Cuối cùng chúng tôi cũng đến được thành phố Alexandria bên bờ
Địa Trung Hải, nơi trị vì của nữ hoàng Cleopatra, vị pharaoh cuối cùng của Ai Cập,
để cảm nhận đây đó dấu tích “Lối xưa xe ngựa, hồn thu thảo. Bóng cũ lâu
đài, ánh tịch dương”.
Trong buổi huy hoàng của triều đại Ptolemy, thành phố
Alexandria -lấy theo tên của Alexander Đại Đế - là trung tâm tôn giáo chính trị
của Ai Cập, một trung tâm thương mại lớn nhất của thế giới, và nổi tiếng hơn cả
là một trung tâm khoa học nghệ thuật có một không hai thời bấy giờ. Thành phố
được xây dựng từ năm 332tcn, nằm gọn trên dải đất hẹp giữa một bên là biển Địa
Trung Hải, bên kia là hồ Mareotis nối vào sông Nile. Thuở xưa cũng như ngày
nay: Nắng, sóng và gió là hơi thở của thành phố, trong khi hệ thống các hải cảng - có đến trên chục cảng lớn- là mạch máu nối từ đây đến các thương cảng lớn nhỏ ở
châu Á, châu Âu và châu Phi.
Vượt qua cổng Hoa Hồng trên đại lộ El Horreya, người đồng
nghiệp của tôi ở Đại học Alexandria cho hay kinh thành cổ đại nằm giữa Cửa Mặt
Trời ở phía đông và Cửa Mặt Trăng ở phía tây, được bao quanh bằng bức tường
thành xây dựng từ năm 331tcn. Thành phố cổ quay mặt ra phía Cảng Lớn và được án
ngữ phía ngoài bởi đảo Pharos. Một bố cục không gian tuyệt đẹp như thể đắp hòn
non bộ. Một hình thế phong thủy không thể nào chê với mặt trước là biển mở ra
thế giới rộng lớn, sau lưng là hồ cung cấp nước ngọt và lương thực từ các thung
lũng sông Nile màu mỡ. Có lẽ thời bấy giờ vịnh Cảng Lớn phía đông nối liền với
vịnh Eunostos phía tây và bao lấy Bến Hoàng Gia nằm trong khoảng tháp Cleopatra
và mũi Lochias Silsila. Bên ngoài Cảng Eunostos là một bến tàu chiến cổ xưa nằm
cạnh doi đất phía tây đảo Pharos.
Xe đưa chúng tôi qua đập Heptasdion nơi ngày nay ngăn cách Cảng
Lớn và cảng phía tây để đến đảo Pharos, rồi rẽ tây về phía mũi Ras el Tin để
thăm đền Poseidon nơi trước đây đặt bộ chỉ huy tiền tiêu của đạo hải quân hoàng
gia. Trong những tia nắng cuối chiều Địa Trung Hải tôi cảm thấy như ở xa xa những
chiến thuyền thất trận Arctium (năm 31tcn) đang tuyệt vọng tìm về bến đỗ!.
Trước mắt họ những tia sáng Hải Đăng không còn le lói, và rồi một bóng đen vĩnh viễn bao trùm đoàn quân. Ngọn Hải Đăng Alexandria đầu tiên đặt ở mõm đông đảo Pharos có chiều cao khoảng 120 mét, được xây dựng từ thế kỷ thứ III trứoc Công Nguyên dưới thời Ptolemy I Soter sang thời Ptolemy II Philadelphus và tồn tại ở đó cho đến thế kỷ thứ XIV trước khi đổ sụp rơi vào lòng biển. Trong khoảng thời gian 1600 năm đó Hải Đăng Pharos luôn dẫn đường cho tàu thuyền và chiến hạm di chuyển trên biển, ban đêm bằng ngọn lửa, ban ngày bằng tia nắng mặt trời phản chiếu trên kính kim loại mà theo truyền thuyết dân gian thì dưới thời Cleopatra các kính này được thiết kế hội tụ để có thể đốt cháy chiến hạm quân thù.
Trước mắt họ những tia sáng Hải Đăng không còn le lói, và rồi một bóng đen vĩnh viễn bao trùm đoàn quân. Ngọn Hải Đăng Alexandria đầu tiên đặt ở mõm đông đảo Pharos có chiều cao khoảng 120 mét, được xây dựng từ thế kỷ thứ III trứoc Công Nguyên dưới thời Ptolemy I Soter sang thời Ptolemy II Philadelphus và tồn tại ở đó cho đến thế kỷ thứ XIV trước khi đổ sụp rơi vào lòng biển. Trong khoảng thời gian 1600 năm đó Hải Đăng Pharos luôn dẫn đường cho tàu thuyền và chiến hạm di chuyển trên biển, ban đêm bằng ngọn lửa, ban ngày bằng tia nắng mặt trời phản chiếu trên kính kim loại mà theo truyền thuyết dân gian thì dưới thời Cleopatra các kính này được thiết kế hội tụ để có thể đốt cháy chiến hạm quân thù.
Thư viện Alexandria cổ đại rất lớn, được xây dựng trong khoảng
năm 290tcn bên trong hoàng thành. Về sau người La Mã trưng dụng một phần khuôn
viên thư viện để xây trường đua và amphitheatre. Khoảng năm 811 người Ả rập lấy
vật liệu phế tích của thư viện và các công trình khác để xây lên đó đoạn tường
thành ngăn cách người Do Thái ở phía đông, tập trung giữa khoảng nền lâu đài
Cleopatra đến đền Pompey. Sáng kiến thiết lập thư viện gọi là Mouseion nhằm biến
Alexandria thành một kinh đô học thuật là của Demetrius Phalereus. Ông này vốn
là học trò của Aristotle và được nhà vua Ptolemy I Soter chọn làm người đầu
tiên quản thủ thư viện –Bibliophylax- cho đến năm 283tcn khi Ptolemy II
Philadelphus lên ngôi. Đến đời Ptolemy III Euergetes thì Mouseion phát triển rất
mạnh và một thư viện thứ hai được thiết lập năm 235tcn tại đền Serapis gần hồ
Mareotis.
Thực ra Mouseion là khuôn mẫu đầu tiên của học viện. Nơi đây
không chỉ thu thập, sao chép, phân loại và lưu trữ các nguồn tri thức nhân loại,
mà còn là nơi hội tụ các nhà trí thức, các học giả từ khắp nơi đến đây học tập,
nghiên cứu và làm việc. Thư viện bị đốt cháy lần đầu năm 48tcn khi Ptolemy XIII
vây đánh Caesar và Cleopatra, rồi bị tàn phá cướp bóc nhiều lần trong nhiều
trăm năm sau đó. Nhưng nhiều tri thức cổ đại lưu giữ tại đó vẫn còn lưu truyền
qua các trường phái học thuật xuất thân từ Alexandria. Trong số hàng trăm nhà
bác học lớn đã làm việc tại đó có nhà toán học Euclid, nhà vật lý Archimedes
(287-212tcn), thi sĩ đồng thời là nhà thiên văn Erathesthenes (275-195tcn) người
đã cùng cọng sự Aristarchus tính toán gần đúng bán kinh Trái Đất, nhà sử học
Manetho để lại các pho sử liệu đồ sộ về Ai Cập cổ đại, các nhà triết học
Theodorus, Hegasias, Antiochus, và nhà thơ Aristophanes người được bổ nhiệm làm
Bibliophylax đời thứ tư từ năm 257tcn.
Đặc biệt các trường phái y học Herophilus, Philinus và
Heracleides phát triển nhanh chóng, trong đó có những thực nghiệm phẩu thuật
trên cơ thể con người. Y thuật Alexandria là một phối hợp giữa những hiểu biết
mới nhất của người Hy Lạp với kinh nghiệm truyền thống lâu đời của người Ai Cập.
Macellinus trong thế kỷ thứ IV ghi lại rằng “y học mỗi ngày một lớn mạnh, các bác sĩ muốn có thế đứng trang trọng trong ngành học thuật này phải chứng tỏ được rằng họ đã được đào tạo ở Alexandria”. Chính Cleopatra cũng được đào tạo trong môi trường đó để trở thành một nhà y thuật và hóa dược lớn nhất thời đó song song với việc thủ giữ ngai vị nữ hoàng Cleopatra VII Thea Philopator từ năm 51 đến 30tcn. Vấn đề không chỉ là các đồn đoán mà được tờ Discovery News đặt ra gần đây khi Okasha el Daly ở Đại học Luân Đôn công bố dữ liệu thu thập được từ các bản thảo trung cổ viết bằng tiếng Ả Rập. Rõ ràng các học giả Ả Rập, vào một lúc nào đó trước khi thư viện hoàn toàn bị tàn phá, đã tiếp cận được các tài liệu trong đó có các bản thảo của riêng Nữ hoàng.
Macellinus trong thế kỷ thứ IV ghi lại rằng “y học mỗi ngày một lớn mạnh, các bác sĩ muốn có thế đứng trang trọng trong ngành học thuật này phải chứng tỏ được rằng họ đã được đào tạo ở Alexandria”. Chính Cleopatra cũng được đào tạo trong môi trường đó để trở thành một nhà y thuật và hóa dược lớn nhất thời đó song song với việc thủ giữ ngai vị nữ hoàng Cleopatra VII Thea Philopator từ năm 51 đến 30tcn. Vấn đề không chỉ là các đồn đoán mà được tờ Discovery News đặt ra gần đây khi Okasha el Daly ở Đại học Luân Đôn công bố dữ liệu thu thập được từ các bản thảo trung cổ viết bằng tiếng Ả Rập. Rõ ràng các học giả Ả Rập, vào một lúc nào đó trước khi thư viện hoàn toàn bị tàn phá, đã tiếp cận được các tài liệu trong đó có các bản thảo của riêng Nữ hoàng.
Cuốn Muruj do Al Masada viết trước năm 956 là bản
sách Ả Rập đầu tiên đề cập đến nữ hoàng Cleopatra như một nhà bác học: “Bà là
nhà thông thái, một triết gia, người nâng cao vị thế của các học giả và học hội”.
Trái với cung cách khai thác đề tài Nữ hoàng như một con rối chính trị, một huyền
thoại sắc đẹp, một người tình quyến rũ của Julius Caesar rồi Marcus Antonus,
các nghiên cứu mới đây cho thấy bà là hoa trái kết tinh của một kinh đô học thuật
lâu đời. Schwappach còn cho biết chính Nữ hoàng là người bảo trợ đền thờ Hathor
ở Dendera, nơi ngày nay phụ nữ vẫn đến đó để được chữa lành cả về thể lý và
tinh thần. Với các người Ả Rập, Cleopatra là một thầy thuốc, một nhà hoá dược
thiết lập nhiều công thức mỹ phẩm. Các học giả trung cổ Ibn Fatik và Ibn
Usaybiah cho rằng bà đã tiến hành khảo sát các giai đoạn phát triển thai nhi từ
trong bụng mẹ... Chính những gì mới phát hiện gần đây về vai trò nữ hoàng
Cleopatra đang thúc đẩy một phong trào nghiên cứu mới nhằm tìm kiếm các gía trị
Ai Cập ở Alexandria.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét