Hoa bướm ngày xưa
Sáng nay đi uống cà phê với nhỏ bạn U70, nó hỏi: “Mi có muốn
trẻ lại không?” “Ý mi là sao?” Nó hất hàm nhìn sang bàn bên cạnh, nơi có hai cô
bé tuổi teen đang chụm đầu vào nhau nhỏ to tâm sự, mắt xanh môi thắm, gương mặt
rạng ngời. “Là… trở về thời đi học, thời mà các văn nhân thi sĩ gọi là thuở Hoa
Bướm Ngày Xưa đó mà.” Tôi lắc đầu: “Khỏi đi, sợ lắm.” “Mi điên hả? Sợ chi mà sợ”
“Sợ học thi đó. Thời đó hoa bướm đâu chẳng thấy, cứ thấy thi hoài thi mãi, đứa
nào cũng thức khuya dậy sớm, mắt thâm quầng, mặt nổi mụn, bước vào phòng thi hồi
hộp muốn đứng tim. Thôi, hổng dám đâu”. Nhỏ bạn không nói gì, nhưng từ đó, nó cứ
nhắc đến những kỷ niệm thời học Văn Khoa, khiến tôi không khỏi chạnh lòng nhớ lại
những ngày tháng miệt mài trong các giảng đường, các phòng thí nghiệm… dưới mái
trường Đại Học Khoa Học Huế, nơi ghi dấu một đoạn đời tuổi trẻ khó quên.
Hồi đó, có hai trường đại học cùng chung một khuôn viên. Phải
chăng, quan niệm dân văn chương thường mơ mộng, tâm hồn luôn bay bổng lên chín
tầng mây nên trường Văn Khoa được tọa lạc trên lầu, mỗi buổi sáng tha thướt những
tà áo dài tung bay trên những bậc thang gỗ dẩn đến giảng đường trông thật đẹp mắt.
Trường Khoa Học ở dưới đất cũng không thua kém gì. Qua ngưỡng cửa trung học, những
bộ đồng phục của “một thời áo trắng” được nhường lại cho em út, bà con… hoặc xếp
vào đáy rương kỷ niệm. Bước chân lên tới đây, áo dài hoa được dịp lên hương, rồi
thì quần tây áo sơ mi… đủ màu, đủ kiểu… những lần đến giảng đường, đi du khảo,
thực tập ở phòng thí nghiệm… sao mà đông vui nhộn nhịp, chúng tôi như chim trời
tung cánh, thoát củi sổ lồng.
Đầu năm, chúng tôi chơi nhiều hơn học. Không ciné thì dạo phố,
không vô chợ ăn hàng thì rủ nhau qua Chaffanjon thưởng thức những chiếc pâté
chaud thơm hương lạp xưởng còn nóng hổi, có khi còn đi đò qua cồn Hến ăn chè bắp
hoặc đạp xe ra cửa Thuận ngắm biển, rồi… ngẫu hứng làm thơ! Thời gian rảnh rỗi
của chúng tôi được ví như một khoảng lặng trong âm nhạc, để rồi sau đó là dồn dập
bài vở như bão táp phong ba. Cũng dễ hiểu thôi, bởi ở Huế không đủ Giáo sư nên
hằng năm Trường phải mời Giáo Sư từ Sài Gòn về thỉnh giảng. Thời gian eo hẹp
nên mỗi lần có Giáo sư ra, chúng tôi phải chạy vắt giò lên cổ vì chương trình
kéo dài suốt học kỳ được các thầy cô dạy gấp trong chỉ một tuần. Sáng, trưa,
chiều, tối túc trực ở giảng đường, chúng tôi quên ăn quên ngủ, ghi chép muốn rã
tay, đôi khi về nhà giở vở ra thấy cả một mớ bòng bong chả biết mình đang học
môn gì!!!
Các thầy cô Sài Gòn rất nghiêm nghị, toàn những cây đa
cây đề, tác giả nhiều cuốn sách giáo khoa nổi tiếng. Đến nay tôi vẫn còn nhớ cô
Cao Ngọc Phượng dạy môn Thủy Sinh, linh mục Cao Văn Trương dạy về Động Vật
Không Xương Sống, thầy Trần Kim Thạch dạy môn Cổ Sinh Vật Học, thầy Phùng Trung
Ngân dạy về Đơn Tử Diệp… Thầy Phạm Hoàng Hộ –tác giả cuốn Cây Cỏ Miền Nam dạy về
Song Tử Diệp là người cho điểm khắt khe nhất. Nhớ một kỷ niệm về kỳ thi năm đó,
tôi làm bài rất tốt, vậy mà kết quả thật bất ngờ: tôi được thầy cho điểm cao nhất,
đó là 03/ 20 trong khi các bạn tôi đều bị “chống gậy” hết (01/ 20). Không biết
mình bị sai chỗ nào? Đến giờ tôi vẫn nghĩ chưa ra.
Học với các thầy ở Huế thì thong thả hơn, các thầy rất vui vẻ
hòa đồng như thầy Tôn Thất Hanh dạy môn Hóa Vô Cơ, thầy Lê Đình Phòng dạy môn
Hóa Hữu Cơ, thầy Lê Trọng Vinh dạy Sinh Lý Thực Vật, thầy Tân dạy Toán, thầy dạy
Vật Lý tôi quên mất tên… ấn tượng nhất trong tôi là thầy Ngô Đồng –một vị Giáo
sư khôi ngô tuấn tú, văn võ song toàn. Tôi là người yêu chuộng sự hoàn mỹ nên
khi Thầy xuất hiện trên bục giảng, dáng dấp đĩnh đạc và giọng nói ấm áp chuyển
tải nội dung bài học rõ ràng dễ hiểu đã hoàn toàn chinh phục tôi. Có thể nói, hầu
hết các bạn lớp tôi đều yêu quí, nể phục Thầy. Thầy là trưởng phòng thí nghiệm
Thực Vật, có nhiều phụ tá nhưng lúc nào Thầy cũng đứng lớp, hướng dẫn sinh viên
tận tình và cho điểm rất hào phóng, nghĩa là lúc nào cũng A+ hoặc A, ít sinh
viên nào bị điểm B. Nhớ mùa Đại Hội Thể Thao năm đó, trong buổi tiệc ăn mừng thắng
lợi, Thầy đã hát bài Ngàn Năm Mây Bay (Nguyễn Hiền)…
Chiều tím, không gian mênh mang niềm nhớ, mây bay năm xưa còn đó, đâu tìm người hẹn hò… ngàn kiếp mây bay không phai niềm nhớ, thu sang lòng thấy bơ vơ, đời chỉ còn mộng mơ…Ngoài khung cửa, mưa càng lúc càng nặng hạt, và trong phòng, những trái tim cùng xao xuyến… thời gian như ngừng trôi.
Chiều tím, không gian mênh mang niềm nhớ, mây bay năm xưa còn đó, đâu tìm người hẹn hò… ngàn kiếp mây bay không phai niềm nhớ, thu sang lòng thấy bơ vơ, đời chỉ còn mộng mơ…Ngoài khung cửa, mưa càng lúc càng nặng hạt, và trong phòng, những trái tim cùng xao xuyến… thời gian như ngừng trôi.
Ai bảo sinh viên Khoa Học là dân “cù lần”? Thật khó tin. Bằng
chứng là nhóm chúng tôi gồm 3 nàng SPCN năm dự bị và 1 chàng MPC năm thứ ba
đều yêu văn chương nghệ thuật, vào một ngày đẹp trời, chợt có ý nghĩ phải
thành lập một nhóm thơ. Ý nghĩ đó bắt đầu từ sáng thứ hai cho đến chiều thứ bảy,
chàng ghé phòng Động Vật, rủ rê: “Mai chủ nhật, mình họp bàn về nhóm thơ đi.”
Khi đó, ba nàng có giờ “Giải phẩu cá lóc”, đang rầu vì bị ít điểm. “Thôi, ngày
mai tụi này phải mua cá tập mổ lại để tuần sau vớt điểm.” “Thì mổ xong tụi mình
họp luôn, được không?”
Tôi trọ học ở nhà người dì trên đường Ngự Viên (sau đổi là
Nguyễn Du). Nhà to vườn rộng, cây cao bóng mát rất thích hợp cho những buổi họp
mặt học hành hoặc bàn chuyện đủ thứ trên trời dưới đất. Sáng chủ nhật, chúng
tôi đi chợ sớm, chọn mua 3 con cá lóc béo tốt đem về nhà mổ ngang xẻ dọc để
quan sát hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh… Chán chê, 3 “bác sĩ thú y”
cho 3 “bệnh ngư” vào nồi nấu canh chua và kho tộ. Bữa cơm thịnh soạn dọn ra xem
như tiệc ăn mừng ngày thành lập nhóm thơ.
Anh chàng MPC gợi ý: “Đầu tiên phải đặt tên cho nhóm đã.” Bao
nhiêu cái tên được xướng lên là bấy nhiêu ý kiến phản đối. “Sến quá.”, “Sắc máu
quá.”, “Ủy mị quá.”, “Cải lương quá!”… Tôi mở tủ sách lấy ra một tập nhạc:
“Trong này toàn những bài hay. Bây giờ mình giở ra, chầm chày may rủi, gặp tên
chi lấy tên nấy. Chịu không?” “Đồng ý”. Trang nhạc được mở ra, gặp bài “Sóng
Vàng Trên Vịnh Nha Trang.” của Văn Phụng… nơi đây giai nhân say mối tình đầu,
thi nhân mơ thu ngâm khẽ đôi câu, em thơ tung tăng tay hái hoa mầu, riêng tôi
bâng khuâng đưa hồn về đâu… Bốn đứa cùng reo: “Thi nhóm Sóng Vàng! Đúng là
ý Trời, hay không chê vào đâu được” (mèo khen mèo dài đuôi!!! ). Lại ý kiến ý
cò: “Tụi mình bầu trưởng nhóm đi.” “Bầu làm chi cho mệt, ai già khú đế nhất làm
trưởng nhóm cho rồi.” Anh chàng MPC cảm động đến nỗi ngay đêm hôm đó đã sáng
tác nên bài hát cho nhóm… Từ miền xa ước mơ, một làn sóng huy hoàng, một
làn sóng trăng vàng, một làn sóng sông thu. Giòng sông xanh lấp lánh tóc mây mơ
hồ, chờ trăng lên thấp thoáng liễu buông lời thơ.
Chiều hoang liêu tím ngắt ai nhớ thương đôi bờ, rừng xanh xanh mắt biếc gây vấn vương u hoài. Gió cuốn lên Sóng Vàng Sóng Vàng Sóng Vàng Sóng Vàng Sóng Vàng Sóng Vàng Sóng Vàng…theo điệu valse nghe rất hay và đầy lôi cuốn, nhất là khi hai chữ Sóng Vàng được hát lên nhiều lần, dìu dặt thiết tha như những đợt sóng trào lòng… Từ đó, nhóm sáng tác khá đều đặn và gửi bài cho các báo, không phải bài nào cũng được đăng, nhưng cứ ba tháng, chúng tôi lại gom bài ra một tập thơ, đánh máy trên giấy pơ luya, để carbon in nhiều bản. Trưởng nhóm rất khéo tay nên giữ nhiệm vụ đóng bìa và cắt xén. Mỗi lần có tập thơ mới, nhóm thường tổ chức những buổi giới thiệu thơ tại nơi trọ của trưởng nhóm (Đại học xá Nam Giao) trong không khí thân mật, đầy đủ bánh và hoa, cùng bạn bè đến chia vui, đàn hát tưng bừng. Tôi là người đem thiệp đến mời Thầy, Thầy vui vẻ nhận lời và từ đó chúng tôi được nghe Thầy hát nhiều hơn. Đến bây giờ tôi vẫn không quên giọng hát sâu lắng của Thầy qua bản Giấc Mơ Hồi Hương (Vũ Thành)…Lìa xa thành đô yêu dấu, một sớm khi heo may về, lòng khách tha hương vương sầu thương… Tôi chưa nghe ai hát bài này hay bằng Thầy, dù là ca sĩ.
Chiều hoang liêu tím ngắt ai nhớ thương đôi bờ, rừng xanh xanh mắt biếc gây vấn vương u hoài. Gió cuốn lên Sóng Vàng Sóng Vàng Sóng Vàng Sóng Vàng Sóng Vàng Sóng Vàng Sóng Vàng…theo điệu valse nghe rất hay và đầy lôi cuốn, nhất là khi hai chữ Sóng Vàng được hát lên nhiều lần, dìu dặt thiết tha như những đợt sóng trào lòng… Từ đó, nhóm sáng tác khá đều đặn và gửi bài cho các báo, không phải bài nào cũng được đăng, nhưng cứ ba tháng, chúng tôi lại gom bài ra một tập thơ, đánh máy trên giấy pơ luya, để carbon in nhiều bản. Trưởng nhóm rất khéo tay nên giữ nhiệm vụ đóng bìa và cắt xén. Mỗi lần có tập thơ mới, nhóm thường tổ chức những buổi giới thiệu thơ tại nơi trọ của trưởng nhóm (Đại học xá Nam Giao) trong không khí thân mật, đầy đủ bánh và hoa, cùng bạn bè đến chia vui, đàn hát tưng bừng. Tôi là người đem thiệp đến mời Thầy, Thầy vui vẻ nhận lời và từ đó chúng tôi được nghe Thầy hát nhiều hơn. Đến bây giờ tôi vẫn không quên giọng hát sâu lắng của Thầy qua bản Giấc Mơ Hồi Hương (Vũ Thành)…Lìa xa thành đô yêu dấu, một sớm khi heo may về, lòng khách tha hương vương sầu thương… Tôi chưa nghe ai hát bài này hay bằng Thầy, dù là ca sĩ.
Sau khi vào Sài Gòn học năm cuối, rồi ra trường có việc làm ổn
định, những ký ức thời hoa mộng dần rời xa… tôi tưởng không bao giờ gặp lại Thầy.
Nhưng thật bất ngờ, vào một buổi chiều chủ nhật, trời sắp chuyển mưa, Thầy vào
Sài Gòn tìm đến con hẻm nhỏ nhà tôi trên chiếc PC màu xanh giản dị. Thầy gọi
tôi ra Huế trông coi phòng thí nghiệm cho Thầy. Tôi đã từ chối vì không muốn sống
xa gia đình. Sau đó, nghe tin Thầy đi tu nghiệp ở Mỹ. Giữa năm 1974, Thầy trở về
làm Viện Trưởng Viện Đại Học Quảng Đà. Lúc này tôi đang ở Đà Nẵng, nên tìm đến
thăm Thầy. Gặp tôi, Thầy rất vui. Thầy nói Trường đang tuyển Giảng Nghiệm Viên,
hãy nộp đơn vào.
Tôi được chọn đầu tiên, được dành nhiều ưu đãi, nhất là được
phụ trách môn Sinh Học cho các sinh viên năm dự bị. Dạy chưa hết một học kỳ, trời
đất bỗng nổi cơn gió bụi. Trường đóng cửa. Tôi ghé nhà Thầy trả mấy cuốn sách,
thầy trò nhìn nhau không biết nói gì. Đó là lần cuối tôi gặp Thầy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét