Thứ Năm, 28 tháng 12, 2017

Những thanh âm xúc động ngọt ngào của “Bèo dạt mây trôi” lan tỏa đến âm nhạc thế giới

Những thanh âm xúc động ngọt ngào của 
“Bèo dạt mây trôi” lan tỏa đến âm nhạc thế giới
Bèo dạt mây trôi là một bài hát dân ca quan họ Bắc Ninh, Việt Nam, với nội dung thể hiện nỗi nhớ của người con gái đối với người thương ở phương xa. Ca từ rất giản dị, gần gũi với nông thôn Việt Nam, sử dụng những hình tượng nghệ thuật như cánh bèo, chim, cá, mây, trăng, gió v.v. tạo ra một khung cảnh nhớ nhung sâu lắng. Những giá trị quý báu của bản dân ca này đã được thế giới vô cùng trân trọng…
Tên tiếng Anh của “bèo dạt mây trôi” 
là “water-ferns drift, clouds float”
Mời độc giả thưởng thức bản Bèo Dạt Mây Trôi gây xúc động ngỡ ngàng cho người nghe tại buổi hòa nhạc hữu nghị phát sóng trực tiếp Asean - Trung Quốc tại Bắc Kinh tháng 12/2015, do nghệ sĩ Tạ Quang Thắng trình bày. Tuy hát trên nền nhạc đệm phương Tây, nhưng Quang Thắng vẫn giữ nguyên hồn dân ca Việt ngọt ngào, xúc cảm, đằm thắm, khiến khán giả có sự thưởng thức đẹp đẽ trọn vẹn. Tiếng vỗ tay vang dội của bạn bè quốc tế:
BÈO DẠT MÂY TRÔI
1. Bèo dạt mây trôi, chốn xa xôi,
Anh ơi em vẫn đợi bèo dạt.
Mây trôi, chim sa, tang tính tình, cá lội
Ngậm một tin trông, hai tin đợi, ba bốn tin chờ
Sao chẳng thấy đâu.

Mây trôi, chim sa, tang tính tình, cá lội. Ngậm một tin 
trông, hai tin đợi, ba bốn tin chờ. Sao chẳng thấy đâu?
2. Một mảnh trăng treo, suốt canh thâu,
Anh ơi trăng đã ngã ngang đầu
Thương nhớ ai, sương rơi đêm sắp tàn trăng tà,
Cành tre đu trước ngõ
Là gió la đà em vẫn mong chờ, sao chẳng thấy anh.

Cành tre đu trước ngõ. Là gió la đà em 
vẫnmong chờ, sao chẳng thấy anh.
3. Ngày ngày ra trông, chốn xa xăm
Anh ơi, em vẫn đợi, mỏi mòn
Ra trông Sao xa tang tính tình cá vờn
Người đi xa có nhớ là nhớ ai ngồi trông cánh chim trời.
Sao chẳng thấy đâu.

Thương nhớ ai, chim ơi, cho nhắn một đôi lời. Người đi xa 
có nhớ là nhớ ai ngồi trông cánh chim trời. Sao chẳng thấy đâu?
4. Mòn mỏi đêm thâu suốt năm canh.
Anh ơi em vẫn đợi mỏi mòn
Thương nhớ ai.
Chim ơi, cho nhắn một đôi lời
Người đi xa có nhớ là nhớ ai ngồi trông cánh chim trời.
Sao chẳng thấy đâu.
Dưới đây là Bèo dạt mây trôi trong phiên bản quan họ truyền thống, khung cảnh quê hương bờ sông, bến nước trữ tình với tiếng hát đậm đà sâu lắng của người con gái Bắc Ninh:
Dàn nhạc giao hưởng Berliner Symphoniker trân trọng bản dân ca Việt Nam
Dàn nhạc giao hưởng Berliner Symphoniker được xem là dấu ấn văn hóa của thành phố Berlin (Đức) với các chương trình biểu diễn trên sân khấu âm nhạc cổ điển thế giới suốt 40 năm qua. Truyền thống âm nhạc, các tour diễn quốc tế và những thành công được ghi nhận trong khu vực đã khiến dàn nhạc trở thành một thương hiệu được công nhận trên toàn thế giới.
Bèo Dạt Mây Trôi - Dàn nhạc giao hưởng Bec-Lin:
Bèo dạt mây trôi được nhạc sĩ Đặng Ngọc Long chuyển soạn thành độc tấu Guitar rất thành công ở trong cũng như ngoài nước. 
Đặng Ngọc Long là một nhạc sỹ Việt Nam, là người Việt đầu tiên đoạt giải Guitar Quốc tế (1987). Tốt nghiệp bằng Thạc sĩ (1986-1993) tại  Học viện Âm Nhạc Hanns Eisler (Hochschule für Musik Hanns Eisler) ở Berlin. Từ năm 2004 anh giữ chức Hiệu trưởng trường Âm nhạc Berlin-Gesundbrunnen ở CHLB Đức.
Nhiều tờ báo ở Đức đã đánh giá:
“Nghệ sĩ Đặng Ngọc Long đã chứng minh tài năng của mình bằng những kỹ thuật điêu luyện và cảm xúc tuyệt vời của anh qua các bản nhạc kinh điển đến những điệu nhảy Tây Ban Nha và âm nhạc dân tộc Việt Nam… Người ta có cảm giác như đang đi trên quê hương của anh mặc dù nơi đó cách xa hàng vạn dặm’’.
Người ta có cảm giác như đang đi trên 
quê hương của anh dù cách xa vạn dặm…
Bèo dạt mây trôi chính là bản nhạc như vậy, được nhạc sĩ Đặng Ngọc Long chuyển soạn cho độc tấu đàn ghita vô cùng thành công.
Tác phẩm này đã được đưa vào thư viện lưu trữ Quốc gia Đức, và đã được đưa vào chương trình thi bắt buộc tại cuộc thi Guitar Quốc tế tại Berlin - Đức.
Bèo Dạt Mây Trôi - Nghệ sĩ Claire Sananikone độc tấu ghi-ta tại Cuộc thi và liên hoan quốc tế tại Bec-Lin (International Competition & Festival Berlin 2010):
Bèo Dạt Mây Trôi - Phòng hợp xướng Munich - Đức:
….Mòn mỏi đêm thâu suốt năm canh.
Anh ơi em vẫn đợi mỏi mòn
Thương nhớ ai.
Chim ơi, cho nhắn một đôi lời
Người đi xa có nhớ là nhớ ai ngồi trông cánh chim trời.
Sao chẳng thấy đâu…

Tinh hoa hồn Việt đã nằm sâu trong sinh mệnh 
của mỗi người con đất Việt, dù đi đâu về đâu…
Những lời dân ca da diết vang vọng theo những cánh chim xa xứ và vỗ về an ủi họ như tiếng gọi quê hương ngàn năm, vạn năm không thể phai mờ, đó chính là “Tinh Hoa Hồn Việt” đã nằm thật sâu trong sinh mệnh của mỗi người con đất Việt, khiến người ta có cảm giác như đang bay về quê hương để cất lên tiếng gọi tha thiết: Người ơi! Người ơi!… Có lẽ chính là tinh hoa hồn Việt này đã khiến Bèo dạt mây trôi chạm vào trái tim bạn bè quốc tế…
Kỳ Văn - Hà Phương Linh
Nguồn: www.http://www.dkn.tv/
Theo http://www.hoiamnhachanoi.org/


1 nhận xét:

Khúc hát Marseilles

Khúc hát Marseilles Thời đại Bạc đã mang lại cho văn học Nga nhiều tên tuổi sáng giá. Một trong những người sáng lập chủ nghĩa biểu hiện N...