Nhà thơ Lưu
Trọng Lư (1911-1991), sinh ra tại làng Cao Lao Hạ, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng
Bình. Ông là kiện tướng trong phong trào Thơ mới, không những thế, ông còn là
một nghệ sĩ đa tài, ông làm thơ, viết truyện ngắn, tiểu thuyết, bút kí, tiểu
luận nhưng người đọc nhớ đến ông nhất là ở lĩnh vực thơ ca.
Là một thi sĩ đa tình và mơ mộng, Lưu Trọng Lư say sưa với tất cả những cái đẹp của con người và tạo vật, tấm lòng ông lúc nào cũng thổn thức, tâm hồn ông lúc nào cũng mơ màng, ông đem xáo trộn thực với mộng, mộng với thực, thổ lộ nên những vần thơ huyền ảo vô cùng. Cho dù là những bài thơ đầu tiên đặt mốc son cho phong trào Thơ mới đến những vần thơ cuối cùng của cuộc đời, Lưu Trọng Lư vẫn luôn để cảm xúc mình giãi bày trên trang giấy, “tiếng thơ ông là tiếng lòng thổn thức cùng hòa theo tiếng thổn thức của lòng ta” (Hoài Thanh).
Trong thơ Lưu Trọng Lư, ta thấy nổi bật lên hình tượng người phụ nữ – đó như là duyên nợ xuyên suốt chặng đường thơ ca của ông. Ông từng tâm sự:
“Trong những tác phẩm của tôi, tôi chỉ có một sự cộng tác rất tầm thường, rất dung dị, rất lương thiện… ấy là sự cộng tác của những người đàn bà. Đôi mắt họ vẫn trong trẻo hiền lành như một bến thu. Tiếng nói của họ vẫn là nhạc điệu của những nhạc điệu. Những con vật xinh xinh ấy biết tỉa lông mày, đánh móng tay nhưng cũng biết nuôi tằm quay tơ và dệt những tấm áo cho thể chất và cho linh hồn của nhân loại”. Đó có thể là những thiếu nữ đang yêu, chờ đợi, nhớ mong hoặc là những nữ thanh niên xung phong trên những chặng đường chống giặc ngoại xâm bước vào thơ hay đó có thể là những người vợ, người mẹ mang những vẻ đẹp, những phẩm chất khiến cảm xúc thi nhân được khơi nguồn.
1.Hình tượng người con gái
Lưu Trọng Lư nổi tiếng với những bài thơ tình. Cũng bởi thế, trong thơ ông có sự say đắm, tôn thờ hình ảnh người thiếu nữ. Đó là nơi gửi gắm tình yêu, nỗi lòng, đó cũng là nơi để cảm xúc thăng hoa. Thơ tình Lưu Trọng Lư mang nỗi sầu, mộng nên nhân vật trữ tình trong thơ cũng không thoát khỏi hai chữ trên. Người ta gọi đó là những “người em sầu mộng”.
Có lúc, đó là cô bé hái mồng tơi hồn nhiên, nhí nhảnh làm say đắm lòng thi sĩ:
Hoa lá quanh nàng lác đác rơi
Cuối vườn đeo giỏ hái mồng tơi
Mồng tơi úa đỏ đôi tay nõn
Cô bé nhìn tay nhí nhảnh cười.
Cách tường tiếng gọi khẽ đưa sang
Rẽ lá cô em trốn vội vàng
Quên giỏ mồng tơi bên dậu vắng
Ta qua nhặt lấy gửi đưa nàng.
(Lá mồng tơi)
Đọc những câu thơ trên, bất chợt ta nhớ đến Người hàng xóm của Nguyễn Bính với “Nhà nàng ở cạnh nhà tôi/ Cách nhau cái giậu mồng tơi xanh rờn”. Nhưng mối tình trong bài thơ của Nguyễn Bính là một mối tình đơn phương, đau khổ. Nhà thơ chỉ chú trọng đến tâm trạng, tình cảm của nhân vật tôi mà không quan tâm nhiều đến cô gái. Còn cô bé hái mồng tơi trong bài thơ này toát lên vẻ đẹp ngây thơ, trong sáng của người thiếu nữ: “Mồng tơi úa đỏ đôi tay nõn/ Cô bé nhìn tay nhí nhảnh cười”. Tuy nhiên, đó chỉ là những kỉ niệm của ngày xưa. Trở về với thực tại, cảnh cũ, người xưa không còn nữa, “Cô bé vườn bên đã lấy chồng”. Câu thơ với tâm trạng luyến tiếc, vấn vương.
Có lúc người con gái trong thơ Lưu Trọng Lư là những cô gái giang hồ đằm thắm, lả lơi:
Hãy nhích lại đưa tay ta nắm
Hãy buông ra đằm thắm nhìn nhau
Rồi trong những phút giây lâu
Mắt sầu gợn sóng lòng đau rộn tình…
(Giang hồ)
Để rồi, những cô gái ấy phận mỏng như cánh hoa, chỉ vì vướng nợ cầm ca mà phải gửi thân nơi đất khách. Đây cũng là một sự chia li, chia li mãi mãi giữa khách tri kỉ – người tri âm.
Đêm nay họa có mình ta
Đốt hương trầm cũ chờ ma dạo đàn
(Giang hồ)
Trong tập thơ Tiếng thu, những người con gái thường là những người trong ước mơ và mộng tưởng của thi nhân. Họ thường là những cô gái đẹp, dệt mộng tình trong đời khiến nhà thơ say đắm, muốn đến gần bên nhưng chẳng bao giờ chạm tới được bỡi đó là “Người em sầu mộng của muôn đời”.
Ai bảo em là giai nhân
Cho đời anh đau khổ
Ai bảo em ngồi bên cửa sổ
Cho vướng víu nợ thi nhân.
(Một mùa đông)
Chỉ cần em trao cho ta “một chút tình” thôi, một chút tình đủ để sưởi ấm tâm hồn đang cô đơn, lạnh lẽo:
Ta chỉ xin em một chút tình
Cho lòng thắm lại với ngày xanh
Sao em quên cả khi chào đón,
Tình ái, chiều xuân đến trước mành?
(Một chút tình)
Nhưng nàng đâu hiểu nổi lòng ta, ta đành phải ôm ấp mối tình ấy trong cô đơn:
Lác đác ngày xuân rụng trước thềm,
Lạnh lùng ta rõi bước chân em,
Âm thầm ấp mối xa xa… vọng;
Đường thế tìm đâu bóng áo xiêm?
(Một chút tình)
Đó còn là những thiếu nữ như nàng tiên trong mộng ảo:
Lộng lẫy trong màu xiêm áo biếc
Như nàng tiên nữ động Quỳnh Diêu
(Hôm qua) Tất cả những người con gái ấy, không một người nào mang lại cho anh hạnh phúc, dù ngắn ngủi. Càng lăn lóc trong trường tình, anh càng tuyệt vọng, càng bế tắc:
Giật mình ta thấy bồ hôi lạnh
Mộng đẹp bên chăn đã biến rồi
Điều này cũng phần nào lí giải vì sao, thơ Lưu Trọng Lư đượm buồn. Mộng thì đẹp nhưng thực tại thật trớ trêu. Bởi thế, đôi lúc nhà thơ thoáng “giật mình” không biết đang ở trong đời hay trong mộng:
Ta mơ trong đời hay trong mộng
Vùng cúc bên ngoài đọng dưới sương
Ta dính đôi tay vào miếng kính,
Giật mình quên hết nỗi đau thương…
(Tình điên)
Hình ảnh người con gái trong tập thơ Tiếng thu là những nhân vật của tình yêu, là nơi Lưu Trọng Lư bộc lộ nỗi lòng. Đó còn như “một thứ trang sức đẹp đẽ tô điểm cho cuộc đời,… Với cái nhìn đó, cố nhiên, người phụ nữ trong thơ anh có đẹp đi chăng nữa cũng chỉ là cái đẹp trong lụa là, trong sự lười biếng, cái đẹp của những con người chỉ biết thổn thức dưới trăng mờ hoặc ngắm mây trời trôi qua khung cửa sổ”[10;19].
Sau Cách mạng, cũng là hình ảnh người con gái làm nhân vật trung tâm, nhưng không còn là những “người em sầu mộng” mà đó là những người con gái của cuộc đời mới, gánh vác việc chung không kém sức trai. Hình ảnh người thiếu nữ Việt Nam là hình tượng khá trọn vẹn và có tính chất lí tưởng: đó là những cô gái Trường Sơn bám chốt mở đường, cô nữ pháo thủ gan dạ, cô nữ sinh sông Hương hăng hái tham gia chiến đấu, người nữ y sĩ lăn lộn giữa rừng để nghiên cứu sốt rét, cô gái đồng chiêm đảm đang cần mẫn… Tuy hoạt động trên nhiều tuyến đường khác nhau nhưng tất cả đều mang tinh thần của những cô gái Trường Sơn.
Mười tám tuổi, em bắt đầu với con đường của Đảng,
Đường đánh Mỹ, đường Bắc Nam xuyên qua
những lèn cao đá phẳng!
Em đạp phăng mười bậc,
Em hạ dốc Ba Thang.
Em đi giữa thác lũ nắng ngàn
Em chấp cả bùn lầy vắt muỗi…
(Đường em làm, đường em đi)
Ông trân trọng và ngợi ca người phụ nữ của thời đại mới. Họ đến từ trong cuộc đời thực và đẹp như một ước mơ, một lí tưởng. Lưu Trọng Lư là một hồn thơ dễ rung động. Người thiếu nữ trong thơ ông đẹp lắm, không phải vẻ đẹp bề ngoài của đôi mắt bồ câu, nét mày thanh tú mà là vẻ đẹp rạng rỡ của một tâm hồn lạc quan, dũng cảm. Trong cuộc đấu tranh chống Mỹ, nhà thơ đã khắc họa người con gái làng quan họ thật đẹp:
Có cô gái Đảng, giao thông viên
Trên đất này, thoăn thoắt bàn chân
Như chiếc thoi đưa, đường ngang chỉ dọc!
(Những dấu chân) Càng đi sâu vào cuộc chiến, cái nhìn của Lưu Trọng Lư đối với những người thiếu nữ sâu sắc hơn, Lưu Trọng Lư thích thú khai thác nét chiến sĩ – thi sĩ trong tâm hồn chị em. Bên cạnh tinh thần lạc quan, dũng cảm là một tâm hồn giàu cảm xúc, dễ rung động trước vẻ đẹp của một cánh hoa, một sắc mây và cả những màu sắc lung linh của những vỏ hà vỏ hến. Trải qua bao khó khăn của cuộc chiến đấu, tâm hồn người phụ nữ vẫn giữ nguyên những nét rung cảm nhẹ nhàng ấy:
Có chuyện gian khổ suối đèo
Có chuyện đau thương bom đạn
Nhưng mắt em vẫn giữ một màu sán lạn
Hến, hà em vẫn giữ sắc lung linh
Mà đường em làm, đường em đi sâu thẳm nghĩa tình
(Đường em làm, đường em đi)
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nơi tuyến lửa hàng ngày có biết bao câu chuyện bình dị mà rất cao đẹp, rất anh hùng. Người con gái sông Gianh kể về một câu chuyện như thế. Anh chiến sĩ hải quân trong một trận chiến đấu đã bị thương, được người nữ quân dân chăm sóc. Trong cơn chập choạng mê tỉnh, khi tỉnh dậy thi cô đã đi rồi. Câu chuyện mà nhà thơ nghe được từ một chiến sĩ, có thực mà đượm chất lãng mạn, đẹp như trong cổ tích. Vốn nhạy cảm và tình nghĩa, nhà thơ đã dựng nên một bài thơ hay. Câu chuyện được kể qua tâm trạng nửa mơ nửa thực của người chiến sĩ bị thương nên hình ảnh cô gái hiện ra với vẻ đẹp vừa thực vừa hư ảo:
Súng nhảy trên vai
Tóc vờn trước gió
Em đuổi giặc giữa ban ngày
Và đêm nay em ngồi quạt đó
Gà trong thôn đã gáy rồi
Lần thứ hai anh mở mắt
Vẫn thấy em ngồi
Vẫn bên giường súng gác
Họ là những cô du kích gan dạ, dũng cảm mà giàu lòng yêu thương. Những người con gái ấy còn lấy cả thân mình bảo vệ sự bình yên cho những con tàu:
Em lấy tuổi xuân xanh
Em lấy cả thân mình
Phủ lên thân tàu yêu dấu
Không những thế, Lưu Trọng Lư còn khắc họa những nữ chiến sĩ miền Nam: chị Trần Thị Lý, Tạ Thị Kiều, Mười Đồng Tháp, Nguyễn Thị Út, Nguyễn Thị Định… Những nhân vật có thật trong cuộc đời đi vào thơ ông càng toát lên vẻ đẹp kiên cường bất khuất. Như vậy, hình tượng người con gái trong thơ Lưu Trọng Lư có bước phát triển ngày càng hoàn thiện vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Từ “cô em sầu mộng” tô điểm cho đời đến hình ảnh nữ thanh niên xung phong cùng chung vai gánh vác trách nhiệm chung của đất nước là một sự hoàn thiện về vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
2.Người thiếu phụ
Không dừng lại ở việc xây dựng hình tượng người con gái, Lưu Trọng Lư còn rất thành công trong việc xây dựng hình tượng người thiếu phụ. Người thiếu phụ trong thơ Lưu trước Cách mạng mang dáng dấp của những người chinh phụ trong “chinh phụ ngâm”. Đó là những người mang tâm trạng cô đơn, buồn khổ vì xa cách người thân. Bài thơ Tiếng thu cho thấy sự tinh tế của Lưu Trọng Lư qua việc nghe những âm thanh của mùa thu:
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ
“Thổn thức”, “rạo rực” là những trạng thái nội tâm thầm kín mà người ta nghe được bằng chính tâm hồn. Người cô phụ không trực tiếp giãi bày nỗi lòng mình. Qua những từ láy giàu chất gợi trên, ta hiểu được nỗi lòng người cô phụ như thế nào. Câu hỏi tu từ “Em không nghe” hay là em không hiểu chính lòng mình, không dám đối diện với chính lòng mình!
Những người thiếu phụ trong thơ xưa của Lưu Trọng Lư thường mang tâm trạng buồn, cô đơn. Không chỉ bài thơ Tiếng thu, cuối bài thơ Một mùa đông, nỗi buồn, sự xa cách được ví như “thiếu phụ bên lầu”:
Thuyền yêu không ghé bến sầu
Như đêm thiếu phụ bên lầu không trăng
(Một mùa đông)
Xa người chồng yêu thương đầu gối tay ấp khác nào “người chinh phụ” xưa ngóng chờ “chinh phu” nơi muôn dặm quan san! Bởi thế, họ lặng thầm gặm nhấm nỗi buồn, nuốt lệ vào trong:
Dặn rồi chàng lại ra đi,
Gượng cười gượng nói lúc phân kỳ,
Buồn không về nuốt lệ,
Âm thầm em nén khúc tương ty
Bên khóm mai gầy một sớm thu,
Lòng sao thắc mắc mối sầu u,
Vắng chàng quên cả lời chàng dặn:
Dạ buồn lại thổi tiếng vi vu.
(Vắng chàng) Tại sao trước Cách mạng, khi viết về người vợ, thơ Lưu Trọng Lư lại thường nhắc tới hình ảnh “chinh phụ”, “cô phụ”? Tập thơ Tiếng thu được viết năm 1939, lúc này thế giới đang xảy ra thế chiến thứ hai nhằm phân chia lại thị trường thế giới của các cường quốc. Còn ở Việt Nam, đất nước ta đang phải chịu cảnh một cổ hai tròng bỡi chế độ phong kiến và ách đô hộ của thực dân. Chứng kiến bao cuộc chia li, nhà thơ là người hiểu hơn ai hết tâm trạng của những người trong cuộc. Bỡi thế, những người vợ trong thơ xưa của Lưu Trọng Lư thường mang tâm trạng buồn, cô đơn, lặng lẽ chờ đợi trong xa cách.
Cách mạng tháng Tám như một luồng gió làm bừng tỉnh những người cô phụ xưa. Chiến tranh vẫn còn, nhưng đất nước ta không còn sống trong sự u ám không lối thoát. Giờ đây, dưới ngọn cờ của Đảng, con người trở nên lạc quan và có một niềm tin son sắc vào tương lai của đất nước cho dù cuộc chiến đấu gian khổ có gian khổ, ác liệt:
Giặc có đốt thiêu đồng
Lúa mùa sau lại mọc
Giặc có dồn cướp thóc
Thóc lại cướp trở về
Hôm trước giặc dựng tề
Hôm sau mình lại hạ
(Ngò cải đơm hoa) Họ chăm lo sản xuất, làm hậu phương vững chắc cho tiền tuyến và chờ người thân trở về. Để rồi, niềm vui thật sự đã đến, quân giặc đã thua trận, anh trở về giữa đoàn quân chiến thắng: “Ôi anh đã về đây/ Giữa đoàn quân chiến thắng!”
Đặc biệt, với bài thơ dài Trăng xoan, Lưu Trọng Lư đã miêu tả người phụ nữ hậu phương đảm đang khi chồng đang chiến đấu ở chiến trường xa. Lúc này, tình yêu, hạnh phúc lứa đôi gắn với vận mệnh chung của dân tộc. Tuy ít nhiều vẫn phảng phất không khí một chinh phụ ngâm nhưng khác về bản chất vì người chồng ra đi vì độc lập tự do của dân tộc và người vợ không thụ động, xót xa chờ đợi mà giỏi việc nước, đảm việc nhà với tinh thần của người chiến sĩ hậu phương. Họ còn luôn “Giữ mình một tiết sắt son”:
Giữ mình một tiết sắt son
Nắm chặt bốn “tao” đạo nghĩa:
Tao trung với nước hiếu với dân, Bác thường dặn kĩ
Tao trọn nghĩa vợ chồng
Tao dưới dạy con ngoan
Trên thờ kính mẹ!
(Trăng xoan)
Bài thơ trên dưới một trăm câu đã khắc họa thành công hình tượng người phụ nữ trong thời đại mới như lời đề từ của bài thơ: “kính dâng Đảng, Người đã tạo ra sự nghiệp lớn lao của người phụ nữ trong thời đại mới”.
Có lúc người vợ không giấu được giọt nước mắt của sự nhớ mong. Đọc những câu thơ sau ta không khỏi bồi hồi cảm động:
Có lần thư anh bặt vắng
Tìm áo cũ ngồi khâu
Nhìn con ong hút nhụy hoa bầu
Bụi đâu vướng mắt em nhặm đỏ:
Nước mắt vô cớ chảy hoài
(Trăng xoan) Nhưng không vì thế mà người phụ nữ yếu lòng, trái lại, họ kiên trinh, vững chí thay chồng truyền cho con lòng yêu Tổ quốc, tiếp bước con đường của cha anh:
Em dạy con: Tự do, Độc lập
Em dạy con: Hòa bình, hạnh phúc
Và em dạy con súng luyện gươm mài
Nếm mùi gian khổ, hạt muối cắn đôi
Khi quỷ chưa lùi về địa ngục
Đường anh đi, em sẽ dạy con đi
(Trăng xoan)
Như vậy, nếu thơ xưa, hình tượng người thiếu phụ trong thơ Lưu Trọng Lư là những người cô phụ mang dáng dấp chinh phụ xưa thì những vần thơ sau Cách mạng, ông không làm mất đi bóng dáng xưa của người phụ nữ mà là một sự hoàn thiện về phẩm chất, nhận thức, những người thiếu phụ lúc này là “Người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới”.
3.Người mẹ
Tác giả từng trân trọng bày tỏ: “và người đàn bà thứ nhất đã chiếm giữ cả tâm hồn bừng sương của tôi là mẹ tôi”. Hình ảnh ấy đã đi vào thơ ca của ông qua những bài thơ viết về người mẹ, không chỉ là người mẹ của riêng ông mà là những người mẹ trên khắp đất nước Việt Nam. Trong tập thơ Tiếng thu, bài thơ Nắng mới đưa người đọc trở về với nỗi nhớ về người mẹ đã khuất.
Tôi nhớ me tôi thuở thiếu thời
Lúc người còn sống tôi lên mười
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội
Áo đỏ người đưa trước dậu phơi
Câu thơ vừa như thủ thỉ, tâm sự, vừa như bâng quơ xa vắng, vừa như xốn xang náo nức: “Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội”. Hình ảnh chiếc áo đỏ mẹ phơi năm xưa vẫn cháy lên trong lòng nhà thơ một nỗi nhớ khôn nguôi.
Bài thơ kết thúc bằng việc dựng lại hình ảnh thật lúc đang sống của mẹ, từ bước đi đến dáng đứng, nụ cười, hàm răng của người mẹ Việt Nam xưa:
Hình dáng me tôi chửa xóa mờ
Hãy còn mường tượng lúc vào ra
Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè trước dậu phơi
Cả bài thơ chan hòa trong ánh nắng và nỗi nhớ. Và hình ảnh người mẹ hiện về dần dần trong tâm trí nhà thơ và đọng mãi trong kí ức người đọc với ấn tượng khó quên.
Vẫn bóng dáng người mẹ thuở nào nhưng nay cuộc đời và tư tưởng người mẹ đã đổi khác. Những người mẹ không còn phải sống trong cảnh “làm lẻ”, âm thầm chịu đựng nữa. Họ yêu thương chồng con đằm thắm hơn trước và hiểu ra chân lí: “Nước mất thì nhà tan”. Tiễn con đi bộ đội, có người mẹ nào không khỏi bồi hồi, thương nhớ nhưng mẹ cũng rất tự hào bỡi con là chiến sĩ. Tác giả thấy rõ sự đấu tranh trong tư tưởng người mẹ:
Tiễn con đi, sao khỏi bồi hồi
Con lớn, mẹ vẫn theo con từng bước
Ừ! Con mẹ ra đi vì việc nước
Với trai làng con giết giặc ngoại xâm
(Buổi đầu vỗ cánh) Mới ngày nào con còn bé, chập chững những bước chân vào đời, vậy mà nay con đã có thể cầm súng diệt giặc ngoại xâm, người mẹ không khỏi xúc động:
Con tôi mới đó bây giờ
Nước mắt mẹ long lanh, nhìn con đi buổi đầu vỗ cánh!
(Buổi đầu vỗ cánh)
Mẹ không chỉ tiễn con đi đánh giặc mà khi giặc đến nhà, chính các mẹ cũng tham gia chiến đấu. Các bà mẹ đã tiếp nối truyền thống đánh giặc của bà Trưng, bà Triệu ngày xưa. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, khắp nơi trên đất nước đều xuất hiện những người mẹ anh hùng. Trong thơ Lư Trọng Lư, hình ảnh một bà mẹ ở Hàm Rồng như một bức tranh nổi bật trên nền trời:
Một núi bom tan, một mẹ ngồi
Tay bưng bát nước miệng đưa mời
Ráng chiều đỏ ối cầu sông Mã
Pháo thủ bài ca vút tận trời.
(Mẫu nhật kí về Hàm Rồng)
Ở tập thơ Bài ca tự tình, Một mẹ tiễn con đi, một mẹ đón con về là một bài thơ cảm động. Đó là những bà mẹ Việt Nam anh hùng đùm bọc bộ đội như chính những người con thân yêu của mình:
Dằng dặc con về đây Tóc mẹ bạc phơ tóc con chừ lấm chấm
Nước mắt mười năm con uống cạn đêm nay!…
Với những bàn tay mẹ già: vẫy vẫy
Cho khắp nghĩa tình không biên giới
Một mẹ tiễn con đi, một mẹ đón con về.
Và như thế, những người chiến sĩ không chỉ có người mẹ dứt ruột sinh ra anh là thương anh, họ còn có tình thương của những người mẹ đã đùm bọc anh trong gian khổ của cuộc chiến, làm ấm lòng anh ở những nơi xa xôi của Tổ quốc. Tình thương của những người mẹ thật bao la.
Nhắc đến hình ảnh người mẹ, ta nhớ đến người mẹ tảo tần một nắng hai sương, một đời vì chồng vì con. Trong bài thơ Dòng nước mắt với lời đề từ là những câu thơ về mẹ được trích từ bài thơ Nắng mới, tác giả kể về mẹ mình, người mẹ có cuộc đời cực khổ lầm than. Từ đây, nhà thơ liên tưởng đến bao người mẹ khác ở phương Nam, phương Bắc, phương Tây, mỗi người một số phận, song đều có điểm chung là những dòng nước mắt không thể xóa hết những đau thương mà các mẹ đang gánh:
Dẫu có dăm ba dòng nước mắt
Cũng không xối nóng một kiếp người
Như từng giọt nến tàn rơi
Trong cõi nhân sinh lụn dần từng số phận
(Dòng nước mắt)
Người viết không rõ bài thơ viết vào năm nào, thiết nghĩ đây là những dòng thơ suy ngẫm về cuộc đời của mẹ nhà thơ, từ đó suy ngẫm về cuộc đời của những người mẹ trên đất nước này. Như vậy, khi viết về người mẹ, Lưu Trọng Lư đã viết với tất cả tấm lòng của một người con nhớ về mẹ, thấu hiểu mẹ hơn ai hết. Đúng là hình ảnh người mẹ đã chiếm tất cả tâm hồn Lưu Trọng Lư. Mặc dù ông mồ côi mẹ rất sớm nhưng tình cảm của ông, tấm lòng của ông đối với những người mẹ thì không ai có thể phủ nhận được
Tiểu kết
Với một trái tim đầy trân trọng và yêu thương, Lưu Trọng Lư đã khắc họa khá trọn vẹn hình tượng người phụ nữ Việt Nam từ hình ảnh những người thiếu nữ mang tình yêu đến cho cuộc đời đến những người vợ, người mẹ có tình thương bao la. Người phụ nữ ở giai đoạn nào trong thơ Lư đều toát lên những phẩm chất đáng yêu, đáng quý. Tuy có đôi chỗ lời thơ hơi dài dòng, cảm xúc dàn trải, ủy mị nhưng một điều không thể phủ nhận là Lưu Trọng Lư đã viết bằng cả trái tim, bằng tất cả tấm lòng mình. Dù giai đoạn trước hay sau Cách mạng, ông vẫn lấy tình cảm làm gốc sáng tạo cho thơ, tiếng thơ ông như Hoài Thanh từng nhận xét “là tiếng lòng thổn thức cùng hòa theo tiếng thổn thức của lòng ta”.
Là một thi sĩ đa tình và mơ mộng, Lưu Trọng Lư say sưa với tất cả những cái đẹp của con người và tạo vật, tấm lòng ông lúc nào cũng thổn thức, tâm hồn ông lúc nào cũng mơ màng, ông đem xáo trộn thực với mộng, mộng với thực, thổ lộ nên những vần thơ huyền ảo vô cùng. Cho dù là những bài thơ đầu tiên đặt mốc son cho phong trào Thơ mới đến những vần thơ cuối cùng của cuộc đời, Lưu Trọng Lư vẫn luôn để cảm xúc mình giãi bày trên trang giấy, “tiếng thơ ông là tiếng lòng thổn thức cùng hòa theo tiếng thổn thức của lòng ta” (Hoài Thanh).
Trong thơ Lưu Trọng Lư, ta thấy nổi bật lên hình tượng người phụ nữ – đó như là duyên nợ xuyên suốt chặng đường thơ ca của ông. Ông từng tâm sự:
“Trong những tác phẩm của tôi, tôi chỉ có một sự cộng tác rất tầm thường, rất dung dị, rất lương thiện… ấy là sự cộng tác của những người đàn bà. Đôi mắt họ vẫn trong trẻo hiền lành như một bến thu. Tiếng nói của họ vẫn là nhạc điệu của những nhạc điệu. Những con vật xinh xinh ấy biết tỉa lông mày, đánh móng tay nhưng cũng biết nuôi tằm quay tơ và dệt những tấm áo cho thể chất và cho linh hồn của nhân loại”. Đó có thể là những thiếu nữ đang yêu, chờ đợi, nhớ mong hoặc là những nữ thanh niên xung phong trên những chặng đường chống giặc ngoại xâm bước vào thơ hay đó có thể là những người vợ, người mẹ mang những vẻ đẹp, những phẩm chất khiến cảm xúc thi nhân được khơi nguồn.
1.Hình tượng người con gái
Lưu Trọng Lư nổi tiếng với những bài thơ tình. Cũng bởi thế, trong thơ ông có sự say đắm, tôn thờ hình ảnh người thiếu nữ. Đó là nơi gửi gắm tình yêu, nỗi lòng, đó cũng là nơi để cảm xúc thăng hoa. Thơ tình Lưu Trọng Lư mang nỗi sầu, mộng nên nhân vật trữ tình trong thơ cũng không thoát khỏi hai chữ trên. Người ta gọi đó là những “người em sầu mộng”.
Có lúc, đó là cô bé hái mồng tơi hồn nhiên, nhí nhảnh làm say đắm lòng thi sĩ:
Hoa lá quanh nàng lác đác rơi
Cuối vườn đeo giỏ hái mồng tơi
Mồng tơi úa đỏ đôi tay nõn
Cô bé nhìn tay nhí nhảnh cười.
Cách tường tiếng gọi khẽ đưa sang
Rẽ lá cô em trốn vội vàng
Quên giỏ mồng tơi bên dậu vắng
Ta qua nhặt lấy gửi đưa nàng.
(Lá mồng tơi)
Đọc những câu thơ trên, bất chợt ta nhớ đến Người hàng xóm của Nguyễn Bính với “Nhà nàng ở cạnh nhà tôi/ Cách nhau cái giậu mồng tơi xanh rờn”. Nhưng mối tình trong bài thơ của Nguyễn Bính là một mối tình đơn phương, đau khổ. Nhà thơ chỉ chú trọng đến tâm trạng, tình cảm của nhân vật tôi mà không quan tâm nhiều đến cô gái. Còn cô bé hái mồng tơi trong bài thơ này toát lên vẻ đẹp ngây thơ, trong sáng của người thiếu nữ: “Mồng tơi úa đỏ đôi tay nõn/ Cô bé nhìn tay nhí nhảnh cười”. Tuy nhiên, đó chỉ là những kỉ niệm của ngày xưa. Trở về với thực tại, cảnh cũ, người xưa không còn nữa, “Cô bé vườn bên đã lấy chồng”. Câu thơ với tâm trạng luyến tiếc, vấn vương.
Có lúc người con gái trong thơ Lưu Trọng Lư là những cô gái giang hồ đằm thắm, lả lơi:
Hãy nhích lại đưa tay ta nắm
Hãy buông ra đằm thắm nhìn nhau
Rồi trong những phút giây lâu
Mắt sầu gợn sóng lòng đau rộn tình…
(Giang hồ)
Để rồi, những cô gái ấy phận mỏng như cánh hoa, chỉ vì vướng nợ cầm ca mà phải gửi thân nơi đất khách. Đây cũng là một sự chia li, chia li mãi mãi giữa khách tri kỉ – người tri âm.
Đêm nay họa có mình ta
Đốt hương trầm cũ chờ ma dạo đàn
(Giang hồ)
Trong tập thơ Tiếng thu, những người con gái thường là những người trong ước mơ và mộng tưởng của thi nhân. Họ thường là những cô gái đẹp, dệt mộng tình trong đời khiến nhà thơ say đắm, muốn đến gần bên nhưng chẳng bao giờ chạm tới được bỡi đó là “Người em sầu mộng của muôn đời”.
Ai bảo em là giai nhân
Cho đời anh đau khổ
Ai bảo em ngồi bên cửa sổ
Cho vướng víu nợ thi nhân.
(Một mùa đông)
Chỉ cần em trao cho ta “một chút tình” thôi, một chút tình đủ để sưởi ấm tâm hồn đang cô đơn, lạnh lẽo:
Ta chỉ xin em một chút tình
Cho lòng thắm lại với ngày xanh
Sao em quên cả khi chào đón,
Tình ái, chiều xuân đến trước mành?
(Một chút tình)
Nhưng nàng đâu hiểu nổi lòng ta, ta đành phải ôm ấp mối tình ấy trong cô đơn:
Lác đác ngày xuân rụng trước thềm,
Lạnh lùng ta rõi bước chân em,
Âm thầm ấp mối xa xa… vọng;
Đường thế tìm đâu bóng áo xiêm?
(Một chút tình)
Đó còn là những thiếu nữ như nàng tiên trong mộng ảo:
Lộng lẫy trong màu xiêm áo biếc
Như nàng tiên nữ động Quỳnh Diêu
(Hôm qua) Tất cả những người con gái ấy, không một người nào mang lại cho anh hạnh phúc, dù ngắn ngủi. Càng lăn lóc trong trường tình, anh càng tuyệt vọng, càng bế tắc:
Giật mình ta thấy bồ hôi lạnh
Mộng đẹp bên chăn đã biến rồi
Điều này cũng phần nào lí giải vì sao, thơ Lưu Trọng Lư đượm buồn. Mộng thì đẹp nhưng thực tại thật trớ trêu. Bởi thế, đôi lúc nhà thơ thoáng “giật mình” không biết đang ở trong đời hay trong mộng:
Ta mơ trong đời hay trong mộng
Vùng cúc bên ngoài đọng dưới sương
Ta dính đôi tay vào miếng kính,
Giật mình quên hết nỗi đau thương…
(Tình điên)
Hình ảnh người con gái trong tập thơ Tiếng thu là những nhân vật của tình yêu, là nơi Lưu Trọng Lư bộc lộ nỗi lòng. Đó còn như “một thứ trang sức đẹp đẽ tô điểm cho cuộc đời,… Với cái nhìn đó, cố nhiên, người phụ nữ trong thơ anh có đẹp đi chăng nữa cũng chỉ là cái đẹp trong lụa là, trong sự lười biếng, cái đẹp của những con người chỉ biết thổn thức dưới trăng mờ hoặc ngắm mây trời trôi qua khung cửa sổ”[10;19].
Sau Cách mạng, cũng là hình ảnh người con gái làm nhân vật trung tâm, nhưng không còn là những “người em sầu mộng” mà đó là những người con gái của cuộc đời mới, gánh vác việc chung không kém sức trai. Hình ảnh người thiếu nữ Việt Nam là hình tượng khá trọn vẹn và có tính chất lí tưởng: đó là những cô gái Trường Sơn bám chốt mở đường, cô nữ pháo thủ gan dạ, cô nữ sinh sông Hương hăng hái tham gia chiến đấu, người nữ y sĩ lăn lộn giữa rừng để nghiên cứu sốt rét, cô gái đồng chiêm đảm đang cần mẫn… Tuy hoạt động trên nhiều tuyến đường khác nhau nhưng tất cả đều mang tinh thần của những cô gái Trường Sơn.
Mười tám tuổi, em bắt đầu với con đường của Đảng,
Đường đánh Mỹ, đường Bắc Nam xuyên qua
những lèn cao đá phẳng!
Em đạp phăng mười bậc,
Em hạ dốc Ba Thang.
Em đi giữa thác lũ nắng ngàn
Em chấp cả bùn lầy vắt muỗi…
(Đường em làm, đường em đi)
Ông trân trọng và ngợi ca người phụ nữ của thời đại mới. Họ đến từ trong cuộc đời thực và đẹp như một ước mơ, một lí tưởng. Lưu Trọng Lư là một hồn thơ dễ rung động. Người thiếu nữ trong thơ ông đẹp lắm, không phải vẻ đẹp bề ngoài của đôi mắt bồ câu, nét mày thanh tú mà là vẻ đẹp rạng rỡ của một tâm hồn lạc quan, dũng cảm. Trong cuộc đấu tranh chống Mỹ, nhà thơ đã khắc họa người con gái làng quan họ thật đẹp:
Có cô gái Đảng, giao thông viên
Trên đất này, thoăn thoắt bàn chân
Như chiếc thoi đưa, đường ngang chỉ dọc!
(Những dấu chân) Càng đi sâu vào cuộc chiến, cái nhìn của Lưu Trọng Lư đối với những người thiếu nữ sâu sắc hơn, Lưu Trọng Lư thích thú khai thác nét chiến sĩ – thi sĩ trong tâm hồn chị em. Bên cạnh tinh thần lạc quan, dũng cảm là một tâm hồn giàu cảm xúc, dễ rung động trước vẻ đẹp của một cánh hoa, một sắc mây và cả những màu sắc lung linh của những vỏ hà vỏ hến. Trải qua bao khó khăn của cuộc chiến đấu, tâm hồn người phụ nữ vẫn giữ nguyên những nét rung cảm nhẹ nhàng ấy:
Có chuyện gian khổ suối đèo
Có chuyện đau thương bom đạn
Nhưng mắt em vẫn giữ một màu sán lạn
Hến, hà em vẫn giữ sắc lung linh
Mà đường em làm, đường em đi sâu thẳm nghĩa tình
(Đường em làm, đường em đi)
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nơi tuyến lửa hàng ngày có biết bao câu chuyện bình dị mà rất cao đẹp, rất anh hùng. Người con gái sông Gianh kể về một câu chuyện như thế. Anh chiến sĩ hải quân trong một trận chiến đấu đã bị thương, được người nữ quân dân chăm sóc. Trong cơn chập choạng mê tỉnh, khi tỉnh dậy thi cô đã đi rồi. Câu chuyện mà nhà thơ nghe được từ một chiến sĩ, có thực mà đượm chất lãng mạn, đẹp như trong cổ tích. Vốn nhạy cảm và tình nghĩa, nhà thơ đã dựng nên một bài thơ hay. Câu chuyện được kể qua tâm trạng nửa mơ nửa thực của người chiến sĩ bị thương nên hình ảnh cô gái hiện ra với vẻ đẹp vừa thực vừa hư ảo:
Súng nhảy trên vai
Tóc vờn trước gió
Em đuổi giặc giữa ban ngày
Và đêm nay em ngồi quạt đó
Gà trong thôn đã gáy rồi
Lần thứ hai anh mở mắt
Vẫn thấy em ngồi
Vẫn bên giường súng gác
Họ là những cô du kích gan dạ, dũng cảm mà giàu lòng yêu thương. Những người con gái ấy còn lấy cả thân mình bảo vệ sự bình yên cho những con tàu:
Em lấy tuổi xuân xanh
Em lấy cả thân mình
Phủ lên thân tàu yêu dấu
Không những thế, Lưu Trọng Lư còn khắc họa những nữ chiến sĩ miền Nam: chị Trần Thị Lý, Tạ Thị Kiều, Mười Đồng Tháp, Nguyễn Thị Út, Nguyễn Thị Định… Những nhân vật có thật trong cuộc đời đi vào thơ ông càng toát lên vẻ đẹp kiên cường bất khuất. Như vậy, hình tượng người con gái trong thơ Lưu Trọng Lư có bước phát triển ngày càng hoàn thiện vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Từ “cô em sầu mộng” tô điểm cho đời đến hình ảnh nữ thanh niên xung phong cùng chung vai gánh vác trách nhiệm chung của đất nước là một sự hoàn thiện về vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
2.Người thiếu phụ
Không dừng lại ở việc xây dựng hình tượng người con gái, Lưu Trọng Lư còn rất thành công trong việc xây dựng hình tượng người thiếu phụ. Người thiếu phụ trong thơ Lưu trước Cách mạng mang dáng dấp của những người chinh phụ trong “chinh phụ ngâm”. Đó là những người mang tâm trạng cô đơn, buồn khổ vì xa cách người thân. Bài thơ Tiếng thu cho thấy sự tinh tế của Lưu Trọng Lư qua việc nghe những âm thanh của mùa thu:
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ
“Thổn thức”, “rạo rực” là những trạng thái nội tâm thầm kín mà người ta nghe được bằng chính tâm hồn. Người cô phụ không trực tiếp giãi bày nỗi lòng mình. Qua những từ láy giàu chất gợi trên, ta hiểu được nỗi lòng người cô phụ như thế nào. Câu hỏi tu từ “Em không nghe” hay là em không hiểu chính lòng mình, không dám đối diện với chính lòng mình!
Những người thiếu phụ trong thơ xưa của Lưu Trọng Lư thường mang tâm trạng buồn, cô đơn. Không chỉ bài thơ Tiếng thu, cuối bài thơ Một mùa đông, nỗi buồn, sự xa cách được ví như “thiếu phụ bên lầu”:
Thuyền yêu không ghé bến sầu
Như đêm thiếu phụ bên lầu không trăng
(Một mùa đông)
Xa người chồng yêu thương đầu gối tay ấp khác nào “người chinh phụ” xưa ngóng chờ “chinh phu” nơi muôn dặm quan san! Bởi thế, họ lặng thầm gặm nhấm nỗi buồn, nuốt lệ vào trong:
Dặn rồi chàng lại ra đi,
Gượng cười gượng nói lúc phân kỳ,
Buồn không về nuốt lệ,
Âm thầm em nén khúc tương ty
Bên khóm mai gầy một sớm thu,
Lòng sao thắc mắc mối sầu u,
Vắng chàng quên cả lời chàng dặn:
Dạ buồn lại thổi tiếng vi vu.
(Vắng chàng) Tại sao trước Cách mạng, khi viết về người vợ, thơ Lưu Trọng Lư lại thường nhắc tới hình ảnh “chinh phụ”, “cô phụ”? Tập thơ Tiếng thu được viết năm 1939, lúc này thế giới đang xảy ra thế chiến thứ hai nhằm phân chia lại thị trường thế giới của các cường quốc. Còn ở Việt Nam, đất nước ta đang phải chịu cảnh một cổ hai tròng bỡi chế độ phong kiến và ách đô hộ của thực dân. Chứng kiến bao cuộc chia li, nhà thơ là người hiểu hơn ai hết tâm trạng của những người trong cuộc. Bỡi thế, những người vợ trong thơ xưa của Lưu Trọng Lư thường mang tâm trạng buồn, cô đơn, lặng lẽ chờ đợi trong xa cách.
Cách mạng tháng Tám như một luồng gió làm bừng tỉnh những người cô phụ xưa. Chiến tranh vẫn còn, nhưng đất nước ta không còn sống trong sự u ám không lối thoát. Giờ đây, dưới ngọn cờ của Đảng, con người trở nên lạc quan và có một niềm tin son sắc vào tương lai của đất nước cho dù cuộc chiến đấu gian khổ có gian khổ, ác liệt:
Giặc có đốt thiêu đồng
Lúa mùa sau lại mọc
Giặc có dồn cướp thóc
Thóc lại cướp trở về
Hôm trước giặc dựng tề
Hôm sau mình lại hạ
(Ngò cải đơm hoa) Họ chăm lo sản xuất, làm hậu phương vững chắc cho tiền tuyến và chờ người thân trở về. Để rồi, niềm vui thật sự đã đến, quân giặc đã thua trận, anh trở về giữa đoàn quân chiến thắng: “Ôi anh đã về đây/ Giữa đoàn quân chiến thắng!”
Đặc biệt, với bài thơ dài Trăng xoan, Lưu Trọng Lư đã miêu tả người phụ nữ hậu phương đảm đang khi chồng đang chiến đấu ở chiến trường xa. Lúc này, tình yêu, hạnh phúc lứa đôi gắn với vận mệnh chung của dân tộc. Tuy ít nhiều vẫn phảng phất không khí một chinh phụ ngâm nhưng khác về bản chất vì người chồng ra đi vì độc lập tự do của dân tộc và người vợ không thụ động, xót xa chờ đợi mà giỏi việc nước, đảm việc nhà với tinh thần của người chiến sĩ hậu phương. Họ còn luôn “Giữ mình một tiết sắt son”:
Giữ mình một tiết sắt son
Nắm chặt bốn “tao” đạo nghĩa:
Tao trung với nước hiếu với dân, Bác thường dặn kĩ
Tao trọn nghĩa vợ chồng
Tao dưới dạy con ngoan
Trên thờ kính mẹ!
(Trăng xoan)
Bài thơ trên dưới một trăm câu đã khắc họa thành công hình tượng người phụ nữ trong thời đại mới như lời đề từ của bài thơ: “kính dâng Đảng, Người đã tạo ra sự nghiệp lớn lao của người phụ nữ trong thời đại mới”.
Có lúc người vợ không giấu được giọt nước mắt của sự nhớ mong. Đọc những câu thơ sau ta không khỏi bồi hồi cảm động:
Có lần thư anh bặt vắng
Tìm áo cũ ngồi khâu
Nhìn con ong hút nhụy hoa bầu
Bụi đâu vướng mắt em nhặm đỏ:
Nước mắt vô cớ chảy hoài
(Trăng xoan) Nhưng không vì thế mà người phụ nữ yếu lòng, trái lại, họ kiên trinh, vững chí thay chồng truyền cho con lòng yêu Tổ quốc, tiếp bước con đường của cha anh:
Em dạy con: Tự do, Độc lập
Em dạy con: Hòa bình, hạnh phúc
Và em dạy con súng luyện gươm mài
Nếm mùi gian khổ, hạt muối cắn đôi
Khi quỷ chưa lùi về địa ngục
Đường anh đi, em sẽ dạy con đi
(Trăng xoan)
Như vậy, nếu thơ xưa, hình tượng người thiếu phụ trong thơ Lưu Trọng Lư là những người cô phụ mang dáng dấp chinh phụ xưa thì những vần thơ sau Cách mạng, ông không làm mất đi bóng dáng xưa của người phụ nữ mà là một sự hoàn thiện về phẩm chất, nhận thức, những người thiếu phụ lúc này là “Người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới”.
3.Người mẹ
Tác giả từng trân trọng bày tỏ: “và người đàn bà thứ nhất đã chiếm giữ cả tâm hồn bừng sương của tôi là mẹ tôi”. Hình ảnh ấy đã đi vào thơ ca của ông qua những bài thơ viết về người mẹ, không chỉ là người mẹ của riêng ông mà là những người mẹ trên khắp đất nước Việt Nam. Trong tập thơ Tiếng thu, bài thơ Nắng mới đưa người đọc trở về với nỗi nhớ về người mẹ đã khuất.
Tôi nhớ me tôi thuở thiếu thời
Lúc người còn sống tôi lên mười
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội
Áo đỏ người đưa trước dậu phơi
Câu thơ vừa như thủ thỉ, tâm sự, vừa như bâng quơ xa vắng, vừa như xốn xang náo nức: “Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội”. Hình ảnh chiếc áo đỏ mẹ phơi năm xưa vẫn cháy lên trong lòng nhà thơ một nỗi nhớ khôn nguôi.
Bài thơ kết thúc bằng việc dựng lại hình ảnh thật lúc đang sống của mẹ, từ bước đi đến dáng đứng, nụ cười, hàm răng của người mẹ Việt Nam xưa:
Hình dáng me tôi chửa xóa mờ
Hãy còn mường tượng lúc vào ra
Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè trước dậu phơi
Cả bài thơ chan hòa trong ánh nắng và nỗi nhớ. Và hình ảnh người mẹ hiện về dần dần trong tâm trí nhà thơ và đọng mãi trong kí ức người đọc với ấn tượng khó quên.
Vẫn bóng dáng người mẹ thuở nào nhưng nay cuộc đời và tư tưởng người mẹ đã đổi khác. Những người mẹ không còn phải sống trong cảnh “làm lẻ”, âm thầm chịu đựng nữa. Họ yêu thương chồng con đằm thắm hơn trước và hiểu ra chân lí: “Nước mất thì nhà tan”. Tiễn con đi bộ đội, có người mẹ nào không khỏi bồi hồi, thương nhớ nhưng mẹ cũng rất tự hào bỡi con là chiến sĩ. Tác giả thấy rõ sự đấu tranh trong tư tưởng người mẹ:
Tiễn con đi, sao khỏi bồi hồi
Con lớn, mẹ vẫn theo con từng bước
Ừ! Con mẹ ra đi vì việc nước
Với trai làng con giết giặc ngoại xâm
(Buổi đầu vỗ cánh) Mới ngày nào con còn bé, chập chững những bước chân vào đời, vậy mà nay con đã có thể cầm súng diệt giặc ngoại xâm, người mẹ không khỏi xúc động:
Con tôi mới đó bây giờ
Nước mắt mẹ long lanh, nhìn con đi buổi đầu vỗ cánh!
(Buổi đầu vỗ cánh)
Mẹ không chỉ tiễn con đi đánh giặc mà khi giặc đến nhà, chính các mẹ cũng tham gia chiến đấu. Các bà mẹ đã tiếp nối truyền thống đánh giặc của bà Trưng, bà Triệu ngày xưa. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, khắp nơi trên đất nước đều xuất hiện những người mẹ anh hùng. Trong thơ Lư Trọng Lư, hình ảnh một bà mẹ ở Hàm Rồng như một bức tranh nổi bật trên nền trời:
Một núi bom tan, một mẹ ngồi
Tay bưng bát nước miệng đưa mời
Ráng chiều đỏ ối cầu sông Mã
Pháo thủ bài ca vút tận trời.
(Mẫu nhật kí về Hàm Rồng)
Ở tập thơ Bài ca tự tình, Một mẹ tiễn con đi, một mẹ đón con về là một bài thơ cảm động. Đó là những bà mẹ Việt Nam anh hùng đùm bọc bộ đội như chính những người con thân yêu của mình:
Dằng dặc con về đây Tóc mẹ bạc phơ tóc con chừ lấm chấm
Nước mắt mười năm con uống cạn đêm nay!…
Với những bàn tay mẹ già: vẫy vẫy
Cho khắp nghĩa tình không biên giới
Một mẹ tiễn con đi, một mẹ đón con về.
Và như thế, những người chiến sĩ không chỉ có người mẹ dứt ruột sinh ra anh là thương anh, họ còn có tình thương của những người mẹ đã đùm bọc anh trong gian khổ của cuộc chiến, làm ấm lòng anh ở những nơi xa xôi của Tổ quốc. Tình thương của những người mẹ thật bao la.
Nhắc đến hình ảnh người mẹ, ta nhớ đến người mẹ tảo tần một nắng hai sương, một đời vì chồng vì con. Trong bài thơ Dòng nước mắt với lời đề từ là những câu thơ về mẹ được trích từ bài thơ Nắng mới, tác giả kể về mẹ mình, người mẹ có cuộc đời cực khổ lầm than. Từ đây, nhà thơ liên tưởng đến bao người mẹ khác ở phương Nam, phương Bắc, phương Tây, mỗi người một số phận, song đều có điểm chung là những dòng nước mắt không thể xóa hết những đau thương mà các mẹ đang gánh:
Dẫu có dăm ba dòng nước mắt
Cũng không xối nóng một kiếp người
Như từng giọt nến tàn rơi
Trong cõi nhân sinh lụn dần từng số phận
(Dòng nước mắt)
Người viết không rõ bài thơ viết vào năm nào, thiết nghĩ đây là những dòng thơ suy ngẫm về cuộc đời của mẹ nhà thơ, từ đó suy ngẫm về cuộc đời của những người mẹ trên đất nước này. Như vậy, khi viết về người mẹ, Lưu Trọng Lư đã viết với tất cả tấm lòng của một người con nhớ về mẹ, thấu hiểu mẹ hơn ai hết. Đúng là hình ảnh người mẹ đã chiếm tất cả tâm hồn Lưu Trọng Lư. Mặc dù ông mồ côi mẹ rất sớm nhưng tình cảm của ông, tấm lòng của ông đối với những người mẹ thì không ai có thể phủ nhận được
Tiểu kết
Với một trái tim đầy trân trọng và yêu thương, Lưu Trọng Lư đã khắc họa khá trọn vẹn hình tượng người phụ nữ Việt Nam từ hình ảnh những người thiếu nữ mang tình yêu đến cho cuộc đời đến những người vợ, người mẹ có tình thương bao la. Người phụ nữ ở giai đoạn nào trong thơ Lư đều toát lên những phẩm chất đáng yêu, đáng quý. Tuy có đôi chỗ lời thơ hơi dài dòng, cảm xúc dàn trải, ủy mị nhưng một điều không thể phủ nhận là Lưu Trọng Lư đã viết bằng cả trái tim, bằng tất cả tấm lòng mình. Dù giai đoạn trước hay sau Cách mạng, ông vẫn lấy tình cảm làm gốc sáng tạo cho thơ, tiếng thơ ông như Hoài Thanh từng nhận xét “là tiếng lòng thổn thức cùng hòa theo tiếng thổn thức của lòng ta”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét