Nhà thơ Truy Phong với bài thơ
Nguyễn Thanh - Nhà thơ Truy Phong hay T.P (1925-2005) là bút
danh của Dương Tấn Huấn, người tỉnh Vĩnh Long. Ông là nhà thơ kháng chiến hai
thời kỳ, thuộc thế hệ các văn nghệ sĩ: Kiên Giang (1920-2014), Sơn Nam
(1926-2008), Nguyễn Bính (1918-1966), Viễn Phương (1928-2005),… từng đi bộ đội
và hoạt động văn nghệ ở Quân khu 9.
Truy Phong đạt giải nhì về Văn của Khu 9 với tập “Mấy
phóng sự về kháng chiến”. Năm 1948, nhà thơ tiếp tục đạt giải nhất về
Thơ với thi tập “Dân quê kháng chiến” và giải nhất với
tập thơ “Lòng quê” (sau sửa lại “Tấm lòng quê”) trong cuộc thi Thơ ở
Nam bộ, cùng đợt thi với Nguyễn Bính đạt giải nhì với tập thơ “Sóng
biển cỏ” và bài thơ “Nô-Men” (giải nhì Khu 9). Thời gian ra thành hoạt động hợp
pháp, Truy Phong dạy học tư, liên kết với Sơn Nam, Kiên Giang,… và đăng thơ
trên các báo tiến bộ ở Sài Gòn như: Tiến thủ, Tin văn, Bông lúa, Mã thượng, Thần
Chung, Tiếng nói dân tộc, Tin sáng… Tác phẩm của Truy Phong gồm có thi tập: Một
thế kỷ - mấy vần thơ (1970, NXB Chim Việt), Thái bình trả lại (1971
NXB Chim Việt), Mặt trời lên (1975), Truy Phong và Một thế kỷ - mấy vần thơ (2001, NXB Trẻ), Thơ Truy Phong (2004, Hội VHNT tỉnh
Vĩnh Long)… Nhà thơ Truy Phong được các nhà phê bình văn học nhắc đến trong:
Văn học Việt Nam nơi miền đất mới (tập 3 - Nguyễn Q. Thắng), Thi ca Việt Nam hiện
đại (Trần Tuấn Kiệt), Thi ca bình dân Việt Nam (Nguyễn Tấn Long và Phan Canh)
và nhiều bài viết trên các báo. Nhà thơ Truy Phong mất ngày 9-5-2005 tại quê
nhà, trong vòng tay đầm ấm của người vợ hiền chung thủy Lê Thị Công cùng niềm
tiếc thương của bằng hữu và công cbúng văn nghệ.
Truy Phong (nghĩa là: Đi tìm cái đẹp) tên thật là Dương Tấn
Huấn sinh ra tại cù lao Dài, huyện Vũng Liêm, nằm trên sông Tiền - một
ốc đảo cheo leo giữa bốn bề sông nước, cách khá xa thị trấn Vĩnh Long. Xuất
thân từ một gia đình có truyền thống yêu nước và văn chương, cha là Dương Mậu
Sum nguyên là Chủ tịch Ủy Ban Kháng chiến xã Thạnh Phú, anh ruột là nhà thơ Mộng
Hồn Quyên. Thuở nhỏ, cậu bé Huấn ít may mắn như các bạn, không được học tập nhiều
ở nhà trường. Học hết bậc Tiểu học ở trường huyện Càng Long và đậu bằng Tiểu học
Pháp (Certificat d’étude primaire complémentaire), Huấn lên Sa Đéc học trường
tư không bao lâu rồi nghỉ ở nhà mày mò tự học thêm. Dương Tấn Huấn sớm tỏ ra có
năng khiếu về văn nghệ. Năm 16 tuổi, ông đã biết làm thơ, hát cải lương và chơi
hát bội với thanh niên trong xóm. Cụ thể là biết đàn tranh và đàn được bản Vọng
cổ. Đầu tiên, ông bắt đầu đi làm việc ở tòa báo Tân Tiến tại Sa Đéc cho đến
Cách mạng Tháng Tám (năm 20 tuổi). Truy Phong tham gia kháng chiến chống Pháp tại
Vĩnh Long. Vừa đánh giặc, vừa sáng tác và thường xuyên liên hệ khi làm báo Tiếng
súng kháng địch với các văn nghệ sĩ yêu nước ở quân khu 9 như Sơn Nam, Kiên
Giang… cho đến lúc ra thành dạy học.
Từ năm 1953, Truy Phong dạy ở các trương công, tư tại Trà Vinh, Vĩnh Long và vẫn làm thơ đăng trên các báo ở Sài Gòn. Thơ Truy Phong có nội dung tiến bộ, thường mang tính thời sự, lịch sử như bài “Một thế kỷ - mấy vần thơ”, một bài thơ đã làm dậy sóng văn đàn, đăng trên nhật báo Tiến Thủ (Sài Gòn) ngày 27.04.1956 do ký giả Việt Tha (Lê Văn Thử) làm chủ bút. Những người hay đọc báo, quan tâm đến thời sự thuộc thế hệ 60-70 tuổi không bao giờ quên được sự kiện báo chí và dư luận đặc biệt liên quan đến bài thơ ấn tượng của Truy Phong lúc bấy giờ. Người ta còn nhớ như in giữa lòng thành phố tạm chiếm Sài Gòn những sự việc diễn ra như một đoạn phim đầy kịch tính có liên quan đến một bài thơ của T.P. Ngày hôm ấy, báo Tiến Thủ lần đầu tiên đăng bài thơ “Một thế kỷ - mấy vần thơ” (trên 100 câu) của một tác giả xa lạ ký tên T.P. Sáng sớm ngày 27.04.1956, khi báo vừa phát hành thì hàng chục cú điện thoại dồn dập gọi tới, tra hỏi hăm dọa, đủ điều. Ngay sau đó, nhân viên của chính quyền đương thời, ồ ạt ập ngay vào tòa soạn tịch thu sạch sành sanh hết báo, một đám bặm trợn được thuê đến hùng hổ bao vây, lục soát, đập phá tòa soạn. Bọn Khuyển Ưng còn đi tìm Chủ nhiệm báo Lê Văn Thử để “làm thịt”. Rất may, ông chủ báo đã nhanh trí kịp chạy lánh nạn vào Tòa Đại sứ Anh gần đó một thời gian. Ngay sau đó, báo Tiến Thủ bị đóng cửa. Bởi lẽ, báo Tiến Thủ của Việt Tha đã đăng bài thơ của Truy Phong một cách trang trọng như thách thức trên trang nhất của tờ báo với cái “tít” màu đỏ au thật hoành tráng, hấp dẫn, choán hết bên trên bề ngang rộng lớn của tờ báo. Hàng chữ “Một thế kỷ - mấy vần thơ” nổi bật hẳn lên với mục đích làm cho độc giả chú ý như một tin thắng lợi lớn lao. 1/3 bài thơ (gần 50 câu) cùng đăng ngay bên phải, dưới cái “tít” đường bệ ấy (chưa từng có tờ báo nào ở Sài Gòn đăng thơ một cách đặc biệt ưu ái như vậy). Dù vậy, sau sự kiện văn hóa báo chí gây nhiều dư luận này, từ tháng 4/1956 đến tháng 4/1975, bài thơ “Một thế kỷ- mấy vần thơ”của Truy Phong vẫn được đăng lại hằng chục lần trên các báo và tạp chí ở Sài Gòn: Mã Thượng, Đuốc Nhà Nam, Thần Chung, Tin Sáng, Dân Chủ Mới, Tiểu thuyết Thư Năm… Tạp chí “Sélection du Reader’s Digest” năm 1957 cũng trích dịch lại một đoạn bài thơ này. Tại miền Nam, các trường Đại học Văn khoa, Đại học Sư phạm, Đại học Luật khoa, Đại học Vạn Hạnh, Đại học Đà Lạt cũng tổ chức giới thiệu bài thơ mang tính thời sự, chính trị đặc biệt này trong những đêm sinh hoạt Thơ Nhạc tại trường. Trên mục Sinh hoạt văn nghệ tạp chí Văn của Trần Phong Giao ra ngày 14/04/1974 có đăng tin trong chương trình Thơ Nhạc chủ đề “Giữ thơm quê mẹ” tại quán cà phê nhạc tại Đà Lạt, cùng với nhạc sĩ Văn Cao (1923-1995), Văn Giảng (1924-2013), Đỗ Nhuận (1922-1991)… các nhà thơ được giới thiệu đến có Quang Dũng (1921-1988), Hoàng Cầm (1922-1010), Truy Phong (1925-2005)…
Từ năm 1953, Truy Phong dạy ở các trương công, tư tại Trà Vinh, Vĩnh Long và vẫn làm thơ đăng trên các báo ở Sài Gòn. Thơ Truy Phong có nội dung tiến bộ, thường mang tính thời sự, lịch sử như bài “Một thế kỷ - mấy vần thơ”, một bài thơ đã làm dậy sóng văn đàn, đăng trên nhật báo Tiến Thủ (Sài Gòn) ngày 27.04.1956 do ký giả Việt Tha (Lê Văn Thử) làm chủ bút. Những người hay đọc báo, quan tâm đến thời sự thuộc thế hệ 60-70 tuổi không bao giờ quên được sự kiện báo chí và dư luận đặc biệt liên quan đến bài thơ ấn tượng của Truy Phong lúc bấy giờ. Người ta còn nhớ như in giữa lòng thành phố tạm chiếm Sài Gòn những sự việc diễn ra như một đoạn phim đầy kịch tính có liên quan đến một bài thơ của T.P. Ngày hôm ấy, báo Tiến Thủ lần đầu tiên đăng bài thơ “Một thế kỷ - mấy vần thơ” (trên 100 câu) của một tác giả xa lạ ký tên T.P. Sáng sớm ngày 27.04.1956, khi báo vừa phát hành thì hàng chục cú điện thoại dồn dập gọi tới, tra hỏi hăm dọa, đủ điều. Ngay sau đó, nhân viên của chính quyền đương thời, ồ ạt ập ngay vào tòa soạn tịch thu sạch sành sanh hết báo, một đám bặm trợn được thuê đến hùng hổ bao vây, lục soát, đập phá tòa soạn. Bọn Khuyển Ưng còn đi tìm Chủ nhiệm báo Lê Văn Thử để “làm thịt”. Rất may, ông chủ báo đã nhanh trí kịp chạy lánh nạn vào Tòa Đại sứ Anh gần đó một thời gian. Ngay sau đó, báo Tiến Thủ bị đóng cửa. Bởi lẽ, báo Tiến Thủ của Việt Tha đã đăng bài thơ của Truy Phong một cách trang trọng như thách thức trên trang nhất của tờ báo với cái “tít” màu đỏ au thật hoành tráng, hấp dẫn, choán hết bên trên bề ngang rộng lớn của tờ báo. Hàng chữ “Một thế kỷ - mấy vần thơ” nổi bật hẳn lên với mục đích làm cho độc giả chú ý như một tin thắng lợi lớn lao. 1/3 bài thơ (gần 50 câu) cùng đăng ngay bên phải, dưới cái “tít” đường bệ ấy (chưa từng có tờ báo nào ở Sài Gòn đăng thơ một cách đặc biệt ưu ái như vậy). Dù vậy, sau sự kiện văn hóa báo chí gây nhiều dư luận này, từ tháng 4/1956 đến tháng 4/1975, bài thơ “Một thế kỷ- mấy vần thơ”của Truy Phong vẫn được đăng lại hằng chục lần trên các báo và tạp chí ở Sài Gòn: Mã Thượng, Đuốc Nhà Nam, Thần Chung, Tin Sáng, Dân Chủ Mới, Tiểu thuyết Thư Năm… Tạp chí “Sélection du Reader’s Digest” năm 1957 cũng trích dịch lại một đoạn bài thơ này. Tại miền Nam, các trường Đại học Văn khoa, Đại học Sư phạm, Đại học Luật khoa, Đại học Vạn Hạnh, Đại học Đà Lạt cũng tổ chức giới thiệu bài thơ mang tính thời sự, chính trị đặc biệt này trong những đêm sinh hoạt Thơ Nhạc tại trường. Trên mục Sinh hoạt văn nghệ tạp chí Văn của Trần Phong Giao ra ngày 14/04/1974 có đăng tin trong chương trình Thơ Nhạc chủ đề “Giữ thơm quê mẹ” tại quán cà phê nhạc tại Đà Lạt, cùng với nhạc sĩ Văn Cao (1923-1995), Văn Giảng (1924-2013), Đỗ Nhuận (1922-1991)… các nhà thơ được giới thiệu đến có Quang Dũng (1921-1988), Hoàng Cầm (1922-1010), Truy Phong (1925-2005)…
Chưa hết, “Một thế kỷ - mấy vần thơ”của Truy Phong còn âm
thầm, len lỏi đi vào các nhà tù từ Sài Gòn đến Côn Đảo. Ông Lê Hồng Tư, một cựu
sinh viên yêu nước thời Mỹ Diệm, một chiến sĩ tử tù về từ “địa ngục trần gian”,
kể lại: “Một người đọc, mười người đọc, rồi hàng trăm, hàng ngàn người đọc.
Không riêng gì sinh viên, học sinh, trí thức mà cả công luận ở Sài Gòn và các
thành thị miền
Nam đều phấn khởi đón nhận bài thơ…Chúng tôi: tất cả anh em, cán bộ, chiến sĩ đều coi bài thơ như một thứ vũ khí đấu tranh sắc bén. Chúng tôi dàn dựng thành một hoạt cảnh thơ rồi kéo nhau ra miền Trung trình diễn…”. Kịch bản văn học “Một thế kỷ - mấy vần thơ” được một cán bộ công vận ở Sài Gòn mang ra tận Côn Đảo trình diễn cho công nhân xem. Nhắc lại việc khai sinh cho bài thơ đã gây nên hiện tượng độc đáo trong văn chương tranh đấu Nam bộ này, ta hãy lắng nghe chính tác giả bài thơ là Truy Phong cặn kẽ trần tình: “Trong nhóm anh em Văn nghệ Kháng chiến Khu 8 thời chín năm chúng tôi, có người đi tập kết như nhà thơ Nguyễn Bính, có người ở lại hoạt động hợp pháp như nhà thơ Kiên Giang, nhà văn Sơn Nam…, riêng tôi về dạy học ở Trà Vinh. Khi viết xong bài “Một thế kỷ- mấy vần thơ”, tôi nhờ em Điệp, một nữ sinh tin cẩn, có cha chạy xe đò Trà Vinh - Sài Gòn, mang bài thơ trao tận tòa soạn báo Tiến Thủ, một tờ báo tiến bộ ở Sài Gòn lúc ấy. Nếu ở Sài Gòn, tôi sẽ ký tên thật hoặc bút danh quen thuộc. Lỡ có sao, anh em mình ở đó đông hơn có thể tiếp tay lo liệu. Nhưng ở tỉnh lẻ Trà Vinh, tác giả có thể bị thủ tiêu một cách lặng lẽ!”. Do vậy, người ta đã hiểu rõ lý do vì sao Truy Phong lại ký tên tắt tác giả bài thơ là T.P. Chúng ta cũng cần nhớ lại thời điểm khai sinh ra bài thơ đã nổ ra chấn động dư luận báo chí và thời sự tại Sài Gòn. Đó là không gian lịch sử chính trị của những năm 1955-1956 tại miền Nam: thời kỳ nhân dân ta đòi thi hành Hiệp thương hai miền Nam Bắc, theo tinh thần Hiệp định Genève 1954.
Nam đều phấn khởi đón nhận bài thơ…Chúng tôi: tất cả anh em, cán bộ, chiến sĩ đều coi bài thơ như một thứ vũ khí đấu tranh sắc bén. Chúng tôi dàn dựng thành một hoạt cảnh thơ rồi kéo nhau ra miền Trung trình diễn…”. Kịch bản văn học “Một thế kỷ - mấy vần thơ” được một cán bộ công vận ở Sài Gòn mang ra tận Côn Đảo trình diễn cho công nhân xem. Nhắc lại việc khai sinh cho bài thơ đã gây nên hiện tượng độc đáo trong văn chương tranh đấu Nam bộ này, ta hãy lắng nghe chính tác giả bài thơ là Truy Phong cặn kẽ trần tình: “Trong nhóm anh em Văn nghệ Kháng chiến Khu 8 thời chín năm chúng tôi, có người đi tập kết như nhà thơ Nguyễn Bính, có người ở lại hoạt động hợp pháp như nhà thơ Kiên Giang, nhà văn Sơn Nam…, riêng tôi về dạy học ở Trà Vinh. Khi viết xong bài “Một thế kỷ- mấy vần thơ”, tôi nhờ em Điệp, một nữ sinh tin cẩn, có cha chạy xe đò Trà Vinh - Sài Gòn, mang bài thơ trao tận tòa soạn báo Tiến Thủ, một tờ báo tiến bộ ở Sài Gòn lúc ấy. Nếu ở Sài Gòn, tôi sẽ ký tên thật hoặc bút danh quen thuộc. Lỡ có sao, anh em mình ở đó đông hơn có thể tiếp tay lo liệu. Nhưng ở tỉnh lẻ Trà Vinh, tác giả có thể bị thủ tiêu một cách lặng lẽ!”. Do vậy, người ta đã hiểu rõ lý do vì sao Truy Phong lại ký tên tắt tác giả bài thơ là T.P. Chúng ta cũng cần nhớ lại thời điểm khai sinh ra bài thơ đã nổ ra chấn động dư luận báo chí và thời sự tại Sài Gòn. Đó là không gian lịch sử chính trị của những năm 1955-1956 tại miền Nam: thời kỳ nhân dân ta đòi thi hành Hiệp thương hai miền Nam Bắc, theo tinh thần Hiệp định Genève 1954.
Trên cơ sở đó, các cán bộ kháng chiến dựa vào thế hợp pháp
chính trị, công khai tuyên truyền, đấu tranh đòi hòa bình, thống nhất đất nước.
Trong vòng hai năm, quân đội viễn chinh Pháp phải rút hết khỏi Đông Dương - Việt
Nam nói riêng. Vào đầu năm 1956, Pháp hoàn tất cuộc rút quân ra khỏi đất nước
ta. Cảm hứng bùng phát trước thời điểm lịch sử nhạy cảm “tiễn chân quân đội
Pháp về nước”, Truy Phong sáng tác bài thơ “Một thế kỷ - mấy vần
thơ”, với tâm thế vừa gián tiếp lên án thế lực ngoại xâm vừa công khai cổ
vũ, đề cao tinh thần yêu nước cao đẹp, truyền thống đuổi giặc giữ nước hào hùng
của dân tộc Việt Nam. Bài thơ mang phong cách một bản trường ca hoành tráng với
những giai điệu bi hùng trong lịch sử thi ca kháng chiến.
Bản trường ca mở đầu bằng hai câu thất ngôn đầy lạc quan, mô
tả cảnh bình minh rạng rỡ chân trời sau chiến thắng Điện Biên lừng lẫy, báo hiệu
sự chấm dứt những đêm dài tối tăm nô lệ gần trăm năm của dân tộc Việt Nam:
“Ánh hồng chói rạng chân trời mới/ Ngọn lửa đao binh tắt lịm rồi”. Như một đạo
diễn sân khấu giàu kinh nghiệm, Truy Phong đã khéo làm tương phản giữa hai tình
huống của người đưa tiễn vốn là nạn nhân ngày nào và kẻ ra đi trước kia mang bộ
mặt của thế lực thực dân thống trị. Thật mỉa mai với cảnh bại trận của những
anh lính viễn chinh Pháp, giờ đây, với cờ rũ và súng xếp, cúi đầu và lặng
thinh bước xuống tàu về nước trong tiếng kèn lệnh tức tưởi, nghẹn ngào, dưới
bóng chiều vàng vọt nơi nghĩa địa u minh: “Chiều nay/ Kèn kêu tức tửi nghẹn lời/ Tiếng ngân xúc động dạ người viễn chinh/ … trên nghĩa địa/ Có một đoàn
tinh binh/ Cờ rũ và súng xếp/ Cúi đầu và lặng thinh/ Nghẹn ngào…” Nhà thơ
làm nổi bật hình ảnh tiều tụy của kẻ bại trận đã từng hùng hổ cướp bóc, chém giết
một cách tàn ác người dân thuộc địa, kéo dài cả trăm năm trên đất nước bị đô hộ:
“Tay gươm, tay súng/ Bước nghinh, bước ngang/ Anh bắn!/ Anh giết!/ Anh
băm! / Anh vằm! ” Cảnh tù đày vô nhân đạo, đàn áp không nương tay: “
Anh đày Bà Rá, Côn Nôn/ Anh đọa Sơn La, Lao Bảo/ Anh đoạt hết cơm, hết áo/
Anh giựt hết bạc hết vàng…”. Tác giả cảm thấy đau xót trước cảnh tàn sát dã
man, rùng rợn do quân giặc ngoại xâm gây ra: “Chặt đầu ông lão treo hàng thịt/ Mổ mật thanh niên/ giữa chiến trường/ Cối quết trẻ thơ văng nát óc/ Phanh
thây sản phụ, đốt thành than.”. Nơi nào trên quê hương có bóng dáng quân xâm lược
là ở đó se diễn ra cảnh nhà tan cửa nát, cây cỏ điêu linh như nhà thơ yêu nước
Nguyễn Đình Chiểu đã nói: “Bến Nghé của tiền tan bọt nước/ Đồng Nai tranh
ngói nhuộm màu mây” (Chạy Tây).
Thể hiện tư tưởng nhân nghĩa của tiền nhân “Việc
nhân nghĩa cốt ở yên dân” (Bình Ngô Đại cáo - Nguyễn Trãi (180-1442), Truy Phong
muốn quên đi những tội ác trời không dung đất không tha của kẻ thù mà bày tỏ
lòng khoan dung: “Trăm năm chuyện cũ/ Thôi mình bỏ qua”. Nhà thơ muốn kẻ thù
xâm lược đừng quên chân lý sáng ngời chính nghĩa của nhân loại: “Cái gì bạo
ngược và phi nghĩa/ Là trái lòng dân, nghịch ý trời/ Sắt thép tinh ròng, binh
tướng dữ/ Không sao thắng được trái tim người”.
Kết thúc bản trường ca hùng tráng, Truy Phong bình tỉnh khẳng
định như một lời tuyên ngôn đanh thép để họ nhớ đến lòng yêu nước bất biến của
nhân dân ta muôn người như một, tinh thần bất khuất, chiến đấu ngoan cường, quyết
tâm sống chết đánh giặc để giữ nước: “Việt Nam nước của tôi/ Già như trẻ/ Gái
như trai/ Chết thì chịu chết/ Không cúi lòn ai/ Tham lam ai muốn vô xâm chiếm/ Thì ‘giặc vào đây, chết ở đây’”. Nhà thơ không những cảnh báo cho thực dân
Pháp mà còn với bất cứ thế lực xâm lược nào có ý đồ muốn lao vào vết xe đỗ như
hiện thực vừa qua.
Bằng sự thiết kế nghệ thuật câu, chữ hợp tình hợp cảnh, bài
“Một thế kỷ - mấy vần thơ” trước hết được coi là một bài thơ mới dài như một
trường ca, có đủ tính cách biền ngẫu ở bài văn tế và tính mộc mạc của
thơ ca dân gian. Câu thơ dài, ngắn tùy lúc, đôi khi có đối vế để diễn tả sát
sao theo từng ý thơ mỗi đoạn, hình thành một tiết tấu giai điệu sinh động thích
nghi, tạo nên một phong cách thơ Truy Phong rất đặc biệt - không nhầm lẫn được
với thi pháp của bất cứ nhà thơ nào khác. Nhà văn Sơn Nam nhận định về
nghệ thuật “Một thế kỷ - mấy vần thơ”của Truy Phong “là một trong những
bài thơ đẹp nhứt của thế kỷ 20 này. Lời thơ hồn nhiên nhưng sâu đậm, giản dị mà
không tầm thường”. Ông Việt Tha, chủ nhiệm báo Tiến Thủ viết: “Theo tôi, thơ
như vậy mới là thơ, thơ của thời đại chúng ta”. Tuần báo văn nghệ Khởi Hành
(Sài Gòn) nhận xét về Truy Phong: Những người trẻ hôm nay không quên ông,
không quên một tác phẩm đáng lưu lại mãi mãi trong lòng người dân Việt”. Thiếu
Sơn (1908-1978), nhà phê bình có tên tuổi trong văn học hiện đại từ thời tiến
chiến, đã chân tình cảm nhận: “Đọc Truy Phong, tôi càng thương dân tộc, một
dân tộc kháng chiến trường kỳ và đã thắng giặc Pháp sau bao gian khổ và hy
sinh…Truy Phong có lòng rộng rãi bao dong, tiêu biểu cho lòng người dân Việt nhẫn
nại trước trăm ngàn đau khổ nhưng vẫn sẵn lòng tha thứ cho kẻ làm khổ mình. Nhất
là khi chúng đã chịu thua mà xuống tàu về nước”. GS. Nhà văn Nguyễn Q. Thắng
coi sự khai sinh bài “Một thế kỷ - mấy vần thơ” của Truy Phong như “một
thi thoại điển hình có một không hai trên thi đàn hiện đại và ghi lại được một
thời điểm lịch sử - Pháp rút quân khỏi Việt Nam - bi hùng của dân tộc. Một áng
văn chương sáng giá của văn học Việt Nam”. - Bài thơ gây chấn động văn đàn tại
Sài Gòn của Truy Phong khiến dư luận Miền Tây nhớ lại chuyện bài thơ Đường luật
“Cây tre” của Phạm Thị Hồng Hạnh xảy ra sau đó hơn một năm (1958).
Bài thơ “Cây Tre” (và “Cái Diệm”) cũng đã làm cho dòng Hậu Giang
một dạo nối sóng. Tác giả bài thơ là một nữ sinh trẻ đẹp ở Tây Đô, học lớp Đệ
Ngũ trường trung học Phan Thanh Giản (có nhà ở bên bờ sông Cái Khế, cạnh chùa
Ba Cô, ngang chợ Mít Nài - An Nghiệp bây giờ). Nội dung chống chế độ Mỹ Diệm của
bài thơ khiến nữ tác giả học trò, giỏi văn chương Phạm Thị Hồng Hạnh bị đuổi khỏi
trường, phải lên học tư ở Sài Gòn *.
Nhận định chung về bài thơ trên, Nhà thơ Kiên Giang cùng thời
với tác giả, đã có lý khi phát biểu (trên nhật báo Tin Sáng): “Ông Truy Phong
là một thi sĩ có chân tài với hồn thơ nồng đậm tình yêu quê hương đất nước…
Truy Phong đã làm chấn động thi đàn năm 1956 với bài Một thế kỷ - mấy vần
thơ. Một thi phẩm mang giá trị vượt thế kỷ”. Tóm lại, có thể nói, sự xuất hiện
của thi phẩm “Một thế kỷ - mấy vần thơ ” của Truy Phong đã tạo
nên một xì-căn-đan đặc biệt trong xã hội thi ca kháng chiến Nam bộ. Bài thơ đậm
tính thời sự, chính trị của nhà thơ chiến sĩ Truy Phong như một tiếng chuông âm
vang mạnh mẽ, cảnh báo cho mọi tham vọng của thế lực ngoại xâm. Thi phẩm tác dụng
như một chiếc lăng kính, phản chiếu tinh thần đánh giặc giữ nước của nhân dân.
Giá trị nhân văn độc đáo của trường ca này là tác giả bài thơ đã bình tỉnh,
khéo léo, mượn lời lẽ dịu mát, lịch sự để nói lời từ giã với những anh lính thực
dân Pháp bại trận xuống tàu về nước, nhằm gián tiếp nhắc lại những tội ác tày
trời của họ. Đồng thời, nhà thơ Truy Phong như thay mặt đồng bào, khẳng định
truyền thống yêu nước, ý chí bảo vệ tổ quốc và quyết tâm đánh bại bất luận kẻ
thù xâm lược nào của dân tộc Việt Nam.
Nguồn: Báo Văn Nghệ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét