêm sức khỏe để con cháu đỡ khổ:
“Dắt nhau đi bộ… tuổi già /Anh và em cũng là ta với mình” (“Dắt nhau đi bộ” - Phạm Trọng Thanh).
Đây là hình ảnh đẹp về cuộc sống hạnh phúc của đôi vợ chồng ở tuổi xế bóng mà lúc nào cũng sóng đôi.
Tuy nhiên cũng phải nói “đi bộ” ở đây chỉ là cái cớ để tác giả nói về điều khác.
Khi tác giả viết:
“Bàn chân phải lụy con đường /Gập ghềnh thì tránh, ẩm ương thì quành” thì đã là sự đi trên đường đời rồi.
Kết thúc bài thơ: “Đường này con trẻ ríu ran /Hai ta lẫm chẫm bên hàng cây cao…”
Đây là hai câu thơ chắt lọc, đầy trải nghiệm, chiệm nghiệm, chất triết luận sâu sắc. Phải chăng tác giả muốn nói: Đường đời là con đường vui. Ta chỉ là một thực thể bé nhỏ so với thiên nhiên, vũ trụ bao la. Và trên con đường đời dài dặc vô tận này, bước nào ta đi cũng vẫn chỉ là những bước đầu đời của trẻ thơ lẫm chẫm tập đi.Thơ triết luận mà kín đáo. Viết được như vậy không dễ chút nào.
Cái làm nên sự gắn bó bền chặt của tình cảm vợ chồng ấy là lòng chung thủy. Hạnh phúc của gia đình cũng là từ ở đấy. Thật cảm động khi ta gặp trong bài thơ “Chứng tích” (Ngô Xuân Thanh). Một bà mẹ mà lòng chung thủy như một điển hình sống.
Mẹ đã “Chín mươi mùa xuân” trong một gia đình có bốn thế hệ nối tiếp nhau làm “anh bộ đội cụ Hồ”, có “Chắt đã là sĩ quan trong quân ngũ”.
“Ngày 7 tháng 5 /Dòng sông mẹ triều đầy lên thương nhớ” ta thấy mẹ: “Gói báu vật bằng giấy thơm màu cỏ /Bọc trong bóng kính mấy lần/ Trân trọng đặt lên ban thờ bên tấm ảnh cha /Là chiếc áo trấn thủ/ Mẹ cất ở ngăn cao trên tủ”. Và đặc biệt, chiếc áo trấn thủ ấy hàng năm vào “Ngày 13 tháng 3 năm nào cũng sức hương thơm”. Tất cả những cử chỉ việc làm tỉ mỉ cẩn thận nói lên mẹ rất nâng niu, trân trọng chiếc áo trấn thủ, kỷ vật của người chồng liệt sỹ đã hy sinh từ thời kháng chiến chống Pháp. Hơn thế, kỷ vật ấy thiêng liêng vì nó còn mang một kỷ niệm xưa ở chiến trường:
“Vào một đêm trăng sáng /Mẹ gặp cha bất chợt ngất đi trong chéo chồng đạn xé /Chiếc áo trấn thủ ấy cha mặc thêm cho mẹ”
Thì ra kỷ vật ấy là “chứng tích” cuộc gặp gỡ và phân ly cuối cùng giữa cha với mẹ, cũng là “chứng tích” về tình yêu thương nồng nàn của cha đối với mẹ.
Đã hơn 60 năm trôi qua, mẹ vẫn giữ gìn, vẫn nâng niu, chăm sóc cho báu vật, cũng là giữ gìn, nâng niu chăm sóc cho tình yêu của mẹ với cha.
Tình cảm trước sau như một vẫn luôn luôn trân trọng báu vật ấy đã nói lên sâu sắc tấm lòng thủy chung son sắt, trong sáng và cao thượng của mẹ. Bài thơ đã làm xúc động người đọc bởi lời kể mộc mạc với những chi tiết chọn lọc.
4. Con người trong tình mẹ con:
Trong tập thơ còn thể hiện những tình cảm như: ông cháu, bà cháu, cha con, anh em, chị em, bè bạn… nhưng đậm nét hơn cả là tình mẹ con.
Mẹ là người sinh thành ra ta sau chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau, lại khó nhọc nuôi ta bằng những giọt sữa thơm chắt ra từ muôn cay đắng và nuôi hồn ta bằng những lời ru ngọt ngào chất chứa bao niềm hy vọng…để ta lớn lên làm người. Cho nên tình mẹ con có cái gì đấy rất thiêng liêng. Thật hạnh phúc khi ta còn có mẹ.
Ở bài “Mẹ tôi” (Phạm Ngọc Bể), tác giả chọn lấy vài chi tiết để khắc họa hình ảnh người mẹ “Tóc bạc quá rồi” của mình:
“Hay đâu chớp bể mưa nguồn /Chiều nào mẹ cũng bồn chồn ngóng con” và “Nén cơn ho, gượng nụ cười / Cho gần thấy khỏe, xa xôi yên lòng”.
Mẹ yêu con lúc nào cũng muốn gặp con. Mẹ thương con mà chịu đựng “Nén cơn ho” vì mẹ hiểu lòng con, sợ con lo lắng. Mẹ vẫn là người luôn nhận đau đớn về mình để nhường cho các con niềm vui. Mẹ là như vậy. Và người con đã hối hận vì:
“Lâu nay mình ít về thăm /Mải mê với những làm ăn dập dồn”. Đấy là con tự trách mình.
Hạnh phúc sao khi ta còn được ngồi chải tóc cho mẹ, khi mẹ đã ở tuổi chín mươi lăm. Tóc mẹ giờ chỉ còn toàn sợi trắng. Chải tóc cho mẹ mà trong lòng người con thấy “xao xác”, đầy tâm trạng. Những câu hỏi liên tiếp, dồn dập hiện ra:
“Sợi nào rụng…/Bởi đắng cay ? /Sợi nào rụng…/Bởi tháng ngày ngóng trông…?/ Sợi nào rụng…/ Bởi bế bồng?/ Sợi nào rụng…/Bởi gánh gồng ngược xuôi?” (“Mẹ ơi…!”- Trần Kế Hoàn).
Hỏi đấy mà cũng trả lời đấy. Chính vì tâm trạng căng đầy sự thương mẹ như thế, nghĩ ngợi nhiều về mẹ như thế, mà “Ngập ngừng tay lược nửa dằn, nửa buông”.
Khép lại bài thơ bằng hình ảnh:
“Lược ôm vào gió,vào sương /Ngẩn ngơ … còn sợ rẽ đường ngôi đau /Mẹ ngồi cho con chải đầu /Mẹ cười con khóc thầm … nhàu chéo khăn”
Hai tâm trạng trái ngược trong một hình ảnh thơ. Mẹ cười vì mẹ vui, thấy mình hạnh phúc, được con chải đầu. Còn con thì “ngẩn ngơ”, “khóc thầm” vì thương mẹ, thương đời mẹ nhiều cay đắng gian truân và có thể còn vì nghĩ một ngày không xa… sẽ đến.
Hai câu thơ “Lược ôm vào gió,vào sương /Ngẩn ngơ … còn sợ rẽ đường ngôi đau” là hai câu thơ hay nhất của bài. Hồn cốt của bài thơ cũng nằm ở đây. Nó vừa nói lên cuộc đời người mẹ đầy gió sương, vừa nói được cái tình thương yêu của người con hiếu thảo đối với mẹ sâu sắc thấm thía. Chính vì thế, nó gieo được vào lòng người niềm xúc động khó quên
Các cụ nói: “Nhân sinh thùy vô tử” (Ai sinh ra ở cõi đời mà không chết). Sinh tử là quy luật đời người. Biết là thế mà sự “ra đi” nào cũng để lại những xót thương. Đặc biệt khi mẹqua đời ta cảm thấy đau đớn nhất, thấy mình hụt hẫng bơ vơ.
Ở bài “Mẹ” (Lại Quang Phục), cho ta một cảm giác trống vắng buồn thương: “Mẹ đi lặng cả tiếng cười /Bình vôi khô cạn trầu tươi úa vàng”. Sự lặng tiếng cười của mẹ làm không gian mênh mông trống vắng. Buồn thương thấm vào thế giới, vào không gian quanh ta. Mẹ mất nhưng hình bóng vẫn hiện về trong cõi Niết bàn:
“Nhang cong tỏa ngát hương hoa /Đài sen nâng bóng mẹ ta hiện về. Mẹ hiện về trong cõi Niết bàn, nhưng thực ra là mẹ hiện về trong tâm tưởng nhớ thương của người con hiếu thảo thành tâm.
Ở bài “Hạt nhãn” (Trần Thị Bích Liên) người con nhớ mẹ rất chi tiết cụ thể:
“Nhìn hạt nhãn nhớ răng đen của mẹ /Hạt nhãn vẫn đen /Mẹ đã trắng rồi!” và người con thấy:
“Con lên bà vẫn cỏn con lòng mẹ”
Cảm giác này là thật. Dẫu con đã lên chức bà, nghĩa là không còn trẻ trung nữa, đời cũng đã trải nhiều đắng ngọt rồi, nhưng con vẫn “cỏn con”, vẫn là đứa con bé bỏng trong tình yêu thương vô cùng của mẹ
Bài “Lời ru của mẹ” (Hoàng Vận) cũng nói về tình yêu thương đối với mẹ, nhưng ở một trạng huống khác. Người con đi chiến trường:
“Con đi để sống làm người /Con đi giữ đất, giữ lời mẹ ru”
Sau bao năm, đất nước khải hoàn, trở về thì đau đớn thay :
“Hoa cau rụng trắng đầy sân /Còn đâu dáng mẹ tảo tần sớm khuya”. Trong tâm tưởng người con chỉ thấy:
“Chỉ còn văng vẳng võng đưa /Lời ru của mẹ - cơn mưa ngoài đồng”.
Lời ru ấy vẫn ngọt mát như cơn mưa đang tắm mát cho thân lúa, nuôi lớn những cánh đồng ngoài kia. Lời ru của mẹ vẫn tắm mát đời con, nuôi lớn đời con. Qua cảm nhận về lời ru ta thấy được cái tình yêu thấm thía, sâu sắc và tấm lòng biết ơn sâu nặng của người con đối với người mẹ đã khuất
5. Con người trong số phận:
Con người sinh ra ở đời, mỗi người một số phận. Chẳng ai chọn được số phận cho mình. Số phận con người cũng khác nhau không ai giống ai. Có những người được số phận mỉm cười, lại có những người ít may mắn hơn, có khi là không may mắn, là bất hạnh.
Trong tập thơ, ta gặp “Người bán hàng rong trên phố” (Nguyễn Thấn)
“Khi đầu thúng, khi vai gồng”, lê chân khắp phố, suốt ngày miệng rao:
“Tiếng rao ướt nẻo đi về /Sáng khan khản giọng chiều khê khết lời”
Họ rao bán gì vậy? Tác giả kể:
“Hàng bán đủ cả héo tươi /Phơi đầy gương mặt nẻo đời nhà nông”
Thì ra đó là những sản phẩm gieo trồng trên cánh đồng do người nông dân bạc mặt làm ra. Cái “héo tươi” của mặt hàng phản ánh gương mặt, cái nẻo đời lam lũ nghèo khó của người nông dân. Cuối bài thơ khắc họa:
“Giữa nơi đất chật người đông /Có người rao bán cánh đồng lệch vai…”
Gánh cái “héo tươi”rao bán là gánh cái nghèo khổ, đã cực nhọc rồi. Giờ lại gánh cả cánh đồng, gánh cả cuộc đời mình rao bán thì nặng lắm, thì lệch vai là phải. Cái nghèo khổ vất vả cực nhọc đè lên số phận người nông dân càng nặng gấp bội. Hình ảnh thơ giàu liên tưởng, khắc họa được “chân dung”người nông dân bán hàng rong trên phố với số phận của họ. Hình ảnh thơ này cũng thể hiện được niềm cảm thông sâu sắc và sự rung động chân thành của tác giả. Câu thơ gây được ấn tượng với người đọc.
Ở bài “Những người đàn bà ở làng tôi” (Trần Hồng Giang) đưa ta gặp những người đàn bà ở cái làng có “Đồng đất bạc màu /Đàn ông ra phố mơ bao bạc tiền”. Họ có chung số phận. Bây giờ họ phải thay chồng quán xuyến gia đình, gánh việc thay chồng, nên lam lũ hơn, lo toan cũng nhiều hơn:
“Gót sen nhuộm nám phù sa /Nón mê sấp ngửa tháng ba vơi đầy/ Níu đêm nối nhịp sang ngày /Lựa chiều co kéo ngắn dài lo toan”
Ngay cả đến nụ cười của họ cũng chẳng giấu được sự thật:
“Nụ cười hằn khóe mắt nhăn /Hiện nguyên bao nỗi nhọc nhằn nhà quê”
Lam lũ vất vả vậy đã là khổ, nhưng khổ hơn nhiều lần là về tinh thần, vì:
“Chốn quê còn lại nỗi niềm /Đàn bà ngồi với từng đêm vắng chồng/ Nén cơn tình ái mặn nồng /Bao nhiêu khao khát dằn lòng mà quên”
Những người đàn bà ở đây là nạn nhân của giấc mơ bạc tiền thời “mở cửa”.
Lời thơ kể chuyện thật thà chứa đựng sự cảm thông chân thành đối với người phụ nữ làng quê
Bài “Tặng em gái khiếm thị” (Mai Xuân Thủy) cho ta gặp một em gái bất hạnh: “…Không được thấy những sắc màu /Vàng xanh trắng đỏ /Nhưng có một màu em thấy rất rõ /Màu đen bao phủ quanh em”. Đấy là một sự thiệt thòi, đau đớn của em. Đau đớn hơn là em không được nhìn thấy gương mặt thân thương của người sinh thành:
“Em không được thấy gương mặt khắc khổ của cha /Không được thấy /Ánh mắt buồn của mẹ”
Và đau đớn đến tột cùng là em “Không được thấy chính gương mặt mình”. Ở đây, sắp xếp các chi tiết theo sự tăng tiến của cảm xúc, kết hợp với việc dùng điệp ngữ để nhấn mạnh, khổ thơ thể hiện được sự xúc động và lòng thương cảm sâu sắc của tác giả đối với em gái có số phận bất hạnh bị mù cả hai mắt.
Sang khổ thơ thứ hai, ta thấy em gái là một người tình cảm, nhạy cảm. Em còn là người có nghị lực:
“Em tập làm thơ/ Em tập viết văn/ Qua những dòng chữ nối” và có khát vọng sống:
“Những vần thơ/ Như những mầm non trỗi dậy”.
Với khổ thơ mang tính ngợi ca này cũng là thể hiện tình cảm yêu quý đối với người em gái khiếm thị.
Bài “Gửi gió ngã ba” (Trần Đắc Trung), ta lại gặp những em bé ở cái tuổi “cái khăng vẫn nảy, hòn bi vẫn tròn” mà có số phận không may:
“Thẻ nhang cháy chửa cạn tuần /Một vành khăn trắng mấy lần mồ côi”
Ở đời mồ côi cha là đã bất hạnh rồi, mồ côi mẹ càng bất hạnh hơn. Ở đây các em còn đang trong tuổi hồn nhiên thơ ngây mà còn mồ côi cả cha lẫn mẹ thì ta biết các em là những đứa trẻ bất hạnh đến tột cùng. Cuộc sống bơ vơ là điều mà các em cảm nhận được. Các em khát thèm những cảnh sống bình thường bên cha mẹ đã qua:
“Ước gì lại được xưng con/ Đánh đu vạt áo cười giòn quanh sân”
Hình ảnh cuộc sống gia đình sum họp đầm ấm trong ước mong của trẻ em mồ côi đã làm cho ta xúc động. Câu thơ có sức ám ảnh, mang tính nhân văn sâu sắc.
Và câu thơ:
“Ai người không có quê sinh/ Nào ai biết chọn cho mình mẹ cha”. Là câu thơ đầy trải nghiệm, hiểu người, hiểu đời, mang tính triết luận sâu xa nói về thân phận các em và nói cho các em. Đây cũng là một thông điệp yêu thương gửi đến mọi người trong cõi nhân gian.
Xin được nói đôi lời cuối bài:
Để khép lại bài viết, tôi chỉ muốn nói thêm: Phần trình bày ở trên là những cảm nhận riêng của cá nhân, mang màu sắc hoàn toàn chủ quan.
Tôi tin rằng Tuyển tập thơ còn mang nhiều giá trị khác, bổ ích cho cả bạn đọc và bạn viết.
Cảm ơn các nhà thơ Hội VHNT Nam Định đã làm nên các giá trị thật của vẻ đẹp Chân Thiện Mỹ cho tập thơ!.
Nguyễn Chí Dũng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét