Tại sao tình dục lại nguy hiểm?
Tình dục là hành vi cổ xưa nhất của loài người và không bao
giờ lạc hậu, là một trong những loại bản năng quan trọng bậc nhất sau hít thở,
ăn uống, tiêu hóa… Với các loài động vật khác, tình dục là để duy trì nòi giống.
Với con người, không chỉ duy trì nòi giống, Tình dục còn có giá trị vui thú, thậm
chí ở một số trường hợp, tình dục có thể đạt đến sự thiêng liêng. Nhưng tại sao
những bản năng khác không gây nên nhiều ám ảnh như tình dục? Tại sao con người
vừa thích thú với Tình dục lại vừa sợ hãi khi đối mặt với nó? Đây là một quá
trình rắc rối của những quan niệm bị cấy vào tâm trí con người trong nhiều
nghìn năm lịch sử mà một bài viết ngắn ngủi không thể chuyển tải hết.
Một số khái niệm liên quan đến Tình dục cần định nghĩa lại.
Trước hết, tôi xin phép được đưa ra cách định nghĩa của riêng
mình cho những khái niệm sẽ sử dụng trong bài. Tại sao cần điều này, sở dĩ bởi
những khái niệm liên quan đến vấn đề tình dục thường có nhiều cách định nghĩa
khác nhau và rất dễ gây ra hiểu lầm.
“Dục” theo quan niệm của Phật giáo là sự ham muốn, ham muốn
này khiến vạn vật ở thế gian đều sinh sôi nảy nở.
“Năng lượng dục” là sức mạnh của sự sinh sôi nảy nở có trong
vạn vật
“Tình dục” là những ham muốn về sự hòa hợp và nảy sinh sự sống
mới. Điều này khác hoàn toàn với “giao phối”. Tại sao ở các loài động vật chúng
ta không dùng khái niệm “tình dục” mà lại chỉ dùng khái niệm “giao phối”?
Vì “tình dục”, bên cạnh những hoạt động phối ngẫu, còn là sự giao hòa tinh thần giữa hai bạn tình. Bởi thế, trong Kama Sutra của người Ấn Độ cổ xưa, bên cạnh những tư thế làm tình, triết gia Vatsyayana còn đưa ra những đạo đức xoay quanh chuyện giường chiếu, và quan trọng hơn thế, nói về sự gắn kết của linh hồn. Trong triết học Hy Lạp Cổ đại, Plato cũng quan niệm rằng con người cổ xưa vốn ở dạng lưỡng tính gồm Nam-Nữ, hoặc một dạng đặc biệt khác là Nam-Nam. Nhưng con người lưỡng tính, hay nói cách khác, con người hoàn hảo này bị chia cắt và lưu lạc ở hạ giới, cố gắng đi tìm nửa kia của mình để thực hiện sự kết hợp và quay trở về trạng thái hoàn hảo. Điều này cũng khá tương đồng trong pháp tu Mật Tông của Ấn Độ và Phật giáo Tây Tạng: thông qua sự giao hoan giữa nam và nữ, những người thực hành pháp tu này có thể đạt tới Thượng Đế, hay nói cách khác, đạt tới toàn thể.
Vì “tình dục”, bên cạnh những hoạt động phối ngẫu, còn là sự giao hòa tinh thần giữa hai bạn tình. Bởi thế, trong Kama Sutra của người Ấn Độ cổ xưa, bên cạnh những tư thế làm tình, triết gia Vatsyayana còn đưa ra những đạo đức xoay quanh chuyện giường chiếu, và quan trọng hơn thế, nói về sự gắn kết của linh hồn. Trong triết học Hy Lạp Cổ đại, Plato cũng quan niệm rằng con người cổ xưa vốn ở dạng lưỡng tính gồm Nam-Nữ, hoặc một dạng đặc biệt khác là Nam-Nam. Nhưng con người lưỡng tính, hay nói cách khác, con người hoàn hảo này bị chia cắt và lưu lạc ở hạ giới, cố gắng đi tìm nửa kia của mình để thực hiện sự kết hợp và quay trở về trạng thái hoàn hảo. Điều này cũng khá tương đồng trong pháp tu Mật Tông của Ấn Độ và Phật giáo Tây Tạng: thông qua sự giao hoan giữa nam và nữ, những người thực hành pháp tu này có thể đạt tới Thượng Đế, hay nói cách khác, đạt tới toàn thể.
Vậy “tình dục” khác “tình yêu” như thế nào? Đa số con người
nhầm lẫn giữa hai điều này. “Tình yêu” chỉ được coi đơn thuần là mối quan hệ
thiêng liêng gắn kết nam và nữ và “tình dục” chỉ đơn thuần là hành vi giao phối.
Đây là cách hiểu làm hạ cấp, đầu độc tâm trí con người trong nhiều thế hệ bởi
những kẻ thực dụng và đạo đức giả. “Tình yêu” không phải một mối quan hệ,
lại càng không phải hành vi. “Tình yêu” là một trạng thái tinh thần khi linh hồn
này gắn kết với linh hồn khác hoặc một đối tượng tinh thần nào đó. “Tình yêu”
không nhất thiết chỉ có giữa nam và nữ, có thể là tình yêu mẹ con, tình yêu chị
em, thậm chí tình yêu với nghệ thuật, với lý tưởng, tình yêu với Thượng Đế…
Tình yêu có thể tồn tại giữa nam và nữ và được thể hiện qua các hành vi Tình dục.
Điều này có nghĩa, tất cả những hành vi giao phối, cho dù đạt đến kỹ năng thế
nào, cho dù thực hiện đầy đủ một lễ nghi như tôn giáo để thể hiện mọi sự màu mè
của nó, cho dù được tô điểm bằng những lời lẽ thần thánh… mà không có bất kỳ sự
gắn kết nào về mặt tinh thần, thì cũng không khác lắm các loài động vật khác.
Sự đặc biệt trong Tình dục của loài người
Nếu nhìn vào thế giới sinh vật, chúng ta có thể thấy loài người
có một khả năng dục thật không tưởng. Các loài thực vật, động vật chỉ giao phối
trong mùa sinh sản, nhưng con người có thể giao phối với nhau mọi lúc, mọi nơi.
Nếu ở các loài sinh vật khác, giao phối chỉ với mục đích truyền lại nòi giống của
mình thì Tình dục ở loài người lại mang nhiều ý nghĩa hơn thế. Có thể vì khả
năng giao phối bất thường của loài người mà chúng ta bắt đầu nảy sinh những nhu
cầu cao hơn việc tiếp xúc về mặt thể xác. Tại sao con người có những khả
năng này thì đến giờ vẫn là một ẩn số với tất cả các nhà khoa học. Mọi lý giải
về nguồn gốc loài người và bản chất loài người trong khoa học, triết học, tôn
giáo dường như đều né tránh chủ đề kỳ quặc này, cứ thể như nó động vào một cái
gì đó sâu kín của họ.
Con người có một năng lượng dục rất to lớn, to lớn đến mức mà
các quy luật tự nhiên cũng không thể kiểm soát được. Tự nhiên có thể lập trình
được mùa sinh sản ở tất các loài, trừ loài người. Năng lượng dục kích thích sự
sinh sôi của con người, nhưng cũng kích thích cả sự hủy diệt các cá nhân khác, các
loài khác để bảo vệ quyền sinh tồn của mình. Có một sự thực bất cứ ai có khả
năng chiêm nghiệm đều thấy: khi sự sống được tự do phát triển thì song song với
quá trình đó là quá trình ăn lan của cái chết. Trên một thực thể, số lượng các
tế bào mới sinh ra và các tế bào bị tiêu hủy là ngang bằng nhau, khi một cái
xác thối rữa thì cây cỏ lại mọc xanh tươi hơn. Vạn vật đều bị chi phối bởi những
dòng năng lượng dục: cứ sinh ra, chết đi rồi lại tái sinh ở một vòng khác…
Nếu các động vật, thực vật có vẻ như chấp nhận sự chi phối này thì con người không thể chịu đựng được, và chỉ có con người mới mong mỏi tìm đến sự vĩnh hằng. Hãy thử ngẫm lại câu chuyện trong Sáng Thế Ký. Trên Thiên Đường mà Thượng Đế tạo ra, sự vĩnh hằng tồn tại, Adam và Eva ở đó trần truồng mà không có bất cứ sự ham muốn dục nào. Thời gian dường như không tồn tại trên Thiên Đường cho đến khi Lucifer hóa thân thành con rắn và xúi bẩy Adam- Eva ăn quả táo trí tuệ, quả táo nhận thức về dục. Thiên Đường sụp đổ và con người bắt đầu sinh sôi nảy nở, già nua và chết đi, tuổi thọ càng ngày càng giảm. Người Thiên Chúa giáo coi rằng đây là tội lỗi tổ tông (“original sin”) và chỉ những người dẹp bỏ được những ham muốn tình dục thì mới có thể quay trở lại Thiên Đàng. Tại sao việc quay lại Thiên Đàng lại quan trọng đến thế với con người? Thật buồn cười là chính sự sợ hãi trước cái chết đã khiến cho con người sợ hãi tình dục và sợ hãi luôn cả sự sống trong nhiều thế kỷ mà các tôn giáo ức chế dục. Nhưng vấn đề kiểm soát dục này ta sẽ trở lại ở phần sau. Ở đây, tôi muốn nói rằng năng lượng của dục là năng lượng của sự sống. Trong chiêm tinh học phương Tây, có hẳn một vị trí quản trị về Năng lượng Dục – Sinh- Tử – Tái Sinh. Chúng ta cũng thấy điều này trong hình tượng Thần Rượu Nho Dionysus của Hi Lạp. Trong các nghi lễ tôn giáo cổ đại Hy Lạp thờ Thần Rượu Nho, các tín đồ còn thực hiện các hành vi phối ngẫu. Thần Rượu Nho là vị thần bảo hộ sự sinh sôi nảy nở và cả sự tái sinh. Cho đến sau này, giáo đoàn Wicca của các phù thủy cũng tiếp thu những nghi lễ này từ giáo phái thờ Dionysus từ thời Hy Lạp cổ đại.
Nếu các động vật, thực vật có vẻ như chấp nhận sự chi phối này thì con người không thể chịu đựng được, và chỉ có con người mới mong mỏi tìm đến sự vĩnh hằng. Hãy thử ngẫm lại câu chuyện trong Sáng Thế Ký. Trên Thiên Đường mà Thượng Đế tạo ra, sự vĩnh hằng tồn tại, Adam và Eva ở đó trần truồng mà không có bất cứ sự ham muốn dục nào. Thời gian dường như không tồn tại trên Thiên Đường cho đến khi Lucifer hóa thân thành con rắn và xúi bẩy Adam- Eva ăn quả táo trí tuệ, quả táo nhận thức về dục. Thiên Đường sụp đổ và con người bắt đầu sinh sôi nảy nở, già nua và chết đi, tuổi thọ càng ngày càng giảm. Người Thiên Chúa giáo coi rằng đây là tội lỗi tổ tông (“original sin”) và chỉ những người dẹp bỏ được những ham muốn tình dục thì mới có thể quay trở lại Thiên Đàng. Tại sao việc quay lại Thiên Đàng lại quan trọng đến thế với con người? Thật buồn cười là chính sự sợ hãi trước cái chết đã khiến cho con người sợ hãi tình dục và sợ hãi luôn cả sự sống trong nhiều thế kỷ mà các tôn giáo ức chế dục. Nhưng vấn đề kiểm soát dục này ta sẽ trở lại ở phần sau. Ở đây, tôi muốn nói rằng năng lượng của dục là năng lượng của sự sống. Trong chiêm tinh học phương Tây, có hẳn một vị trí quản trị về Năng lượng Dục – Sinh- Tử – Tái Sinh. Chúng ta cũng thấy điều này trong hình tượng Thần Rượu Nho Dionysus của Hi Lạp. Trong các nghi lễ tôn giáo cổ đại Hy Lạp thờ Thần Rượu Nho, các tín đồ còn thực hiện các hành vi phối ngẫu. Thần Rượu Nho là vị thần bảo hộ sự sinh sôi nảy nở và cả sự tái sinh. Cho đến sau này, giáo đoàn Wicca của các phù thủy cũng tiếp thu những nghi lễ này từ giáo phái thờ Dionysus từ thời Hy Lạp cổ đại.
Bất cứ ai đã từng trải qua Tình dục, chứ không phải chỉ là sự
giao phối, sẽ thấy rằng Tình dục thật sự cho chúng ta cái thoáng nhìn về Thiên
Đường. Nếu ham muốn dục của Adam và Eva khiến chúng ta mất Thiên Đường thì hóa
ra chính Tình dục làm thức dậy trong chúng ta những ký ức về Thiên Đường. Thiên
Đường không phải là đời sống sung túc ở một cõi nào đó hiện ra trong trí tưởng
tượng lúc làm tình, Thiên Đường là một lối nói ẩn dụ cho sự cực đỉnh sung sướng,
sự hạnh phúc vô bờ bến. Bạn có biết mỗi ngày chúng ta có từ 50.000 đến 70.000
suy nghĩ một ngày, những suy nghĩ này không đi theo một hướng, nó là mớ hỗn tạp
những cài cắm của bố mẹ, nhà trường, tôn giáo, xã hội… và chúng xung đột với
nhau chỉ để trả lời câu hỏi: Làm thế nào để sinh tồn tốt nhất ở thế giới này.
Những xung đột trong tâm trí ấy khiến chúng ta bất hạnh, xung đột thậm
chí còn không chấm dứt trong thời gian giao phối. Nhưng với Tình dục thì khác,
sự xung đột này chấm dứt. Trong một thoáng rất ngắn đạt đến cực đỉnh của khoái
lạc, tâm trí của chúng ta ngừng hoạt động, cảm giác về thời gian cũng biến mất,
trong giây phút chúng ta chạm tới sự vĩnh hằng. Trong Kama Sutra, Vātsyāyana
từng nói: “Tình yêu không quan tâm đến thời gian và sự kiểm soát”. Tình dục với
sự nở hoa của Tình yêu thì con người không bận tâm về thời gian, tức là thoát
khỏi ám ảnh về cái chết, thoát khỏi ám ảnh của cái chết, con người không cần phải
quan tâm tới sự kiểm soát và những xung đột trong tâm trí nữa. Điều đáng tiếc
là con người không kéo dài giây phút này mãi được và rồi bên cạnh sự ham muốn bất
tử, con người nảy sinh thêm một ham muốn nữa: ham muốn kéo dài mãi sự khoái lạc,
vì vậy, bắt đầu nảy sinh ra mọi loại kỹ thuật để kéo dài thời gian giao phối.
Đứng trước sức mạnh không thể kiểm soát được của ham muốn
dục và năng lượng dục mạnh mẽ của loài người, trong lịch sử, nhiều hệ thống đã
tìm mọi cách để kiểm soát nó nhưng đều thất bại. Cách kiểm soát dễ dàng và được
“ưa chuộng” nhất của các hệ thống là ức chế và đè nén dục, mà biểu hiện rõ nhất
trong các hệ thống tôn giáo như Thiên Chúa giáo và Phật giáo. Kinh điển của cả
hai tôn giáo này đều cho rằng dục là một cái gì đó cần phải triệt tiêu. (Điều
này không đồng nghĩa với việc nhất thiết Đức Thích Ca Mâu Ni và Chúa Jesus
khuyên bảo con người phải làm thế, vì trải qua nhiều nghìn năm và bị các nhà cầm
quyền sửa chữa, tôi thật sự không còn tin vào độ chính xác của các văn bản còn
lại đến ngày nay; hoặc rằng các đệ tử đã hiểu lầm lời dạy thoát khỏi sự chi phối
của dục thành một sự ức chế dục.) Và thế là các tu sĩ, con chiên, đệ tử mất
quá nhiều thời gian để tìm cách vùng vẫy thoát khỏi những ám ảnh và ham muốn dục
hơn là nghĩ tới Thượng Đế và Phật tính của mình.
Khi các tôn giáo này bắt đầu hình thành hệ thống và có một sự
“bắt tay” nào đó với chính quyền, các giáo lý trở thành hệ thống kiểm soát người
dân. Các nhà cầm quyền cần niềm tin mù quáng vào tôn giáo để giữ trật tự trong
nhà nước của mình, và một tôn giáo ức chế dục thì càng tốt. Nhờ thế, các giáo
lý sai lầm về dục của Thiên Chúa giáo đã được lan truyền khắp Châu Âu trong đêm
trường trung cổ, tiêu diệt mọi người đàn bà đẹp có sức mê hoặc vì nghi ngờ là
phù thủy, thiêu đốt và tàn phá tàn tích của nền văn minh Hy Lạp cổ đại và thay
thế vào đó bằng chủ nghĩa khắc kỷ. Trước thời Trung Cổ, châu Âu là vùng đất của
dân Barbarian (mọi rợ), vẫn còn sống trong mô hình bộ lạc thị tộc, chiến tranh
giải quyết vấn đề chiếm lĩnh đàn bà để duy trì nòi giống. Các giáo lý ức chế dục
của nhà nước Công giáo La Mã đã “khai sáng” cho đám người mọi rợ này, thiết lập
họ trong các tiêu chuẩn về đạo đức, giảm thiểu giết chóc và rất tiện cho quản
lý dân cư. Không thể phủ nhận những lợi ích này, nhưng cũng không thể không kể
đến hậu quả của sự trói buộc dục, đó là nó tạo nên rất nhiều ám ảnh về dục
trong tâm trí con người. Ở trong thời kỳ thống trị của Thiên Chúa giáo, con người
sợ hãi phù thủy, sợ hãi quỷ nhưng lại sợ bị phù thủy mê hoặc hay nằm mơ thấy việc
giao phối với quỷ. Trong số các con quỷ nổi tiếng thời Trung Cổ phải kể đến quỷ
Satan và nữ quỷ Lilith. Mọi giấc mơ về dục đều đổ lỗi cho việc Satan và Lilith
hiếp dâm con người. Thực tế, đó là luồng năng lượng dục vô cùng lớn bị đè nén
trỗi dậy và tâm trí con người tự bao biện cho mình bằng ngay chính những giáo
lý họ được học.
Phật giáo có phần nhẹ nhàng hơn Thiên Chúa giáo trong việc ức
chế dục vì Phật giáo ít can thiệp vào quyền lực hơn, nhưng Phật giáo lập luận rằng
chấm dứt dục là chấm dứt vòng luân hồi và đạt tới Niết Bàn. Nhiều thế hệ sư sãi
bị mắc kẹt trong luận điệu này và dành nhiều kiếp để chiến đấu với dục. Nhưng một
sự thật không thể chối bỏ là chừng nào con người còn ở trong thế giới vật chất,
con người còn ở trong dục. Cái gì ám ảnh với các thầy tu tới mức sợ hãi sự sống
đến thế mà không thể vui thú trong luân hồi? Các tín đồ của họ đã bị họ làm hủy
hoại đời sống tinh thần vì luận điệu này, các tín đồ mất dần sự nhạy cảm với cái
đẹp và chỉ chăm chăm cầu giải thoát, quay lưng với sự sống. Đây là luận điệu lừa
mị, bởi vì, nếu con người không cầu giải thoát nữa thì đâu còn vai trò của các
thầy tu đạo mạo, hệ thống nhà chùa sụp đổ vì không còn sự cúng dường. Nếu đọc
trong kinh Kim Cương Bát Nhã, ta có thể thấy rằng Đức Thích Ca mong muốn con
người vượt lên trên tính hai mặt của cuộc sống, của xấu và tốt, của sống và chết
và đạt đến chữ “Vô”; điều này không có nghĩa rằng cắt đứt sự sống, mà là dù ở
thái cực nào của thế giới vật chất, của cõi Ta Bà, một người đắc đạo cũng không
bị đẩy xa khỏi cái “Vô” đó.
Các nhà nước thời phong kiến dù ở phương Đông hay phương Tây
đều tạo ra những ức chế dục theo cách khác nhau. Các nhà nước phương Tây thì tận
dụng giáo lý Công giáo La Mã, các nước phương Đông như Trung Quốc, Triều Tiên
luôn tìm cách gò bó dục trong khuôn khổ của luân lý và vấn đề duy trì nòi giống.
Các nhà nước không chỉ ức chế dục mà còn ức chế Tình dục, tức là cắt bỏ đi phần
hòa hợp về mặt tinh thần. Dục chỉ được chấp nhận trong các mối quan hệ hôn nhân
hoặc một vợ một chồng, hoặc đa thê. Hôn nhân một vợ một chồng của người phương
Tây mặc dù đến nay vẫn được coi là mẫu mực nhưng đi kèm với nó là những scandal
ngoại tình và sự lên ngôi của nhà chứa. Chế độ đa thê ở phương Đông được tạo dựng
để duy trì nòi giống của đàn ông. Không rõ chế độ đa thê xuất hiện ở phương
Đông từ bao giờ, nhưng có một thực tế có thể thấy rằng đây là cách phát tán
gene của người đàn ông. Chế độ đa phu không hề giúp người phụ nữ phát tán gene
hiệu quả bởi vì dù có lấy nhiều chồng thì người phụ nữ vẫn phải mang thai 9
tháng 10 ngày và 2 năm cho con bú, họ không thể giao phối trong quãng thời gian
này. Trong khi ấy, người đàn ông vẫn có thể gieo rắc tinh trùng của mình ở nhiều
đối tượng khác nhau trong một quãng thời gian ngắn.
Chiến lược phát triển dân số này của người phương Đông khiến cho phương Đông thời phong kiến không quá ức chế dục như người hiện đại vẫn tưởng mà chỉ ức chế ham muốn Tình dục ở phụ nữ. Người phụ nữ vốn dĩ có năng lượng dục mạnh hơn đàn ông, nên đàn ông khó có thể kiểm soát được việc trong khi họ đi gieo rắc gene ở chỗ khác thì người phụ nữ của họ cũng đi tìm đối tượng khác để thỏa mãn sự khoái lạc. Ở Ả Rập, người phụ nữ bị cắt “mào gà”, cơ quan kích thích khoái lạc của phụ nữ. Ở phương Đông, người phụ nữ có chồng bị ngăn cấm giao tiếp với bên ngoài và xử tội “cho trôi sông” nếu bị phát hiện ngoại tình hay chửa hoang.
Chiến lược phát triển dân số này của người phương Đông khiến cho phương Đông thời phong kiến không quá ức chế dục như người hiện đại vẫn tưởng mà chỉ ức chế ham muốn Tình dục ở phụ nữ. Người phụ nữ vốn dĩ có năng lượng dục mạnh hơn đàn ông, nên đàn ông khó có thể kiểm soát được việc trong khi họ đi gieo rắc gene ở chỗ khác thì người phụ nữ của họ cũng đi tìm đối tượng khác để thỏa mãn sự khoái lạc. Ở Ả Rập, người phụ nữ bị cắt “mào gà”, cơ quan kích thích khoái lạc của phụ nữ. Ở phương Đông, người phụ nữ có chồng bị ngăn cấm giao tiếp với bên ngoài và xử tội “cho trôi sông” nếu bị phát hiện ngoại tình hay chửa hoang.
Nhiều thế kỷ bị đèn nén dục bằng cách này hoặc cách khác đã đẩy
con người từ bản năng dục tự nhiên sang sự đạo đức giả và tâm trí con người
hoàn toàn bị “đầu độc”. Trong đầu họ bị lấp đầy bởi dục, cho dù là căm ghét,
khinh bỉ hay thèm muốn, khao khát. Osho gọi hiện tượng này là “dâm dục”. Đã từng
có thời người ta né tránh nói về dục, né tránh đối mặt với nó. Thậm chí hiện
nay, khi những lý thuyết về khai phóng đã giải thoát con người khỏi sự ràng buộc
của tôn giáo và nhà nước phong kiến thì chúng ta vẫn chưa thể nói về dục một
cách bình thường. Dục trở thành đề tài để cười đùa. Tại sao chuyện ăn uống
không trở thành đối tượng cười đùa mà lại là dục? Bởi vì trong sâu kín trong
chúng ta vẫn bị ý thức về việc phải che giấu dục, che giấu ham muốn và việc cười
đùa là một biện pháp tâm lý tạo cho chúng ta ảo tưởng rằng chúng ta quá hiểu biết
về dục như thể một bậc thày- một chuyên gia, và tự bản thân chúng ta đã
kiểm soát được nó. Thực tế là chúng ta vẫn bị dục chi phối. Chúng ta không cười
đùa về tay chân, nhưng lại cười đùa khi nói đến dương vật và âm hộ. Điều đấy chứng
tỏ rằng chúng ta vẫn chưa hoàn toàn tự nhiên với dục.
Cách thức các nhà nước hiện đại kích thích dục
Nếu nhà nước phong kiến ức chế dục thì ở các nhà nước hiện đại,
dục được kích thích một cách vô tội vạ. Có phải đây đơn thuần chỉ là thái cực đối
nghịch, là sự giải tỏa những ức chế dục? Cũng một phần, nhưng nguy hiểm hơn thế,
nhà cầm quyền, truyền thông, các tập đoàn còn cố tình lợi dụng thực trạng để
kích thích hơn nhằm kiếm lợi và làm mê muội tâm trí người dân.
Các nhà nước hiện đại đều được xây dựng trên nền tảng của các
tập đoàn. Các tập đoàn chi phối các Đảng phái trong nhà nước, tác động đến
chính quyền để chính quyền đưa ra các chính sách có lợi cho mình, sử dụng truyền
thông để cài cắm các quan niệm sai lầm nhưng có lợi cho việc kích cầu, sử dụng
hệ thống giáo dục để đào tạo ra những nhân công lao động xuất sắc thích hợp với
hệ thống đó. Trong các nhà nước hiện đại của Âu – Mỹ, các cuộc tranh giành quyền
lực không phải chỉ đơn thuần là của các Đảng phái mà còn là tranh giành thị trường.
Truyền thông và giáo dục là những công cụ hữu hiệu cho các nhà nước hiện đại để
duy trì quyền lực này. Tình dục cũng trở thành một cách hiệu quả nhất dùng để
kích cầu trên các phương tiện thông tin.
Quá dễ để thấy những hãng sản phẩm sử dụng yếu tố dục để lôi
kéo sự thu hút của người dùng trên đủ các loại phương tiện truyền thông như báo
giấy, truyền hình. Họ đã biết đánh vào sự ám ảnh không ngừng của con người và
lôi kéo tâm trí. Hình ảnh khỏa thân của nam hoặc nữ trở thành một dạng” linh vật”,
một “biểu tượng” để thôi miên. Nhưng những điều đó vẫn không nguy hiểm bằng ảnh
hưởng của giáo dục. Việc đưa tình dục vào dạy ở nhà trường là điều cần thiết (với
điều kiện những kiến thức đưa vào là khách quan); nhưng cái gây nguy hại cho dục
lại đến từ một học thuyết nghe có vẻ không mấy liên quan: học thuyết tiến hóa của
Darwin.
Học thuyết tiến hóa của Darwin cho rằng con người là dạng tiến
hóa bậc cao của động vật có vú. Không bàn về tính đúng đắn của học thuyết này,
vì cho đến giờ các chứng cứ khoa học còn chưa chứng minh được chắc chắn các lập
luận về sự tiến hóa. Tuy nhiên, có thể thấy cách hiểu này đã cấy vào tâm
trí của con người một niềm tin hết sức bệnh hoạn: rằng con người
cũng có phẩm chất động vật, và con người cũng giống như nhiều loài khác, cần phải
sinh tồn và duy trì nòi giống. Tình dục, với góc nhìn của những người tin tưởng
vào Darwin, tình dục chỉ là hành vi giao cấu giữa con đực và con cái, các giá
trị tinh thần bị dẹp bỏ khỏi đời sống tình dục. Chỉ có ở thời của chủ nghĩa tư
bản với luận điệu về tự do tình dục, các mối quan hệ hoàn toàn thú tính về tình
dục mới được thừa nhận. Người ta có thể quan hệ dục thuần túy với bất cứ ai để
thỏa mãn ham muốn mà không cần bất cứ một sự gắn kết tinh thần nào. Điều
này thậm chí còn không bằng cầm thú vì các loài thú có mục đích gieo rắc nòi giống
của nó. Bao cao su, thuốc tránh thai… ra đời để phục vụ nhu cầu tình dục vô tội
vạ của con người hiện đại. Thuốc kích dục và sex toy từ thời xa xưa đã có để
kéo dài các cuộc làm tình, nhưng chỉ được lưu truyền trong bí mật, thì ở thế giới
hiện đại, chúng trở thành mặt hàng mang lại lợi nhuận lớn.
Con người đương nhiên có phần thú tính ở bên trong, nhưng
không phải tất cả. Kích thích dục là kích thích phần thú tính ấy lấn át những đặc
tính khác của con người. Con người sẽ trở nên ham muốn nhiều hơn, khả năng
chinh phục bạn tình trở thành tiêu chuẩn cho sự thành công, và muốn chinh phục
hiệu quả thì con người phải sở hữu nhiều vật đắt tiền hơn, tức là mua nhiều
hàng hóa hơn. Học thuyết Darwin, một cách sâu xa, đã bị lợi dụng để phục vụ cho
nhà nước tư bản. Bởi vậy, cho đến nay, bất cứ nhà khoa học nào đưa ra bằng chứng
phản đối học thuyết này thì đều bị buộc rời khỏi vị trí giảng viên đại học hoặc
rời khỏi ghế của viện Hàn lâm.
Ở một số quốc gia hiện nay như Bắc Âu và Nhật Bản, dân số
đang bị giảm nghiêm trọng. Nhật Bản sử dụng truyền thông để kích thích việc
sinh đẻ, nhằm tăng dân số. Đây là một chiến lược sai lầm. Có vẻ như người đưa
ra chủ trương này không hiểu gì về tình dục. Tình dục và sinh đẻ trên thực tế
không cần lúc nào cũng phải liên quan đến nhau. Sau nhiều thế kỷ bị đối xử như
một nô lệ tình dục phục vụ duy nhất một ông chủ vừa khô khan và hiếu chiến, tự
do tình dục đã chỉ ra cho người phụ nữ thấy rằng việc có con chỉ làm cản trở
khoái cảm trong tình dục vì năng lượng của cô ta bị chia theo nhiều hướng khác
nhau. Vì thế, người phụ nữ có thể thoải mái tận hưởng cảm giác khoái lạc trong
tình dục, và ngăn ngừa khả năng sinh con bằng các biện pháp tránh thai. Có thể
tình trạng này đều diễn ra ở các dân tộc bị rơi vào tình trạng dân số già.
Rõ ràng, ngay cả khi trải qua mấy cuộc Cách mạng tình dục
trên thế giới, con người vẫn chưa thoát khỏi nối ám ảnh với dục, và tình dục vẫn
bị coi là một điều gì đó bí hiểm, và nguy hiểm, nguy hiểm vì sự mê hoặc đến khó
lường của nó.
Tự do tình dục liệu có phải giải pháp?
Có nên để con người tự do Tình dục? Câu hỏi này gây rất nhiều
tranh luận. Tôi trả lời rằng: Có, chúng ta có thể để tự do tình dục. Nhưng nhớ
rằng Tự do Tình dục chứ không phải Tự do dâm dục, Tự do giao phối bừa bãi. Nếu
một mối quan hệ đạt đến sự giao hòa cả thể xác lẫn tâm hồn thì không có gì phải
ngăn cấm. Nhưng tự do giao phối sẽ đưa chúng ta quay trở về thời Barbarian của
phương Tây, quay trở về với sự thú tính, khi các con đực chém giết nhau để
tranh nhau quyền giao phối. Nhưng tự do Tình dục không phải giải pháp duy nhất
tối ưu. Tự do Tình dục về lâu dài sẽ nhanh chóng biến thành Tự do giao phối, vì
bằng con đường Tình dục, con người không duy trì được trạng thái Thượng Đế mãi
mãi, và càng tìm kiếm, con người lại càng không thể tìm được.
Hãy nhớ lại khái niệm của năng lượng dục, đó chỉ đơn thuần là
năng lượng của sự sống, năng lượng này còn cho con người một khả năng đặc biệt:
khả năng sáng tạo. Đừng nghĩ sáng tạo chỉ đơn thuần là hành vi của nghệ sĩ và
các nhà phát kiến. Sáng tạo là khi con người dồn năng lượng cho một việc nào đó
mang tính chất đột phá cho bản thân mình và xã hội. Không có nghĩa rằng theo
con đường sáng tạo thì các ám ảnh dục được giải quyết hoàn toàn, nhưng chắc chắn
tâm trí con người sẽ giảm các suy nghĩ ham muốn dục đi rõ rệt. Pháp tu
Kundalini của các thày tu vùng Hymalaya – Tây Tạng đã phân tích rất rõ
cách luân chuyển của năng lượng dục. Từ “Kundalini” có nghĩa là “con rắn” – một
cách ví von rằng dòng năng lượng luân chuyển như rắn. Đa số con người, con rắn
này cuộn tròn ở luân xa 1 – luân xa dục. Khi ham muốn dục xuất hiện, dòng năng
lượng này xoay tròn ở luân xa 1. Các thày tu Kundalini phải thực hành sao cho
con rắn này thoát khỏi cuộn tròn và vươn mình lên trên, kích hoạt các luân xa
khác, đặc biệt là đẩy tung luân xa 7 – luân xa kết nối với Thượng Đế. Điều này
khá tương xứng với Tình dục, trong quan hệ Tình dục không chỉ có luân xa 1
mà cả luân xa 4- luân xa tình yêu cũng hoạt động, rất thuận tiện cho dòng
chảy năng lượng vươn lên cao nhanh hơn và sớm đạt tới trạng thái Thượng Đế. Ở đời
sống sáng tạo, con người vươn tới những điều mới mẻ hơn, ý nghĩa hơn, nhất là
khi con người dồn sức để kiến tạo các công trình lớn lao, sáng tác các tác phẩm
vĩ đại, dòng năng lượng này được kích theo chiều hướng đi lên liên tục và không
còn bị xoay tròn trong luân xa 1 nữa. Đương nhiên, cách này không dành cho số
đông, nhưng là cách ít gây những hậu quả khó lường nhất và mang lại nhiều lợi
ích nhất.
Kết luận
Thực ra Tình dục không thú vị cũng không nguy hiểm, nó không
linh thiêng cũng chẳng tội lỗi. Tình dục liên tục bị đẩy từ thái cực này sang
thái cực khác chỉ bởi chính những quan niệm bị cài đặt trong tâm trí con người.
Nhiều nhà Cách mạng tình dục hay những người hô hào tự do Tình dục cho rằng giải
phóng cho cơ quan sinh dục có thể đưa con người đến tự do tư tưởng, nhưng thực
ra chỉ những người tự do tư tưởng mới có đời sống Tình dục đúng nghĩa. Cảm giác
khoái lạc, trạng thái Thiên Đường, hóa ra lại không phải do cơ quan sinh dục
quyết định, mà lại do chính não bộ quyết định, hoặc thậm chí những phần sâu hơn
thế, tinh thần của con người quyết định.
*Có một điều nữa cần cảnh báo với những độc giả của bài viết
này: Nếu những bức hình tôi sử dụng trong bài báo khiến các bạn thấy bài này hấp
dẫn hơn, các bạn có thể tưởng tượng ra những gì truyền thông đang làm với tâm
trí của bạn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét